Thành phố rượu lậu - Hàng giả tại Việt Nam x-cafevn.org -
"Chính quyền Việt Nam không có khả năng kềm hãm sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ hàng giả," nhận định của bài báo về bản báo cáo cho biết. Có rất nhiều lỗ hổng pháp lý về việc loại hàng nào có thể bị tịch thu và trong bao lâu, dễ để giới làm hàng giả lợi dụng. Thái độ thoải mái trong việc thực thi pháp luật và sự thiếu hụt về tài nguyên và nhân lực hải quan đã không cải thiện được tình hình. Môi trường "luật lệ mơ hồ" đã giúp cho hàng giả Trung Quốc tránh bị thu giữ trên đường đi qua Việt Nam.
Nguồn: H.C., The Economist
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
30.11.2010
Hai năm trước tôi có mặt tại một hộp đêm lớn ở Hà Nội và tò mò khi thấy tại sao các dân chơi lại pha chung rượu Hennessey với nước giải khát Orangina. Đương nhiên tôi có những ác cảm về việc này cho đến khi có người giải thích cái sự thật hiển nhiên: đấy là loại rượu giả, hầu như không thể uống được nếu không pha chế thêm.
Chỉ vài tuần trước thôi, một cặp vợ chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bị bắt vì tội chưng cất rượu lậu và chế biến chúng thành Hennessey và Johnny Walker (không biết là họ đã chưng cất riêng biệt hay chỉ dùng chung một thứ). Đây không phải là trường hợp đặc biệt về tính giả mạo và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đời sống tiêu thụ ở Việt Nam.
Có nhiều mặt hàng giả hoặc nhái với xuất xứ đầy nghi vấn (ví dụ như chiếc xe gắn máy được lắp ráp bởi tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin đang trong tình trạng khó khăn) được bày bán có nguồn gốc từ Việt Nam - nhưng đa phần chúng đến từ người láng giềng lớn phương bắc. Không những Việt Nam đang có một tỉ lệ nhập siêu chính thức rất lớn với Trung Quốc, họ còn có một tỉ lệ thâm thủng rất lớn từ thị trường chợ đen. Những mặt hàng nhập khẩu trái phép hoặc hàng giả được tuồn lậu vào từ những khu vực biên giới dài thiếu kiểm soát ở miền bắc và miền tây vượt rất xa lượng hàng xuất khẩu lậu tuồn ra trên cùng những đường biên giới.
Theo báo chí trong nước, một báo cáo gần đây của chính quyền (chỉ xuất bản bằng tiếng Việt) nói rằng Việt Nam đã trở thành một trung tâm hàng giả. Rất nhiều những mặt hàng lậu bắt đầu cuộc hành trình từ Trung Quốc dùng các nhà kho tại quốc gia này như là một trạm trung chuyển khổng lồ trước khi lên tàu và máy bay để đến những điểm đích khác. Đương nhiên một số được lưu lại Việt Nam; những túi xách tay hàng hiệu giả rất được ưa chuộng. (Dạo này những mặt hàng nhái Nikes và những thương hiệu ngoại quốc được sản xuất hàng loạt dường như đang chiếm chỗ những ngôi chợ truyền thống chuyên bán các loại hàng xén, trang phục cổ truyền gia công bằng tay từ những nhóm dân tộc ít người ở các tỉnh phía bắc. Điều này làm đương nhiên đã gây buồn phiền cho những tổ chức Phi Chính phủ; tuy nhiên, chúng tôi đã chưa thăm dò những phụ nữ từng phải ngồi thâu đêm để dệt những mảnh vải này sau một ngày cật lực trên đồng.)
"Chính quyền Việt Nam không có khả năng kềm hãm sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ hàng giả," nhận định của bài báo về bản báo cáo cho biết. Có rất nhiều lỗ hổng pháp lý về việc loại hàng nào có thể bị tịch thu và trong bao lâu, dễ để giới làm hàng giả lợi dụng. Thái độ thoải mái trong việc thực thi pháp luật và sự thiếu hụt về tài nguyên và nhân lực hải quan đã không cải thiện được tình hình. Môi trường "luật lệ mơ hồ" đã giúp cho hàng giả Trung Quốc tránh bị thu giữ trên đường đi qua Việt Nam.
Trong khoảng thời gian lúc đang tìm cách gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã tự cam kết áp dụng những điều luật cứng rắn hơn để bảo vệ tài sản trí tuệ. Kể từ năm 2007, đa phần các điều khoản quan trọng đã được nới rộng hoặc củng cố để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng việc thực thi vẫn yếu kém và chỉ có vài trường hợp được đưa ra toà.
Kỹ nghệ hàng giả có thể gây ảnh hưởng sâu nặng hơn đối với thương mại hơn là những vi phạm trên. Những đĩa CD và DVD sao chép lậu có mặt khắp các tỉnh thành. Một số ban nhạc trong nước xem đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của họ về mặt thương mại; chẳng ai có được một hợp đồng thu âm nếu chẳng ai chịu mua đĩa.
Nạn sao chép lậu phần mềm cũng rất phổ biến; phố Lý Nam Đế ở Hà Nội là phố tin học trong 36 phố cổ vốn từng mua bán một loại hàng đặc trưng của mình. Một nhà phân tích nói chuyện với phóng viên vào tháng Năm cho biết rằng đại đa số phần mềm của Microsoft tại Trung Quốc là hàng lậu, khiến cho công ty này không quan tâm nhiều đến việc đầu tư ở đây. Việt Nam ít nhất cũng có dấu hiệu cố gắng trong việc phòng chống bằng cách phạt tiền những công ty bị phát hiện sử dụng phần mềm lậu và trừng phạt họ bằng chiến dịch công khai tự kiểm để làm gương. Tuy nhiên sự quyết tâm giới làm hàng giả ở Việt Nam lại được củng cố bằng lợi nhuận cao, tương tự như thứ rượu rẻ tiền mà việc ngăn cấm nhỏ nhặt không ảnh hưởng đến nhiều.
Nguồn: H.C., The Economist
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
30.11.2010
Hai năm trước tôi có mặt tại một hộp đêm lớn ở Hà Nội và tò mò khi thấy tại sao các dân chơi lại pha chung rượu Hennessey với nước giải khát Orangina. Đương nhiên tôi có những ác cảm về việc này cho đến khi có người giải thích cái sự thật hiển nhiên: đấy là loại rượu giả, hầu như không thể uống được nếu không pha chế thêm.
Chỉ vài tuần trước thôi, một cặp vợ chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bị bắt vì tội chưng cất rượu lậu và chế biến chúng thành Hennessey và Johnny Walker (không biết là họ đã chưng cất riêng biệt hay chỉ dùng chung một thứ). Đây không phải là trường hợp đặc biệt về tính giả mạo và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đời sống tiêu thụ ở Việt Nam.
Có nhiều mặt hàng giả hoặc nhái với xuất xứ đầy nghi vấn (ví dụ như chiếc xe gắn máy được lắp ráp bởi tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin đang trong tình trạng khó khăn) được bày bán có nguồn gốc từ Việt Nam - nhưng đa phần chúng đến từ người láng giềng lớn phương bắc. Không những Việt Nam đang có một tỉ lệ nhập siêu chính thức rất lớn với Trung Quốc, họ còn có một tỉ lệ thâm thủng rất lớn từ thị trường chợ đen. Những mặt hàng nhập khẩu trái phép hoặc hàng giả được tuồn lậu vào từ những khu vực biên giới dài thiếu kiểm soát ở miền bắc và miền tây vượt rất xa lượng hàng xuất khẩu lậu tuồn ra trên cùng những đường biên giới.
Theo báo chí trong nước, một báo cáo gần đây của chính quyền (chỉ xuất bản bằng tiếng Việt) nói rằng Việt Nam đã trở thành một trung tâm hàng giả. Rất nhiều những mặt hàng lậu bắt đầu cuộc hành trình từ Trung Quốc dùng các nhà kho tại quốc gia này như là một trạm trung chuyển khổng lồ trước khi lên tàu và máy bay để đến những điểm đích khác. Đương nhiên một số được lưu lại Việt Nam; những túi xách tay hàng hiệu giả rất được ưa chuộng. (Dạo này những mặt hàng nhái Nikes và những thương hiệu ngoại quốc được sản xuất hàng loạt dường như đang chiếm chỗ những ngôi chợ truyền thống chuyên bán các loại hàng xén, trang phục cổ truyền gia công bằng tay từ những nhóm dân tộc ít người ở các tỉnh phía bắc. Điều này làm đương nhiên đã gây buồn phiền cho những tổ chức Phi Chính phủ; tuy nhiên, chúng tôi đã chưa thăm dò những phụ nữ từng phải ngồi thâu đêm để dệt những mảnh vải này sau một ngày cật lực trên đồng.)
"Chính quyền Việt Nam không có khả năng kềm hãm sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ hàng giả," nhận định của bài báo về bản báo cáo cho biết. Có rất nhiều lỗ hổng pháp lý về việc loại hàng nào có thể bị tịch thu và trong bao lâu, dễ để giới làm hàng giả lợi dụng. Thái độ thoải mái trong việc thực thi pháp luật và sự thiếu hụt về tài nguyên và nhân lực hải quan đã không cải thiện được tình hình. Môi trường "luật lệ mơ hồ" đã giúp cho hàng giả Trung Quốc tránh bị thu giữ trên đường đi qua Việt Nam.
Trong khoảng thời gian lúc đang tìm cách gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã tự cam kết áp dụng những điều luật cứng rắn hơn để bảo vệ tài sản trí tuệ. Kể từ năm 2007, đa phần các điều khoản quan trọng đã được nới rộng hoặc củng cố để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng việc thực thi vẫn yếu kém và chỉ có vài trường hợp được đưa ra toà.
Kỹ nghệ hàng giả có thể gây ảnh hưởng sâu nặng hơn đối với thương mại hơn là những vi phạm trên. Những đĩa CD và DVD sao chép lậu có mặt khắp các tỉnh thành. Một số ban nhạc trong nước xem đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của họ về mặt thương mại; chẳng ai có được một hợp đồng thu âm nếu chẳng ai chịu mua đĩa.
Nạn sao chép lậu phần mềm cũng rất phổ biến; phố Lý Nam Đế ở Hà Nội là phố tin học trong 36 phố cổ vốn từng mua bán một loại hàng đặc trưng của mình. Một nhà phân tích nói chuyện với phóng viên vào tháng Năm cho biết rằng đại đa số phần mềm của Microsoft tại Trung Quốc là hàng lậu, khiến cho công ty này không quan tâm nhiều đến việc đầu tư ở đây. Việt Nam ít nhất cũng có dấu hiệu cố gắng trong việc phòng chống bằng cách phạt tiền những công ty bị phát hiện sử dụng phần mềm lậu và trừng phạt họ bằng chiến dịch công khai tự kiểm để làm gương. Tuy nhiên sự quyết tâm giới làm hàng giả ở Việt Nam lại được củng cố bằng lợi nhuận cao, tương tự như thứ rượu rẻ tiền mà việc ngăn cấm nhỏ nhặt không ảnh hưởng đến nhiều.