Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Mỹ thuật cũng bắt chước Trung Quốc?

-Mỹ thuật cũng bắt chước Trung Quốc? (SGTT)


Một tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010.Nhiều đại biểu cho rằng, nếu như cứ tiếp tục ưu tiên mảng hội hoạ giá vẽ và điêu khắc thì triển lãm mỹ thuật toàn quốc sẽ khó lòng hấp dẫn đông đảo công chúng.
SGTT.VN - Việc sao chép một hướng đi nào đó của hội hoạ Trung Quốc, hội hoạ Hồng Kông hiện nay khá phổ biến. Không ít tác phẩm trưng bày tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010 bắt chước hoạ sĩ Trung Quốc, nhân vật chính mặc trang phục của Trung Quốc. Mang một chủ đề rộng lớn “Mỹ thuật Việt Nam - Hội nhập và phát triển”, song hội thảo mỹ thuật diễn ra ngày 10.12 tại trung tâm triển lãm Vân Hồ, Hà Nội lại chủ yếu xoáy vào vấn đề nóng: Những hạn chế của cuộc triển lãm mang tính chất nhìn lại đời sống mỹ thuật Việt Nam năm năm qua.
Giữ vị trí chủ toạ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo tiết lộ một phát hiện khiến tất cả cử toạ giật mình. Đó là ngay trong Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010, ông nhận thấy có những tác phẩm chịu ảnh hưởng khá mạnh, hay nói thẳng ra là bắt chước “bút pháp” của một vài hoạ sĩ Trung Quốc, đặc biệt là Phương Lực Quân. Tại Trung Quốc, hoạ sĩ này được chú ý với sê-ri tranh khắc hoạ những khuôn mặt người biểu hiện sự trì trệ, ngờ nghệch, khiến người xem “tức mắt”, tự thấy mình cần phải vùng lên, cần phải thay đổi.

Không khẳng định đó là sự ảnh hưởng hay copy, ông kể tiếp một câu chuyện cũng đáng giật mình. Mới đây, một nhà sưu tầm tranh người Trung Quốc sang Việt Nam để tìm kiếm những gương mặt triển vọng. Đương nhiên, nhà sưu tầm tranh này cũng tìm đến Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010. Và sau khi xem hết các tác phẩm, anh chỉ ra gần 10 tác phẩm, theo anh, na ná khuynh hướng Phương Lực Quân.
Chưa kể, có những bức tranh, không hiểu tác giả suy nghĩ gì mà để nhân vật chính mặc trang phục của Trung Quốc. “Tranh này phản ánh cuộc sống của người Trung Quốc chứ không phải của người Việt Nam”, nhà sưu tầm tranh ngỡ ngàng nhắc đi nhắc lại với nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo.



Tác phẩm đoạt giải giống Trung Quốc? (Tiền Phong)
TP - Một số ý kiến cho rằng một trong các giải Vàng của triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010 không chỉ hạn chế về tạo hình mà còn giống Trung Quốc. Quy mô lớn nhất từ trước tới nay của cuộc biểu dương lực lượng tạo hình toàn quốc lần thứ 18 chưa làm hài lòng nhiều nhà chuyên môn.
Hà Nội có cầu Long Biên-sơn mài của Nguyễn Trường Linh, huy chương Vàng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Ảnh: N.M.H
Hà Nội có cầu Long Biên-sơn mài của Nguyễn Trường Linh, huy chương Vàng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Ảnh: N.M.H.
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc được tư vấn nên đăng ký kỷ lục Guiness. “Chưa nước nào làm triển lãm to, cồng kềnh như thế, như một siêu thị lớn”- nhà phê bình Bùi Như Hương nhận định.
“Mấy chục năm nay không có gì thay đổi, trong khi thị hiếu, xu hướng, phương thức thể hiện đều thay đổi. Triển lãm không thể hiện được tình hình, đời sống mỹ thuật đất nước. Vẫn chủ yếu hội họa đóng khung. Ngay từ tên tranh vẫn bắt gặp những: Buổi sớm, Buổi chiều, Ban mai, Ở nhà, Đi chợ, Nắng chiều… Tác phẩm lớn thiệt thòi, vô vọng trong đám đông ồn ào, chật chội”.
Theo bà Hương, triển lãm kiểu này chỉ tiêu tốn tiền bạc của nhà nước, của nhân dân, mệt cho ban tổ chức, khó cho hội đồng nghệ thuật-vì bất lực trong chấm giải. Họa sĩ Đỗ Đức cho rằng, HĐNT bị quá tải vì ai cũng có quyền gửi tranh tham dự Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Được biết HĐNT phải chấm khoảng 5.000 tác phẩm qua ảnh, để chọn hơn 800 bức trưng bày. Chính việc không ước lượng được quy mô đã dẫn đến việc dồn quá nhiều tác phẩm vào một không gian thiếu tương xứng. Ông Bảo liệt kê và phân tích những tác phẩm ảnh hưởng Trung Quốc hoặc không xứng đáng đoạt giải, chẳng hạn: “Mầm đá của Vũ Cương đoạt giải Vàng cũng ảnh hưởng Trung Quốc. Tạo hình của tác phẩm ở mức vừa phải, nếu không nói là kém”. Theo đánh giá của một nhà nghiên cứu mỹ thuật là thành viên hội đồng nghệ thuật, 800 tác phẩm trưng bày tại triển lãm được lựa chọn một cách khách quan, công tâm. Những bức tranh “na ná Tranh Trung Quốc” như nhận xét của người này, người kia, nếu xem xét kỹ sẽ thấy chỉ chịu ảnh hưởng ở mức độ học tập chứ không bắt chước tranh ngoại. Tuy nhiên, ngay cả nếu bằng lòng với nhận định này, thì nói như hoạ sĩ Lê Trọng Lân, trong mỹ thuật, việc chịu ảnh hưởng của thế giới có thể thúc đẩy hoặc cũng có thể kìm hãm người hoạ sĩ.
- Lo ngại “bức tường thành” hai bên bờ sông Hồng! Dantri

Tổng số lượt xem trang