Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ

-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 18)
7. Mãi mãi không phai màu “Trung Quốc vương đạo”
“Trung Quốc vương đạo” là bản sắc quốc gia của Trung Quốc. Khi Trung Quốc trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, bản sắc này cũng không hề thay đổi. Làm thế nào để mãi mãi giữ bản sắc “Trung Quốc vương đạo”? Tính cách Trung Hoa hấp dẫn lòng người làm thế nào mới có thể không xảy ra thay đổi?
“Một vạn năm nữa, chúng ta cũng không xâm lược kẻ khác”
Ngày 30/1/1962, phát biểu tại Hội nghị công tác trungương mở rộng, Mao Trạch Đông nói: “Năm 1961, tôi nói chuyện với Montgomery, ông ta nói qua 50 năm nữa, các bạnsẽ rất mạnh. Ý của ông ấy muốn nói là, qua 50 năm chúng ta sẽ lớn mạnh, và sẽ “xâm lược” kẻ khác, còn trong vòng 50 năm vẫn sẽ chưa xẩy ra điều gì. Năm 1960 khi đến Trung Quốc ông ấy đã nói với tôi điều này. Tôi nói chúng tôi là những người đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, đất nước của chúng tôi là quốc gia chủ nghĩa xã hội, không phải là quốc gia chủ nghĩa tư bản, vì thế, một trăm năm hay một vạn năm, chúng tôi cũng không xâm lược kẻ khác”.
Trong bài phát biểu quan trọng ngày 29/5/1984, Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra: Trung Quốc hiện nay thuộc thế giới thứ ba, tương lai sẽ phát triển giàu mạnh, nhưng vẫn thuộc thế giới thứ ba. Trung Quốc vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không ức hiếp kẻ khác. Trong buổi nói chuyện ngày 4/4/1986,Đặng Tiểu Bình nói: “Nếu một tỷ người dân Trung Quốc không kiên trì chính sách hoà bình, không phản đối chủ nghĩa bá quyền, hoặc cùng với việc phát triển kinh tế tự mình thực hiện chủ nghĩa bá quyền, như vậy cũng là một tai họa cho thế giới, cũng là sự thụt lùi của lịch sử. Một tỷ người dân Trung Quốc kiên trì chủ nghĩa xã hội, một tỷ người dân Trung Quốc kiên trì chính sách hoà bình, làm được cả hai việc này, thì con đường của chúng ta đã đi là đúng và có thể có những đóng góp to lớn cho nhân loại”.
Vĩnh viễn không ức hiếp kẻ khác là quan niệm mà Trung Quốc đã kiên định trong tai họa bị ức hiếp hàng trăm năm. Tôn Trung Sơn lúc sinh thời cũng nhiều lần nhắc nhở: Sau khi dân tộc Trung Hoa phục hưng, quyết không thể học theo bá đạo của phương Tây, khắp nơi chinh phạt báo thù, mà cố gắnggiữ vương đạo của phương Đông, chủ trì công lý và chínhnghĩa của thế giới. Khi sinh thời, Mao Trạch Đông từng tuyên bố trước toàn thế giới: Trung Quốc “không xưng bá”.
Vĩnh viễn không ức hiếp kẻ khác, là lời hứa trang trọng hướng tới tương lai của Trung Quốc đối với thế giới, là quốc sách cơ bản mà Trung Quốc vĩnh viễn kiên trì.
Vì thế giới, Trung Quốc bênh vực kẻ yếu
Năm 1924, trong “Chủ nghĩa tam dân”, Tôn Trung Sơn nói: “Chúng ta hôm nay phải khôi phục lại chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đã mất, dùng sức mạnh của hơn 400 triệu người này để bênh vực kẻ yếu trên thế giới, đây mới được coi là sứ mệnh của 400 triệu người của chúng ta”.
Tôn Trung Sơn cho rằng, khi Trung Quốc đạt tới địa vị đứng đầu thế giới, Trung Quốc không những phải khôi phục địa vị của dân tộc, mà còn phải đảm nhận trách nhiệm lớn lao đối với thế giới. Nếu Trung Quốc không thể gánh vác trách nhiệm này, vậy thì Trung Quốc cường thịnh, sẽ là đại họa cho thế giới, không có đại lợi. Trung Quốc phải gánh vác tráchnhiệm gì đối với thế giới? Đó là trước hết phải quyết định một chính sách cứu giúp kẻ yếu, đây mới là sứ mạng của dân tộcchúng ta. Đối với những dân tộc nhỏ yếu chúng ta phải nâng đỡ họ, đối với các nước liệt cường chúng ta phải chống lại họ. Nếu nhân dân cả nước đều cùng có chí hướng đó, dân tộc Trung Hoa mới có thể phát triển. Nếu như không có cùng chí hướng đó, dân tộc Trung Hoa sẽ không có hy vọng.
Theo cách nhìn nhận của Tôn Trung Sơn, Trung Quốc sau khi hùng mạnh lên, không chỉ không thể dựa vào kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, mà còn phải bênh vực kẻ yếu, phải chủ trì công lý, phải tận tâm với trách nhiệm, vì thế giới mà bênh vực kẻ yếu.
Hoan nghênh Mỹ cân bằng với Trung Quốc
Ngày 27/10/2009, trong buổi tiệc chiêu đãi chúc mừng 25 năm thành lập “Hội đồng thương mại Mỹ-ASEAN” tại Washington, Lý Quang Diệu đã có bài phát biểu với tựa đề “Trật tự thế giới sẽ cân bằng trở lại”, phát biểu này là đại diện điển hình cho “Thuyết cân bằng Trung Quốc” trong cộng đồng quốc tế. Lý Quang Diệu cho rằng, khi Trung Quốc trỗi dậy thành một cường quyền ở đỉnh cao, các quốc gia châu Á khác đều không thể địch nổi, nếu như Mỹ không tích cực thamgia các công việc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kiềm chế sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, thì sẽ đánh mất địa vị lãnh đạo toàn cầu.
Làm thế nào để cân bằng Trung Quốc? Đó chính là sự cân bằng trên 3 ý nghĩa: Ý nghĩa thứ nhất là sự cân bằng lấy “kiềm chế” làm nội dung chính, thực chất của sự cân bằng này là kiềm chế; việc cân bằng Trung Quốc trên ý nghĩa này chính là kiềm chế Trung Quốc; đối với vấn đề này, đương nhiên phải kiên quyết tẩy chay. Thứ hai là sự cân bằng lấy “thích ứng” làm nội dung chính, đó là phải căn cứ tỷ trọng mới của sự thay đổi sức mạnh, xây dựng và hình thành cục diện hệ thống mới tiến cùng thời đại, sự cân bằng này cần tích cực thúc đẩy. Thứ ba là sự cân bằng lấy “giữ cân bằng” làm nội dung chính, đó là giữ cân bằng đối với lực lượng tăng trưởng tốc độ nhanh và lực lượng đứng đầu thế giới, làm cho nó không dẫn đến việc làm mất đi sự giám sát và kiềm chế, đưa tới sự mất cân bằng nghiêm trọng đối với sức mạnh và hành vi; đối với sự cân bằng của ý nghĩa thứ 3, nên giữ thái độ hoan nghênh.
Nguyên nhân bên trong của sự hình thành chủ nghĩa bá quyền là việc thực hiện chính sách quốc gia cường quyền bá đạo. Mà nguyên nhân bên ngoài của sự tồn tại chủ nghĩa bá quyền là thiếu sự kiềm chế của lực lượng bên ngoài có đủ sức mạnh. Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa bá quyền Mỹ hoành hành ngang ngược, đâu đâu cũng múa súng vung đao, vì Mỹ là một siêu cường, không có lực lượng nào có thể kiềm chế, kìm hãm nó.
Xây dựng “Trung Quốc vương đạo”, giữ gìn tính cách Trung Quốc, ngăn chặn việc tiêm nhiễm thói xấu bá quyền theo mô hình nước Mỹ sau khi trở thành quốc gia đứng đầu thế giới hùng mạnh nhất thế giới, vừa phải dựa vào “đức trị” dựa vào “tự kiềm chế”, cũng vừa phải dựa vào “pháp chế” dựa vào sự kiềm chế của sức mạnh bên ngoài. Truyền thống “Trung Quốc vương đạo” hàng nghìn năm trong lịch sử, hoàn toàn không đủ để đảm bảo Trung Quốc khi bước lên đỉnh cao sức mạnh trên thế giới vẫn nhất định giữ được “Trung Quốc vương đạo”, vẫn không nảy sinh những thay đổi của tính sách quốc gia. Một nước Mỹ thiếu sự giám sát quốc tế có hiệu quả và sự kiềm chế quốc tế mạnh mẽ tất đem lại cho thế giới sự hoành hành ngang ngược của chủ nghĩa bá quyền, khiến cho thế giới gặp phải tai họa và cũng khiến nước Mỹ suy yếu. Một thế giới mất cân bằng vè sức mạnh khó trở thành thế giới ổn định, hoà bình. Trung Quốc đi theo con đường mới trỗi dậy hoà bình, hoàn toàn không muốn trỗi dậy thành một “nước lớn siêu cường” thoát khỏi sự kiểm chế của cộng đồng quốc tế. Thế giới hài hoà mà Trung Quốc muốn xây dựng, đầu tiên là sự hài hoà giữa Trung Quốc với thế giới, là sự cân bằng giữa Trung Quốc với thế giới. Ngày 7/5/1978, trong bài phát biểu“Thực hiện 4 hiện đại hoá, vĩnh viễn không xưng bá”, Đặng Tiểu Bình nói: “Trung Quốc vĩnh viễn không xưng bá. Tư tưởng này hiện nay mọi người có thể lý giải, vì Trung Quốc hiện nay vẫn rất nghèo, là quốc gia thuộc thế giới thứ ba không hơn không kém. Vấn đề là trong tương lai khi chúng ta đã phát triển lên, tiến hành hay không tiến hành chủ nghĩa bá quyền. Nếu như khi đó Trung Quốc lên mặt, xưng vương xưng bá trên thế giới, chỉ tay năm ngón, như vậy sẽ tự mình khai trừ khỏi thế giới thứ ba, khẳng định không còn là quốc gia xã hội chủ nghĩa nữa”. Những dự báo của Đặng Tiểu Bình khiến mọi người suy ngẫm sâu xa.
Thế giới trong tương lai cần phải tái cân bằng Trung Quốc. Trung Quốc trong tương lai cũng cần một thế giới cân bằng. Trung Quốc hoan nghênh Mỹ cân bằng Trung Quốc trên ý nghĩa tích cực, Trung Quốc cũng hoan nghênh thế giới cân bằng Trung Quốc trên ý nghĩa tích cực.
Tóm lại, bảo đảm “Trung Quốc vương đạo” vĩnh viễn không phai màu, xây dựng “Trung Quốc vương đạo” hùng mạnh nhất thế giới, chính là phải xây dựng một đại cường quốc vĩnh viễn không ức hiếp kẻ khác, một đại cường quốc bênh vực kẻ yếu, dám làm việc nghĩa trên thế giới, một đại cường quốc vừa có thể kiềm chế có hiệu quả bá quyền, lại vừa có thể bị thế giới kiềm chế có hiệu quả.


-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 19)
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC LỚN ĐÒI HỎI TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
Chiến lược quyết định phương hướng và tiền đồ một quốc gia, dân tộc. Chiến lược là “đường sinh mạng” của quốc gia đó, dân tộc đó. Cái gọi là “đại quốc thịnh suy” cơ bản nhất là ở sự thịnh suy của chiến lược. Chiến lược đúng đắn, nước nhỏ có thể đứng lên; chiến lược sai lầm, nước lớn cũng có thể tàn lụi. Cái gọi là “nhược quốc”, trước hết là yếu về mặt chiến lược; còn gọi là cường quốc thì thế mạnh về mặt chiến lược ưu tiên hàng đầu, nước lớn một ngày mất đi ưu thế về mặt chiến lược, thì mạnh cũng biến thành yếu. Cái gọi là “hưng quốc”, đầu tiên cũng là hưng thịnh về mặt chiến lược, vấn đề cốt lõi vẫn là chiến lược hưng thịnh. Với những ý nghĩa nêu trên, tất cả những nước lớn trỗi dậy thực chất là do sự trỗi dậy về mặt chiến lược. Chiến lược là mấu chốt, nắm được điểm mấu chốt thì mọi việc trôi chảy.
1. Nước lớn, lớn ở chiến lược

Một nước không có chiến lược thì không thành nước lớn được. Một quốc gia không xác định được chiến lược đúng đắn, cũng không thể thành một cường quốc. Cái lớn của nước lớn là lớn ở chiến lược; sức mạnh của cường quốc là mạnh ở chiến lược. Nước lớn trỗi dậy, đầu tiên là trỗi dậy về chiến lược, nước lớn cạnh tranh, tâm điểm là cạnh chiến lược. Chiến lược là “đường sinh mệnh” của một quốc gia, là hạt nhân sức cạnh tranh của quốc gia đó.
Sai lầm chiến lược là sai lầm chết người

Trung Quốc từ cổ chí kim là một nước phong phú về mặt tư tưởng chiến lược, là vật báu trong kho tàng tư tưởng chiến lược thế giới, những cống hiến của Trung Quốc rất lớn. Nhưng, trong tiến trình lịch sử hiện đại của thế giới, chiến lược của Trung Quốc lạc hậu. “Lạc hậu thì bị ăn đòn”. Sự lạc hậu này bộc lộ và biểu hiện ở sự lạc hậu của nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, mà ở tầng nấc sâu hơn là sự lạc hậu trong tư duy và tư tưởng chiến lược. Bi kịch của Trung Quốc cận đại là “bi kịch của chiến lược”. Chiến lược lạc hậu và bị động là nguyên nhân căn bản gây ra nạn diệt vong của dân tộc và quốc gia.
Sự vùng dậy của Trung Quốc cận đại đầu tiên là sự sáng tạo của tư tưởng và đổi mới tư duy của chiến lược. Từ chiếnlược cách mạng của Tôn Trung Sơn và Mao Trạch Đông đếnchiến lược cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, đều là chiếnlược sáng tạo mới của dân tộc Trung Hoa. Đáp ứng nhu cầu phục hưng và trỗi dậy của Trung Quốc, Trung Quốc trong thế kỷ 21 cần phải xây dựng một “chiến lược Trung Quốc”. Chiến lược Trung Quốc có nghĩa là Trung Quốc phải có bước bứt phá, nhảy vọt mang tính lịch sử về mặt chiến lược; cần làm nên một chiến lược cường quốc, chiến lược nước lớn. Chiến lược Trung Quốc gồm ba tiêu chí: một là chiến lược có tầm nhìn xa vượt hiện tại, hai là vượt qua chiến lược cục bộ của thế giới, ba là lấy tư tưởng chiến lược chuyển hóa thành nguyên tắc chiến lược, phương châm chiến lược, hành động chiến lược, năng lực thực tiễn của cục diện chiến lược.
Trung Quốc của thế kỷ 21 đang hướng tới “chiến lược Trung Quốc”: chiến lược Trung Quốc, xét về lâu dài, đã hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển đất nước 100 năm, đó là “chiến lược thế kỷ” của Trung Quốc. Xét trên phương diện toàn cục, đã bắt đầu ý tưởng từ dẫn dắt thế giới đến lãnh đạo và bố cục thế giới, hình thành chiến lược thế giới của Trung Quốc. Xét về tính thực tiễn, đã hiển thị từ tư tưởng chiến lược đến quyết sách chiến lược, từ năng lực tư duy chiến lược đến năng lực chiến lược thực tiễn của sự chuyển hoá nhanh chóng và những biến đổi của khoa học; đã hình thành sự tuần hoàn tích cực giữa chiến lược lý luận và chiến lược thực tiễn, mà không rơi vào chiến lược nói suông. Trong chiến lược lớn của Trung Quốc, về tính lâu dài, tính thế giới và tính thực tiễn, đã hình thành nên đặc trưng chủ yếu của “chiến lược Trung Quốc”. Giai đoạn hiện nay, Trung Quốc cách mục tiêu “chiến lược Trung Quốc” còn một đoạn tương đối xa.
Quốc gia cũng như một con người không thể phạm sai lầm. Nhưng quốc gia thì không thể phạm sai lầm mà là chiến lược sai lầm. Vì chiến lược sai lầm nên dẫn đến “sai lầm chết người”. Trên vũ đài thế giới cận đại, trong quá trình cạnh tranh giữa các nước lớn, một số nước đã bị rơi vào sự lạc hậu, lụi bại đều có nguyên nhân xuất phát từ “sai lầm chết người”trong chiến lược. Nước Đức trong hai lần chiến tranh thế giới, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trong chiến tranh Lạnh, bại trận đều do phạm phải “sai lầm chếtngười” – chiến lược sai lầm. Ở thế giới phương Tây, Mỹ là nước có chiến lược tốt nhất, trong thời gian hơn 200 năm, tuy họ phạm không ít sai lầm, cũng trải qua vài nguy cơ lớn, bao gồm khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng rất ít phát sinh sai lầm chính sách chiến lược lớn dẫn đến sự suy sụp nghiêm trọng của đất nước. Nước Mỹ luôn luôn bảo đảm sự ổn định nhất định, khả năng sinh tồn và sức sống; họ vẫn cần đường để đi tiếp. Có thể thấy cạnh tranh giữa nước lớn, trước hết là ở chỗ không phạm sai lầm chiến lược, là cuộc đua để ít phạm phải sai lầm chiến lược.
Tại sao Nhật dẫn dắt Trung Quốc phạm sai lầm
Có một chuyên gia người Trung Quốc đã kể lại một sự việc thế này: tháng 9 năm 2004, một nhà nghiên cứu người Nhật Bản đi vòng quanh Bắc Kinh, Tây An, Trùng Khánh, Thượng Hải, khi trở về Nhật ông ta kết luận trong một hội nghị cấp cao: từ tiến trình hiện đại 2 nước Trung – Nhật nhìn lại, Nhật đã thất bại hoàn toàn, nguyên nhân là nước Nhật đã sống chết dựa dẫm vào học tập để lấy ưu thế về kỹ thuật, nhưng đã dùng kỹ thuật tiêu hết phúc lợi của 100 năm. Hiện tại Trung Quốc đã biết học tập. Kỹ thuật của Trung Quốc theo kịp Nhật chỉ còn là vấn đề thời gian, đã không còn là vấn đề không thể. Một ngày nào đó, kỹ thuật của Trung-Nhật gần tương đương nhau, ưu thế bẩm sinh của Trung Quốc và ưu thế chính trị đều cho thấy rõ ràng là Trung Quốc sẽ “làm vua” ởchâu Á. Chỉ cần Trung Quốc không phạm sai lầm lớn, kể cả có sai lầm nhỏ nhưng Trung Quốc sẽ nổi lên là điều tất yếu.Có người hỏi lại ông ta: Thế thì Nhật phải làm gì? Ông ta trả lời: “Vậy thì phải dẫn dắt Trung Quốc phạm phải sai lầm lớn.Điều Nhật có thể làm được hiện nay chính là cố gắng làm cho Trung Quốc mắc sai lầm trong giai đoạn này, trì hoãn tốc độ trỗi dậy của Trung Quốc”. Lại hỏi: “Nếu Trung Quốc không phạm phải sai lầm thì làm thế nào?”. Vị đó nói: “Vậy thì Nhật hãy chuẩn bị tư tưởng dựa dẫm vào Trung Quốc”.
Đây chính là sự nhạy cảm sâu sắc của người Nhật, là sự lo lắng cao độ và cũng là sự bắt đầu chuẩn bị tâm lý của ngườiNhật. Đương nhiên, mục tiêu phát triển của Trung Quốckhông phải là làm “bá chủ châu Á” mà chính là “bá chủ thế giới” “bá chủ địa cầu”. Do đó, không phạm sai lầm trong chiến lược là yêu cầu càng phải đề cao hơn với Trung Quốc.
Trong cạnh tranh giữa các nước lớn, dẫn dắt đối phương phạm phải sai lầm chiến lược là thủ đoạn của một số nước lớn, cũng là cách ngăn chặn ít tốn kém nhất và khôn khéo nhất. Vì vậy muốn quốc gia an toàn cần có chiến lược an toàn trước nhất. Bảo vệ chiến lược an toàn là không phạm phải sai lầm chết người chính là chọn lựa chiến lược chính xác.
Dẫn dắt Trung Quốc phạm phải sai lầm là giảm đi sức cạnh tranh của Trung Quốc, bảo vệ địa vị của nước mình trên thế giới, duy trì ưu thế của mình trong cuộc cạnh tranh giữacác nước lớn. Đây là mong muốn của nước Nhật, nhưng lẽ nào đó không phải là nỗi lòng của nước Mỹ ?
Trung Quốc trỗi dậy, chiến lược phải đi trước

Năm 1987, giáo sư sử học Paul Kennedy của trường Đại học Yale nước Mỹ đã nghiên cứu điều kiện có lợi và bất lợikhi Trung Quốc trỗi dậy. Ông đã chỉ ra: “Trung Quốc thực chất là một nước lớn nghèo nàn, đồng thời địa vị các mặt củachiến lược cũng không tốt. Đây đương nhiên chính là hai yếu tố bất lợi của chiến lược trỗi dậy ở Trung Quốc, nhưng ông cũng chỉ ra hai điều kiện có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc: một là sự vĩ đại ở tư tưởng liên tục, nhất quán và tầm nhìn xa chiến lược. Về phương diện này, Bắc Kinh vượt xaMátxcơva, Oasinhtơn, Tôkyô, Tây Âu càng không thể sánh kịp; hai là, Trung Quốc sẽ duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và liên tục, quốc gia này có thể thay đổi lớn trong khoảng vài chục năm “.
Với cương vị là chuyên gia chiến lược của nước Mỹ, nhận định nêu trên của Paul Kennedy biểu đạt ba nhận thức sâu sắc: thứ nhất, ông cho rằng Trung Quốc đã hình thành một chiến lược, chiến lược này rất lớn và có tầm nhìn xa, liên tục và nhất quán về mặt tư tưởng; hai là ông cho rằng Trung Quốc đã hình thành chiến lược này muốn vượt qua các nước Mỹ,Tây Âu, Nga và Nhật Bản; ba là ông cho rằng Trung Quốc hình thành chiến lược này sẽ đem lại hiệu ích chiến lược to lớn trong cho Trung Quốc, đó chính là sự bảo đảm kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, khiến đất nước này có những thay đổi lớn trong khoảng vài chục năm. Có thể nói rằng, chiến lược này rất chuẩn xác. Trung Quốc trỗi dậy là bắt đầu ở sự chuyển biến chiến lược và sáng tạo chiến lược. Trung Quốc trỗi dậy, đầu tiên là chiến lược Trung Quốc trỗi dậy. Trung Quốc là một nước lớn trỗi dậy, đầu tiên là chiến lược nước lớn trỗi dậy. Không có chiến lược lớn trỗi dậy, không có Trung Quốc trỗi dậy. Chiến lược Trung Quốc dẫn dắt Trung Quốc trỗi dậy.
Kỳ sau: 2. Bốn giai đoạn của đại chiến lược Trung Quốc

Tổng số lượt xem trang