Công nhân Peru phản đối Công ty Thủ Cương tại mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona - Ảnh: AFP
|
Việc Trung Quốc tạo ra không ít vấn đề ở những nơi họ tìm đến để khai thác tài nguyên khiến Ngân hàng Thế giới phải lên tiếng.
Trong chiến dịch thu gom tài nguyên, người Trung Quốc không chỉ đến những nước châu Phi như Madagascar, Zambia, Namibia... mà họ còn sang cả châu Mỹ La-tinh. Trung Quốc đã lùng khắp châu lục này để tìm mọi thứ từ đậu nành Brazil, gỗ Guyana đến dầu mỏ Venezuela. Thị trấn khai khoáng San Juan de Marcona của Peru là một trong những nơi đầu tiên tại Nam Mỹ trải nghiệm cái gọi là “hợp tác khai thác” với Trung Quốc.
Sự hối tiếc của Peru
Năm 1992, Công ty Thủ Cương (Shougang), có trụ sở tại Bắc Kinh và là một trong những công ty thép lớn nhất Trung Quốc, mua một mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona. Thời điểm đó, Peru đang chìm trong bạo lực do cuộc chiến với lực lượng ly khai Con đường sáng và sự có mặt của Thủ Cương tạo ra niềm hy vọng mới cho người dân địa phương về công ăn việc làm và một cuộc sống đầy đủ hơn. Tuy nhiên, màu xám nhanh chóng thay thế màu hồng. Theo báo The New York Times, các vụ đình công, xô xát và những vụ tấn công chống giới chủ Trung Quốc xảy ra liên miên. Có lẽ không nơi nào ở Mỹ La-tinh mà sự đề phòng cũng như hối tiếc về đầu tư của Trung Quốc lại đậm đặc như ở San Juan de Marcona.
Các công nhân địa phương cho biết vấn đề nảy sinh khi Thủ Cương cắt giảm phân nửa nhân công bản địa và đưa vào một số lao động Trung Quốc. Công ty Trung Quốc còn bị buộc tội gây ô nhiễm, coi thường các tiêu chuẩn y tế và luật lao động cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của công nhân, theo hãng tin IPS. Các vụ xô xát với các vệ sĩ riêng và cảnh sát được Thủ Cương trả lương xảy ra thường xuyên tại khu ổ chuột Ruta del Sol, nơi công ty tuyên bố họ có đặc quyền khai khoáng. Hồi năm ngoái, một công nhân Peru bị bắn chết ở đây nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được làm rõ.
Các dự án khai khoáng khác do Trung Quốc điều hành ở Peru cũng gặp không ít rắc rối. Theo Bloomberg, Công ty Chinalco hồi năm 2007 đã mua quyền khai thác đồng tại núi Toromocho và dự định bắt đầu vào năm 2013. Tháng 1 năm nay, tại thị trấn Morococha trên núi Toromocho, cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay để giải tán một đám đông phản đối dự án. Những người biểu tình nói Chinalco “dùng quyền lực” để được cấp phép. Trước đó, vào tháng 11.2009, báo địa phương La República đưa tin 2 nông dân ở tỉnh Huancabamba bị bắn chết liên quan đến một vụ đụng độ tại mỏ đồng Rio Blanco do tập đoàn khai khoáng hàng đầu Trung Quốc là Tử Kim (Jijin) điều hành. Yêu cầu minh bạch
Theo Bloomberg, chỉ trong năm 2009, các công ty Trung Quốc đã chi đến 32 tỉ USD mua lại các tài sản năng lượng và tài nguyên khắp thế giới và cuộc “viễn chinh” vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hồi tháng 5.2010, Tập đoàn dầu khí Statoil bán 40% cổ phần mỏ dầu Prenego ở Brazil cho hãng Sinochem. Đến tháng 10, Tập đoàn Sinopec tuyên bố sẽ đầu tư 7,1 tỉ USD để mua lại 40% cổ phần của chi nhánh hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol ở Brazil, theo Tân Hoa xã. Theo hãng tin UPI, các công ty Trung Quốc cũng mua các dự án khai thác cát dầu ở Canada, mỏ dầu ở Angola, Uganda và Sudan. Báo Telegraph cho biết nhiều công ty khác cũng nhảy vào Mông Cổ để khai thác than, đồng, vàng, uranium. Bắc Kinh cũng đang nắm giữ cổ phần kiểm soát tại các mỏ dầu ở các nước Trung Á như Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan.
Không phải ở tất cả những nơi người Trung Quốc đến để tìm tài nguyên đều “có chuyện”, nhưng những vấn đề đã và đang phát sinh rất đáng quan ngại. Từ chuyện người Trung Quốc biết gỗ lậu mà vẫn mua ở Madagascar, đến chuyện trả lương thấp và phớt lờ cải thiện điều kiện làm việc dẫn đến xung đột ở Zambia, từ chuyện đổi “học bổng” lấy tài nguyên ở Madagascar đến âm mưu thay công nhân địa phương bằng lao động Trung Quốc ở Peru... tất cả đều tập trung ở sự thiếu minh bạch.
Phát biểu với Reuters tại một hội nghị về khai khoáng diễn ra tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, hồi giữa tháng 11, Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh các công ty Trung Quốc phải minh bạch trong các hoạt động đầu tư tại châu Phi nếu không muốn gánh chịu phản ứng dữ dội. Bà nói các nhà đầu tư ở Lục địa đen cần làm việc đàng hoàng với các cộng đồng địa phương để tránh xung đột.
Tuy chỉ nói về châu Phi, nhưng lời cảnh báo của lãnh đạo WB cũng không thừa đối với tất cả những nơi khác trên thế giới. Nhập nhèm cũng là tình trạng đang diễn ra tại Afghanistan, một điểm đến khác của các nhà đầu tư Trung Quốc. Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Mỏ Mohammad Ibrahim Adel bị cách chức vì nhận hối lộ của một công ty Trung Quốc để trao cho họ quyền khai thác mỏ đồng Mes Aynak lớn thứ hai thế giới ở tỉnh Logar, theo Politics Daily. Việc triển khai dự án này cũng đang đe dọa phá hủy di tích tu viện Phật giáo có lịch sử 2.600 năm trước khu vực mỏ.
- ‘Made in India,’ Faked in China x-cafevn.org -
- Trung Cộng Đầu Độc Thế Giới Qua Cuộc Chiến Hoá Học – Mưòng Giang tvvn.org
Ngày thứ sáu (22-9-2007) nôi trẻ con do Trung Cộng chế tạo, mang nhãn hiệu “ Simplicity và Gracoda “ bị thu hồi khoảng 1 triệu chiếc trả về Tàu, vì đã gây ra cái chết cho hai trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Ðây không phải là lần đầu tiên người Mỹ cảm thấy lo ngại về các loại hàng hóa gia dụng và thực phẩm được sản xuất từ Trung Cộng. Trước đây khi sự giao hảo giữa Mỹ-Hoa chưa bị sứt mẻ, chính phủ Mỹ đã dễ dàng cho phép nhập khẩu gần như tất cả hàng hóa ‘ Made In China ‘ vào nước mình . Do đó sự kiểm soát không được chặt chẽ nên mới có nhiều bê bối làm chết người mà hiện nay ai cũng biết.
Sự hối tiếc của Peru
Năm 1992, Công ty Thủ Cương (Shougang), có trụ sở tại Bắc Kinh và là một trong những công ty thép lớn nhất Trung Quốc, mua một mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona. Thời điểm đó, Peru đang chìm trong bạo lực do cuộc chiến với lực lượng ly khai Con đường sáng và sự có mặt của Thủ Cương tạo ra niềm hy vọng mới cho người dân địa phương về công ăn việc làm và một cuộc sống đầy đủ hơn. Tuy nhiên, màu xám nhanh chóng thay thế màu hồng. Theo báo The New York Times, các vụ đình công, xô xát và những vụ tấn công chống giới chủ Trung Quốc xảy ra liên miên. Có lẽ không nơi nào ở Mỹ La-tinh mà sự đề phòng cũng như hối tiếc về đầu tư của Trung Quốc lại đậm đặc như ở San Juan de Marcona.
Các công nhân địa phương cho biết vấn đề nảy sinh khi Thủ Cương cắt giảm phân nửa nhân công bản địa và đưa vào một số lao động Trung Quốc. Công ty Trung Quốc còn bị buộc tội gây ô nhiễm, coi thường các tiêu chuẩn y tế và luật lao động cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của công nhân, theo hãng tin IPS. Các vụ xô xát với các vệ sĩ riêng và cảnh sát được Thủ Cương trả lương xảy ra thường xuyên tại khu ổ chuột Ruta del Sol, nơi công ty tuyên bố họ có đặc quyền khai khoáng. Hồi năm ngoái, một công nhân Peru bị bắn chết ở đây nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được làm rõ.
Các nhà đầu tư ở Lục địa đen cần làm việc đàng hoàng với các cộng đồng địa phương để tránh xung đột
Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới Ngozi Okonjo-Iweala
|
Theo Bloomberg, chỉ trong năm 2009, các công ty Trung Quốc đã chi đến 32 tỉ USD mua lại các tài sản năng lượng và tài nguyên khắp thế giới và cuộc “viễn chinh” vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hồi tháng 5.2010, Tập đoàn dầu khí Statoil bán 40% cổ phần mỏ dầu Prenego ở Brazil cho hãng Sinochem. Đến tháng 10, Tập đoàn Sinopec tuyên bố sẽ đầu tư 7,1 tỉ USD để mua lại 40% cổ phần của chi nhánh hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol ở Brazil, theo Tân Hoa xã. Theo hãng tin UPI, các công ty Trung Quốc cũng mua các dự án khai thác cát dầu ở Canada, mỏ dầu ở Angola, Uganda và Sudan. Báo Telegraph cho biết nhiều công ty khác cũng nhảy vào Mông Cổ để khai thác than, đồng, vàng, uranium. Bắc Kinh cũng đang nắm giữ cổ phần kiểm soát tại các mỏ dầu ở các nước Trung Á như Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan.
Không phải ở tất cả những nơi người Trung Quốc đến để tìm tài nguyên đều “có chuyện”, nhưng những vấn đề đã và đang phát sinh rất đáng quan ngại. Từ chuyện người Trung Quốc biết gỗ lậu mà vẫn mua ở Madagascar, đến chuyện trả lương thấp và phớt lờ cải thiện điều kiện làm việc dẫn đến xung đột ở Zambia, từ chuyện đổi “học bổng” lấy tài nguyên ở Madagascar đến âm mưu thay công nhân địa phương bằng lao động Trung Quốc ở Peru... tất cả đều tập trung ở sự thiếu minh bạch.
Phát biểu với Reuters tại một hội nghị về khai khoáng diễn ra tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, hồi giữa tháng 11, Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh các công ty Trung Quốc phải minh bạch trong các hoạt động đầu tư tại châu Phi nếu không muốn gánh chịu phản ứng dữ dội. Bà nói các nhà đầu tư ở Lục địa đen cần làm việc đàng hoàng với các cộng đồng địa phương để tránh xung đột.
Tuy chỉ nói về châu Phi, nhưng lời cảnh báo của lãnh đạo WB cũng không thừa đối với tất cả những nơi khác trên thế giới. Nhập nhèm cũng là tình trạng đang diễn ra tại Afghanistan, một điểm đến khác của các nhà đầu tư Trung Quốc. Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Mỏ Mohammad Ibrahim Adel bị cách chức vì nhận hối lộ của một công ty Trung Quốc để trao cho họ quyền khai thác mỏ đồng Mes Aynak lớn thứ hai thế giới ở tỉnh Logar, theo Politics Daily. Việc triển khai dự án này cũng đang đe dọa phá hủy di tích tu viện Phật giáo có lịch sử 2.600 năm trước khu vực mỏ.
Trùng Quang
Băng đảng Trung Quốc không phân biệt một ai - bất cứ công ty dược phẩm lớn nào và bất cứ quốc gia nào cũng có thể có thuốc giả sản xuất từ Trung Quốc. Trung Quốc đã dính líu vào những dây chuyền thuốc giả vừa bị khám phá trên khắp khu vực Trung Đông và Mỹ Latin. Trên thực tế, những kẻ tội phạm Trung Quốc sẵn sàng làm hàng giả tại bất cứ nơi nào với bất kỳ mặt hàng nào đang được ưa chuộng. Ví dụ như Artesunat, một dược phẩm chống sốt rét của Việt Nam được sản xuất bởi Mekophar Chemical Pharmaceutical tại Tp Hồ Chí Minh, cũng bị làm giả tràn lan.
- Trung Cộng Đầu Độc Thế Giới Qua Cuộc Chiến Hoá Học – Mưòng Giang tvvn.org
Ngày thứ sáu (22-9-2007) nôi trẻ con do Trung Cộng chế tạo, mang nhãn hiệu “ Simplicity và Gracoda “ bị thu hồi khoảng 1 triệu chiếc trả về Tàu, vì đã gây ra cái chết cho hai trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Ðây không phải là lần đầu tiên người Mỹ cảm thấy lo ngại về các loại hàng hóa gia dụng và thực phẩm được sản xuất từ Trung Cộng. Trước đây khi sự giao hảo giữa Mỹ-Hoa chưa bị sứt mẻ, chính phủ Mỹ đã dễ dàng cho phép nhập khẩu gần như tất cả hàng hóa ‘ Made In China ‘ vào nước mình . Do đó sự kiểm soát không được chặt chẽ nên mới có nhiều bê bối làm chết người mà hiện nay ai cũng biết.