Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Khi các tỉnh thành không chịu... nộp báo cáo

8/12:- Bộ Kế hoạch và Đầu tư “trần tình” về thực trạng kinh tế VnEconomy -
Những điểm đáng chú ý tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam. Tăng trưởng chưa bền vững, ngày càng phụ thuộc tăng vốn đầu tư; xuất khẩu chủ yếu là gia công, lắp ráp; trình độ công nghệ thấp; chênh lệch về trình độ phát triển với các nước trong khu vực cùng độ mở lớn khiến nền kinh tế dễ tổn thương…

Đây là những nhận xét tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được công bố tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) tổ chức sáng 7/12. Theo ghi nhận, đây là một báo cáo nhìn nhận thẳng thắn, đầy đủ về những tồn tại của nền kinh tế Việt Nam.

Bốn lưu ý từ chất lượng tăng trưởng

Thứ nhất, tăng trưởng GDP của Việt Nam kéo dài liên tục trong 19 năm qua nhưng tính ổn định còn chưa cao, thể hiện rõ nhất qua các năm 1991-1992, 1997-1998, và 2007-2008.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở hai trường hợp sau, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với năm trước và đều rơi vào những năm khủng hoảng tài chính châu Á và thế giới, kết hợp với bất ổn kinh tế vĩ mô, cho thấy nền kinh tế dễ bị tổn thương từ các cú sốc bên ngoài.

Thứ hai, từ năm 1991 trở đi, tăng trưởng ngày càng dựa nhiều vào vốn, ít tạo việc làm và hiệu quả chưa cao, hiện đầu tư đang đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng GDP hàng năm.

Trong khi đó, dù Việt Nam dồi dào về lao động, đóng góp của nhân tố này lên tăng trưởng GDP còn thấp do chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, đặc biệt là khu vực nhà nước. Ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp nhất nhưng chiếm gần 52% tổng lao động có việc làm.

Ngược lại, chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả, chất lượng tăng trưởng là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) có xu hướng giảm nhanh từ 1991 đến nay. Điều này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là đáng xem xét.

Thứ ba, tăng trưởng nhanh đi liền với xóa đói giảm nghèo nhưng tốc độ giảm nghèo chậm lại và gia tăng bất bình đẳng về phân phối thu nhập. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng giảm nghèo chậm lại với hệ số co giãn tỷ lệ nghèo chỉ bằng một nửa so với thời kỳ 2000-2004.

“Điều này cảnh báo giảm nghèo sẽ khó khăn hơn, chủ yếu do bản chất nghèo đói đã thay đổi so với trước. Trong khi đó, mức độ bình đẳng về thu nhập tăng dần cùng quá trình tăng trưởng, mặc dù tốc độ chậm lại”, báo cáo lưu ý.

Thứ tư, mức độ ô nhiễm môi trường cũng tăng lên cùng quá trình tăng trưởng. So với mức trung bình của các nước thu nhập thấp, khối lượng khí thải CO2 của Việt Nam tăng nhanh hơn, từ 1996 đến 2004 tăng trung bình 15%/năm.

Nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tại những trung tâm công nghiệp lớn, khu công nghiệp tại lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ mà tác nhân chính là sản xuất công nghiệp và tốc độ đô thị hóa nhanh với mật độ xây dựng cao.

6 điểm yếu của năng lực cạnh tranh

Tại báo cáo nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra 6 điểm yếu của năng lực cạnh tranh.

Điểm yếu thứ nhất, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người còn thấp và có xu hướng chững lại từ năm 2005. Đây là một hệ quả của tăng trưởng dưới mức tiềm năng. “Điều này làm cho mục tiêu đuổi kịp về thu nhập bình quân đầu người của nước ta với các nước khác trong khu vực và Trung Quốc trở nên khó khăn hơn”, báo cáo nhìn nhận.

Điểm yếu thứ hai, tốc độ tăng năng suất lao động còn chậm và chủ yếu nhờ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn.

Báo cáo cho biết, từ 1991-2005, đóng góp của tăng trưởng năng suất lao động bản thân các ngành giảm dần, trong khi đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành tăng dần. Điều này cho thấy hiệu quả và chất lượng tăng trưởng ngành còn thấp.

Trong khi đó, các ngành có giá trị gia tăng cao, cần thiết để tăng chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh không những đóng góp vào GDP thấp mà tỷ trọng này không tăng như khoa học công nghệ và giáo dục.

Điểm yếu tiếp theo được chỉ rõ là một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng được thị phần trên thị trường thế giới nhưng chủ yếu vẫn là hàng thô và sơ chế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều này cho thấy chúng ta đang dựa vào tài nguyên (khoáng sản, đất đai, rừng) để có tăng trưởng.

Năm 2008, tỷ lệ hàng chế biến hoặc đã tinh chế chỉ chiếm trên 55% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (65% trong số này là da giày, dệt may, đồ nội thất có hàm lượng công nghệ thấp), kém xa các nước trong khu vực.

Năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp còn thấp, thiếu những doanh nghiệp trong nước có thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới được coi là điểm yếu thứ tư.

Xét về tổng tài sản, có 92,5% trên tổng số khoảng 350 nghìn doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ đạt dưới 20 tỷ đồng. Trong khi đó, những doanh nghiệp được gọi là lớn của Việt Nam mới chỉ ngang với doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và vừa ở các nước khác.

“Điều đó cũng giải thích cho thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đa phần chỉ thực hiện các công đoạn sơ chế, gia công thuộc vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu của các hãng lớn, chứ rất khó có thể cạnh tranh bằng thương hiệu trên thị trường nước ngoài”, bộ này nhìn nhận.

Cũng theo đánh giá của Bộ, điểm yếu thứ năm là nền kinh tế Việt Nam luôn phải đối mặt với những mất cân đối vĩ mô lớn như thâm hụt thương mại, chênh lệch tiết kiệm - đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái.

Mặc dù được coi là nền kinh tế hướng đến xuất khẩu, Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất. Nếu nhập khẩu hàng hóa vốn để tạo cơ hội cho gia tăng xuất khẩu thì khi đó thâm hụt thương mại chỉ là tạm thời có thể chấp nhận trong một giai đoạn nhất định, nhưng phần nhập khẩu phục vụ tiêu dùng cũng đang tăng lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý.

Trong khi đó, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư vốn là tồn tại của các nền kinh tế tích lũy vốn thấp và đang phát triển nhanh, với Việt Nam hiệu quả đầu tư thấp lại là vấn đề lo ngại. Được tài trợ bằng các khoản vốn bên ngoài, quan ngại về khả năng trang trải thâm hụt đối ngoại của Việt Nam ngày càng tăng với nợ công tăng và dự trữ ngoại hối giảm đáng kể.

Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam dao động mạnh với xu hướng tăng lên đáng kể. Những dòng vốn ngoại lớn đổ vào, cùng với tăng trưởng tín dụng trong nước, đã gây ra áp lực đáng kể đối với lạm phát. Khi Việt Nam duy trì tỷ giá danh nghĩa ở mức ổn định, lạm phát dẫn tới tỷ giá thực có hiệu lực tăng lên, buộc Việt Nam phải liên tiếp phá giá nội tệ. Tình trạng đô la hóa cũng góp thêm khó khăn cho kiểm soát lạm phát và tỷ giá, báo cáo phân tích.

Điểm yếu cuối cùng, có những dấu hiệu cho thấy mô hình tăng trưởng vi mô hiện nay (dựa vào tăng vốn đầu tư và lao động giá rẻ) đang vấp phải một số điểm nút thắt về lao động, hạ tầng và hiệu quả đầu tư...

Các doanh nghiệp ngày càng phàn nàn nhiều hơn về tình trạng không tìm được lao động có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu. Quan ngại cũng gia tăng về sự thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật, vận tải và năng lượng.

Trong khi đó, tỷ lệ giải ngân và tác động lan tỏa tích cực của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp, FDI ngày càng tập trung vào lĩnh vực bất động sản và các ngành sử dụng nhiều lao động. Vốn thực hiện và vốn đăng ký ngày càng dãn ra, một phần do “chạy đua” thu hút của địa phương, một phần có thể do khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai dự án, hoặc có thể do đăng ký để giữ chỗ, bán lại dự án… báo cáo thẳng thắn nhìn nhận.

Với hệ số ICOR đo lường mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu nhìn tổng thể có thể thấy với mức độ đầu tư tương đương, Việt nam đạt tăng trưởng GDP thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ.

Vẫn chạy theo tốc độ tăng trưởng

Cũng tại báo cáo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu mười nguyên nhân cơ bản cả khách quan và chủ quan, đến từ bên trong nền kinh tế. Đáng chú ý, báo cáo đề cập nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ nhận thức về chiến lược tổng thể.

Bộ cho rằng: “Xu hướng chung vẫn chạy theo tốc độ tăng trưởng, ưu tiên tăng trưởng trước mà ít chú ý đến chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Một nguyên nhân cơ bản khác đến từ bất cập về mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác và sử dụng tài nguyên. Theo Bộ này, nguồn tài nguyên chưa được sử dụng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, thể hiện qua tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến sử dụng tài nguyên chiếm tỷ trọng thấp, hàng hóa xuất khẩu dựa vào tài nguyên (chưa qua chế biến và sơ chế) còn cao.

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ rõ các khiếm khuyết như tăng trưởng lấy khu vực doanh nghiệp làm điểm tựa ngày càng bộc lộ những bất cập trong sử dụng, phân bổ nguồn lực hiệu quả; cơ cấu đầu tư mất cân đối, đầu tư hình thành tài sản vốn con người và khoa học công nghệ còn thấp; đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng hiệu quả, chất lượng còn thấp…


- Vinashin default

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú vừa viết một bài về vấn đề Vinashin default, tôi ủng hộ hoàn toàn những lập luận trong bài viết đó: chính phủ nhất quyết không nhượng bộ trước sức ép của các chủ nợ nước ngoài.

Không rõ mức độ cam kết/bảo lãnh của chính phủ cho khoản vay này thế nào. Theo nguồn tin này (link từ Viet-studies) có vẻ như chính phủ không bảo lãnh khi Vinashin đi vay năm 2007 mà nhóm chủ nợ chỉ vin vào một tuyên bố nào đó của chính phủ trong năm nay khi Vinashin bắt đầu gặp khó khăn. Nếu vậy về mặt pháp lý họ không thể kiện được chính phủ VN mà chỉ có thể kiện Vinashin theo hợp đồng vay. Vì khoản vay này được thu xếp ở Singapore, nhiều khả năng hợp đồng vay qui định luật chi phối là luật của Singapore. Trong trường hợp đó tòa án Singapore có thể ra lệnh phong tỏa các tài khoản của Vinashin ở Singapore như trường hợp vụ kiện Vietnam Airlines trước đây ở Ý. Tuy nhiên tôi không nghĩ Vinashin còn tiền ở Singapore để có thể bị phong tỏa.

Hơn nữa nếu tòa Singapore cho phép phong tỏa tài khoản của Vinashin, Vinashin có thể đệ trình đơn xin phá sản ở VN và vì khoản vay này không có thế chấp, sau khi Vinashin phá sản nó sẽ phải xếp sau các khoản vay có thế chấp khác. Quan trọng hơn việc xếp hàng chủ nợ của Vinashin sẽ do tòa VN quyết định, bởi vậy các chủ nợ nước ngoài sẽ mất nhiều leverage trong vụ kiện tụng này. Chưa kể khá nhiều assets của Vinashin đã được chuyển sang PVN và Vinalines, cho nên sau khi thanh lý phần tài sản còn lại của Vinashin với giá rất rẻ cho một buyer chắc chắn là một công ty trong nước (Vinashin 2) nhiều khả năng các chủ nợ sẽ không còn gì. Tôi nghĩ KPMG, công ty vừa được Vinashin thuê để dàn xếp vụ này, chắc chắn sẽ đủ sức giải thích thiệt hơn cho các chủ nợ. Với họ, chấp nhận dãn nợ để giữ được face value sẽ hơn là phải chấp nhận lỗ, mà nhiều khả năng sẽ mất sạch. Có điều chính phủ phải phát đi tín hiệu rõ ràng là sẽ để Vinashin phá sản nếu cần.

Về ảnh hưởng của credit rating cho VN và các doanh nghiệp VN, ngay cả nếu chính phủ bailout Vinashin lần này các foreign commercial creditors đằng nào cũng sẽ ngừng cho VN/doanh nghiệp VN vay trong thời gian tới. Họ thừa hiểu năng lực tài chính của chính phủ có hạn, tình hình macro của VN lại đang rối ren, tăng trưởng kinh tế bấp bênh, nên có muốn chính phủ cũng không thể tiếp tục bailout nữa. Nói cách khác "damage has been done", chính phủ và doanh nghiệp VN phải chấp nhận sắp tới sẽ rất khó đi vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế. Như nhà báo Nguyễn Vạn Phú viết VN sẽ phải "thắt lưng buộc bụng để vượt qua các thử thách", đó sẽ là một liều thuốc đắng nhưng cần thiết.

Rất nhiều nước đang phát triển đã default nợ và bị downgrade, nhưng nếu sau đó họ ổn định được macro và có tăng trưởng tốt các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại, vd Argentina, Mexico, Nga. Nếu sắp tới VN bị downgrade, tôi nghĩ phần nhiều sẽ là lý do macro không ổn định chứ không phải vì Vinashin default hay phá sản. Cứng rắn trong vụ này thậm chí sẽ có lợi trong dài hạn vì các tập đoàn/tổng công ty sẽ không trông chờ vào bảo lãnh của chính phủ nữa, các chủ nợ nước ngoài cũng vậy. Đồng vốn đi vay sẽ phải làm ăn hiệu quả chứ không phải cứ đem đầu tư lung tung như Vinashin đã làm. Tôi hi vọng chính phủ sẽ quyết định đúng.

- Cam kết ODA cho Việt Nam gần bằng kỷ lục năm ngoái VnEconomy -
Kết thúc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) chiều 8/12, các đối tác đã công bố cam kết tài trợ trị giá 7,88 tỷ USD
- Lãi suất “khủng”: Cạnh tranh đã đúng định hướng? VnEconomy -
Thị trường bất ngờ có những mức lãi suất “khủng”. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần nhìn nhận lại yếu tố cạnh tranh
- Đỉnh mới lãi suất huy động VND: 18%/năm VnEconomy -
Cuộc đua lãi suất huy động VND có thêm chuyển động mới: ngân hàng đầu tiên chính thức áp đỉnh 18%/năm -Lãi suất huy động “tụt” 4% sau 4 tiếng VnEconomy -Đỉnh lãi suất huy động VND 18%/năm của một ngân hàng vừa áp chiều nay đã nhanh chóng rút về 14%/năm -Biến động lãi suất: Các ngân hàng phản đối Techcombank VnEconomy -
Chiều nay (8/12), buổi họp giao ban thường kỳ của các ngân hàng khu vực Hà Nội biến thành cuộc kiểm điểm
-Liquidity injection
Có vẻ sau khi có thông tin đại diện IMF kêu gọi VN tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong hội nghị CG 2010, một vài ngân hàng thương mại đã "nhanh chân" tăng mạnh lãi suất chuẩn bị cho một interest rate war. Tất nhiên NHNN có thể dùng những biện pháp hành chính như gửi công văn yêu cầu các ngân hàng thực hiện đồng thuận lãi suất. NHNN cũng có thể có biện pháp chế tài với những NHTM đang phá rào, viện vào luật cạnh tranh và chống phá giá (VN có luật này rồi đúng không?). Tuy nhiên về lâu dài NHNN nên học tập Fed và các central banks khác các biện pháp chống lại các vụ khủng hoảng trong hệ thống banking như thế này.

Cụ thể cuối năm 2007, Fed đưa ra TAF, rồi sau đó là TSLF và PDCF, là những công cụ bơm tiền với lãi suất thấp và số lượng rất lớn vào hệ thống ngân hàng. Trong hoàn cảnh panic và các ngân hàng không thể huy động liquidity từ các nguồn thông thường (deposit, interbank), nguyên tắc căn bản của một central bank đã được Walter Bagehot chỉ ra từ cuối thế kỷ 19 là cung cấp "unlimited liquidity unconditionally". Tôi nghĩ nếu NHNN đứng ra tuyên bố sẽ cho tất cả các ngân hàng thương mại vay với lãi suất tái cấp vốn với số lượng bất kỳ, Techcombank sẽ học được một bài học đắt giá và sẽ không dại gì phá giá thị trường một lần nữa.
- NHNN kiểm tra các ngân hàng đẩy lãi suất lên cao
(TBKTSG Online) - Sau khi nhiều ngân hàng chạy đua đưa lãi suất huy động tiền đồng lên trên mức 17%/năm trong sáng nay (8-12), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các chi nhánh NHNN tại các tỉnh thành tiến hành kiểm tra và lập danh sách các ngân hàng có mức lãi suất huy động cao hơn 14%/năm.
- Chất lượng cá tra Việt Nam đã được nhiều nước công nhận (VOV)-
Mục tiêu trong 4-5 năm tới, tất cả sản phẩm cá tra Việt Nam sẽ được cấp chứng nhận Gobal GAP và là sản phẩm thủy sản đầu tiên trên thế giới đạt được chứng nhận này. 
- Hà Nội công bố tiền chi cho Đại lễ (Bee)- 08/12/2010 12:45:11
 - Gần 266 tỷ đồng là số tiền thực chi cho Đại lễ từ nguồn ngân sách Thành phố, con số vừa được UBND thành phố Hà Nội công bố sáng nay (8/12), trong Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp cho TP Hà Nội năm 2011.Trước đó, có thông tin chi phí cho Đại lễ Thăng Long - Hà Nội lên tới 94.000 tỉ đồng.
TIN LIÊN QUAN
Theo đó, trong dự toán đầu năm xác định mức kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố chi cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là 350 tỷ  đồng. Tuy nhiên, thực tế con số này là 265,923 tỷ, giảm 4,746 tỷ đồng so với dự toán ban đầu.
Trước đó, có thông tin chi phí cho Đại lễ Thăng Long - Hà Nội lên tới 94.000 tỷ đồng.
265,923 tỷ đồng là thực chi cho Đại lễ từ nguồn ngân sách TP Hà Nội.

Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đánh giá: “Cử tri mong muốn được biết về mức chi cho Đại lễ là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, lâu nay chỉ là hoãn thời điểm xác định và công bố. Vì chi phí này phải tuân theo quy định của Luật”.
Trong đó, mức chi cụ thể cho 3 nội dung chính mới được công bố là: Thứ nhất, dự  kiến chi cho tuyên truyền và các hoạt động văn hoá nghệ thuât là 252,448 tỷ đồng, trên thực tế chi 250,059 tỷ đồng, giảm 1,399 tỷ đồng.
Thứ hai, các hoạt động lễ tân dự toán chi 10 tỷ đồng, thực tế chi 7,6 tỷ, giảm 2,4 tỷ đồng.
Thứ ba, quà tặng dự toán chi 9,2 tỷ, thực chi là 8,269 tỷ đồng, giảm 952 triệu đồng.
-IMF: VN cần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo (RFA)- Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, khuyến cáo chính phủ Việt Nam cần có tư duy tiếp cận mới, thay vì dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng.
-IMF: Mức dự trữ ngoại tệ của VN quá thấp (RFA) - Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam ở mức quá thấp vào cuối tháng 9 năm nay, chỉ tương đương lượng hàng nhập khẩu trong 1 tháng 24 ngày, giữa lúc lòng tin vào chính sách kinh tế của chính phủ bị sói mòn.
Vietnam’s Foreign Reserves at ‘Low’ Level, IMF Says (Bloomberg 7-12-10) Vietnam’s foreign reserves were at a “low” level at the end of September, covering 1.8 months of imports, amid an erosion of market confidence in government economic policy, the International Monetary Fund said.
The reserves have stabilized this year, the IMF said in a statement posted on its website today, without giving an overall number. In September, it said they were projected to rise to $15.4 billion by the end of this year from $14.1 billion at the end of 2009. They were less than 2 1/2 months of imports in December last year, the IMF said at the time.

- Tài trợ “mềm” cho VN sẽ giảm (NLĐO) -
Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại VN: VN không nên nỗ lực để đạt tăng trưởng bằng mọi giá

“Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội để ổn định kinh tế vĩ mô” (SGTT 7-12-10) -- P/v Võ Trí Thành
Áp lực gia tăng lên ổn định vĩ mô (TVN) Thống đốc Nguyễn Văn Giàu thừa nhận, lạm phát tăng cao trở lại, thâm hụt ngân sách, đầu tư công và nợ công lớn, và đặc biệt cơ chế điều hành thiên về hỗ trợ tăng trưởng là những thách thức cho Việt Nam
-- Từ chuyện con cá nghĩ đến “thương hiệu quốc gia” (Bút Lông site)


Chủ nợ khước từ đề xuất hoãn nợ của Vinashin (VEF) Lời đề nghị trên bị từ chối nghĩa là “Vinashin bị coi là vỡ nợ”, nguồn tin cho biết. Điều này sẽ “tạo ra hệ lụy rất xấu cho khả năng vay nợ nước ngoài của Việt Nam trong nhiều năm tiếp theo.” Nợ xấu các ngân hàng Việt Nam có nguy cơ gia tăng vì Vinashin (RFI)

Sự đời không đơn giản.
Trước đây chúng ta thường nghe phương Tây rao giảng về kinh tế thị trường, về quản trị công ty, về việc nhà nước phải tránh xa việc kinh doanh, để cho thị trường tự điều tiết và tự quyết định.
Thế nhưng, mới đây, Standard & Poor’s hạ điểm xếp hạng tín dụng dài hạn của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam chỉ vì Chính phủ Việt Nam theo họ, dường như không còn đứng ra giải cứu các tập đoàn kinh tế nhà nước nếu chúng lâm vào cảnh nợ nần.
Haha. Đúng là cháy nhà ra mặt chuột.
Như vậy trước đây các khoản vay của các tập đoàn nhà nước với các định chế tài chính nước ngoài được ký kết dễ dàng là do giới đầu tư nước ngoài yên chí có Chính phủ đứng đằng sau, lỡ có bề gì, khoản cho vay của họ cũng không sao. Đấy là nói về các khoản vay không có Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
Vì tâm lý ỷ lại đó, đã có những khoản tiền từ nước ngoài cho Vinashin vay vô tội vạ, không cần đếm xỉa gì đến quy trình thẩm định dự án vay một cách bình thường.
Thôi, chuyện đó không nói nữa. Vấn đề là với Vinashin, chắc chắn sức ép từ bên ngoài bắt tập đoàn này trả nợ đúng hạn trong thời gian tới sẽ rất cao.
Tháng trước Vinashin nói là sẽ đề nghị các chủ nợ hoãn phần thanh toán 60 triệu đô-la đến hạn vào cuối tháng 12 này thêm một năm. Nói vậy là không hiểu gì về quy trình làm ăn của các chủ nợ - họ đâu dễ dàng gì cho hoãn khơi khơi vậy vì còn phải giải trình với cổ đông, với giới điều hành thị trường, với cấp trên. Và tiền của họ, khoản nào ra khoản đó, làm gì có chuyện ưa hoãn là hoãn.
Khả năng họ không đồng ý là cao. Và hệ quả sẽ rất phức tạp, không chỉ với Vinashin.
Trong tuần tới chúng ta sẽ nghe biết bao phân tích, rằng từ nay doanh nghiệp Việt Nam đi vay nước ngoài sẽ khó khăn gấp bội lần, vay được thì cũng phải chịu chênh lệch lãi suất cao hơn trước nhiều. Rồi nhà đầu tư sẽ phát biểu theo kiểu, một lần bất tín vạn lần bất tin. Tất cả đều nhắm vào gây sức ép để Chính phủ đứng ra giải quyết nợ cho Vinashin lần này.
Nếu nhìn ngắn hạn, chắc chắn sẽ có những ý kiến khuyên Việt Nam nên giải quyết khoản nợ này chứ không thôi hậu quả lan ra sẽ rất đắt đỏ.
Nhưng theo tôi, nên cứng rắn trước mọi sức ép. Vinashin vay không có sự bảo lãnh của Chính phủ thì cứ để Vinashin chịu trách nhiệm. Nếu chủ nợ tuyên bố Vinashin default (mất khả năng chi trả), ảnh hưởng là có và sẽ rất lớn. Nhưng chẳng thà chịu đau lần này, nhân đó thắt lưng buộc bụng để vượt qua các thử thách còn hơn vì lợi ích ngắn hạn mà nhượng bộ sức ép.
  

Nhà tài trợ quan ngại tiền đồng mất giá, lạm phát tăng mạnh (VNN 7-12-10) -- Inflation, currency weakness threaten Vietnam: donors (AFP 7-12-10)
-Việt Nam cần tiến xa hơn trong chính sách tiền tệ (Sgtt)-
Chính phủ yêu cầu đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ VnEconomy -
Chính phủ yêu cầu đánh giá tác động của các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thời gian qua
- Lạm phát và đồng tiền yếu đe dọa Việt Nam (VOA)-
Các nhà tài trợ cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bị đe dọa nếu chính phủ không thể kiềm chế được tình trạng lạm phát gia tăng và đồng tiền yếu.
Hà Nội được yêu cầu công khai tài chánh (RFA blog) Vẫn chưa quyết toán xong chi phí Đại lễ (Thanh Niên) Đại biểu Trần Trọng Hanh nhận xét: “10 ngày Đại lễ diễn ra rất tốt, thu hút được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Còn về phần chi phí đang phải quyết toán, theo tôi trong phiên chất vấn tại kỳ họp này, UBND TP cũng nên trả lời cho các đại biểu và cử tri được biết.

Phát triển kinh tế: What Resource Curse? (FP 6-12-10)  Versions of the curse have been around for some time. Back in the 1970s, economists worried about "Dutch disease." Countries that exported a lot of gas or oil would see their exchange rates go up as a result. This, in turn, could make their manufacturing exports uncompetitive. But the idea really picked up steam in the mid-1990s, when Jeffrey Sachs and Andrew Warner, then both at Harvard University, found that countries that exported more agricultural products, minerals, and fuels saw slower economic growth.
The curse is the type of counterintuitive idea that makes for a great newspaper op-ed. Nonetheless, the curse is also the kind of counterintuitive idea where intuition may have been right to begin with. In 1997, the World Bank produced some measures of total natural resource wealth -- including agricultural land, mineral and oil resources, and protected areas. The richest countries in terms of resources per citizen were Australia, Canada, New Zealand, and Norway. Their average income per head in 2008 was $24,430. Jordan and Malawi were at the bottom of the list. Jordan has a per capita income of $5,702; Malawi's is $744.
Looking at recent growth across countries, Swiss economist Christa Brunnschweiler concludes that economies with greater resource wealth actually grew faster between 1970 and 2000 than resource-poor countries.  Elsewhere, Stephen Haber and Victor Menaldo of Stanford University and the University of Washington, respectively, studied the relationship between oil revenues and democracy over time across countries. They found that democracies were actually made more resilient by growing oil revenues -- while they couldn't find an impact one way or another when it came to autocracies. Sure, there are cases where oil revenues and autocracy increased together. It is just that there are at least as many cases where that didn't happen -- and more cases where democracy strengthened as revenues went up.


--------------
7/12- Khi các tỉnh thành không chịu... nộp báo cáo VnEconomy -
Dường như, vai trò quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đứng trước những thử thách
-Các nhà tài trợ bàn thảo về kinh tế vĩ mô của Việt Nam(Toquoc)-Sáng nay, 7/12, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã khai mạc tại Hà Nội.-VIỆT NAM: Các nhà tài trợ cảnh báo Việt Nam về các nguy cơ đe dọa kinh tế (RFI)-  Hội nghị thường niên các nhà tài trợ cho Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội ngày 07/12/2010. Vào lúc trị giá của tiền đồng rơi xuống đến mức cực thấp và lạm phát đã vượt quá chỉ tiêu mà chính phủ đề ra, các nhà tài trợ đã cảnh báo là sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô đang đe dọa sự tăng trưởng của Việt Nam. Phát biểu tại buổi khai mạc, đại sứ Nhật Bản cho rằng Việt Nam phải ưu tiên đề ra những biện pháp hiệu quả để khôi phục sự tin cậy vào tiền đồng và cải thiện việc thông tin với thị trường để ổn định đơn vị tiền tệ.

- DỰ TRỮ NGOẠI TỆ QUỐC GIA ĐANG Ở ĐÂU?Tôi chỉ làm công việc phân tích tình hình để có cái nhìn thực tế tại sao đồng đô la mất giá trên thị trường thế giới mà ở nước ta nó cứ mãi tăng giá. Tại sao thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng mà nước ta lại quay vào khủng hoảng? Đó là nghịch lý của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra.
 - Nợ xấu các ngân hàng Việt Nam có nguy cơ gia tăng vì Vinashin (RFI)- Trong báo cáo công bố ngày 07/12/2010 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới cảnh báo là tình trạng gần như phá sản của Vinashin có thể làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong một số ngân hàng Việt Nam. Theo báo cáo, chính phủ Việt Nam cần cập nhật thông tin về tình trạng của các công ty Nhà nước để thẩm định những rủi ro tài chính.

Kiểm soát giá – nên kiểm soát ai? (Bee 07/12/2010)Trước hết là Quốc hội, rồi đến dư luận và công chúng trong đó báo chí có vai trò quan trọng.
-Hậu Vinashin: Sẽ siết chặt quản lý vốn, tài sản nhà nước VnEconomy -
Vụ việc Vinashin đã bộc lộ những điểm yếu trong các cơ cấu quản lý của doanh nghiệp nhà nước
- Về nợ nước ngoài của Việt Nam (Diễn đàn) bài của TS Vũ Quang Việt


Vài lời nói đầu

Tôi nhận được Bản tin Nợ Nước ngoài Số 5 do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính soạn và in vào tháng 6 năm 2010, tức là khá mới.
Xin đính kèm để bạn đọc xem xét. Thường thì tôi nhận được nhiều thông tin, rồi giữ lại, xóa địa chỉ email gửi, chủ yếu vì không muốn hộp thư quá đầy, cho nên giờ không biết là ai gửi. Tôi lục giở lại tài liệu vì vừa được Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn về nợ, do họ đọc được bài viết của tôi in trên Thời Báo Kinh tế Sàigòn. Đấy là bài viết nói lên định nghĩa về nợ hơn là xem xét số liệu. Tài liệu về nợ trên đã cho phép tôi xem xét đánh giá thực chất tình hình nợ Việt Nam. Và khi đã đánh giá thì không lẽ không công bố. Tất nhiên dù có biết được người gửi cho tài liệu, tôi cũng không thể tiết lộ tên. Nhưng nói ra như thế để thấy rằng trong thế giới thông tin mạng ngày nay, việc cấm kỵ phổ biến các tài liệu được không ít người sử dụng không thể thực hiện được. Mà chính việc cấm kỵ này có hại nhiều hơn có lợi.
Phải nói ngay rằng tài liệu của Bộ Tài chính cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là chưa có vấn đề, mặc dù có thể nhanh chóng trở thành vấn đề trong tương lai nếu vay mượn nước ngoài của doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục phát triển nhanh như hiện nay.
Kết luận này cho thấy những tài liệu như Bản tin số 5 cần được công bố thường xuyên theo định kỳ, để mọi người không bị hoang mang về những suy luận không có căn cứ, nhất là khi không ít lần, tuyên bố của quan chức cao cấp về những vấn đề kinh tế không đáng tin cậy. Ở một đất nước bình thường thì những thông tin này đều được công bố. Nó giúp nhà kinh doanh nắm bắt vấn đề để hành xử hợp lý trên thị trường, đồng thời cũng giúp những người phân tích nhìn nhận vấn đề để khuyến nghị người làm chính sách.
Những thông tin như thế này cũng không thể giấu diếm, nhưng khi làm thế nó lại tạo ra nghi ngờ không đáng có, ảnh hưởng đến sự tin cậy vào thị trường Việt Nam. Cũng cần nói thêm là, các tổ chức quốc tế theo dõi nợ đều có thể thu thập những thông tin như bản tin số 5 dựa vào báo cáo của các chính phủ, Ngân hàng Kết toán Quốc tế và các cơ sở theo dõi thị trường tài chính. Tuy nhiên, để có các thông tin này, người dùng phải trả tiền, do đó phổ biến thông tin bị hạn chế. Hơn nữa khi nhu cầu thông tin về một nền kinh tế chưa quan trọng như Việt Nam còn rất nhỏ, không xứng đáng với việc tiêu tiền thu thập tài liệu, số liệu ngay từ các cơ quan quốc tế hay các cơ sở thu thập thông tin tư nhân có nhiều hạn chế, kể cả sai lạc. Đã sai sót thì chỉ có hại hơn là có lợi, nhất là khi tình hình vĩ mô ở Việt Nam biến động không tốt như những tháng cuối năm 2010.

Về ý niệm nợ và phạm vi của bản tin số 5

Xin nói ngay là phạm vi bản tin nợ này có một số giới hạn vì chưa thật thật đầy đủ do đó làm hạn chế việc phân tích, nhưng hạn chế này không làm mất giá trị những kết luận rút ra trong bài này.

Nợ nước ngoài

Bản tin chỉ giới hạn vào nợ nước ngoài của chính phủ (bao gồm cả nợ do chính phủ bảo lãnh) với nhiều chi tiết.
Muốn nắm rõ khả năng trả nợ nước ngoài của nền kinh tế, ta cần có tổng nợ nước ngoài của nền kinh tế, tức là gồm nợ của chính phủ cộng thêm nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh dù được nhà nước bảo lãnh hay không. Bản tin tuy thế cho phép ước lượng tổng số nợ nước ngoài của nền kinh tế.

Nợ công

Để phân tích khả năng trả nợ của nhà nước ta phải dùng ý niệm nợ công. Phạm vi của nó rộng hơn là nợ nước ngoài. Nó bao gồm nợ của chính phủ và toàn bộ nợ của doanh nghiệp quốc doanh, gồm cả nợ nước ngoài lẫn nợ trong nước, cũng như nợ của doanh nghiệp tư nhân mà nhà nước bảo lãnh. Việc bao gồm nợ của doanh nghiệp quốc doanh vào nợ công là dựa trên tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi với lý do là nhà nước không thể hay khó lòng về mặt chính trị xóa trách nhiệm đối với nợ của các doanh nghiệp do chính chính phủ dựng lên. Nợ công là thước đo hành xử về chính sách của nhà nước.
Chính phủ mất khả năng trả nợ khi việc trả nợ đòi hỏi tỷ lệ thu thuế vượt ngoài khả năng chịu đựng của dân chúng và doanh nghiệp, và do đó nhà nước thường dùng các biện pháp thu thuế ngầm (không qua biểu quyết của quốc hội) là phát hành tiền để tiêu, tạo ra lạm phát, và làm mất ổn định nền kinh tế về mọi phương diện.

Tiêu chuẩn đánh giá nợ

Thường các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ nợ công so với GDP vào khoảng 60 % là ở ngưỡng an toàn. Ít nhất đây là ngưỡng mà các nước thành viên trong Liên hiệp châu Âu ký kết với nhau trong Hiệp ước Maastricht vào năm 1992. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP ở mức 30 % là thuộc ngưỡng an toàn.
Phân tích nợ công có thể nói là ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện quốc gia hơn là nợ nước ngoài. Nợ công phải trả từ thuế và do đó khả năng chi trả dựa vào tỷ lệ thuế và tốc độ phát triển kinh tế. Tỷ lệ thuế cao quá có thể làm đình đốn kinh tế vì không tạo ra động lực phát triển do đó dân tìm cách trốn thuế. Kinh tế lụn bại cũng đưa đến mất khả năng trả nợ vì thuế thu được giảm trong khi khó cắt giảm chi tiêu và do đó đưa đến khủng hoảng tài chính toàn diện như đang xảy ra ở Hy Lạp và Ireland.
Còn về nợ nước ngoài, ngưỡng được coi là an toàn chỉ là dựa vào kinh nghiệm của quá khứ và không thể áp dụng nó một cách cứng nhắc để phân tích kinh tế mọi nước. Một nước có đồng tiền chuyển đổi, được chấp nhận rộng rãi và được dùng làm tiền dự trữ như đồng Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen thì các nhà nước này có thể có tỷ lệ nợ rất cao mà không ảnh hưởng gì đến khả năng trả nợ vì họ có thể bán trái phiếu dễ dàng trên thị trường thế giới, thay vì phải in tiền, hay phải tăng thuế ngay để trả nợ. Những nước như Việt Nam hay cả Hy Lạp hay Ireland thì không thể làm thế vì nếu mất khả năng trả nợ thì kinh tế sẽ khủng hoảng ngay. Kiều hối cũng là nguồn quan trọng có thể thu hút để trả nợ nước ngoài : và đây là lợi thế của Việt Nam. Ngoài ra dù tỷ lệ nợ có cao giống nhau, một nước có nợ chủ yếu là nợ chính thức từ các tổ chức quốc tế hay chính quyền các nước phát triển cao sẽ không gặp khó khăn như nước phải mượn chủ yếu trên thị trường thương mại vì lãi suất đối với nợ chính thức thấp hơn nhiều.
Dựa trên cơ sở trên chúng ta có thể xem xét nợ của Việt Nam.


Đánh giá nợ của Việt Nam

Nợ công

Theo Ngân hàng Thế giới (tài liệu dùng cho cuộc họp Hội nghị các nhà tài trợ ngày 7 tháng 12 năm 2010), tỷ lệ nợ công trên GDP vào năm 2010 là 51.3 %, so với 49 % năm 2009. Nợ nước ngoài chiếm 60 % tổng số nợ công trên, tức là 31 % GDP tăng thêm 2 % so với năm 2009. Như vậy nợ công theo cách tính của Việt Nam nằm vào ranh giới của ngưỡng an toàn 50 %.
Tuy nhiên theo nguyên tắc tính nợ công, phần nợ trong nước cần phải tính cả nợ phải trả những người đã và sẽ về hưu, điều này Việt Nam chưa làm. Số nợ sẽ cao hơn nhiều, nhất là khi lương được trả ở mức đúng đắn hơn. Hiện nay nhà nước phải chi trả cho 3 triệu người về hưu và có công với cách mạng, ngoài ra sẽ phải chi trả trong tương lai cho những người đang làm việc cho nhà nước hiện nay với tổng số là 3.1 triệu người. Thật khó hiểu khi mà số người làm việc cho nhà nước tăng một cách kinh khủng như con số ở biểu 1, đặc biệt là khu vực quản lý hành chính, quốc phòng và an ninh từ 300 ngàn lên đến 1.5 triệu trong vòng 10 năm (tăng hơn 300 %, gấp 3 lần mức tăng GDP). Nếu số lao động tăng gấp đôi như tốc độ tăng GDP thì không thể nào tăng lương. Hiện nay (2009), lương trung bình năm của những người này là 2.6 triệu đồng một tháng tương đương với 150 USD.1 Tổng số chi trả cho số lao động đang làm việc này vào năm 2009 rất thấp, khoảng dưới 100 ngàn tỷ đồng, tương đương với 5.7 tỷ USD và bằng 6 % GDP. Ít thấy có nước nào có tỷ lệ GDP dùng để trả lương thấp như ở Việt Nam, do đó việc tham nhũng, ăn cắp của công, dùng giờ hành chính làm việc riêng tư là điều khó tránh khỏi. Đáng lẽ nếu số lao động trong khu vực quản lý hành chính, quốc phòng và an ninh không tăng quá nhiều như thời gian 10 năm qua, đưa tổng số lao động ăn lương ngân sách tăng gấp đôi thì lương đã có thể tăng gấp đôi.
Biểu 1. Lao động hành chính, anh ninh và sự nghiệp ăn lương và hưởng hưu trí của nhà nước





1999
2009
Tốc độ tăng
Tổng lao động trong hoạt động nhà nước
1539.3
3163.3
106%
Sự nghiệp (giáo dục, y tế, …)
1190.2
1672.2
40%
Quản lý, quốc phòng, an ninh
349.1
1491.1
327%
GDP (ngàn tỷ theo giá năm 1994)
256272
516568
102%

Nguồn : Tổng cục Thống kê
Và tất nhiên số lao động mà nhà nước phải trả lương hưu, khi lương được tăng đúng mức, chắc chắn sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, vì thế không thể không tính nó vào nợ công.
Như vậy có thể nói ta chưa có số liệu về nợ công để đánh giá vì phần nợ trong nước chưa đầy đủ.

Nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của chính phủ, nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Bản tin chỉ tập trung vào nợ của chính phủ và nợ của doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh, do đó chỉ đưa tỷ lệ về nợ nước ngoài mà không nói rõ phạm vi cũng như không đưa ra chi tiết. Tuy thế, có thể ước lượng số nợ của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh (gồm cả nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh) dựa vào tỷ lệ nợ nước ngoài (coi ghi chú ở Biểu 2). Phân tích về nợ nước ngoài trong bài này do đó có thể coi là tương đối hoàn chỉnh.
Tổng số nợ nước ngoài năm 2009 là 37 tỷ USD, trong đó 27.8 tỷ là nợ của chính phủ (gồm cả nợ do nhà nước bảo lãnh) và 9.2 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được nhà nước bảo lãnh. Như vậy nợ của Vinashin, 700 triệu US bán trái phiếu là nằm trong nợ chính phủ và 600 triệu nợ ngân hàng Thụy Sĩ không nằm trong nợ chính phủ theo định nghĩa của VN không theo đúng với chuẩn quốc tế. Cần để ý là số nợ 9.2 tỷ không được bảo lãnh có lãi suất rất cao so với phần nợ của chính phủ, tuy nhiên bản tin không có thông tin về số nợ này.
Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế là 39.0%, còn tỷ lệ nợ của chính phủ là 29.3% vào năm 2009. Nói chung như thế là nó đã vượt qua ngưỡng an toàn.
Biểu 2. Nợ nước ngoài của chính phủ (kể cả được chính phủ bảo lãnh)
Tỷ đồng US





2005
2006
2007
2008
2009
Tổng nợ nước ngoài
(tỷ US)
16.4
18.3
22.1
25.9
37.0
Nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh
2.2
2.7
2.9
4.1
9.2
Nợ của chính phủ
(tỷ US)
14.2
15.6
19.2
21.8
27.8
Nợ chính thức
12.6
13.9
16.6
18.8
24.0
Song phương
7.1
7.8
9.0
10.7
13.2
Đa phương
5.5
6.1
7.6
8.1
10.8
Nợ tư nhân
1.6
1.7
2.6
3.0
3.8
Tổng nợ nước ngoài của chính phủ/GDP
27.8%
26.7%
28.2%
25.1%
29.3%
Tổng nợ nước ngoài của nền kinh tế/GDP
32.2%
31.4%
32.5%
29.8%
39.0%






Nợ phải trả hàng năm (tỷ US)
0.698
0.764
0.886
1.104
1.291

Nguồn : Bản tin số 5
Ghi chú : Nợ không có bảo lãnh là do tác giả tự tính trên cơ sở tính từ tổng số nợ nước ngoài dựa trên tỷ lệ nợ trên GDP ở bản tin (coi biểu số 4).
Nhưng điều này chưa đáng lo ngại vì thường thì nợ của chính phủ từ các nguồn vay chính thức, như từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước phát triển cao đều có lãi suất rất thấp và thời gian chưa phải trả nợ có thể kéo dài đến 10 năm hay dài hơn nhiều. Tỷ lệ nợ này cao thì áp lực chi trả thấp và nước vay mượn có thể tính toán trước về khả năng trả vì lãi suất cố định. Trường hợp Việt Nam là rất thuận lợi. Vào năm 2009, tỷ lệ vay chính thức lên tới 86 % và phần vay tư nhân là 14 %. Hơn nữa, 72 % tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6 %, trong đó 60 % số nợ có lãi suất dưới 3 %.
Với lãi suất thấp như thế, năm 2009, tổng số lãi và vốn gốc phải trả là 1.3 tỷ USD. Và như thế, vào năm 2009 khi nhà nước vay thêm được 5.1 tỷ US thì sau khi trả nợ và phí còn đem về được 3.3 tỷ US. Trong việc trả nợ số nợ hiện nay trong thời gian sau này thì năm phải trả cao nhất là 2.1 tỷ USD vào năm 2016. Như vậy, việc trả nợ sẽ không phải là mối quan ngại nếu như nợ không tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, và nếu như thiếu hụt thương mại với nước ngoài lớn như hiện nay được giải quyết.

Phân tích khả năng chi trả vài năm trước mắt

Khả năng chi trả nằm chung trong việc phân tích cán cân thanh toán, tức là cung cầu ngoại tệ. Cung gồm nguồn ngoại tệ từ kiều hối và viện trợ không hoàn lại, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài, còn cầu là để nhập siêu và trả nợ nước ngoài. Các chi tiêu nhỏ bé khác được bỏ qua.




Biểu 3. Cầu và cung ngoại tệ năm 2009
Nhu cầu ngoại tệ

Cung ngoại tệ
Nhập siêu hàng hóa và dịch vụ
-14.0
Kiều hối và viện trợ
6.5
Trả nợ nước ngoài
-1.3
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
6.9


Đầu tư gián tiếp
0.1
Tổng cầu
-15.3
Tổng cung
13.5

Nguồn : Ngân hàng Á châu (ADB).
Như vậy vào năm 2009, Việt Nam có thiếu hụt ngoại tệ để chi trả nước ngoài ít nhất là 1.8 tỷ USD (13.5-15.3; coi biểu 3). Nói là ít nhất vì bản tin không có thông tin về phần phải trả của doanh nghiệp không được bảo lãnh cho 9.2 tỷ USD nợ nước ngoài.
Theo Ngân hàng Á châu số dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 2009 là 16.8 tỷ USD. Như vậy Việt Nam hoàn toàn có khả năng chi trả. Nếu như năm 2010 số dự trữ có thể giảm xuống dưới 15 tỷ USD thì Việt Nam vẫn có khả năng chi trả nợ nếu như tình hình cung ngoại tệ và nhập siêu không thay đổi so với năm 2009.
Tuy vậy, dù có đủ dự trữ ngoại tệ, do nhu cầu nhập siêu lớn và việc điều hành kinh tế không hợp lý, đặc biệt là khi có lạm phát cao, vẫn có thể gây ra khủng hoảng thiếu ngoại tệ. Số dự trữ có thể nhanh chóng không còn nếu doanh nghiệp không mua nổi ngoại tệ trên thị trường. Lạm phát cao có tác dụng khuyến khích dân chúng và doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ và vàng. Hạn chế mua ngoại tệ và phát lệnh kiểm soát giá ngoại tệ chính thức, càng làm việc găm giữ này tăng; không mua được ngoại tệ dân sẽ đổ xô mua vàng, nhập vàng để làm lời sẽ làm tăng thêm số ngoại tệ sẵn sàng cung ứng cho thị trường. Đây chính là nguyên nhân của tình hình rối loạn tài chính những tháng cuối năm 2010. Giữ cố định hối suất, ra lệnh giữ giá trong khi lạm phát tăng vọt sẽ không giải quyết được vấn đề. Vấn đề là giải quyết nguyên nhân gây ra lạm phát hiện nay. Nguyên nhân là chi tiêu và đầu tư quá mức của khu vực nhà nước và do đó đưa đến việc tăng tín dụng và phát hành tiền quá mức.

Phân tích khả năng chi trả trong tương lai

Rõ ràng là Việt Nam nếu tiếp tục với cách điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài. Ta có thể suy ra điều này khi thấy là tổng số nợ nước ngoài tăng rất nhanh (trung bình 22 % một năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16 % một năm). Nhưng quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng 49 % (coi biểu 4). Và đặc biệt quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125 %.
Chính việc tăng loại nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức 12 tỷ (9.2+3.8, coi biểu 2) và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các nhà ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ Việt Nam có trách nhiệm chi trả.
Biểu 4. Tốc độ tăng nợ nước ngoài của chính phủ (kể cả được chính phủ bảo lãnh)





2006
2007
2008
2009
Trung bình năm
Tổng nợ nước ngoài
12%
21%
17%
43%
22%
Nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh
22%
7%
39%
125%
42%
Nợ của chính phủ
10%
23%
14%
28%
18%
Nợ chính thức
10%
19%
13%
28%
17%
Song phương
10%
15%
19%
23%
17%
Đa phương
11%
25%
7%
33%
18%
Nợ tư nhân
6%
53%
15%
27%
24%
GDP (theo giá hiện hành)
16%
17%
30%
12%
16%






Nợ phải trả của chính phủ
9%
16%
25%
17%




Việc chính phủ ký tuyên bố một số tập đoàn nhà nước như than và khoáng sản và Vinashin là công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ xảy ra vào ngày 25 tháng 6 năm 2010 khi ông Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Thủ tướng ký quyết định QD-TTg 984 và 989. Có lẽ quyết định này ký sau khi Vinashin vay mượn ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước.
Vì lý do trên, tuyên bố của chính phủ Việt Nam là không có trách nhiệm với việc trả nợ Vinashin sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chỗ đứng của Việt Nam trên thị trường tài chính. Nó có thể cắt đứt dòng chảy này. Chính phủ chỉ có thể quyết định phủi tay như hiện nay khi đã làm rõ việc thay đổi trước quốc tế và trong nước về luật lệ liên quan đến doanh nghiệp quốc doanh và tập đoàn quốc doanh, xác nhận chúng là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có trách nhiệm gì về nợ của chúng, và tất nhiên là chỉ có thể áp dụng cho các khoản mới vay sau khi luật ra đời.

Phân tích về nợ của Việt Nam với Trung Quốc

Bản tin cho thấy nợ của Việt Nam với Trung Quốc hiện chỉ bằng 5 % tổng số nợ nước ngoài, nhưng đang tăng cực nhanh trong thời gian mấy năm qua. Nợ tăng từ 135 triệu USD năm 2005 lên 1398 triệu năm 2009, tức là gấp hơn 10 lần trong 4 năm. Có lẽ đây là số nợ nhằm phát triển các công trình mà Trung Quốc thắng thầu. Số nợ chính thức từ nhà nước có thể có lãi suất thấp nhưng số nợ của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, vì được bảo lãnh, có thể có lãi suất cao. Thông tin cơ sở từ bản tin không cho phép đánh giá sâu hơn về nợ với Trung Quốc, nhưng tất nhiên tăng trưởnng nợ nhanh như thế để có được các công trình thường có chất lượng không bảo đảm tất nhiên phải là mối lo chính đáng của người dân.

Biểu 5. Nợ của Việt Nam với Trung Quốc, triệu USD





2005
2006
2007
2008
2009
Nợ Trung Quốc
135
171
357
967
1398
Nợ từ chính phủ TQ
7
29
187
781
1039
Nợ doanh nghiệp được bảo lãnh
128
142
170
186
359

Nguồn : Bản tin số 5.

Kết luận

Thông tin từ Bản tin cho thấy là hiện nay và trong vài năm tới nợ công và nợ nước ngoài không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tiếp tục với chính sách kinh tế như hiện nay thì nợ công và nợ nước ngoài sẽ là điều thật đáng lo ngại. Điều này cho thấy là Việt Nam cần chỉnh đốn lại chính sách hiện nay. Đầu tư quá trớn vào tập đoàn và doanh nghiệp quốc doanh hay ngay cả vào hạ tầng cơ sở, mà những đầu tư này đòi hỏi nhập khẩu máy móc, kể cả nguyên liệu sản xuất mà không tăng nhanh sản xuất có thể xuất khẩu thì không thể giải quyết được nhập siêu rất lớn hiện nay. Đáng lo ngại nhất có lẽ là số nợ với lãi suất thị trường của doanh nghiệp quốc doanh đang tăng rất nhanh. Họ vay mượn dễ dàng chỉ vì cái tên quốc doanh. Không vay mượn được ở thị trường phương tây, họ sẽ quay sang Trung Quốc. Bản tin đã cho thấy dấu hiệu rõ rệt của khuynh hướng này.
Biểu 3 cho thấy nhập siêu là 14 tỷ USD, đóng góp thêm vào số nợ ngày càng tăng trưởng rất nhanh. Đáng lẽ đầu tư phải tạo ra xuất siêu để có thể trả nợ nước ngoài.
Giải quyết được vấn đề nhập siêu, thì mới có hy vọng có nền kinh tế ổn định và phát triển mới bền vững. Hình như càng đầu tư, hiện nay đã hơn 40 % GDP là mức cao nhất thế giới, thì nhập siêu và lạm phát càng lớn. Do đó, các biện pháp vĩ mô như chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ và cả chính sách tài khóa cũng không thể giải quyết được vấn đề tiêu cực mà nhập siêu tạo ra. Chính phủ cần xem xét các kế hoạch đầu tư từ ngân sách và từ vay mược dựa trên cơ sở là nó có tạo ra xuất khẩu không và có quá dựa vào nhập khẩu không. Nên đưa ra phương pháp chỉ số để tính điểm các dự án mới của nhà nước như thế. Đồng thời cũng không có lý do gì chính phủ không khuyến cáo tất cả các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện phương hướng đã đề ra và có hệ thống đánh giá chúng và đặt ưu tiên đầu tư trên cơ sở tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

VŨ QUANG VIỆT




1 Những số liệu này là tính dựa vào thống kê lao động và thống kê thu nhập bình quân trong khu vực nhà nước của Tổng cục Thống kê. Tỷ giá hối suất dùng cho năm 2009 là 17,171 đồng một USD.




Attachments

Trung Quốc - Thống kê: Chinese Leader Called Data 'Man-Made'  (WSJ 6-12-10)
Mỹ - Hàn Quốc: Why U.S.-Korea Trade Deal Matters (CRF 6-12-10)

Để dạy về "dynamic pricing" và e-commerce: How Much Is That Doggie in the Browser Window? (Slate 6-12-10) -- Nên đọc thêm bài này như một thí dụ về "bundling": In Smartphone Era, Point-and-Shoots Stay Home (NYT 3-12-10)
 
- “Cần thắt chặt hơn chính sách tiền tệ” VnEconomy -
Điều quan trọng là cần ưu tiên đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát một cách hiệu quả
- Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (RFI) phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh
- Hiện đại hoá đường sắt Việt Nam theo hướng nào? (RFA)  phỏng vấn TS Trần Đình Bá
Tôm lại gặp rào cản (Tuổi trẻ).  Vụ cá tra trong “danh sách đỏ”: Có thể bị… chơi xấu (Dân trí).  Yêu cầu WWF cải chính (Thanh niên)

 -   Trung Quốc thu gom tài nguyên toàn cầu Cảnh báo từ Ngân hàng Thế giới Thanhnien

- ‘Made in India,’ Faked in China x-cafevn.org - 
Băng đảng Trung Quốc không phân biệt một ai - bất cứ công ty dược phẩm lớn nào và bất cứ quốc gia nào cũng có thể có thuốc giả sản xuất từ Trung Quốc. Trung Quốc đã dính líu vào những dây chuyền thuốc giả vừa bị khám phá trên khắp khu vực Trung Đông và Mỹ Latin. Trên thực tế, những kẻ tội phạm Trung Quốc sẵn sàng làm hàng giả tại bất cứ nơi nào với bất kỳ mặt hàng nào đang được ưa chuộng. Ví dụ như Artesunat, một dược phẩm chống sốt rét của Việt Nam được sản xuất bởi Mekophar Chemical Pharmaceutical tại Tp Hồ Chí Minh, cũng bị làm giả tràn lan.

- Trung Cộng Đầu Độc Thế Giới Qua Cuộc Chiến Hoá Học – Mưòng Giang tvvn.org
Ngày thứ sáu (22-9-2007) nôi trẻ con do Trung Cộng chế tạo, mang nhãn hiệu “ Simplicity và Gracoda “ bị thu hồi khoảng 1 triệu chiếc trả về Tàu, vì đã gây ra cái chết cho hai trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Ðây không phải là lần đầu tiên người Mỹ cảm thấy lo ngại về các loại hàng hóa gia dụng và thực phẩm được sản xuất từ Trung Cộng. Trước đây khi sự giao hảo giữa Mỹ-Hoa chưa bị sứt mẻ, chính phủ Mỹ đã dễ dàng cho phép nhập khẩu gần như tất cả hàng hóa ‘ Made In China ‘ vào nước mình . Do đó sự kiểm soát không được chặt chẽ nên mới có nhiều bê bối làm chết người mà hiện nay ai cũng biết.
Thứ trưởng Nội vụ: Cần cái nhìn cách mạng về lương công chức (VNN)
- Hong Kong trips in cards for 4 million Chinese migrant workers DPA

Tổng số lượt xem trang