Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

16/12

Chính trị
--Tàu Việt Nam gặp nạn ở Biển Đông, 27 người mất tích (Bee)-16/12/2010 19:09:27
- Quan chức hàng hải Trung Quốc cho biết một tàu đánh cá Việt Nam đã gặp nạn trên Biển Đông.
Tân Hoa Xã ngày 16/12 dẫn lời các quan chức hàng hải Trung Quốc cho biết tàu Phú Tân đã gặp nạn và bị đắm ở vùng biển cách thành phố Tam Á 110km về phía Tây.
-Hàng chục tàu, thuyền gặp nạn (16/12/2010)
---Tàu của Việt Nam bị chìm ở Biển Đông, 27 người mất tích (VOA)--Tàu container Phú Tân gặp nạn nghiêm trọng (TT)-Các đội cứu hộ đang tìm kiếm 27 người mất tích sau khi một chiếc tàu của Việt Nam bị chìm ở Biển Đông. Tân Hoa Xã cho hay con tàu mang tên Phú Tân bị lật và chìm do gió lớn ở ngoài khơi, cách thành phố Tam Á thuộc tỉnh đảo Hải Nam 110 hải lý về phía tây.
-27 missing after Vietnamese fishing boat sinks off China DPA

-Việt Nam Trung Quốc nâng cao hợp tác xuất bản (RFA)-Nhà xuất bản chính trị quốc gia Viêt Nam tổ chức buổi hội thảo với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam hôm thứ năm ngày 16/12.
Nhật Bản lại "thót tim" vì máy bay Nga xuất hiện (16/12/2010)
-“Thế giới đủ rộng cho Trung-Ấn cùng phát triển”
(VnMedia) - Thủ tướng Trung Quốc hôm qua đã bắt đầu chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ nhằm củng cố quan hệ song phương. Thông điệp mà ông Ôn Gia Bảo mang theo trong chuyến thăm là: “Thế giới đủ rộng cho hai cường quốc Châu Á cùng nhau phát triển”.
(16/12/2010 8:30')-India, China agree 100-billion-dollar trade target (Roundup) DPA
-Ảnh mật đặc công Triều Tiên ám sát TT Hàn năm 1968(Bee)-Các đặc công Triều Tiên chia thành các nhóm nhỏ 2-3 người nên có thể dễ dàng vượt qua các trạm kiểm soát an ninh của Hàn Quốc. -Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng (VOV)-Chiều 15/12, Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận với sự tham gia của hàng chục chiến đấu cơ trên khắp lãnh thổ nước này. Điều này khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng bất chấp sự nỗ lực của các bên.
-Cambodia orders closure of refugee centre for Vietnamese DPA -'We see there's no problem at all in Vietnam because Vietnam is a peaceful country,' Koy Kuong said. 'No rebellion, no turmoil, no civil war.' 'Montagnards continue to face arrest and imprisonment in Vietnam, primarily for belonging to independent Christian house churches that the government alleges are using religion to forward a political agenda,' Human Rights Watch said in a statement Wednesday.
-Vì sao ông chủ Facebook chứ không phải Wikileaks là Nhân vật của năm 2010 (Đất Việt)- Facebook là mạng kết nối gần 600 triệu người, mang tính xây dựng...trong khi Wikileaks gây bất bình ở nhiều nước, nhất là Mỹ, "quê nhà" của tạp chí TIME. (hóa ra TIME thay đổi ???)
- Thư ngỏ gửi bạn đọc và nhà báo Huy Đức – phần cuối
Dương Thu Hương - viết riêng cho DCVOnline
Phần cuối bài viết sau cùng của nhà văn Dương Thu Hương về vấn đề dân chủ cho Việt Nam, bà cũng gửi lời chào từ biệt vì sẽ không trở lại viết về đề tài này nữa.
- Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng Bí thư?
-‘Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đã được quyết định’ (VOA)-
Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quyết định về một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam trong cuộc họp trong tuần này để chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp diễn ra.

Bản tin hôm thứ Năm của Dow Jones cho hay Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ giữ thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Cũng theo nguồn tin mà Dow Jones nhận được thì ông Nguyễn Phú Trọng, hiện là chủ tịch Quốc hội Việt Nam, cũng đã được ủy ban tiến cử để kế nhiệm chức vụ quan trọng nhất trong đảng, là chức tổng bí thư Đảng.

Ông Trương Tấn Sang được tiến cử kế nhiệm vị trí chủ tịch nước thay ông Nguyễn Minh Triết.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng Giêng năm tới.

Tại các kỳ Đại hội Đảng ở Việt Nam không chỉ có các vị trí chính trị chủ chốt được xác định mà các ưu tiên kinh tế chính trong giai đoạn 5 năm tới cũng sẽ được đề ra.
-VIỆT NAM: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục thêm một nhiệm kỳ? (RFI)-Hôm nay (16/12), hãng tin Dow Jones Newswires trích dẫn một nguồn tin thông thạo về diễn tiến hội nghị Ban chấp hành Trung ương 14 Đảng Cộng Sản Việt Nam cho biết là hội nghị đã đồng ý để cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.
-Tranh luận về 'dân chủ trong Đảng'
- Cảnh sát ‘tham nhũng’ nhất tại Việt Nam
-Phải chăng là chiêu bài? Đông A -

Vietnamnet đưa tin cải chính và cáo lỗi về chuyện đăng thông tin kết quả khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu năm 2010 của Tổ chức Hướng tới Minh bạch. Tôi thấy chuyện này hơi lạ và kỳ khôi. Bởi vì thông tin mà Vietnamnet đăng đâu có gì sai mà phải cải chính và cáo lỗi. Vietnamnet chỉ chuyển tải thông tin từ kết quả điều tra của Tổ chức Hướng tới Minh bạch tới người đọc. Tổ chức Hướng tới Minh bạch đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, nghiên cứu điều tra của họ được nhà nước cho phép, vậy thì tại sao Vietnamnet phải cải chính và cáo lỗi? Vietnamnet chỉ phải cải chính và cáo lỗi nếu họ đưa tin sai, không đúng với thông tin mà Tổ chức Hướng tới Minh bạch công bố.

Khi Vietnamnet đăng bài lên rồi rút bài xuống, tôi đã nghĩ tới chiêu thức quen thuộc nhằm thu hút người đọc, bởi vì một số báo khác vẫn đăng tin về kết quả khảo sát này, ví dụ như Tuổi trẻ, SGTT, thậm chí trang Bee còn đăng lại bài phỏng vấn Thiếu tướng Công an Vũ Hùng Vương về vấn đề này. Tôi không rõ các tờ báo này có hay sẽ đăng tin cải chính và cáo lỗi như Vietnamnet không? Nếu các tờ báo này không đăng tin cải chính và cáo lỗi thì phải hiểu hành động của Vietnamnet như thế nào? Liệu đây có phải chính là chiêu bài để thu hút độc giả và tố "khổ" với công luận về một chính quyền bưng bít thông tin, đồng thời tạo thế "kim thiền thoát xác"?    

Ở khía cạnh khác, phải thấy rằng khảo sát này được công ty tư vấn của Pháp, đại diện cho hãng Gallup tiến hành. Với uy tín của Gallup có thể tin vào được kết quả khảo sát. Với sample là 1000 người, trải trên 5 thành phố khác nhau từ Bắc đến Nam, tôi thấy đây là một sample không tồi. Tôi không rõ lựa chọn người phỏng vấn có hoàn toàn ngẫu nhiên, và hoàn toàn ngẫu nhiên về nghề nghiệp, tuổi tác không. Tuy không rõ chi tiết về khảo sát, cá nhân tôi thấy có thẻ coi kết quả khảo sát là khả dĩ tin được. Thực ra nếu Chính phủ không tin, Chính phủ có thể tiến hành một cuộc khảo sát tương tự và công bố kết quả để đối chiếu. Đó là cách thức tốt nhất. Nếu một sample đủ lớn và được lựa chọn ngẫu nhiên thì kết quả khảo sát là đáng tin cậy.


Kinh tế
-Giải thể 11 trường dạy nghề Vinashin (Bee)-Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự đã chỉ đạo giải thể các trường nghề.
-FDI vào Việt Nam năm 2010: Những thay đổi lớnVnEconomy -
Đó là tiến trình giải ngân tiếp tục hưng phấn trong khi đăng ký giảm mạnh; lĩnh vực lưu trú, ăn uống và bất động sản lùi bước, nhường chỗ cho chế biến - chế tạo; và Hà Lan trở thành nhà đầu tư đăng ký vốn... lớn nhất, thế chỗ cho các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

-Beijing consensus (giangle)
Một người bạn gửi cho tôi transcript buổi nói chuyện của Jing Huang, giáo sư Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu về mô hình kinh tế TQ và các thách thức TQ phải đối mặt. Buổi nói chuyện này do Bộ Ngoại giao VN và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức ngày 22/10 vừa qua, không rõ thành phần tham dự có những ai. Mấy ngày qua bản transcript này có vẻ được lưu truyền khá rộng trong giới trí thức VN, chẳng hiểu vô tình hay cố ý. Ấn tượng của tôi khi đọc bài nói chuyện này là ... nó kém các bài viết của TS Vũ Minh Khương (cũng là GS trường Lý Quang Diệu). Riêng phần kinh tế, các lập luận/phân tích của GS Huang khá hời hợt, thậm chí sai trọng tâm và nhầm lẫn. Tôi không dám bình luận về phần chính trị, ngoại giao, quân sự của bài nói chuyện, nhưng thấy nhiều điểm trong đó không mới và không sâu như nhiều chuyên gia khác đã đề cập đến (vd The Economist cách đây 2 tuần có một chuyên đề về sự trỗi dậy của TQ và quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai). Công bằng mà nói tôi thấy phần hỏi-đáp cuối buổi nói chuyện thẳng thắn và bổ ích hơn, tiếc là số câu hỏi và chủ đề được hỏi không nhiều và không hóc búa. Dưới đây tôi sẽ phân tích một số vấn đề kinh tế mà GS Huang nêu ra trong buổi nói chuyện.
Theo GS Huang, thành công kinh tế của TQ trong 3 thập kỷ vừa qua có 3 nguyên nhân chính: (i) ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung quốc; (ii) cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của TQ; (iii) môi trường bên ngoài hòa bình thịnh vượng. Từ những lập luận này, GS Huang cho rằng mô hình phát triển của TQ là "Đồng thuận Bắc kinh" (Beijing Consensus), đặt trọng tâm vào lợi ích cộng đồng chứ không phải lợi ích cá nhân như Washington Consensus. Tuy nhiên GS Huang cho rằng về lâu dài Beijing Consensus sẽ hội tụ vào Washington Consensus, một kết luận không ăn nhập lắm so với những gì ông nói trước đó nhưng lại phù hợp với quan điểm của ông về tương lai dân chủ ở TQ trong phần hỏi-đáp.
Trong nguyên nhân thứ nhất, GS Huang nhất mạnh vào 2 điểm "ổn định chính trị" và "lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung quốc". Theo tôi cả 2 vấn đề này đều sai, hoặc nhẹ hơn là không đúng trọng tâm. Ổn định chính trị không phải là yếu tố quyết định cho phát triển kinh tế ở TQ hay bất kỳ quốc gia nào khác. Hãy nhìn sang Thailand, Philippines, Indonesia, hay thậm chí những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc. Ở những quốc gia này "khủng hoảng chính trị" không phải là điều hiếm thấy nhưng kinh tế vẫn phát triển. Ngược lại ai dám nói dân Bắc Triều tiên đang chết đói vì ở đó không có "ổn định chính trị"? Tôi nghĩ GS Huang, hoặc vô tình hoặc cố ý, đánh đồng "ổn định chính trị" với "ổn định xã hội", cái sau mới là yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế.
Ổn định xã hội có thể đạt được bằng một thể chế chính trị "bàn tay sắt" như Chile, Korea, Singapore trước đây hay TQ hiện tại, bóp nghẹt mọi chống đối chính trị để nó không gây ra bất ổn xã hội. Tuy nhiên nó không phải là cách duy nhất, nhiều nước lựa chọn cách xây dựng những thể chế chính trị/xã hội tolerable với các bất đồng chính trị, ngăn không để các bất đồng này biến thành bạo động hoặc nội chiến, đảm bảo các cuộc chuyển giao quyền lực diễn ra trật tự. Tất nhiên cách thứ hai khó hơn và mất thời gian hơn, tuy nhiên nó bền vững hơn và không phụ thuộc vào một nhân vật lịch sử cụ thể như Pinoche hay Lý Quang Diệu. Ngay bản thân GS Huang cũng thừa nhận dù TQ có ổn định chính trị, đất nước này có nguy cơ đối mặt với một số bất ổn xã hội và điều này sẽ ảnh hưởng đến phát triển của TQ trong tương lai. Giải pháp căn cơ cho vấn đề này cuối cùng vẫn phải là quay về cách thứ hai, nghĩa là xây dựng một thể chế dân chủ, TQ đã chấp nhận điều này và câu hỏi bây giờ không phải là if nữa mà là when.
Trong phần hỏi-đáp có một câu hỏi liên quan đến chủ nghĩa dân tộc. GS Huang nói đúng là chủ nghĩa/tinh thần dân tộc ở châu Á bắt nguồn từ sự nhục nhã, thất bại và tâm lý muốn phục thù trước phương Tây. Không dấu diếm, GS Huang chỉ ra việc Đảng Cộng sản Trung quốc đang phải dùng chủ nghĩa dân tộc để "củng cố tính hợp pháp chính trị của mình". Nếu vậy yếu tố "dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ" xem ra không hẳn cần thiết cho "ổn định chính trị". Bất kỳ một đảng phái nào nếu có tính hợp pháp (theo nghĩa có tinh thần dân tộc), đều xứng đáng và có thể đứng ra đảm đương trách nhiệm cầm lái được. Cứ cho là hoàn cảnh lịch sử đặt ĐCSTQ vào vai trò lãnh đạo, câu nói của GS Huang đúng ra phải là "ổn định xã hội dưới sự đồng thuận về tinh thần dân tộc". Tinh thần dân tộc, chứ không phải bất kỳ thứ chủ nghĩa nào khác, là chất keo gắn kết xã hội TQ đồng lòng phát triển kinh tế.
Yếu tố thứ hai cho sự thành công của TQ theo GS Huang, cơ chế kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa, là một khái niệm khá "dũng cảm". Chưa cần viện dẫn các bằng chứng/lập luận từ các nguồn khác, chỉ nhìn vào những gì GS Huang nêu ra về các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, ngành dịch vụ..., cũng có thể thấy vai trò của cái mà ông gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" khá mờ nhạt. Theo GS Huang, "định hưỡng xã hội chủ nghĩa" đồng nghĩa với nhà nước giữ lại các ngành kinh tế then chốt, các commanding heights theo cách gọi của Lenin. Từ đó nhà nước có thể "can thiệp" vào tiến trình phát triển kinh tế để lèo lái nó theo một con đường tối ưu, trong hoàn cảnh của TQ là đảm bảo tăng trưởng 2 chữ số.
Tôi không phải chuyên gia chính trị nhưng tôi hiểu tính từ "socialist" không phải là "nhiều can thiệp nhà nước", đó chỉ là một hệ quả phụ. Một hệ thống chính trị/xã hội có tính socialist là một hệ thống hướng đến phúc lợi và sự bình đẳng của mọi người dân thông qua vai trò của nhà nước, trái với một hệ thống free market chấp nhận sự bất bình đẳng xã hội. Xét trên quan điểm này hệ thống kinh tế TQ trong những năm vừa qua thiên về phía free market hơn là socialist. Hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh của TQ đều được cổ phần hóa hoặc chuyển đổi theo hướng thị trường, cắt bỏ hầu hết các phúc lợi xã hội cho nhân viên. Chênh lệch thu nhập trong xã hội ngày càng lớn trong khi các cơ chế bảo hiểm xã hội hầu như chưa có. Cựu thủ tướng Chu Dung Cơ là một lãnh đạo bị "căm hận nhiều nhất [sic]" bởi vì ông đã phá bỏ nhiều yếu tố socialist trong nền kinh tế TQ.
Nhưng chính việc chuyển dịch dần sang phía free market đã tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ của TQ. Nếu cứ coi can thiệp nhà nước là "đinh hướng xã hội chủ nghĩa" như GS Huang nói, can thiệp quan trọng nhất trong hơn 30 năm đổi mới của TQ là để các doanh nghiệp quốc doanh vận hành theo cơ chế thị trường. Ngay cả trong ví dụ chính phủ TQ cho các ngân hàng quốc doanh "bán nợ xấu" cho Morgan Stanley, Goldman Sachs mà GS Huang nhắc đến, bản chất vấn đề là write off bad assets, một biện pháp cực kỳ pro-market mà ngay cả các nước "tư bản đầu sỏ" cũng rất ngại khi phải áp dụng. GS Huang hoàn toàn không đưa ra một ví dụ nào về việc chính phủ can thiệp vào các commanding heights để thúc đẩy tăng trưởng. Xét về mặt này, VN với những can thiệp chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở những ngành mũi nhọn như đóng tàu trước đây hay khai khoáng hiện nay còn có "đinh hướng xã hội chủ nghĩa" hơn TQ nhiều (tất nhiên trên quan điểm của GS Huang coi định hướng xã hội chủ nghĩa tương đương với can thiệp nhà nước).
GS Huang có nhắc đến các cố gắng kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, nhưng ông khá "ngắc ngứ" khi bị hỏi về dự trữ ngoại hối. Một lần nữa những điều ông đề cập đến chẳng ăn nhập gì với khái niệm "định hướng xã hội chủ nghĩa" theo cả cách hiểu của ông lẫn cách của tôi. Ổn định vĩ mô luôn là mục tiêu của mọi nền kinh tế dù theo định hướng nào đi nữa. Yếu tố cuối cùng liên quan đến thành công của TQ là môi trường bên ngoài hòa bình thịnh vượng. GS Huang không nói gì thêm về điều này trong bài phát biểu, có lẽ vì ông cho rằng không quan trọng và quá obvious. Nếu tôi được đặt câu hỏi cho ông về vấn đề này, tôi sẽ hỏi sự sụp đổ của khối XHCN ở Đông Âu và chiến tranh lạnh chấm dứt có ảnh hưởng thế nào đến TQ và đường lối phát triển của TQ. Cá nhân tôi cho rằng nếu chiến tranh lạnh không chấm dứt, TQ vẫn phát triển vì xã hội/nền kinh tế của nó đã đến tipping point. Điều kiện bên ngoài có tác dụng hỗ trợ nhưng không phải quyết định (khác với VN). Tôi cũng sẽ hỏi tại sao ông không đả động đến vấn đề demography như là một thách thức lớn của TQ trong 20-30 năm nữa. Ông có quá chủ quan khi không nghĩ rằng các lãnh đạo hiện tại của TQ đang rời bỏ dần chiến lược peaceful rise của Đặng Tiểu Bình, phải chăng đấy là backlash của nationalism mà chính ĐSCTQ đang đề cao. Còn nhiều câu hỏi nữa mà tôi nghĩ người VN ai cũng muốn làm rõ.
Khái niệm Beijing Consensus được Joshua Cooper Ramo, cựu biên tập của tạp chí Time, đưa ra từ năm 2004. Khái niệm này không phổ biến lắm và ít khi được giới học giả nhắc đến. Ý tưởng của Ramo là một quốc gia (đang phát triển) thay vì chạy theo free market như Washington Consensus kêu gọi thì có thể học tập TQ ở 3 điểm sau: (i) sẵn sàng thay đổi và chấp nhận "dò đá qua sông" (lời khuyên của Đặng Tiểu Bình); (ii) hướng đến tăng trưởng bền vững với một xã hội công bằng (ít nhất theo nghĩa phân bổ thu nhập); (iii) tự chủ về mặt chính trị. Bạn có thể thấy Beijing Consensus của Ramo khác hoàn toàn với khái niệm mà GS Huang đưa ra trong bài nói chuyện ở VN. Tôi nghĩ không phải ông không biết mà có thể ông đã được đặt hàng trước về "định hướng xã hội chủ nghĩa".
Note 1: Tôi không được phép "phát tán" bản transcript, bởi vậy bạn nào cần đọc chịu khó search trên mạng, tôi nghĩ không quá khó có thể tìm được một wikileaks nào đó.

Note 2: Tôi disable phần comment trong entry này để có thời gian tập trung viết tiếp M&B :-)


Giáo dục - Xã hội
- HÒA BÌNH &TẾTVƯƠNG-TRÍ-NHÀN
HÀ NỘI THÁNG GIÊNG THÁNG HAI 73
-Phát hiện lư hương “Ngũ Long” cổ quý hiếm (16/12/2010)Dòng họ Phan Đại tôn tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh hiện lưu giữ chiếc lư hương “Ngũ long” cổ độc đáo và cực kỳ quý hiếm.
-TRƯỜNG CÓ HỌC BỔNG BẬC ĐẠI HỌC CHO DU SINH Ở UNITED KINGDOM (1) BS Hồ Hải
-Đánh mìn lấp cửa “hang vàng” Ngân Sơn, Bắc Kạn (VOV)-Ngày 24/12, sẽ lấp cửa "hang vàng” tại khu vực giáp ranh Bó Duống (Lãng Ngâm) - Nặm Nầu (Hương Nê), thuộc huyện Ngân Sơn.
-Cùng với đó, Hội phải tiếp tục làm tốt vai trò tư vấn, phản biện trong những vấn đề liên quan đến lịch sử, phải tiếp cận sự thật lịch sử, có định hướng dư luận để mỗi người dân có thể nhận thức rõ hơn từng vấn đề được nêu ra, bởi khoa học lịch sử là phải chính xác, trung thực.
-Hàn Quốc quay phim mua mật gấu tại Việt Nam (16/12)
- Căng thẳng việc chia tiền đền bù của Vedan Thanh Niên
Trả lời phỏng vấn của PV Thanh Niên Online, luật sư Nguyễn Văn Hậu, đại diện theo ủy quyền của người dân tại huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết: Đến nay, UBND, Hội Nông dân huyện Cần Giờ đang rà soát lại lần cuối danh sách các hộ dân được nhận tiền, ... Hôm nay 16.12, ngày đầu tiên chia tiền cho người dân bị ảnh hưởng trong vụ Vedan "đầu độc" sông Thị Vải, tại xã Mỹ Xuân (H.Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) chỉ có 14/418 hộ nhận được tiền đền bù.
Vedan bắt đầu chi trả tiền bồi thườngĐài Tiếng Nói Việt Nam-Liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường của công ty Vedan – Việt Nam, ngày 16/12, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt đầu tiến hành chi trả đợt 1.
Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu chi trả tiền đền bù của VedanTuổi Trẻ (16/12)
Hậu Vedan: "Nắn" danh sách đền bù!Nông Nghiệp


-Phá thai nội khoa “chui”!(TNO) -
Nhiều phòng khám tư nhân ở Hà Nội đang tiến hành phương pháp phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc) dù không đủ điều kiện…

-------


Chính trị
- Sân bay Cam Ranh đón chuyến bay đầu tiên từ Nga(VOV) - Đây là chuyến bay thương mại đầu tiên từ vùng Viễn Đông, nước Nga đến sân bay Cam Ranh. Theo kế hoạch, ngày 16/12 sẽ có một chuyến bay khác của Hãng Hàng không Vladivostok Air, xuất phát từ thành phố Khabarovsk của Nga sẽ hạ cánh tại Sân bay ...
Mở đường bay từ Nga đến Cam RanhTuổi Trẻ
Vladivostok Air mở đường bay quốc tế đến Cam RanhTuổi Trẻ
-Thủy thủ Nga tuyệt thực vì gần 2 năm chưa được trả lương (RFA)-Thêm các thủy thủ Nga của tàu Belize tham gia vào cuộc tuyệt thực của tàu đánh cá ngừ Phú Hải 1 hiện đang đỗ tại cảng Vũng Tàu để đòi chủ tàu phải trả nợ lương gần 2 năm qua.
Vai trò các tác nhân trong tranh cãi Biển Đông là gì? (TVN)
Bên ngoài trò chơi hai tầng nấc? Vai trò của các tác nhân quốc gia, xuyên quốc gia và tác nhân dưới tầm quốc gia (subnational) trong các tranh cãi biển đảo ở Biển Đông là gì? Trong Domestic politics, International Bargaining and China Territorial Disputes, NB RoutledgeCurzon, tác giả Chien-peng Chung đã đưa ra những ý kiến cho cách giải quyết các tranh chấp Biển Đông.
Mỹ thất bại trong vụ thử đánh chặn tên lửa mới nhấtbee Như vậy, đây là lần thất bật thứ hai liên tiếp sau vụ thử nghiệm hồi tháng 1/2010.
- Hãng tin Reuters ngày 16/12 đưa tin Mỹ vừa thất bại trong vụ thử đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa mới nhất diễn ra trên lãnh thổ nước này.
-Ông Lý Quang Diệu: ASEAN lẽ ra không nên nhận VN, Campuchia, Lào (VOA 15-12-10)
Trung Xô luận chiến công khai (VHNA 15-12-10) -- Dương Danh Dy lược dịch
Trung Quốc: Coping with a Conflicted China (Washington Quarterly 1/11) -- Bài quan trọng của David Shambaugh
Trung Quốc The Emergent Security Threats Reshaping China’s Rise (Washington Quarterly 1/11) -- Bài Ely Ratner
Mỹ và Trung Quốc đứng đâu trong thế kỷ 21? bvnpost
-Bắc Triều Tiên chuẩn bị một vụ thử bom hạt nhân mới ?(RFI)-Ngày 15/12/2010, nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo tiết lộ : Bắc Triều Tiên có khả năng đang chuẩn bị các điều kiện cho vụ thử bom hạt nguyên tử lần thứ ba vào mùa xuân năm tới. Thông tin này do cơ quan tình báo Seoul cung cấp.-South Korea holds biggest civil defence drills after bombardment DPA
Chính trị: Bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ kẻ chống đối? (QĐND 14-12-10) -- Báo QĐND "gây sự" với đài RFA về ông Vũ Quốc Dụng. nhân vật mang danh Tổng thư ký cái gọi là "Hiệp hội Nhân quyền quốc tế" ở Đức. cái điều khoản mà ông Dụng cho là mâu thuẫn với công ước ấy vẫn không gì khác ngoài Điều 88 về tội “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN”. Theo ông Dụng, việc Việt Nam bắt giữ, xét xử những nhân vật mà theo ông ta là “bày tỏ chính kiến một cách hòa bình” là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công ước… và cần phải xóa bỏ điều này.
Lý lẽ của ông Vũ Quốc Dụng, thực chất là dựa trên luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” của phương Tây. Những gì mà ông nói, đâu phải là vì nhân quyền cho Việt Nam. Đó chỉ là cách để ông lên tiếng bảo vệ những kẻ đã và đang âm mưu lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Phùng Kim Lân
-Mạo danh thư lãnh đạo để gây nhiễu loạn thông tin (TTXVN/Hà Nội Mới)

Ông Đồng Sỹ Nguyên đã viết thư lên án kẻ mạo danh mình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Một điều dễ hiểu, trước các sự kiện lớn của đất nước, các thế lực cơ hội, phản động, thù địch thường đẩy mạnh hoạt động chống phá ta.

Mạng Internet, các trang thông tin điện tử, các blog cá nhân... nhất là các trang web có địa chỉ bên ngoài đưa thông tin thiếu thiện chí, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta, đất nước ta; chia rẽ Đảng và nhân dân; chia rẽ nội bộ Đảng, giữa người đương chức và người đã nghỉ hưu; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những luận điệu kiểu đó, phần lớn bị mọi người sớm nhận ra, phê phán, tẩy chay.

Vậy là những "trò" mới ra đời, hiểm độc, tinh vi hơn.

Gần đây, trên một số trang thông tin điện tử (có địa chỉ từ bên ngoài) và một số tài liệu được sao chụp, được chuyền tay nhau theo kiểu rỉ tai, mách nhỏ, đăng "thư của đồng chí A," "thư của đồng chí B" là cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu gửi cho các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Nội dung "thư" chủ yếu nhận xét, đánh giá tình hình đất nước, chuyện "thâm cung bí sử" ở nơi cao nhất (thường là bằng góc nhìn bi quan, tiêu cực); chuyện "kín" của đồng chí nọ, đồng chí kia...

Ngày 2/12/2010, trên một số trang điện tử, "Tâm thư của Tướng Đồng Sỹ Nguyên gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng..." được đăng tải. Phần đầu của "bức thư," tác giả cảnh báo "Âm mưu Diễn biến hòa bình" mà các thế lực thù địch đang ra sức áp dụng để "chống phá ta" (đây quả là những lời tâm huyết cháy bỏng, không tin sao được ?!). Tiếp đó, tác giả lớn tiếng phê phán đồng chí này, đồng chí kia, chỉ trích đại biểu Quốc hội, nói xấu nước láng giềng của Việt Nam, kêu gọi "các đồng chí đảng viên chân chính" hãy làm thế này, thế kia..."

Phải mấy ngày sau, qua con cháu, bạn bè, ông Đồng Sỹ Nguyên mới biết rằng mình bị "mượn" tên để phục vụ cho một bài viết mà đọc lên, ông hay bất kỳ ai cũng phải nổi giận.

Ngày 10/12/2010, ông Đồng Sỹ Nguyên có thư gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư... lên án kẻ mạo danh ông với thái độ thẳng thắn và gay gắt.

Lại thêm một bài học về mặt trái của Internet, đúng hơn, bộ mặt tráo trở, xảo quyệt của một số kẻ xấu lợi dụng Internet vì mục đích xấu xa./.
- Báo Cambodia lên tiếng: Ðóng cửa trại tị nạn vì áp lực của thủ tướng CSVN Nguoi-Viet Online Nhà cầm quyền Cambodia đóng cửa trại tị nạn ở nước này vì áp lực của thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, báo Phnom Penh Post dẫn lời một tổ chức nhân quyền tố cáo như vậy, hôm Thứ Ba.

-YouTube "nhờ" người sử dụng tố video nhạy cảm (TVN) -Có cảnh khỏa thân, quan hệ tình dục, hành hạ động vật - tất cả đều là những lý do mà người sử dụng YouTube có thể đưa ra để yêu cầu loại bỏ một video khỏi website này. Ngoài ra còn thêm một mục nữa: có nội dung kích động khủng bố.
- - Nhớ thời bao cấp (Quê Choa blog) Năm 1988, Đảng phát động công cuộc Đổi mới, anh em họp chi bộ phê phán cơ chế bao cấp rất hăng, anh T. vẫn ngồi yên không nói gì. Đến khi anh em tranh nhau phê phán hăng quá, anh dơ tay, nói tui có ý kiến. Anh đứng dậy mếu máo, nói các đồng chí nói chi thì nói, không được nói xấu chế độ. Nói xong anh đứng khóc oà như trẻ nhỏ. He he
-WikiLeaks : Singapore từng lưu ý Mỹ về ảnh hưởng của Trung Quốc trên Miến Điện và ASEAN (RFI)-
‘Ngu ngốc’ và ‘đần độn’ : đây là hai từ ngữ đã được ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore sử dụng để đánh giá tập đoàn quân sự Miến Điện trong một cuộc tiếp xúc với một nhà ngoại giao Mỹ cao cấp. Bên cạnh đó, người hiện là cố vấn bộ trưởng cho chính phủ Singapore còn nhắc nhở Hoa Kỳ về ảnh hưởng rất mạnh của Trung Quốc đối với Miến Điện và một số quốc gia ASEAN.- - WikiLeaks : Singapore đả kích Miến Điện và lưu ý Mỹ về Trung Quốc (RFI)-U.S. seeks to build WikiLeaks conspiracy case: reportWASHINGTON (Reuters) - Federal prosecutors are looking for any evidence WikiLeaks founder Julian Assange conspired with a former U.S. Army intelligence analyst suspected of leaking classified government documents, The New York Times reported on Wednesday.-UK judge to rule on bail for WikiLeaks's AssangeLONDON (Reuters) - A British judge will rule on Thursday whether WikiLeaks founder Julian Assange, who has angered Washington by publishing secret diplomatic cables, may be freed on bail over alleged sex crimes in Sweden.-Fidel Castro: 'Wikileaks làm Mỹ quỵ gối' (Đất Việt)-Ông chủ của trang mạng Wikileaks buộc Chính phủ Mỹ phải quỵ gối, cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro khẳng định.
Tổ tiên người Mỹ là người Trung Quốc? (sao không phải là VN)
Việc phát hiện hài cốt của những người cổ sống ở Mehico đã gây mối nghi ngờ học thuyết cố điển về sự định cư của những người di dân sang châu Mỹ.
-Campuchia hoãn đóng cửa trại tị nạn người Thượng (RFA)-Kế hoạch Chính phủ hoàng gia Campuchia đóng cửa trại tị nạn người Thượng Tây nguyên của văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại Thủ đô Phnom Pênh sẽ được hoãn lại 3 tháng sau cuộc thảo luận giữa Chính phủ và tổ chức trên.
Lại một bài đã bị rút xuống: Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng (VNN 14-12-10)  -- Chẳng lẽ công việc mỗi ngày của viet-studies chỉ là đi tìm những bài đã bị rút xuống để đăng lại sao hở trời?
-Ở ta làm gì còn bọn tham nhũngTamnhin -Ở ta làm gì còn... bọn tham nhũng! (TVN) -"Nước Nam ta hiện làm gì còn bọn THAM NHŨNG"! - Tôi dám lớn tiếng nói thế là bởi có căn cứ hẳn hoi, rất đáng tin cậy nữa cơ đấy!
-Lãnh đạo Bộ CA: Không có chuyện gia tăng tham nhũng (Bee)-
Có vẻ như những ấn tượng không hay về một số trường hợp cảnh sát vòi vĩnh đã làm cho những đánh giá không khách quan và thiếu chính xác
- Vietnam-China Joint Statement (2001, tư liệu cho bauxite)


Kinh tế
-Moody’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu Việt Nam (VnEx 15-12-10) -- Moody's Lowers Vietnam's Rating (WSJ 15-12-10)- -Moody’s downgrades Vietnam sovereign debt (Financial Times)-Agency warns shortcomings in economic policy are leading to a heightened risk of a balance of payments crisis, as it changes the debt assessment to ‘speculative and subject to high credit risk’
Moody’s hạ điểm công trái của Việt Nam (RFI) từ Ba3 xuống B1, do có những rủi ro liên quan đến cán cân thanh toán, lạm phát phi mã và những khoản nợ khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước Vinashin.
Vinashin đang gượng dậy từ đống tro tàn (VEF)  Phạm Huyền
Vietnam Battles Dark Side of Boom (WSJ 15-12-10) -- Mặt trái của "boom"
- Ông Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đầu tư nước ngoài: Chấm dứt thu hút đầu tư bằng mọi giá (Tuổi Trẻ) phải vậy thôi!
Vàng vào túi ai? (TVN) Trăn trở trước câu hỏi: “Ngồi trên núi vàng, sao Việt Nam vẫn nghèo”, bạn đọc Tuần Việt Nam đã gửi hàng trăm ý kiến trao đổi, tìm cách lí giải và tìm lời giải cho bài toán phát triển Việt Nam. ”Nghe đâu có một số thổ dân bản xứ ở châu Mỹ xưa sống trên những mỏ kim cương lộ thiên, trẻ nhỏ nhặt hạt kim cương chơi trò đánh bi, mà họ không biết rằng mình giàu – vì họ không biết giá trị của kim cương”.
Nhật trúng thầu xây dựng nhà máy lọc dầu lớn nhất VN (Hà Nội Mới) Theo nhật báo Nikkei, một liên danh gồm năm nhà thầu do Tập đoàn JGC của Nhật Bản đứng đầu vừa đánh bại một liên danh khác do tập đoàn cơ khí Saipem S.p.A. của Italy đứng đầu, để giành quyền thương lượng hợp đồng xây dựng nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam.
TP HCM "nghèo" hơn Hà Nội (VNN 15-12-10)-Người Hà Nội thu nhập thấp hơn người TP.HCM (Bee)-Khảo sát cho thấy, dân thường trú thường có thu nhập và chi tiêu cao hơn dân di cư 16%.
Câu chuyện cá tra, một góc nhìn khác (SGTT 15-12-10)-Vietnam catfish back on menu after WWF U-turn (FT 14-12-10)- WWF sẽ giúp xây dựng bộ tiêu chí toàn cầu cho cá tra Việt Nam (RFI)
-“Phá sản” chương trình tiết kiệm điện(Toquoc)-4.039 triệu KWh được tiết kiệm, đạt 1,4% tổng điện thương phẩm (so với mục tiêu đề ra từ 3-5%), về cơ bản chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 “phá sản”. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 diễn ra sáng 15/12 nêu rõ.
Việt Nam có thể sở hữu trường đua F1 trị giá 150 triệu USD vnexpress- Đây sẽ là trường đua “đắt đỏ” nhất được xây dựng tại Đông Nam Á nếu đề án của chuyên gia phát triển các dự án F1 - Hans Geist được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

Giáo dục - Xã hội
-Cổ vật triều Nguyễn ở Huế có nguy cơ bị mất sạch Sài Gòn tiếp thị Online
SGTT.VN - Gần đây, nhiều vụ trộm cổ vật liên tiếp xảy ra tại các điểm di tích và các ngôi cổ tự làm đau đầu các nhà quản lý quần thể di tích cố đô Huế. Do kẻ trộm lộng hành, các cổ vật của triều Nguyễn ở Huế đang có nguy cơ bị mất sạch.
- Vincom muốn ủng hộ gần 4,5 tỉ đồng mua nhà GS Châu (SGTT/Bee)
-Đẩy mạnh phổ cập giáo dục lịch sử ở trường họcvnplus
- Đại học tư: Lợi nhuận hay phi lợi nhuận? (TVN) Hoạt động vì lợi nhuận không phải là một “tội lỗi”gì nếu nhà trường tuân thủ đúng các quy định pháp lý của một đơn vị kinh doanh. Song cần phải xem xét những khác biệt mang đặc thù của “kinh doanh giáo dục” để có các quy định quản lý phù hợp. Các bác tính thì sẽ thấy nhá, siêu lợi nhuận đấy, nhẩm sơ sơ một Đại học tuyển sinh chỉ tiêu 1000/sv.năm x 10 triệu/sv/năm = 10 tỉ/khóa/năm. Trường nào hằng năm cũng tuyển, vậy năm đầu 10 tỉ, năm 2 thu 20 tỉ, năm 3 thu 3o tỉ…-Nghệ An: 16 trường học thu tiền kiểu “trên trời” (Bee)-Đã phát hiện 16 trường thu sai một số khoản, tự ý đặt ra các khoản thu ngoài quy định như tiền đầu tư ban đầu, tiền điện nước, tiền lao động...
-Thầy giáo "tống tình" nữ sinh: Thầy phải ra Thầy! (Bee)-Trước thông tin đó, tôi đã chấn chỉnh ngay thầy Huân về mối quan hệ thầy trò trong nhà trường. Quan điểm của tôi là “thầy ra thầy, trò ra trò”.
Khổ vì thủy điện (Tuổi Trẻ) Để xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 3, hàng trăm hộ dân ở xã Đắk P’Lao (Đắk G’Long, Đắk Nông) buộc phải bỏ làng về khu tái định cư mới. Tuy nhiên bốn tháng đã qua, cuộc sống người dân vẫn trong cảnh “tiến thoái lưỡng nan”
- Phát triển và xung đột môi trường: Tất cả các địa phương cùng thiệt hại (SGTT) trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Đình Hoè, trưởng ban Phản biện xã hội – hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
-Đề nghị cấp kinh phí tiêu hủy... hàng cứu trợ (Bee)-Ủy ban MTTQ  tỉnh Khánh Hòa đã  đề nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa cho phép tiêu hủy một số quần áo, vật dụng cũ trong số hàng cứu trợ.
- "TP.HCM là một Vedan khổng lồ"SGTT-SGTT.VN – Ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An đã ví von như vậy trong cuộc họp về môi trường.
- Tất cả các địa phương cùng thiệt hại SGTT
clip_image002Hiện trạng các thuỷ điện bậc thang trên lưu vực sông Đồng Nai. Ảnh: TL
SGTT.VN – Sông Đồng Nai với quy hoạch thuỷ điện chằng chịt làm ảnh hưởng nguồn nước vùng hạ du. Những khu công nghiệp, làng nghề xả thải khiến những ảnh hưởng ô nhiễm dây chuyền cho các địa phương có con sông này đi qua. Đã xuất hiện tình trạng “xung đột môi trường” giữa các địa phương như cảnh báo mới đây của bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên.
Cuối 2011, TPHCM “khống chế” được ngập nước, kẹt xe? (Dân Trí)
“Cuộc chiến” giá gas: Tại người tiêu dùng? (VEF) Về phía người tiêu dùng, chẳng qua giá gas thời gian gần đây tăng đột biến quá khiến người dân hoang mang, còn xét ra chưa có gì bất thường trên thị trường.
-Tiết kiệm điện: Chỉ vận động thì không ăn thua! (PL)-
pictureTại hội nghị tổng kết chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 diễn ra vào sáng 15-12.
-Xe công, đủ kiểu vi phạm! (TNO) -Báo Thanh Niên số ra ngày 15.12 đã có bài phản ảnh về xe công vi phạm giao thông. Chúng tôi tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp xe công vi phạm giao thông trên đường phố trong buổi chiều cùng ngày…

-------

Tổng số lượt xem trang