Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

N.T.Dũng sẽ làm gì khi tái đắc cử [2]: Giết dê tế thần!


Ông Dũng vừa ngạo mạn và vừa quá tự tin vào bản thân. Giáo sư Carl Thayer
-N.T.Dũng sẽ làm gì khi tái đắc cử [2]: Giết dê tế thần!
Nguyễn Vũ Trần Lê
Ngay sau khi có tin Nguyễn Tấn Dũng được đề cử tiếp tục làm Thủ tướng nhiệm kì nữa (15 .12.2010), hai ngày sau -  17.12.2010: VKSND thành phố Hà Nội lập cáo trạng truy tố Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tôi danh ’’Tuyên truyền chống phá nước CHXHCNVN’’.

Dư luận tự hỏi: Phải chăng khi biết mình yên vị, ông NTD bắt đầu phản kích, trả thù những người dám đối đầu với cả thế lực và cá nhân ông? Có thể xem người đại diện cho đối thủ khiêu chiến vớ i’’phe ta’’là Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Không đợi tới khi ngồi vào chiếc chế TT nhiệm kì 2 -  CHHV đã trở thành ’’con dê tế thần’’ cho bữa tiệc lên ngôi của ’’Phủ chúa’’ trong triều đại – tương lai (1)!
Hành động của ông NTD chỉ nhằm dằn mặt thế lực chống đối. Căn cứ thông tin trên các phương tiện truyền thông và những nguồn tin rò rỉ ra từ cung đình, chúng ta cùng nhau nghiên cứu về động thái của phe NTD và phe đối lập. Câu hỏi đặt ra là: Đứng đầu phe đối lập là ai?
Trước hết hãy tìm hiểu hiện tượng Cù Huy Hà Vũ (CHHV).
Thân thế, sự nghiệp của CHHV ra sao, các tờ báo viết, báo mạng, báo nói – đã nhiều lần thông tin, đề cập, có thể tóm lược: Sau khi từ Pháp tu nghiệp trở về, để khẳng định trình độ, tài năng của mình, CHHV ra ’’chiêu’’ – làm đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng bộ Văn hóa Thông tin. Việc làm này nếu xẩy ra ở một nước dân chủ phát triển là bình thường. Nhưng ở nước CHXHCNVN, người ta coi CHHV như một người không… bình thường.
Tiếp theo, ông khởi kiện, vụ này rồi vụ khác… trong đó nổi bật nhất: Kiện Thủ Tướng của nước CHXHCBVN – NTD (xem phụ lục dưới đây (…). Rồi, viết, tung lên mạng những bài ’’chửi, lên án’’ các UV BCT: Trưởng ban kiểm tra TƯ Nguyễn Văn Chi (…), Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Đà Nẵng(…) và những bài ’’bốc lửa’’  trả lời phỏng vấn các Radio VOA, RFA – hai ’’cái loa’’ theo chính quyền Hà Nội: Nguy hiểm đối với chính thể CHXHCNVN (2)…
Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Tấn Dũng
Vậy thì CHHV được ai chống lưng mà dám ’’vuốt râu cọp’’?
Từ nhiều bài viết đi trên các mạng Bee.nét, Radio RFA, VOA và các Blog cá nhân ở VN… người đọc chú ý bức ảnh: Cù Huy Hà Vũ Bắt tay TBT Nông Đức Mạnh. Tuy đó chưa phải là điều kiện Đủ – để khẳng định CHHV được TBT chống lưng nên mới dám ngang nhiên khiêu chiến với người đứng đầu chính phủ? Song, nếu xâu chuỗi lại các sự kiện diễn ra trong vài năm qua (2009 – 2010)… nhất là bài phát biểu của ông NĐM nhân lễ kỉ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (…) dư luận đều cho rằng: Ông NTD và NĐM đang có những bất đồng sâu sắc – Ông NĐM bị dư luận coi là thân Tầu, (bảo thủ). NTD được coi là thân tây Âu – Mỹ, (cải cách).
Ông Cù Huy Hà Vũ và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
Thế nhưng tại sao ông Mạnh lại hoan hỉ (ảnh) khi gặp CHHV, khi ông Vũ đòi đưa NTD ra toà trong việc triển khai dự án Bô xít Tây nguyên? Phải chăng: ông Mạnh ’’chống lưng’’ cho CHHV phê phán các UV BCT và nhất là kiện NTD, dường như để gián tiếp thanh minh với nhân dân VN: Việc cho TQ vào khai thác Bô xít trên Tây nguyên không phải do ông quyết định (như dư luận đang lan truyền), mà chính là do NTD chủ ý làm rồi ’’gài bẫy’’ – buộc ông đưa ra BCT, ra nghị quyết… dồn trách nhiệm cho người đề xuất`và tập thể BCT, NTD phủi tay việc ’’gắp lửa bỏ tay người’’!
Hay, vì mục đích đánh đổ NTD, ông NĐM bất chấp thủ đoạn, miễn là làm mất uy tín đối thủ? Ở đây có điều khó hiểu: Vài tờ báo trong nước bật mí: Việc đồng ý cho TQ vào khai thác Bô xít là do ông TBT ĐCSVN đã thoả thuận với  người đứng đầu ĐCSTQ? Nếu đúng vậy, có thể lý giải: Do không cảnh giác , thiếu kinh nghiệm ngoại giao, chủ quan và tính ’’kiêu ngạo cộng sản’’ (KNCS) qúa cao, ông Mạnh tưởng rằng ý kiến mình sẽ là’’kim chỉ nam cho mọi hành động’’ của cấp dưới (từ trước tới nay vẫn thế), họ sẽ răm rắp làm theo. Bởi vậy ông gật đầu để lấy lòng người đứng đầu một thế lực hùng mạnh mà ông đang dựa, khi họ tỏ ra mong muốn được thực hiện ý đồ này…
Mặt khác, ông vẫn muốn bắt cấp dưới răm rắp thực hiện ý mình. Vì, nếu có gì xẩy ra, người thừa hành gánh chịu, lãnh nhận hết búa rìu dư luận, còn TBT  vẫn yên vị trên ghế phán xét . Nước cờ ông  đi theo tiền lệ, đối với ’’chính khách võ biền’’. Từ TQ trở về, ông truyền đạt lại ý mình… tất nhiên nếu NTD trong vai trò TT, có trách nhiệm với Dân với Nước không đồng ý thì chủ trương này vẫn không thể thực hiện.
Song,  NTD tại thời điểm 2008 đã khác.  Có thể ở nhiệm kì Phó TT thứ nhất (2000-2005) và đầu nhiệm kì Thủ tướng (2005-2007), có lúc ông – ’’Lú’’ ! Thế nhưng sang nửa cuối nhiệm kì TT, nhất là ngày khai mạc ĐH XI sắp tới – Chú của ông ta lại ’’Khôn’’, bày  mưu cho ’’cháu dại’’ cách đánhb’’dập xác’’ đối thủ, bằng một kế rất… Tầu:
’’Nước đang nhờ nhờ đục – hãy xục bùn cho đục ngầu lên.
Không khí đang oi nồng, hãy quậy mạnh thùng… làm cho không gian càng ngột ngạt mùi xú khí … Người trong vùng nhức mũi, điên đầu sẽ phản ứng… lúc đó’’chắu dại’’ đứng giữa, lặng lẽ thu lợi’’.
Có quân sư giỏi hiến kế, NTD vui vẻ ’’vâng lời thủ trưởng’’ với điều kiện BCT phải ra nghị quyết về vấn đề này, vì đây là ’’chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước’’. Đứng trước lời đề nghị xem ra hợp tình hợp lí, đúng đắn… Lại sợ thất hứa – mất mặt  với ’’chỗ dực vững chắc’’ (nếu lời hứa không thực hiện). Và cái chính lại do tính KNCS – NĐM buộc phải’’cúi đầu theo thuộc cấp’’, và cái Nghị quyết của BCT ĐCSVN về chủ trương – ’’gián tiếp’’ cho TQ vào khai thác Bô xít trên Tây nguyên, đứng trên nóc nhà Đông dương  – ra đời .
Thế là – Than ôi: Hai trụ cột quan trọng (trong Tứ trụ triều đình) đều ngầm bầy binh bố trận để thu lợi cá nhân, còn đất nước, dân tộc VN thì… gặt hậu qủa!
Phe ông Mạnh đâu chịu chấp nhận thua dễ dàng. Họ thầm nhắc – thua keo này bày keo khác.  Khi thấy hiện tượng cựu thủ tướng Nhật thậm thụt với TT đương nhiệm Việt, ’’phe ta’’ ngửi thấy mùi khó… ngửi nên bịt mũi nín lặng – thậm chí – đeo ’’mặt nạ da người’’ (cho giống người khác) – bí mật theo rõi. Quả nhiên phe địch lòi ra cái đuôi cáo: Dự án Đường sắt cao tốc!
Đây rồi! Phải chơi lại cho chúng biết tay!
- Nhưng chơi bằng cách nào?…
Chúng ta hãy lùi ra xa một chút để xem cuộc đấu giữa hai đô vật thượng thặng :
Lần này, NTD rút kinh nghiệm thất bại của ’’địch’’ nên chơi trò Dân chủ: Cho mấy thuộc hạ thân tín múa may quay cuồng trên diễn đàn Quốc hội nhằm: Vừa thuyết phục, vừa răn đe vì hầu hết các ĐBQH đều là thuộc cấp của ông (làm việc ở cơ quan kinh doanh – hành chính sự nghiệp), tung dư luận trên truyền thông cò mồi, tranh thủ…
Phe ’’Địch’’ như nghe theo , tán thành đồng ý với chính phủ việc thông qua, cho xây dựng đường sắt cao tốc, (trong khi toàn dân và đám trí thức phản đối rầm rầm). Cùng lúc trên nghị trường để cho các ông bà nghị tự do lên tiếng… Không khí đó gây chú ý trong dư luận và thu hút sự quan tâm của nhân dân… tuồng như chính thể đã – đang từng bước thực hiện’’dân chủ hoá đất nước’’. Các ĐBQH thi nhau phản biện. Báo chí rùm beng cổ súy… Chủ tịch QH quyết định’’lật con bài tẩy’’: Cho bỏ phiếu thử – thăm dò. Kết qủa thật khả quan: Qúa bán tổng số phiếu bầu thử hợp lệ – đồng ý với chính phủ cho xây dựng Đường sắt cao tốc!
Thủ tướng Dũng vui như mở cờ trong bụng.
Các thuộc hạ hả hê, nhất là Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng giao thông vận tải – thở phào, chắc mẩm: Sắp hoàn thành nhiệm vụ… trước khi rời ghế về biệt thự – trang trại vui thú điền viên…
Nhưng – Lại nhưng!
Khi bỏ phiếu chính thức thông qua  để đưa vào nghị quyết, giao cho bên Hành pháp thực hiện thì… đùng một cái: Số không tán thành thông qua dự án lại nhiều hơn số ủng hộ! Điều đáng chú ý: Số phiếu chênh lệch hơn nhau không bao nhiêu ! Phe NTD chết điếng… Có lẽ người bẽ mặt nhất chính là người trên diễn đàn vung tay chém gió – Phó TT Nguyễn Sinh Hùng… Lần này hai đô vật đấu đá, chủ nhân ông – nhân dân VN – thu lợi trong tâm trạng hú vía : Súyt phải rút hầu bao vất núi tiền vào một việc chưa cần thiết… vô’’bổ’’ cho ông chủ, nhưng lại’’béo’’ các đầy tớ!
Đọc đến đây, các bạn còn coi ông Nguyễn Phú Trọng là ‚ ’’Lú, Lẫn’’ – nữa không?
- Xin thưa: Vẫn cứ coi ông như lời dân đồn đại! Bởi vì ông không có năng lực để phát minh ra chiêu phản pháo ngoạn mục này. Tác gỉa của’’quái chiêu’’ là Sếp NĐM, đã từng là Chủ tịch quốc hội, lại có quyền lực tối cao nên truyền võ cho đệ tử, vừa phá địch, vừa giúp ê kíp – tự đánh bóng, hi vọng chắc chắn sẽ ngồi vào ghế tột đỉnh cao sang. ’’Võ’’ đánh bóng của TBT NĐM thực sự cao thâm. Chúng ta hãy nhìn tiếp – cách ông làm cho con trai Nông Quốc Tuấn (NQT) nổi danh trưóc thềm ĐH XI:
NQT ít học. khoảng hơn 20 năm trước, anh trong đoàn quân đi Hợp tác lao động ở Đông Đức. Năng lực của một anh công nhân’’Cổ cầy vai bừa… trâu sắt’’ chỉ đến vậy – cũng như tất cả anh em cùng trang lứa đi làm thuê, tha phương cầu thực khi trên quê hương mình đói dài.. Lúc ông bố có địa vị cao trên chính trường, quyết định đào tạo con để làm chính khách kế nghiệp. Đến khi cảm thấy mình đã đủ thế lực để tái đắc cử nhiệm kì 2 TBT (khóa 10), ông quyết định đưa con trai vào Trung ương đảng CSVN.
Nhưng – lại nhưng : Phe đối lập ’’tiên hạ thủ vi cường’’ – ra tay, bằng cách bạch hóa những thân tín của ông như Đào Đình Bình -Bộ trưởng, Nguyễn Việt Tiến – Thứ trưởng (GTVT) là các trùm hối lộ, cùng một lô một lốc những đệ tử – tham nhũng trong vụ PMU 18. Đòn hiểm của phe địch làm ông suýt phải về vườn, qúy tử bật bãi, lui về chờ thời cơ…
5 năm sau, hôm nay  – khi sắp khai mạc ĐH 11, ông bố NĐM lại chơi trò đánh bóng cho con. Lần này  có nghệ thuật hơn: Mấy tháng trước, đám ’’kiêu binh công an’’ Bắc Giang – nặng tay với một dân lành vì chuyện cỏn con – không đội mũ bảo hiểm khi chạy xe máy. Anh kia bị bắt vào đồn. Đã sai nhưng cậy có chú bác, họ hàng cũng làm việc ở trên bộ công an, coi thường mấy chú lính lác địa phương nên cãi bướng. Với công an của chế dộ XHCN VN cho dù lẽ phải thuộc về anh mà cãi đúng – còn phải ’’ăn đòn’’, huống chi – cãi sai, bướng bỉnh.
Kết qủa: Anh bướng bỉnh kia bị đập chết tức thì!
Đã vậy, ngành CA Bắc Giang lại bao che cho nhau… không nhận trách nhiệm. Ông chú của nạn nhân (…) tức điên’’xúi’’ dân trong vùng – vốn đã bất mãn với đám lính của ông Lê Hồng Anh lắm rồi. Họ tụ tập lại mấy nghìn người (tin RFA đưa), mang xác nạn nhân lên UB (của) Nhân dân tỉnh Bắc giang kiện. Chánh phó chủ tịch, nhân viên ủy ban sợ vạ lẩn tránh ráo. Tức nước, vỡ bờ… rào. Vật che chắn cho cơ quan tỉnh bị những ’’chủ nhân ông đất nước’’ đạp đổ, tràn vào, đập cửa hỏi tội đầy tớ … cuối cùng người lãnh đạo mới chịu ra tiếp dân, hứa hẹn qua loa để xoa dịu cơn thịnh nộ’’của các ông chủ’’…
Lãnh đạo mà để dân làm loạn à: Bí thư Tỉnh uỳ bị mất chức!
Nông Quốc Tuấn đang làm phó BTTU ở một tỉnh khác được điều về thay, lên chức. Việc đầu tiên NQT làm là dơ cao đánh khẽ: Bắt ngay kiêu binh đánh chết người đưa ra toà (xử tù nhẹ – trong khi nếu ít ra phải tù chung thân) rồi xoa dịu gia đình nạn nhân. Sự việc được giải quyết xong, dân tỉnh Bắc giang cũng phần nào nguôi ngoai. Đâu đó, trong dư luận nổi lên: Bí thư tỉnh ủy mới đã làm được một việc mà kẻ tiền nhiệm bao che…
Cuộc đánh bóng thật ngoạn mục. Liệu ĐH 11 có bầu cho NQT vào TƯ không? Nguyễn Phú Trọng cũng được đánh bóng tương tự như Nông Quốc Tuấn – có thể trúng cử TBT không? Chúng ta hãy chờ xem.
Cuộc chiến cung đình của triều đại XHCN Việt Nam đang tới hồi gay cấn. Theo tin tức từ các hãng thông tin vỉa hè do các phóng viên xe ôm, đánh giầy, loan tải: Buổi mít tinh kỉ niệm 50 năm ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (20.12.1960- 20.12.2010) chỉ có 2 nhân vật không mấy sáng gía – Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải (BTTU) dự, mà lẽ ra các nhân vật chủ chốt như TBT, Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, TT chính phủ phải có mặt. Đằng này họ lại  vắng bóng. Vì sao?
Sự vắng mặt của các vị kia có thể do đang còn bàn về các chiếc ghê đã dự định… TBT NĐM muốn đề cử Nguyện Phú Trọng thay mình trong nhiệm kì tới. Nhưng – lại chữ Nhưng – chưa chắc khi bầu NPT đã trúng cử. Bài học’’biểu quyết’’ Dự án đường sắt cao tốc – sao không có thể lặp lại chứ!
Sau cùng, trở lại chuyện CHHV bị đem làm con dê thế thần.
Mỗi chính khách khi còn hàn vì , đều tìm chỗ dựa để tiến thân. Đây là vấn đề quan trọng đối với những người đầy tham vọng . Một nước cờ đi sai sẽ thua cả ván. Trong việc chọn minh  chủ đi theo – lại càng quan trọng hơn. Nếu chọn nhầm, sẽ tiêu ma bước đường thăng tiến, thậm chí phải trả gía bằng chính sinh mạng mình. CHHV có tài, có trí, nhưng ông đã chọn nhầm minh chủ, tìm chỗ dựa sai. Căn cứ vào những động thái của ông, trong vòng vài năm qua, rút ra: CHHV có vẻ qúa kiêu căng, chủ quan, qúa đà ở một vài việc mà điển hình là kiện TT. Mọi người VN đều biết rằng chuyện kiện tụng chính quyền đều không có kết qủa theo kiểu nói của dân Việt ’’con liến, kiện củ khoai’’.
Trong trường hợp này – trên hình thức – TT NTD chỉ’’nghiêm chỉnh’’ thực hiện nghị quyết của BCT. Gán tôi cho riêng ông gánh toàn bộ trách nhiệm về mặt pháp lý là không thỏa đáng. Huống hồ NTD đang nắm trong tay cơ quan hành pháp mà đứng đầu là ngành an ninh nội bộ, Toà án. CHHV lao đầu vào bức tường đá chỉ thuần túy có lí luận… và chứng cứ lờ mờ, thử hỏi sao chẳng gánh lấy hậu qủa? Ông tưởng rằng có TBT chống lưng là nắm phần thắng trong tay vì ở các nước CS, TBT là vua, thậm chí còn hơn vua dưới thời phong kiến xa xưa.
Nhưng, hôm nay, tại thời điểm này, uy tín, vai trò của TBT  đã có những chuyền dịch… Việt Nam thời nay đã có những thay đổi chứ không còn là VN của 30 năm trước… Cho nên CHHV nhất định ’’buộc’’ phải… rơi vào tay ’’nền chuyên chính vô sản’’ do TT trực tiếp nắm giữ! Tất nhiên – theo báo chí dự kiến – đương sự sẽ phải đối diện với án tù từ 3-10 năm…
NĐM lại sắp ra đi.
Nguyễn Phú Trọng – nếu được giữ chức TBT- cũng không thể cứu được Tiến sĩ  Luật – ở một nước Luật pháp ít – Luật rừng nhiều. CHHV bị chính quyền quy cho -  phạm tội theo bộ Luật (rừng): Tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam!
Sự kiện CHHV là bài học giúp cho những người đang dấn thân đi đầu trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ cho nhân dân VN, góp phần bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước tiến lên, thực hiện ’’dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh’’ – câu khẩu hiệu rất mĩ miều, do cơ quan tuyên truyền của ông Tô Huy Rứa nắm giữ – thường hô hào, rêu rao, mà không thực hiện!
Các chiến sĩ dân chủ hãy nhớ kĩ:
- Sáng suốt khi tìm chỗ dựa – đồng minh (3).
- Hành động kiên trì nhưng tỉnh táo, khôn khéo nhằm bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và đồng đội .
Vì mỗi chiến sĩ dân chủ là vốn qúy của nhân dân VN. Nếu không, sẽ lại tiếp tục làm con Dê tế thần cho một thế lực nào đó trong cuộc tranh giành địa vị -  như Cù Huy Hà Vũ – mà thôi!
© NVTL
©Đàn Chim Việt
————————————————–
Ghi chú:
(1) – Thời Lê mạt, hai họ Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền bính, gây ra chiến tranh huynh đệ tương tàn. Các nhà làm sử gọi giai đoạn này là Trịnh – Nguyễn phân tranh.
(2) – Cách đây hơn 20 năm, BBC Luân Đôn cũng bị xếp chung một rọ với VOA, RFA. Bây giờ BBC đã được chính thể XHCNVN xách ra khỏi rọ.
(3) – Theo nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy: Người đàn bà có tên Q… chính là con mồi do người ta nhử, CHHV mất cảnh giác tự chui đầu vào và bẫy sập… Người ta tự hỏi: Nếu không có cớ – dù là cớ gán ghép sống sượng này, cơ quan an ninh làm sao đột nhập vào nhà  Tiền sĩ lục soát để có tài liệu kết tôi đương sự?
——————————
Tài liệu tham khảo:
1 – Cù Huy Hà Vũ và những vụ kiện “chấn động”
2 – Từ bác bỏ phiếu tín nhiệm đến vụ bắt Cù Huy Hà Vũ?
--------


- Thủ tướng Dũng sẽ có ‘quyền lực vô biên’? (BBC)
Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, dự kiến sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, sẽ là Chủ tịch nước, và ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, sẽ tiếp tục là Thủ tướng.

Độ tuổi trung bình của các nhà lãnh đạo này sẽ ở mức trên 62 so với tuổi trung bình của gần 90 triệu dân Việt Nam là khoảng 28.
Nhà Việt Nam học có tiếng người Australia, Giáo sư Carl Thayer, vừa trở về sau chuyến đi chín ngày tới Việt Nam và Bấm nói với BBC về các đồn đoán nhân sự mới nhất.
Trong phần II của phỏng vấn với Nguyễn Hùng, ông nói về những rủi ro tiềm tàng ở Việt Nam và mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
BBC: Quay trở lại với ghế thủ tướng, nhiều chỉ trích đã nhắm vào ông Dũng và mới đây tại Quốc hội đã có kêu gọi điều tra đối với ông. Đây có phải là một phần của cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm không?
Giáo sư Carl Thayer: Chắc chắn là như vậy. Nếu chúng ta nhớ lại thì hồi năm 2007 là lúc các công tác chuẩn bị đầu tiên cho đại hội Đảng bắt đầu và cho tới giữa năm 2009 người ta lập ra một ủy ban để xem xét vấn đề nhân sự. Mọi thứ đều được phản ánh trong giai đoạn này khi chúng ta thấy ông Dũng phải đối phó với tình trạng lạm phát cao, kinh tế toàn cầu suy thoái, vấn đề khai thác bauxite, cả trong khía cạnh môi trường lẫn quan hệ với Trung Quốc.
Chỉ trích khai thác bauxite cũng mạnh trở lại sau thảm họa ở Hungary và thêm vấn đề Vinashin.
Nếu ông Trương Tấn Sang muốn chứng minh là tại sao ông có thể xử lý các vấn đề kinh tế tốt hơn người đương nhiệm, ông ấy sẽ xoáy vào những thiếu sót của ông Dũng để hạ uy tín.
Nhưng điểm quan trọng là ông Dũng đã nhận trách nhiệm trong vụ Vinashin và tránh được các cuộc tấn công.
Trong Đảng Cộng sản có phê và tự phê và ông Dũng đã thừa nhận là ông chịu trách nhiệm và có ý nói "các ông còn muốn gì hơn ở một thủ tướng nữa".
Có nghĩa là chúng ta có thể sẽ thấy va chạm khi ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế thủ tướng và ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước thay cho ông Nguyễn Minh Triết?
Đúng, nhưng như tôi từng phân tích, chức chủ tịch chỉ là giải an ủi thôi. Chủ tịch là chức có tính nghi lễ và không có quyền lực gì nhiều.
Ông Dũng đã bất chấp các chỉ trích theo kiểu 'cảm ơn quý vị, tôi nghe đủ rồi, nhưng tôi vẫn sẽ cứ làm'
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ vị trí thủ tướng, chúng ta hãy thử nhìn vào nội các 22 người.
Trong số này có năm người được bầu ra từ Đại hội VIII, tức có năm năm thâm niên hơn ông Dũng, bẩy người được bầu lên từ Đại hội IX, trong đó có bản thân ông và 10 người từ Đại hội X.
Năm nay những người được bầu từ Đại hội VIII sẽ nghỉ hưu và khi có bầu cử Quốc hội sắp tới, ông Dũng sẽ chuẩn bị nội các mới và sẽ có cơ hội tốt hơn để đẩy những người hãm phanh ông ra khỏi nội các.
Sẽ không còn ai cao cấp hơn ông trong nội các nữa.
Trước đây Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đóng vai trò hãm phanh vì ông có nhiều kinh nghiệm trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương hơn ông Dũng chứ không phải là về chức vụ.
Ông Dũng đã đưa ra lời hứa về một nước Việt Nam mạnh hơn và tốt hơn với tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn.
Nhưng trong các vấn đề như bauxite hay Vinashin, ông Dũng đã bất chấp các chỉ trích theo kiểu "cảm ơn quý vị, tôi nghe đủ rồi, nhưng tôi vẫn sẽ cứ làm."
Cuộc chiến tinh vi
Tôi không biết chỉ thị tới từ đâu, từ Thủ tướng hay Tổng Bí thư, nhưng theo ông chúng ta có thể giải thích ra sao về hàng loạt vụ bắt bớ trước khi đại hội Đảng diễn ra, các vụ bị coi là trấn áp nhân quyền rồi các hành vi bị lên án của cảnh sát?
Thật thú vị là ông nêu ra vấn đề này. Tôi không muốn đưa ra quá nhiều chi tiết, nhưng tôi đã gặp một blogger, người bị công an bắt và người này muốn gặp tôi sau khi đọc các nhận định của tôi.
Ông Cù Huy Hà Vũ và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
Ông Cù Huy Hà Vũ là một trong số những người bị bắt trước khi Đại hội Đảng diễn ra vào tháng Một
Blogger này nói "Carl, làm sao ông có thể phân tích mọi chuyện rõ ràng như thế trong khi chính tôi là người trong cuộc nhưng vẫn không hiểu lý do tôi bị bắt."
Bỏ chuyện này sang một bên, tôi cho rằng Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp và Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Tô Huy Rứa, một nhân vật đang lên và có tham vọng quyền lực và là người hâm mộ ông Dũng, đã có một cuộc chiến thông tin tinh vi.
Họ sử dụng hiệu quả các công cụ họ có để kiểm soát thông tin, kiểm soát những gì có thể rò rỉ ra ngoài, những gì công chúng biết tới và ngăn chặn những người ở ngoài mạng lưới của họ có thể thâm nhập vào.
Một điều chúng ta có thể thấy là các cuộc tấn công không ngừng nghỉ đối với các blogger để kiểm soát internet.
Nhưng điều này cũng không giải thích được tất cả các cuộc bắt bớ. Trước các đại hội Đảng trong quá khứ, đã có những lời kêu gọi từ trong Đảng về chuyện bỏ chủ nghĩa Marx - Lenin, bỏ từ 'Cộng sản', đổi tên nước...
Không có blogger nào kêu gọi những điều như thế này cả. Tôi có cảm giác các vụ bắt bớ gần đây là để tạo ra bầu không khí ớn lạnh và qua việc buộc tội một số người liên quan tới an ninh quốc gia, người ta muốn đánh phủ đầu một thiểu số trong Đảng muốn từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản.
Và tôi nghĩ đây là một trong những Đại hội lặng lẽ nhất kể từ khi Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
Đây là một trong những Đại hội lặng lẽ nhất kể từ khi Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
Giáo sư Carl Thayer
Tôi mới gặp ba cựu chuyên gia tư vấn của thủ tướng tại một hội thảo và chúng tôi cùng bàn về đề nghị của ông Nguyễn Văn An về dân chủ.
Cảm nhận mà tôi có được là chưa bao giờ một nhóm lớn những người có ảnh hưởng tại Việt Nam cảm thấy bị đẩy ra ngoài rìa tới như thế và không thể ảnh hưởng gì tới hệ thống. Mà đó là những người rất trung thành.
Tôi cũng nói chuyện với các chuyên gia ở UNDP và các chuyên gia nước ngoài khác. Họ nói tới thâm hụt mậu dịch lớn, lạm phát cao, thiếu dự trữ ngoại hối và những điều này có thể đưa Việt Nam tới khủng hoảng. Người ta lo ngại vì các vấn đề này không được giải quyết, ít nhất là về mặt chính thức.
Lạc quan
Nếu chúng ta theo dõi hội nghị của các nước cấp viện trong những năm gần đây, năm nào các nước cũng cam kết những khoản tiền lớn đối với Việt Nam. Vậy họ phải hài lòng với triển vọng phát triển của Việt Nam trong những năm tới để cam kết như vậy?
Nông dân gặt lúa
Việt Nam được khen ngợi về xóa đói giảm nghèo
Trước hết, năm nay là lần đầu tiên số tiền cam kết giảm so với các năm trước, nhưng dĩ nhiên đây không phải là xu hướng. Nhiều nước ở vào thế kẹt phải viện trợ cho Việt Nam. Việt Nam có tăng trưởng kinh tế cao và đang hướng tới những Mục tiêu Thiên Niên kỷ [do Liên Hiệp Quốc đề ra] và có thành tích trong xóa đói giảm nghèo.
Các quốc gia muốn giúp Việt Nam về mặt kỹ thuật để cải thiện việc quản trị và một số nước muốn có thêm nhiều phụ nữ trong bộ máy chính quyền hơn. Họ [các nước cấp viện] cũng tiếp cận được các bộ của Việt Nam và nghĩ rằng họ có ảnh hưởng.
Như vậy là có cả sự ủng hộ và cũng có những cảnh cáo đối với Việt Nam. Chỉ khi Việt Nam gặp khủng hoảng và không chịu giải quyết thì các nước mới suy nghĩ lại cách tiếp cận của họ. Và các nhà tài trợ có thể có ảnh hưởng nhưng là ở khía cạnh phát triển chứ không phải kinh tế vĩ mô.
Còn nói về nhân quyền, gần 40 người bị bắt là cũng đủ tệ rồi nhưng cũng không phải là rộng khắp. Đó là một bức tranh vẩn đục và khó nhận xét.
Khi ông nói chuyện với các chuyên gia nước ngoài, họ có lạc quan về tương lai của Việt Nam hay không?
Nói về nhân quyền, hầu hết họ đều nói tôi đánh giá quá cao vai trò của các nhà hoạt động. Vâng, thì tôi coi đó là lời khuyên.
Họ nghĩ rằng họ hiểu rõ đường hướng của chính phủ. Điều thú vị là BBC đưa tin về nhân sự trước khi Hội nghị Trung ương 14 kết thúc. Vậy là Đảng Cộng sản đã có sự đồng thuận sớm, hoặc họ đang thả bóng để thăm dò dư luận quốc tế.
Các kinh tế gia nước ngoài bày tỏ sự lo ngại về kinh tế Việt Nam nhưng các nhà ngoại giao, những người nhìn Việt Nam theo khía cạnh địa chính trị, rồi vai trò của Việt Nam trong vùng nữa, có vẻ khá lạc quan.
Chúng ta chưa nói gì tới ông Phạm Quang Nghị, người được cho là sẽ vào chức Chủ tịch Quốc hội. Ở một nước mà nhiều quan chức bị tai tiếng vì tham nhũng như tại Việt Nam, ông đánh giá ông Nghị như thế nào?
Ông Phạm Quang Nghị
Ông Nghị được cho là sẽ trở thành Chủ tịch Quốc hội
Khi tôi tới Việt Nam, tôi có cảm giác đang có cuộc đua ngựa mà ông Nghị không thể tham gia.
Ông ấy đã hoàn thành nhiệm kỳ bí thư thành ủy Hà Nội và cần phải lên chức nhưng biết cho ông ấy lên chức gì bây giờ. Tôi khá ngạc nhiên vì nhiều người nói ông Hồ Đức Việt sẽ trở thành chủ tịch quốc hội.
Còn về tai tiếng tham nhũng thì ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh điều này có nghĩa là một người có nhiều bạn và có thể dùng tiền để tấn công đối thủ và xây dựng mạng lưới của mình.
Trở thành Chủ tịch quốc hội sẽ là bước tiến đối với ông Nghị và Quốc hội chắc chắn có tính phe phái hơn so với Thành ủy Hà Nội.
Quyết định đúng đắn?
Nếu các tin tức về nhân sự là chính xác thì ông có cho rằng Đảng Cộng sản đã có quyết định đúng đắn không?
Như tôi đã nói, họ bắt đầu với một nhóm gene nhỏ, với Bộ Chính trị 15 người trong đó 6-7 người đến tuổi nghỉ hưu. Ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là thủ tướng tồi, nhưng ông ấy có những điểm yếu và điều đáng lo ngại là không có cơ chế để khắc phục những yếu điểm đó.
Ông Dũng vừa ngạo mạn và vừa quá tự tin vào bản thân.
Giáo sư Carl Thayer
Chúng ta thử nhìn lại khi ông mới lên làm thủ tướng, ông lập ủy ban chống tham nhũng và yêu cầu các vụ việc ở tòa án phải được giải quyết nhanh chóng. Giờ đã năm năm trôi qua và chúng ta thử nhìn xem mọi việc ra sao.
Còn trong vấn đề bauxite, rất nhiều chỉ trích cũng không mang lại kết quả gì. Ông Dũng vừa ngạo mạn và vừa quá tự tin vào bản thân. Ông ấy cần được bảo vệ để khỏi làm hại chính mình. Nhưng tôi chưa thấy cơ chế nào hữu hiệu cả. Nếu ông Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư, chúng ta sẽ có một tổng bí thư mạnh hơn. Nhưng có vẻ Đảng Cộng sản không thích sự bất đồng và đã có lựa chọn khác đi.
Và các nhà lãnh đạo của Việt Nam sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc đang lên, đang rất quả quyết ngoài Biển Đông và với những chỉ trích về nhân quyền của Hoa Kỳ. Theo ông họ sẽ xử lý các mối quan hệ này ra sao?
Nhìn vào thâm hụt mậu dịch 19 tỷ đô la của Việt Nam, 11 tỷ đã là thâm hụt trong buôn bán với Trung Quốc.
Trong khi trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, Việt Nam có thặng dư mậu dịch tám tỷ đô la.
Chúng ta có thể tin rằng Việt Nam khó lòng có thể lấp được thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc và họ sẽ cần tới đầu tư từ nước này.
Cảnh tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắt
Quan hệ Trung Quốc và Việt Nam căng thẳng khi nhiều tàu đánh cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ
Nhưng họ cũng phải cẩn thận vì đầu tư từ Trung Quốc cũng kéo theo những ảnh hưởng, những vấn đề như lao động trái phép hay công nghệ không phải là tiên tiến nhất trên thế giới... Nhưng tôi cũng biết trong năm qua Việt Nam và Trung Quốc đã có bốn lần đàm phán bí mật và qua những gì Việt Nam tuyên bố thì Trung Quốc không chấp nhận đàm phán về Hoàng Sa, nhưng có vẻ chấp nhận đàm phán về Vịnh Bắc Bộ.
Mặt khác, đáp lại thái độ của Trung Quốc với Hoàng Sa, Việt Nam đã kéo Hoa Kỳ và các nước khác vào cuộc. Tôi nghĩ vấn đề Hoàng Sa sẽ không thể có tiến bộ, nhưng có thể có thỏa thuận tại những vùng biển khác.
Việt Nam cũng bị chỉ trích vì mua tàu ngầm kilo mà người ta nói rằng tốn tiền đầu tư ban đầu và bảo hành, bảo trì. Nhưng nhiều người lại cho rằng đây là điều cần thiết.
Nhưng thưa ông nếu Việt Nam có thể mua được sáu tàu ngầm thì Trung Quốc có thể mua số lượng gấp đôi và như vậy liệu có ý nghĩa gì không?
Nói như vậy thì người ta cũng có thể nói điều tương tự về Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Thế nhưng Trung Quốc vẫn đầu tư vào tàu ngầm để đe dọa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có thể làm như vậy.
Dĩ nhiên ông nói đúng là tàu ngầm sẽ chỉ có thể đe dọa tàu nổi thôi và về số lượng thì Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Nhưng hiện tại khả năng các tàu ngầm có thể đi tìm kiếm và triệt tiêu nhau là rất thấp.
Nhật Bản, Australia, Singapore, Indonesia, Malaysia đều mua tàu ngầm và tôi nghĩ đây là cách các nước nhỏ tìm cách đối phó với Trung Quốc.

- -VINASHIN "sẽ sớm trả lãi" (Bee)-Nguồn ẩn danh nói với Reuters cho biết bức thư của Vinashin nói tập đoàn sẽ thực hiện việc thanh toán lãi suất "trong tương lai rất gần". -Cho Vinashin lùi thời hạn nộp thuế trong đóng tàu (TT)-Chính phủ VN 'bắt đầu giúp Vinashin'- (BBC) 

-Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì khi trúng cử hay tái đắc cử?
Đài VOA (Hoa Kỳ) hôm thứ 5 , 16.12.2010 – loan tin lấy từ nguồn Dow Jones: Các vị trí chủ chốt của chính trường Việt Nam đã được hội nghị Ban CHTƯ 14 quyết định: Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư. Trương Tấn Sang – Chủ Tịch Nước. Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ.
Nếu đây là tin chính xác!

Nếu Đại hội ĐCSVN khóa 11 bầu theo đúng đề cử?
Thì… sự thể chính trường VN sẽ thế nào? Các ý kiến đóng góp của toàn đảng, toàn dân về ’’lỗi hệ thống’’, về quan hệ với Trung quốc, sự yếu kém của hệ thống và người điều hành guồng máy hành pháp trong 5 năm qua (đã bị dư luận, báo chí tràn ngập ý kiến phê phán) – liệu có được lấy làm cơ sở để điều chỉnh đường lối của ĐCSVN trong tương lai, không?
Vấn đề bảo vệ tổ quốc  trước âm mưu bành trướng, của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh và việc đảm bảo an ninh toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc – sẽ được hoạch định như thế nào?  Làm thế nào để đưa đất nước ra khỏi cuộc tổng khủng hoàng, “chuyển mình… cất cánh’’ thực hiện câu khẩu hiệu cửa miệng của giới lãnh đạo chóp bu: Đất nước phát triển – dân giàu nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ văn minh!
Hay đây chỉ là “giải pháp tình thế’’ để qua đại hội 11, rồi “đâu lại vào đấy, chứng nào tật ấy – đánh bùn sang ao – bình mới rượu cũ’’?
Đây là câu hỏi vô cùng bức xúc đối với dân tộc VN hôm nay.Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu về 2 nhân vật quan trọng nhất sẽ được đặt vào vị trí đầy thử thách này.
Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có hết "lú"?
Trước hết, hãy nói về vị TBT đảng CSVN khóa 11, tương lai – Nguyễn Phú Trọng. Ông đã được nhân dân VN biết đến qua nhiều giai đoạn… Đã có nhiều ý kiến “xì xèo’’ mà nổi nhất là ý kiến của nhân dân Hà Nội, đặt cho ông biệt… danh ’’ Lẫn – Lú’’ – (như Trọng)…
Thứ nữa, ông thấm nhuần – (đến cực đoan) – lí luận kinh điển về học thuyết Mác – Lê, bằng những lời phát biểu, những bài viết mà điển hình là bản dự thảo Nghị quyết đại hội Đảng CSVN khóa 11 do ông chỉ đạo với nội dung: Kiên trì Chủ Nghĩa Xã Hội, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN. Có lẽ đây là nguyên nhân cơ bản để ông nhận biệt danh từ khi còn làm Bí Thư Thành ủy và Chủ tịch hội đồng lí luận trung ương? Bởi vì đối chiếu với thực tiễn, cái Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) mà ông cứ tụng niệm hoàn toàn không có thật. Cái Lý Luận Mác – Lê (LLML) mà ông theo đuổi đã bị nhân loại vất vào sọt rác lịch sử từ năm 1989 của thế kỉ trước . Thế mà bây giờ ông vẫn tụng niệm…tụng niệm từng ngày, rồi bắt đảng viên của ĐCSVN nhai lại , áp đặt cho dân Việt – Phải theo, trong khi trên thực tế đảng của ông và dân Việt làm ngược lại. Như vậy, ông đích thực “lú lẫn như Trọng’’ – rồi còn oan ức nỗi gì?
Bản dự thảo này đưa ra lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mặc dù có rất nhiều phản bác khoa học, nhưng Bộ chínhn trị và các Ủy viên BCH TƯ khóa 10 vẫn cố chấp giữ nguyên quan điểm, không thèm đếm xỉa. Đến  ngay cả những cán bộ cao cấp đã từng giữ các trọng trách của Đảng và Nhà nước trước đây, những nhà khoa học có uy tín, giờ – trước biến đổi của thời cuộc… họ đã tỉnh ra, nói lên những lời chân thành, giúp đảng sửa chữa “Lỗi hệ thống’’ để đảng lấy lại niềm tin của nhân dân trước những nguy nan đang xói mòn uy tín của đảng trong lòng dân tộc, những người soạn thảo nghị quyết vẫn không nghe!
Tuy không mấy tin TBT tương lai – có những đột phá trong tư tưởng và hành động nhằm đưa đất nước tiến lên, nhưng đa số đảng viên cấp tiến, toàn dân tộc vẫn hi vọng ở Nguyễn Phú Trọng, rằng, khi ông chưa có cương vị xứng đáng, chịu sức ép của cái gọi là “ý thức tổ chức kỉ luật’’, nên phải nói và làm theo chỉ đạo của người khác. Sắp tới, khi cờ đến tay, dân Việt đang mong chờ một sự đột biến trên chính trường VN. Liệu Nguyễn Phú Trọng có thể là ’’Gorbachev của Việt Nam’’ không? Hay TBT vẫn cứ lú lẫn như xưa?
Bởi vì có hiện tượng: Trong thời gian làm chủ tịch Quốc hội, ông đã tạo ra được không khí dân chủ để mọi đại biểu quốc hội tự do bày tỏ quan điểm về các vấn đề mà toàn đảng, toàn dân đang bức xúc. Dù sao đây cũng là điểm nhấn của ông mà trước đó, chưa có một chủ tịch quốc hội nào dám làm và làm được!
Nhân sự kiện này, chúng ta nhớ lại , liên hệ với một sự kiện quan trọng khác để tin rằng trong hàng ngũ những cán bộ chủ chốt của chính thể CHXHCN VN vẫn có những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, yêu dân, về sự dũng cảm dám dấn thân cho dù biết rằng – Một mình đương đầu, đi ngược lại với một tập đoàn có thế lực nhưng ưon hèn, qùy gối trước “thế lực thù địch phản động nước ngoài’’ ( câu – chữ ban tuyên huấn TƯ của ông Tô Huy Rứa hay dùng). Người dám chống lại sự ươn hèn, đầu hàng  là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Khi bọn bành trước Bắc Kinh thăm dò phản ứng của đám “thân tín’’ nằm trong bộ máy lãnh đạo chóp bu của ĐCSVN, bằng cách đánh dứ, dọa: ’’cướp’’ đảo Bạch Long Vĩ (…). Trong khi những kẻ tai to mặt lớn, có chức có quyền’’co vòi, ngâm tăm’’, thì Chủ tịch NMT bay đến đảo Bạch Long Vĩ thăm hỏi, động viên nhân dân sinh sống trên đảo. Mọi người Việt Nam còn nhớ như in câu nói của ’’Anh Hai Nam Kỳ’’ đại ý: Chúng ta không tham của ai một tấc đất. Nhưng chúng ta kiên quyết không để kẻ nào cướp đất , cướp biển của tổ quốc ta!
Chủ tịch nước đã có lúc’’lên gân’’, hay có những câu nói thật thà, chất phác đến buồn cười: ’’Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát’’ (1)… và còn nhiều câu nói ’’buồn cười’’ khác. Nhưng trước vấn đề cam go mà Tổ quốc đang đối diện, ông đã dũng cảm lên tiếng, đúng lúc đúng chỗ khiến nhân dân VN thở phào, nhẹ nhõm, quên đi những ấn tượng không mấy thiện cảm qua một số lời nói của ông, mà chỉ còn lại lòng yêu mến, cảm phục. Hành động của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ được lưu danh thiên cổ, đối xứng lại – những kẻ ươn hèn, qùy gối trước ’’bọn phản động nước ngoài’’ sẽ bị lịch sử lên án. Vết nhơ của một triều đại sẽ mãi không bao giờ tẩy xóa được!
Đi ngược lại thời gian: Những kẻ vì lợi ích cá nhân đi qùy gối’’xưng thần’’ trước ngoại bang hòng để chúng bao che, dung nạp, thí cho chút quyền – lợi: Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàn Văn Hoan… dù đã mấy trăm, mấy chục năm qua , ô danh – vết nhơ kia vân lưu lại trong lịch sử của dân tộc.Những kẻ đó đều nhận lấy nhục hhả ê chề về tinh thần, thảm hại về thể xác…
Ông Nguyễn Phú Trọng!
Lịch sử VN sắp trao cho ông sứ mạng thiêng liêng. Hi vọng ông sẽ là TBT có tư duy, hành động đột phá để giữ vững an ninh toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, thoát ra khỏi khủng hoảng trầm trọng, toàn diện, đưa đất nước tiến lên, trở thành giầu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc, sánh ngang bằng những quốc gia láng giềng trong vùng, hơn những TBT tiền nhiệm.
Hay, chí ít ông cũng làm được như người đương thời với ông là Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết! Được vậy, cái biệt danh Lú – Lẫn kia cũng tự nhiên được xóa bỏ.
Người quan trọng thứ hai: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng!
Nhiều dư luận về tài sản khổng lồ của gia đình NTD
Đúng như dư luận dự đoán: Nguyễn Tấn Dũng sẽ tái đắc cử nhiệm kì nữa! Và bây giờ dự đoán đã gần trở thành sự thật (Phải chờ kết quả khi bầu cử xong). Nghe tin này, nhiều người băn khoăn với nhiều tâm trạng:

Thứ nhất:
Trong bó đũa,’’đảng ta’’ đã chọn được một chiếc để làm cột cờ. Đúng như tinh thần câu tục ngữ của dân gian: “Ở nước Mù, người ta đã chọn ra được ông Chột để tôn lên làm Vua’’. Cuộc chọn lựa này tỏ ra đúng, chính xác. Chứ, nếu không – đưa người khác trong số các khuôn mặt đang hiện diện trên chính trường VN – sẽ còn tệ hại hơn. Trong nhiều cái xấu, đành chọn cái ít xấu nhất! Đó là quyết định đúng của hội nghị TƯ thứ 14 về mục chuẩn bị nhân sự…
Tuy vậy, cần nói rõ, nói trắng ra để ông NTD hiểu rõ hơn về mình, để khóa tới ông rút kinh nghiệm làm tốt hơn: Người ta cho ông tái đắc cử không hoàn toàn do ông có thực tài, mà dân tộc VN đang đòi hỏi, cần thiết phải có ở một Thủ tướng. Chẳng qua chọn ông vì không có người kế nhiệm nào hơn ông (chứ chưa có tài, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân). Mặt khác, do ông đã bầy binh bố trận để bắt đối phương phải đi nước cờ này (…), và thế là không’’tài’’ trong điều hành chính phủ, nhưng lại’’ tài’’ trong nghệ thuật tranh cử giành chức vị!…
Thực vậy. Xin điểm qua mấy nét về sự yếu kém của ông :
1 – Tại sao vấn đề chống tham nhũng ông không làm được? Tất nhiên nếu toàn đảng viên có chức có quyền hùa nhau tham nhũng, lại được bộ máy lãnh đạo tối cao dung túng thì ông có tài thánh cũng không thể nào chống được tham nhũng.
Mặt khác, dư luận tự hỏi: Ông có tham nhũng không? Nếu có thì há miệng mắc quai, làm sao ông tiến hành được công việc chống này. Bởi nếu làm – ông sẽ là người đầu tiên phải bị xử lí kỉ luật. Nguyễn Tấn Dũng có tham nhũng không ? Không thể kết luận được nhưng có nhiều ý kiến cho rằng ông – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người tham nhũng lớn nhất VN. Xin ông và bạn đọc đọc một bức thư của một người có bút danh Nguyễn Hiền (xem cuối bài)  (2). Qua bài viết, nếu đúng như tác gỉa NH viết thì thật qúa xá… Chả trách nào ông không tiến hành chống được tham nhũng! Hi vọng rằng, NH thu thập các tài liệu này qua những người của phe chống NTD cung cấp – chỉ nhằm đánh ông bật bãi khỏi chính trường VN…
Tựu trung – trách nhiệm cuối cùng vẫn phải thuộc về ông. Tâm ông trong sáng, hành động quang minh chính đại thì thuộc cấp nào dám làm bừa. Lí giải để ám chỉ rằng, do các nhân vật thượng đỉnh’’bảo kê’’ nên ‚’’không kỉ luật được ai’’ – chỉ là cách đổ vấy để chạy tội khi những vụ Vinashin, PMU 18, Huỳnh Ngọc Sĩ… đổ bể!
2 – Tại sao lại để cho TQ vào khai thác quặng Nhôm trên Tây nguyên, đe doạn đến an ninh lãnh thổ? Tại sao ông lại cho nước ngoài – mà chủ yếu là TQ – thuê trồng rừng đầu nguồn – đe doạ đến an ninh lãnh thổ? Việc này, xét trên bề ngoài – hoàn toàn là trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ – Thủ tướng NTD. Có dư luận rằng, do TBT Nông Đức Mạnh đã hội đàm kín với TBT của Trung quốc về các chủ trương này, ông bị bắt buộc phải làm theo. Nếu quả có chuyện đó… nếu ông có thực tài, có bản lĩnh… thì ông cũng không thể cúi đầu, gục mặt a dua với sai  lầm của NĐM, trước vấn đề cực kì hệ trọng đối với tổ quốc và dân tộc. Ông cũng là 1 thành viên nằm trong Bộ chính trị. Ông là người đứng đầu guồng máy hành chính, quyền bính ngang hàng với TBT nếu xét trên thứ bậc quyền bính. Thế mà, trái lại, NTD đã không làm đúng chức trách của mình.
3 – Thủ tướng chính phủ là “đầu lĩnh công bộc’’ của dân tộc Việt Nam. Ông là thủ qũy, giữ chiếc két đụng tiền của dân gửi. Thế mà loáng cái, ông đã hớ hênh (hay thông đồng) để lũ trộm khoắng một mẻ gần hết cả ruột két sắt. Vậy thì cơ quan an ninh kinh tế sẽ phải quy trách nhiệm cho ai , xử lí ai, ngoài thủ quỹ Nguyễn Tấn Dũng? Lũ trộm chính là Phạm Thanh Bình (vụ Vinashin), Huỳnh ngọc Sĩ (vụ Đại lộ đông tây), Bùi Tiến Dũng (vụ PMU18), vụ ăn hối lộ in tiền của cha con cựu (nguyên) thống đốc ngân hàng Việt Nam vụ… vụ… vụ… – nếu kể ra thì còn nhiều lắm. Người dân bán tin bán nghi về người’’đầu lĩnh công bộc’’ này: Ông ta có thông đồng với lũ trộm trong tất cả những vụ trộm không? Hay ông ta lại bị… tại… bên trên có kẻ bảo kê nên’’không kỉ luật được ai’’, rốt cuộc – ’’Tiền dân mất, Tật đất nước mang’’, còn Thủ tướng thì vẫn yên vị và… lên chức!
4 – Ông và những đầu lĩnh công bộc – ’’đầy tớ bự’’ của dân – thường huyênh hoang lớn tiếng: Dân quyết – Dân bàn – Dân làm – Dân kiểm tra. Thế mà dăm ba Dân mới lên tiếng về dăm ba điều các đầy tớ ’’Hỗn, bậy’’ (với chủ nhân ông), đã bị Đầy tớ bự Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho thuộc cấp bắt, lập cáo trạng rồi bỏ tù. Đây có phải đặc trưng của nền dân chủ XHCN’’hơn gấp triệu lần’’ nền dân chủ TBCN trong việc đàn áp, tiếm đoạt nền dân chủ phổ quát, bịt miệng (dân bàn) – không?
5 – Trở lại câu hỏi: Nguyễn Tấn Dũng có phải là Quan tham nhất của Việt Nam? Không ai có thể trả lời chính xác được câu hỏi này vì không có chứng cứ. Nhưng, nếu đọc bài viết của Nguyễn Hiền, suy gẫm kỹ, liên hệ với thực tế, vẫn tìm ra trong đó nhiều sự thật. Thí dụ: Con gái NTD làm giám đốc một qũy đầu tư  hơn 700 triệu USD… chuyện NTD xây dựng nhà thờ tổ tốn kém hàng triệu USD… chúng ta tự hỏi: Thủ tướng Việt Nam  lấy đâu ra nhiều tiền  – ngoại tệ , thế? Hỏi cũng là trả lời: Chỉ có thể vơ vét từ công qũy quốc gia (qua những nguồn viện trợ của nước ngoài, qua lễ lạt, ăn chia của thuộc hạ).
Nguyện Tấn Dũng!
Nếu xét về tiền tài, ông và gia tộc có thể ngôì không ăn chơi xả láng mươi đời mà không hết của. Vậy thì dừng, không cần màng tới việc thu lợi nữa. Ông nhắm mắt xuôi tay không thể mang xuống âm phủ tiếp tục tiêu phí được. Tóm lại STOP nên  tham nhũng!
Nếu xét về địa vị cao sang trên danh nghĩa, ông chỉ dưới có một người (TBT), trên hơn 80 triệu. Còn thực tế quyền lực của ông thì đứng trên tất cả. Nếu làm tốt nhiệm kì này, sẽ không có ai tranh giành, chức TBT ĐCSVN khóa 12 sẽ tự nhiên tới tay.
Vậy thì tiếp tục nhiệm kì 2, ông hãy làm để lấy tiếng thơm muôn đời bằng một số việc cụ thể:
- Nới tay với dân, chấm dứt đàn áp những tiếng nói bất đồng, thực thi dân chủ. ’’Làm cha mẹ dân’’ cần có tấm lòng bao dung, rộng mớ, không thể có thói vũ phu, tiểu nhân, dùng luật rừng với dân. Xoá bỏ dân chủ giả hiệu, chấm dứt thủ đoạn, nói một đằng, làm một nẻo!
- Tìm đối sách thích hợp với anh hàng xóm láng giềng tham lam xấu bụng. Bước đầu ông đã làm được việc Quốc tế hoá biển đông (…). Cần phải mở rộng tầm nhìn này, đưa nó trở thành chính sách nhất quán để những người bạn tốt như: Hoa Kì, Nga, Ấn Độ, Liên minh EU tin cậy, hết mình giúp VN chống lại ý đồ bành trướng của tập đoàn phản động trong bộ máy cầm quyền Bắc Kinh. Tất cả hướng vào mục đích; Giữ vững chủ quyền, an ninh toàn vẹn lãnh thổ nhằm thực hiện lời lãnh tụ của ông: Không có gì qúy hơn độc lập tự do. Khi khi nền độc lập của tổ quốc đang bị đe doạ, nhiệm vụ đầu tiên của người lãnh đạo là phải có kế sách bảo vệ.
- Phải bằng mọi cách hiện đại hóa lực lượng quốc phòng. Không có trang bị hiện đại cho quân đội, bảo vệ tổ quốc chỉ là nói suông. Không còn tiền phải đi vay, phải nhận viện trợ. Phải giữ nước, giữ dân rồi sẽ giữ được chức vị, giữ đảng.
- Hãy chăm lo đến nguyện vọng, đời sống của dân. Đô thị hào nhoáng nhưng dân cư ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số còn qúa nghèo. Sự chênh lệch giữa Giầu và Nghèo đã trở lên đáng báo động.
- Thực sự bắt tay chống tham nhũng. Xắn tay áo lên: Bất kể ai, từ trang sử mới này sẽ thực sự chống tham nhũng. Đó là tên giặc nội xâm. Không chống được giặc nội xâm thì sao chống được giặc ngoại xâm. Xin tặng ông câu chuyện vui mà bất cứ người nào trong thế hệ gìa đều biết:
Khi chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng Lao Động VN III, Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh muốn đề cử ông Lê Duẩn làm TBT. Phe cánh ông Trường Chinh (miền Bắc), tìm mọi cách phản đối. Nhưng trong công tác cách mạng, người ta không tìm được khiếm khuyết gì để ngăn chặn việc đề cử này. Phe kia quay sang xoắy sâu vào sinh hoạt, đời tư của Lê Duẩn: Đó là chuyện ông lấy bà 2 ở trong Nam – điều này phạm vào điều lệ đảng viên. Để bảo vệ ý kiến mình, Cụ Hồ trong phiên giải đáp… nói một câu ’’dẹp yên được loạn’’: Đây là do hoàn cảnh… là qúa khứ. Có thể châm chước, bỏ qua. Nếu từ nay, ai phạm phải khuyết điểm này sẽ chịu kỉ luật năng. Hội trường đang sững sờ, cụ Hồi nói tiếp: Vợ cả, vợ hai đều là vợ cả! Cả hội trường vỡ òa tiếng cười và khi bầu cử, ông Lê Duẩn trúng TBT.
Ông Nguyện Tấn Dũng hãy noi gương, học tập tiền bối, khi họp phiên họp hội đồng chính phủ đầu tiên hãy lặp lại một đoạn lời nói của Hồ Chủ Tịch: Những chuyện tham nhũng trong qúa khứ bỏ qua, bắt đầu từ hôm nay, ai tham nhũng – từ trên xuống dưới – sẽ bị thẳng tay trừng trị !
© NVTL
© Đàn Chim Việt
—————————————————-
Ghi chú:
(1)  – NMT sang thăm Cuba , nói: Cuba ngủ, Việt Nam thức…
(2)   – Phản hồi từ bài viết : Ai sẽ là TBT Đảng CSVN khóa 11.
Danchimviet online ngày 4.12.2010
Nguyễn Hiền says: 05/12/2010 at 3:14 am
Tôi không thích VC nhưng nhận xét một cách khách quan giữa 3 nhân vật làm thủ tướng: ông Kiệt, ông Khải và têm trùm tham nhũng vĩ đại nhất là Nguyễn Tấn Dũng thì Dũng là loại thủ tướng bị tai tiếng nhiều nhất và ông ta có tham vọng nắm hết quyền bính để thao túng chính phủ, hầu mang tiền của sang Mỹ với hy vọng sau này hưởng cuộc sống vui tươi,ăn chơi trác táng trên xứ người.
Chỉ kể sơ qua gia tài của Dũng thì chúng ta thấy ơn lạnh, một người con vô sản của Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh .“Gia đình Nguyễn Tấn Dũng và gia đình vợ hắn đang thọc sâu vào tất cả hoạt động của nền kinh tế,dân gian muốn làm ăn đều phải sợ những tên: Tư Thắng, Liêm, Chính, Chí. Nguyễn Tấn Dũng còn liều lĩnh coi thường dư luận khi hắn cho con gái là Phượng thành lập Quỹ đầu tư Viet Capital, đây là hình thức rửa sạch dấu vết những đồng tiền bất minh của gia đình hắn. Nghị con trai của Nguyễn Tấn Dũng cũng có một cách ăn tiền hợp pháp là nhận thiết kế các công trình xây dựng lớn. Dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay là cả một đường dây kinh tài hoạt động theo kiểu mafia mà chỉ nghe thấy tên là không ai dám đụng đến như Hội (Bitexco), Trầm Bê (Ngân hàng Phương Nam), Tiền (Ngân hàng An Bình), Bắc Hà (Ngân hàng Đầu Tư), Kiên (Ngân hàng Á Châu), Mười Rua (Ngân hàng Sài gòn) Hùng (Lilama), Ngọc Minh (Tổng công ty Hàng Không VN), Don Lâm (Vinacapital), Hùng (Savico), Gia Bình (FPT), chị Lâm (Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, công ty Hoa Lâm), Diệu Hiền (công ty Bình An Cần Thơ), Nga (công ty Vinh Hạnh) (Vincom). Đây chỉ là những công ty bị lộ còn biết bao nhiêu công ty dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng mà chúng ta chưa liệt kê được.
Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang có kế hoạch chi phối cổ phần các công ty lớn như Dầu khí, điện lực, khoáng sản, hàng không, ngân hàng. Nguyễn Tấn Dũng lớn tiếng kêu gọi chống tham nhũng nhưng Tâm hắn có sáng không? Đức hắn có đáng trọng không? Tay hắn có sạch không?”…” Trích một đoạn trong bức thư của một đảng viên CSVN mang tên Phan Văn Trung gửi cho các quan chức đảng và nhà nước gồm: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Sang để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng .
Sau đó Nguyễn Tấn Dũng phản pháo dùng hai nhà cách mạng lão thành viết thư tố cáo ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Sang cấu kết với Tàu để lật đổ Dũng.Lá thư thứ nhất
Trần Đức Quế, Lá thư thứ hai là Trần Minh Hồ, hai người này tự nhận là lão thành cách mạng. Trong thư Hồ tố cáo ông Trương Tấn Sang ép duyên mua dâm ” vợ chồng chị Hồng – Giám đốc Công ty Xuất Nhập Khẩu Quận 3 tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một Bí thư Thành uỷ ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù.” Dũng chơi trò bôi nhọ thiếu bằng chứng bằng cách dùng đàn em viết thư tố cáo người lãnh đạo hầu đoạt ghế tổng bí thư, bức thư mà Dũng tố cáo 3 thành viên quá dài nhưng tựu trung ba vấn đề: cấu kết đàn em tham nhũng, thân Tàu và cuối cùng dùng chức quyền để mua dâm.
VC mà không thích ai thì điều trước tiên là nhán cái nhản mua dâm để làm hoen ố sự nghiệp người khác, ngay đồng chí cao cấp của chúng chúng cũng chơi trò hèn hạ ấy. Dũng thích Mỹ là điều hiển nhiên vì gia tài của ông ta nằm ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Mấy ông bộ chính trị khác thấy mình quá nghèo so với Dũng nên cũng chơi trò cấu kết với Tàu để đứng vững nếu không bị Dũng hất. VN bây giờ có tiền là có tất cả, sẽ có khả năng mua tất cả các tướng lãnh quân đội về tay mình, không có tiền thì chờ ngày ra khỏi bộ chính trị. Ông Khải và ông Kiệt sở dĩ phải bỏ ngôi vì khi nắm quyền không chơi trò đột xuất tham nhũng như Dũng nên phải khăn gói lên đường trở về cố quận làm kiếp tôi đòi chờ chết.
Dũng cao tay hơn những vị khác vì biết tham nhũng, cướp nhà cướp của của dân để xây dựng cơ đồ, biết dùng đàn em bôi nhọ những đồng chí của mình bằng những tội mua dâm nên Dũng thắng thế. Dũng tiếp tục nắm quyền thì người dân chỉ còn nắm xương tàn đang chờ về lòng đất lạnh.

- Nhận xét về 'lãnh đạo tương lai' của VN BBC- Nhà Nghiên cứu Việt Nam Carl Thayer nhận xét về các nhân vật được cho là sẽ lãnh đạo Việt Nam trong năm năm sắp tới.
Những tin tức rò rỉ ra từ trước Đại hội XI của Đảng Cộng sản đã hé lộ tên tuổi của các nhân vật được cho là sẽ lãnh đạo Việt Nam trong những năm tới đây.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, dự kiến sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, sẽ là Chủ tịch nước, và ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, sẽ tiếp tục là Thủ tướng.
Độ tuổi trung bình của các nhà lãnh đạo này sẽ ở mức trên 62 so với tuổi trung bình của gần 90 triệu dân Việt Nam là khoảng 28.
Nhà Việt Nam học có tiếng người Australia, Giáo sư Carl Thayer, vừa trở về sau chuyến đi chín ngày tới Việt Nam và nói với BBC về các đồn đoán nhân sự mới nhất.
Trước hết ông nói về lý do các lãnh đạo Việt Nam thường lớn tuổi.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, một quan chức và ông Nông Đức Mạnh
Ông Nguyễn Phú Trọng được cho là sẽ thay ông Nông Đức Mạnh dù đã 66 tuổi
Giáo sư Carl Thayer:
Cách chuyển giao theo thế hệ cứng nhắc và nút cổ chai hiện có đòi hỏi một người không thể là tổng bí thư hay giữ vị trí quan trọng nếu không có thâm niên năm năm trong Bộ Chính trị và người ta không thể vào Bộ Chính trị nếu chưa đủ năm năm là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy là đã mất 10 năm rồi.
Có thể là các bộ trưởng sẽ trẻ hơn nhưng các vị trí cao cấp của đảng thì chắc chắc không như thế. Hiện Việt Nam cũng có giới hạn tuổi về hưu cho các ủy viên Bộ Chính trị là 65 và có sáu thành viên đến tuổi phải về hưu. Nhưng người ta có thể có ngoại lệ và dường như một thành viên đã được coi là ngoại lệ [ông Nguyễn Phú Trọng].
Tóm lại họ chỉ còn một "nhóm gene" rất nhỏ để từ đó chọn ra những người lãnh đạo cao cấp. Việt Nam cần phải suy nghĩ về cách để khuyến khích các nhà lãnh đạo trẻ.
Vậy là vấn đề ở Đảng Cộng sản chứ không phải hệ thống chính trị nói chung?
Dĩ nhiên là Đảng Cộng Sản có vai trò thống lĩnh trong hệ thống chính trị đó.
Vấn đề ở đây là vị trí tổng bí thư tương đối yếu so với vị trí thủ tướng vì giờ đây quyền lực tập trung vào người đứng đầu chính phủ
Giáo sư Carl Thayer
Tuy nhiên vấn đề ở đây là vị trí tổng bí thư tương đối yếu so với vị trí thủ tướng vì giờ đây quyền lực tập trung vào người đứng đầu chính phủ.
Theo tôi, trong tương lai gần, những người nắm giữ năm vị trí quan trọng, tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và thường trực ban bí thư sẽ luôn ở ngoài tuổi 60. Trong quá khứ, những người trở thành thủ tướng đều xuất phát từ ghế phó thủ tướng thứ nhất.
Hiện ông Nguyễn Sinh Hùng đang giữ vị trí này nhưng sẽ không trở thành thủ tướng trong dịp này. Khi tôi ở Việt Nam người ta hỏi đùa nhau 'Khi nào sẽ có Đại hội Đảng" và câu trả lời là "trước ngày sinh nhật ông Hùng" để ông đáp ứng tiêu chí tuổi 65. Có vẻ như sự nghiệp của ông Hùng đã chấm dứt.
Từ giờ tới kỳ đại hội XII, những người như ông Hùng sẽ phải rời khỏi vị trí phó thủ tướng để những người trẻ hơn có cơ hội tập sự.
Hiện người ta có xu hướng không nhìn tới những người ở độ tuổi 40, hay thậm chí 50 để chọn nhân sự cao cấp.
Bất lợi tuổi trẻ
Như vậy tuổi trẻ thực ra lại là điều bất lợi chứ không phải lợi thế trong hệ thống như vậy?
Đúng vậy, vì hệ thống coi trọng và thưởng công cho những người trung thành. Các đảng viên phải tạo mối quan hệ, xây dựng ra các nhóm và họ tin cậy lẫn nhau.
Điều đáng ngạc nhiên là họ đã đặt ra hạn mức về tuổi tác. Đó là từ Đại hội V hồi năm 1992 khi họ thảo luận nhiều về thay đổi thế hệ và thông thường tại mỗi kỳ đại hội có khoảng 40% ủy viên trung ương sẽ nhường chỗ cho những người mới.
Họ cũng nói về ba thế hệ trong ban chấp hành trung ương, những người ở độ tuổi 40, 50, 60. Nếu một người ở tuổi gần 50 thì khi có thể được xem xét vào các vị trí cao cấp, họ cũng đã gần 60 rồi.
Một số người có vẻ không ấn tượng lắm với ông Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, ông Trọng có để lại dấu ấn đáng kể trong thời gian làm chủ tịch Quốc hội không?
Người tiền nhiệm của ông Trọng, ông Nông Đức Mạnh cũng đã từng dùng chức chủ tịch Quốc hội làm bậc nối để lên chức tổng bí thư.
Tôi coi ông Nông Đức Mạnh là người dàn xếp quyền lực và ông Trọng cũng vậy.
Tại Quốc hội Việt Nam có nhiều phe phái và trong năm năm qua ông ấy đã làm tốt nhiệm vụ điều phố các tranh luận và đảm bảo Quốc hội thực hiện các chức năng cần thiết.
Ông Trọng là lựa chọn an toàn hơn cả. Ông đại diện cho ý thức hệ được phản ánh trong văn kiện của Đảng rằng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội.
Giáo sư Carl Thayer
Ông ấy là người đã quá tuổi một năm, 66 tuổi, mà vẫn trụ lại được [trong Bộ Chính trị].
Nhưng điều quan trọng không phải là chuyện ông ấy có để lại dấu ấn gì khi làm chủ tịch Quốc hội hay không.
Theo tôi ngày nay Việt Nam không thể có được một tổng bí thư mạnh. Kể từ thời ông Võ Văn Kiệt, văn phòng thủ tướng đang ngày càng mạnh hơn và có nhiều nhóm bảo trợ hơn Đảng Cộng sản rất nhiều.
Trong những năm gần đây, chẳng hạn năm 2007 khi lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chèo lái trong khó khăn. Khi đó các đảng viên cao cấp muốn tổng bí thư phải có hành động nhưng ông ấy không có hành động gì cả.
Có hai điều chúng ta có thể nói về ông Trọng là - thứ nhất ông ấy là ứng viên chấp nhận được ở bên trong Đảng nhưng ông ấy không đủ mạnh để đương đầu với ông Nguyễn Tấn Dũng. Họ sẽ không có xung đột mà trong đó tổng bí thư sẽ lấn át thủ tướng.
Điều thứ hai liên quan tới cả Trung Quốc và chính trị địa phương. Ông Trọng đã từng đứng đầu Hội đồng Lý luận Trung ương và Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản do vậy ông nắm chắc về vấn đề ý thức hệ. Nếu chúng ta đọc văn kiện của Đảng Cộng sản chúng ta thấy ít nhất có 17 lần nhắc tới 'diễn biến hòa bình', 'thế lực thù địch'...
Có những người trong Đảng Cộng sản không phải lúc nào cũng cố gắng để hòa nhập với thế giới. Đối với họ, ông Trọng là lựa chọn an toàn hơn cả. Ông đại diện cho ý thức hệ được phản ánh trong văn kiện của Đảng rằng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội.
Ông là ứng viên không gây tranh cãi. Tôi cho rằng nếu ông Trương Tấn Sang trở thành tổng bí thư, chúng ta sẽ có những tính cách mạnh ở ông Dũng và ông Sang và sẽ tạo ra những va chạm.
Đấu tranh phe nhóm
Thưa ông, liệu có thể tưởng tượng được chuyện một người miền Nam có thể trở thành tổng bí thư không hay như ông nói vị trí này giờ đã yếu tới mức họ cũng chẳng quan tâm nữa và sẽ chọn người từ bất kỳ miền nào?
Ông Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang chỉ được chức có tính nghi lễ
Một số nghiên cứu gần đây của tôi cho thấy ông Trọng là ứng viên sáng giá vì các nguồn của tôi nói theo truyền thống thì tổng bí thư phải là người Bắc.
Khi tôi tới Hà Nội mấy hôm vừa rồi, tôi gặp hơn 25 nhà ngoại giao trong đó có các đại sứ, tùy viên chính trị,... và có một nhóm cho rằng ông Trương Tấn Sang sẽ là tổng bí thư.
Tôi có thể hiểu được điều này vì ông Sang là Thường trực Ban Bí thư và là người ở vòng trong của Đảng so với chủ tịch Quốc hội là người ở vòng ngoài. Nhưng nếu những tin tức chúng ta được biết là đúng thì đó cũng mới chỉ là khuyến cáo của Ban Chấp hành Trung ương thôi.
Các đại biểu tại Đại hội Đảng vẫn có thể đòi hỏi có hơn một ứng viên để họ chọn giống như lần trước.
Khi đó ông Nông Đức Mạnh là người được Ban Chấp hành Trung ương ủng hộ và đã trở thành Tổng Bí thư. Hồi quý một năm nay tôi qua Việt Nam và các nguồn tin nói Đảng Cộng sản đã tổ chức thăm dò ý kiến về các ứng cử viên cho chức tổng bí thư.
Sau đó tôi trở lại vào quý ba và người ta nói cuộc thăm dò mang lại quá nhiều ứng viên và họ tỏ ra lo ngại vì người ta muốn chỉ có hai, ba tên thôi và sẽ có người thắng ngay trong vòng bỏ phiếu đầu để chứng tỏ sự đoàn kết.
Mời quý vị đón đọc phần hai của phỏng vấn trong đó Giáo sư Carl Thayer nói về chuyện liệu có đấu tranh phe nhóm và Việt Nam sẽ xử lý quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ ra sao trong tuần tới.
-Nhận xét về ‘Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng bí thư?’ Nguoi-Viet Online
Ba chuyên gia am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam: GS. Carl Thayer, GS. Nguyễn Mạnh Hùng và Nhà báo Bùi Tín, nhận xét về tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tân tổng bí thư đảng CSVN. 
LTS: Tờ báo Asahi Shinbum của Nhật hôm 16 tháng 12 tiết lộ họ có trong tay bản dự thảo nhân sự của Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng CSVN tại hội nghị trung ương lần thứ 14. Theo đó, ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc hội Việt Nam hiện nay nhiều phần sẽ là tổng bí thư đảng CSVN thay ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim thủ tướng vẫn tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa sau đại hội đảng lần thứ 11. Hai gương mặt mới, ông Trương Tấn Sang (hiện là Thường trực Ban Bí Thư) sẽ là chủ tịch nước thay ông Nguyễn Minh Triết và ông Phạm Quang Nghị (bí thư thành ủy Hà Nội) sẽ là chủ tịch quốc hội.

Dưới đây là nhận xét của các chuyên gia am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam gồm GS. Carl Thayer thuộc khoa Nhân Văn và Xã Hội Học, Ðại Học New South Wales, Úc; GS. Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dậy môn Chính trị học và Bang giáo Quốc tế tại Ðại học George Mason, Hoa Kỳ và Nhà báo Bùi Tín, nguyên Chủ biên tờ Nhân Dân ấn bản Chủ nhật, hiện tỵ nạn tại Paris, Pháp.

Cuộc phỏng vấn do hai nhà báo Đinh Quát và Hà Giang thực hiện.



Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) sẽ là tổng bí thư còn ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ vẫn tại vị thủ tướng? (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)



***
Giáo sư Carl Thayer
‘Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là Thủ Tướng và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng Bí Thư đảng CSVN, đó là những điều mà tôi đã từng nói. Còn ông Trương Tấn Sang thì sẽ được ‘giải an ủi’ là Chủ Tịch nước. Nhưng điều quan trọng đáng nói là ông Trương Tấn Sang đã tạo ra một cuộc chạy đua vào chức Tổng Bí Thư rất căng thẳng.
Tôi hơi lo lắng là cuộc hội nghị sẽ tiếp tục cho đến ngày 21 tháng 12, và đây cũng giống như là tiên đoán về giá cả của chứng khóan vậy. Mặc dù ai cũng cho là tin được tung ra từ nguồn đáng tin cậy, nhưng thật ra cho đến khi thị trường đóng cửa thì mới chắc 100%.
Theo nhận định tổng quát của tôi, thì kể từ khi Lê Duẩn chết, Việt Nam không thể có một Tổng Bí Thư có thế lực mạnh, và văn phòng Thủ Tướng thật ra mới chính là nơi có uy quyền nhất nước. Vì thế chọn ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư là giải quyết tất cả mọi vấn đề liên quan đến những người có nhiều tư tưởng, vì Nguyễn Phú Trọng từng giám đốc của Học Viện Chính Trị Quốc Gia.
Theo tôi biết, Trung Quốc đã biểu lộ là họ không phản đối việc này, mặc dù họ đã không chọn ông ta, nhưng cho rằng Nguyễn Phú Trọng là một ứng cử viên có thể chấp nhận được, vì họ cảm thấy thỏai mái với ông ấy.
Điều mà tôi không chắc chắn là không hiểu ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở vị trí này hết nhiệm kỳ 5 năm hay không, hay sẽ bị kéo ra sau 2 năm giống như Đỗ Mười trước đây. Vì có nhiều nguồn tin nói rằng trong khi trò chơi “musical chair” đang xẩy ra, thì cứ cho ông ta làm Tổng Bí Thư đi, rồi sau 2 năm sẽ tính sau. Nhiều giới phân tích cũng cho rằng trong trò chơi chiếc ghế quyền lực này, thì Bộ Trưởng bộ Quốc Phòng không muốn rời chiếc ghế của mình.
Có người nói ông Trương Tấn Sang là người chủ chiến, còn ông Nguyễn Phú Trọng thì chủ hòa. Tôi diễn giải việc này là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là người chọn thái độ hòa giải với Trung Quốc, trong khi ông Trương Tấn Sang sẽ muốn khẳng định quyền lợi quốc gia hơn.
Tóm lại, tôi cho rằng chúng ta có lẽ chưa thể xem đây là kết quả cuối cùng, vì sẽ còn nhiều đàm phán, đổi chác bên trong nữa.’
Ông Trương Tấn Sang sẽ là chủ tịch nước? (Hình: TTXVN)




***



Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:
* Người Việt (NV): Giáo sư nghĩ sao về bản tin của tờ Asahi Simbum?
- GS. Nguyễn Mạnh Hùng (NMH): Bản tin đó là một bản tin không chính thức nhưng ông ký giả đó nói là đã có bản dự thảo rồi thì bây giờ mình coi như đó là tin đồn thôi.
Trong các kỳ họp, người ta đã bàn để sắp xếp nhân sự. Bây giờ đã quyết định là đến ngày 12 tháng Giêng là đại hội thì Trung Ương đảng kỳ 14 này chắc chắn phải giải quyết cho xong vấn đề nhân sự.
Nếu mà thực sự như vậy thì tin tức có thể khả tín, nếu thực sự ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư thì không có gì là ngạc nhiên cả. Bởi vì bốn người đề cập trong bản tin, đều là những người có khả năng làm ứng cử viên (ƯCV) của Tổng Bí Thư (TBT) Đảng cả.

* NV: Thưa GS. về tin cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam sau cái đại hội này, là những người thân Trung Quốc thì xin được nghe quan điểm của GS.?

- GS. NMH: Trước hết là về ông Trọng. Nếu ông Trọng được làm TBT, thì là giải pháp ƯCV có giải pháp dung hòa giữa các phe phái với nhau. Bởi vì ông Trọng không làm cho những người cải cách lo sợ mà cũng không làm cho những người bảo thủ lo sợ. Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai là chúng ta thấy là ông Trọng đã 66 tuổi, triển vọng ông ấy làm TBT một nhiệm kỳ. Điều đó cho chúng ta thấy là đây là một giải pháp có tính cách dung hòa và tạm thời. Thế còn nói về thân Trung Quốc, thì đó là quan điểm của tờ báo ấy. Còn thật ra trong tình trạng Việt Nam bây giờ đó, nếu lãnh đạo nào bị gán là thân Trung Quốc thì khó mà có thể đứng vững được.

* NV: Riêng trường hợp của ông Nguyễn Phú Trọng nếu như bị dư luận gán cho là thân Trung Quốc thì có đứng vững được không?

- GS. NMH: Nếu mà họ chịu tin thì cũng khó đứng vững được. Còn nếu như trường hợp mà ông Trọng không thân Trung Quốc mà bị mang tiếng là thân Trung Quốc, thì ông ấy có thể làm những việc không thân Trung Quốc. Thí dụ như trường hợp tổng thống Mỹ Nixon, ông ấy là người bảo thủ, nhưng mà chống cộng. Thế nhưng ông ấy lại tạo cơ hội thân thiện lại với Tàu. Còn bảo chuyện ông Trọng có thân Trung Quốc hay không thì tôi cũng chưa có bằng chứng gì rõ rệt gọi là ông ấy thân Trung Quốc cả.

NV: Một lãnh đạo Việt Nam mà bị gán cho là thân Trung Quốc thì không đứng vững được bởi sự phẫn uất của quần chúng hay là chính trong nội bộ của Đảng?

GS NMH: Tôi nghĩ không chỉ quần chúng mà ngay trong Đảng nữa, các đảng viên họ cũng không muốn như thế.
* NV: Theo tờ báo Asahi Shinbum, ông Nguyễn Minh Triết sẽ về hưu, ông Trương Tấn Sang sẽ lên chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng thì giữ nguyên thủ tướng. Nếu xảy ra đúng như vậy thì liệu có thể nghĩ rằng Việt Nam đang sắp xếp để cho những khuôn mặt có tiếng là cởi mở hơn lên nắm chính quyền không?
GS. NMH: Thật sự thì chúng ta thấy là ông Sang, rồi ông Nghị sẽ lên làm chủ tịch quốc hội. Bốn ông này đều là những ƯCV. Thật sự là ba ông Sang, Dũng, Nghị đều là những ƯCV từ năm 2006. Từ 2006 trở đi, họ là những ƯCV sáng giá cho vai trò TBT, cuối cùng thì ông Trọng lên. Ông Trọng nếu lên thì như tôi nói đó là giải pháp dung hòa cho các ông kia. Thế nhưng lại không giải quyết được vấn đề mà ông Nguyễn Văn An, cựu Chủ Tịch Quốc Hội nói là phải có, phải tạo ra một sự chỉ huy tương đối có tính thống nhất. Tức là có ông TBT cũng sẽ làm Chủ Tịch Nước, cũng sẽ sự thống nhất chỉ huy giữa Đảng và Nhà nước. Nhưng bây giờ vẫn không giải quyết được thành ra tôi thấy đây chỉ là giải pháp tạm thời thôi.
* NV: Có chỉ dấu nào cho thấy Việt Nam sẽ đi theo một khuynh hướng cởi mở hơn hoặc là bảo thủ hơn không, thưa GS?
- GS NMH: Tôi nghĩ là áp lực cởi mở hơn là nó luôn luôn có.
* NV: Với thành phần lãnh đạo mới, mối quan hệ với Mỹ liệu sẽ giữ nguyên trạng hay có thể rẽ theo một hướng nào khác không?
- GS. NMH: Tôi nghĩ là nó sẽ tiếp tục thăng tiến.



***



* Nhà báo Bùi Tín
* NV: Nhận định của ông ra sao về tin cho rằng bốn nhân vật sẽ lên lãnh đạo nhà nước và Đảng CSVN?
- Nhà báo Bùi Tín: Tôi cũng nhận được tin từ Hà Nội đưa sang cũng trùng hợp với ý kiến của tờ báo Nhật mà tôi vừa đọc được. Tôi nghĩ rằng tin ấy đã rõ rỉ ra ngoài và có thể gần đúng như là sự thật. Bởi vì hiện nay đó là Trung Ương đang họp cái kỳ họp lần thứ 14.
- Trong kỳ họp rất quan trong này, họ sẽ điều chỉnh một lần nữa những dự thảo quan trọng nhất là nhân sự để lập báo cáo chính trị của trung ương. Cái cương lĩnh tiến lên chủ nghĩa xã hội quá độ và cái chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội. Đấy là ba văn kiện quan trọng nhất, sau khi mà cả toàn đảng rồi quốc hội, rồi nhân dân đã góp ý.

Về mặt nhân sự, thì cuộc họp lần thứ 13 cũng chưa ngã ngũ cho lắm. Cho đến bây giờ thì kỳ họp lần thứ 14 này nó đã quyết định một lần cuối cùng. Cái mà người ta gọi là vấn đề nhân sự chưa bao giờ mà gặp khó khăn như hiện nay. Bởi vì tìm ra cho được những người có trình độ được cả giới trí thức trong nước và đảng viên chấp nhận, là một cái điều rất là khó. Bởi vì người ta cho rằng các vị tài đức trong Bộ Chính Trị (BCT) hiện nay so với các khóa của BCT trước đều là những người lùn, những người kém, so với trước. Nói chung là họ cùng là cá mè một lứa cả thôi, bởi vì không có ai như trước kia là có bị tù từ thời thực dân, cũng không có ai lập được chiến công gì ghê gớm, cũng không ai có thành tích, hay học lực, trình độ gì cao siêu. Do đó tìm ra những người ở chức trách lớn nhất là rất khó. Nhất là vị trí tổng bí thư (TBT).

Người ta nói rằng ông Trọng đã cao tuổi rồi, tức là 66, mà BCT trước nay họp thì nói rằng phải nghiêm giữ mức tuổi là dưới 65. Thế nhưng ông Trọng một tháng nữa là 67 tuổi, là quá hai tuổi, mà vẫn cố gắng gượng vì một là không tìm ra ai khác, hai nữa là mặc dù giới trí thức cũng cho là ông Trọng này là một người là trình độ rất là yếu.

Ông Trọng là chủ tịch quốc hội, nhưng so với những khóa chủ tịch quốc hội trước đây như ông Nguyễn Văn An, thì rõ ràng rất là kém. Người ta gọi ổng là ông Trọng lú từ khi chúng tôi ở Hà Nội. Ông không có cái nét gì là đặc biệt trong việc điều khiển quốc hội năm vừa rồi. Tất nhiên là ổng có một nét nổi là được Trung Quốc đồng ý.

Ông ấy là người mà Trung Quốc rất là tán thành. Ngay khi trúng chức chủ tịch quốc hội là ổng sang ngay Trung Quốc, đến đâu cũng nói là học tập kinh nghiêm của Trung Quốc, ăn nói rất là khéo, đặc biệt là thái độ mà giới trí thức gọi là hơi có vẻ e dè và quỵ lụy với Trung Quốc.

Khi mà nhân dân và giới trí thức ta đang còn rất cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc thì chọn một vị TBT ra mặt thân Trung Quốc như ông Trọng thì tôi nghĩ không được lòng dân đâu, thậm chí là xúc phạm cái ý thức độc lập, ý thức tự chủ của đất nước ta, nhất là sau kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
* NV: Thế còn những nhân vật như ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trương Tấn Sang, ông Phạm Quang Nghị thì sao?
- - Nhà báo Bùi Tín: Ông Dũng vừa rồi bị người ta chê trách rất nhiều về vụ vinashin, in tiền polymer, những vụ tham nhũng như vụ PMU 18 dây dưa đến 6 năm nay vẫn chưa xét xử xong… Nhưng ông ấy cũng tiêu biểu cho cả gia đình làm ăn, làm giàu phất lên rất đặc biệt. Do đó tôi nghĩ là ông Dũng có cái là ăn nói hoạt bát, rồi cũng muốn có cái quan hệ cân bằng giữa phương Đông với phương Tây, giữa Mỹ với Trung Quốc.
Nhưng mà đứng về mặt gọi là một người tín nhiệm, kiên quyết chống tham nhũng thì tôi nghĩ là con người này cũng không làm đủ trách nhiệm của chức Thủ Tướng hiện nay. Còn ông Trương Tấn Sang thay cho ông Triết thì vị trí này cũng chỉ là hiếu hỉ thôi. Ông Trương Tấn Sang cũng mờ nhạt từ khi làm Trưởng Ban Kinh Tế của Trung ương Đảng, không có trình độ lý luận gì nổi.
Còn ông Phạm Quang Nghị hiện nay là Bí Thư Thành ủy Hà Nội lên làm chủ tịch quốc hội, tôi nghĩ là cái này cũng hơi trớ trêu tức là Đảng có quyền gì mà chọn chủ tịch quốc hội, mà quốc hội mới cũng chưa bầu cơ mà. Chức này lẽ ra là đề cho quốc hội bầu. Như thế là vi phạm rất nghiêm trọng hiến pháp mất rồi. Hiến pháp đã nõi rõ quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thì phải để cho đại biểu quốc hội bầu chứ tại sao lại trong BCT lại chia nhau.

Ngay cả BCT làm gì có quyền được cử Thủ Tướng. Chức này là phải do quốc hội bầu ra, rồi mới lập chính phủ, rồi mới có Thủ Tướng và các phó thủ tướng chứ. Cho nên ngay trong hội nghị Trung ương 14 trước và sau cái đại hội 11 sắp đến, chỉ chính những điều mà nhiều chỉ trích góp ý là phải cải tổ ngay cả cái hệ thống cầm quyền và cái hệ thống cầm quyền.

* NV: Ông nghĩ sao về tin nói rằng Việt Nam sẽ được lãnh đạo bởi những người thân Trung Quốc. Như vậy là cả bốn khuôn mặt Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị đều thân Trung Quốc?
- Nhà báo Bùi Tín: Đúng như thế. Có thể nói là cả BCT hiện nay đều là thân Trung Quốc. Từ đại hội 7 cho đến nay, tức là 20 năm rồi, khi họ gạt ông Bộ Trưởng Ngoại Giao nhận định đây là thời kỳ Bắc thuộc mới. Từ đó đến nay là cả BCT đều nhất trí theo cái hướng Trung Quốc. Không phải chỉ ông Nông Đức Mạnh, mà cả ông Nguyễn Phú Trọng, và cả ông Phạm Quang Nghị, rồi ông Tô Huy Rứa, ông Nguyễn Tấn Dũng đều theo hướng như thế.
Hiện nay người ta đã chia thành phe phái lợi ích riêng rồi, như những chuyên gia của đại học Harvard của Mỹ nói. Đặc điểm lớn nhất của chế độ là không còn lãnh đạo của Đảng CS như trước nữa, mà bây giờ là người ta chia thành ra các phe, các phe chia thành ra các phái, các địa phương, chỉ vì lợi ích riêng của từng nhóm một. Người ta chỉ ăn nhậu với nhau để chia chác những quyền lợi thôi và những quyền lợi này thì phải dựa vào Trung Quốc chứ không thể khác được.


- Ông Dũng được bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ
DCVOnlineTin Dow Jones Newswires
Theo quyết định của BCH TƯ Đảng CSVN tuần này, ông Dũng sẽ được bổ nhiệm chức vụ thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa, ông Trọng thay tổng Mạnh và ông Sang thay ông Triết.
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận thêm một nhiệm kỳ năm năm nữa, theo một nguồn tin đáng tin cậy cho hay hôm thứ Năm ngày 16 tháng Mười Hai.
Trung ương Đảng cũng đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng, hiện là chủ tịch Quốc hội, vào chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, là chức vụ uy quyền nhất nước, theo nguồn tin này cho hay.
Ông Trương Tấn Sang được đề cử vào chức chủ tịch nước, thay thế cho ông Nguyễn Minh Triết. Chức chủ tịch nước này sự thường đảm nhiệm những chức năng mang tính nghi lễ.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định như trên, qua một phiên họp tuần này để chuẩn bị cho Đại hội Đảng xảy ra năm năm một lần vào tháng tới.
Vai trò tổng bí thư đảng sẽ được Đại hội Đảng phê chuẩn, trong lúc những chức vụ khác sẽ được Quốc hội bù nhìn phê chuẩn trong phiên họp vào tháng Năm tới, theo nguồn tin này.
© DCVOnline

Nguồn:

(1) Vietnam Central Committee Endorses PM Dung For Another Term - Source. Dow Jones Newswires, 17 December 2010

- Pro-China official set to lead Vietnam.(Asahi 16-12-10)
BANGKOK-- Người lãnh đạo VN sắp tới được cho rằng mang tư tưởng bảo thủ và có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, theo như bản dự thảo về nhân sự cấp cao của Ủy ban TW Đảng CS VN vào hôm thứ tư.

Dân quyền chuyễn ngữ



Phóng viên TAKESHI FUJITANI


Theo một dự thảo đã được đề xuất nhằm dọn đường cho việc thay đổi nhân sự hàng đầu , dự kiến thế hệ lãnh đạo   tiếp theo của Việt Nam sẽ có tư tưởng bảo thủ và có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.



Hôm thứ Tư vừa qua, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhóm họp để thảo luận về việc đề xuất nhóm lãnh đạo tiếp theo .


Theo thông tin từ Tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, 70 tuổi, dự kiến sẽ nghỉ hưu. Ông sẽ được thay thế bằng Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, Chủ tịch Quốc hội, người có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc

Tuy nhiên, do có một số phản đối dự thảo, không đồng ý với những đề xuất trên, do đó việc thảo luận về nhân sự sẽ là trọng tâm chính của cuộc họp Uỷ ban Trung ương.






Ông Phạm Quang Nghị với trang phục giống Trung Quốc (hình Dân quyền)


.Cuộc họp Ủy ban, bắt đầu vào thứ hai, sẽ kế thúc vào ngày 21.


Nhóm lãnh đạo tiếp theo sẽ được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng Giêng. Đây sẽ là đại hội đảng lần đầu tiên trong 5 năm.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, sẽ giữ lại cương vị Thủ tướng của mình theo đề nghị dự thảo.
Theo dự thảo, Chủ tịch nước tiếp theo của Việt Nam sẽ là Trương Tấn Sang, 61 tuổi, một thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản  hiện nay là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng., người có quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản.


Chủ tịch mới của Quốc hội dự kiến sẽ là ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, hiện đang Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội .


Năm thành viên Bộ Chính trị sẽ nghỉ hưu, trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, 68. Một đề nghị cũng sẽ được thảo luận để mở rộng thành viên Bộ Chính trị từ hiện tại 15 đến 17 người.-Bình luận về lãnh đạo Đảng (BBC)
Nhưng Giáo sư Tương Lai, một nhà bình luận thời sự từ TP. HCM cho rằng Đại hội Đảng chỉ có ý nghĩa nếu tạo được thay đổi về cơ chế.
Trả lời BBC qua điện thoại hôm 16/12/2010, Giáo sư Tương Lai nói thiếu vắng thay đổi về nhân sự là điều không đáp ứng được đòi hỏi của thời cuộc vì trong một thế giới đầy biến động thì "chuẩn mực chính là sự thay đổi".
Quanh quẩn mãi cũng vào ba dáng điệu Tới hay lui cũng ngần ấy mặt người
Giáo sư Tương Lai
BBC: Những gì ông Nguyễn Văn An đưa ra trên VietnamNet nói cần chuyển nguyên tắc tập trung dân chủ và thực diện dân chủ trong Đảng, theo Giáo sư thì điều có khả thi không?
Tôi thấy khó khả thi vì đó phải là quá trình tiến hành từ cấp cơ sở lên, còn bây giờ chỉ một hai tuần nữa đến ĐH thì ý kiến của ông An đưa ra chỉ phản ánh là một nguyện vọng thôi. Mọi sự về nhân sự thì đã chuẩn bị hết cả rồi. Đòi hỏi tranh cử, đưa nhân tố mới thì không được vì từ lâu đã là một cơ chế cứng nhắc lắm rồi. Đương nhiên nếu có một đột phá tại Đại hội, phá cơ chế cũ đi thì là đại phúc cho dân tộc.
 -Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng Bí thư?

Lãnh đạo tại Đại hội XI cũng sẽ lấy từ những gương mặt quen thuộc?
Tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun ngày hôm nay chạy tin nói ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, 'một nhân vật thân Trung Quốc' dự kiến sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà báo Takeshi Fujitani, trưởng đại diện tờ báo tại Bangkok, trong bài viết đăng trên trang web của Asahi hôm nay nói ông có trong tay bản dự thảo nhân sự cấp cao, cho thấy ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, sẽ là Chủ tịch nước, và ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

Theo bài báo, ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, sẽ tiếp tục là Thủ tướng.
Nhà báo Nhật nói "vì có một số phản đối dự thảo", nên Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương đang diễn ra tại Hà Nội sẽ tập trung bàn thảo để cố gắng có sự thống nhất.
Hội nghị này sẽ tiếp tục đến ngày 21/12.
Cũng theo Asahi Shimbun, năm thành viên Bộ Chính trị của đảng cầm quyền hiện nay sẽ về hưu, trong đó có các ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết.
Đảng Cộng sản cũng đang thảo luận liệu có mở rộng số lượng Bộ Chính trị từ 15 lên 17 hay không.
Danh sách lãnh đạo chính thức sẽ được chính thức chuẩn y tại Đại hội Đảng diễn ra vào tháng 1/2011.
Trong thời gian trước Đại hội hiện có nhiều đồn đoán cũng như thảo luận về đường lối và nhân sự của Đảng.
Nổi bật hơn cả có bài trả lời phỏng vấn của Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói đến Bấm dân chủ trong Đảng và nhu cầu ra luật về hoạt động của Đảng.
Ông Nguyễn Phú Trọng, có bằng Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và hai năm sau tham gia Thường trực Bộ Chính trị..
Từ năm 2000 đến 2006, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội và giữ chức Chủ tịch Quốc hội từ tháng Sáu 2006 đến nay.

-‘Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đã được quyết định’ (VOA)-
Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quyết định về một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam trong cuộc họp trong tuần này để chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp diễn ra.

Bản tin hôm thứ Năm của Dow Jones cho hay Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ giữ thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Cũng theo nguồn tin mà Dow Jones nhận được thì ông Nguyễn Phú Trọng, hiện là chủ tịch Quốc hội Việt Nam, cũng đã được ủy ban tiến cử để kế nhiệm chức vụ quan trọng nhất trong đảng, là chức tổng bí thư Đảng.

Ông Trương Tấn Sang được tiến cử kế nhiệm vị trí chủ tịch nước thay ông Nguyễn Minh Triết.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng Giêng năm tới.

Tại các kỳ Đại hội Đảng ở Việt Nam không chỉ có các vị trí chính trị chủ chốt được xác định mà các ưu tiên kinh tế chính trong giai đoạn 5 năm tới cũng sẽ được đề ra.

-VIỆT NAM: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục thêm một nhiệm kỳ? (RFI)-Hôm nay (16/12), hãng tin Dow Jones Newswires trích dẫn một nguồn tin thông thạo về diễn tiến hội nghị Ban chấp hành Trung ương 14 Đảng Cộng Sản Việt Nam cho biết là hội nghị đã đồng ý để cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.


- Tranh luận về 'dân chủ trong Đảng'

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nay nói cần có luật để điều chỉnh vai trò của Đảng
Bài phỏng vấn của Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói đến dân chủ trong Đảng và nhu cầu ra luật về hoạt động của Đảng hiện đang thu hút nhiều ý kiến tranh luận.
Dù có những ý kiến nói không hiểu vì sao ông Nguyễn Văn An chỉ phát biểu mạnh khi đã nghỉ hưu và không còn nắm chức vụ gì, cũng có các quan điểm ủng hộ ông trong tinh thần mọi thay đổi dù tiệm tiến cũng vẫn tốt hơn là không có.
Cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Văn An chỉ dám dừng lại ở chỗ kêu gọi dân chủ trong Đảng mà không ủng hộ hẳn cho thể chế dân chủ đại nghị.
Hưởng ứng các đề xuất của ông Nguyễn Văn An, một cựu chiến binh tại Hà Nội, Đại tá Phạm Xuân Phương, năm nay 81 tuổi viết bài đăng trên một trang blog rằng:
"Với những nhận xét đánh giá thẳng thắn, đáng tin cậy của 'người trong cuộc' và những để xuất táo bạo, khá quyết liệt, lần này ông Nguyễn Văn An tập trung vào "hai vấn đề cốt tử trong những vấn đề cốt yếu, sống còn hiện nay của Đảng".
"Đó là chủ đề phát huy dân chủ trong Đảng và vấn đề Đoàn kết trong Đảng và trong xã hội".
Ông Phạm Xuân Phương nói ông "hoàn toàn nhất trí với sự nhìn nhận và cách đặt vấn đề rằng "phải sửa lỗi hệ thống", mà ông Nguyễn Văn An cho là sai từ gốc.
Từ lâu nay, lý lẽ thường được đưa ra để bào chữa cho các sai lầm của Đảng là "đường lối luôn đúng", chỉ có việc thực hiện chưa đạt hoặc có sai trái.
Trong bài trả lời phỏng vấn với VietnamNet đăng hôm 6/12 nhưng hiện đường link đã mất, vị Cựu Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị cho rằng điều sai lầm cơ bản là nhận thức về cuộc cách mạng tại Việt Nam.
Theo ông, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam chỉ mới hoàn thành phần "dân tộc", còn phần "dân chủ" chưa thực hiện được.
Việc nêu ra mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vì thế không phù hợp.
Ông đề nghị đổi luận đề cơ bản của thuyết Leninist về nhà nước xã hội chủ nghĩa là 'tập trung dân chủ' (democratic centralism), thành 'dân chủ tập trung', hàm ý chuyển trọng tâm quyền lực về cho người dân.
Ông cũng nêu ra ý cần đổi cả quốc hiệu từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành 'Việt Nam Dân chủ'.
Ông Nguyễn Văn An, người từng có lúc là ứng viên sáng giá cho chức Tổng bí thư, nhắc lại bài học sự tan rã của đảng Cộng sản Liên Xô, không phải vì các thế lực bên ngoài chống phá, mà vì các đảng viên không muốn bảo vệ Đảng nữa:
Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì Đảng sẽ trở thành ông Vua tập thể, ông Vua cộng sản mất rồi. Như vậy là Đảng chủ, Đảng toàn trị chứ không phải dân chủ nữa
Ông Nguyễn Văn An
"Hãy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười thì rõ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay?"
Luật cho Đảng
Đề xuất đưa Đảng CSVN vào hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của ông được Đại tá Phạm Xuân Phương hoàn toàn ủng hộ:
"Để khắc phục 'sự tồn tại phi lý của hai hệ thống quyền lực song song mà thực chất là chỉ có quyền lực của Đảng là tối thượng' như ông Nguyễn Văn An đã nêu, tôi hoàn toàn nhất trí và đồng tình với kiến nghị của nhiều người khác đã phát biểu,"
Nhưng trong cuộc đấu tranh tư tưởng trước Đại hội Đảng XI, có vẻ như những nhân vật lãnh đạo theo phái bảo thủ không chấp nhận những đề nghị "dân chủ trong Đảng".
Trong một bài viết gần đây trên Tạp chí Cộng sản, ôngBấm Trương Tấn Sang, Thường Trực Ban Bí thư lên án "âm mưu thù địch" mà ông cho là đang tìm cách, "Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi mục tiêu, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước ta".
Gọi xu hướng đa nguyên chính trị là có mục tiêu "gây dựng các thế lực chống đối chính trị ngay trong lòng Việt Nam", ông Sang hoàn toàn bác bỏ các ý kiến nhằm cải tổ ngay nội bộ Đảng cầm quyền.

Ông Trương Tấn Sang phê phán không thương tiếc "các thế lực thù địch, phản kích, phủ định nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin"
Theo ông Trương Tấn Sang, "Trên lĩnh vực tư tưởng, các thế lực thù địch, phản động tập trung phản kích, phủ định nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,"
"Đây là hoạt động mũi nhọn, đột phá để thực hiện ý đồ chiến lược làm chuyển hóa từ bên trong và bên trên của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta."
Dù Việt Nam đang cố gắng được công nhận khắp nơi là có nền kinh tế thị trường, ông Trương Tấn Sang cho rằng các âm mưu mà ông không nêu tên đang "nhằm phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng ta và của xã hội ta, tạo ra một 'khoảng trống tư tưởng' trong cán bộ, đảng viên và nhân dân".
Theo ông, mục tiêu cuối cùng của họ là "từ đó tạo điều kiện thuận lợi du nhập hệ tư tưởng tư sản vào quần chúng, vào nội bộ ta".
Trái lại, quan điểm của ông Nguyễn Văn An lại đặt Đảng cầm quyền vào một vị thế khác:
"Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì Đảng sẽ trở thành ông Vua tập thể, ông Vua cộng sản mất rồi. Như vậy là Đảng chủ, Đảng toàn trị chứ không phải dân chủ nữa."
Theo ông Phương, "đã đến lúc không thể né tránh được việc phải luật hóa các hoạt động của Đảng và đây chính là lúc Đảng phải hạ quyết tâm; tự mình kiến nghị với Quốc hội sớm nghiên cứu ban hành một Bộ Luật về Đảng".
Tuy nhiên, lập luận của ông Nguyễn Văn An, dù được khen là "táo bạo", cũng bị phê phán.
Một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam khác, ông Bùi Tín, hiện đã tỵ nạn chính trị tại Pháp, trong blog trên đài VOA bình luận về bài phỏng vấn của ông An là "phần đầu mới mẻ, mạnh dạn, trẻ trung" nhưng "hai trang cuối cổ hủ, giáo điều, già nua".
Theo ông Bùi Tín, cựu phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, thì ông Nguyễn Văn An "như một vận động viên chạy về gần đến đích bỗng…hết hơi, bỏ cuộc":
"Đó là khi ông nói đến chế độ một đảng, chế độ độc đảng ở nước ta, và hiến kế làm thế nào để thực hiện dân chủ rộng rãi trong chế độ một đảng. Lập luận của ông không có gì mới. Đó là “ không phải cứ độc đảng là mất dân chủ, không phải cứ đa đảng là có dân chủ."
Có vẻ như quan điểm của ông Nguyễn Văn An, cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng chỉ dừng lại ở chỗ cần luật hóa vị trí của Đảng.
Theo ông, "Đảng ta là Đảng cầm quyền đã được ghi trong Hiến pháp, song chưa được cụ thể hóa thành luật."
Trước đó, trong một bài trả lời phỏng vấn khác, ông An kêu gọi rằng cần sửa đổi Hiến pháp.

Tổng số lượt xem trang