--Chuyên gia Nga: Gió Đông chưa đủ gây bão ở Thái Bình Dương vietnamdefence-Tên lửa mới của Trung Quốc không làm đảo lộn bố trí binh lực trên thế giới.
-Đông Phong làm đổi chiều gió? vietnamdefence
Tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc là máy bay "Photoshop"?vietnamdefence
-Đông Phong làm đổi chiều gió? vietnamdefence
VietnamDefence - Tên lửa DF-21D làm thay đổi bố trí binh lực trên thế giới.
Ý nghĩa chiến lược của hệ thống DF-21 với tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) lắp trên bệ phóng cơ động và các phương tiện vệ tinh phát hiện là ở chỗ, nó có khả năng chặn đứng sự xâm nhập của các CSG Mỹ gần hơn vài trăm kilômét tính từ bờ biển Hoa lục.
Nằm trong phạm vi này có cả hải phận eo biển Đài Loan trong trường hợp giả định có xung đột giữa Trung Quốc với Đài Loan, một đồng minh của Mỹ. “Vùng an ninh” của Trung Quốc như vậy đang mở rộng tới “vòng cung đảo thứ hai”, (từ quần đảo Ogasawara chạy qua quần đảo Mariana và Guam đến Palau).
Vùng biển này được Trung Quốc coi là “vùng biển gần”, nhưng hiện nay trong khu vực này hạm đội Mỹ đóng tại các nước đồng minh Nhật bản, Hàn Quốc đang hoạt động.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tháng 9.2010 khẳng định, nếu Trung Quốc hoặc một nước nào đó triển khai một hệ thống có khả năng đe dọa các CSG trên đại dương thì chiến thuật sử dụng chúng sẽ buộc phải xem xét lại toàn bộ. Ở hình thức hiện nay, CSG hầu như không có khả năng chống lại các tên lửa đường đạn tự dẫn như DF-21; hiện tại Lầu Năm góc chỉ nhìn thấy lối thoát ở sự liên kết chặt chẽ hơn giữa hải quân và không quân.
Tên lửa DF-21D làm các đô đốc Mỹ lo nghĩ kế đối phó |
Trung Quốc đã thử nghiệm thành công trước dự đoán và đang ở giai đoạn đầu triển khai hệ thống tên lửa (Đông Phong) Dongfeng 21 D (DF-21D), Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard tuyên bố. Bước đi này đang làm đảo lộn tận gốc bố trí binh lực ở Thái Bình Dương: hệ thống tên lửa này chuyên dùng để chống các cụm tàu sân bay tiến công (CSG) Mỹ, Financial Times nhận định.
Ý nghĩa chiến lược của hệ thống DF-21 với tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) lắp trên bệ phóng cơ động và các phương tiện vệ tinh phát hiện là ở chỗ, nó có khả năng chặn đứng sự xâm nhập của các CSG Mỹ gần hơn vài trăm kilômét tính từ bờ biển Hoa lục.
Nằm trong phạm vi này có cả hải phận eo biển Đài Loan trong trường hợp giả định có xung đột giữa Trung Quốc với Đài Loan, một đồng minh của Mỹ. “Vùng an ninh” của Trung Quốc như vậy đang mở rộng tới “vòng cung đảo thứ hai”, (từ quần đảo Ogasawara chạy qua quần đảo Mariana và Guam đến Palau).
Vùng biển này được Trung Quốc coi là “vùng biển gần”, nhưng hiện nay trong khu vực này hạm đội Mỹ đóng tại các nước đồng minh Nhật bản, Hàn Quốc đang hoạt động.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tháng 9.2010 khẳng định, nếu Trung Quốc hoặc một nước nào đó triển khai một hệ thống có khả năng đe dọa các CSG trên đại dương thì chiến thuật sử dụng chúng sẽ buộc phải xem xét lại toàn bộ. Ở hình thức hiện nay, CSG hầu như không có khả năng chống lại các tên lửa đường đạn tự dẫn như DF-21; hiện tại Lầu Năm góc chỉ nhìn thấy lối thoát ở sự liên kết chặt chẽ hơn giữa hải quân và không quân.
Tàu sân bay Mỹ hết thời tung hoành trên Thái Bình Dương... (Ảnh: tàu sân bay George Washington) |
Hệ thống hiện chưa thử nghiệm xong, Đô đốc Robert Willard đánh giá, để hoàn thành toàn bộ các thử nghiệm sẽ cần vài năm nữa; xuất hiện các câu hỏi cả về thành phần vệ tinh làm nhiệm vụ dẫn đường cho DF-21. Nhưng ngay từ bây giờ, các nhà phân tích quân sự đã nhìn thấy mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ: Trung Quốc sẽ có thể bù đắp sự thiếu hoàn thiện của phương tiện trinh sát bằng số lượng tên lửa phóng đi.
khi tên lửa Trung Quốc áp dụng chiến thuật 'đánh hội đồng'? |
Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Konstantin Makienko, tên lửa DF-21 quả thực có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh bằng cách xua đuổi khỏi bờ biển Trung Quốc các tàu sân bay Mỹ, vốn là nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Nhưng tên lửa này khả năng thực sự có khả năng tác chiến đến mức nào thì chưa biết; việc chế tạo một tên lửa như vậy là vấn đề kỹ thuật hóc búa; ngay cả Liên Xô cũng đã phải từ bỏ việc chế tạo ASBM tuy đã có những dự án như thế.
Vấn đề là ở chỗ, tàu sân bay không đứng nguyên một chỗ nên việc dẫn một tên lửa như vậy là rất khó (Liên Xô từng dự định trang bị cho tên lửa này đầu đạn hạt nhân, nhưng kể cả như thế cũng không bảo đảm chắc chắn tiêu diệt được một tàu sân bay đang di chuyển). Bởi vậy, những bài báo hoảng hốt trên trang nhất các tờ báo Anglo-Saxon phản ánh những thay đổi sâu sắc trong thái độ của Mỹ và Anh đối với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc chứ không phải là những nỗi sợ hãi hiện thực về kỹ thuật quân sự trước Trung Quốc, ông Makienko nhận định.
Vấn đề là ở chỗ, tàu sân bay không đứng nguyên một chỗ nên việc dẫn một tên lửa như vậy là rất khó (Liên Xô từng dự định trang bị cho tên lửa này đầu đạn hạt nhân, nhưng kể cả như thế cũng không bảo đảm chắc chắn tiêu diệt được một tàu sân bay đang di chuyển). Bởi vậy, những bài báo hoảng hốt trên trang nhất các tờ báo Anglo-Saxon phản ánh những thay đổi sâu sắc trong thái độ của Mỹ và Anh đối với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc chứ không phải là những nỗi sợ hãi hiện thực về kỹ thuật quân sự trước Trung Quốc, ông Makienko nhận định.
- Nguồn: Vedomosti, 29.12.2010.
Tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc là máy bay "Photoshop"?vietnamdefence
VietnamDefence - Ngày 27.12.2010, chuyên gia hàng đầu về tiêm kích của tạp chí hàng không Mỹ Aviation Bill Sweetman đã bình luận về những hình ảnh của một loại tiêm kích mới nào đó xuất hiện trên các diễn đàn mạng quân sự Trung Quốc.
Có những dấu hiệu cho thấy các bức ảnh J-XX (J-20) có thể là thật. Có thể chính Bắc Kinh đã cố tình rò rỉ thông tin.
Liên quan đến bản thân các bức ảnh thì có cảm tưởng là phần mũi của máy bay giống với F-22 của Mỹ, còn phần đuôi giống Т-50 PAK FA của Nga, loại máy bay xuất hiện mới hơn 1 năm trước. Nếu như đây là ảnh thật thì có thể nói Trung Quốc đã có bước đại nhảy vọt trong phát triển máy bay, trong khi trước đó họ chỉ hài lòng với việc làm nhái các thiết kế của Nga và Israel.
-Trung Quốc sắp có tên lửa chống tàu sân bayvietnamnet.Nhà phân tích này phỏng đoán đây có thể là máy bay… “Photoshop”, nhưng cũng có thể là bức ảnh chụp máy bay thật.
Có những dấu hiệu cho thấy các bức ảnh J-XX (J-20) có thể là thật. Có thể chính Bắc Kinh đã cố tình rò rỉ thông tin.
Liên quan đến bản thân các bức ảnh thì có cảm tưởng là phần mũi của máy bay giống với F-22 của Mỹ, còn phần đuôi giống Т-50 PAK FA của Nga, loại máy bay xuất hiện mới hơn 1 năm trước. Nếu như đây là ảnh thật thì có thể nói Trung Quốc đã có bước đại nhảy vọt trong phát triển máy bay, trong khi trước đó họ chỉ hài lòng với việc làm nhái các thiết kế của Nga và Israel.
Nhưng có lẽ cũng không nên gõ trống khua chiêng báo động làm gì. Nếu như máy bay này là quả thực là thật thì Trung Quốc sẽ cần cả chục năm hoặc hơn để hoàn tất chế tạo máy bay thế hệ mới. Cần lưu ý là F-22 của Mỹ thực hiện chuyến bay đầu năm 1990, đã cần tới 15 năm để đạt được tình trạng sẵn sàng hoạt động sơ bộ. Cũng đã có những người hoảng loạn như thế sau khi trông thấy Т-50 của Nga. Họ cũng la hoảng là sự thống trị trên không của Mỹ dài nửa thế kỷ đã đến hồi kết, kể cả là máy bay Nga chẳngt hẳn là máy bay tàng hình và có triển vọng sản xuất loạt tù mù.
Bill Sweetman viết rằng, xét theo bức ảnh, máy bay tiêm kích Trung Quốc rất dài, phải hơn 70 ft, và có thể có một số lý do để làm thế.
Ta có thể thấy rõ có cánh ngang phía trước. Cánh đứng đuôi kiểu quay toàn phần. Có thể, tiêm kích này có cánh với mép cánh trước và sau thay đổi như đã xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc.
Loại cánh như thế đã xuất hiện lần đầu tiên trên dự án máy bay thử nghiệm JAST của công ty McDonnell Douglas vào đầu thập niên 1990.
Nhà phân tích Rob Hewson của tạp chí Jane's đã viết rằng, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc loại động cơ phản lực lưỡng mạch có tăng lực tối tân nhất hiện này 117S có lực đẩy 32.000 bảng. Hai động cơ như vậy có thể lắp cho máy bay có trọng lượng cất cánh 80.000 bảng.
Có lẽ J-XX của Trung Quốc sẽ có tốc độ hành trình siêu âm và khả năng cơ động kém hơn F-22, nhưng có thể có các khoang vũ khí bên trong và các thùng dầu dung tích lớn hơn.
Ta có thể thấy rõ có cánh ngang phía trước. Cánh đứng đuôi kiểu quay toàn phần. Có thể, tiêm kích này có cánh với mép cánh trước và sau thay đổi như đã xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc.
Loại cánh như thế đã xuất hiện lần đầu tiên trên dự án máy bay thử nghiệm JAST của công ty McDonnell Douglas vào đầu thập niên 1990.
Nhà phân tích Rob Hewson của tạp chí Jane's đã viết rằng, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc loại động cơ phản lực lưỡng mạch có tăng lực tối tân nhất hiện này 117S có lực đẩy 32.000 bảng. Hai động cơ như vậy có thể lắp cho máy bay có trọng lượng cất cánh 80.000 bảng.
Có lẽ J-XX của Trung Quốc sẽ có tốc độ hành trình siêu âm và khả năng cơ động kém hơn F-22, nhưng có thể có các khoang vũ khí bên trong và các thùng dầu dung tích lớn hơn.
Xuất hiện câu hỏi: Trung Quốc cần một máy bay tiêm kích tàng hình tầm bay nhỏ hơn làm gì? Trái lại, cái Trung Quốc cần chính là loại máy bay chiến đấu có tầm bay lớn để tấn công các mục tiêu ở xa đại lục. Như vậy, máy bay mà chúng ta trông thấy là máy bay ném bom hơn là máy bay tiêm kích.
Trước đó, website club.mil.news.sina.com.cn cho hay, tại sân bay Nhà máy 132 công ty chế tạo máy bay Thành Đô CAC (Chengdu Aerospace Corporation) đã bắt đầu chạy lăn thử tiêm kích thế hệ mới của Trung Quốc.
Dường như máy bay đã tiến hành mấy lần chạy thử trên đường băng. Thông tin này chưa được khẳng định hay bác bỏ, song thực tế là Trung Quốc đang ráo riết tiến hành dự án tiêm kích thế hệ 5.
Theo một vài nguồn tin, chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ mới của Trung Quốc về tầm quan trọng và chi phí gần như tương đương với cả chương trình vũ trụ của Trung Quốc.
Trước đó, website club.mil.news.sina.com.cn cho hay, tại sân bay Nhà máy 132 công ty chế tạo máy bay Thành Đô CAC (Chengdu Aerospace Corporation) đã bắt đầu chạy lăn thử tiêm kích thế hệ mới của Trung Quốc.
Dường như máy bay đã tiến hành mấy lần chạy thử trên đường băng. Thông tin này chưa được khẳng định hay bác bỏ, song thực tế là Trung Quốc đang ráo riết tiến hành dự án tiêm kích thế hệ 5.
Theo một vài nguồn tin, chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ mới của Trung Quốc về tầm quan trọng và chi phí gần như tương đương với cả chương trình vũ trụ của Trung Quốc.
- Nguồn: club.mil.news.sina.com.cn, wired.com/dangerroom, aviationweek.com, MP, 26, 27.12.10.
Trung Quốc đã tiến gần hơn tới việc triển khai tên lửa đạn đạo được thiết kế để đánh chìm tàu sân bay - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Robert Willard cho biết.
Ông Robert Willard nói với báo Asahi Shimbun của Nhật xuất bản hôm nay (28/12) rằng, ông tin là chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc đã hoàn tất “khả năng vận hành ban đầu”.
Được biết đến trong giới phân tích quốc phòng với cái tên “sát thủ tàu ngầm”, tên lửa Đông Phong 21D (DF 21D) sẽ tạo thay đổi trong môi trường an ninh châu Á, nơi hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ chiếm lĩnh biển khơi kể từ khi Thế chiến II chấm dứt.
Đơn vị tên lửa Trung Quốc tham gia một cuộc diễu binh. Ảnh: THX |
Theo Willard, các chi tiết của hệ thống dường như đã được thiết kế và thử nghiệm, nhưng các nguồn của Mỹ chưa phát hiện ra vụ thử nào trên biển để đánh giá mức độ chính xác của tên lửa khi nhằm vào mục tiêu tàu di động.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương nhấn mạnh, có thể sẽ cần thêm vài năm trước khi tên lửa được triển khai đầy đủ. Giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc thành công trong việc triển khai vũ khí đạn đạo chống tàu như DF-21D, thì họ sẽ đạt được thành tựu đáng kể trong công nghệ vũ khí.
Trước đây, Mỹ và Liên Xô đã nhất trí không bao giờ theo đuổi các loại vũ khí như trên theo các điều khoản của những thoả thuận hạn chế vũ khí. Loại vũ khí trên có thể gây ra hậu quả thảm khốc nếu được sử dụng để tấn công đa mục tiêu hơn là nhằm một mục tiêu di động đơn lẻ.
Theo giới phân tích, chương trình tên lửa trên được coi là một phần chủ chốt trong chiến lược của Trung Quốc để ngăn chặn máy bay và tàu Mỹ tiếp cận khu vực ngoài khơi bờ biển của họ. Chiến lược này trùng khớp với việc tăng cường hệ thống phòng không, thúc đẩy mua sắm tài sản hải quân như tàu ngầm và những hệ thống tên lửa đạn đạo tiên tiến…
Ở khả năng cao nhất, DF 21D có thể được phóng từ mặt đất, đánh trúng mục tiêu, thậm chí là một tàu sân bay di động tối tân ở khoảng cách 1.500km.
Tên lửa này khi thành công sẽ làm suy yếu nghiêm trong khả năng can thiệp của Washington trong trường hợp xảy ra xung đột ở Đài Loan hay Triều Tiên, cũng như phủ nhận sự tiếp cận an toàn của các tàu thuyền Mỹ với vùng biển quốc tế gần đường bờ biển dài 18.000km của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Dư hôm nay cho hay, sẽ chuyển những câu hỏi về bình luận của đô đốc Willard tới Bộ Quốc phòng, nhưng tái khẳng định rằng, sự mở rộng quân sự của Trung Quốc không đe dọa bất kỳ ai. "Tôi có thể nói rằng, Trung Quốc theo đuổi một chính sách phòng thủ quốc gia. Chúng tôi không đưa ra mối đe dọa nào với các nước khác. Chúng tôi sẽ luôn là một lực lượng bảo đảm hòa bình và ổn định khu vực”, bà Khương nói với báo giới trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Trước đó, hồi tháng 8, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng dẫn nguồn tin nhật báo Thiều Quan, Quảng Đông rằng, một căn cứ tên lửa mới đã đi vào hoạt động tại Quảng Đông được một tháng. Căn cứ này thuộc đơn vị 96166 của Quân đoàn Pháo binh thứ hai (Nhị pháo) quân đội Trung Quốc.
Nhị pháo được coi là lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc. Với các nhà quan sát và phân tích quân sự, căn cứ này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc tên lửa hành trình tầm xa CJ-10. Cả hai loại tên lửa này được cho là có khả năng đánh trúng mục tiêu cách xa hơn 2.000km, nghĩa là đặt các đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc đang tranh chấp với những nước láng giềng châu Á trong tầm ngắm.
Quân đội Trung Quốc cũng thiết lập một căn cứ tương tự ở gần Thanh Viễn, Quảng Đông vào tháng 6 năm ngoái. Cả Thiều Quan và Thanh Viễn đều là các vùng núi của tỉnh Quảng Đông - nghĩa là nơi lý tưởng để ẩn giấu lực lượng tên lửa chiến lược.
- Thụy Phương (Theo AP, Bưu điện Hoa nam Buổi sáng)
Trong con mắt của giới quân sự Mỹ, khả năng tiêu diệt tàu sân bay của tên lửa DF-21D là rất xa vời.
Đây là loại vũ khí mà các chuyên gia đánh giá là mang lại cho Bắc Kinh sức mạnh quân sự tác động đến sự ủng hộ của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực Thái Bình Dương.
Trao đổi với báo Asahi Shimbun (Nhật Bản) hôm 26.12.2010, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) tiết lộ, Loại tên lửa đường đạn đối hạm mới (ASBM) của Trung Quốc hiện trong giai đoạn triển khai ban đầu sau khi đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm.
Đô đốc Robert Willard cho rằng, Trung Quốc còn nhiều hạn chế công nghệ khi triển khai tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay |
Tướng bốn sao Robert Willard, người được đánh giá là thẳng thắn và luôn hoài nghi những tuyên bố của Trung Quốc về việc xây dựng sức mạnh quân sự vì mục đích hòa bình, cho biếtm, Mỹ đánh giá về quá trình triển khai tên lửa đạn đạo đối hạm là dựa trên thông tin báo chí của Trung Quốc và những vụ thử nghiệm liên tiếp.
Loại vũ khí mới, là biến thể D của tên lửa đường đạn tầm trung DF-21, đã được thử nghiệm phóng vào vũ trụ, trở lại không gian và sau đó tấn công mục tiêu.
Tuy nhiên, các quan chức quân sự đánh giá việc sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công các tàu trên biển là một nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự tham gia của một số các hệ thống cảm biến trên không, trên biển và trong vũ trụ; các hệ thống định vị; và công nghệ điều khiển tấn công chính xác - một khả năng không phải là điểm mạnh của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Tên lửa DF-21D và các pha chiến đấu |
Khi được hỏi về hệ thống tích hợp, Đô đốc Willard nói rằng: “Nói chung, để có được loại tên lửa có khả năng tấn công phủ đầu thì hệ thống đó phải thực hiện được các mô hình bay như thiết kế”.
Ngoài ra, Đô đốc Willard cho biết, Mỹ cho rằng, “các bộ phận cấu thành của ASBM đã được phát triển và thử nghiệm”, thì các vụ thử nghiệm của Trung Quốc lại không đạt được kết quả như mong muốn. “Chúng tôi chưa được chứng kiến một vụ thử nghiệm trên biển đối với toàn bộ hệ thống”, ông Willard nói.
Tiếp đó, Đô đốc Willard cho biết ông không coi tên lửa mới và lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ và lực lượng đồng minh của Mỹ (lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc đã được mở rộng đáng kể trong thập kỷ qua).
- Nguồn: An Huy (theo Washington Times) // ĐV, 28.12.2010.