Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

- CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC anhbasamQUAN ĐIỂM LỊCH SỬ VỀ CÔNG ĐOÀN Ở CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA QUA KHẢO SÁT VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Lý Hân NhoỨng cử viên TS – Khoa Chính trị Đại học Đài Loan
(Đài Loan có qui định sau khi học xong các chuyên đề (gồm 36 tín chỉ) theo qui định và thi các chuyên đề đạt 75/100 điểm trở lên (nếu dưới 75 điểm phải học và thi lại). Sau đó, các NCS.TS phải qua kỳ thi tư cách (đạt 65/100 điểm trở lên là đạt) mới được phép viết và bảo vệ luận án TS. Ứng cử viên TS là NCS. TS đã đạt kết quả trong kỳ thi tư cách).
1. Đặt vấn đề

Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh trong giai đoạn hiện nay. Bắt đầu từ năm 1978 Trung Quốc tiến hành chính sách cải cách mở cửa, nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Hai quốc gia này đã không ngừng thu hút vốn đầu thu nước ngoài để phát triển nền kinh tế. Năm 1986, Việt Nam, đã tiến hành đổi mới, học tập theo sách lược của Trung Quốc, áp dụng chính sách cải cách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế trong nước. Hai quốc gia ngày càng tiếp cận với quĩ đạo của thế giới và vào những năm 2001 và 2006 lần lượt là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Nguồn vốn đầu tư của Đài Loan vào TQ và VN luôn là một trong những bộ phận quan trọng của tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào hai quốc gia này. Theo căn cứ vào thống kê của Bộ Thương vụ Trung Quốc năm 2002 số vốn đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc chiếm 7,39 % tổng số vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc; Năm 2004 chiếm 5,14%, năm 2005 chiếm 3,51%; năm 2006 và 2007 là 9,05% và 8,71% (1) . Vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam còn quan trọng hơn, năm 2004 tổng số vốn đầu tư của Đài Loan là 453,000,000 USD chiếm 20.39% tổng số vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ năm 1988 đến năm 2004 số vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam chiếm 15.86% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Như vậy, Đài Loan đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam. (2)Từ năm 2006 theo thống kê số vốn đầu tư vào Việt Nam chiếm 13.62% trên tổng số vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Đài Loan đã giành ngôi vị thứ nhất trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam ((3)
Rất nhiều quốc gia trong đó có Đài Loan, do lực lượng lao động tập trung, nên sản xuất tại bản quốc không đạt hiệu quả, vì vậy họ đã đến các quốc gia có nhân công rẻ, giá thành đất cát, cơ sở hạ tầng thấp để đầu tư. Theo đà phát triển của kinh tế toàn cầu hóa, để thu hút vốn đầu từ từ nước ngoài, các quốc gia đã áp dụng chế độ lao động và quản lý mềm dẻo, đặc biệt là các quốc gia có trình độ phát triển thấp kém lại càng hay áp dụng biện pháp hạ công lao động để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có học giả đã gọi sự cạnh tranh này là “xuống cõi trầm luân”, trong những quốc gia này bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam (những quốc gia đang cố gắng chuyển sang nền kinh tế thị trường)(4).
Mặc dù thể chế chính trị của Trung Quốc và Việt Nam là những nước xã hội chủ nghĩa, vẫn kiên trì dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hai quốc gia đã ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển mình của kinh tế Việt Nam muộn hơn so với Trung Quốc, nhưng do thể chế chính trị và chính sách cải cách kinh tế gần giống nhau, nên có thể suy luận rằng kinh tế Việt Nam đã thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ cải cách của Trung Quốc, ví dụ như: thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài; giảm bớt sự bảo hộ đối với người lao động, chờ đến khi kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định rồi mới tăng cường trở lại bảo hộ người lao động. Cần khằng thêm rằng, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam còn quan trọng hơn Trung Quốc, tức là từ lý luận có thể nói những xí nghiệp của Đài Loan ở Việt Nam sẽ phải được nhiều “thẻ bài” hơn ở Trung Quốc, chính phủ Việt Nam phải đưa ra nhiều điều kiện lao động và áp dụng những điều kiện đầu tư rộng rãi hơn Trung Quốc. Nhưng cho đến tận bây giờ, có nhiều văn kiện đã nói trên thực tế Việt Nam rất coi trọng lợi ích của người lao động và cố ý tạo điều kiện cho người lao động một không gian để phát ngôn hơn Trung Quốc. Sự khác biệt của Trung Quốc và Việt Nam đã gây nên được chú ý của rất nhiều học giả, có những chuyên gia đã đưa ra những ví dụ như: chế độ hộ khẩu, chế độ ký túc xá và vai trò của nhân tố công đoàn… để giải thích rằng có thể do kinh tế Việt Nam còn đang ở giai đoạn tương đối lạc hậu so với Trung Quốc, nên đưa ra biện pháp bảo hộ công nhân mạnh hơn Trung Quốc. Sự ảnh hưởng mạnh hay yếu của công đoàn đối vói người lao động được coi là nhân tố khác biệt thu hút được nhiều sự chú ý của các học giả nhất. (5) Đương nhiên, những văn kiện này mặc dù có thể quan sát theo góc độ kinh nghiệm. Nhưng trên thực tế hy vọng của hai chính phủ với sự tuân thủ hợp đồng xã hội với người lao động không giống nhau, đồng thời nếu đem qui nạp vào năng lực của công đoàn thì cũng có sự khác biệt. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao Trung Quốc và Việt Nam cùng là những nước xã hội chủ nghĩa nhưng tổ chức công đoàn của hai nước này lại có sự khác biệt như vậy? Chính vì lý do đó tác giả của bài nghiên cứu này hy vọng sẽ là bổ xung cho những những thiếu sót trên.
2. Nội dung chính
Đứng ở góc độ nhà nước và quốc gia để xem xét, những quốc gia có sự lãnh đạo là Đảng cộng sản thì được coi là một trong những quốc gia có hình thức chủ nghĩa nghiệp đoàn (Corporatism). Trong bài viết này tác giả cũng lấy quan điểm này để phân tích các văn kiện của Trung Quốc.(6) Theo đà của cải cách mở cửa, các tài liệu, văn kiện của Việt Nam ngày càng nhiều và đã có nhiều học giả căn cứ vào mô hình trên để phân tích các văn kiện của Việt Nam.
Ngoài quan điểm mô hình quốc gia có hình thức chủ nghĩa nghiệp đoàn theo kinh nghiệm của phương Tây, còn có quan điểm nữa đó là căn cứ trực tiếp vào nhà nước mang đặc sắc xã hội chủ nghĩa để định nghĩa chủ nghĩa nghiệp đoàn. Cho rằng trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính phủ chủ động sáng tạo ra chế độ, đại biểu cho lợi ích trực tiếp của chính phủ và thông qua hình thức “Xâm chiếm và chiến thắng” pre-empt để tiến vào không gian của các giai cấp khác nhau trong xã hội đa nguyên hoặc sự liên kết khác nhau được hình thành từ lợi ích của các bộ môn khác. Cho nên ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức nghiệp đoàn (corporate groups) là hệ thống lãnh đạo trực tiếp. (8) Những tổ chức nghiệp đoàn này lại là cầu nối giữa nhà nước và đại biểu cho lợi ích của cơ quan hay giai cấp đó. Dưới cơ chế hoạt động đó, các tổ chức nghiệp đoàn không được phép có một liên hệ ngang nào khác, tức là thậm trí trong nội bộ đoàn thể có thể tồn tại những lợi ích đối nhau thì cũng coi như không nhìn thấy, thậm trí hoàn toàn bị phủ nhận.(9)
Với quan điểm nổi tiếng của Lê nin, tổ chức công đoàn trong các nước xã hội chủ nghĩa vẫn là một kiểu chi tiết chuyển động. Theo cách nhìn của ông thì công đoàn là để hỗ trợ đảng, là bộ phận chuyển động để liên hệ giữa nhà nước và quần chúng. Cho nên, ở những quốc gia đảng cộng sản, công đoàn đóng vai trò truyền bá cho cả hai bên, tức là: Một mặt công đoàn là cơ quan hành chính, truyền đạt ý chí của đảng và nhà nước cho công nhân; Mặt khác công đoàn đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân truyền đạt ý nguyện của giai cấp công nhân cho cấp trên. Do vậy, đây là tính lưỡng nguyên cổ điển của công đoàn (classical dualism). Nhưng trên thực tế kết quả của quá trình vận hành này là thông qua hệ thống các cán bộ, tất cả tổ chức xã hội đều được đưa vào hệ thống quản lý có hiệu quả của thể chế nhà nước đảng cộng sản. Như vậy, về mặt lý luận công đoàn đóng vai trò tuyên truyền cho hai bên, nhưng thực chất chỉ có tác dụng đơn: là đại biểu cho nhà nước đảng cộng sản, căn cứ vào lợi ích quốc gia mà đảng đã định ra để tổ chức và quản lý người lao động. Nhìn từ góc độ của Trung Quốc, khi mới thành lập chính quyền thì tổ chức công đoàn không ít thì nhiều cũng có vai trò nhất định, cùng với sự phát triển của các phong trào chính trị do ĐCS Trung Quốc phát động, đã nhanh chóng tăng cường sự khống chế của nhà nước đối với xã hội. Trong nhà nước ĐCS cơ chế tổng hòa giữa công đoàn và công nhân dần dần bị suy yếu. (10)
Nhưng tình hình ở Việt Nam có chút khác biệt. Mặc dù thời kỳ đầu mới thành lập cũng giống như Trung Quốc, vai trò của công đoàn cũng rất mờ nhạt. Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, vẫn dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng Việt Nam lại xây dựng được một chế độ bảo hộ người lao động rất tốt và cũng tạo điều điện cho công đoàn có nhiều quyền lợi hơn. Sự khác biệt này đương nhiên không thể căn cứ vào lý luận về thể chế nhà nước ĐCS là có thể giải thích được.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao cùng là những quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo ở Đông Á, nhưng tại sao quyền hạn của công đoàn Trung Quốc và Việt Nam lại có những khác biệt như vậy? Nếu như bỏ qua mạch tư duy của các nước ĐCS, thì cũng có một câu hỏi được đặt ra: tại sao cùng là những nước đang tiến hành cải cách mở cửa, cùng là những quốc gia đang thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, nhưng Việt Nam lại đưa ra những điều kiện bảo hộ tương đối tốt cho người lao động và rất nhiều các công ty đầu tư nước ngoài đều nhận thấy người lao động Việt Nam không dễ quản lý, thậm trí họ còn hoài nghi và cho rằng đằng sau những cuộc bãi công của công nhân có sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam.? Có thể là trong quá trình phát động cải cách mở cửa, chính phủ Trung Quốc đã không hề do dự phá vỡ lời hứa với người lao động. Nhưng chính phủ Việt Nam lại cho rằng chính phủ dứt khoát phải có trách nhiệm duy trì hợp đồng xã hội với giai cấp công nhân? (12) Đây chính là nội dung chính của bài viết này.
Nhìn lại quá trình phát triển của của công đoàn của Trung Quốc, chúng ta đã thấy 5 lần xung đột sâu sắc giữa công đoàn và đảng đều xảy ra trong những lần đấu tranh chính trị cấp cao trong ĐCS Trung Quốc. Thời gian đó công đoàn mong muốn có được nhiều quyền tự chủ hơn, nhưng khi cuộc chiến quyền lực giữa Thanh-Anh kết thúc, tính tự chủ của công đoàn lập tức bị đảng chấn áp, công đoàn lập tức thể hiện ngay thái độ thuần phục đảng. Khi chúng ta dùng quan điểm của “Chủ nghĩa quyền lực phân lập” (fragmented authoritarianism) có thể cho thấy công đoàn trở thành chiến trường cho cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị giữa Thanh-Anh, tức là cán bộ công đoàn phải thuần phục và vây xung quanh đường đối, tư tưởng tương đồng với các cán bộ đảng cao cấp. Sự khống chế của thể chế đảng không thay đổi, quyền lực chủ đạo của nhà nước với xã hội không đổi, nhưng nếu như kết quả đấu tranh quyền lực trong đảng là phái phản đối công đoàn tự chủ thắng, thì công đoàn sẽ bị sự trấn áp một cách không thương tiếc, giống như nhiều lần chỉnh đốn chính trị vào thời Mao Trạch Đông đối với công đoàn Trung Quốc. Nhưng nếu như kết quả đấu tranh quyền lực trong đảng là sự cân bằng quyền lực lâu dài, thì công đoàn sẽ có một không gian hoạt động tự chủ lớn hơn, giống như ở Việt Nam dưới cơ chế lãnh đạo “xe ngựa có ba đầu kéo” (15) thì công đoàn sẽ đạt được không gian tương đối lớn trong khoảng thời gian tương đối lâu dài.
Nhưng, nếu như đứng ở góc độ cuộc đấu tranh quyền lực ở các cơ quan cao cấp để nghiên cứu nguồn gốc sự khác biệt về quyền hạn công đoàn giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhận thấy nhất định phải nghiên cứu trong khảng thời gian dài, phải từ góc độ, nguồn gốc để tìm được lý do chân thực. Như vậy, lý do nghiên cứu tương đối rõ ràng, tình hình tổng thể của cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp cao của hai quốc gia và quá trình cách mạng của hai quốc gia có quan hệ chặt chẽ với nhau. Địa vị quốc tế của hai nước trên trường quốc tế vào lúc đó đã gây nên sự khác biệt của quá trình cách mạng của hai nước Việt Trung. Vì lý do đó, tác giả sẽ vận dụng khái niệm về chế độ luận, để lập một cơ cấu giải thích của từng giai đoạn chế độ lịch sử. Ví dụ như chúng ta coi quyền lực của công đoàn là một loại chế độ, tức là chế độ này bắt đầu được xây dựng cơ sở từ trước khi chính quyền của ĐCS Việt Nam và Trung Quốc được thành lập. Phải chăng chế độ thực dân khiến cho tổ chức công đoàn của Việt Nam và Trung Quốc sản sinh ra sự khác biệt hay sự khác biệt này đã bị thay đổi bởi địa vị của hai quốc gia sau khi hai nước đã được ĐCS lên lãnh đạo chính quyền, hay cơ cấu quyền lực chính trị cao cấp cơ bản được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước. Nói một cách giản đơn hơn, sự lựa chọn chế độ không giống nhau của hai quốc gia vẫn là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử nhất định trong từng thời kỳ cách mạng nhất định, thời kỳ sau là khi quốc gia phải đối mặt với các hoàn cảnh không giống nhau và cục diện quyền lực chính trị cao cấp nhưng vẫn cho phép chế độ này tiếp tục vận hành và tiếp tục được củng cố. Cuối cùng là khi hai nước bắt đầu cải cách kinh tế, hậu quả của chế độ vận hành đã khiến cho thể chế lao động của Việt Nam thể hiện rõ những hiện tượng mâu thuẫn với lý luận chung.
3. Công đoàn và hành động tập thể của công nhân.
Đối với những sự kiện bãi công liên tiếp của của công nhân Việt Nam , đa phần phát sinh ở những xí nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài. Có học giả cho rằng do mô hình quản lý của các xí nghiệp này quá nghiêm khắc.(16) Nhưng kiểu giải thích này khó thuyết phục được mọi người, khi mà các nhà đầu tư khu vực Đông Á đều áp dụng loại mô hình giống như vậy, bản thân các xí nghiệp đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đều có rất ít sự phàn nàn về vấn đề này và cũng khó có thể giải thích tại sao một số các cơ quan truyền thông của các nước phương Tây cho rằng: chính phủ Việt Nam đứng đằng sau các cuộc bãi công. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ thông qua việc so sánh chế lao động của Việt Nam và Trung Quốc, để xác định rõ rằng những cuộc bãi công liên tiếp xảy ra của công nhân Việt Nam nguyên nhân không chỉ là vấn đề quản lý của xí nghiệp. Sau đó đề cập đến sự khác biệt về chế độ lao động của hai quốc gia, trên cơ sở đó tiến thêm một bước chỉ ra sự khác biệt về quyền lợi của tổ chức công đoàn hai quốc gia này.
Cải cách kinh tế của Việt Nam sau Trung Quốc khoảng 10 năm, nhưng bắt đầu từ thập niên 90 cả hai nước đều chính thức thông qua trình tự lập pháp để định ra chế độ lao động. Năm 1992 Luật Lao động của Trung Quốc đã định ra luật Công đoàn, năm 1993 định ra Hiến chương Công đoàn toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, năm 2001 lần đầu tiên tiến hành sửa đổi Luật Lao động, năm 2008 chính thức thực hiện Luật Hợp đồng lao động. Ở Việt Nam, Luật công đoàn, Hiến chương của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các qui định pháp luật lần lượt được được đưa ra vào những năm 1990, 1993 và 1994. Điều đáng chú ý nhất là, mặc dù mặc dầu hai quốc gia có cùng thể chế chính trị định ra lập pháp, cùng khoảng thời gian hoàn thành chế độ lao động, nhưng đường đi nước bước mỗi nước lại hoàn toàn không giống nhau. Điều quan trọng hơn nữa là mặc dù pháp lệnh lao động của hai quốc gia có ý đồ duy trì cơ cấu của chủ nghĩa nghiệp đoàn quốc gia mình, nhưng giữa hai quốc gia lại tồn tại rất nhiều sự khác biệt, thậm chí tính tự chủ của công đoàn của Việt Nam đã được khẳng định.
Căn cứ vào các văn bản pháp lệnh cho thấy, quyền được bãi công hay không được bãi công là sự khác biệt lớn nhất của chế độ lao động giữa hai quốc gia. Ở Trung Quốc, mặc dù luật lao động, luật công đoàn và luật công ty đều cho phép công nhân và công đoàn có quyền “đàm phán tập thể”, “hiệp ước tập thể”, nhưng những quyền lợi này làm cơ sở cho quyền bãi công thì không thể được. Nó không cho phép công nhân thông qua các hành động tập thể để ép giới chủ phải nhượng bộ. Mặc dầu, công đoàn có thể thương lượng các điều kiện lao động cùng với xí nghiệp, nhưng các thương lượng này chỉ là đáp ứng yêu cầu ở mức thấp nhất của pháp lệnh mà thôi. Quyền bãi công là hành động tập thể do công đoàn lãnh đạo, là vũ khí quan trọng để công nhân đạt được phúc lợi. Ở Việt Nam, từ sau khi quyền bãi công được hợp pháp hóa, mặc dù pháp lệnh yêu cầu những điều lệ được bãi công tương đối nghiêm ngặt, khiến cho không có cuộc bãi công nào ở Việt Nam là được tiến hành hợp pháp, nhưng chính phủ Việt Nam từ trước đến nay chưa hề dùng vũ lực để chấn áp bất cứ cuộc bãi công nào, chưa có một công nhân nào tham gia bãi công bị chính phủ ghi vào biên bản để “sau này xem xét”(18)
Một trong những sự kiện về lao động mà các nhà nghiên cứu nước ngoài tận mắt chứng kiến là cuộc bãi công từ ngày 28 tháng 12 năm 2005 đến ngày 7 tháng 1 ở khu chế xuất Linh Trung thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam. Các học giả ước tính có khoảng 42000 công nhân trong khu chế xuất tham gia cuộc bãi công kéo dài 10 ngày này. (19) Nguyên nhân của cuộc bãi công này là các công nhân cho rằng các xí nghiệp đầu tư nước ngoài không tuân theo pháp lệnh, đòi nâng cao lương cơ bản. (20) Một số các cơ quan liên quan đến chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam, như Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đầu tiên là Bộ Lao động và Thương binh xã hội là cơ quan định ra những qui định về chế độ tiền lương tương đối có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng sau đó do ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế thế giới, lương thực chất của người lao động Việt Nam không ngừng bị mất giá, cho nên thủ tướng lúc đó là Phan Văn Khải đã ra mệnh lệnh cho MOLISA, VGCL (Viet Nam General Confederation of Labour) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVietnamese Chamber of Commerce and Industrybắt tay vào việc bàn bạc triển khai chỉnh lý mức lương, nâng cao mức lương tối thiểu. Hiệp thương cuối cùng đã đứt đoạn, bởi vì Bộ Lao động và Thương binh xã hội đã ủng hộ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chấp nhận yêu cầu của của một số tổ chức đầu tư, chủ chương chỉ nâng cao 26% lương, điều đó là một khoảng cách khá thấp so với yêu cầu của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là 40 %. Hai bên diễn ra tranh chấp, khiến cho chính phủ không thể đưa ra được quyết định. Sau khi bãi công xảy ra, MOLISA và VGCL công khai công kích đối phương. Khi đó Phó chủ tịch liên Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam VGCL là Đặng Ngọc Chiến đã phê bình các cơ quan quan liêu cắm đầu chạy theo các nhà đầu tư, cho nên mới kéo dài quyết định, cuối cùng mới xảy ra sự kiện bãi công nghiêm trọng như vậy. Nhưng Phạm Minh Huấn vụ trưởng Vụ Tiền lương Tiền công, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cho rằng về lý Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội phải được bàn bạc với các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ phải ủng hộ kết quả đó. Trong thời gian bãi công, hai tờ báo lao động thuộc biên chế của công đoàn Việt Nam là báo Lao độngLaborvà báo Người lao động (Laborer) ra sức kêu gọi công nhân tham gia bãi công.
Ở Trung Quốc tình hình không giống như vậy. Từ sau khi cải cách mở cửa, Trung Quốc cũng giống như Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc tranh chấp giữa các nhà đầu tư ngoại và công nhân. Mấy năm gần đây ở Trung Quốc cũng xảy ra bãi công, nhưng pháp lệnh lao động không hề đề cập đến quyền lợi của người công nhân tham gia bãi công, thiếu hẳn điều khoản quyền bãi công, tức là người công nhân không được “rút lui tập thể” khi có tranh chấp với nhà đầu tư. Như vậy, công đoàn không thể trở thành người tổ chức cho các hành động tập thể của công nhân. Điều đó khiến cho những qui đinh về quyền lợi của công nhân và công đoàn bị xem nhẹ. (23)Ngoài những cái đó ra, trong quá trình hòa giải các tranh chấp lao động vai trò của công đoàn cũng tương đối mờ nhạt. Trong các bộ luật có liên quan như Luật Lao động và những qui định, điều lệ khác để giải quyết các tranh chấp lao động trong các cơ quan xí nghiệp, vai trò của công đoàn nhất thiết phải là “người thứ ba” không được với tư cách là người đại biểu cho người lao động để phát ngôn. Hình thức cố định đặt ra để tham gia giải quyết các tranh chấp lao động giữa lao động và nhà đầu tư là yêu cầu phải đồng thời có đại biểu quyền lợi cho cả hai bên “chủ và công nhân”. Điều khiến cho công đoàn cảm thấy cấn cá nữa, đó là khó có được sự thừa nhận từ phía công nhân về vai trò của công đoàn. (24) Từ khi cải cách mở cửa đến nay, công đoàn của Trung Quốc đã có thêm rất nhiều các chức năng, đã có nhiều biểu hiện giúp đỡ công nhân giải quyết các tranh chấp lao động và sự trợ giúp về kinh tế càng ngày càng nhiều (25) Nhưng bất luận là những pháp qui qui định hay các hành động của công đoàn, về cơ bản đều chỉ là những cá nhân cá biệt mà không phải là trên cơ sở tập thể công nhân tiến hành. Nếu như so sánh với cuộc bãi công năm 2005 của Việt Nam, thì có thể thấy không gian của công đoàn Trung Quốc và những tờ báo thuộc công đoàn Trung Quốc thật là hạn hẹp.
4. Nguồn gốc của những sự khác biệt

Tại sao công đoàn Việt Nam và công đoàn Trung Quốc lại có biểu hiện khác nhau? Tác giả cho rằng, sự khác biệt đã bắt đầu được hình thành ngay trong lịch sử xây dựng nhà nước của hai quốc gia. Lúc đầu Đảng cộng sản Việt Nam phải dựa vào công đoàn để bảo đảm cho các mặt chính trị, quân sự và kinh tế, điều đó đã khiến công đoàn có một ảnh hưởng tương đối sâu rộng trong xã hội. Ngược lại, Đảng cộng sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền, tổ chức công đoàn đã được sắp xếp ngay dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Vì vậy công đoàn Trung Quốc hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc, phục tùng sự chỉ huy của Đảng cộng sản Trung Quốc. Một lý do nữa đó là những động thái chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nhà nước. Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam hiểu rõ tính tự chủ tương đối của công đoàn. Hơn nữa chính phủ Việt Nam đã duy trì được trạng thái cân bằng quyền lực trong một thời gian dài, cho nên công đoàn có thể tồn tại giữa người lao động và nhà đầu tư. Còn Trung Quốc, do Mao Trạch Đông độc tài nắm quyền, nội bộ đảng không thể kháng quyết lại, nên công đoàn cũng không thoát khỏi tội bị chính đốn.
Nếu như đứng ở góc độ lịch sử để so sánh thái độ của ĐCS Liên Xô, ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam có thể thấy Liên Xô và Trung Quốc có một sự kiểm soát rất nghiêm ngặt với người lao động. Liên Xô kiểm soát qua hệ thống tổ chức hành chính, lấy chấn áp người lao động là phương châm chủ yếu. (26) Còn Trung Quốc lại thông qua đơn vị, thông qua phương thức phát động các phong trào quần chúng…để khống chế công nhân, khiến người lao động phải phục tùng mệnh lệnh của quốc gia. Thể chế lao động của Việt Nam vừa bị ảnh hưởng của Liên Xô vừa bị ảnh hưởng của Trung Quốc, thời kỳ đầu đã áp dụng phương thức động viên quần chúng, nhưng đến thời kỳ sau do phải phục vụ chiến tranh, nên sự kiểm soát của nhà nước Việt Nam với công nhân chưa bao giờ đạt được trình độ như của Trung Quốc và Liên Xô.
Từ khi thành lập đảng cộng sản tới nay, Hồ Chí Minh đặt ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc chống đế quốc Pháp. Hồ Chủ Tịch nhận thấy rằng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân không phân chia giai cấp, toàn thể nhân dân bị áp bức đoàn kết để chống chủ nghĩa thực dân. Dưới nguyên tắc đó ĐCS Việt Nam chủ chương, trừ chủ nghĩa đế quốc, đại địa chủ, trung tiểu địa chủ, nông phu, các nhà tư sản phản cách mạng ra tất cả các tầng lớp khác trong xã hội đều đoàn kết dưới một trận trận tuyến thống nhất. Mặc dù chủ chương về đường lối chiến tranh giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh trong nội bộ ĐCS cũng đã từng có ý kiến này ý kiến khác, song ngay trong khoảng đại chiến thế giới lần thứ hai đã được xác định rõ đường lối kháng chiến. Đó là năm 1941 Hội nghị Ủy viên TW lần thứ 8 đã được tổ chức dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ cách mạng là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cách mạng chống chủ nghĩa chủ nghĩa phong kiến đứng hàng thứ hai. (28) Năm 1945 cách mạng tháng tám thắng lợi, sau khi xây dựng chính quyền ĐCS, nhiệm vụ đầu tiên Hồ Chí Minh quan tâm nhất của là thống nhất nước nhà. Cũng trong thời gian này, ĐCS đã bắt đầu tiến hành một số bước để bảo hộ quyền lợi của người lao động. Năm 1946 đã thông qua Bộ Luật Lao động đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, trong đó có qui định quyền được bãi công của người lao động. Năm 1946, sau khi chiến tranh Trung Nam bán đảo xảy ra, Việt cộng bị buộc phải rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ được hạn chế ở miền bắc Việt Nam. Giai đoạn này, Việt Nam đã tăng cường tốc độ xây dựng xí nghiệp quốc doanh, những xí nghiệp này được coi là một bộ phận trong bộ máy quan liêu hành chính, do đảng bộ, xưởng trưởng và các tổ chức công đoàn nhà nước quản lý. Sau khi chiến tranh qui mô ngày được mở rộng, để tăng cường sự động viên đối với công nhân, năm 1949 văn kiện số 118 của Bộ Lao động đã tuyên bố xây dựng “Chế độ quản lý dân chủ”. Văn kiện qui định rằng tất cả các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp ngoài quốc doanh đều lập ra Ủy ban công xưởng. Nhà nước muốn thông qua Ủy ban công xưởng để tăng cường động viên công nhân trong những nhà máy, xí nghiệp ngoài quốc doanh. Đến năm 1954 khi cuộc chiến tranh Trung Nam bán đảo lần thứ nhất kết thúc, Nam Bắc Việt Nam đã bị phân chia, thì nhiệm vụ của Việt cộng là an định công nhân và tăng cường sản xuất là nhiệm vụ quan trọng.
Bắt đầu từ năm 1956, do mức sống tiêu chuẩn của công nhân trong cuộc chiến tranh Trung Nam bán đảo lần thứ nhất ngày càng bị xuống dốc nên chính phủ Việt cộng bắt đầu gặp phải sự thách thức của xã hội. Năm 1956 ở Việt Nam xuất hiện phong trào “trăm hoa đua nở” made in Việt Nam, nhưng cuối năm đó Việt cộng đã bắt đầu chấn áp dư luận xã hội và tăng cường sự kiểm soát với người lao động. Phương pháp chấn áp có xu hướng học tập theo thể chế hành chính quan liêu của Liên Xô. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 năm 1957 đã ra quyết nghị phải tăng cường kiểm soát công nhân, để thúc đẩy sức sản xuất, khôi phục nền kinh tế quốc dân. (31) Nhưng sau đó không lâu, năm 1961 chiến tranh lại nổ ra, khiến cho nhà nước đã chuyển hướng dựa vào công đoàn và đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cho công đoàn. Trong quá trình chiến tranh xảy ra, công đoàn đã đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ quan trọng cho chính phủ Bắc Việt, bao gồm lệnh tổng động viên, xắp xếp cuộc sống cho quân đội, động viên công nhân tham gia xây dựng đất nước …Trong giai đoạn lịch sử đó đã khiến cho công đoàn và các tầng lớp nhân dân có điều kiện tiếp xúc với nhau. Chính vì vậy, mặc dù công đoàn với danh nghĩa là người đại biểu cho Đảng để tiến hành công việc nhưng cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xã hội cho công tác công đoàn của mình. Nếu như so sánh thời kỳ Bắc Việt và công đoàn Việt Nam sau này thì có thể công đoàn Việt Nam sau này cơ bản không chiụ sự khống chế trực tiếp của ĐCS. Trước khi Việt Nam thống nhất xã hội miền Nam Việt Nam trải qua một giai đoạn đối kháng bạo lực giữa chính phủ và người lao động, hồi ức về lịch sử đã đã khiến cho công đoàn Nam Việt Nam phụ thuộc rất ít vào chính phủ.
Có một giả thuyết cho rằng, cách mạng Việt Nam xảy ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân nên khiến cho Việt cộng không nhấn mạnh cách mạng giai cấp. Hơn nữa, cuộc chiến tranh hơn 10 năm xảy ra sau này càng khiến cho nhà nước không thể kiểm soát được người lao động, thậm trí còn khiến cho đoàn xây dựng một mạng lưới quan trọng và sâu rộng trong xã hội. Tại sao sau khi Nam Bắc thống nhất, nhà nước không có những biện pháp có hiệu quả như Trung Quốc để đưa công đoàn động động dưới quĩ đạo của ĐCS? Nguyên nhân quan trọng nhất là sau khi thống nhất tổ quốc, do chính sách kinh tế qui hoạch không thỏa đáng, rồi tiếp theo là chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc lần lượt nổ ra, nội bộ kinh tế trong nước đã đến giai đoạn tan vỡ. Để vãn hồi kinh tế, năm 1979 chính phủ Việt Nam đã phát động chính sách kinh tế mới. Năm 1986 đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 đã chính thức thông qua chính sách đổi mới và cử ra Nguyễn Văn Linh- người của phái đổi mới làm Tổng bí thư. Từ đó về sau quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam đã thay đổi mấy lần, nhưng chủ chương rời bỏ nền kinh tế tập chung, chuyển hướng sang chính sách đổi mới của nền kinh tế thị trường luôn là kim chỉ nam. Bởi vì, lịch trình phát triển của kinh tế chính trị Việt Nam từ sau khi thống nhất, đã thể hiện rõ: về mặt kinh tế, chính sách tập thể hóa chưa hoàn toàn thiết thực; về mặt chính trị chính phủ Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy của chính trị quốc tế, cho nên thể chế Đảng cộng sản nhà nước Việt Nam từ trước tới giờ chưa có đủ thời gian để tiến hành khống chế xã hội một cách chặt chẽ.
Ở Trung Quốc, tổ chức công đoàn luôn gắn chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc. Năm 1921 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất đã xác định, để tổ chức giai cấp công nhân, lãnh đạo công đoàn là nhiệm vụ trọng tâm của ĐCS Trung Quốc. Năm 1925 Tổng hội công đoàn toàn quốc Trung Hoa đã chính thức được thành lập ở Quảng Châu, hoàn đoàn chịu sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Thời kỳ đầu xây dựng chính quyền, quan điểm của công đoàn và ĐCS về vai trò của công đoàn trong thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa đã từng xảy ra nhiều tranh luận, nhưng để cố gắng khôi phục lại kinh tế nước nhà, vai trò của công đoàn dần dần nghiêng về động viên người lao động tham gia sản xuất, chứ không về phía là đại biểu cho lợi ích của giai cấp lao động. (33) Năm 1950 Luật Công đoàn được ban bố, tổ chức công đoàn đã hoàn toàn được thu nạp thành tổ chức của quốc gia, được cung cấp những chức năng, quyền hạn hành chính. Như vậy, từ trước khi xây dựng chính quyền, quan hệ sở thuộc của công đoàn vào ĐCS được gắn chặt với bối cảnh lịch sử. (34) Sau khi xây dựng chính quyền, để củng cố cơ sở thống trị, chính phủ Trung cộng (chính phủ dựa vào giai cấp nông dân để giành được chính quyền) đã bắt đầu chuyển trọng tâm công tác sang đô thị. Khi đó các nhà lãnh đạo cao cấp của công đoàn đa phần là những người lãnh đạo kiêm nhiệm trong ĐCS, kiểu lãnh đạo đó đã xác định vị trí lãnh đạo của ĐCS đối với các hoạt động tổ chức công đoàn . Ngoài ra, khi đó những người làm công tác công đoàn đa phần là những cán bộ lãnh đạo của phong trào công đoàn thời kỳ đầu.(35) Vì vậy, công đoàn trong thời kỳ có phạm vi hoạt động tương đối rộng.
Công đoàn và thể chế ĐCS Trung Quốc lãnh đạo nhà nước đã từng xảy ra 5 lần tranh chấp, bao gồm lần tranh chấp vào thời kỳ đầu xây dựng nhà nước; Thời kỳ nổ ra phong trào “trăm hoa đua nở” năm 1975; Thời kỳ cách mạng văn hóa ở Trung Quốc và hai sự kiện Thiên An Môn năm 1976 và 1989 . (36) Như vậy phần trên đã trình bày về quan hệ lãnh đạo và tổ chức giữa công đoàn và ĐCS đã trở thành nguồn gốc cho lần tranh chấp đầu tiên. Trong lần tranh chấp này Đặng Tử Khôi và Cao Cương đã tranh luận về vấn đề có tồn tại những lợi ích khác nhau giữa công đoàn và các cơ quan hành chính nhà nước hay không? và trong nội bộ các xí nghiệp của quốc doanh có tồn tại vấn đề giai cấp bóc lột hay không? Khi đó Lý Lập Tam giữ chức chủ tịch tổng hội công đoàn toàn quốc đã ủng hộ lập trường của Đặng Tử Khôi, cho rằng: trong các xí nghiệp quốc hữu có tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích công và lợi ích tư. Cho nên, ông chủ chương dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy cho phép công đoàn tự chủ triển khai các hoạt động về mặt tổ chức. (37) Năm 1951 Lý Lập Tam bị phê bình và bị tước quyền chủ tịch tổng hội công đoàn, những cố gắng của công đoàn trong cuộc thử nghiệm đầu tiên để quyền giành quyền độc lập cao hơn đã thất bại. Trong khoảng năm 1953 đến năm 1955 TW ĐCS Trung Quốc đã ra sức khống chế công đoàn, nhưng theo trào lưu tự do hóa của Đông Âu, trong nội bộ Trung Quốc đã xuất hiện hàng loạt những cuộc bãi công, bãi lớp. Dưới áp lực của xã hội, chủ tịch Tổng hội công đoàn Lại Nhược Ngu chủ chương nhiệm vụ của tổ chức công đoàn là bảo vệ quyền lợi dân chủ và lợi ích vật chất của công chức, đồng thời yêu cầu hệ thống lập pháp cho phép công đoàn có nhiều quyền lợi hơn nữa. Nhưng sau đó Lại Nhược Ngu trong phong trào chống cánh hữu năm 1975 đã bị mang ra đấu tố, công đoàn lại quay trở lại con đường thuần phục ĐCS. Thời Cách mạng văn hóa, Tổng hội công đoàn đã đưa ra khẩu hiệu đấu tranh vì sự diệt vong của công đoàn. Thời kỳ đó cũng xuất hiện tổ chức tạo phản chống lại Tổng hội công đoàn. Đó là tổ chức “Tổng hội tạo phản những người lao động đỏ toàn quốc” gọi tắt là “Toàn đỏ tổng”. Nhưng sau đó, Tổng hội công đoàn và Toàn đỏ tổng cùng bị Quốc vụ viện và chính quyền TW Trung cộng phê phán và Tổng hội công đoàn cũng ngưng hoạt động từ đó.
Nguồn gốc của những lần tranh chấp giữa ĐCS Trung Quốc và công đoàn vào thời kỳ đầu là do quan điểm về lợi ích do công đoàn đại biểu không thống nhất. Vì vậy khi phát động các phong trào chính trị, các cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp lãnh đạo cũng sẽ đề cập đến quan hệ giữa đảng và công đoàn. Nhưng mâu thuẫn trong mấy năm gần đây chủ yếu xảy ra trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội. Nhà nước một mặt yêu cầu công đoàn phải đảm nhiệm nhiều vai trò hơn nữa, để làm con đường thoát cho sự bất mãn của công nhân, nhưng mặt khác nhà nước lại không quyết đoán từ bỏ quyền kiểm soát với công đoàn, thậm chí còn thể hiện rõ sự nghi ngờ vực đối với khả năng hành động của tập thể người lao động. Có thể nhìn rõ thái độ mâu thuẫn của chính phủ trong hàng loạt các cuộc cải cách đối với công đoàn vào năm 1980. Tháng 8 năm đó Tổng hội công đoàn toàn quốc triệu tập hội nghị chủ tịch công đoàn các tỉnh, thành phố trực thuộc, khu tự trị để chỉ rõ vấn đề cơ bản của công đoàn là “quan biện”. Nhà nước một mặt áp dụng những quyết nghị của công đoàn, xây dựng chế độ người lao động có quyền tham gia hội nghị đại biểu công chức. Mặt khác lại lại hủy bỏ quyền được bãi công của người lao động mà trong Hiến pháp đã qui định rõ, đến tận ngày nay vẫn chưa khôi phục quyền này.
Sự kiện Thiên An Môn năm 1989, đã khiến tổ chức công đoàn một lần nữa bị chấn áp về chính trị. Trong sự kiện Thiên An Môn, Bắc Kinh đã xuất hiện vô số tổ chức lao động do người lao động tự tổ chức. Trong đó, mang tính tiêu biểu nhất là Hội nghị liên hợp tự trị công nhân Bắc Kinh. Nhưng kinh nghiệm của liên đoàn công nhân của Ba Lan khiến cho tất cả những tổ chức công nhân mang tính độc lập ở Bắc Kinh cảm thấy cảnh giác. Cải cách công đoàn từ khi cải cách mở cửa đến nay bị cưỡng bức phải nửa đường đứt gánh. Mặc dầu vậy, từ nghững năm 1990 đến nay nhiều tổ chức của các xí nghiệp vẫn tiếp tục cải cách, nhưng hàng loạt những cố gắng của họ đa phần bị cho là vấn đề người lao động không ngừng phát sinh, qui mô ngày càng lớn do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhà nước ĐCS yêu cầu công đoàn là công cụ để giúp đỡ người lao động giải quyết các tranh chấp. Cho nên, mặc dù công đoàn không ngừng mong muốn thay đổi lại cơ cấu của mình, nhưng thực chất nhiệm cụ mà nhà nước giao cho họ vẫn chỉ là tập trung ở việc tăng cường ký kết các hợp đồng tập thể và tăng cường luật pháp cho những lợi ích mang tính cá nhân cho công nhân, thậm chí quyền lợi tập thể như bãi công, đến tận ngày hôm nay vẫn chưa được nhà nước cho phép.
5. Kết luận

Với những sách lược phát triển kinh tế gần giông nhau, nhưng chính phủ Việt Nam đã sớm đưa ra được những sách lược để bảo quyền lợi của người lao động. Dưới sự lãnh đạo của nhà nước ĐCS, nhưng công đoàn Việt Nam lại có quyền tự chủ cao hơn công đoàn Trung Quốc. Thông qua các văn kiện đã có có thể quan sát thấy các hiện tượng đó, nhưng những nhân tố sâu xa đứng đằng sau vấn đề đó thì chưa được đưa ra giải thích đầy đủ.
Thông qua lịch sử xây dựng chính quyền ĐCS thời kỳ đầu của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhận thấy rằng những cái khác biệt mà chúng ta thấy ngày nay là kết quả của việc dựa vào đường lối. Quan hệ giữa ĐCS và công đoàn của Việt Nam và Trung Quốc đã được xây dựng ngay từ thời kỳ đầu đặt nền móng xây dựng chế độ mới. Nhưng những khó khăn, tình hình quốc tế, tình hình kinh tế chính trị mà hai quốc gia phải đối mặt trong quá trình xây dựng chính quyền là đã xác lập quyền lực hình thái vận hành của cơ quan cao cấp mỗi quốc gia, khiến cho những người thực thi quyền chính trị thiếu nguồn lực đầy đủ để thay đổi cục diện chế độ hiện hữu, thay đổi chế độ thù lao để ngày càng có hiệu quả triển khai thể chế lao động khác nhau của hai quốc gia. Nếu như nói sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xây dựng chính quyền, không cho phép cấu kết chính trị Thanh Anh (như Mao Trạch Đông) tập kết các nguồn lực để nhấn mạnh sự khống chế của ĐCS đối với công đoàn, thậm chí còn tiến thêm một bước là trấn áp mọi yêu cầu tự chủ của công đoàn. Kiểu câu kết chính trị Thanh Anh của Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội để hành động như vậy.
Tác giả mong muốn từ góc độ lịch sử phát triển của hai nước để tìm ra nguồn gốc của sự khác biệt đồng thời đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân có sẵn trong lý luận để làm rõ mối quan hệ giữa công đoàn và thể chế ĐCS nhà nước Việt Nam. Thông qua những cứ liệu lịch sử để triển khai một suy luận nhân quả causal inference). Nhưng do những hạn chế như: các vấn đề nghiên cứu liên quan không đầy đủ, cứ liệu lịch sử còn thiếu sót…khiến cho kết quả của luận điểm còn nhiều sơ hở, hy vọng sau này sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm các cứ liệu để hoàn thiện hơn.
———
* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này trên mục Chủ ĐỀ/Hội thảo VN học-3 (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ).
———-
1. Chỉnh lý từ “Bảng thống kê, lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài để phân biệt quốc gia (khu vực)” của trang Web Kim chỉ nam đầu tư vào Trung Quốc. Trang Web này do Bộ Thương vụ Trung Quốc lập ra
http://www.fdi.gov.cn/pub/FDI/wztj/wstztj/lywzfgbdqtj/default.htm
2. Vietnam Investment Review No. 693/ Jan 24-30,2005.3. Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Loan tại Việt Nam.http://www.teco.org.vn/9512investstatistics.xls 社會主義國家工會在中國及越南—
( Từ các chú thích thứ 3 trở đi bằng tiếng Trung, nên BBT đã bỏ để cho gọn).

Tổng số lượt xem trang