Nhìn về Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu và người dân quốc đảo Singapore thường đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam ngồi trên nhiều núi vàng mà vẫn nghèo?
Đó là câu hỏi mà Ts Vũ Minh Khương, giảng viên trường Đại học Quốc gia Singapore thường xuyên nhận được từ đồng nghiệp hay những người dân Singapore mà ông có dịp tiếp xúc.
Họ so sánh: Singapore chỉ cần một cảng biển, một đảo Sentosa cũng có thể làm nên sự thịnh vượng giàu có, vậy mà trên khắp Việt Nam này, có bao nhiêu những Phú Quốc, Hạ Long, bao nhiêu Vân Phong.... mà vẫn không cách gì khai thác được. Việt Nam vẫn bị xếp vào hàng các quốc gia phát triển trung bình thấp và năng lực cạnh tranh thấp ngay cả so với các quốc gia láng giềng ít tiềm năng hơn.
Thực tế như một sự thách đố sự hiểu biết của người Singapore lại không quá khó hiểu với những người có chút kinh nghiệm làm việc ở xứ này. Người ta có thể tìm thấy lời giải đáp từ bất kì một quan sát nhỏ nào trong nền kinh tế đất nước.
Triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình
Nhìn vào thực tế phát triển ở Việt Nam, TS Vũ Minh Khương cho rằng, vấn đề của Việt Nam không phải ở chỗ chúng ta không có tiềm năng mà có lẽ vì chúng ta có nhiều tiềm năng quá, những nguồn lực xung đột, mà lại không biết lựa chọn chính xác hướng đi nào cho mình.
Giống như người ta được trời phú cho nhan sắc, lại có thông minh cộng tài năng âm nhạc, lại thêm vẽ tranh... nhưng lại không biết mình thực sự muốn gì, muốn phát triển theo hướng nào. Thôi thì, lúc này đi làm nghiên cứu khoa học, lúc khác chơi một chút nhạc, lúc khác nữa làm hội họa...., tận dụng mỗi thứ một chút, để rồi không thành ông, cũng chẳng thành thằng.
Đơn cử, tỉnh Quảng Ninh đã được trời phú một vịnh Hạ Long lại được trao thêm trữ lượng than dồi dào. Bỏ cái gì cũng tiếc, rút cuộc, chúng ta khai thác hết, nhưng đầu tư vào lĩnh vực nào cũng nửa vời. Khai thác than tàn phá môi trường Quảng Ninh, gây hại cho việc làm giàu từ Vịnh Hạ Long.
Quảng Ninh đã giàu tài nguyên than |
Cách làm du lịch, trong khi đó, lại mới dừng ở mức "thu bạc lẻ", lo thu hút cho đông khách, mà quên mất, vấn đề không phải ở việc thu hút thêm được bao nhiêu khách, mà là mỗi ngày, du khách sẽ tiêu bao nhiêu tiền. "Người ta chỉ tiêu dùng nhiều khi Việt Nam có sẵn nhiều hoạt động chất lượng cao, dịch vụ tốt, nhiều sản phẩm hay để họ mua", chuyên gia về năng lực cạnh tranh, GS Michael Porter phân tích. Thế nhưng, đó lại là điều Việt Nam hoàn toàn thiếu sự đầu tư.
lại có thêm Vịnh Hạ Long. |
Câu chuyện Quảng Ninh không phải là ngoại lệ ở Việt Nam. Đến ngay cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng bây giờ cũng ngồi lo suy tính làm thế nào để khai thác được bể than sông Hồng nằm ngay dưới vựa lúa, điều nhiều nơi khác thèm được sở hữu trong bối cảnh an ninh lương thực đang là mối nguy, mà không cân nhắc hết thiệt hơn, mạnh yếu.
Định hướng bởi cách nghĩ làm thế nào để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao, tỉ trọng công nghiệp lớn cho cái gọi là "nền kinh tế GDP tỉnh", các địa phương mải mê vận động để xin được nhiều tiền ngân sách, thêm được nhiều vốn đầu tư vào tỉnh, có được các dự án... nhưng lại chưa suy tính xem thực sự mình mạnh gì và nên phát triển theo hướng nào.
Các quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển của các tỉnh thành là một sự sao chép lẫn nhau, không dựa trên đặc thù riêng của địa phương mình, cả về lợi thế và vị trí riêng. Thế mạnh địa phương không được phát huy, trong khi đó, "bạn không thể ra sức để trở thành mọi thứ", GS Michael Porter đã đúc kết quy luật chung trong phát triển như vậy.
Và triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau
Không chỉ triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình, các địa phương còn khai thác tiềm năng theo kiểu triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau, khi chính sách phát triển của các địa phương không được đặt trong mối liên kết với các địa phương khác trong vùng và trong tổng thể phát triển chung của đất nước.
Hãy nhìn câu chuyện phát triển cảng biển Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam chi chít những dự án cảng biển, tỉnh nào cũng muốn sở hữu cảng biển của riêng mình. 10 năm tới, Việt Nam có kế hoạch phát triển 39 cảng biển với 108 bến được xây dựng mới và nâng cấp, trong đó 32 cảng biển có kế hoạch xây dựng mới.
Chúng ta quên mất một điều: năng lực cạnh tranh chỉ tốt khi doanh nghiệp được sử dụng cảng biển với chi phí thấp nhất, bất kể cảng đó thuộc tỉnh nào. Càng nhiều cảng phân tán, lượng hàng càng bị chia sẻ manh mún, hiệu quả khai thác cảng càng giảm, và chi phí tất yếu tăng lên.
Chúng ta cũng quên mất rằng, ở Mỹ, dọc bờ biển phía Tây dài 1900km cũng chỉ có 3 cảng chính.
Và ta cũng quên hẳn bài học của Malaysia trong phát triển cảng biển. Trước năm 1970 chỉ có 2 cảng chính, sau đó Chính phủ quyết định mở rộng thêm 4 cảng quốc gia và 3 cảng nội địa, điều đó dẫn tới tình trạng dư thừa năng lực và cạnh tranh gay gắt giữa các cảng. Sự cạnh tranh lẫn nhau của các cảng biển làm triệt tiêu năng lực cạnh tranh chung của đất nước, khiến Malaysia rơi vào thế bất lợi.
Dọc bờ biển phía Tây dài 1900km của Mỹ cũng chỉ có 3 cảng chính trong khi 10 năm tới, Việt Nam định phát triển thêm 39 cảng biển. |
Không thể phủ nhận, là quốc gia có đường bờ biển dài, ở vị trí địa chiến lược, Việt Nam có lợi thế để làm trung tâm trung chuyển quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt những sáng kiến về kết nối giao thông khu vực đều tính đến Việt Nam như cửa ngõ ra biển. Thế nhưng, tận dụng thế nào điều kiện ấy là câu chuyện Việt Nam cần bàn.
Có một thời, tỉnh nào cũng đua nhau có nhà máy mía đường, xi măng lò đứng, thì nay, cùng với cuộc đua có cho được nhà máy thép..., tỉnh nào cũng lo có cho được cảng biển riêng..., mà cảng nào cũng nhỏ, lại thiếu các điều kiện đi kèm.
Hiện Việt Nam không có cảng container trung chuyển quốc tế. Ta có một số hải cảng quốc tế như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận được các tàu lớn, song dịch vụ của các cảng này chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí dịch vụ cao, thời gian thông quan lâu (từ 3 đến 7 ngày, có khi lên tới 1 tháng trong khi ở Singapore là 10 phút.) Hệ thống đường sắt, đường bộ kết nối liên tuyến với hệ thống cảng không được đầu tư. Các điều kiện hậu cần cho cảng hoàn toàn bỏ ngỏ. Cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
Có một ví dụ thường được các chuyên gia dẫn chứng như một minh họa sinh động cho những ràng buộc về lợi ích cục bộ, địa phương gây cản ngại cho một chiến lược đầu tư sáng suốt trong câu chuyện cảng biển. Hiện tại, cảng Cái Mép - Thị Vải của Vũng Tàu đã được một số tàu mẹ các nước đến ăn hàng. Xét về mọi mặt, đây là cảng biển có nhiều lợi thế hơn cả để phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế.
Thế nhưng, Tp.HCM và Long An cũng đòi đầu tư để cảng của mình thành trung chuyển quốc tế! Trong khi nguồn lực đầu tư của đất nước vào cơ sở hạ tầng vốn đang vô cùng khan hiếm.
Câu chuyện thu hút đầu tư nước ngoài của các tỉnh cũng là một ví dụ khác. Mặc dù đã có quy định về khuyến khích và ưu đãi đầu tư, thế nhưng, thực tế, các địa phương vẫn làm theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Ngoài các chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, nhiều tỉnh đã phá rào, đưa thêm nhiều quy định khuyến khích đầu tư, từ ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế và giảm tiền thuê đất.
Cuộc khảo sát do Bộ Tài chính tiến hành năm 2006 tại 48 tỉnh, thành phố cho thấy có tới 32 tỉnh (chiếm 2/3) ban hành thêm các văn bản pháp lý trái luật nhằm quy định các ưu đãi đặc biệt để thu hút các dự án đầu tư. Theo khảo sát này, có 18 tỉnh vi phạm các quy định về ngân sách, 21 tỉnh đưa ra những ưu đãi về đất đai nằm ngoài những quy định của chính sách đất đai quốc gia, 11 tỉnh vi phạm quy định về thuế thu nhập DN và nhiều tỉnh có nhiều hơn 2 vi phạm. Hầu hết các tỉnh đưa ra các khuyến khích rất hào phóng về phí sử dụng đất, mở rộng thời kì miễn giảm thuế lên tới 10-20 năm.
Rút cuộc, cuộc đua của các tỉnh không mang lại lợi ích chung cho cả nền kinh tế. Quy hoạch tổng thể bị xới tung, cày nát. Đến nỗi có chuyên gia đã phải kêu lên rằng: cuộc đua thu hút FDI giữa các tỉnh chẳng khác nào cuộc "chạy đua xuống đáy", khi các tỉnh hoặc là cùng chạy, hoặc là cùng chờ.
Nói như TS Vũ Minh Khương, ĐHQG Singapore, cách làm này tạo nên sự phát đạt cho một vài người nhưng lại gây hại cho sự phát triển chung của đất nước.
Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác
"Thay vì cạnh tranh, cần khuyến khích sự phối hợp và hợp tác giữa các địa phương, các ngành", GS Michael Porter khuyến nghị. "Các vùng và địa phương cần được khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của mình dựa trên những lợi thế và vị trí đặc thù của địa phương".
Nhìn tổng thể quốc gia, đã tới lúc Việt Nam cần nghiêm túc thảo luận xem mình muốn đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế toàn cầu, đâu là những ngành, lĩnh vực và thế mạnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam mà thế giới sẽ biết tới.
Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, đó là mục tiêu mà Việt Nam cần hướng tới, nếu muốn thực sự định vị mình ở một vị trí cao hơn trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.-----------Hai tỷ giá, hai lãi suất (TBKTSG) - Chỉ còn khoảng 10 ngày là đến hạn chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh thành phải báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến độ tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng của các tổ chức tín dụng. Khả năng tăng đủ vốn của 22 ngân hàng cổ phần là rất thấp và theo tính toán sơ bộ của TBKTSG, còn khoảng 80% các tổ chức tín dụng phải tăng vốn thêm 1.000 tỉ đồng/đơn vị nữa. Lấy đâu ra mười mấy ngàn tỉ đồng để tăng vốn?
-Ngồi trên núi vàng, sao Việt Nam vẫn nghèo? tuanvietnam-
Ngân hàng Nhà nước chính thức “tuýt còi” Techcombank
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức yêu cầu Techcombank không tiếp tục thực hiện sản phẩm tiết kiệm “03 ngày vàng”.
-Lý giải các thách thức (NVP)
Như thông lệ, cùng với Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra đầu tuần này tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo năm nay cho thấy bên cạnh mức độ tăng trưởng khá cao, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức.
Những thách thức này thật ra đã được các chuyên gia kinh tế trong nước nhận diện từ lâu. Tuy nhiên lý giải nguyên nhân của WB có nhiều điểm đáng lưu ý.Những bất ổn vĩ mô của Việt Nam hiện nay, theo WB, là đã khởi phát từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn bên ngoài đổ vào nhiều chưa từng thấy, đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng và bong bóng tài sản.
Cộng với những cú sốc từ bên ngoài như giá cả tăng vọt năm 2008, khủng hoảng tài chính năm 2009 và nợ công châu Âu năm 2010, Việt Nam hiện đang gánh chịu mức độ lạm phát cao nhất trong vùng Đông Á - Thái Bình Dương, tỷ giá chịu áp lực mạnh, dự trữ ngoại hối giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, trái phiếu chính phủ phải chịu lãi suất cao, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn.
Về ngoại thương, báo cáo nhận định, trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là các nước phát triển, nguồn nhập khẩu lại chủ yếu đến từ Trung Quốc và Đông Á. Điều này giải thích vì sao Việt Nam đang xuất siêu với các nước phát triển nhưng lại nhập siêu với các bạn hàng láng giềng.
Lý do đằng sau, báo cáo nhận định, có thể là vì Việt Nam chưa kết nối được các mạng lưới sản xuất toàn cầu được triển khai tại Đông Á - Thái Bình Dương/ASEAN hoặc là vì các mạng lưới này, đặc biệt loại sản xuất hàng cần nhiều nhân công giá rẻ như may mặc, giày dép, lại kết thúc ở Việt Nam.
Mặc dù nhận định thâm hụt mậu dịch, sau khi tăng vọt ở thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, đang có chiều hướng giảm dần, kéo theo mức giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, báo cáo cho rằng mức thâm hụt cao kéo dài cho thấy có vấn đề về cấu trúc. Thứ nhất, các khoản hỗ trợ phát triển chính thức khó lòng tăng nhanh như trong quá khứ; thứ hai, sản xuất dầu thô trong nước đã lên đỉnh và sẽ giảm trong những năm tới; thứ ba, dòng tiền đầu tư trực tiếp chuyển lợi nhuận về nước sẽ tăng cao trong những năm tới.
Về áp lực lên tỷ giá, WB nhận xét trong một thời gian dài, mỗi khi có chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do sau một thời gian, giới quản lý giải quyết bằng cách điều chỉnh tỷ giá hay nâng biên độ giao dịch. Cách làm đó đã tạo ra sự kỳ vọng các lần điều chỉnh trong tương lai nên tạo ra sự bất ổn trên thị trường.
Đặt câu hỏi “Vì sao tiền đồng chịu nhiều áp lực như thế?”, báo cáo không cho rằng đó là do tiền đồng được định giá quá cao so với các nước láng giềng. Thực tế, tiền đồng đã mất giá so với đô la Mỹ đến 9-10% trong năm nay và đến 15-25% so với đồng tiền các nước khác trong ASEAN. “Vì thế rõ ràng là chỉ phá giá tiền đồng mà không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ thì cũng không phải là giải pháp hữu hiệu”, báo cáo nhận xét. Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng không phải là nguyên nhân vì thâm hụt này về nguyên tắc đã được bù đắp bởi thặng dư tài khoản vốn.
Báo cáo cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ thặng dư tài khoản vốn lại không được dùng để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai vì tình trạng đô la hóa. Một lượng lớn ngoại tệ được doanh nghiệp cất giữ ở tài khoản ngoài nước hay bên ngoài hệ thống ngân hàng và vì thế, vấn đề tỷ giá không chỉ do lạm phát cao, dự trữ ngoại hối thấp, thâm hụt mậu dịch... mà còn bởi sự suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng giải quyết những yếu kém này.
Về lạm phát, báo cáo cho rằng nên nhìn nhận ở góc độ lịch sử vì Việt Nam trong suốt thập niên qua đã duy trì mức lạm phát bình quân lên đến 8,8%. Điều đó phản ánh xu hướng người làm chính sách muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn là chú trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đó cũng là mâu thuẫn mà giới điều hành chính sách tiền tệ phải đối diện khi phải nhận lãnh hai nhiệm vụ trái ngược nhau: hỗ trợ kinh tế phục hồi và ổn định giá cả. Dĩ nhiên, khi buộc phải điều chỉnh chính sách liên tục như thế, kết quả ắt là một lập trường tiền tệ thất thường mà nhiều người đã phê phán là lúc thế này, lúc thế khác.
Ví dụ, sau khi kinh tế hồi phục vào cuối năm 2009, Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ; tháng 11-2009, lãi suất cơ bản được nâng 1 điểm phần trăm, tỷ giá được điều chỉnh 5,5%, việc bù lãi suất dần dần được chấm dứt. Nhưng đến quí 1-2010, khi tốc độ tăng GDP chỉ còn 5,8% và dưới áp lực của giới kinh doanh về lãi suất cao, chính sách lại được điều chỉnh vào giữa năm 2010 để hỗ trợ cho tăng trưởng, giới ngân hàng chịu áp lực phải giảm lãi suất. Đến nay, để chống lạm phát, lãi suất cơ bản được nâng lên 1 điểm phần trăm vào đầu tháng 11 nhưng khi lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 18-20%, Ngân hàng Nhà nước lại can thiệp để giảm áp lực lên tính thanh khoản...
Vì thế, báo cáo cho rằng để chống lạm phát và ổn định tỷ giá, Chính phủ cần phát tín hiệu rõ ràng về cam kết tạo ra và duy trì sự ổn định vĩ mô trong ngắn hạn. Đi kèm theo đó là các chính sách cần thiết và thường xuyên cung cấp thông tin cho thị trường để tạo dựng niềm tin. Cũng cần bảo đảm sự nhất quán giữa các mục tiêu như lãi suất, hạn mức tín dụng, cung tiền... để tránh quán tính thay đổi chính sách liên tục.
Đáng tiếc là ngoài phần khuyến cáo ngắn nói trên, báo cáo hầu như không đưa ra được giải pháp nào khác cho những thách thức vĩ mô mà báo cáo đã dùng phần lớn nội dung để phân tích. Và đó thật ra cũng là mục đích của các tác giả bản báo cáo khi họ nhấn mạnh việc phân tích chủ yếu là để nhìn lại, điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm qua.
(Về đánh giá bản báo cáo, xem bài “Là hệ quả khó biện giải” của Vũ Thành Tự Anh trên TBKTSG)
Những thách thức này thật ra đã được các chuyên gia kinh tế trong nước nhận diện từ lâu. Tuy nhiên lý giải nguyên nhân của WB có nhiều điểm đáng lưu ý.Những bất ổn vĩ mô của Việt Nam hiện nay, theo WB, là đã khởi phát từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn bên ngoài đổ vào nhiều chưa từng thấy, đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng và bong bóng tài sản.
Cộng với những cú sốc từ bên ngoài như giá cả tăng vọt năm 2008, khủng hoảng tài chính năm 2009 và nợ công châu Âu năm 2010, Việt Nam hiện đang gánh chịu mức độ lạm phát cao nhất trong vùng Đông Á - Thái Bình Dương, tỷ giá chịu áp lực mạnh, dự trữ ngoại hối giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, trái phiếu chính phủ phải chịu lãi suất cao, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn.
Về ngoại thương, báo cáo nhận định, trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là các nước phát triển, nguồn nhập khẩu lại chủ yếu đến từ Trung Quốc và Đông Á. Điều này giải thích vì sao Việt Nam đang xuất siêu với các nước phát triển nhưng lại nhập siêu với các bạn hàng láng giềng.
Lý do đằng sau, báo cáo nhận định, có thể là vì Việt Nam chưa kết nối được các mạng lưới sản xuất toàn cầu được triển khai tại Đông Á - Thái Bình Dương/ASEAN hoặc là vì các mạng lưới này, đặc biệt loại sản xuất hàng cần nhiều nhân công giá rẻ như may mặc, giày dép, lại kết thúc ở Việt Nam.
Mặc dù nhận định thâm hụt mậu dịch, sau khi tăng vọt ở thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, đang có chiều hướng giảm dần, kéo theo mức giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, báo cáo cho rằng mức thâm hụt cao kéo dài cho thấy có vấn đề về cấu trúc. Thứ nhất, các khoản hỗ trợ phát triển chính thức khó lòng tăng nhanh như trong quá khứ; thứ hai, sản xuất dầu thô trong nước đã lên đỉnh và sẽ giảm trong những năm tới; thứ ba, dòng tiền đầu tư trực tiếp chuyển lợi nhuận về nước sẽ tăng cao trong những năm tới.
Về áp lực lên tỷ giá, WB nhận xét trong một thời gian dài, mỗi khi có chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do sau một thời gian, giới quản lý giải quyết bằng cách điều chỉnh tỷ giá hay nâng biên độ giao dịch. Cách làm đó đã tạo ra sự kỳ vọng các lần điều chỉnh trong tương lai nên tạo ra sự bất ổn trên thị trường.
Đặt câu hỏi “Vì sao tiền đồng chịu nhiều áp lực như thế?”, báo cáo không cho rằng đó là do tiền đồng được định giá quá cao so với các nước láng giềng. Thực tế, tiền đồng đã mất giá so với đô la Mỹ đến 9-10% trong năm nay và đến 15-25% so với đồng tiền các nước khác trong ASEAN. “Vì thế rõ ràng là chỉ phá giá tiền đồng mà không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ thì cũng không phải là giải pháp hữu hiệu”, báo cáo nhận xét. Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng không phải là nguyên nhân vì thâm hụt này về nguyên tắc đã được bù đắp bởi thặng dư tài khoản vốn.
Báo cáo cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ thặng dư tài khoản vốn lại không được dùng để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai vì tình trạng đô la hóa. Một lượng lớn ngoại tệ được doanh nghiệp cất giữ ở tài khoản ngoài nước hay bên ngoài hệ thống ngân hàng và vì thế, vấn đề tỷ giá không chỉ do lạm phát cao, dự trữ ngoại hối thấp, thâm hụt mậu dịch... mà còn bởi sự suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng giải quyết những yếu kém này.
Về lạm phát, báo cáo cho rằng nên nhìn nhận ở góc độ lịch sử vì Việt Nam trong suốt thập niên qua đã duy trì mức lạm phát bình quân lên đến 8,8%. Điều đó phản ánh xu hướng người làm chính sách muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn là chú trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đó cũng là mâu thuẫn mà giới điều hành chính sách tiền tệ phải đối diện khi phải nhận lãnh hai nhiệm vụ trái ngược nhau: hỗ trợ kinh tế phục hồi và ổn định giá cả. Dĩ nhiên, khi buộc phải điều chỉnh chính sách liên tục như thế, kết quả ắt là một lập trường tiền tệ thất thường mà nhiều người đã phê phán là lúc thế này, lúc thế khác.
Ví dụ, sau khi kinh tế hồi phục vào cuối năm 2009, Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ; tháng 11-2009, lãi suất cơ bản được nâng 1 điểm phần trăm, tỷ giá được điều chỉnh 5,5%, việc bù lãi suất dần dần được chấm dứt. Nhưng đến quí 1-2010, khi tốc độ tăng GDP chỉ còn 5,8% và dưới áp lực của giới kinh doanh về lãi suất cao, chính sách lại được điều chỉnh vào giữa năm 2010 để hỗ trợ cho tăng trưởng, giới ngân hàng chịu áp lực phải giảm lãi suất. Đến nay, để chống lạm phát, lãi suất cơ bản được nâng lên 1 điểm phần trăm vào đầu tháng 11 nhưng khi lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 18-20%, Ngân hàng Nhà nước lại can thiệp để giảm áp lực lên tính thanh khoản...
Vì thế, báo cáo cho rằng để chống lạm phát và ổn định tỷ giá, Chính phủ cần phát tín hiệu rõ ràng về cam kết tạo ra và duy trì sự ổn định vĩ mô trong ngắn hạn. Đi kèm theo đó là các chính sách cần thiết và thường xuyên cung cấp thông tin cho thị trường để tạo dựng niềm tin. Cũng cần bảo đảm sự nhất quán giữa các mục tiêu như lãi suất, hạn mức tín dụng, cung tiền... để tránh quán tính thay đổi chính sách liên tục.
Đáng tiếc là ngoài phần khuyến cáo ngắn nói trên, báo cáo hầu như không đưa ra được giải pháp nào khác cho những thách thức vĩ mô mà báo cáo đã dùng phần lớn nội dung để phân tích. Và đó thật ra cũng là mục đích của các tác giả bản báo cáo khi họ nhấn mạnh việc phân tích chủ yếu là để nhìn lại, điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm qua.
(Về đánh giá bản báo cáo, xem bài “Là hệ quả khó biện giải” của Vũ Thành Tự Anh trên TBKTSG)
- Võ Trí Thành: "... các chỉ tiêu (kinh tế của QH đặt ra)... vẫn hơi tham vọng": trên thế giới chắc chỉ còn vài nước hàng năm QH biểu quyết chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, một dạng "tàn dư" của tư duy kinh tế kế hoạch.
- Bloomberg: Foreign reserve: Theo IMF, dự trữ ngoại tệ của VN cuối năm 2009 là $14.1b, cuối năm 2010 sẽ khoảng $15.5b, bằng 1.8 tháng nhập khẩu (8 tuần).
- AFP: Vietnam's price control: Tôi không biết ảnh hưởng của AmCham/EuroCham lớn đến đâu, có lẽ chẳng cần để ý đến ý kiến của họ. Tuy nhiên nếu phải phản biện lại lập luận của AmCham cho rằng price control vi phạm nguyên tắc free trade của WTO thì tôi sẽ nói market-wide price control hoàn toàn không vi phạm WTO, tương tự như thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc nhiều mặt hàng nhập khẩu bị ảnh hưởng (sữa, thuốc) đơn giản vì VN hầu như chưa sản suất được những mặt hàng này và có nhiều lý do để tin rằng những nhà nhập khẩu có monopoly power khi định giá bán lẻ.
- Krugman: Deficit-led crisis: Krugman không đồng ý với quan điểm của Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức cho rằng các nước bị khủng hoảng đều do budget deficit. Trên thực tế điều này chỉ đúng với Hi lạp, cả Spain và Ireland đều có budget surplus trước khi khủng hoảng xảy ra, deficit là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của khủng hoảng. Bởi vậy fiscal austerity không phải là giải pháp mà sẽ làm tình hình tồi tệ thêm. Thực tế những nước không bị ràng buộc trong EMU như Ba lan và Iceland và không bị buộc phải cắt giảm chi tiêu, thay vào đó là phá giá nội tệ, đều có tình hình kinh tế tốt hơn Ireland và Hi lạp.
- Krugman: New ideas in economics: trả lời cho bạn Duy Linh tại sao Shiller/Thaler ít được nhắc đến.
- TBKTSG: Thị trường bảo hiểm: từ năm 2000 đến nay số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tăng từ 14 lên 50, doanh thu tăng từ 3000 tỷ năm 2000 lên 25 nghìn tỷ năm 2009, tổng tiền đầu tư tăng từ 6000 tỷ lên gần 67 nghìn tỷ.
- Nguyễn Văn Giàu: "Còn chuyện lạm phát cao trong thời gian qua có nguyên nhân từ chính sách tiền tệ hay không thì rất khó kết luận, bởi các chỉ số tiền tệ cơ bản được thực hiện theo kế hoạch đầu năm, trong khi lạm phát còn có nguyên nhân như cầu kéo, chi phí đẩy...": trong khi điều kiện kinh tế/tài chính trong nước và thế giới thay đổi xoành xoạch mà NHNN vẫn giữ những chỉ số theo kế hoạch đưa ra từ đầu năm thì vai trò của cơ quan này là gì?
Hà Nội đã chi gần 266 tỷ đồng cho đại lễ (VnEx 8-12-10)
Vay ODA sẽ khó khăn hơn (VNN 8-12-10)
Chỉ một cách là để tổ chức dân sự “tự xử” (Bút lông) Chuyện kênh truyền hình K+ độc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh kéo dài đã lâu cho thấy sự việc không dễ giải quyết triệt để, dù nó gây bức xúc lớn.
Song những diễn tiến vừa qua đã hứa hẹn một kết quả tốt đẹp, mà nhà nước không cần phải can thiệp hành chính. Tính đến chiều 8-12, đa số các thành viên Ban chấp hành Hội Cổ động viên (CĐV) Việt Nam đã ký vào thư ngỏ gửi Thủ tướng để bày tỏ sự phản đối việc phát sóng độc quyền của K+. Cạnh đó, Hội cũng đã quyết định kêu gọi các hội CĐV thành viên và giới CĐV cả nước ủng hộ bằng cách ký tên vào bức thư ngỏ này với mục tiêu là 1 triệu chữ ký!
TRUNG QUỐC: Sắp xây đường sắt cao tốc nối liền Trung Quốc -Lào...Vay ODA sẽ khó khăn hơn (VNN 8-12-10)
Chỉ một cách là để tổ chức dân sự “tự xử” (Bút lông) Chuyện kênh truyền hình K+ độc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh kéo dài đã lâu cho thấy sự việc không dễ giải quyết triệt để, dù nó gây bức xúc lớn.
Song những diễn tiến vừa qua đã hứa hẹn một kết quả tốt đẹp, mà nhà nước không cần phải can thiệp hành chính. Tính đến chiều 8-12, đa số các thành viên Ban chấp hành Hội Cổ động viên (CĐV) Việt Nam đã ký vào thư ngỏ gửi Thủ tướng để bày tỏ sự phản đối việc phát sóng độc quyền của K+. Cạnh đó, Hội cũng đã quyết định kêu gọi các hội CĐV thành viên và giới CĐV cả nước ủng hộ bằng cách ký tên vào bức thư ngỏ này với mục tiêu là 1 triệu chữ ký!
Theo AFP, hôm nay, khi đến Bắc Kinh dự một hội nghị về đường sắt cao tốc, phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad, cho tờ Wall Street Journal biết là vào đầu năm 2011, Trung Quốc và Lào sẽ khởi công xây tuyến đường sắt cao tốc trong khuôn khổ dự án nối liền mạng lưới đường sắt của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.
Kinh tế Mỹ: For Obama, Tax Deal Is a Back-Door Stimulus Plan (NYT 8-12-10) -- Muốn biết chuyện gì đã xảy ra trong chính sách kinh tế Mỹ trong 3 ngày qua thì nên đọc bài này!
-Lao động giúp việc gia đình: Nghề chưa được chính danh (TNO) -Lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) đã được coi là một nghề tại Việt Nam từ năm 1998, nhưng đến nay nghề này vẫn còn thiếu nhiều quy tắc điều chỉnh, bị xem nhẹ và chưa thực sự được chính danh.