Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

BS Nguyễn Quốc Quân nhận thiếu sót

-cách cư xử của bs Nguyễn Quốc Quân thật đáng hoan nghênh, giá mà Bauxite VN trước đó gửi email cho những người đưa ra bản tuyên ngôn và yêu cầu rút tên thì hay biết mấy ... Dù sao đó cũng chỉ là suy nghĩ của ttngbt.

-BS Nguyễn Quốc Quân nhận thiếu sót
Bauxite Việt Nam vừa nhận được thư sau đây của Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân nhận thiếu sót không cố ý trong việc đưa nhầm tên Nhóm sáng lập trang Bauxite Việt Nam vào danh sách người ký tên dưới “Bản tuyên ngôn của những người Việt yêu nước nhân 62 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”. Bauxite Việt Nam hiểu đó là sự cố không ai mong muốn và nghĩ rằng sự việc có thể chấm dứt ở đây.
Bauxite Việt Nam

Kính thưa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Nhà giáo Phạm Toàn
GSTS Nguyễn Thế Hùng
Trước hết tôi xin chân thành nhận lỗi và xin lỗi quý vị vì sự sơ xuất ngoài ý muốn đã cho in tên quý vị vào Bản tuyên bố của những người Việt yêu nước vào dịp lễ kỷ niệm năm thứ 62 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền LHQ mà quý vị chưa từng đọc và chấp thuận ký tên.
Thưa quý vị, vào ngày 8 tháng 12, 2010  ông Nguyễn Nhật Thiên Trường có gửi cho chúng tôi một e-mail trong đó ông có ghi tên của ba vị trên tên của ông với nội dung là ông muốn ký tên vào bản tuyên bố chung. Người cộng tác lo việc check e-mail ghi danh sách những người chấp nhận ký tên đã  không đọc kỹ và nghĩ là cả 4 vị kê tên trong thư đều chấp nhận ký tên.
[...] Vì quá mệt và quá bận tôi đã có lỗi là không duyệt lại bức thư của ông Trường để nhận ra là chỉ có một mình ông xin ký. Vào chiều ngày mùng 8, tôi đã gửi một bức thư cho ông Trường cám ơn ông và ghi rõ rằng chúng tôi đã ghi tên quý vị vào danh sách những người ký tên. Cuối thư tôi cũng có nhờ ông Trường gửi lời kính thăm GS Nguyễn Huệ Chi.  Rất tiếc ông Trường  đã không đính chính giùm là chỉ có mình ông Trường ký thôi, còn ông nêu tên của quý vị có lẽ là chỉ muốn thông báo đến quý vị mà thôi. Dầu sao đi nữa, tôi xin hoàn toàn nhận lỗi và chịu trách nhiệm về chuyện sơ sót, chỉ mong quý vị hiểu cho là ngoài ý muốn chứ không phải chúng tôi làm chuyện này với chủ ý (xin xem e-mail dưới đây).  Tôi cũng xin minh xác rằng BS Quế và các anh em tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại quốc nội không có trách nhiệm gì về việc sơ sót này.  Các anh em chỉ bày tỏ sự phấn khởi vui mừng khi được tôi thông báo là các vị đồng ý ký tên. Lỗi lầm này do tôi làm và tôi xin hoàn
toàn nhận lãnh  trách nhiệm. Rất mong được quý vị bỏ qua cho một lỗi lầm ngoài ý muốn.
Để chuộc lại một phần nào lỗi lầm này tôi xin:
1/ Điều chỉnh lại danh sách với ghi chú rõ rệt ở dưới là có sự sơ sót đáng
tiếc đã đăng tên quý vị. Bản diều chỉnh này sẽ được gửi email dến quý vị và sẽ được phổ biến rộng rãi.
2/ Tôi sẽ nhờ báo chí truyền thông loan báo rộng rãi lời nhận lỗi và xin lỗi
này.
3/ Tôi sẽ gửi thư này tới bất cứ điạ chỉ hoặc emails nào mà quý vị yêu cầu. Chúng tôi ngưỡng mộ và ủng hộ công việc làm của quý vị và mong quý vị hiểu giùm là Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản luôn chủ trương tranh đấu bất bạo động theo đường lối chính đạo mong đóng góp được một phần nhỏ nhoi vào công cuộc tranh đấu chung của dân tộc. Bóp méo sự thật hoặc lợi dụng tranh đấu nhân quyền để làm những công việc bất chính không bao giờ là chủ trương của tổ chức chúng tôi.
Trân trọng kính chào
BS Nguyễn Quốc Quân
Chủ Tịch HDQT, TCQTYTCTNB
Thành viên ban vận động lấy chữ ký cho bản Tuyên Ngôn
— Original Message —–
From: "Dr. Quan Nguyen"
To: "nguyen Truong" <XXX@yahoo.com>
Sent: Wednesday, December 08, 2010 4:53 AM
Subject: Re: Đăng ký tuyên bố chung nhân ngày nhân quyền Quốc Tế
Kinh thua ong Truong:
Tran trong cam on  tat ca, chung toi da ghi ten quy vi vao danh sach.
Cho toi gui loi kinh tham GS Nguyen Hue Chi.
BS  N Q Quan
—– Original Message —–
From: "nguyen Truong" <XXX@yahoo.com>
To:
Cc:
Sent: Tuesday, December 07, 2010 10:21 PM
Subject: Đăng ký tuyên bố chung nhân ngày nhân quyền Quốc Tế
Từ: nguyen Truong <XXX@yahoo.com>
Đến: XXX, XXX
Chủ đề: Đăng ký tuyên bố chung nhân ngày nhân quyền Quốc Tế
Kính thưa: Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Nhà giáo Phạm Toàn
GSTS Nguyễn Thế Hùng
Tôi tên là : Nguyễn Nhật Thiên Trường
Hiện làm XXX. Học viên XXX – Trường XXX.
Cư trú tại : XXX, Đồng Nai
Địa chỉ email là : XXX@yahoo.com
Số điện thoại : XXX
Tôi xin đăng ký tuyên bố chung nhân ngày nhân quyền Quốc Tế. Rất mong sự ủng hộ nhỏ nhoi cùng các bậc trí thức anh chị.
Trân trọng!


-------------
ttngbt gộp lại vì thấy có liên quan theo một mặt nào đó
tham khảo danh sách: -Tuyên bố của những người Việt yêu nước vào dịp Kỷ niệm năm thứ 62 Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ
- Tuyên bố của Bauxite Việt Nam (về việc Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng bị mạo danh) ; tại Bauxite Việt Nam Tuyên bố của Bauxite Việt Nam
1./ Ban Biên tập BVN được biết về sự xuất hiện tên của ba người sáng lập trang Bauxite Việt Nam (Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng) trong một “bản tuyên bố” nói là của “những người Việt yêu nước”, ký nhân dịp “Kỷ niệm năm thứ 62 Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hợp Quốc”. 
Trong bản tuyên bố trên, tên của Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng được ghi với số thứ tự 2, 3, 4 ở danh mục những người ký tên hiện sống ở trong nước, mặc dù họ không hề biết có bản tuyên bố này, dĩ nhiên lại càng không được tham khảo ý kiến.
2/ Trang Bauxite Việt Nam xin trịnh trọng tuyên bố như sau:
Một là, NHÂN QUYỀN là các quyền thiêng liêng tự nhiên của mọi con người. Các quyền đó đã bị vi phạm thô bạo trong Lịch sử con người – vì thế mà cần có Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ, như một bước tiến trong nhận thức và trong ý đồ tổ chức dần dần việc bảo đảm quyền con người cho tất cả mọi người.
Vì lẽ đó, Bauxite Việt Nam hết sức phản đối việc bóp méo nội dung NHÂN QUYỀN đồng thời cũng cực lực phản đối việc lợi dụng nội dung “nhân quyền” để làm những điều khó hiểu. Việc tự tiện đưa tên nhóm khởi xướng Bauxite Việt Nam vào “bản tuyên bố” đã dẫn, nói là nhằm hưởng ứng Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhưng lại không hề xin phép người có tên là đã vi phạm ngay nội dung nhân quyền của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền thiêng liêng này.
Hai là, trang mạng Bauxite Việt Nam chỉ có sứ mệnh góp tiếng nói giáo dục nhằm nâng cao nhận thức người Việt Nam trước hiểm họa khai thác bô-xít ở Tây Nguyên Việt Nam.
Đó là hiểm họa bán nguyên liệu thô coi như hành động tước đoạt miếng cơm manh áo của nhiều thế hệ người Việt Nam;
Đó là hiểm họa tự tạo tai họa môi trường do áp dụng những kỹ thuật khai thác đáng ngờ – rõ nhất là hiểm nguy hàng triệu mét khối bùn đỏ treo trên đầu con người;
Đó là hiểm họa mua lấy sự phụ thuộc cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng vào một láng giềng nổi tiếng đáng ngờ đã mấy nghìn năm và càng ngày càng hành động vừa ngang ngược vừa thâm hiểm.
Ba là, Bauxite Việt Nam ra đời sau những cuộc tranh luận trên mạng trong gần hai năm trời của đông đảo các nhà trí thức trong nước và ngoài nước; việc trang mạng Bauxite Việt Nam do các nhà giáo dục đứng ra chủ trương thể hiện một thông điệp về một trách nhiệm. Trách nhiệm đó là:
Bauxite Việt Nam là một tiếng nói phân tích ôn hòa, tỉnh táo, cặn kẽ, do đó nó hết sức tránh bị mắc mưu của những việc làm xấu mang bất cứ động cơ nào;
Bauxite Việt Nam có trách nhiệm đồng hành lâu dài với dân tộc Việt Nam để cùng các công dân Việt Nam cùng nâng cao nhận thức và dần dần xây dựng một xã hội dân sự tốt đẹp cho Việt Nam;
Bauxite Việt Nam mong mỏi mọi người hiểu cho một điều này: cuộc sống tiến lên chỉ có thể nhờ vào những điều tốt đẹp, chứ không thể nhờ vào những thủ đoạn để đi tới “thắng lợi” bằng mọi giá. Tẩy một nọc độc, song lại để lại nọc độc trong đầu óc con người, thì “thắng lợi” ấy phỏng có ích gì và có xứng đáng không?
Xin trân trọng thông báo đến bạn đọc, đồng thời yêu cầu những người chủ xướng “bản tuyên bố” đang được đăng tải trên nhiều trang mạng hãy rút ngay tên ba cá nhân Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng ra khỏi danh sách ký ở dưới “bản tuyên bố” này.
Bauxite Việt Nam


----------
-Ngẫm từ chuyện thư mạo danh tướng Đồng Sỹ Nguyên  (TVN) Tác giả: Phạm Toàn
Kết quả của việc dựa vào những thư tố cáo nặc danh này nếu có được đánh giá "tốt, tốt lắm các đồng chí ạ", thì xã hội cũng cứ nên hồ nghi những "kết quả tốt" do thư tố cáo nặc danh mang lại. Một đội bóng thắng xứng đáng một đội bóng khác phải thể hiện ở sự hơn hẳn của những tiêu chí minh bạch, không thể dựa trên những vũ khí tù mù như sự dàn xếp tỉ số chẳng hạn.
LTS: Ngay sau khi đăng bài viết "Tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng về lá thư mạo danh", Tuần Việt Nam chúng tôi nhận được bài viết của nhà giáo - nhà văn Phạm Toàn về chủ đề này. Tôn trọng tính thông tin đa chiểu, để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết dưới đây. Và mong mỏi nhận được nhiều bài viết của quý bạn đọc gần xa trong nước, nước ngoài về vấn đề này, một vấn đề đáng chú ý trong xã hội dân sự còn đang tiếp tục hoàn thiện.


Tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng về lá thư mạo danh
Mạo danh và nặc danh
Mới đây, có chuyện một kẻ mạo danh nào đó viết thư rồi công bố lên phương tiện thông tin, thư đó ký tên vị tướng lão thành Đồng Sĩ Nguyên. May mà tướng Đồng Sĩ Nguyên biết, rồi lên tiếng nói rõ lá thư kia được mạo danh ông mà viết ra. Chỉ cần lão tướng thông báo tình tiết mạo danh đó, thế là toàn bộ "giá trị" gây rối của lá thư kia đã mất tác dụng.
Dư luận xã hội dễ thống nhất ý kiến trước hiện tượng thư mạo danh. Nhưng có vẻ như dư luận xã hội còn phân tâm trước hiện tượng thư nặc danh. Mọi người thấy còn rất khó nhất trí với giá trị của thư nặc danh: Tin hay không tin, hoặc giả có tin thì tin đến đâu vào những lá thư nặc danh, những lá thư không có tên và địa chỉ người viết đó?
Chuyện này cần được xét dưới ba góc độ: Tâm lý người viết thư (và do đó, cả tâm lý người đời trước thư nặc danh), đạo đức cá nhân và xã hội đối với thư nặc danh, và kỹ thuật xử lý với thư nặc danh.
Ném đá giấu tay
Góc độ tâm lý của người viết thư nặc danh gắn với động cơ của tác giả những lá thư đó, ít nhiều đều mang tâm lý ném đá giấu tay.
Ở đây có thể nói luôn: Động cơ của người viết thư nặc danh khó có thể là động cơ mang một tâm lý trong sáng, cái tấm lòng muốn làm thanh sạch đất nước, tấm lòng mang hy vọng lôi đất nước ra khỏi tệ nạn nào đó, tệ nạn tham nhũng chẳng hạn.
Vì sao dám nói động cơ ấy không trong sáng? Vì sự nặc danh gắn liền với ý muốn hoặc ý định báo thù. Vì sự nặc danh gắn liền với ý muốn hoặc ý định "lêu lêu bêu xấu". Vì sự nặc danh gắn liền với ý muốn hoặc ý định không chỉ trừng phạt kẻ có lỗi hoặc có tội, mà còn muốn "thằng ấy, con ấy" với cái mặt đáng ghét ấy, từ nay hết đường lừa đảo.
Một việc làm chống tham nhũng chẳng hạn, mà dựa trên những thư nặc danh của người viết thư mang động cơ như thế, thì dù có đưa được một vài ba phần trăm kẻ có tội ra vành móng ngựa thì cũng chẳng ích gì. Vì xã hội khi đó nếu có "thắng lợi" thì cũng thắng nhờ vào giải pháp bẩn thỉu, chứ không nhờ giải pháp của một xã hội dân sự có thể chế luật pháp và hành xử dân chủ và văn minh. Một "bước tiến" khi đó lại hàm chứa một vài bước lùi tâm lý xã hội.
Chưa kể là, chắc gì người viết thư nặc danh đã hoàn toàn vô tội hoặc vô can trong cùng một vụ việc với kẻ bị tố cáo, hoặc trong một và những vụ việc rất có thể cũng tày trời khác.
Một việc làm chống tham nhũng chẳng hạn, mà dựa trên những thư nặc danh của người viết thư mang động cơ như thế, thì dù có đưa được một vài ba phần trăm kẻ có tội ra vành móng ngựa thì cũng chẳng ích gì. Vì xã hội khi đó nếu có "thắng lợi" thì cũng thắng nhờ vào giải pháp bẩn thỉu, chứ không nhờ giải pháp của một xã hội dân sự có thể chế luật pháp và hành xử dân chủ và văn minh. Một "bước tiến" khi đó lại hàm chứa một vài bước lùi tâm lý xã hội.
Chưa kể là, chắc gì người viết thư nặc danh đã hoàn toàn vô tội hoặc vô can trong cùng một vụ việc với kẻ bị tố cáo, hoặc trong một và những vụ việc rất có thể cũng tày trời khác.
Kết quả của việc dựa vào những thư tố cáo nặc danh này nếu có được đánh giá "tốt, tốt lắm các đồng chí ạ", thì xã hội cũng cứ nên hồ nghi những "kết quả tốt" do thư tố cáo nặc danh mang lại.
Một đội bóng thắng xứng đáng một đội bóng khác phải thể hiện ở sự hơn hẳn của những tiêu chí minh bạch, không thể dựa trên những vũ khí tù mù như sự dàn xếp tỉ số chẳng hạn!
Đạo đức không thể bị ngờ vực!
Ta đã nói đến góc độ tâm lý của thư nặc danh, nhưng thực ra cũng đã xét rồi tới phương diện đạo đức của câu chuyện.
Phương diện đạo đức của người viết thư nặc danh, ngay cả trong trường hợp quẫn bách không thể không dùng tới biện pháp đó, để tránh bị trả thù chẳng hạn, thì cũng là trường hợp đạo đức đáng ngờ, hoặc là trường hợp cần phải bị ngờ vực về mặt đạo đức. Làm sao xã hội chúng ta lại có thể đặt niềm tin vào những kẻ giấu mặt? Đã giấu mặt thì lấy đâu ra địa chỉ cho trách nhiệm?
Xã hội làm sao có thể đủ lòng cả tin để chấp nhận người vô trách nhiệm đó như là một người không tì vết - nguyên việc người đó viết thư nặc danh, nguyên việc làm đó đã là một việc làm có tì vết rồi!
Kỹ thuật của một trình độ phát triển
Bây giờ, còn lại phương diện thứ ba của chuyện thư nặc danh: Kỹ thuật xử lý thư nặc danh.
Kỹ thuật xử lý này liên quan chặt chẽ tới trình độ của xã hội. Xử lý đúng thì về lâu về dài xã hội sẽ tốt đẹp lên. Xử lý tồi thì có được vài ba "thành công" song xã hội vẫn tụt dốc về sự phạm tội, về tâm lý tội phạm.
Sự tụt dốc đó về tâm lý và đạo đức diễn ra trước hết ở những ai hưởng lợi cả từ việc công nhận hoặc gạt thư nặc danh ra khỏi mọi quy trình xử lý tội hoặc lỗi (tội, thuộc hình sự, lỗi, thuộc dân sự).
Điều nguy hiểm nhất của việc tin vào thư nặc danh là ở chỗ, nó hạn chế mặt kỹ thuật căn bản xử lý tội phạm - mà kỹ thuật trung tâm chẳng mấy khó hiểu. Đó chỉ nằm quanh quanh mấy chỉ tiêu mắt thường nếu không hoa mắt do bị tay nhúng chàm che bịt, thì thảy đều nhìn thấy hết sức tinh tường: Pháp luật ngày càng hoàn thiện, pháp chế ngày càng nghiêm minh, dư luận xã hội ngày càng cới mở và được huy động công khai, mạnh mẽ để theo dõi, giám sát việc làm ra pháp luật và việc thực thi pháp chế.
Giáo dục
Nhà trường, sự nghiệp giáo dục phổ thông, không thể đứng ngoài công cuộc xây dựng một xã hội minh bạch. Ở đó không tồn tại việc "phát huy ưu điểm" và "sửa chữa khuyết điểm" dựa trên các thư nặc danh.
Môn học Lối sống sẽ phải thay thế môn "Đạo đức" áp đặt, giúp trẻ em ngay từ lớp 1 đã phải được rèn luyện cách sống an nhiên với bản thân và cách sống đồng thuận với cộng đồng.
Trong cách sống với bản thân mình, cần phục hồi hình thức phê bình và tự phê bình - trước hết là hình thức tự nhận xét việc học của bản thân - một nền nếp đã có trong nền giáo dục Việt Nam độc lập từ những năm 1950 thế kỷ trước. Thật xấu hổ khi thấy trẻ em các trường quốc tế chân chính ở Việt Nam lại đang thực hành tự phê bình, trong khi "quy luật phát triển" ấy lại bị những tác giả của nó né tránh hoặc bị đem dùng vào việc đấu đá.
Xây dựng nền tảng cho một xã hội đẹp tươi muôn đời bền vững phải dựa trên những việc làm tốt, không thể dựa trên những việc làm xấu - trong đó có thư tố cáo nặc danh - cho dù chúng được những ai đó coi là "biện pháp tình thế".

-Tướng Đồng Sỹ Nguyên lên tiếng về lá thư mạo danh
“Có một số lực lượng cố tình gửi đơn thư với các ý đồ xấu, bức thư mạo danh này rất thâm hiểm. Tôi có nhiều cơ hội tham gia ý kiến trực tiếp với các đồng chí nguyên thủ. Khi viết thư hay gửi văn bản, bao giờ cũng ký tên đàng hoàng”- Tướng Đồng Sỹ Nguyên chính thức lên tiếng phản đối lá thư mạo danh ông vừa được một số trang mạng đăng tải.
LTS: Ngày 10/12, trên mạng lan truyền một lá thư được cho là do Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn viết, gửi tới các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, có nội dung quy chụp, bôi nhọ một số tổ chức và lãnh đạo. Ngày 13/12, tướng Đồng Sỹ Nguyên đã có thư chính thức gửi lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội bác bỏ lá thư này và đề nghị làm rõ vụ việc. Thông qua VietNamNet, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo về hiện tượng mạo danh trên Internet với những dụng ý xấu.
Thưa ông, vừa rồi trên một số trang mạng có đăng tải một bức tâm thư gửi các nguyên thủ Quốc gia, họ nói đó là thư của ông có phải không ạ?
Tướng Đồng Sỹ Nguyên: Hôm 10/12/2010, chị Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - PV)  gọi điện cho tôi thông báo có một bức thư trên mạng liên quan tới tôi. Chị Bình nói thấy hơi lạ nên phải gọi thẳng cho tôi thông báo có một bức thư với nội dung như vậy.
Cũng ngày hôm đó, chính xác lúc 15 giờ, tôi cũng nhận được một bì thư, trong đó có bức thư nặc danh tôi. Họ lấy danh nghĩa Hội Cựu chiến binh để gửi tới các đồng chí nguyên thủ Quốc gia.
Tôi làm việc có nguyên tắc. Tôi không thiếu cơ hội để góp ý kiến với các anh ấy. Nếu cần tôi góp ý trực tiếp trong các cuộc họp. Còn khi làm công văn, viết thư bao giờ tôi cũng có chữ ký đàng hoàng. Trong bức thư được đăng trên mạng, không có chữ ký của tôi.
Theo nhãn quan của ông, họ mạo danh ông nhằm dụng ý gì?
Đây là một bức thư có dụng ý xấu, có nhiều nội dung bịa đặt, không đúng sự thật. Họ mạo danh tôi viết cái thư này là muốn dùng uy tín của tôi có dụng ý, có nội dung và ý đồ xấu, do một tổ chức hoặc cá nhân có tay nghề viết ra với dụng ý phục vụ cho một mục đích nào đó.
Tướng Đồng Sỹ Nguyên. Ảnh VietNamNet
Có lẽ họ cố ý mạo danh để dư luận lầm tưởng là do tôi viết bức thư này nhằm "một mũi tên trúng nhiều đích", vừa nhằm hạ uy tín các tổ chức của Đảng, Quốc hội, Hội Cựu chiến binh, đồng thời nhằm vào uy tín một số đồng chí lãnh đạo.
Họ đã bịa những gì?
Họ đã bịa đặt những nội dung xúc phạm đến lãnh đạo Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội. Trong khi kỳ họp Quốc hội vừa qua có chất lượng  tốt có một số đại biểu có bản lĩnh, phát biểu thẳng thắn trên tinh thần xây dựng.
Nhưng thưa ông, kỳ họp Quốc hội đã qua từ lâu, vì sao đến bây giờ họ mới làm như vậy?
Họ đã cố tình chọn thời điểm này để tung ra vì sắp tới là Đại hội Đảng toàn quốc. Có thể trước Đại hội, sẽ có một số lực lượng cố tình gửi đơn thư với các ý đồ xấu. Bức thư mạo danh này rất thâm hiểm, nếu kẻ xấu tung lên mạng, phát tán rộng ra sẽ rất bất lợi.
Ông đã báo lên các cơ quan chức năng về việc mạo danh này chưa?
Tôi đã báo lên anh Tô Huy Rứa (Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương  - pv). Anh Rứa hứa sẽ xử lý vấn đề. Tôi cũng đã làm công văn gửi các đồng chí Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ; Bộ Chính trị - Ban bí thư Trung ương, các đồng chí nguyên nguyên thủ quốc gia, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị.
Cụ thể ông đã đề nghị các cơ quan chức năng xử lý chuyện này như thế nào?
Tôi đã đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an cho gỡ bức thư mạo danh này xuống và xem xét việc đăng bức thư này của tôi để làm rõ cho công luận.
Tôi cũng đã đề nghị Bộ Chính trị giao cho Bộ Công an làm rõ việc này để ngăn chặn tác hại của bức thư mạo danh, đồng thời ngăn chặn những hành vi tương tự, gây phức tạp tình hình, phân tâm nội bộ đảng và dư luận nhân dân trước thềm Đại hội.
Cám ơn ông đã chia sẻ với Tuần Việt Nam
Tuần Việt Nam xin đăng tải toàn văn bức thư Tướng Đồng Sỹ Nguyên vừa gửi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị - Ban Bí Thư Trung ương, Các đồng chí nguyên Thủ, Nguyên UV bộ chính trị
Kính thưa tất cả các đồng chí
15giờ ngày 10-12-2010, tôi nhận được bức thư mạo danh tôi để tố cáo những việc bậy bạ kèm theo đây do một người bạn gửi tới. Đây là một bức thư xấu, do một cá nhân hoặc một tổ chức có tay nghề, viết ra có ý đồ phục vụ cho một mục đích nào đó gửi đến các đồng chí.
Bức thư có nhiều chỗ bịa đặt. Đặc biệt là đoạn xúc phạm đến lãnh đạo Quốc hội, và các đại biểu Quốc hội kỳ họp vừa rồi, có chất lượng, được cử tri cả nước hoan nghênh. Đặc biệt có một số đại biểu có bản lĩnh đã nói thật, nói thẳng, xây dựng. Tại sao lại lên án.
Đoạn nói về mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc là bịa đặt, xúc phạm đến các văn kiện đã ký giữa 2 nước. Tôi đề nghị Bộ Chính trị giao cho Bộ Công an làm rõ việc này. Nếu không sẽ bất lực trước mọi bịa đặt. Bản bịa đặt kèm theo nếu đã đưa lên mạng thì lá thư của tôi đề nghị cũng đưa lên mạng.
Xin trả lời cho tôi bức thư mạo danh gửi đến tôi từ hội cựu chiến binh.
Trân trọng cảm ơn.
Kính,
(Đã ký)
Đồng Sỹ Nguyên

(thư mạo danhTâm thư cảnh báo của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên gửi BCH TW Đảng CSVN)
-Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên về một bức thư mạo danh
clip_image002



clip_image004
Thư do Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên trực tiếp gửi cho BVN

Tổng số lượt xem trang