Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Nguyễn Hưng Quốc - Nhìn lại năm 2010

-Nguyễn Hưng Quốc - Nhìn lại năm 2010 VOA

25.12.2010
Về phương diện chính trị, ở Việt Nam, năm 2010 có thật nhiều biến động quan trọng. Tuy nhiên, tôi lại không muốn liệt kê hay kể lại các biến động ấy. Chắc chắn có rất nhiều đồng nghiệp của tôi, ở trong và ngoài nước, sẽ đảm nhậm vai trò đó. Và chắc chắn nhiều người trong họ sẽ làm tốt công việc ấy hơn tôi: Họ theo dõi thường xuyên và kỹ lưỡng hơn, có người theo dõi từ bên trong với những nguồn tin mà tôi không thể nào có được.

Biết thân biết phận, tôi chỉ xin dừng lại ở những nhận định có tính chất khái quát về một đặc điểm mà tôi cho là đáng kể nhất trong năm 2010 sắp sửa kết thúc: đó là năm khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền Việt Nam bị thử thách một cách nghiêm trọng, có thể nói là nghiêm trọng nhất kể từ sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu vào những năm 1989-1990.
Khả năng ấy bị thử thách, trước hết, bởi công luận, đặc biệt công luận ngay trong nước.
Phải nói ngay là, ít nhất từ sau năm 1975, dân chúng hiếm khi đồng ý và đồng tình với chính phủ. Tuy nhiên, trước thời đổi mới, khi quyền tự do ngôn luận hoàn toàn bị bóp nghẹt, ngay cả những lời bàn tán ở chỗ riêng tư, giữa bạn bè với nhau, quanh một bàn nhậu, cũng bị theo dõi gắt gao, không ai dám lên tiếng một cách công khai.
Mà có dám thì cũng bất khả. Toàn bộ hệ thống báo chí, từ báo in đến truyền thanh và truyền hình, đều nằm trong tay nhà nước. Công luận chỉ có một lối thoát duy nhất: các truyện tiếu lâm có nội dung chính trị được truyền khẩu, hầu hết, một cách lén lút, từ người này đến người khác.
Có điều, nội dung của những sự phê phán trong các truyện tiếu lâm và những lời chỉ trích quanh các bàn nhậu ở Việt Nam giai đoạn này thường chỉ tập trung vào lãnh vực kinh tế. Dường như nhiều người đồng ý với nhau: giới lãnh đạo Việt Nam giỏi về chính trị nhưng lại dốt về kinh tế. Cái dốt ấy nằm ngay trong căn bản học vấn của họ: trừ một số nhà lãnh đạo thuộc thế hệ thứ nhất, hầu hết đều dấn thân vào các hoạt động chính trị từ rất sớm, lúc chưa kịp hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Nó thể hiện ở sự thất bại thê thảm của các chính sách kinh tế và có thể thấy rõ ngay trong đời sống bần cùng khốn khó của mọi người.
Sau này, vào thời đổi mới, khi báo chí được ít nhiều cởi trói, giới cầm bút, một mặt, được tự do lên tiếng, dù một cách khá hạn chế; mặt khác, tiến ra ngoài phạm vi kinh tế, phê phán bản chất bất công và thối nát của tầng lớp lãnh đạo, chủ yếu là cấp lãnh đạo ở địa phương, qua nhiều truyện ngắn và bút ký nảy lửa, cuối cùng, dẫn đến việc bãi nhiệm chức Tổng biên tập báo Văn Nghệ của nhà văn Nguyên Ngọc.
Gần đây, một số trí thức, trong đó có khá nhiều người thuộc giới cầm bút, từ giới viết văn đến giới làm báo, cương quyết giành lại quyền phát biểu của mình, có khi ngay trên diễn đàn Quốc Hội hoặc nhiều hơn, qua các phương tiện truyền thông hiện đại như website hoặc blog. Có người gay gắt đến độ đề nghị Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm (hoặc bất tín nhiệm) Thủ tướng; cũng có người đòi khởi kiện Thủ tướng về các chính sách sai lầm của ông cũng như của chính phủ do ông lãnh đạo. Đông hơn là những người phê phán những sai lầm của chính phủ trên nhiều phương diện, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, và giáo dục.
Xin lưu ý là tất cả những trí thức ấy đều sống trong nước và tất cả đều đang hoặc đã từng là những cán bộ ăn lương nhà nước. Hầu hết đều không muốn bị chính trị hóa. Họ không trực tiếp đề cập đến quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản như một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Hà Sĩ Phu, Trần Khải Thanh Thủy hay Lưu Thị Công Nhân. Cái quyền ấy, theo đảng Cộng sản, nằm ở ba yếu tố chính: Một, họ có công đầu trong việc giành lại độc lập và thống nhất cho đất nước; hai, họ đại diện cho giai cấp công nhân và nông dân, nghĩa là đại đa số quần chúng Việt Nam; và ba, chỉ có họ mới có đủ khả năng lãnh đạo đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Dường như không ai trong số các trí thức hoặc blogger lên tiếng phát biểu về các vấn đề trọng đại của đất nước hiện nay bàn đến cái quyền ấy. Chính vì thế, phần lớn họ không bị xem là đối lập với chính quyền. Họ chỉ bị xem là những kẻ đi bên lề trái của con đường xã hội chủ nghĩa. Nói cho đúng, họ chỉ muốn làm những trí thức độc lập và tự trọng, lên tiếng bảo vệ tự do, công lý và nền độc lập của dân tộc.
Nhưng khi lên tiếng như vậy, dù muốn hay không, họ cũng đụng đến một vấn đề gai góc: khả năng lãnh đạo của giới cầm quyền.
Khả năng lãnh đạo thường được biểu hiện ở ba lãnh vực chính: khả năng hoạch định chính sách; khả năng ‘bán’ chính sách (tức khả năng giải thích, thuyết phục để giành được sự ủng hộ của quần chúng); và khả năng hiện thực hóa các chính sách ấy.
Rất hiếm, nếu không nói là chưa có ai ở Việt Nam trực diện đặt ra những vấn đề ấy với những phân tích cụ thể và thẳng thắn. Tuy nhiên, qua những vấn đề họ đề cập, như các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên; kế hoạch cho người ngoại quốc, trong đó có khá nhiều công ty Trung Quốc, thuê rừng dài hạn (nhiều khu rừng ở những địa điểm có ý nghĩa chiến lược cao, có thể trở thành nguy cơ đối với nền quốc phòng Việt Nam); cách phản ứng của chính phủ Việt Nam trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông và đặc biệt, với các ngư dân Việt Nam; việc vỡ nợ của tập đoàn kinh tế Vinashin và cùng với nó, vai trò của nền kinh tế quốc doanh; kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc xuyên Việt; cách đối phó của chính phủ trước nạn lũ lụt làm chết nhiều người ở miền Trung; và phương thức tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, v.v...
Qua những vấn đề được các trí thức độc lập ở Việt Nam đề cập, phân tích và bàn luận, người ta được biết được khá nhiều sự thật, có khi chỉ là những chi tiết nho nhỏ nhưng lại có khả năng tiết lộ nhiều về năng lực lãnh đạo của nhà cầm quyền. Chúng cho thấy rõ ít nhất một số điều: Một, dường như giới lãnh đạo Việt Nam không có một chính sách nào thật rõ ràng và nhất quán liên quan đến những vấn đề sinh tử của quốc gia; hai, cách thức làm việc của họ vừa quan liêu lại vừa kém hiệu quả ngay cả ở những vấn đề ngỡ như đơn giản và dễ dàng nhất như nắm chắc các số liệu liên quan đến vụ vỡ nợ của tập đoàn kinh tế Vinashin hay chi phí tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; và ba, họ thiếu hẳn khả năng thuyết phục quần chúng về các chính sách mà họ theo đuổi.
Tất cả những vấn đề ấy trở thành một thử thách quan trọng nhất đối với giới lãnh đạo Việt Nam: Để tồn tại, họ phải chứng tỏ năng lực lãnh đạo thực sự của mình thay vì lấp liếm dối quanh hay ba hoa vớ vẩn (kiểu Nguyễn Minh Triết đòi “phân hóa nội bộ” chính phủ Mỹ), hoặc tập trung đánh phá các trang mạng hay blog độc lập và bôi bẩn hay trấn áp các trí thức có tinh thần phản biện.
Liệu, trong năm 2011 sắp tới, với Ban lãnh đạo mới sẽ được bầu trong kỳ Đại hội đảng vào tháng Giêng này, họ có vượt qua được thử thách ấy hay không?
Không ai chắc cả.
Riêng tôi, thú thực, tôi hoàn toàn không tin một chút nào.

-Cần tái lập niềm tin sau 'cơn loạn lãi suất' BBC-
Chính phủ mới đây chỉ đạo các ngân hàng không được chạy đua nâng lãi suất.
Giới phân tích cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần đưa ra một thông điệp "rõ ràng và nhất quán" về chính sách tiền tệ, nhằm tái lập niềm tin sau cơn hỗn loạn lãi suất vừa qua.
Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền nói tại giải trình trước Ủy ban rằng tình trạng lãi suất cao đã càng khiến cho mức lạm phát trở nên khó kiểm soát, vượt quá hơn nhiều so với dự đoán.
Lạm phát phi mã
Giá cả tiêu dùng trong tháng 12 nhanh chóng lên tới mức 11,75%, là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 2/2009.

Việt Nam muốn giới hạn mức lạm phát 7%.
Hôm 15/12/2010, Investor Service, hãng làm dịch vụ đánh giá thị trường cho các nhà đầu tư của Moody's vừa hạ điểm của Việt Nam từ cấp Ba3 xuống B1 vì lo sợ khủng hoảng trả nợ và tỷ lệ lạm phát của kinh tế nước này.
Một số kinh tế gia cho rằng việc hạ trái phiếu của Việt Nam xuống thấp hơn Cộng hòa Ireland (nước đang khủng hoảng nợ chính phủ) là đáng lo ngại và rằng các công ty nhà nước và tư nhân của Việt nam sẽ chịu chi phí cao khi huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế.
Ông Tony Byrne của Moody's được trích lời nói lạm phát cao chỉ ra "các chính sách yếu kém của chính phủ vốn chỉ nhắm vào mục tiêu tăng trưởng mà không chú tâm đủ đến ổn định.
Họ cũng đánh giá rằng một loạt các biện pháp của chính phủ Việt Nam thời gian quan nhằm ổn định giá cả và giảm sức ép lên đồng bạc Việt Nam đã "đạt ít hiệu quả".
Nợ xấu 'rất an toàn'

Tiền đồng của VN mất giá nhiều so với đôla trong những tháng qua.
Các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện ước tính đã tăng lên tới 2,5% tổng các khoản vay chưa thanh toán của năm nay.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu được trích lời nói đây là mức rất an toàn, báo Thanh niên, ấn bản điện tử đưa tin hôm 25/12/2010.
Tuy nhiên, tỷ lệ này được tính khi chưa gộp khoản nợ gần 26 ngàn tỷ đồng (1,33 tỷ đô la Mỹ) của Vinashin. “Số này chưa đưa vào nợ xấu, và nếu tính vào cũng chỉ tăng 0,7%”, ông Giàu nói.
Các số liệu được đưa ra trong buổi giải trình của ông Thống đốc trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về diễn biến lạm phát và lãi suất của các ngân hàng trong thời gian qua.
Theo hãng tin Reuters, nợ xấu của năm trước của Việt Nam chỉ ở mức 2,03%.
Trước đó, hôm thứ Năm, hãng làm dịch vụ đánh giá thị trường Standard & Poor's đã hạ điểm tín dụng dài hạn của Việt Nam do quan ngại ngành ngân hàng Việt Nam trở nên mong manh dễ đổ vỡ hơn.
"Loạn lãi suất"
Ông Giàu được báo chí trích lời nói rằng trong năm nay, các khoản nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng khoảng 27,65% so với năm 2009, vượt quá mục tiêu 25% mà Ngân hàng Trung ương đề ra.
Các khoản vay bằng tiền đồng tăng 25,34% trong lúc nợ ngoại tệ, chủ yếu là đôla Mỹ, nhảy vọt lên 37,76%.
Tuy nhiên, ông thống đốc không đưa ra các số liệu cụ thể về giá trị các khoản vay.
Hôm 5/11/2010, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ gần một năm qua, chỉ một ngày sau khi chính phủ nói việc kiềm chế lạm phát cần được ưu tiên hơn so với việc kích thích tăng trưởng.
Trên thị trường, trong tháng Mười Một đã có tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm lên tới 18%.
Chính phủ đã phá giá đồng tiền Việt Nam ba lần kể từ tháng 11/2009 tới nay.
 ----------

-"Bóc trần" quá trình chuyển giá(Bee)-"Ngành thuế đã nhận diện được hình thức lách luật của các doanh nghiệp FDI, để từ đó có biện pháp quản lý thuế hiệu quả hơn.
Từ thực trạng chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nào trên địa bàn báo cáo hoạt động có lãi, đầu năm 2010, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thành lập tổ khảo sát về chè xuất khẩu.
TIN LIÊN QUAN
Một cán bộ thanh tra của ngành thuế tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau khi chế biến ra trà thành phẩm, các doanh nghiệp đóng gói xuất sang Đài Loan với giá chỉ từ 2,8 đến 4 USD/kg, trong khi chi phí sản xuất 1 kg trà thành phẩm là 8 – 9 USD/kg.
Sau khi chuyển về công ty mẹ, sản phẩm trà được phân nhỏ rồi mới gắn nhãn mác và bán với giá bao nhiêu thì không rõ. Qua điều tra, chính các doanh nghiệp cũng thừa nhận, giá xuất khẩu thực tế là từ 5,5 đến 11,6 USD/kg, gấp 2 - 3 lần so với báo cáo.
Ảnh minh họa (IE)
Ảnh minh họa (IE)
Với kết quả như vậy, ngành thuế tỉnh đã xác định, từ năm 2005 đến nay, các doanh nghiệp FDI kể trên đã kinh doanh có lãi và năm 2010 là thời điểm hết hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (được khấu trừ 50% thuế thu nhập doanh nghiệp theo chính sách ưu đãi cho 4 năm tiếp theo). Các doanh nghiệp này đã chấp nhận và đồng tình thực hiện.
Thông qua kiểm tra, hướng dẫn 17 doanh nghiệp FDI trong ngành chè, đã xử lý hết số lỗ lũy kế trong hạn chuyển lỗ đến hết ngày 31/12/2009 là trên 316,5 tỷ đồng, trong đó, Công ty TNHH HaiYih xử lý lỗ lũy kế với số tiền là 63,6 tỷ đồng, Công ty TNHH Trà Kinh Lộ 56,8 tỷ đồng, Công ty TFP Việt Nam 47,9 tỷ đồng…; đồng thời các doanh nghiệp này cũng đã kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền gần 8 tỷ đồng.
Bà Phan Thị Vịnh, Phó cục trưởng Cục thuế Lâm Đồng cho biết: “Dù số thu vẫn còn nhỏ, nhưng đây là thành công lớn, vì không chỉ chấm dứt tình trạng lỗ kéo dài của các doanh nghiệp FDI, mà còn thu thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Quan trọng hơn, ngành thuế đã nhận diện được hình thức lách luật của các doanh nghiệp FDI, để từ đó có biện pháp quản lý thuế hiệu quả hơn”.
(Theo Báo Đầu tư)
---------

-Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình về lãi suất VnEconomy -

Nhiều câu hỏi "nóng" được đặt ra với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước biến động của lãi suất trong thời gian qua Chênh khoảng 2,5% thì "có thể chịu được"

Khẳng định điều hành của ngân hàng Nhà nước là phù hợp “không có vấn đề gì”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu “than phiền” nhiều ý kiến cho rằng Thống đốc điều hành “giật cục”, nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Theo lý giải của Thống đốc, trong điều kiện lạm phát cao thì phải giảm bớt lãi suất thực dương đi. Điều hành tiền tệ nếu sai lệch một chút về chính sách có thể gây biến động, thậm chí khủng hoảng, Thống đốc Giàu giãi bày.

Cũng theo ông, mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay hiện nay là 2,5%, những năm trước chênh lệch từ 3,42% (2005) đến 4,63 (2006), gần đây nhất, năm 2008, chênh lệch 4,62%.

“Nếu lãi suất huy động và cho vay chênh lệch từ 2,2 - 2,5% thì các ngân hàng thương mại còn chịu đựng được, còn thấp hơn nữa thì rất dễ thương tổn”, ông Giàu nhấn mạnh.

Về cơ sở hình thành trần lãi suất, Thống đốc cho biết dựa trên các yếu tố như quan hệ cung cầu, thị trường, rủi ro… Và, “trong chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước cũng nói rõ khi CPI giảm thì lãi suất phải giảm theo thị trường”.

Liên quan đến một số ý kiến “phê” việc ứng phó và xử lý trước việc tăng lãi suất đột biến của Techcombank vừa qua, Thống đốc cho rằng, quyết định xử lý kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ngân hàng này là không nhẹ.

Vì đối với các nước, chủ tịch và tổng giám đốc một ngân hàng bị cảnh cáo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu và uy tín. Đây là quyết định cực kỳ khó khăn và là “hình phạt lớn”, Thống đốc Giàu nói.

Kết thúc phiên giải trình, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, điều hành về chính sách tiền tệ trong điều kiện bình thường đã là vấn đề khó nhất, trong điều kiện không bình thường càng khó khăn hơn nhiều. Trong hoàn cảnh đó, bản thân Thống đốc đã có rất nhiều cố gắng, Phó chủ tịch ghi nhận.
Hội nhập sâu, kinh tế Việt Nam càng dễ tổn thương (TBKTSG/VEF) bài của Phạm Chi Lan;

Lạm phát năm 2010 vọt lên 11,75% (VEF)
Tổng cục thống kê công bố CPI tháng 12 năm 2010 tăng 1,98% so với tháng trước, đẩy lạm phát năm 2010 của cả nước lên 11,75% so với tháng 12/2009. Nếu tính bình quân theo cách tính mới của tổng cục thống kê, chỉ số giá năm 2010 so với năm 2009 tăng 9,19%.
Con số CPI cả năm đã vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội giao cho Chính phủ hồi đầu năm là không quá 7%, chỉ tiêu được điều chỉnh là không quá 8%

-Lạm phát 'bứt cương' lên hai con số(Toquoc)-Bất chấp những nỗ lực của cơ quan quản lý,CPI cả năm 2010 đã vượt lên mức hai con số:11,75%.
(Toquoc)-Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 12 so với tháng 11 đã đạt mức tăng kỷ lục 1,98% - là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, CPI cả năm 2010 đã chính thức vượt lên mức hai con số là 11,75% (chỉ tiêu Quốc hội đặt ra là ở một con số)
Với mức tăng này, CPI bình quân cả năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân cả năm 2009.
Trong tháng 12, CPI tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,07-3,31%. Chỉ duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Dẫn đầu về mức tăng giá tiếp tục là nhóm đặc biệt "nóng" trong thời gian qua- hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đặc biệt, lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,86%. Tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 2,53%.
Các nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép, đồ uống, thuốc lá, hàng hoá dịch vụ khác đều có mức tăng trên 1%.
Các nhóm còn lại có mức tăng dưới 1% gồm thiết bị và đồ dùng gia đình; văn hóa giải trí và du lịch; giao thông; thuốc và dịch vụ y tế. Giáo dục là nhóm tăng thấp nhất.

Nhóm hàng thực phẩm tiếp tục dẫn đầu về mức tăng giá
Cũng trong tháng 12, chỉ số giá vàng trên thị trường tự do đã tăng 5,43% so với tháng 11, đưa giá vàng cả năm tăng 30% so với tháng 12/2009 và tăng 36,72% so với bình quân 12 tháng của năm 2009. Những con số này cũng cho thấy năm 2010 là một năm đặc biệt bởi giá vàng biến động mạnh nhất trong 15 năm qua.
Giá USD cũng biến động rất mạnh do các chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể, giá USD tháng 12 tăng 2,86% so với tháng 11, đưa giá USD cả năm tại thị trường tăng 9,68% và tăng 7,63% so với bình quân 12 tháng năm 2009
Tính chung trong cả năm 2010, giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010.
Vụ trưởng Vụ giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng lý giải, CPI tháng 12 và cả năm 2010 tăng ngoài dự kiến là do tác động tương hỗ phức tạp, cùng lúc của nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như do dịch bệnh trên gia súc và gia cầm trên cả nước chưa được khống chế, tốc độ tái đàn sau dịch bệnh còn chậm, thiên tai nặng nề, mặt bằng giá lương thực thế giới tăng cao, quy luật tiêu dùng nóng cuối năm… giá lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng) đã tăng vọt kéo CPI cả nước tăng cao.
Cùng đó còn do giá một loạt các mặt hàng thiết yếu khác như khí hóa lỏng LPG (gas), sắt thép, vật liệu xây dựng khác cũng tăng rất cao trong thời gian qua, bất chấp những nỗ lực bình ổn thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng.
Về phía Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, một trong các nguyên nhân khiến CPI năm 2010 tăng cao là do việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không hiệu quả kéo theo chính sách tiền tệ phải đáp ứng. Giá nguyên vật liệu cơ bản nhập khẩu tăng gần 30%, sức mua nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội tăng cao, tỷ giá hối đoái và giá vàng trong năm tăng mạnh… cũng là những nguyên nhân đẩy CPI lên cao.
Từ nay tới Tết nguyên đán Tân Mão, nhu cầu tiêu dùng dự báo sẽ tăng trên 20% với tháng bình thường và tiền đưa vào lưu thông cũng nhiều hơn, do vậy, giá cả nhiều mặt hàng sẽ tiếp tục chịu sức ép tăng giá./.
-Lạm phát năm nay vọt lên hai con số, ở mức 11,75% (24/12/2010)-Tiền tệ nhảy múa, nhà đầu tư thua cuộc (Sgtt)-
-12,4 tỷ USD nhập siêu trong năm 2010 VnEconomy -
Năm 2010 khép lại với kim ngạch xuất và nhập khẩu đều vượt trên 10 tỷ USD so với kế hoạch

Tổng số lượt xem trang