Sau này ông Bùi Diễm biết rằng các bức điện mật của Tòa Đại sứ VNCH ở Washington gởi về trong nước đều được phía Mỹ đọc qua. Thậm chí phòng làm việc của ông bị đặt máy nghe lén. Wikileaks nói họ có kế hoạch công bố 250,000 bức điện mật của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Wikileaks, website chuyên tiết lộ các tin mật gây chấn động nói họ có kế hoạch công bố 250,000 điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ giai đoạn từ 1966 đến 2010. Điện mật (cable) là hình thức liên lạc chủ yếu giữa đại sứ quán, lãnh sự quán Mỹ với Washington. Một số điện tín ngoại giao nhận định thẳng thắn về tình hình an ninh, chiến sự tại một quốc gia. Một số khác miêu tả cá tính của lãnh đạo thế giới, qua lối nói ngay thẳng, không rào đón. Ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Washington D.C. cho rằng công việc sắp tới của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn do vụ ‘xì tin’ mới nhất trên Wikileaks.
Và lãnh đạo thế giới sẽ khó nói chuyện thân tình với nhà ngoại giao Mỹ, sợ một ngày nào đó tin nhạy cảm sẽ xuất hiện trên mặt báo.
Thời ông Bùi Diễm (trước 1975) điện tín ngoại giao là phương tiện chủ yếu để trao đổi thông tin giữa tòa đại sứ và bộ Ngoại giao ở trong nước.
“Thời của tôi điện tín ngoại giao dùng đường truyền như điện thoại nhưng được mã hóa khi gửi đi. Người ta gọi là đánh telex. Bây giờ thì họ dùng máy computer và mạng internet, còn nhanh hơn nữa. Nó có nhược điểm là đôi khi lại bị lọt ra ngoài như vụ Wikileaks hiện giờ.
“Trước đây khi gởi về bao giờ cũng có mật mã. Khi tôi viết xong, cán bộ cơ yếu ở tòa đại sứ sẽ chuyển tin tức đó ra mật mã, để chuyển về Sài Gòn. Ở Sài gòn, người ta chuyển bản mật mã đó ra bản chính thức để trình cho người có trách nhiệm của chính phủ. Ví dụ như Tổng trưởng Ngoại giao hoặc ông Tổng thống.
“Tất cả điện tín được gọi là tài liệu mật. Đôi khi có tài liệu mật hơn nữa không muốn cho ai biết, thường phải nhờ người cầm tay đi máy bay mang về. Cái này phải hết sức đặt biệt.
“Có trường hợp tôi theo dõi ông Kissinger trong vụ điều đình hội đàm Paris. Khi ở Washington tôi gặp ông ấy rồi. Khi ông ấy qua Paris cũng cũng đi theo. Hai ngày trước khi ông ấy ký hiệp định tôi có làm tờ trình cho ông Tổng thống Thiệu. Cái bản tường trình đó được người cầm tay mang về.”
Lấy tin
Trong cuộc gặp với quan chức của chính phủ Hoa Kỳ, mỗi khi chính khách Mỹ nói đến chủ đề chính trị, quân sự hay kinh tế ở Việt Nam, cựu đại sứ của VNCH cho hay, ông đều đánh điện tín khẩn báo cáo Sài Gòn.
“Hàng ngày đều có mật điện để gửi về, qua mật mã chính phủ quy định. Chuyên viên mật mã chuyển các bức điện tín đó về Sài Gòn.”
Dù ở vị trí nào, trong hoàn cảnh nào, ông Bùi Diễm cho rằng nhà ngoại giao phải có kỹ năng moi tin chuyên nghiệp. Và chuyển nhanh về nước những mẩu tin sốt dẻo thu thập được từ chính khách cao cấp của nước sở tại.
Đôi khi có tài liệu mật hơn nữa không muốn cho ai biết, thường phải nhờ người cầm tay đi máy bay mang về. Cái này phải hết sức đặt biệt
Hình phải: Ông Bùi Diễm
Ông kể về một tin lớn, quan trọng, nhưng có được bằng cách tình cờ.
“Khi tôi nói chuyện với ông Kissinger, ông ấy buộc miệng chê ngoại trưởng Mỹ (khi ấy là) William Rogers. Ông Kissinger phân trần với tôi rằng tất cả chính sách ngoại giao của Mỹ được quyết định từ Tòa Bạch ốc chứ không phải Bộ Ngoại giao. Tôi liền chuyển câu nói của Kissinger về Sài Gòn để bên nhà biết rằng, có sự cách biệt giữa Tòa Bạch ốc và Bộ Ngoại giao.”
Và ông Bùi Diễm còn săn tin về ứng viên nào có triển vọng thắng cử tổng thống để chính phủ Sài Gòn chuuẩn bị đối sách phù hợp.
“Ví dụ thứ hai cuối năm 1968, sắp sửa có cuộc bầu cử tổng thống giữa hai ứng viên Richard Nixon và Hubert Humphrey. Tôi đã nhiều lần gặp và nói chuyện với ông Nixon. Tôi cũng nói chuyện với cả ông Humphrey nữa. Ông Nixon muốn tôi nói chuyện mạnh với ông Thiệu nhằm thay đổi thái độ trong cuộc chiến Việt Nam. Bức điện tín tôi đánh về nhà khi ấy nói rằng hậu thuẫn cho ứng viên Cộng Hòa (Nixon) mạnh hơn ứng viên Dân Chủ (Humphrey). Đó là nhận định trung thực của tôi về chính trị Hoa Kỳ lúc đó.”
Nghe lén
Sau này ông Bùi Diễm biết rằng các bức điện mật của Tòa Đại sứ VNCH ở Washington gởi về trong nước đã được phía Mỹ đọc qua. Thậm chí phòng làm việc của ông bị đặt máy nghe lén.
“Điều đó rất bất tiện. Họ muốn biết tôi nói chuyện với ai. Làm như vậy đối với một đồng minh càng không nên.”
Việc website Wikileaks công bố các điện tín mật của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm nói.
Từ nay về sau, ông cho rằng rất khó để lãnh đạo một quốc gia nào đó nói chuyện thân tình với viên chức ngoại giao Mỹ.
“Rồi đây các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đi làm việc ở các nơi sẽ gặp nhiều khó khăn. Quan chức một nước nào đó khi tiếp nhà ngoại giao Hoa Kỳ đôi khi cũng dè dặt. Làm sao có thể nói mạnh dạn khi biết đâu, mai này những lời nói của mình sẽ được công bố trên báo chí thế giới. Công việc của nhà ngoại giao từ đây sẽ khó hơn trước rất nhiều,” cựu đại sứ của VNCH nhận định.
Wikileaks, website chuyên tiết lộ các tin mật gây chấn động nói họ có kế hoạch công bố 250,000 điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ giai đoạn từ 1966 đến 2010. Điện mật (cable) là hình thức liên lạc chủ yếu giữa đại sứ quán, lãnh sự quán Mỹ với Washington. Một số điện tín ngoại giao nhận định thẳng thắn về tình hình an ninh, chiến sự tại một quốc gia. Một số khác miêu tả cá tính của lãnh đạo thế giới, qua lối nói ngay thẳng, không rào đón. Ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Washington D.C. cho rằng công việc sắp tới của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn do vụ ‘xì tin’ mới nhất trên Wikileaks.
Và lãnh đạo thế giới sẽ khó nói chuyện thân tình với nhà ngoại giao Mỹ, sợ một ngày nào đó tin nhạy cảm sẽ xuất hiện trên mặt báo.
Thời ông Bùi Diễm (trước 1975) điện tín ngoại giao là phương tiện chủ yếu để trao đổi thông tin giữa tòa đại sứ và bộ Ngoại giao ở trong nước.
“Thời của tôi điện tín ngoại giao dùng đường truyền như điện thoại nhưng được mã hóa khi gửi đi. Người ta gọi là đánh telex. Bây giờ thì họ dùng máy computer và mạng internet, còn nhanh hơn nữa. Nó có nhược điểm là đôi khi lại bị lọt ra ngoài như vụ Wikileaks hiện giờ.
“Trước đây khi gởi về bao giờ cũng có mật mã. Khi tôi viết xong, cán bộ cơ yếu ở tòa đại sứ sẽ chuyển tin tức đó ra mật mã, để chuyển về Sài Gòn. Ở Sài gòn, người ta chuyển bản mật mã đó ra bản chính thức để trình cho người có trách nhiệm của chính phủ. Ví dụ như Tổng trưởng Ngoại giao hoặc ông Tổng thống.
“Tất cả điện tín được gọi là tài liệu mật. Đôi khi có tài liệu mật hơn nữa không muốn cho ai biết, thường phải nhờ người cầm tay đi máy bay mang về. Cái này phải hết sức đặt biệt.
“Có trường hợp tôi theo dõi ông Kissinger trong vụ điều đình hội đàm Paris. Khi ở Washington tôi gặp ông ấy rồi. Khi ông ấy qua Paris cũng cũng đi theo. Hai ngày trước khi ông ấy ký hiệp định tôi có làm tờ trình cho ông Tổng thống Thiệu. Cái bản tường trình đó được người cầm tay mang về.”
Lấy tin
Trong cuộc gặp với quan chức của chính phủ Hoa Kỳ, mỗi khi chính khách Mỹ nói đến chủ đề chính trị, quân sự hay kinh tế ở Việt Nam, cựu đại sứ của VNCH cho hay, ông đều đánh điện tín khẩn báo cáo Sài Gòn.
“Hàng ngày đều có mật điện để gửi về, qua mật mã chính phủ quy định. Chuyên viên mật mã chuyển các bức điện tín đó về Sài Gòn.”
Dù ở vị trí nào, trong hoàn cảnh nào, ông Bùi Diễm cho rằng nhà ngoại giao phải có kỹ năng moi tin chuyên nghiệp. Và chuyển nhanh về nước những mẩu tin sốt dẻo thu thập được từ chính khách cao cấp của nước sở tại.
Đôi khi có tài liệu mật hơn nữa không muốn cho ai biết, thường phải nhờ người cầm tay đi máy bay mang về. Cái này phải hết sức đặt biệt
Hình phải: Ông Bùi Diễm
Ông kể về một tin lớn, quan trọng, nhưng có được bằng cách tình cờ.
“Khi tôi nói chuyện với ông Kissinger, ông ấy buộc miệng chê ngoại trưởng Mỹ (khi ấy là) William Rogers. Ông Kissinger phân trần với tôi rằng tất cả chính sách ngoại giao của Mỹ được quyết định từ Tòa Bạch ốc chứ không phải Bộ Ngoại giao. Tôi liền chuyển câu nói của Kissinger về Sài Gòn để bên nhà biết rằng, có sự cách biệt giữa Tòa Bạch ốc và Bộ Ngoại giao.”
Và ông Bùi Diễm còn săn tin về ứng viên nào có triển vọng thắng cử tổng thống để chính phủ Sài Gòn chuuẩn bị đối sách phù hợp.
“Ví dụ thứ hai cuối năm 1968, sắp sửa có cuộc bầu cử tổng thống giữa hai ứng viên Richard Nixon và Hubert Humphrey. Tôi đã nhiều lần gặp và nói chuyện với ông Nixon. Tôi cũng nói chuyện với cả ông Humphrey nữa. Ông Nixon muốn tôi nói chuyện mạnh với ông Thiệu nhằm thay đổi thái độ trong cuộc chiến Việt Nam. Bức điện tín tôi đánh về nhà khi ấy nói rằng hậu thuẫn cho ứng viên Cộng Hòa (Nixon) mạnh hơn ứng viên Dân Chủ (Humphrey). Đó là nhận định trung thực của tôi về chính trị Hoa Kỳ lúc đó.”
Nghe lén
Sau này ông Bùi Diễm biết rằng các bức điện mật của Tòa Đại sứ VNCH ở Washington gởi về trong nước đã được phía Mỹ đọc qua. Thậm chí phòng làm việc của ông bị đặt máy nghe lén.
“Điều đó rất bất tiện. Họ muốn biết tôi nói chuyện với ai. Làm như vậy đối với một đồng minh càng không nên.”
Việc website Wikileaks công bố các điện tín mật của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm nói.
Từ nay về sau, ông cho rằng rất khó để lãnh đạo một quốc gia nào đó nói chuyện thân tình với viên chức ngoại giao Mỹ.
“Rồi đây các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đi làm việc ở các nơi sẽ gặp nhiều khó khăn. Quan chức một nước nào đó khi tiếp nhà ngoại giao Hoa Kỳ đôi khi cũng dè dặt. Làm sao có thể nói mạnh dạn khi biết đâu, mai này những lời nói của mình sẽ được công bố trên báo chí thế giới. Công việc của nhà ngoại giao từ đây sẽ khó hơn trước rất nhiều,” cựu đại sứ của VNCH nhận định.