---Vợ giáo sư Hoàng: Hơn 6 tháng vẫn chưa kết thúc điều tra - - Download
Chia sẻ với bạn bè
VIỆT NAM: Việt Nam gia hạn tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng bốn tháng (RFI)- Việt Nam gia hạn thêm bốn tháng lệnh tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng. Trên đây là thông tin do gia đình giáo sư Hoàng cho biết, nhân cuộc họp báo tại trụ sở tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tại Paris vào sáng nay (14/12).
Sự thực về Phạm Minh Hoàng, tổ chức khủng bố Việt Tân laodong--
Sáng 29/9/2010, Tổng cục An ninh I - Bộ Công an đã tổ chức họp báo để công bố về việc khởi tố, bắt tạm giam Phạm Minh Hoàng, là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Sinh ngày 8/8/1955 tại Vũng Tàu, Phạm Minh Hoàng là con của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn chế độ VNCH. Năm 1973, ông ta sang Pháp du học rồi sau đó, tốt nghiệp ngành Khoa học ứng dụng với học vị thạc sĩ. Thời gian ấy, ông ta đã nhiều lần viết bài, gửi cho một số tờ báo, tạp chí của các hội đoàn người Việt chống Cộng ở Pháp, xuyên tạc cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Năm 1996, Phạm Minh Hoàng quen với Nguyễn Ngọc Đức, là “Trung ương ủy viên” của tổ chức khủng bố Việt Tân tại Pháp rồi được Đức móc nối gia nhập tổ chức khủng bố Việt Tân. Năm 1998, Hoàng trở thành thành viên chính thức của Việt Tân. Cũng trong năm đó, nhận lệnh của Việt Tân, Phạm Minh Hoàng làm thủ tục xin được về nước mà mục đích là để tìm cơ hội hoạt động. Trong một bản tự khai tại Cơ quan An ninh điều tra, Phạm Minh Hoàng, viết: "Khi tham gia Việt Tân, tôi biết rõ đây là một tổ chức có âm mưu, ý đồ chống phá đất nước".
Năm 2000, Phạm Minh Hoàng được Trường đại học Bách khoa TP HCM nhận vào làm giảng viên hợp đồng. Để tuyển mộ người cho tổ chức khủng bố Việt Tân, Phạm Minh Hoàng thành lập những nhóm sinh viên, thanh niên, hoạt động dưới hình thức đào tạo "kỹ năng mềm", trang bị kiến thức vào đời cho giới trẻ nhưng bên trong, Hoàng hướng dẫn cho họ các phương pháp đấu tranh "bất tuân dân sự". Vẫn theo lời khai của ông ta, thì: "Dự định của tôi là sẽ thành lập những tổ chức Việt Tân trá hình để lôi kéo giới trẻ rồi trong số những người ấy, tôi sẽ chọn những người ưu tú nhất để gửi ra nước ngoài, tham dự những khóa đào tạo do Việt Tân tổ chức. Sau đó quay trở về, làm hạt nhân kích động người dân biểu tình, bạo loạn để Việt Tân nương theo, cướp chính quyền".
Song song với những hoạt động này, Phạm Minh Hoàng còn lần lượt viết 29 bài dưới cái tên Phạm Kiến Quốc, gửi cho Việt Tân để Việt Tân tung lên mạng internet. Nội dung của những bài viết ấy, ông ta xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động người dân theo ý đồ của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Ngày 17/11/2007, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trần Công Minh (Việt kiều Pháp), Trương Văn Sĩ (tức Trương Leon - Việt kiều Mỹ) bị Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ vì đã cùng Nguyễn Quốc Quân - trung ương ủy viên Việt Tân - kẻ vào Việt Nam trái phép bằng căn cước Campuchia giả mạo dưới cái tên Ly Seng, tiến hành tổ chức đường dây xâm nhập bí mật qua biên giới Việt Nam, Campuchia để đưa người, vũ khí, chất nổ về Việt Nam, thực hiện âm mưu khủng bố. Riêng Nguyễn Ngọc Đức nhanh chân chạy thoát. Trong trại giam, Nguyễn Thị Thanh Vân và Trần Công Minh đã khai báo rất thành khẩn - kể cả khai luôn về Phạm Minh Hoàng.
Nguyễn Thị Thanh Vân sinh ngày 4/6/1956 tại Sài Gòn, tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân năm 1993 qua sự giới thiệu của Nguyễn Ngọc Đức và Trần Đức Tường, rồi được phân công làm biên tập viên của "Tập san Dân chủ". Sau đó, là phát thanh viên của Đài Phát thanh "Chân trời mới" dưới cái tên Thanh Thảo. Trên tờ tạp chí và trên đài phát thanh này, Nguyễn Thị Thanh Vân thường xuyên có những bài viết, bài đọc, xuyên tạc tình hình, nói xấu, vu khống Nhà nước Việt Nam.
Đầu tháng 11/2007, theo sự chỉ đạo của Trần Đức Tường, Nguyễn Thị Thanh Vân từ Pháp sang Campuchia để gặp Lưu Ngọc Bang (tức Nguyễn Quang Phục, tức Khumni Somsak - Việt kiều Thái Lan) rồi sau đó, Vân cùng Bang mang về Việt Nam 900 huy hiệu (logo) Việt Tân để tán phát, nhằm thực hiện ý đồ công khai hóa.
Ngày 17/11/2007, lần lượt Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sỹ, Lưu Ngọc Bang đến nhà Nguyễn Thế Vũ. Trước đó, theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Thuận - thành viên Việt Tân ở Oslo, Na Uy, Vũ đã thu thập danh sách và địa chỉ của hơn 40 công ty và 7.000 địa chỉ cá nhân ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại nhà Vũ, căn cứ vào những địa chỉ mà Nguyễn Thế Vũ cung cấp, cả bọn cho truyền đơn vào phong bì rồi cắt, dán tên người nhận. Nội dung truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên vũ trang bạo loạn, kêu gọi công nhân đình công, gây bất ổn trong xã hội, kêu gọi gia nhập tổ chức Việt Tân rồi nương theo đó, Việt Tân sẽ lật đổ chính quyền.
Theo kế hoạch, nếu việc gửi truyền đơn, logo Việt Tân trót lọt, chúng sẽ tiếp tục đưa thêm nhiều toán khác về nước để tuyển mộ, tập hợp lực lượng, biến Việt Tân thành một tổ chức đối đầu công khai, kích động người dân biểu tình, bạo loạn lật đổ Nhà nước. Tuy nhiên, khi cả bọn đang tiến hành cắt dán thì bị Cơ quan An ninh Việt Nam bắt quả tang, với tang vật gồm 6.750 tờ truyền đơn, 1.100 phong bì đã dán tem, 7.025 phong bì chưa dán tem, 3.775 tem thư loại 800 đồng, 900 logo, 990 danh thiếp...
Trong trại tạm giam, Nguyễn Thị Thanh Vân khai tất tần tật về các thành viên Việt Tân mà Vân đã từng gặp gỡ, tiếp xúc, cũng như nhân sự của tờ tạp chí "Tập san Dân chủ" và Đài Phát thanh "Chân trời mới", cùng các quy luật hoạt động, tổ chức mạng lưới thông tín viên, cộng tác viên. Tiếp xúc với chúng tôi lúc ấy, Nguyễn Thị Thanh Vân luôn than thở, rằng: "Do thiếu hiểu biết về tình hình trong nước nên tôi đã bị lừa. So sánh với những gì mắt thấy, tai nghe trong thời gian ở TP HCM, tôi thấy nội dung của truyền đơn Việt Tân kêu gọi lật đổ chính quyền là hoàn toàn không phù hợp...".
Rồi chị ta tiếc rẻ: "Nếu tôi tỉnh táo, không tham gia với bọn Việt Tân, thì giờ này tôi đang ở ngoài, sống cuộc sống tự do như bao nhiêu người dân thành phố khác. Tự do đi chơi, mua sắm, ăn uống, sửa... sắc đẹp vì ở TP HCM sửa sắc đẹp rẻ hơn ở Pháp rất nhiều".
Ngày 7/12/2007, Nguyễn Thị Thanh Vân đề nghị cán bộ trại giam cho mình giấy, bút, rồi viết liền một mạch bản nhận tội và đơn xin khoan hồng. Trong đơn, Nguyễn Thị Thanh Vân cam kết: "... Khi trở về Pháp, tôi sẽ từ bỏ tổ chức Việt Tân, cũng như không tham gia bất kỳ một tổ chức nào hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Tôi nhận thấy tôi đã vi phạm pháp luật, tôi rất hối hận về việc này...".
Thế nhưng, lúc đặt chân về lại đất Pháp, theo chỉ đạo của bọn Việt Tân, Nguyễn Thị Thanh Vân lại mồm loa mép giải, dựng chuyện, bịa đặt về thời gian chị ta bị giam giữ. Những lời lẽ sai sự thật này, được bọn Việt Tân tung lên mạng Internet, lên Đài Phát thanh "Chân trời mới", lên "Tập san Dân chủ" nhưng vẫn chẳng bịp được ai.
Nắm được những thông tin về Phạm Minh Hoàng, Cơ quan An ninh Việt Nam đã mời Hoàng lên động viên, giáo dục ông ta từ bỏ con đường sai trái. Tuy nhiên, thay vì chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật, thì theo lời khai của ông ta sau ngày bị bắt: "Tôi vẫn lén lút liên hệ bằng điện thoại, e-mail với Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân" mặc dù Thanh Vân là người đã bán đứng ông ta không thương tiếc.
Ngày 26/11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người nữa tên Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia bằng hình thức du lịch, toàn bộ chi phí đều do Việt Tân cung cấp. Hoàng khai: "Lúc đầu, chúng tôi chọn Singapore nhưng vì Việt Tân yêu cầu phải bảo mật, nên chúng tôi chuyển sang Malaysia". Trong suốt 3 ngày tại đây, Hoàng, Oanh và Hùng đã được Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân tiến hành huấn luyện "phương pháp đấu tranh bất bạo động".
Thực chất của cái "đấu tranh bất bạo động" chẳng qua là vì trước đây, Hoàng Cơ Minh, kẻ cầm đầu "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam", kẻ đã đẻ ra "đảng Việt Tân" đã 3 lần đưa người, vũ khí, chất nổ về Việt Nam để tiến hành bạo loạn, cướp chính quyền bằng 3 cuộc hành quân "Đông Tiến".
Sau khi Hoàng Cơ Minh bị dân quân du kích, bộ đội Lào bắn bị thương, rồi tự sát, tay chân của Hoàng Cơ Minh còn tiếp tục thực hiện thêm những cuộc hành quân "Đông Tiến" khác nhưng đều bị đập tan. Để xóa đi cái tai tiếng khủng bố, bọn cầm đầu Việt Tân như Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định..., tuyên bố Việt Tân chủ trương "đấu tranh bất bạo động", nhưng đó chỉ là động tác lấy vải thưa che mắt thánh bởi lẽ qua chuyến xâm nhập của Nguyễn Quốc Quân với ý đồ thiết lập một tuyến xâm nhập bí mật để đưa người và vũ khí về, hoặc Nguyễn Thị Phượng, tiến hành âm mưu đánh chất nổ ở tượng đài Bác Hồ, Bưu điện TP HCM, trường học, ga xe lửa, rạp hát, nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam 30-4 vừa qua, là chứng cứ cụ thể, khẳng định dù có thay hình đổi xác, thì Việt Tân vẫn là một tổ chức khủng bố.
Trở lại chuyện Phạm Minh Hoàng, đầu năm 2010, Phạm Duy Khánh, ở Pháp, Huỳnh Châu, ở Mỹ và Huỳnh Jolia Trang, ở Australia - cả ba đều là thành viên Việt Tân, nhập cảnh Việt Nam. Sau khi gặp Phạm Minh Hoàng, bọn chúng đã sử dụng chức năng giảng viên đại học của Hoàng, tiến hành lôi kéo hơn 40 sinh viên, học sinh tham gia khóa đào tạo "kỹ năng mềm" mà thực chất theo lời khai của Hoàng, thì: "Đó là những lớp đào tạo, huấn luyện, tuyển mộ, kết nạp thành viên vào tổ chức Việt Tân, hoạt động chống Nhà nước".
Chưa hết, ngày 4/7/2010, tại nhà riêng của Phạm Minh Hoàng, ông ta đã cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng, Đoàn Đắc Tuấn, tổ chức nhóm họp "chi bộ Việt Tân ở Sài Gòn". Trong buổi họp ấy, Hoàng và vợ thừa nhận mình là Việt Tân, Đoàn Đắc Tuấn cũng nhận là Việt Tân để tạo điều kiện cho vợ Hoàng là Lê Thị Kiều Oanh, rủ Nguyễn Thanh Hùng tham gia tổ chức. Tiếp theo, Hoàng chỉ đạo thành lập 3 tổ chức Việt Tân trá hình, là "Câu lạc bộ Hướng Dương", "Trứng bay", "Cọp lãnh đạo" rồi phân công Oanh, Tuấn, Hùng cầm đầu các tổ chức này.
Trước những sự việc ấy, một lần nữa Cơ quan An ninh lại mời Phạm Minh Hoàng đến, phân tích, thuyết phục, giáo dục. Tuy nhiên ông ta vẫn phớt lờ. Vì vậy, ngày 13/8/2010, Phạm Minh Hoàng bị bắt theo Điều 79 Bộ luật Hình sự "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" với đầy đủ chứng cứ.
Sau khi bị bắt, trái với thái độ ban đầu, Phạm Minh Hoàng khai báo rất thành khẩn. Trong đơn xin khoan hồng, ông ta viết: "Trong tất cả 29 bài viết của tôi dưới bút danh Phạm Kiến Quốc gửi cho Việt Tân để chúng tán phát lên mạng internet, có nhiều chi tiết không đúng sự thật mà mục đích là làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước... Tôi nhận thức việc làm của tôi như trên là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong được Nhà nước xem xét, khoan hồng để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình".
Sau khi Phạm Minh Hoàng bị bắt, tổ chức khủng bố Việt Tân im hơi lặng tiếng một thời gian, rồi sau đó tuyên bố ầm ĩ: "Việt Tân xác nhận Phạm Minh Hoàng là đảng viên Việt Tân để tránh cho ông Hoàng không bị tra tấn, hành hạ (?!)". Mục đích của Việt Tân khi ra tuyên bố này, chỉ là để khoe khoang rằng, Việt Tân hiện đang công khai hoạt động tại Việt Nam, như nhiều lần trước đây, Việt Tân đã từng "nhận vơ" nhiều người khác là người của mình! Chúng tôi hỏi Phạm Minh Hoàng, trong suốt thời gian bị bắt đến nay, ông được đối xử như thế nào? Ông ta trả lời: "Cán bộ điều tra rất tôn trọng tôi. Thậm chí chưa hề có ai lớn tiếng hay quát nạt tôi chứ nói gì đến chuyện tra tấn, đánh đập".
Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ Phạm Minh Hoàng, qua lời khai của Phạm Minh Hoàng, Cơ quan An ninh đã có đủ cơ sở, chứng cứ để kết luận bà Oanh là thành viên Việt Tân, thuộc "chi bộ Việt Tân tại Sài Gòn". Tuy nhiên, do đang còn nuôi con nhỏ, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo nên Cơ quan An ninh chưa áp dụng biện pháp tố tụng đối với bà này
- ASEM kêu gọi Miến Điện trả tự do cho tù chính trị (RFI)
Đường Loan Tuyệt Phẩm (Đinh Tấn Lực)
Khánh Minh – Những trí thức thú nhận tội và Đảng Việt Tân
Sân khấu cũ, kịch bản cũ, nhân vật mới, vở kịch tái diễn hoàn chỉnh.
Thay thế Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, lần này là giáo sư Phạm Minh Hoàng. Điểm khác biệt: ông Phạm Minh Hoàng có 2 quốc tịch Pháp và Việt Nam, là Việt kiều tự nguyện hồi hương về giảng dạy trong nước từ năm 2000. Khi bị bắt, ông đang là giáo sư hợp đồng tại trường Đại học Bách Khoa.
Qua lời thú nhận của ông trên clip video thì ông Hoàng là đảng viên của Đảng Việt Tân từ năm 1998.
Như vậy kể từ ngày bị “bắt khẩn cấp” 13.08.2010 đến ngày 29.09.2010, chỉ hơn một tháng bị thẩm vấn điều tra (không biết bằng phương pháp nặng tay hay nhẹ tay?) thì người đảng viên Việt Tân này đã thú nhận hết mọi tội.
Khi ông mới bị bắt thì vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh lên tiếng phản đối, nói rằng: ông Hoàng không phải là đảng viên Việt Tân, bà cũng không biết gì về tổ chức này.
Trong đơn xin khoan hồng, ông Hoàng viết: “Trong tất cả các bài viết của tôi dưới bút danh Phan Kiến Quốc gửi cho Việt Tân để phát tán lên mạng internet, có nhiều chi tiết không đúng sự thật mà mục đích là làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tôi nhận thức việc làm của tôi như trên là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong được Nhà nước xem xét, khoan hồng để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình”.
Nhìn hình ông qua video, gương mặt sáng, trí thức, đượm vẻ lo âu, suy nghĩ, giọng nói ông là giọng nói của người Bắc 54 (Bắc di cư), nghe ông đọc trơn tru bài bản đã viết sẵn, sao thấy quá thất vọng và buồn nặng trĩu.
Rồi tự hỏi, chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay có phương pháp thẩm vấn điều tra gì hiệu quả đến mức những quí vị trí thức đấu tranh cho dân chủ, vừa bị bắt chỉ hơn một tháng là thú nhận mọi tội lỗi, kể cả tội tày đình nhất là “tổ chức phá hoại nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền” và tha thiết “xin khoan hồng để sớm trở về với gia đình”.
Điều đáng chú ý nữa là những quí vị này đều có liên quan đến Đảng Việt Tân, hay là người do Đảng Việt Tân xây dựng.
Rồi so sánh những thành viên Việt Tân này với những tù nhân bất khuất mới được ra tù hay mới được tạm tha gần đây và thấy sự khác biệt quá xa: những tù nhân lão thành, khi vào tù tóc vẫn còn đen, đến nay đã phơ phơ đầu bạc: Nguyễn Anh Hảo (23 năm tù) Trương Văn Sương (33 năm 4 tháng tù) Nguyễn Hữu Cầu (hơn 30 năm), Trần Văn Thiêng (án 20 năm nhưng đã ở tù hơn 20 năm)… Danh sách còn dài nữa.
Khác biệt quá xa ở đây là những tù nhân này dù bị thẩm vấn nặng, bị khủng bố tinh thần, không được thăm nuôi, bị cùm biệt giam rất lâu, có người bị tra tấn đến chết như tù nhân thiếu úy Trần Quang Trân bị án tử hình ngày 19.06.1982 tại trại tù Tiên Lãnh[1], nhưng vẫn kiên quyết không viết bản thú tội, không xin khoan hồng để được giảm án, sớm được trở về với gia đình.
Những người này cũng không phải thành viên của Mặt trận Hoàng Cơ Minh trước đây (tên gọi tắt của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam), tiền thân của Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân.
Ông Nguyễn Khắc Toàn, một bạn tù của ông Trương Văn Sương kể lại: “Nhiều lần ông Sương bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, ông đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đấu cho tự do dân chủ”.
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang có nhiều kỷ niệm với ông Nguyễn Hữu Cầu: “Sống trong tù với anh Nguyễn Hữu Cầu một thời gian không dài lắm, tôi cảm phục chí khí bất khuất kiên cường của anh Cầu. Anh đã gần 500 lần viết những lá đơn để kháng cáo tội bị gán cho mình. Nhà tù đã dùng biết bao cực hình để khuất phục ý chí của anh. Nhưng chưa một lần nào viết bản kiểm điểm mà anh ghi vào đó rằng ‘tôi nhận tội’ cả. Mà anh ghi thế này: ‘Tôi luôn luôn giữ quan điểm là tôi vô tội. Người có tội chính là Đảng Cộng sản Việt Nam’. Vì vậy anh luôn luôn bị biệt giam, bị cùm. Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi. Nhưng may mắn số trời để cho anh sống.”
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, hơn 20 năm, 30 năm trong tù của những lão tù nhân trên tính ra là bao nhiêu hằng số thiên thu, vậy mà họ vẫn giữ được tinh thần bất khuất. Số tù nhân trẻ bất khuất cũng có, như luật sư Lê Thị Công Nhân, và cô không phải thành viên Đảng Việt Tân.
Trong khi đó, những người có liên hệ đến Đảng Việt Tân vừa bị bắt, mới qua điều tra thẩm vấn, đã thú nhận mọi tội và xin khoan hồng. Điều này làm tôi suy nghĩ về qui mô tổ chức, phương thức tuyển chọn thành viên, đào tạo đảng viên, xây dựng cơ sở của Đảng Việt Tân, một đảng tương đối có tổ chức, quá trình hoạt động lâu dài từ 1975 đến nay, cơ sở rộng khắp từ Mỹ, Úc, Âu châu, Việt Nam, Thái Lan… Trong hai thập niên 80 và 90, Mặt trận Hoàng Cơ Minh hoạt động khá mạnh, thu hút đông đảo thành viên, nhưng rồi trong nội bộ xảy ra các vụ tranh chấp, số đảng viên rời tổ chức khá đông, gây mất tin tưởng nơi cộng đồng người Việt hải ngoại.
Năm 1995 một đảng viên của Mặt trận Hoàng Cơ Minh cho tôi xem ít tài liệu, hình ảnh và cương lĩnh của Mặt trận, xem qua thấy ngay về hình thức họ hình như sao chép giống Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trước năm 75. Trên trang đầu cuốn sổ nhỏ cương lĩnh là hình ông Hoàng Cơ Minh để bộ râu dài, tóc hơi bạc trắng, trên cổ có khăn rằn, giống như hình ông Hồ Chí Minh; mấy tấm hình khác cho thấy thành viên của Mặt trận mặc áo bà ba đen, cổ đeo khăn rằn, còn đồng phục cho thanh niên là sơ-mi nâu, quần đen. Tôi hỏi, sao giống cán bộ giải phóng miền Nam trước 75 quá? Họ nói, để dễ tạo niềm tin cho dân miền Nam! Không hiểu họ có tìm hiểu tâm lý người dân miền Nam chưa, chứ bản thân tôi, dân miền Nam thành thị, bỏ quê hương ra đi, thì cứ mỗi khi nhìn thấy bộ bà ba đen với cái khăn rằn, đôi dép râu hay nón cối là phát ớn lạnh rồi! Đến nay thì hình thức kiểu trên có vẻ đã chấm dứt.
Đặc biệt những tấm hình chụp các buổi họp nội bộ đều chụp từ sau lưng, để không lộ mặt đảng viên, và những tấm hình ở hội họp cấp cao đều không có phụ nữ. Họ e ngại phụ nữ dễ tiết lộ bí mật nội bộ chăng? Phương thức kết nạp thành viên của họ cũng giống như kết nạp thành viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thanh niên phải được kết nạp vào Đoàn trước, vào Đảng phải qua ba bậc: cảm tình đảng, đối tượng đảng, rồi mới thành đảng viên.
Dù tổ chức có vẻ qui mô chặt chẽ, kết nạp thành viên khó khăn, nhưng không biết chính quyền cộng sản Việt Nam có gài được người vào tổ chức của Mặt trận không. Hãy xem, đợt “Đông tiến 1″ năm 1986, tiến quân qua Lào để xâm nhập vào Việt Nam thì mới đến biên giới đã bị bộ đội Việt Nam phục kích, đánh chặn, tổn thất nặng. Đến đợt “Đông tiến 2″ năm 1987 vượt sông Mekong, định xâm nhập vào Tây Nguyên để xây dựng căn cứ, thì cũng bị đón lõng ở bên sông, bị tấn công, thất trận, ông Hoàng Cơ Minh bị thương và chết nơi đây.
Phải chăng vì muốn mở rộng cơ sở khắp nơi, khuếch trương danh tiếng, phát triển quân số, nên Mặt trận đã kết nạp thành viên đông đảo, do đó đã bị cộng sản cài người làm nội tuyến?
Cách đây không lâu có một bà là đảng viên Việt Tân ở Mỹ, đi du lịch về Việt Nam ngắn hạn, rồi trở qua Mỹ an toàn. Bà kể là bà đã gặp gỡ người này, người kia, mà nhà nước không biết bà là ai, bà có vẻ tự hào hoàn thành sứ mệnh được giao. Nhưng chỉ ít lâu sau thì những người có vinh hạnh gặp bà, đều lần lượt vào tù. Bà ắt hẳn không biết chính quyền cộng sản bình thản cấp visa để bà về nước, rồi để bà ra đi bình yên, có khi còn cho bà về nhiều lần nữa, thì mới từ từ chộp được một mẻ cá to. Bà hơi bị nhầm và hơi ngây thơ khi tưởng họ không biết gì về bà.
Sau khi bị bắt thì nhóm luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức đều khai đã từng tham gia khóa huấn luyện bất bạo động do Việt Tân chủ trì ở Pattaya, sau đó tham dự họp với Nguyễn Sĩ Bình ở Phuket (Thái Lan). Theo báo Tuổi Trẻ thì tháng 11-2009, ông Phạm Minh Hoàng cùng vợ và Nguyễn Thanh Hùng (một thành viên của Việt Tân) sang Malaysia tham dự khóa học “phương pháp đấu tranh bất bạo động” do Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức và Nguyễn Thị Thanh Vân “đứng lớp”.
Dường như những nhà trí thức này quá tự tin, họ không nghĩ rằng khi một nhóm người cùng đi ra nước ngoài, mà lại toàn là “top-manager”, thì nếu không vì mục đích business tất phải vì “top-secret” gì đó, một chính quyền đa nghi như nhà nước Việt Nam làm sao mà không chú ý, nhất là những hành động, phát ngôn của những người này đã bị chính quyền quan tâm sâu sát từ lâu. Ngay Đảng Việt Tân cũng không biết đã sai lầm khi tổ chức khóa học đông người, mà những người tham dự đều biết lẫn nhau. Để so sánh: Tôi nghe một vài cán bộ kể lại rằng trước kia ở những cuộc họp, học tập trong R hay địa điểm bí mật ở Củ Chi, Tây Ninh, các đảng viên cộng sản đều phải che kín mặt, ngồi xa nhau, đêm ngủ trong một hầm riêng, để không ai biết ai, như thế khi hoạt động bị bại lộ, họ không thể khai báo gì về những thành viên khác. Khi đi vào, đi ra khỏi cơ sở bí mật, thì đi từng người theo các ngả khác nhau.
Tôi còn nhớ sau vụ án nhà thờ Vinh Sơn, có một cuộc họp mặt giữa giáo dân và ngành công an, tại địa điểm là Trường Quốc gia Hành chánh cũ (trên đường Trần Quốc Toản cũ). Hôm đó ông Mai Chí Thọ, hình như lúc đó là Giám đốc Sở Công an Thành phố, lên bục cầm micro nói giọng sang sảng, cố ý dằn mặt giáo dân, đại ý như sau: “Tôi nói cho các anh chị biết, những việc các anh chị làm hiện nay thì Việt cộng chúng tôi đã làm từ xưa rồi, như giả vờ đến nhà thờ cầu kinh, hẹn gặp mặt ở nghĩa trang, quán nước, cải trang làm người bán hàng để lén lút trao đổi tài liệu, thư mật cho nhau thì chúng tôi đều đã làm hết rồi, nên tôi xin các anh thôi cho, đừng có hoạt động chống phá nữa, các anh tay mơ lắm!”
Từ trường hợp của bà điệp viên “không-không-biết” từ Mỹ về Việt Nam và giáo sư Phạm Minh Hoàng gần đây, tôi thấy vấn đề xây dựng cơ sở và đào tạo thành viên của Đảng Việt Tân có lẽ chưa cẩn mật, đã làm thiệt mất bao nhiêu đảng viên ưu tú. Hơn nữa còn làm nản lòng, mất niềm tin của nhiều người đang trông đợi một cuộc đổi đời trong nước. Mỗi khi tổ chức nào bị thất bại, có nhân vật nào bị bắt, bị lên truyền hình nhận tội, người ta lại chép miệng thở dài: “Quái, không biết mấy tay này làm ăn kiểu gì, cứ mới ngo ngoe, chưa làm nên trò trống gì đã bị tom rồi, đồ dởm!”
Giương cao ngọn cờ đấu tranh giành tự do, dân chủ, phát triển dân sinh, Đảng Việt Tân đã thu hút được nhiều thành viên trí thức ưu tú, những người có tấm lòng yêu nước, yêu dân chủ thật sự, đó là điểm thành công nhất. Nhưng để đào tạo một đảng viên trung kiên, có dũng khí can trường, đối mặt với nhà tù, chịu đựng những vụ tra tấn hành hình thì chưa đạt. Những người đến với Đảng Việt Tân vì chán ghét chế độ kềm kẹp, bất công trong nước, vì lý tưởng trong sáng thì có, nhưng việc rèn luyện ý chí đấu tranh, kinh nghiệm với mùi nhà tù thì còn thiếu, có thể gọi đó là “những nhà cách mạng amateur”.
Ngay cả bộ phận đầu não của Việt Tân, đã có sự rèn luyện ý chí, huấn luyện về kỹ thuật chiến đấu, phương thức chiến đấu và đào tạo nhân lực có bản lĩnh cho kế hoạch lâu dài chưa? Đối phó với một chính quyền cáo già đầy mưu mô lão luyện như vậy thì hoạt động của đảng đối lập cần chuyên nghiệp hơn, mưu trí hơn, kỷ luật chặt chẽ hơn, cẩn mật hơn nhiều.
Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây có những đảng viên trung kiên, khi bị bắt đã không khai báo cơ sở, không lộ tên những đồng chí của mình, chịu đựng tra tấn đến chết? Tất nhiên số người phản bội, khai báo cơ sở cũng có, nhưng là số ít. Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam đã đào tạo được những người tài trí, ẩn mình trong chính quyền miền Nam, tạo được uy tín bằng chính khả năng của họ, được tin tưởng, đạt đến chức vụ rất cao mà không bị phát giác như: Vũ Ngọc Nhạ (trong chính quyền Ngô Đình Diệm) Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo… Điều đáng chú ý là những nhân vật này đều hoạt động đơn tuyến. Họ không có thành viên cùng họp, cùng làm với họ. Họ có nhiều bí danh, hoá trang thành người khác tùy lúc, tùy hoàn cảnh, làm nghề khác, chính người thân trong gia đình còn không nhận ra dù họ ở trước mặt, có khi không biết họ ở đâu, làm gì nữa kìa.
Đảng Việt Tân có cài được nhân vật nào được chính quyền cộng sản tin cậy tương tự như vậy chưa? Nếu chưa thì cuộc chiến đấu cho tự do, dân chủ của Đảng Việt Tân hẳn còn nhiều gian nan.
© 2010 Khánh Minh
© 2010 talawas
[1] Xin xem chi tiết về Vụ án Trần Quang Trân tại đây:http://hungvietsite.org/blog/2010/07/28/v%E1%BB%A5-an-tr%E1%BA%A7n-quang-tran-%E1%BB%9F-tr%E1%BA%A1i-tu-tien-lanh/
----------
Xếp hàng với cò mồi? (Lữ Giang) (e-ThongLuan)-
Trang web của đài RFA ngày 24.9.2010 đã phổ biến bài dưới đề tựa “Đảng Việt Tân trúng bẫy Hà Nội?” ghi lại cuộc phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân, về lý do tại sao đảng này lại xác nhận 4 thành viên của họ đang hoạt động tại Việt Nam vừa bị bắt. Người phỏng vấn là ký giả Mặc Lâm.
Đọc bài này, chúng ta thấy ông Đỗ Hoàng Điềm cũng chỉ cãi chày cãi cối như Hoàng Tứ Duy và chứng tỏ rằng đảng Việt Tân biết rất ít về chủ trương, phương thức hành động và thủ đoạn của đảng CSVN trong việc khống chế các thành phần bị coi là chống đối. Ông còn tự đồng hoá đảng Việt Tân với đám chống cộng cò mồi do Công An CSVN lập ra để gài bắt các con mồi... Do đó, chuyện “Đảng Việt Tân trúng bẫy Hà Nội” là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên.
Những lời giải thích vớ vẩn
Mở đầu, ký giả Mặc Lâm hỏi rằng trên trang web chính thức của Việt Tân ghi rằng .“Phải đợi đến sau khi đảng Việt Tân lên tiếng tố cáo trước công luận, nhà cầm quyền CSVN mới chịu thú nhận việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng vào ngày 9 tháng 9 vừa qua”, phải chăng đây là một hành động chứng tỏ Việt Tân đã trúng bẫy của Hà Nội?
Lời giải thích của ông Đỗ Hoàng Điềm gồm những điểm chính sau đây:
(1) Sở sĩ đảng Việt Tân phải công bố như thế vì Hà Nội thường xuyên bắt giữ rất nhiều người và không bao giờ xét xử hoặc đem ra trước công luận nên đảng Việt Tân phải làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới.
(2) Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử nặng hay nhẹ một người nào đó không lệ thuộc vào những bằng chứng họ có trong tay hoặc người đó có theo đảng phái nào hay không. Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, phát ngôn nhân của đảng Thăng Tiến Việt Nam phải chịu một bản án là 3 năm tù, trong khi đó nhiều người không nằm trong một đảng nào như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị 6 năm tù.
(3) Việc công bố sự liên hệ của 4 người này đối với đảng Việt Tân là để có thể huy động được sự đấu tranh một cách hữu hiệu hơn.
Ông Đỗ Hoàng Điềm đã đưa trường hợp ba đảng đã lên tiếng xác nhận những người của họ bị bắt là Đảng Thăng Tiến, Đảng Dân Chủ Việt Nam và Đảng Dân Chủ Nhân Dân và cho rằng sự chính thức xác nhận những người của họ bị bắt làm cho sự tranh đấu trở nên hữu hiệu hơn.
Ký giả Mặc Lâm hỏi rằng khi đảng Việt Tân tuyên bố có đảng viên hoạt động trong nước như vậy thì sai nguyên tắc của quốc tế hay không, vì mỗi quốc gia có một luật riêng về các hoạt động đảng phái của họ. Ông Đỗ Hoàng Điềm nói ông nghĩ rằng lý do chính mà Đảng CSVN “có thái độ khá là gay gắt đối với đảng Việt Tân không phải vì đảng Việt Tân có chi nhánh hoạt động ở ngoài nước Việt Nam, mà lý do chính là những hoạt động của chúng tôi họ không chấp nhận. Có thể họ đánh giá hoạt động của chúng tôi có giá trị, có khả năng hay tầm ảnh hưởng nào đó đối với nhân dân Việt Nam...”
Những lời phát biểu này cho thấy đảng Việt Tân biết rất ít về phương pháp cộng sản và nguỵ biện.
Không nắm vững chủ trương của đảng CSVN
Thông thường khi thanh toán một thành phần có hành động chống đối chế độ, đảng CSVN thường tuỳ theo MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG để áp dụng biện pháp xử lý chứ không theo những tiêu chuẩn như Đỗ Hoàng Điềm đã nêu ra. Chúng tôi đã từng đưa vụ Cồn Dầu ra làm thí dụ cụ thể:
Khi một nhóm giáo dân quyết định dùng đám tang bà Đặng Thị Tân để chống lại lệnh giải toả nghĩa địa của giáo xứ, Công An đã coi anh Nguyễn Thành Năm, người phụ trách tang lễ của giáo xứ, như là người chủ mưu, nên ra lệnh cho toán dân phòng thanh toán. Sở dĩ Công An cho lệnh thanh toán mà không cần truy tố và xét xử, vì cho rằng anh ta là thành phần nguy hiểm: Mặc dầu linh mục chính xứ đã khuyến cáo nên đưa quan tài bà Tân ra “viếng tiên tổ” rồi đưa đi chôn nơi khác, và lực lượng an ninh đã bao quanh nghĩa trang, anh ta vẫn quyết định đưa quan tài bà Tân đến nơi đó. Điều này chứng tỏ anh ta là người hành động có kế hoạch và có quyết tâm. Nếu “nhẹ tay” với anh ta, người khác sẽ đi theo con đường của anh ta.
Đối với những người cổ võ đấu tranh, anh Nguyễn Thành Năm là một anh hùng, nhưng đối với Công An anh ta là thành phần nguy hiểm nên cho thanh toán.
Về phương diện đấu tranh chính trị, kinh nghiệm cho thấy Công An đã chia các thành phần đối kháng ra hai loại để áp dụng các biện pháp đối phó khác nhau:
Loại 1: Những thành phần có hành động chống đối tự phát do bức xúc của cá nhân hay những thành phần chỉ thích đánh phèng la...
Loại 2: Gồm những thành phần chống đối sau đây:
Đối với loại 2: Công An coi đây là những thành phần nguy hiểm, nên gài bẫy để bắt và trừng phạt nặng.
Công An thường gài cho dính với một tổ chức đấu tranh ở trong nước (như khối 8406) hay hải ngoại (như đảng Việt Tân) hoặc một tổ chứng chống cộng cò mồi do họ lập ra (như Đảng Dân Chủ Việt Nam, Đảng Vì Dân...) để tạo ra những bằng chứng không thể chối cãi được. Sau đây là một vài thí dụ cụ thể:
Ông Đỗ Hoàng Điềm đã nại trường hợp một số đảng đã xác nhận người họ bị bắt để biện minh cho Việt Tân, đó là đảng Thăng Tiến, Dân Chủ Việt Nam và Dân Chủ Nhân Dân. Nhưng các đảng này đều là các đảng chống cộng cò mồi, có nhiệm vụ phải xác nhận như vậy để những người bị bắt không còn chối cãi được.
Đảng Thăng Tiến rồi Liên Đảng Lạc Hồng đều nằm trong hệ cấp của Đảng Vì Dân, một đảng chống cộng cò mồi do Nguyễn Công Bằng điều khiển. Đây là đảng đã đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý và Lê Thị Công Nhân vào bẫy. Tài liệu dẫn chứng đã được chúng tôi trình bày trong bài “Lại một con nhạn sa lưới” đăng trên Saigon Nhỏ số ra ngày 11/4/2008 và trên mạng lưới toàn cầu.
Đảng Dân Chủ Việt Nam, hậu thân của Đảng Nhân Dân Hành Động, một đảng chống cộng cò mồi khác do Nguyễn Sĩ Bình lãnh đạo. Đây là đảng nổi tiếng trong việc gài bẫy đưa những người hoạt động chống cộng ở Kampuchia vào bẫy cho Công An hốt, sau đó giăng một mạng lưới lớn đưa Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung vào tù. Tài liệu dẫn chứng đã được chúng tôi trình bày trong nhiều bài, nhất là bài “Thủ đoạn chính trị” được phổ biến ngày 23/6/2009.
Đảng Dân Chủ Nhân Dân là một đảng được nói là thành lập tại Sài Gòn ngày 18/1/1991 nhưng không có ban lãnh đạo, và bất cứ những ai đồng tình với bản Tuyên Ngôn của đảng đều được coi là đảng viên. Đảng Dân Chủ Nhân Dân chủ trương “chuyển hoá từ quản trị độc tài sang quản trị dân chủ sẽ được tiến hành từ từ, bảo đảm công ăn việc làm cho các viên chức của bộ máy cũ...”. Chúng tôi đã phân tích những trò đánh lận con đen của đảng này trong bài “Vàng thau lẫn lộn” đăng trên Saigon Nhỏ ngày 21/11/2006 và trên mạng lưới toàn cầu.
Tất cả những bài này đang được lưu trữ trên website motgoctroi.com, trong mục “Mỗi tuần một chuyện”.
Nay nếu ông Đỗ Hoàng Điềm xếp Đảng Việt Tân ngang hàng với các đảng nói trên, phải chăng ông đã tự đồng hoá Đảng Việt Tân với các đảng chống cộng cò mồi của Công An CSVN?
Lý do khiến đảng Việt Tân phải chính thức xác nhận người của họ được ông Đỗ Hoàng Điềm nêu ra trên không đứng vững. Có nhiều cách để “huy động được sự đấu tranh một cách hữu hiệu hơn”, chẳng hạn như cung cấp tài liệu cho các cơ quan truyền thông quốc tế, các chính khách ngoại quốc hay các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nhờ lên tiếng. Từ trước đến nay chúng ta vẫn làm như vậy. Đảng Việt Tân cũng có thể lên tiếng nhưng đừng nói những người bị bắt là đảng viên của Việt Tân, để những người bị bắt có thể dễ ứng biến. Chỉ có một lý do khiến đảng Việt Tân xác định những người bị bắt là đảng viên của họ, đó là đảng muốn “biểu dương khí thế”, la làng cho dư luận biết: Ta cũng có tranh đấu trong nước đấy! Nhưng chơi trò thí chốt này gian ác quá.
Cần đề cao cảnh giác
Trong thời gian gần đây, nhiều hoạt động của đảng Việt Tân ở trong nước đã bị bại lộ, kể cả việc cung cấp tiền cho dân oan khiếu kiện.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 24/9/2010 của Gia Minh, phóng viên RFA, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, quản nhiệm Hội thánh Tin Lành Mennonite ở Sài Gòn đã phát biểu như sau:
Dù giả thuyết nào đúng, kết quả cũng rất tai hại. Nhiều người có thành tâm thiện chí muốn làm một cái gì cho đất nước hay chỉ vì đang gặp khó khăn cần có sự giúp đỡ, đã trở thành nạn nhân của đảng Việt Tân.
Chúng tôi nghĩ, điều tốt nhất là những người tranh đấu trong nước đừng dính líu gì đến đảng Dân Chủ Việt Nam, đảng Vì Dân, đảng Dân Chủ Nhân Dân và đảng Việt Tân. Phải thẳng tay gạt ra những số tiền nhỏ mà họ đề nghị cung cấp hằng tháng, vì sớm muộn gì Công An cũng sẽ khám phá ra.
Trường hợp của khối 8406 đã được chúng tôi lưu ý nhiều lần. Trong khi ban đại diện của khối này ra tuyên ngôn, tuyên cáo chống cộng “lút cán” mà chẳng sao cả thì nhiều thành phần bị gài cho liên kết với khối 8406 đã bị bắt, bị truy tố và bị phạt rất nặng. Hiện nay hai thành phần thuộc ban đại diện là ông Nguyễn Xuân Nghĩa và ông Trần Anh Kim đã bị bắt vì những lý do đã nói trên, nhưng Linh mục Phan Văn Lợi vẫn phây phây “chống cộng” thoải mái. Phải chăng đây cũng là một cái bẫy được Công An nuôi dưỡng và dùng để gài bắt những thành phần chống đối?
Chúng tôi mong các nhà tranh đấu trong nước luôn thận trọng để tránh những tai hoạ đáng tiếc. Lữ Giang
Ngày 28/9/2010
© Thông Luận 2010
Vụ Phạm Minh Hoàng: Vợ GS Phạm Minh Hoàng trả lời RFA về quyết định truy tố của công an (RFA 29-9-10) ◄
TCBC số 3 v/v Công an CSVN họp báo xác nhận giam giữ và khởi tố ông Phạm Minh Hoàng
Ngày 29 tháng 9 năm 2010
Thông Cáo Báo Chí số 3
Về việc Công an CSVN họp báo xác nhận giam giữ và khởi tố ông Phạm Minh Hoàng
Trước sức ép của dư luận Việt Nam và quốc tế, công an Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã phải công khai sự kiện giam giữ ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên trường Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, đảng viên của đảng Việt Tân, qua một cuộc họp báo tổ chức vào sáng ngày 29 tháng 9 tại Sài Gòn. Trong cuộc họp báo này, họ cũng thông báo quyết định khởi tố ông Hoàng với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Đảng Việt Tân cực lực lên án nhà cầm quyền CSVN đã xuyên tạc những hoạt động ôn hòa với mục tiêu phục vụ dân tộc Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng và của đảng Việt Tân. Trong tất cả những bản tin đã được loan tải, cả 3 điểm chính mà CSVN dùng để lên án ông Hoàng đều thể hiện sự phi lý với những luận điệu chụp mũ, và không có điều gì để có thể gọi là “khủng bố” hay “gây bạo loạn”:
1. Viết bài phân tích những vấn đề của đất nước dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, thể hiện quyền tự do ngôn luận thì bị kết tội là “xuyên tạc chủ trương của đảng và nhà nước CSVN”. Tất cả những bài viết này đều đã được phổ biến rộng rãi và một phần đăng ở trang blog pkquoc.multiply.com. Ai cũng có thể đọc được để tự phán xét.
2. Tìm hiểu, học hỏi phương cách đấu tranh bất bạo động nhằm góp phần tạo sự thay đổi ôn hòa và tốt đẹp cho đất nước thì bị chụp mũ là "khủng bố", "gây bạo loạn". Tất cả các quan niệm, tài liệu, phim ảnh về phương thức đấu tranh bất bạo động của đảng Việt Tân đều được phổ biến công khai và rộng rãi, trên trang web www.viettan.org. Ai cũng có thể tham khảo và sẽ thấy sự chụp mũ của nhà cầm quyền CSVN là phi lý và xem thường dư luận.
3. Huấn luyện những kỹ năng mềm cho sinh viên để họ có thêm kiến thức và tự tin hơn khi bước vào đời sống xã hội thì bị lên án là tuyên truyền, huấn luyện thành viên để hoạt động chống phá nhà nước. Sự chụp mũ bừa bãi của nhà cầm quyền CSVN cho thấy họ coi thường nhận thức của những sinh viên đã theo học các khóa kỹ năng mềm do ông Phạm Minh Hoàng tổ chức và chà đạp lên tinh thần phục vụ giới trẻ của ông.
Nhà cầm quyền CSVN đã cố tình lờ đi những nỗ lực của ông Phạm Minh Hoàng nhằm góp phần tố cáo quyết định vô cùng tai hại cho môi sinh Việt Nam khi cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và sự nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ ngư dân. Đây là những nguy cơ đang đe dọa Việt Nam mà ông Phạm Minh Hoàng và đảng Việt Tân đã và đang cố gắng vạch trần trước dư luận, trong khi nhà cầm quyền CSVN cố tình tìm cách che đậy những nguy cơ này.
Nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục im lặng về sự giam giữ 3 thành viên khác của đảng Việt Tân là Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm. Họ đã bị bắt cùng khoảng thời gian với ông Phạm Minh Hoàng, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn không hề xác nhận và thông báo cho gia đình của họ.
Đảng Việt Tân thách thức nhà cầm quyền CSVN:
• Hãy chứng minh tại sao những hoạt động của đảng viên Việt Tân như đào tạo thế hệ trẻ, bảo vệ chủ quyền đất nước và môi sinh, thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tranh đấu cho quyền sống của dân oan và công bằng xã hội lại là “âm mưu lật đổ chính quyền”.
• Hãy chứng minh tại sao chủ trương đấu tranh bất bạo động để xây dựng dân chủ và canh tân đất nước của đảng Việt Tân lại là “khủng bố” và gây “bạo loạn”.
Ngày 29 tháng 9 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
Ai là khủng bố: chính quyền VN lường gạt nhân dân!
Kế đến, điều mà CA nói rằng tôi đã khai anh Phạm Minh Hoàng là một điều bịa đặt trắng trợn. Tôi cũng thách đố nhà cầm quyền CSVN đưa ra chứng minh bằng lời nói hay bất cứ văn bản nào chứng minh điều này. CA và nhà cầm quyền CSVN không thể tự cho phép quyền dựng lên mọi điều để gán ghép cũng như buộc tội bất cứ người dân nào. Nguyễn thị Thanh Vân
nttvan@viettan.org
VIỆT NAM: Phóng viên không biên giới chỉ trích việc truy tố giáo sư Phạm Minh Hoàng - (RFI)
Bộ Công an quyết định khởi tố ông Phạm Minh Hoàng talawas blog
Sáng 28.9, Bộ Công an họp báo tuyên bố về việc “Khởi tố, tạm giam 1 thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân” là giảng viên Phạm Minh Hoàng. Việt Nam Net đưa tin,
“Theo hồ sơ của cơ quan ANĐT, Phạm Minh Hoàng là con của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũ. Đến năm 1973, Phạm Minh Hoàng du học tại Pháp về nghành khoa học ứng dụng và vài năm sau tốt nghiệp với bằng thạc sĩ.
Tuy nhiên vì từ nhỏ được “gieo” vào đầu những kiến thức… chống cộng nên trong thời gian ở Pháp, Phạm Minh Hoàng đã có nhiều bài, viết đăng trên một số tờ báo, tạp chí với nội dung xuyên tác cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.”
Blogger Người Buôn Gió nhận xét về bản tin này,
“Ngồi vắt óc, nghĩ mãi tại sao báo chí lại đưa tin đoạn tiểu sử của anh Hoàng vào và nhấn mạnh anh là con sĩ quan Ngụy. Sau đi tìm bài anh Hoàng mới biết bài cuối cùng của anh có tên là Xóa Bỏ Hận Thù trong đó anh Hoàng nhắc tới chuyện hàn gắn vết thương chiến tranh hồi năm 1975. Bài này anh đặt nặng trách nhiệm cho Đảng CSVN trong vấn đề giải quyết vết thương. Chắc thế cho nên giờ báo Đảng CSVN mới cho lòi ra cái đoạn lý lịch Ngụy quyền của anh và thêm cái tội lật đổ chế độ nữa.
Rõ ràng chuyện hòa giải mà như thế này thì còn xa vời lắm. Thế mới biết vì sao ở Việt Nam ta khi xét lý lịch phải tính đến 3 đời.”
Cũng theo Bộ Công an, “họ có đủ bằng chứng để chứng minh bà Lê Thị Kiều Oanh cũng là đảng viên Việt Tân nhưng tạm thời chưa áp dụng các biện pháp tố tụng đối với người phụ nữ này vì bà đang nuôi con nhỏ.”
Theo BBC, “bà Lê Thị Kiều Oanh bác bỏ cáo buộc trên và cho biết bà “không phải đảng viên Việt Tân và chuyến đi Malaysia của vợ chồng tôi hoàn toàn là chuyến đi du lịch, gặp gỡ bạn bè cũ của anh Hoàng”… Bà cũng “đang cân nhắc yêu cầu luật sư kiện việc công an “tung tin không chính xác.”
Nhân sự kiện này, Blogger Kami bình luận,
“Qua chuyện này cho thấy, không chỉ các nhân viên công an của cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an và đa phần bạn đọc ở Việt nam không hiểu, cứ nghĩ rằng việc tham gia đảng phái chính trị ở nước ngoài cũng giống và khó khăn như việc phấn đấu vào đảng CSVN. Và có thể họ nghĩ rằng nó cũng giống như việc Bác Hồ tuyên truyền lôi kéo bà Nông Thị Ngát, mẹ của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh năm 1941 ở hang Pắc bó Hà quảng Cao bằng tham gia Mặt trận Việt minh ngày xưa. Vì hiểu như thế nên họ đã áp dụng theo “định luật” trường hợp của Bác Hồ để suy rằng bà Lê Thị Kiều Oanh là vợ chính thức có hôn nhân hợp pháp và có một cháu gái 6 tuổi với ông Phạm Minh Hoàng, có nghĩa là bà ta là đảng viên đảng Việt tân?! Mà có điều thắc mắc là tại sao kẻ tham gia tổ chức khủng bố nguy hiểm như bà Lê Thị Kiều Oanh lại được cơ quan an ninh khoan hồng “nhân đạo” dễ dàng như thế? Hay là vì chứng cứ buộc tội bà Oanh quá non tay,, hoặc cơ quan An ninh điều tra vu vạ họ cho qua chuyện hay vì họ chạy tiền cho ai?
Trên thế giới và kể cả ở Việt nam luật pháp không thể và không hề cấm người dân tham gia và tổ chức hội đoàn trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước theo đúng tinh thần của “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của LHQ” và hội, đoàn hay đảng kể cả đảng chính trị chỉ có lợi từ người dân tham gia ủng hộ hay đăng ký làm đảng viên. Chính vì thế việc có nhiều gia đình vợ ủng hộ đảng X, chồng ủng hộ đảng Y nhưng con lại ủng hộ đảng Z v.v… là chuyện thường tình, mỗi kỳ bầu cử người trong gia đình của họ tranh cãi nhiều khi giận nhau nhưng khi bầu cử kết thúc thì họ gác chuyện chính trị lại thì khi đó họ lại là một gia đình hạnh phúc.
Đừng quên rằng, đảng chính trị cũng chỉ như một đội bóng đá mà thôi, anh đá hay thỏa lòng fan hâm mộ thì tôi sẽ lôi kéo nhiều người cùng tôi đăng ký làm cổ động viên cho anh, chúng tôi sẽ mua nhiều đồ thể thao của CLB, sẽ ủng họ tiền bạc cho đội bóng mình ưa thích và ngược lại anh cứ đá dở, vài năm làm một cái vụ bê bối như vụ Vinashin thì chúng tôi cũng phải xin bye bye… các anh để em “ngược” cho sớm.
Đừng bao giờ nghĩ rằng sinh hoạt chính trị của người dân là cái gì phức tạp và những ai tham gia đảng chính trị thì họ cũng cũng học theo cái tấm gương của Bác Hồ và thân mẫu của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh, mà chúng ta hàng ngày phải học tập. Chuyện bậy bạ kiểu ấy của chú Già Thu với cháu liên lạc giúp việc thì chỉ có ở các đảng theo chủ nghĩa cộng sản mà thôi.”
Vợ GS Phạm Minh Hoàng trả lời RFA về quyết định truy tố của công an - (RFA) Hôm 29/9, Cơ quan An Ninh Điều Tra, Bộ Công An họp báo công bố về việc bắt giữ giáo sư Phạm Minh Hoàng. Cơ quan này cho rằng họ có đủ bằng cớ khẳng định ông này tham gia Đảng Việt Tân.- Mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức “Việt Tân” đều vi phạm pháp luật VN (SGGP 29-9-10) -- Có video -- Cựu giảng viên bị bắt vì 'hoạt động lật đổ chính quyền' (VnEx 29-9-10) --Hoạt động lật đổ chính quyền, Phạm Minh Hoàng bị bắt - (PLTP)Từ Pháp, Phạm Minh Hoàng hồi hương, xin làm giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM để lôi kéo người cho tổ chức Việt Tân nhằm chống phá nhà nước Việt Nam.
Việt Nam khởi tố ông Phạm Minh Hoàng - (VOA)
Vietnam charges maths professor with subversion DPA
Hanoi - A Vietnamese maths professor has been charged with anti-government activities, police said Wednesday.
Pham Minh Hoang, 55, was arrested on August 13 and charged under article 79 of the penal code, which bars 'carrying out activities aimed at overthrowing the people's administration.'
Hoang is being detained for four months while under investigation.
Police said Hoang and his wife, Le Thi Kieu Oanh, went to Malaysia in November for a course on non-violent struggle methods organized by the banned pro-democracy group Viet Tan. He then returned home to organize a leadership skills course for more than 40 students.
'In fact, Hoang, through the training course, induced people to join Viet Tan to build forces,' the newspaper reported, adding that Hoang had confessed and asked for lenience.
Police said they had sufficient evidence to prove that his wife, Oanh, was a member of Viet Tan, but have not taken action against her because she is looking after her young daughter.
Oanh denied being a member and said police had not allowed her to see her husband since his arrest.
On Wednesday, Viet Tan said the government was using the media to convict Pham Minh Hoang for entirely peaceful political activities.
'Every person has the right to publish articles, attend political meetings and discuss issues that affect their country,' the group said. 'We challenge the Hanoi government to publish Pham Minh Hoang's writings in state newspapers so the Vietnamese people can decide whether he's a criminal or a patriot.'
Oanh said she believed her husband's arrest was tied to his support for protests against controversial Chinese-run bauxite mines in the Central Highlands.
Authorities in Vietnam have jailed dozens of democracy activists and independent bloggers over the past year.
Many of those imprisoned were accused of belonging to Viet Tan, which Vietnam considers a terrorist organization.
Most had also criticized the policy on the bauxite mines, or had advocated stronger opposition to China regarding the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea, which both countries claim.
Báo CAND: Bà Nguyễn Thị Thanh Vân đã khai ông Hoàng là đảng viên Việt Tân Đàn Chim Việt
Ông Phạm Minh Hoàng
Theo tin trên tờ Công An Nhân Dân (CAND), sáng nay (29/9), Tổng cục An ninh 1 – Bộ Công an đã tổ chức họp báo về việc quyết định khởi tố, bắt tạm gian ông Phạm Minh Hoàng, sinh năm 1955 tại Bà Rịa Vũng Tàu, thường trú tại 432 Nguyễn Tri Phương, phường 8 quận 10 TP HCM, nguyên là giảng viên khoa Khoa học ứng dụng, Đại học Bách khoa TP HCM với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Trong bản tin này, CAND cho hay, ông Hoàng trở thành thành viên Việt Tân từ năm 1998 sau một lễ kết nạp tại Pháp, 2 năm sau đó ông về Việt Nam “để móc nối hoạt động”. Vẫn theo CAND thì bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông cũng là “đảng viên của Việt Tân”.
Báo này cho biết, trong vụ bắt giữ các thành viên của Việt Tân tại Tp. HCM vào tháng 11/2007 thì Nguyễn Thị Thanh Vân, một Ủy viên TW của Việt Tân, có quốc tịch Pháp, đã khai ra ông Hoàng là thành viên của đảng này.
Bà Vân cùng ông Nguyễn Quốc Quân, Trần Công Mình sau đó bị trục xuất khỏi Việt Nam trong một vụ việc gây tranh cãi ồn ào ở hải ngoại. Khi trở về, bà Vân vẫn tiếp tục hoạt động cho Việt Tân.
Bài báo cũng cho biết, ông Phạm Minh Hoàng và vợ đã sang Malaysia năm 2009 để tham gia “khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động” của Việt Tân. Trong khi, bà Oanh, theo một phát biểu trên BBC phủ nhận cáo buộc này, bà cho rằng đó là chuyến du lịch và có gặp gỡ một số “bạn bè của chồng”. Bà cũng đang tính khởi kiện cơ quan công an vì những “thông tin không chính xác.
Ông Hoàng bị bắt hôm 13/8 và bị giam giữ cho tới nay. Vợ ông cũng bị thẩm vấn nhiều ngày nhưng được cho tại ngoại. Chị gái ông cũng bị thẩm vấn khi rời Việt Nam trở lại Pháp.
Vài tuần sau, trươc khi có kết luận của cơ quan công an Việt Nam, đảng Việt Tân đã lên tiếng thừa nhận giảng viên Hoàng là thành viên của đảng này.
Việt Tân, cũng như nhiều tổ chức chính trị ở hải ngoại bị ĐCS coi là “khủng bố” dù hoạt động của họ trong nhiều năm nay đều theo xu hướng tranh đấu bất bạo động.
Nhiều người trong nước đã bị bắt giữ vì liên quan tới các tổ chức ở hải ngoại, đặc biệt là Việt Tân.
© Đàn Chim Việt
Bắt giam một thành viên tổ chức khủng bố Việt TânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Phạm Minh Hoàng bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 29/9, tại cuộc họp báo ở TP HCM, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng, Cục phó Cục An ninh điều tra – Bộ Công ...
Giảng viên “đào tạo lật đổ” bị bắtNgười Lao Động
Triệt phá âm mưu gây bạo loạn của tổ chức Việt TânVTC
Vợ ông Phạm Minh Hoàng 'cũng là Việt Tân'? — (BBC).
Ngôi Sao -cand.com -Sài gòn Giải Phóng
– Bắt thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân
Người Việt biểu tình tại New York
Khoảng 200 người Việt đã biểu tình kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do nhân quyền và thả tù nhân chính trị trong lúc cuộc họp giữa Mỹ và ASEAN diễn ra tại Liên Hiệp Quốc, New York, vào hôm 24 tháng 9 vừa qua.
Đây là cuộc họp thượng đỉnh có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì Việt Nam hiện đang nắm chức chủ tịch khối ASEAN, nhằm đúng vào thời điểm chính quyền Obama đang có chiến lược trở lại Đông Nam Á.
Với cuộc họp lần này, Việt Nam hầu như đạt được nguyện vọng quốc tế hóa Biển Đông bất chấp sự khó chịu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hồ sơ nhân quyền của vẫn là một chướng ngại lớn cho một hình ảnh Việt Nam hợp tác và thân thiện bên trong với chính quyền Obama. Ở bên ngoài tòa nhà Liên Hiệp Quốc và trên đường phố New York, hình ảnh nhà lãnh đạo Việt Nam bị phác họa cùng các nhà nước độc tài như Sudan, Cam Bốt.
Việt Tân đòi thả người
Các hội đoàn và cộng đồng kêu gọi tự do tôn giáo, đặc biệt là chuyện công an đàn áp giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu.
Nhà văn Trần Quán Niệm cho biết năm nào ông cũng đi biểu tình tại Liên Hiệp Quốc.
“Việt Nam tự làm hoen ố hình ảnh bằng những vụ đàn áp giam cầm người dân thì chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình chống đối không những tại Liên Hiệp Quốc mà bất cứ nơi nào mà lãnh tụ cộng sản Việt Nam có mặt trên đất Hoa Kỳ,” ông Trần Quán Niệm bày tỏ thái độ.
Nổi bật trong đoàn biểu tình năm nay là các hình ảnh biểu ngữ kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy thả ngay các các đảng viên Việt Tân hiện đang bị giam giữ. Hình ảnh của 4 người vừa bị bắt gồm ông Nguyễn Thanh Tâm, ông Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thủy, và ông Phạm Minh Hoàng được in ra và phân phát trên đường.
Một đảng viên của Việt Tân nói: “Đây là quyền tự do biểu đạt ý nguyện của con người, nhà cầm quyền Việt Nam không thể một mặt trấn áp công dân một cách tuỳ tiện, một mặt bước vào một sân chơi lớn với các nguyên thủ của các quốc tự do tại Liên Hiệp Quốc.”
Phát ngôn viên của đảng Việt Tân có mặt trong nhóm biểu tình, ông Hoàng Tứ Duy, tuyên bố sẽ đấu tranh bằng mọi phương pháp để đảng này xuất hiện công khai tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Nói về trường hợp đấu tranh cho những đảng viên bị bắt, “trước đó một ngày, Việt Tân đã vận động mười dân biểu Hoa Kỳ ký tên yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hãy thả người… và làn sóng kêu gọi càng lúc càng nhân rộng,” ông Hoàng Tứ Duy cho biết.
Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
Tuy nhiên, bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Việt Nam lại có màu sắc hơn những năm về trước. Hình ảnh ông Nguyễn Minh Triết đứng bên ông Obama nói lên phần nào sự nồng ấm trong sự phát triển quan hệ với Hoa Kỳ và khối ASEAN, đặc biệt vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đang quan tâm.
Ông Hoàng Tứ Duy, từng là một bình luận gia về vấn đề Việt Nam và Châu Á của The Wall Street Journal, cho biết tình hình Việt Nam gần đây có nhiều điều thú vị. “Về mặt khách quan, Trung Quốc đã tỏ ra quá lố và có những toan tính sai lầm trong cách ứng xử với chính quyền Tổng thống Obama dẫn đến những biến động về ngoại giao.”
Nhưng cũng nhờ những biến động này mà Việt Nam được lợi bất ngờ về chủ đề Biển Đông và những thoả hiệp khác về mặt quốc phòng trong tương lai. Điều này đã khiến Trung Quốc lo lắng.
Dư luận Trung Quốc cũng đang ồn ào rằng Hoa Kỳ đang ra thủ đoạn bao vây Trung Quốc và đang giúp Việt Nam xây dựng lò phản ứng hạt nhân dẫn đến việc chế tạo vũ khí nguyên tử sau này.Những con bài thí (Lữ Giang)
“…Làm chính trị thì phải biết dùng thủ đoạn, nhưng việc dùng các “chiến hữu” làm con bài thí để “biểu dương khí thế” là chuyện không thể chấp nhận được …”
Ngày 9/9/2010 đảng Việt Tân đã phổ biến một bản thông báo nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam vừa bắt 4 đảng viên của đảng Việt Tân.
Bản thông báo nói rằng “để ngăn chận những thủ đoạn ngược đãi và khủng bố của nhà cầm quyền CSVN đối với những người này và gia đình của họ”, đảng Việt Tân quyết định công bố tên 4 đảng viên Việt Tân đã bị bắt gồm có:
Màn kịch được diễn đi diễn lại
Đây không phải là lần thứ nhất đảng Việt Tân công nhận những người bị bắt trong nước là đảng viên của họ.
Ngày 19/11/2007 đảng Việt Tân đã đưa ra một thông báo cho biết vào ngày 17/11/2007, đông đảo công an đã bao vây một địa điểm trên đường Tôn Thất Hiệp, phường 13, quận 11, Sài Gòn và bắt giữ 6 người sau đây:
Những người còn lại là từ nước ngoài về là:
Nguyễn Thị Thanh Vân (bí danh chị Năm Thanh, sinh năm 1956, quốc tịch Pháp).
Trương Leon (bí danh anh Ba, tên gọi khác là Trương Văn Sỹ, sinh năm 1953, quốc tịch Mỹ).
Nguyễn Quốc Quân (bí danh dùng trong tổ chức là Lê Trung, Chu Cảnh Lâm hay Tuấn Anh) là "Ủy Viên Trung Ương" đảng Việt Tân. Nguyễn Quốc Quân dùng hộ chiếu giả của Cam-bốt mang tên Ly Seng, số 01037371, sinh ngày 17/6/1954.
Lương Ngọc Bang (bí danh anh Bảy, tên gọi khác Khunmi Mr Somsak, sinh năm 1940, quốc tịch Thái Lan), tên thật là Nguyễn Quốc Hải, bí danh là Nguyễn Quang Phục, thành viên Mặt trận Hoàng Cơ Minh thời kỳ những năm 1980, có vợ là bà Janta Khantinat, người Thái, và 4 con.
Lực lượng An ninh đã thu giữ tang vật gồm có: gần 7.000 tờ truyền đơn, hơn 8.000 bao thư, 3.775 tem bưu chính, 1.000 đề can in logo của "Việt Tân", trên đó có ghi tần số, giờ phát sóng của đài "Chân trời mới" chống phá Việt Nam.
Ngày 13/5/2008, TAND Sài Gòn đã mở phiên xét xử Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Quốc Hải và Nguyễn Thế Vũ với tội danh khủng bố và đã tuyên phạt Quân 6 tháng tù giam, Hải 9 tháng tù giam và Vũ 5 tháng 26 ngày.
Ngày 4/4/2008 đảng Việt Tân lại ra Thông Cáo Báo Chí số 15 cho biết Công An bắt giữ thêm 3 đảng viên Việt Tân khi họ đi thăm nuôi những đảng viên và cộng tác viên của đảng Việt Tân đang bị giam giữ tại trại giam B-34 thuộc Tổng Cục An Ninh, đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Sài Gòn, đó là: Bà Nguyễn Thị Xuân Trang, 35 tuổi, bác sĩ y khoa, quốc tịch Thụy Sĩ. Anh Mai Hữu Bảo, 38 tuổi, kỹ sư điện tử, quốc tịch Hoa Kỳ. Và anh Nguyễn Tấn Anh, 28 tuổi, giám đốc Cơ Quan Giúp Đỡ Người Khuyết Tật, quốc tịch Úc. Sau đó, Thông Cáo Báo Chí số 16 cho biết Công An bắt 3 người này phải rời Việt Nam trong 48 tiếng đồng hồ.
Đặt vấn đề với đảng Việt Tân
Ngày 9/9/2010, ký giả Việt Long của đài RFA đã phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy (con của ông Hoàng Cơ Định), phát ngôn nhân Đảng Việt Tân, về việc đảng Việt Tân ra thông báo xác định 4 thành viên của họ đã bị bắt, ông Duy trả lời như sau:
"Lý do chúng tôi lên tiếng là tại vì trước sự kiện các anh em Việt Tân bị bắt một cách âm thầm, gia đình của họ bị khủng bố tinh thần và nhà nước VN không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào là tại sao họ bị bắt, thì đảng Việt Tân cảm thấy đây là lúc chúng tôi phải lên tiếng để làm sao vận động dư luận ủng hộ và đòi tự do cho 4 anh chị em này..."
“Đảng Việt Tân sẽ đưa vấn đề tại sao những người này gặp khó khăn ra trước công luận trong và ngoài nước để cho mọi người thấy cái bản chất độc tài của chính quyền cộng sản Việt Nam ngày hôm nay...”
Trong khi đó bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết:
"Thực sự trước đây tôi không biết việc đó. Nhưng tôi là người tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, nhất là ý của chồng tôi. Nếu đó là sự chọn lựa của chồng tôi thì tôi nghĩ rằng anh ấy cũng có lý do của ảnh."
Khi được hỏi liệu lời xác nhận vừa nói của đảng Việt Tân có thể ảnh hưởng ra sao tới tình cảnh của giáo sư Phạm Minh Hoàng, bà Lê Thị Kiều Oanh nhận xét:
"Tôi nghĩ một tổ chức nào đó khi làm một việc gì cũng chắc là có một ý định của họ. Chính quyền VN cho đảng Việt Tân là một tổ chức phản động, và đang cố ghép chồng tôi vào cái tội là tham gia ‘tổ chức phản động Việt Tân để âm mưu lật đổ chính quyền’.
Thì việc đảng Việt Tân lên tiếng nói như vậy, tôi vẫn tôn trọng. Tôi nghĩ là họ có ý gì đó mà thực sự tôi không biết. Nhưng, như tôi nói lúc đầu, là lúc nào tôi cũng tôn trọng ý của người khác, nhất là ý của chồng tôi."
Từ Bến Tre, bà Chuyển, vợ tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm vừa bị bắt, cũng lên tiếng sau khi đảng Việt Tân xác nhận ông Tâm là 1 thành viên của tổ chức này:
“Nói liên quan đảng Việt Tân thì tôi không khẳng định là chồng tôi làm việc đó. Tôi đâu có biết chuyện anh ấy gia nhập đảng Việt Tân. Chúng tôi là nông dân ở tỉnh Bến Tre, bức xúc những vụ đất đai. Chính quyền ở VN lấy hết đất đai của người dân, cho tới mồ mả ông bà họ cũng lấy nữa...”
Chấp sự Nguyễn Mạnh Hùng, đang tạm thời thay thế Mục sư Dương Kim Khải quản nhiệm hội thánh có tên thân mật là “Hội Thánh Chuồng Bò” ở ven sông Saigòn, lên tiếng như sau:
“Nói chung, Mục sư Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm có tham gia đảng Việt Tân hay không thì đó là quyền tự do của mỗi người. Việc người ta có thể tham gia đảng phái nào thì đó là quyền của người ta.
Đúng ra thì bên Tin Lành, Ms Khải cũng là một Mục sư rồi, tôi nghĩ tâm huyết chính của Ms Khải, đời sống của Ms Khải thật sự cũng chỉ để hầu Việc Chúa và tất cả để giúp cho Chúa, dâng hiến cuộc đời còn lại của mình cho Chúa.
Nếu như Ms Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm thật sự là người của đảng Việt Tân, thì tôi nghĩ đảng Việt Tân bên Mỹ cần có trách nhiệm về việc hai người nầy, là người trong đảng, bị bắt. Đảng Việt Tân cần quan tâm đấu tranh cho họ được ra.”
Theo Mục sư Thân Văn Trường, lời tuyên bố vừa nói của phát ngôn viên Việt Tân Hoàng Tứ Duy gây bất lợi không những cho Mục sư Dương Kim Khải, tín hữu Nguyễn Thành Tâm, mà còn cho những người trong Hội Thánh, nói chung. Ông nói:
“Tôi nghĩ rất là bất lợi. Vì theo tôi biết, cộng sản VN luôn bắt những người tham gia đảng phái như vậy và đem ra xử với những bản án rất nặng. Do đó tôi nghĩ đây cũng là việc bất lợi cho Ms Khải, cho tân tín hữu Tâm và cũng bất lợi cho một số Mục sư và anh em trong Hội Thánh của chúng tôi nữa.
Trên một phương diện, theo chỗ tôi biết, thì các Mục sư của Giáo Hội Mennonite có chủ trương không tham gia đảng phái. Cho nên Mục sư Dương Kim Khải tham gia đảng phái như vậy thì cũng không tốt cho Hội Thánh, nói chung.”
Phóng viên Việt Long của đài RFA nhận xét:
“Thưa quý vị, nhận xét của Mục sư Thân Văn Trường khiến người ta liên tưởng tới một số đảng viên Việt Tân từng bị nhà cầm quyền VN bắt giữ. Trong số này, những người có quốc tịch ngoại quốc thường lâm vào vòng lao lý một thời gian ngắn rồi bị trục xuất, trong khi những đảng viên Việt Tân là dân trong nước thì lãnh những án tù dài lâu.”
Chỉ muốn “biểu dương khí thế”!
Chúng ta nhớ lại ngày 8/2/1941 Nguyễn Ái Quốc vượt biên giới Việt Trung về Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, triệu tập Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ VIII tại Khuổi Mặn, Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, bàn về kế hoạch hành động. Hội Nghị nhìn nhận những bạo động trước đây là sai lầm và phổ biến chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế cấm không được để phong trào cộng sản lộ diện và phải hoạt động dưới danh nghĩa những nhà ái quốc tranh đấu cho độc lập quốc gia. Ai để lộ diện sẽ bị phạt theo tội phản Đảng. Vì thế, Hội Nghị quyết định tái lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) để nấp dưới danh nghĩa này hoạt động.
Nay đảng Việt Tân cũng đang hoạt động bí mật như đảng CSVN ngày xưa và cũng đang bị truy nã, tại sao các đảng viên Việt Tân lại được xuất đầu lộ diện cho nhà cầm quyền CSVN bắt rồi sau đó chính đảng Việt Tân lại công khai “Thưa ông tôi ở bụi này”? Vậy đảng Việt Tân đang có chủ trương gì?
Tài liệu của Công An nói rằng Việt Tân đang có ý định thực hiện “Kế Hoạch Sang Sông" - hay còn gọi là "Đông tiến 7", Việt Báo Việt Nam ngày 27/11/2007 đã viết như sau:
“Khi tổ chức "Đại hội VI" tại Mỹ, tổ chức trên vạch ra kế hoạch Đông Tiến 07 với mục tiêu sẽ công khai tổ chức trong nước để châm ngòi nổ cho việc hình thành các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam trong năm 2007.
“Theo đó, nhóm đã cử các toán “Việt tân hải ngoại” xâm nhập về nước trực tiếp chỉ đạo số cơ sở trong nội địa tiến hành các hoạt động phá rối an ninh, thực hiện các âm mưu tiến hành khủng bố, ám sát cán bộ cấp cao của nhà nước. Tổ chức này còn cử người xâm nhập về nước công khai, cũng như bất hợp pháp qua biên giới Việt Nam-Campuchia để tổ chức kích động đồng bọn ở trong nước tiến hành rải truyền đơn, kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn gây mất ổn định chính trị.”
Nhận định này của báo chí nhà nước cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã nhận ra mục tiêu của nhóm Việt Tân là muốn chứng tỏ đảng Việt Tân đang hoạt động trong nước, nhưng hơi cường điệu. Trong thực tế, đảng Việt Tân chỉ muốn “Biểu dương khí thế” chứ không bao giờ dám chủ trương bạo động. Vì thực chất của đảng Việt Tân ở trong nước không có gì đáng kể nên đảng này mới phải “biểu đương khí thế” bằng những con bài thí từ hải ngoại về hay đang ở trong nước! Những lời giải thích của Hoàng Tứ Duy là không biện minh được.
Việt Tân muốn gì?
Điều 4 của Đảng Quy đảng Việt Tân nói rằng “mục đích của Đảng là phục vụ Tổ Quốc Việt Nam và phục vụ Nhân Dân Việt Nam. Đảng bảo vệ và hưng thịnh Tổ Quốc Việt Nam và Đảng hoạt động trên toàn thế giới”.
Trang nhà của đảng Việt Tân đã ghi chủ trương của đảng Việt Tân như sau:
Chúng ta nhớ lại, sáng 20/1/2006, ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội Việt Nam có nói tại phiên làm việc của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội như sau: ''Nên chọn những Việt kiều về nước công tác, đã có cống hiến lớn cho đất nước làm đại biểu Quốc hội dù họ còn chính kiến này khác''. Theo ông, những Việt kiều được chọn làm đại biểu Quốc hội không qua bầu cử vì ''khó ép họ vào đơn vị bầu cử nào''. Ông dẫn chứng rằng cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946 cũng đã làm như vậy. Nhìn ra nước láng giềng, Trung Quốc cũng dành ghế cho Hoa kiều trong Quốc hội.
Tin này đã làm cho các nhà lãnh đạo Việt Tân phấn khởi. Họ đã họp đại hội để chấn chỉnh lại nội bộ và đường lối, đồng thời gia tăng “biểu dương khí thế” để chờ cơ hội. Nhưng chúng tôi đã nói thẳng với họ rằng nếu cần phải chọn đại biểu Việt kiều để “mở vòng tay lớn”, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chọn trong các hội Việt kiều do họ thành lập ở hải ngoại, chứ không bao giờ chọn những thành phần trong các cộng đồng người Việt chống cộng ở hải ngoại, nên đừng mơ tưởng hảo huyền.
Nay đảng Việt Tân lại công bố chủ trương của họ là: “Đối Đầu Bất Bạo Động để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Động Toàn Dân để canh tân đất nước”.
Trong thực tế, không có dấu hiệu nào cho thấy Việt Tân đang xây dựng các tổ chức “đối đầu bất bạo động” hay xây dựng xã hội dân sự ở trong nước, mà chỉ “biểu dương khí thế” bằng cách để lộ một số người đang tiếp tay cho Việt Tân hay có cảm tình với Việt Tân cho Công An bắt.
Trên Saigon Nhỏ số ra ngày 23.5.2008, dưới đề Chuyện “biểu dương khí thế”, chúng tôi đã đưa ra nhận định như sau:
Về mục tiêu: Việt Tân chỉ nhắm vào những chiếc ghế, tức những chức vụ trong chính quyền, chứ không nhắm xây dựng một xã hội dân sự vững mạnh để loại dần chế độ độc tài và đưa đất nước đi lên...
Về phương thức hành động: Việt Tân chỉ đánh cướp các tổ chức trong cộng đồng (chôm credit) để chứng tỏ Việt Tân có sức mạnh lớn nhất ở hải ngoại, đồng thời thực hiện những màn trình diễn tại quốc nội để chứng minh Việt Tân cũng đang hoạt động ở trong nước.
Chúng tôi đã cảnh cáo các nhà lãnh đạo Việt Tân rằng cả Anh Hai Nhân Quyền lẫn Việt Cộng đều biết rất rõ thực lực của Việt Tân, nên không thể dùng những màn “biểu dương khí thế” như thế để đánh lừa họ. Nói cách khác, Việt Tân không thể bán hàng giả được.
Vậy con đường tốt nhất vẫn là trở về với chính đạo: Không tập trung mọi nỗ lực vào những chiếc ghế muốn chiếm như hiện nay, mà tập trung mọi nỗ lực vào việc xây dựng một xã hội dân sự vững mạnh ở trong nước để tự nó đứng lên làm thay đổi vận mệnh đất nước. Chúng ta chỉ yểm trợ. Công việc này có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm... Nếu thế hệ này làm chưa xong, thế hệ tới sẽ tiếp nối. Đó cũng là chủ trương của Anh Hai Chống Cộng, Anh Hai Nhân Quyền và là Mục Tiêu Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc. Sự nóng vội và đồng hóa chuyện đời người ngắn ngủi với chuyện đất nước sẽ làm hỏng đại cuộc.
Nhưng chúng tôi đã nhận xét rằng đa số các lãnh tụ Việt Tân đều trên 6 bó, họ không muốn chờ lâu như thế. Họ phải “chớp thời cơ”, tuy chuyện đó sẽ không thành.
Làm chính trị thì phải biết dùng thủ đoạn, nhưng việc dùng các “chiến hữu” làm con bài thí để “biểu dương khí thế” là chuyện không thể chấp nhận được.
Lữ Giang
Ngày 21/9/2010
© Thông Luận 2010
– Đảng Việt Tân trúng bẫy Hà Nội? — (RFA)
Gần đây dư luận rất thắc mắc tại sao đảng Việt Tân lại xác nhận 4 thành viên của họ đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân để tìm hiểu thêm vấn đề này.
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Dạ thưa chúng tôi quan niệm như thế này, Hà Nội đã thường xuyên bắt giữ rất nhiều người và không bao giờ xét xử hoặc đem ra trước công luận là một thủ đoạn rất nguy hiểm, cách làm việc đó của họ rất tai hại. Có những người bị cầm tù nhiều tháng, có khi nhiều năm mà công luận không hề biết tới để bảo vệ hoặc được xét xử minh bạch, thành ra chúng tôi phải làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới.
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Thực sự chúng ta cũng phải thông cảm với hoàn cảnh hết sức là nguy hiểm, khó khăn như ở Việt Nam. Bất cứ người nào tham gia những hoạt động không đồng quan điểm với cộng sản Việt Nam thì dễ dàng gặp khó khăn, đó là chưa kể những việc bắt giữ như chúng ta đã thấy. Việc tham gia Việt Tân là sự chọn lựa của cá nhân người đó và rất nhiều trường hợp gia đình không biết, đó là hậu quả của việc cai trị độc tài độc đảng của cộng sản Việt Nam.
Trong trường hợp này, lời tuyên bố của bà Kiều Oanh không có gì là mâu thuẫn cả. Nó chỉ phản ảnh một thực trạng của xã hội Việt Nam chúng ta khi phải sống trong một cái xã hội bị kềm kẹp, vì thế việc tham gia chính trị ôn hòa cũng không được công nhận, đến độ không thể tiết lộ với người thân chung quanh mình. Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử nặng hay nhẹ một người nào đó không lệ thuộc vào những bằng chứng họ có trong tay hoặc người đó có theo đảng phái nào hay không.
Chúng ta hãy nhìn thí dụ đi, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, phát ngôn nhân của đảng Thăng Tiến Việt Nam phải chịu một bản án là 3 năm tù trong khi đó nhiều người không nằm trong một đảng nào lại nhận những bản án còn nặng nề hơn nữa, thí dụ như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị 6 năm tù. Sau khi cân nhắc như tôi vừa nói lúc nãy thì tôi quyết định phải công bố sự liên hệ của 4 người này đối với đảng Việt Tân để chúng tôi có thể huy động được sự đấu tranh một cách hữu hiệu hơn.
Mặc Lâm: Thưa ông, việc xác định ông Nguyễn Thành Tâm là đảng viên Việt Tân có thể buộc ông này thêm tội xách động quần chúng vì tranh đấu cho dân oan khiếu kiện đông người, hơn nữa chính phủ Việt Nam sẽ gây khó khăn thêm cho những người dân oan từ đây về sau hơn hay không?
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Nếu những ai quan tâm theo dõi những nỗ lực đấu tranh của đồng bào dân oan từ nhiều năm qua, sẽ thấy thảm kịch dân oan không chỉ là một vấn nạn của đất nước mà còn là hệ quả của nền cai trị độc tài đã kéo dài trong nhiều năm. Những sự đàn áp dân oan đã xảy ra rất nhiều lần trong những năm qua. Không phải vì có sự tham gia của đảng Việt Tân mà ngày hôm nay sự đàn áp ấy trở nên đặc biệt hơn. Không thiếu gì dữ kiện hình ảnh đã được công bố, được chứng minh, thành thử nếu nói rằng có một đảng viên Việt Tân xuất hiện trong những nỗ lực hỗ trợ dân oan khiến ngày hôm nay dân oan bị đàn áp nhiều hơn thì điều đó không đúng sự thật.
Mặc Lâm: Thưa ông, trên nguyên tắc, khi các tổ chức có hoạt động ở nước khác thì thường họ không bao giờ xác nhận người cộng tác với họ vì sợ sự trả thù của nước sở tại, tại sao Việt Tân lại làm khác với nguyên tắc này?
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Bây giờ chúng ta cứ nhìn vào thực trạng Việt Nam đi, không phải riêng về đảng Việt Tân đâu mà có rất nhiều đảng đấu tranh cũng đã từng công khai vinh danh xác nhận những người bị bắt là nhân sự của họ và đã nỗ lực tranh đấu cho họ. Thí dụ như đảng Thăng Tiến Việt Nam, như anh Nguyễn Phong, luật sư Lê Thị Công Nhân và đảng Thăng Tiến Việt Nam không hề chối bỏ sự liên hệ của những người này với đảng của họ.
Luật sư Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức thì Đảng Dân chủ Việt Nam cũng không hề lên tiếng phủ nhận. Trái lại, họ đã chính thức xác nhận những người này là người của họ để tranh đấu một cách hữu hiệu hơn. Một thí dụ nữa như đảng Dân chủ Nhân dân có những người như bác sĩ Lê Nguyên Sang, ông Nguyễn Bắc Truyển hay ông Huỳnh Văn Đạo…thật sự việc mà một số những đảng dân chủ hay đảng chính trị đang đối đầu lại với đảng cộng sản Việt Nam lên tiếng xác nhận những người bị bắt là người của họ đã xảy ra rất nhiều lần.
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Tôi nghĩ rằng lý do chính mà Đảng cộng sản Việt Nam có thái độ khá là gay gắt đối với đảng Việt Tân không phải vì đảng Việt Tân có chi nhánh hoạt động ở ngoài nước Việt Nam, mà lý do chính là những hoạt động của chúng tôi họ không chấp nhận. Có thể họ đánh giá hoạt động của chúng tôi có giá trị, có khả năng hay tầm ảnh hưởng nào đó đối với nhân dân Việt Nam. Dựa trên nền tảng đó họ chọn thái độ đối xử với chúng tôi một cách khó khăn hơn. Trái ngược lại, chính nhờ vào sự hiện diện của đảng Việt Tân khắp nơi trên toàn thế giới kể cả trong nước Việt Nam chúng tôi đã xây dựng được tiếng vang với rất nhiều quốc gia với rất nhiều chính phủ trên toàn thế giới.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cám ơn ông.
- Dân biểu Mỹ kêu gọi VN trả tự do cho các thành viên Việt Tân (VOA).
Thư gửi chị Phạm Minh Hoàng (Trịnh Hội)
Lâu nay em không có dịp quen biết vợ chồng anh chị. Nhưng hôm nay nhân thể em đang viết loạt bài nói về quãng thời gian em bị công an Việt Nam hành hạ, xúc phạm đủ điều lúc em còn ở Việt Nam, em lại nghĩ đến chị và đặc biệt là anh và những gì anh đang phải trải qua. Chắc là mỗi thời khắc, mỗi ngày sắp đến là một sự thách thức ghê gớm cho cả anh ở bên trong và chị ở bên ngoài. Nhưng xin chị tin rằng rồi thì mọi việc cũng sẽ qua và công lý sẽ chiến thắng. Tuy là có thể hơi muộn màng, có những mất mát không có gì bù đắp được, nhưng đổi lại anh và chị đang có những đóng góp mà không phải ai cũng làm được. Và nếu không có những người như anh thì chẳng biết đến khi nào người dân Việt Nam chúng ta mới thật sự có được những quyền lợi, tự do căn bản trong cuộc sống.Nhớ lại cách đây đúng 2 năm về trước em cũng bị công an Việt Nam gọi lên tra hỏi. Không phải một lần, hai lần mà là hai, ba chục lần. Không phải chỉ hỏi han qua loa điều tra xem gốc gác em là ai mà là cố buộc tội em, chụp mũ và ngay cả hăm dọa bằng nhiều lời nói, hành động khác nhau. Ðôi khi nghĩ lại em cứ tưởng mình bị nightmare chứ không phải là chuyện có thật, xoay quanh những con người cũng bằng xương, bằng thịt thật.
Và nó đang xảy ra ngay trong hiện tại chứ không phải là chuyện ngày xửa, ngày xưa của hai, ba mươi năm về trước.
Có khác chăng là vì em không phải là đảng viên của đảng Việt Tân và họ hoàn toàn không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy em đã từng có tham gia vào các đảng phái chính trị vì thế cuối cùng em đã ‘được cho’ trục xuất thay vì bị tống vào nhà giam như anh.
Nếu những hành động lời nói ngang ngược của họ, từ người này được giao sang cho người khác, từ ngày này sang ngày khác, để liên tục khủng bố tinh thần em trong suốt 6 tháng đã làm cho em nhiều lần bị khủng hoảng thì chắc có lẽ sự đối xử của họ đối với anh trong những ngày tháng vừa qua nó còn tệ hơn nhiều. Và chắc chắn là anh đang phải gặp muôn vàn khó khăn hơn em vì suy cho cùng em chỉ bị tra hỏi trong ngày, sau đó được thả về nhà đến hôm sau lên làm việc tiếp, không như anh đã bị họ giam giữ đến hôm nay đã là hơn một tháng.
Thế mới thấy một thể chế đang mong mỏi muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền là thế. Họ có thể bắt người dân bất cứ lúc nào, tra khảo về bất kỳ vấn đề gì mà họ cảm thấy thích, và nếu cần họ có thể giam giữ vài tuần, vài tháng mà không cần trát tòa hay một lời định tội. Chị đang sống ở Việt Nam nên chắc có lẽ chị hiểu nó nhất. Ðó là trên bề mặt mọi việc đều trông có vẻ rất ổn, một xã hội đang lớn mạnh từng ngày, từng giờ, ai muốn làm gì, nói gì cũng được. Nhưng chỉ cần chúng ta chạm vào một thế lực nào đó đang điều khiển mọi hoạt động ở bên dưới, chỉ cần chúng ta có những tư tưởng, hành động mang tính chất xã hội - một xã hội thật sự công bằng, văn minh - thì ngay lập tức chúng ta sẽ bị xét hỏi, giam cầm.
Nếu trước đây em luôn tin tưởng là nếu như tấm lòng của chúng ta ngay thẳng, nếu tâm nguyện duy nhất của chúng ta là muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phú cường thì cuối cùng ai cũng sẽ thấy được điều đó, thì hôm nay rất tiếc em đã không còn nghĩ vậy. Vì em thấy không phải ai cũng có lòng như mình. Và cũng không phải ai cũng có đủ sự tự tin để sống thật với mình. Nhất là đối với những người đang làm cho Bộ Công An Việt Nam.
Sau sáu tháng làm việc với họ, em đã học được một điều là hầu như tất cả mọi người họ đều như nhau. Họ chỉ biết làm việc như một cái máy và không bao giờ để lộ những cảm xúc của họ. Cho dù họ biết hay không biết ý tốt của chúng ta thì họ cũng chỉ muốn và phải làm một điều duy nhất: đó là hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Có thể nói đó là một điều đáng buồn cho chính bản thân họ và gia đình. Vì trên cõi đời này ai cũng chỉ được cho một cơ hội duy nhất để sống thật với mình. Nếu đánh mất nó đi chúng ta chẳng còn gì. Nhưng đối với em đáng buồn hơn cả là thể chế hiện tại ở Việt Nam đã sản sinh ra những người như vậy. Hay nói chính xác hơn là nó buộc mọi người phải sống như vậy nếu muốn sống còn. Trong thời gian sắp tới những khi chị phải tiếp xúc với họ chị nhớ để ý xem em nói có đúng không.
Cũng may cho em là bây giờ cuộc sống của em đã không còn bị công an quấy nhiễu. Từ ngày về Mỹ đến giờ em mới nghiệm ra được một điều là cuộc sống luôn có những thay đổi bất ngờ, ‘được’ hôm nay có thể là ‘mất’ ngày mai. Và ngược lại. Vì thế em mong chị luôn vững lòng tin về những gì chị đã và đang cố gắng làm. Cho chồng chị, cho gia đình chị và cho cả đất nước của chị.
Nếu có thời gian và cần em làm bất cứ điều gì, xin chị đừng ngần ngại viết thư cho em biết.
Cầu chúc chị luôn bình an.
Việt Tân với chiến dịch Vượt tường lửa và An ninh điện tử talawas blog
Theo thông cáo báo chí trên trang web của đảng Việt Tân, nhằm giúp người dân Việt Nam được tự do truy cập Internet, và lưu trữ một cách an toàn các tài liệu trên máy vi tính, đảng Việt Tân giới thiệu trang blog nofirewall.blogspot.com và hai tài liệu Cách thức vượt thoát kiểm duyệt Internet và An ninh điện tử và bảo vệ đời tư cho những nhà đấu tranh nhân quyền.
Theo thông cáo này, những hướng dẫn của hai tài liệu nói trên có thể giúp người dân biết cách xóa bỏ những dữ kiện hay tài liệu chứa trong máy mà công an có thể dùng làm lý cớ buộc tội, và ngoài ra cũng có những hướng dẫn hữu ích khác như giữ tài liệu ở dạng chỉ chủ nhân mới đọc được hay phòng chống việc lén cài đặt các mã độc vào máy vi tính.
Việt Tân 'Xuất hiện công khai ở Việt Nam'
NV: Trở lại câu hỏi của chúng tôi, đảng Việt Tân có chủ trương công khai hóa hoạt động của mình tại Việt Nam không?
Ông Ðỗ Hoàng Ðiềm: Ðể trả lời câu hỏi đó, chúng tôi phải nói rằng, hôm nay chúng ta sẽ dựa vào sức mạnh nào để có thể đối chọi lại khả năng bạo lực cũng như hệ thống cầm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu trả lời khá là hiển nhiên: chúng ta chỉ có một phương tiện, một sức mạnh duy nhất, là sức mạnh của đại khối quần chúng người Việt ở trong nước, đó là sức mạnh của dân tộc Việt Nam và để có thể huy động được sức mạnh của quần chúng, của đám đông, của cả đại khối dân tộc Việt Nam chống lại ách cai trị độc tài của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, chỉ có môi trường và hoàn cảnh hoạt động công khai.
Chỉ khi nào những lực lượng dân chủ, những tổ chức đấu tranh, những đảng chính trị đối lập với đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện công khai, hoạt động công khai, thì lúc ấy, trong môi trường công khai ấy, chúng ta mới có khả năng và điều kiện để huy động quần chúng tham gia. Quần chúng không ai lại có thể tham gia một tổ chức bí mật, không nhìn thấy được, không biết được tổ chức đó là ai, gồm những ai, làm những gì thì làm sao tổ chức đó có thể huy động được đám đông. Với suy nghĩ đó, câu trả lời hiển nhiên là không riêng gì đảng Việt Tân, chúng ta thấy rõ trong những năm gần đây, rất nhiều tổ chức chính trị đã xuất hiện công khai ở Việt Nam để tranh đấu chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Gia đình của một dân oan viết thư kêu cứu
Trong bức thư đề ngày 14 tháng 9, bà Bùi Thị Nữ ở Đồng Tháp cho biết con gái bà là Trần Thị Thúy đã bị công an bắt giữ ngày 10/8 qua và mãi đến ngày 20/8 họ mới được cơ quan an ninh thông báo là cô Thúy bị tạm giam với lý do vi phạm điều 79 bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc bắt giữ giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng là hoàn toàn "đúng quy định pháp luật".
Tai cuộc họp báo thường lệ, bà Nguyễn Phương Nga đã trả lời câu hỏi về việc bắt tạm giam ông Hoàng hồi giữa tháng trước.
Người phát ngôn Việt Nam nói cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an "đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Minh Hoàng vì các hành vi, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
"Việc bắt giữ được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục và quy định của pháp luật Việt Nam."
Bà Nga cũng cho hay quá trình điều tra vẫn đang được tiến hành.
Theo luật tố tụng hình sự của Việt Nam, quá trình tạm giam để điều tra tối đa là bốn tháng, nhưng có thể được gia hạn nếu cơ quan điều tra cần thêm thời gian.
Ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên khoa toán Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, bị bắt hôm 13/08 tại tư gia.
Mới đây đảng Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt ở hải ngoại mà chính phủ trong nước coi là tổ chức khủng bố, đã lên tiếng nhận ông Hoàng là thành viên của mình.
Đảng này cũng nói cùng đợt với ông Hoàng có ba đảng viên Việt Tân khác ở Việt Nam bị bắt.
Tuy nhiên, Việt Tân bác bỏ rằng họ có liên quan khủng bố.
Thông cáo của đảng này viết: "''Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa, bất bạo động vào tội Hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.''
Phản ứng của thân nhân những người bị bắt ở VN về tuyên bố của đảng Việt Tân Thanh Quang, phóng viên RFA 2010-09-11
Hôm thứ Năm (09/09/10), phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ, ông Hoàng Tứ Duy, chính thức xác nhận 4 người đang bị giam cầm, gồm giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải thuộc “Hội Thánh Chuồng Bò”, tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm và bà Trần Thị Thúy là những thành viên của đảng Việt Tân.
Câu hỏi được nêu lên là lời tuyên bố đó gây phản ứng ra sao trong số thân nhân, chức sắc, tín hữu Hội Thánh Tư gia “Chuồng Bò” ?
Thưa quý vị, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Năm, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên đảng Việt Tân trụ sở tại Hoa Kỳ trước hết cho biết 4 thành viên của Việt Tân đang bị VN giam giữ hiện giờ gồm giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Saigòn, Mục sư Dương Kim Khải, Quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Tư gia, còn có tên thân mật là “Hội Thánh Chuồng Bò”, tân tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm ở Bến Tre, và tiểu thương Trần Thị Thúy.
Ông Hoàng Tứ Duy đề cập tới lý do đảng Việt Tân công khai hóa tư cách thành viên của những người này:
"Lý do chúng tôi lên tiếng là tại vì trước sự kiện các anh em Việt Tân bị bắt một cách âm thầm, gia đình của họ bị khủng bố tinh thần và nhà nước VN không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào là tại sao họ bị bắt, thì đảng Việt Tân cảm thấy đây là lúc chúng tôi phải lên tiếng để làm sao vận động dư luận ủng hộ và đòi tự do cho 4 anh chị em này."
Trước lời tuyên bố xác nhận tư cách thành viên đảng Việt Tân của số người vừa nói, chúng tôi tìm hiểu phản ứng của thân nhân và đạo hữu của những người này.
Khi được hỏi liệu lời xác nhận vừa nói của đảng Việt Tân có thể ảnh hưởng ra sao tới tình cảnh của giáo sư Phạm Minh Hoàng, bà Lê Thị Kiều Oanh nhận xét:
"Tôi nghĩ một tổ chức nào đó khi làm một việc gì cũng chắc là có một ý định của họ. Chính quyền VN cho đảng Việt Tân là một tổ chức phản động, và đang cố ghép chồng tôi vào cái tội là tham gia “tổ chức phản động Việt Tân để âm mưu lật đổ chính quyền”.
Thì việc đảng Việt Tân lên tiếng nói như vậy, tôi vẫn tôn trọng. Tôi nghĩ là họ có ý gì đó mà thực sự tôi không biết. Nhưng, như tôi nói lúc đầu, là lúc nào tôi cũng tôn trọng ý của người khác, nhất là ý của chồng tôi."
Bà Kiều Oanh khẳng định chồng bà vô tội, và nhân tiện kêu gọi các tổ chức nhân quyền thế giới giúp can thiệp với chính phủ VN để chồng bà được sớm đoàn tụ với gia đình.
“Tôi được biết VN đã ký vào 2 văn kiện rất quan trọng: Văn kiện thứ nhất là Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và văn kiện thứ hai là Hiệp ước về Quyền Dân sự và Chính trị. Tôi nghĩ khi VN đã ký 2 văn kiện quan trọng như vậy, tức đã có sự cam kết, thì VN nên giữ đúng với lời cam kết đó.
Việc chồng tôi cho dù có tham gia một đảng phái nào, cho tới bây giờ tôi vẫn nghĩ là anh ấy vô tội. Vì tôi biết chồng tôi là người đấu tranh chống tiêu cực, lúc nào cũng với thái độ hết sức ôn hòa. Bằng chứng là cho tới nay việc làm của anh ấy chỉ đơn giản là viết những bài báo dưới bút danh Phan Kiến Quốc.
Thưa quý vị, từ Bến Tre, bà Chuyển, vợ tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm vừa bị bắt, cũng lên tiếng sau khi đảng Việt Tân xác nhận ông Tâm là 1 thành viên của tổ chức này:
“Nói liên quan đảng Việt Tân thì tôi không khẳng định là chồng tôi làm việc đó. Tôi đâu có biết chuyện anh ấy gia nhập đảng Việt Tân. Chúng tôi là nông dân ở tỉnh Bến Tre, bức xúc những vụ đất đai.
Chính quyền ở VN lấy hết đất đai của người dân, cho tới mồ mả ông bà họ cũng lấy nữa. Họ còn gạt gẫm anh Tâm phải đóng tiền đo đạt. Rồi mới gạt nữa hồi tháng 10 năm 2009 khiến anh ấy bức xúc quá mới lên Saigòn nhờ Mục sư Dương Kim Khải tư vấn giấy tờ.
Theo ý của tôi – của một người dân, tôi cũng muốn dư luận thấy nỗi bức xúc của người dân mà lên tiếng giúp. Tôi là người dân, tôi muốn làm sao ở đất nước VN, người dân phải có nhân quyền. Và tài sản của người dân ở VN thì giới cầm quyền phải trả cho nông dân VN, trả cho nông dân ở tỉnh Bến Tre.”
Mục sư Dương Kim Khải sau khi rời nhà tù vào năm 2006. Photo courtesy of lenduong.net. Liên quan trường hợp MS Dương Kim Khải và tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm, Chấp sự Nguyễn Mạnh Hùng, đang tạm thời thay thế MS Khải quản nhiệm hội thánh có tên thân mật là “Hội Thánh Chuồng Bò” ở ven sông Saigòn, lên tiếng như sau:
“Nói chung, Mục sư Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm có tham gia đảng Việt Tân hay không thì đó là quyền tự do của mỗi người. Việc người ta có thể tham gia đảng phái nào thì đó là quyền của người ta.
Đúng ra thì bên Tin Lành, MS Khải cũng là một Mục sư rồi, tôi nghĩ tâm huyết chính của MS Khải, đời sống của MS Khải thật sự cũng chỉ để hầu Việc Chúa và tất cả để giúp cho Chúa, dâng hiến cuộc đời còn lại của mình cho Chúa.
Dù trong hoàn cảnh rất khó khăn, nhất là MS mới ở tù về, nhưng MS rất quan tâm đến đời sống tâm linh của anh em. MS đã đưa từ đời sống tâm linh vào đời sống thực tế của các anh em Cơ Đốc nhân rất nhiều. Hơn nữa MS cũng đã giúp đỡ dân oan trong vấn đề khiếu kiện đất đai.
Nếu như MS có tham gia đảng Việt Tân, thì điều đó cũng là nhằm đấu tranh để làm sao người dân VN có được nhân quyền như hiến pháp VN thừa nhận. Đối với anh em chúng tôi trong Hội Thánh, khi nhận được tin này thì, nói chung, chúng tôi không phản ứng gì cả, vì đó là quyền của mỗi người.”
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề cập tới trách nhiệm của đảng Việt Tân sau lời công bố vừa nói, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền VN trả tự do cho MS Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm.
Trong khi đó, nhà nước VN cũng phải thấy được việc người ta tham gia đảng Việt Tân là không phạm tội. Vì theo pháp luật VN, cũng như VN đã ký kết với công ước quốc tế, công dân có quyền tự do bày tỏ chính kiến, tham gia đảng phái. Điều 9 của Hiến pháp VN quy định rõ ràng là công dân VN có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp và lập hội…
Do đó nhà nước VN cần xem xét lại để nhanh chóng thả MS Khải với tín hữu Tâm, là anh em Cơ Đốc nhân của chúng tôi. Về phía tôn giáo của chúng tôi, thì anh em trong Hội Thánh và Hội Thánh Mennonite VN vẫn lên tiếng đấu tranh theo góc độ tôn giáo.”
“Thưa, tôi cảm thấy đột ngột khi được tin MS Khải là đảng viên đảng Việt Tân. Nhưng theo quan điểm của tôi, tôi nghĩ rằng MS Dương Kim Khải cũng là một công dân VN nên việc ông có quả thực tham gia đảng Việt Tân thì cũng bình thường thôi. Cũng như người ta vào đảng CS cũng là việc bình thường nếu ai muốn vào phải phù hợp với điều lệ của đảng ấy.
Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường. Một việc không bình thường là công an đã bắt MS Dương Kim Khải với lý do tham gia đảng Việt Tân. Tôi phản đối lệnh bắt đó.”
Nhưng, theo MS Thân Văn Trường, thì tuyên bố vừa nói của phát ngôn viên Việt Tân Hoàng Tứ Duy gây bất lợi không những cho MS Dương Kim Khải, tín hữu Nguyễn Thành Tâm, mà còn cho những người trong Hội Thánh, nói chung.
Trên một phương diện, theo chỗ tôi biết, thì các Mục sư của Giáo Hội Mennonite có chủ trương không tham gia đảng phái. Cho nên Mục sư Dương Kim Khải tham gia đảng phái như vậy thì cũng không tốt cho Hội Thánh, nói chung.”
Thưa quý vị, nhận xét của MS Thân Văn Trường khiến người ta liên tưởng tới một số đảng viên Việt Tân từng bị nhà cầm quyền VN bắt giữ. Trong số này, những người có quốc tịch ngoại quốc thường lâm vào vòng lao lý một thời gian ngắn rồi bị trục xuất, trong khi những đảng viên Việt Tân là dân trong nước thì lãnh những án tù dài lâu.
Phát ngôn viên Đảng Việt Tân trả lời phỏng vấn RFA
Nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ bốn đảng viên Đảng Việt Tân
VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Ngày 9 tháng 9 năm 2010
Thông Báo
Nhà Cầm Quyền Việt Nam Bắt Giữ Bốn Đảng Viên Đảng Việt Tân
Trong thời gian qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã gia tăng mức độ xiết chặt xã hội. Nhiều người đã bị bắt một cách âm thầm. Trong số đó, có những người bị gán ghép vào tội "âm mưu lật đổ chính quyền" vì cho rằng họ liên hệ với đảng Việt Tân. Công luận Việt Nam và quốc tế đã và đang mạnh mẽ lên án chiến dịch trấn áp này của nhà cầm quyền CSVN.
Sau một thời gian theo dõi sự việc, để ngăn chận những thủ đoạn ngược đãi và khủng bố của nhà cầm quyền CSVN đối với những người này và gia đình của họ, đảng Việt Tân quyết định công bố trước công luận về 4 đảng viên Việt Tân đã bị bắt giữ trong thời gian qua, bao gồm:
2. Mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, thuộc Hội Thánh Tin Lành Menonite Việt Nam, bị bắt giữ ngày 10/8/2010 tại Sài Gòn.
3. Bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, tiểu thương, bị bắt giữ ngày 10/8/2010 tại Đồng Tháp.
4. Ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, nông dân, bị bắt giữ ngày 18/7/2010 tại Bến Tre.
Ông Phạm Minh Hoàng là một trí thức yêu nước, đầy tâm huyết đối với các thế hệ trẻ. Ngoài những kiến thức khoa học, ông còn truyền đạt cho sinh viên những kỹ năng làm thăng tiến xã hội và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc. Ông đã tích cực tham gia vào việc khẳng định chủ quyền của đất nước tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phản đối việc cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây nguyên; và luận bàn về những vấn đề của đất nước với bút danh Phan Kiến Quốc.
Mục sư Dương Kim Khải là một người hết lòng đem đạo vào đời, sống phục vụ tha nhân bất kể những nghịch cảnh và khó khăn của riêng mình. Ngoài việc chăm lo đời sống tâm linh cho các đạo hữu, ông luôn tích cực giúp đỡ bà con dân oan thuộc mọi tôn giáo tại Bến Tre và Đồng Tháp trên đường gian nan đi khiếu kiện suốt gần 10 năm qua.
Ông Nguyễn Thành Tâm và bà Trần Thị Thúy là những người dân oan đã kiên trì khiếu kiện để đòi lại công lý cho bản thân mình và cho nhiều bà con dân oan khác tại Bến Tre và Đồng Tháp suốt 20 năm qua.
Từ những dữ kiện này, đảng Việt Tân long trọng xác định:
• Nỗ lực của 4 đảng viên Việt Tân nói trên, cũng như của mọi đảng viên Việt Tân đang hoạt động trên khắp nẻo đường đất nước, là những đóng góp đầy nhân bản để xây lại tình liên đới và trách nhiệm giữa những con người — bước đầu của Xã Hội Dân Sự và nền móng dân chủ bền vững cho đất nước.
• Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa, bất bạo động vào tội "hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.
• Tham gia đảng phái và hoạt động chính trị ôn hòa là những quyền căn bản của con người được bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công nhận và Việt Nam đã ký kết thi hành. Do đó, việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ những người này chỉ vì họ là đảng viên Việt Tân là điều không thể chấp nhận được.
Để tranh đấu cho những người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm, bao gồm cả 4 đảng viên Việt Tân, đồng thời làm sáng tỏ trước công luận những việc làm sai trái của nhà nước CSVN, đảng Việt Tân:
• Thách thức nhà cầm quyền CSVN hãy chứng minh tại sao việc đào tạo thế hệ trẻ, bảo vệ chủ quyền đất nước và môi sinh, thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tranh đấu cho quyền sống của dân oan và công bằng xã hội lại là “âm mưu lật đổ chính quyền”.
• Thách thức nhà cầm quyền CSVN tạo diễn đàn để đồng bào dân oan có thể trình bầy những oan ức của họ mà không bị trù dập, để những người quan tâm đến hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc có thể tranh đấu cho đất nước mà không bị bắt bớ, và để những ai không đồng quan điểm với đảng CSVN có thể tự do hoạt động ôn hoà mà không bị khủng bố bởi guồng máy bạo lực của chế độ.
Đảng Việt Tân chân thành cảm tạ sự quan tâm hỗ trợ và can thiệp của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan truyền thông và cộng đồng quốc tế nhằm áp lực nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho 4 đảng viên Việt Tân nói trên và tất cả các nhà dân chủ đang bị giam giữ.
Đảng viên Việt Tân ở khắp mọi nơi sẽ vẫn tiếp tục con đường Đấu Tranh Bất Bạo Động để sớm chấm dứt các khổ đau của đồng bào, phát huy sức mạnh của dân tộc, và cùng nhau canh tân đất nước trong dân chủ, công lý, và công bằng.
Ngày 9 tháng 9 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
Việt Tân lên tiếng sau các vụ bắt bớ (BBC 9/9)
VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Việt Tân thông báo giáo sư Phạm Minh Hoàng là thành viên của tổ chức này
Vietnamese opposition party says arrested dissident was member DPA
Hanoi(dpa) - A banned Vietnamese exile political party acknowledged Thursday that a dissident arrested last month on political charges belonged to its organization.
Pham Minh Hoang, 55, a French-educated math professor, was arrested in Ho Chi Minh City on August 13.
According to his wife Le Thi Kim Oanh, police accused him of belonging to the Viet Tan Party, an exile political party that advocates multiparty democracy in Vietnam.
Hoang and Oanh initially denied he belonged to Viet Tan. But in a press release distributed Thursday by Viet Tan's office in Washington, the group said Hoang was one of four of its members arrested in Vietnam this summer.
Hoang had written internet posts under a pen name criticizing the Vietnamese government. Oanh said police had accused him of violating Article 79 of Vietnam's legal code, which bars 'activities aimed at overthrowing the government.'
Viet Tan says it engages in non-violent activism, but the Vietnamese government considers it a terrorist organization.
'Accusing citizens who are promoting peaceful political change of 'aiming to overthrow the socialist government' or any other crime under the penal code of Vietnam is baseless and anti-democratic,' the Viet Tan press release said.
The group said three other members had been arrested in July and August. Duong Kim Khai, 52, is a pastor in the Mennonite Church. Tran Thi Thuy, 39 years old, is a merchant, and Nguyen Thanh Tam, 57 years old, is a farmer.
Vietnam's communist government often steps up arrests of political activists in the period preceding the Communist Party congress, which takes place once every five years. The next one is slated for the first quarter of 2011.
Most of the dissidents arrested in recent years have criticized policy on Chinese-run bauxite mines in Vietnam's Central Highlands, or have advocated stronger Vietnamese claims to the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea, disputed by China.
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung on August 17 called on police to ensure no alternative political parties are formed that might threaten the control of the communist government.
VIỆT NAM: Công An Việt Nam tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng
Phạm Minh Hoàng và Phan Kiến Quốc (talawas)
(Gs Hoàng đang cùng thảo luận với sinh viện về kỹ năng mềm)VRNs (28.08.2010) - Sài Gòn - Ngày 27.08.2010 giáo sư Phạm Minh Hoàng đã khai nhận là có viết bài cho báo nước ngoài với bút danh Phan Kiên Quốc. Sau hai tuần bị bắt giam, kể từ ngày 13.08.2010, để điều tra về tội vi phạm an ninh quốc gia, nhưng không có chứng cớ gì để buộc tội giáo sư ngoài các bài viết của giáo sư trên chính blog của ông và các bài đó được báo chí nước ngoài đăng.
Sáng thứ sáu ngày 27.08.2010 cơ quan điều tra có trao cho vợ giáo sư Hoàng, chị Lê Thị Kiều Oanh, bức thư của chính giáo sư viết tại văn phòng cơ quan điều tra. Ngay sau đó chị Kiều Oanh đưa điều tra viên về nhà lấy laptop (máy tính xách tay) cá nhân của giáo sư.
Tôi có thấy trên Phan Kiến Quốc blog (trang thông tin cá nhân), tai http://pkquoc.multiply.com/journal , có những bài như: “Xóa bỏ hận thù : tại sao không ?”, “Xin một lần lắng nghe !”, “Giống giống...quen quen.” , “Tôi đi rước đuốc Bắc Kinh”, “Luận về Nhục”. Toàn là những bài nói lên trách nhiệm của một công dân trí thức trước các vấn nạn của dân tộc. Đó là cách nói bình thường như hầu hết tại các nước đã và đang tôn trọng quyền được nói của công dân mình mà thôi!
Điều xin được nhấn mạnh ở đây là toàn bộ những thông tin trên không trực tiếp do giáo sư Hoàng cung cấp hoặc nói công khai với chị Kiều Oanh, mà chỉ qua một lá thư viết tay được vợ giáo sư xác nhận là chữ ký của chồng mình.
Để hiểu rõ hơn sự việc mời quý vị theo dõi hai cuộc phỏng vấn sau giữa Thomas Việt với chị Kiều Oanh và luật gia Tạ Phong Tần vào tối 27.08.2010.
Với chị Kiều Oanh
Thomas Việt: Xin chị vui lòng cho hỏi sức khỏe của giáo sư Hoàng như thế nào chị?
Kiều Oanh: Tôi có hỏi thì đương nhiên người ta (cơ quan điều tra) nói chồng tôi khỏe. Tôi vẫn chưa được gặp nên không biết như thế nào!
Thomas Việt: Có phải thứ hai vừa qua (ngày 23.08.2010) họ nói đã kết thúc điều tra?
Kiều Oanh: Người ta không có nói đã kết thúc điều tra mà họ nói có đầy đủ căn cứ để buộc tội chồng tôi phạm pháp. Họ nói quyết định khởi tố chứ không phải kết thúc điều tra!
Thomas Việt: Như vậy hồ sơ vẫn chưa chuyển lên viện kiểm sát?
Kiều Oanh: Cái đó thật sư tôi không biết! Luật sư bào chữa Hải đoán thôi! Người ta chỉ nói là giờ quyết định khởi tố nên tạm giam thêm để điều tra.
Thomas Việt: Họ có nói là giam tới khi nào không?
Kiều Oanh: Dạ, họ không nói!
Thomas Việt: Từ hôm thứ tư (ngày 25.08.2010) họ có mời chị lên làm việc?
Kiều Oanh: Sáng nay thì có.
Thomas Việt: Sáng này làm việc khoảng bao lâu?
Kiều Oanh: Sáng nay cũng nhanh là vì người ta chỉ đưa cho tôi thư của chồng tôi. Trong thư kêu tôi đêm laptop của ảnh lên giao nộp cho cơ quan điều tra.
Thomas Việt: Trong thư giáo sư Hoàng ghi như thế nào chị?
Kiều Oanh: Ảnh ghi là vẫn khỏe, ảnh cũng có nói là ảnh đã nhận là có viết những bài gửi cho báo nước ngoài với bút hiệu Phan Kiến Quốc. Ảnh nói ảnh có nhận là hợp tác với Việt Tân, chứ không phải là đảng viên chỉ có hợp tác viết báo. Về các mặt (lĩnh vực) như chính trị, xã hội, đặc biệt là giáo dục. Tôi đọc thư thì tôi cũng lo! Tôi không biết tại sao ảnh nhận là có hợp tác với Việt Tân, ảnh có ghi cho tôi là ảnh hoàn toàn không bị ép cung.
Thomas Việt: Chi có xem chữ viết là đúng của giáo sư Hoàng?
Kiều Oanh: Dạ đúng.
Thomas Việt: Giáo sư Hoàng có ghi là viết báo trong thời gian bao lâu không chị?
Kiều Oanh: Mới đây thôi!
Thomas Việt: Giáo sư có ghi viết bao nhiêu bài?
Kiều Oanh: Không có ghi. Anh có thể tìm trên mạng internet với cụm từ Phan Kiến Quốc.
Thomas Việt: Trong thư còn nói về vấn đề gì khác không chị?
Kiều Oanh: Dạ không.
Thomas Việt: Chị đã đem laptop lên nộp cho cơ quan điều tra?
Kiều Oanh: Chồng tôi có dấu hiệu cho tôi biết, nên tôi biết đó là ý của chồng tôi. Tôi có đem đến rồi, thật sự laptop của chồng tôi đâu có gì đâu! Laptop chồng tôi có cài mật khẩu nên không ai mở được! Lúc kiểm tra thì họ có ghi vào biên bản là laptop có mật khẩu. Giờ tôi như cá nằm trên thớt không biết phải làm gì!
Thomas Việt: Chị có tham khảo ý kiến luật sư trước khi giao nộp laptop?
Kiều Oanh: Họ làm rất là đột ngột! Sáng họ mời tôi lên rồi theo tôi về nhà lấy laptop. Nhưng mà anh ơi họ căn dặn tôi rất là nhiều lần rồi là không được nói nội dung điều tra ra bên ngoài. Nếu anh nghĩ có thể giúp đỡ được vợ chồng tôi thì anh giúp bằng cách nào đó chứ đừng tiết lộ thông tin. Như vậy thì nó cũng phiền cho tôi! Cái gì tôi nói với anh, anh cảm thấy cái nào cho phép được thì anh nói.
Thomas Việt: Em chỉ đưa tìn bình thường thôi chị. Có đưa tin thì công luận rõ và sẽ tốt hơn cho giáo sư Hoàng. Chị có báo với luật sư về việc giao nộp laptop?
Kiều Oanh: Sau đó tôi có nói nhưng luật sư Hải không có ý kiến gì hết!
Thomas Việt: Họ có khám xét nhà chị ngày 13.08.2010 rồi phải không?
Kiều Oanh: Do chồng tôi khai nhận là có cất giữ laptop. Chồng tôi khuyên tôi giao nộp laptop để sáng tỏ vấn đề. Tôi chỉ nghe theo chồng tôi thôi! Chứ thật sự tôi không có kinh nghiệm gì về vấn đề này hết!
Thomas Việt: Cảm ơn chị Kiều Oanh.
Với luật gia Tạ Phong Tần
Thomas Việt: Luật gia có thể cho ý kiến về việc an ninh Việt Nam thường đưa ra bức thư của người bị điều tra để bảo người nhà đưa ra các bằng chứng nghi ngờ!
Tạ Phong Tần: Chuyện có bị ép viết thư hay không thì mình không biết! Nhưng có điều những bức thư từ trại giam ra hay kêu lấy cái này cái kia là không được chính đáng. Bởi lẽ laptop không phải đem vô cho giáo sư Hoàng sử dụng… Sao họ không ra lệnh đến nhà khám xét để tìm bằng chứng có cả gia đình, chính quyền địa phương và hàng xóm chứng kiến?! Tự dưng đưa laptop cho họ ròi giữa đường họ chép dữ liệu gì đó vào rồi vu cáo ai mà biết được! … Việc như vậy rất là mờ ám…
Thomas Việt: Việc máy tính bị thêm dữ liệu có từng xảy ra ở Việt Nam?
Tạ Phong Tần: Có, Xảy ra với chính tôi đây!
Thomas Việt: Vậy với trường hợp của giáo sư Hoàng vì đã lỡ giao nộp laptop rồi thì phải làm sao?
Tạ Phong Tần: Giờ chỉ còn giáo sư Hoàng tự cứu mình thôi! Việc giáo sư Hoàng viết thư ra kêu giao nộp laptop thì tôi nghĩ giáo sư chưa biết rõ lắm về pháp luật ở Việt Nam và những lắt léo của nó!
Thomas Việt: Đã hơn 10 ngày (14 ngày) bị giam rồi mà giáo sư vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư bào chữa, luật gia nghĩ gì về điều này?
Tạ Phong Tần: Đã hơn 10 ngày mà không có lệnh tạm giữ, một quyết định khởi tố vụ án, không có thông báo chính thức nào đến gia đình như luật định. Như vậy cho đến giờ này (9:30PM 27.08.2010) cơ quan điều tra không có chứng cứ để buộc tội giáo sư. Mà chỉ là việc bắt người và giam giữ trái pháp luật thôi! … Theo luật tố tụng hình sự thì có quyền tạm giữ tối đa là 9 ngày, mỗi một lần 3 ngày, được gia hạn 2 lần, qua 9 ngày phải khởi tố vụ án hoặc trả tự do cho đương sự…
Thomas Việt: Việc viết báo cho Việt Tân thì có luật nào quy định tội không?
Tạ Phong Tần: Không có quy định nào cấm viết bài cho người này hay người kia. Và tôi không biết nội dung các bài đó là gì nên không thể nói được!
Thomas Việt: Cảm ơn luật gia.
Thomas Việt. VRNs
Thư gửi Nguyễn Minh Triết về việc bắt giữ vô cớ nhà tranh đấu nhân quyền Gs. Phạm Minh Hoàng
Frontline
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết,
Văn phòng Chủ tịch nước,
1 Bách Thảo,
Hà Nội,
Việt Nam
Ngày 23 tháng 8, 2010
V/v Nhà tranh đấu cho nhân quyền GS Phạm Minh Hoàng bị bắt tùy tiện
Thưa Ông,
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng là giảng viên tại Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM, và, theo một thông báo do vợ của Giáo Sư phổ biến sau khi Ông bị bắt, thì quan tâm của Ông là sự công bằng xã hội và tệ nạn tham nhũng.
Vào ngày 13/8/2010, GS Phạm Minh Hoàng đã bị tùy tiện bắt giam theo Điều 79 của Luật Hình Sự với tội danh là tham gia một tổ chức chính trị bị cấm hoạt động. Được biết là trước khi bị bắt GS Phạm Minh Hoàng đã được nhà cầm quyền CSVN cảnh báo là Ông sẽ bị bắt nếu không thú nhận là đã tham gia tổ chức tranh đấu cho dân chủ là Đảng Việt Tân. Điều 79 của Luật Hình Sự cấm "mọi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền". Hiện không được biết GS Phạm Minh Hoàng bị giam giữ ở đâu.
GS Phạm Minh Hoàng đã tích cực hỗ trợ việc phản đối kế hoạch khai thác bô-xít tại Trung Nguyên Việt Nam. Ông cũng đã tham dự một hội nghị được tổ chức tại Sài Gòn với chủ đề là vấn đề chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vợ của Giáo Sư cho biết là công an đang điều tra về một số khoá huấn luyện về khả năng lãnh đạo mà Giáo Sư đã dành cho một số học trò của Ông.
Front Line tin rằng việc bắt giữ GS Phạm Minh Hoàng là hậu quả trực tiếp của các hoạt động ôn hoà và hợp pháp của Ông cho nhân quyền, và xem việc bắt giữ này là một phần của chính sách đàn áp những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Front Line đặc biệt quan tâm về sự an toàn về thể chất và tinh thần của GS Phạm Minh Hoàng và tất cả những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam.
Front Line kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam hãy:
1. Lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc đối với GS Phạm Minh Hoàng vì những cáo buộc này chỉ dựa trên những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền một cách ôn hoà và hợp pháp;
2. Lấy mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn thể chất và tinh thần của GS Phạm Minh Hoàng, và bảo đảm việc đối xử với Giáo Sư trong khi bị giam giữ đáp ứng mọi tiêu chuẩn được ấn định bởi Những Nguyên Tắc Căn Bản Về Việc Đối Xử Với Tù Nhân của Nghị Quyết số 45/111 ngày 14/12/1990 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
3. Lấy biện pháp tức thời để bảo đảm là GS Phạm Minh Hoàng được tiếp xúc đầy đủ với gia đình và luật sư;
4. Bảo đảm là trong mọi trường hợp các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam được quyền hoạt động ôn hoà và hợp pháp mà không sợ bị trả thù hay bị bất kỳ giới hạn nào kể cả việc bị sách nhiễu về pháp luật.
Front Line trân trọng nhắc nhở Quý vị là Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền Hạn và Trách Nhiệm của Cá Nhân, các Nhóm hay Bộ Phận của Xã Hội để Quảng Bá và Bảo Vệ Nhân Quyền và Những Quyền Tự Do Căn Bản Đã Được Thế Giới Công Nhận, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 9/12/1998, công nhận sự hợp pháp của các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và quyền được hoạt động mà không sợ bị trả thù. Chúng tôi đặc biệt lưu ý Quý vị về Điều 5 (a): "Trong mục tiêu quảng bá và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản, mọi người có quyền, cá nhân mình hay cùng với những người khác, trên cấp quốc gia hay quốc tế: (a) Gặp gỡ hay hội họp một cách ôn hoà", và Điều 6 (b): "Mọi người có quyền, cá nhân mình hay cùng với những người khác, (b) Được ấn định bởi những văn kiện liên quan đến nhân quyền và những văn kiện quốc tế hiện được áp dụng, được quyền tự do phổ biến, truyền đạt những quan điểm, thông tin hay kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản".
Trân trọng,
Mary Lawlor Giám Đốc
Nhóm sinh viên ĐHBK kêu gọi trả tự do cho GS Phạm Minh Hoàng
Tin mới nhất về giáo sư Phạm Minh HoàngĐài Á Châu Tự Do
- Bùi Tín: Hãy vững tay lái khi bẻ ngoặt (VOA)
Tin xấu và rồi thiệt là xấu cho Việt Nam
Hãy nói về cái tin thiệt là xấu trước, bởi vì không những nó bốc mùi, nhưng cũng vì các chính phủ phương Tây thường vật vã với chuyện này đã bịt mũi, ngoảnh mặt làm ngơ và giả vờ như không thấy.
Hôm thứ Ba tuần rồi, tại buổi lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống Công an Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an trên toàn quốc tiếp tục nghiền nát bất kỳ tổ chức chính trị nào đang còn manh nha trong trứng nước, nhưng có thể hăm dọa đến chế độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền.
Ông Dũng nói công an hãy đấu tranh với “âm mưu xảo quyệt của những lực lượng thù địch và ngăn chận không cho những đảng phái chính trị đối lập được thành lập nhằm hăm dọa nhà nước chúng ta.”
Hiến pháp Việt Nam không cho phép bất kỳ đảng phái chính trị nào được hiện hữu ngoài cái đảng Cộng sản Việt Nam. Nên nhớ, khi quý vị lên tiếng chê bai, khiển trách Myanmar, vốn là một chế độ đàn áp các đảng phái đối lập thô bạo, thì đừng quên rằng tối thiểu ở Myanmar, các đảng phái đối lập được phép tồn tại.
Xảy ra chỉ mấy ngày trước lời hô hào bốc mùi của ông Dũng, kết qủa của việc đấu tranh với những thế lực thù địch này được thể hiện qua chuyện công an bắt Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một giảng viên môn toán ứng dụng của trường Đại học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Hoàng bị kết tội là thuộc một nhóm chống đối, và khi ông bị bắt, công an đọc nội dung Điều 79 luật hình sự, là điều luật cấm “những hoạt động nhằm lật đổ nhà nước.”
Cũng với điều luật này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hằng chục người hoạt động, đấu tranh cho dân chủ, và cũng như nhiều bloggers độc lập khác, và tuyên án họ hằng năm tù ở.
Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Hà Nội cho tôi hay là viên chức của bộ công an đã tuyên bố rất hung hăng là những người bất đồng chính kiến đồng nghĩa với tội phạm hình sự. “Ngu xuẩn và nhục nhã,” nhà ngoại giao này bày tỏ quan điểm của ông.
Thế nhưng, cho đến giờ này, cả Hoa Kỳ và châu Âu đều làm thinh, một sự im lặng điếc tai.
Thực thế, mới tháng rồi, nhân kỹ niệm lần thứ 15 ngày bình thường hoá quan hệ giữa Hoa Thạnh Đốn và Hà Nội, chủ tịch ủy ban quan hệ nước ngoài của Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ John Kerry nói: “Nền chính trị trong nước của Việt Nam đang thay đổi dần dần, ngày càng trở nên cởi mở và minh bạch hơn.”
Dĩ nhiên là thế. Đó là lý do tại sao nhà nước cộng sản Việt Nam bắt ông Hoàng. Đó là lý do tại sao nhà nước cộng sản Việt Nam cấm các đảng phái chính trị hoạt động. Đó là lý do tại sao nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn một mực kiểm soát mạng internet.
Đó là lý do tại sao, cứ mỗi một thứ Ba hằng tuần, tổng biên tập trên toàn nước lũ lượt kéo đến bộ thông tin để nhận chỉ thị điều gì họ có thể - và không thể được đề cập đến trên báo lề phải.
Đương nhiên, thưa ngài Thượng nghị sĩ Kerry, mọi cái đang trở nên cởi mở và minh bạch hơn ở Việt Nam. Và không biết ông có hay, ngay cả những chuyện giật gân, động trời khó tin mà có thật nữa.
Cái thông điệp cho Hà Nội: Không có gì sai trái khi người dân sinh hoạt chính trị. Như cựu tổng thống John F Kennedy đã từng nói: “Sinh hoạt chính trị là trách nhiệm cao cả nhất của một công dân.”
Và giờ là tin xấu thật xấu.
Hệ thống tiền tệ Việt Nam sụp đổ. Hôm thứ Ba tuần rồi, cùng ngày ông giảng viên Hoàng bị bắt, nhà nước của Thủ tướng Dũng đã phá giá tiền Việt Nam một lần nữa, đây lần thứ ba kể từ hôm tháng Mười Một năm rồi.
Sau khi bị giảm chính thức 2.1 phần trăm, giá trị tiền “đồng” càng bị trụt hơn nữa và đã không được cứu khi một cố vấn nhà nước lỡ mồm cho hay là Việt Nam có nguy cơ bị cơn “sốc” ngoại tệ.
Tiền tệ Việt Nam giờ bị trụt 5.2 phần trăm trong năm nay - tệ nhất trong 17 nền tiền tệ Á châu được theo dõi.
Việt Nam đã làm mất cân bằng trong cán cân mậu dịch đến mức thê thảm trong năm nay, gần như gấp đôi lên tới 7 tỉ 4 trong bảy tháng đầu năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam lại tệ hại như chưa bao giờ tệ hại như thế, tồi tệ nhất thế giới. Chỉ số định chuẩn VN đã giảm 8.4 phần trăm, cao nhất trong 93 thị trường chứng khoán được công ty Bloomberg theo dõi trên toàn cầu.
Chế độ cộng sản của ông Dũng không những chỉ giỏi ném những người ủng hộ, cổ xúy dân chủ và vô tội vô nhà tù, nhưng cái chế độ của ông ta cũng chứng minh cho thấy họ hoàn toàn bất lực trong việc điều hành một nền kinh tế.
Thông điệp thứ nhì cho mấy ông có đầu óc bã đậu: Hãy xem xét lại cái điều, tại sao cùng lúc có một sự bất ổn xã hội, mà nền kinh tế Thái Lan vẫn phát triển tốt đẹp.
Câu trả lời nằm ngay trong câu nói của Bộ trưởng kỹ nghệ ông Chaiwuti Bannawat mới tuần rồi: “Chính phủ có vai trò ủng hộ khu vực kinh tế tư nhân, nhưng chính phủ không dẫn đường hay chỉ tay năm ngón. Tôi không tin rằng chính phủ có khả năng làm kinh tế giỏi hơn khu vực kinh tế tư nhân.”
Điều sau cùng hết trong câu nói đó nên được đóng khung và đặt ngay trên bàn làm việc của viên chức nhà nước cộng sản Việt Nam, những người liên quan đến chuyện “nắm tay nhau” đưa những tập đoàn kinh doanh lớn của nhà nước lần lượt đến chỗ phá sản, nợ nần chồng chất.
Và cho giới công chức, quan liêu ở Cam Bốt, vốn có mối quan hệ kinh tế ngày càng gắn bó với Việt Nam, cũng được khuyên hết lời, là nên làm như thế.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) The bad news and then the really bad news in Vietnam. The Phnompenh Post, 23 August 2010
(2) Ông Roger Mitton là cựu phóng viên thâm niên của báo Asiaweek và cựu trưởng văn phòng báo The Singapore Straits Times ở Hoa Thạnh Đốn và Hà Nội.VIỆT NAM: Công an Việt Nam quyết định khởi tố giáo sư Phạm Minh Hoàng
VIỆT NAM: Gia đình G.s Phạm Minh Hoàng tố cáo bị công an xách nhiễu RFI
VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Ngày 17 tháng 8 năm 2010
Bản Lên Tiếng
Về Việc CSVN Bắt Giữ Nhà Giáo Phạm Minh Hoàng
Theo tin tức từ gia đình − đã được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế loan tải – Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng, giảng viên đại học Bách Khoa Sài Gòn, đã bị công an CSVN bắt giữ từ ngày 13 tháng 8 vừa qua. Ông Phạm Minh Hoàng phục vụ trong lãnh vực giáo dục và chú trọng vào việc phát triển các thế hệ tương lai cho đất nước. Ngoài ra, ông còn đặc biệt quan tâm đến các bất công xã hội và sự xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ông đã ký tên vào kiến nghị kêu gọi ngưng khai thác bauxite tại Tây Nguyên và tham dự hội thảo tại Sài Gòn về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Công an CSVN đã bắt giữ ông để điều tra theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, đồng thời cáo buộc ông là thành viên của Đảng Việt Tân.
Trước sự bắt bớ ngang ngược này cùng với việc khủng bố tinh thần gia đình của nhà giáo Phạm Minh Hoàng, Đảng Việt Tân khẳng định:
1. Việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng lại thêm một bằng chứng cho thấy nhà nước CSVN vẫn tiếp tục khủng bố những người tranh đấu một cách ôn hòa cho quyền lợi của đất nước. Đảng CSVN càng đàn áp những người yêu nước như ông Phạm Minh Hoàng, thì càng để lộ rõ bản chất phản dân tộc của họ mà thôi.
2. Việc cáo buộc người này, người nọ là thành viên của Đảng Việt Tân, hay của những đảng chính trị khác, để tìm cách đàn áp chỉ phản ảnh bản chất độc tài của đảng CSVN. Trong thế giới ngày nay, quyền tự do sinh hoạt chính trị đều được tôn trọng tại các quốc gia dân chủ. Chỉ trong một chế độ độc tài, quyền tự do đó mới bị cấm đoán.
3. Chủ trương của Đảng Việt Tân luôn nhắm vào mục tiêu thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên tại Việt Nam, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng và nhân bản. Đảng Việt Tân chủ trương sử dụng những hình thức đấu tranh bất bạo động để đem lại những thay đổi cần thiết cho đất nước. Tất cả những cáo buộc của CSVN đối với Đảng Việt Tân đều chỉ là những xuyên tạc, chụp mũ và tạo lý cớ để đàn áp. Khi tuyên bố những điều này, CSVN không hề đưa ra được một bằng chứng xác thực nào.
Đảng Việt Tân cực lực lên án việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng, và thiết tha kêu gọi dư luận trong và ngoài nước cũng như quốc tế nỗ lực tranh đấu, tạo áp lực buộc CSVN phải trả tự do cho nhà giáo Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước khác.
Ngày 17 tháng 8 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
Vietnam arrests math professor on political charges (DPA 17-8-10)
Bị bắt 'vì đảng Việt Tân'? BBC
Một giảng viên trường ĐH Bách Khoa TP HCM bị bắt giữ talawas blog
Đài RFA và BBC Tiếng Việt cho biết, vào ngày 13/08/2010 với mục đích nhằm điều tra tội Lật đổ Chính quyền theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, công an Việt Nam đã bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên khoa toán trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Theo lời của bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông Phạm Minh Hoàng, vào ngày 11/08 công an đột xuất mời bà và chồng lên làm việc với lý do trước đó một người bạn của họ đã khai báo rằng ông Phạm Minh Hoàng là đảng viên của đảng Việt Tân, một đảng chính trị hoạt động tại hải ngoại bị Chính phủ Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Sau hai ngày làm việc với cơ quan an ninh, mặc dù không thừa nhận là thành viên đảng Việt Tân, vào chiều ngày 13/08, công an đã đưa ông Phạm Minh Hoàng về nhà riêng, đọc lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nhà ở của hai vợ chồng ông.
Bà Lê Thị Kiều Oanh cũng cho biết ông Phạm Minh Hoàng đã từng tham gia và kêu gọi bạn bè ký tên vào bản kiến nghị ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, và đã có mặt tại buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam được tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24/07/2010. Hiện tại bà cũng không biết ông Phạm Minh Hoàng bị giam giữ ở đâu và đã gửi thư tới một vài nơi kêu gọi sự ủng hộ của dư luận cho chồng bà.
Giảng viên Toán học ‘bị bắt giữ’ ở Việt Nam VOA
Việt Nam bắt giáo sư toán vì “tội chính trị”
Hà Nội – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giam một giáo sư toán tốt nghiệp ở Pháp vì bị tình nghi liên quan đến một nhóm chính trị bị cấm hoạt động ở Việt Nam, vợ của vị giáo sư này cho hay hôm nay thứ Ba ngày 17 tháng Tám năm 2010.
Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, bị bắt tuần rồi hôm 13 tháng Tám, bà Lê Thị Kim Oanh vợ ông ta cho hay.
Trước đó, nhà cầm quyền đã nói với ông Hoàng, một giảng viên môn toán ứng dụng ở Viện Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, rằng ông ta sẽ bị bắt nếu ông không thú nhận ông thuộc đảng Việt Tân, là một nhóm chính trị hoạt động kêu gọi dân chủ cho Việt Nam, có trụ sở ở ngoại quốc và bị nhà nước cộng sản Việt Nam cấm hoạt động ở Việt Nam, vợ ông ta cho hay.
“Thực ra, chồng tôi không là một thành viên của Việt Tân, vì thế chúng tôi từ chối,” bà Oanh nói.
Bà cho hay trong cuộc bớ bắt đó, công an đã đọc nội dung Điều 79 của luật hình sự Việt Nam, là điều luật cấm “những hoạt động nhắm lật đổ nhà nước.” Trong lá thư được phân phát bởi văn phòng của đảng Việt Tân ở Hoa Thạnh Đốn hôm nay, bà Oánh nói rằng bà tin chồng bà bị bắt giam là vì chồng bà ủng hộ những phản đối đối với những nhà máy bô-xít do Trung Quốc vận hành ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Bà nói công an cũng điều tra giáo trình “huấn luyện lãnh đạo” ông Hoàng đã dạy cho một số sinh viên của ông.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt bớ hằng chục người hoạt động kêu gọi dân chủ và những bloggers độc lập trong bốn năm vừa qua, và đã tuyên án họ nhiều năm tù ở.
Nhiều người trong số những tù nhân này bị quy kết là thuộc về đảng Việt Tân, là một tổ chức chính trị mà nhà nước Việt Nam xem như là một tổ chức khủng bố.
Đa số những người này cũng đã chỉ trích chính sách của nhà nước Việt Nam đối với những dự án khai thác bô-xít, hay kêu gọi Việt Nam đối kháng mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
© DCVOnline
Một giảng viên đại học ở TP HCM bị bắt
Vietnam arrests math professor on political charges DPA
Hanoi - Ho Chi Minh City police have arrested a French-educated math professor on charges of belonging to a banned political group, the professor's wife said Tuesday.
Pham Minh Hoang, 55, was arrested on August 13, wife Le Thi Kim Oanh said.
The authorities had earlier told Hoang, a lecturer in applied mathematics at the Ho Chi Minh City Institute of Technology, that he would be arrested if he did not confess to belonging to the banned foreign-based democracy group Viet Tan, his wife said.
'In fact, my husband is not a member of Viet Tan, so we refused,' Oanh said.
Oanh said during the arrest, police had read out the text of Article 79 of Vietnam's penal code, which bars 'activities aimed at overthrowing the government.'
In letters distributed by Viet Tan's office in Washington on Tuesday, Oanh said she believed her husband's arrest was tied to his support for protests against controversial Chinese-run bauxite mines in Vietnam's Central Highlands.
She said police were also investigating 'leadership training' courses Hoang had given for some of his university students.
Authorities in communist Vietnam have arrested dozens of democracy activists and independent bloggers over the past four years, sentencing many to multi-year prison terms.
Many of those imprisoned were accused of belonging to Viet Tan, which Vietnam considers a terrorist organization.
Most had also criticized Vietnamese policy on the bauxite mines, or had advocated stronger Vietnamese opposition to China regarding the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea, which both countries claim.
Giảng viên ĐH Bách Khoa Tp.HCM bị bắt vì nghi là đảng viên Việt Tân
Công an bắt giữ GS Phạm Minh Hoàng, Đại Học Bách Khoa TPHCM
Lê Trần Luật - Những người tù chính trị và các bản án sơ chung thẩm
Còn rất nhiều khía cạnh pháp lý bất cập khác trong các vụ án chính trị mà những người tù lương tâm phải gánh chịu. Tôi nghĩ giới luật sư cần lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ cho họ như một cách thức bảo vệ cho chính mình và thế hệ mai sau.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 1) Trân Văn, thông tín viên RFA 2010-08-07
Nhiều quốc gia, tổ chức phi chính phủ vẫn liên tục thúc giục chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trả tự do cho những tù nhân bị giam giữ vì bày tỏ sự khác biệt về quan điểm chính trị hoặc vì hoạt động tôn giáo, không can thiệp vào hoạt động tôn giáo,…
Vậy Việt Nam đang thực thi các cam kết với cộng đồng quốc tế về quyền con người như thế nào? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình bài đầu tiên trong loạt bài “Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam”…
Đây là một trong những lý do khiến chính quyền Việt Nam thường xuyên phủ nhận cáo buộc của nhiều thành viên trong cộng đồng quốc tế, về việc đàn áp các cá nhân bất đồng về chính kiến và bác bỏ những lời kêu gọi hãy trả tự do cho tù chính trị. Theo chính quyền Việt Nam, tại Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật hình sự.
Phạm nhân trại giam Xuân Lộc đang lao động ngoài trại. Photo courtesy of VietnamNet Có đúng là các nhà tù tại Việt Nam không hề có tù chính trị? Những người từng bị kết án, bị giam giữ vì lý do chính trị nghĩ gì trước những tuyên bố của chính quyền Việt Nam? Chúng tôi đã trao đổi với ba người từng bị giam tại trại giam Z30A, tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đó là các ông: Nguyễn Hữu Phu, bị bắt năm 1990, bị kết án 10 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, được trả tự do năm 2009, nay đang cư trú tại Thừa Thiên – Huế. Nguyễn Bắc Truyễn, bị bắt năm 2006, bị kết án 42 tháng tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do vào giữa tháng 5 vừa qua, đang cư trú tại TP.HCM. Ông Nguyễn Ngọc Quang, bị bắt năm 2006, bị kết án ba năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do năm 2009, đang cư trú tại TP.HCM để tìm câu trả lời.
Trân Văn: Việt Nam thường bảo rằng, tại Việt Nam không có tù chính trị cho nên tôi muốn hỏi anh cho rõ ràng, đó là, ở trong trại giam thì các anh được gọi là gì?
Nguyễn Hữu Phu: Chúng tôi được gọi là tù chính trị.
Trân Văn: Các anh được gọi là tù chính trị là do quản giáo gọi, hay các anh tự nhận, hoặc là những người bạn tù khác gọi các anh?
Nguyễn Hữu Phu: Thứ nhất là quản giáo gọi. Bình thường họ vẫn gọi là tù chính trị nhưng mà khi họp hành thì họ gọi chúng tôi là người vi phạm an ninh quốc gia.
Nguyễn Hữu Phu: Vâng!
Trân Văn: Còn tù hình sự thì họ gọi là gì?
Nguyễn Hữu Phu: Vẫn gọi là tù hình sự thôi anh.
Trân Văn: Họ có chia nhóm giữa tù hình sự với tù chính trị không?
Nguyễn Hữu Phu: Họ vẫn chia nhóm, họ tách riêng. Đời nào họ cho chúng tôi gần được tù hình sự.
Trân Văn: Như vậy là với bên ngoài, Việt Nam phủ nhận việc có tù chính trị nhưng trong trại giam thì lãnh đạo trại giam và các quản giáo vẫn gọi các anh một cách rõ ràng là tù chính trị?
Nguyễn Hữu Phu: Vâng, là tù chính trị. Có sự tách biệt. Nhà giam chúng tôi là nhà giam tách biệt và khu giam đó như một khu cách ly.
Ông Nguyễn Hữu Phu. Photo courtesy of thongtinberlin. Để phối kiểm các thông tin do ông Nguyễn Hữu Phu cung cấp, chúng tôi cũng đã nêu những câu hỏi tương tự với ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Thưa anh Truyển, Việt Nam vẫn tuyên bố, tại Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm luật hình sự bị phạt tù. Thế thì tại sao anh gọi những người bạn cùng ở tù với anh là tù chính trị?
Trong nhà tù có sự phân loại và có sự khác biệt nào về cách đối xử giữa những người như các anh với tù thường phạm không? Chẳng hạn quản giáo gọi các anh là gì? Tù thường phạm gọi các anh là gì?
Nguyễn Bắc Truyển: Chúng ta cũng hay thấy là nhà nước CSVN thường tuyên bố rằng không có sự đối lập, không có tù chính trị. Mọi người đều đứng dưới lá cờ của Đảng Cộng sản. Tôi xin được nói đó là sự bịp bợm, dối trá và ngụy biện.
Họ đã quy chụp cho những người bất đồng chính kiến, hoạt động chính trị và tôn giáo là những người phạm tội hình sự. Rồi họ đem tất cả những người đó ra xử bằng bộ luật hình sự. Hành động đó làm cho bản thân họ trở thành thấp kém khi nói chuyện với cộng đồng quốc tế.
Tôi không phải là nhà lý luận để có thể đi sâu vào ngôn từ, chữ nghĩa nhưng trong trại giam thì chính những người cảnh sát trại giam vẫn gọi chúng tôi là tù chính trị, “các anh bị giam trong khu chính trị”. Tất cả các vật dụng, nồi cơm, bình đựng nước uống, vân vân,… đều được đánh dấu bằng chữ “C.T” – có nghĩa là chính trị. Như vậy hóa ra những người cảnh sát trại giam còn hiểu biết hơn các vị “đỉnh cao trí tuệ”, khi họ còn phân biệt được đâu là hoạt động chính trị, đâu là phạm tội hình sự.
Những người cán bộ trại giam thì dè dặt hơn. Có khi họ gọi chúng tôi là những người bất đồng chính kiến, tù an ninh quốc gia.
Còn cách giam giữ thì anh thấy là hoàn toàn khác với tù thường phạm. Chúng tôi bị giam trong một khu riêng biệt. Đi lao động thì xuất trại cuối cùng nhưng khi về nhập trại thì ưu tiên số một. Có nghĩa là khi chúng tôi về thì có rất nhiều người tù thường phạm đứng chờ nhập trại nhưng chúng tôi được ưu tiên vào trước. Chúng tôi cũng không phải sinh hoạt tập thể chung với tù thường phạm vào sáng thứ hai hàng tuần, cũng không phải chào cờ. Chúng tôi không được đi mua hàng trên canteen mà có người xuống ghi đăng ký ở tại buồng giam, sau đó họ đem xuống tận buồng giam giao cho chúng tôi. Đặc biệt là khi gia đình chúng tôi đi thăm thì chúng tôi có khu vực giam riêng và luôn luôn người dẫn chúng tôi đi thăm gặp là an ninh của trại giam.
Anh em thường phạm nào mà tiếp xúc với chúng tôi, nhẹ thì bị cảnh cáo, còn nặng thì kỷ luật cùm chân hoặc là chuyển trại. Trong khi đó thì anh em tù thường phạm tiếp xúc với nhau rất là thoải mái.
Từ phải qua: ông Nguyễn Anh Hảo, cô Nguyễn Thu Trâm, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Nguyễn Ngọc Quang. Hình do RFA thính giả gởi. Cùng trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quang nhận định: “Nhà nước Việt Nam tuyên bố rằng ở Việt Nam không có tù chính trị nhưng lại kết tội người ta về hành vi chính trị. Họ nói lấy được thôi, câu nói, Việt Nam hoàn toàn không có tù nhân chính trị chỉ nói với thế giới bên ngoài. Còn ngay ở bên ngoài, chính giám thị nói thẳng, các anh là tù nhân chính trị.”
Trân Văn: Ngay trong trại giam thì có sự phân định giữa tù chính trị và tù hình sự không? Sự phân định đó thể hiện như thế nào? Nó thể hiện trong cách gọi của giám thị trại giam, trong cách gọi của các tù nhân hay là nó thể hiện trong việc phân loại và việc giam giữ cũng như là cách đối xử?
Nguyễn Ngọc Quang: Nó thể hiện ở ba điểm. Thứ nhất là cách gọi của cán bộ trại giam. Cán bộ trại giam gọi chúng tôi là tù chính trị và gọi những người kia là tù thường phạm.
Người tù thường phạm nào gần gũi với chúng tôi thì chắc chắn sẽ bị đi cùm.
Điểm thứ ba để phân định là mỗi lần viết kiểm điểm, chúng tôi buộc phải nhận đã có hành vi chống nhà nước này. Hành vi chống nhà nước chính là hành vi chính trị.
Đến đây thì cuộc trò chuyện với những cá nhân từng bị tù do bày tỏ sự bất đồng về quan điểm chính trị, lên tiếng kêu gọi và vận động thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam theo chiều hướng tôn trọng tự do, dân chủ, chuyển sang một hướng khác. Đó là khi phải đối diện với tình trạng mất tự do và môi trường khắc nghiệt của nhà tù, tù chính trị nghĩ gì và ứng xử ra sao? Mời quý vị đón nghe bài kế tiếp.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 2)
Tuy Việt Nam luôn phủ nhận tại Việt Nam có tù chính trị, song trong lần phát thanh trước, quý vị đã nghe các ông: Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Quang – những người từng bị kết án, bị giam giữ vì lý do chính trị, kể về sự hiện diện của tù chính trị trong nhà tù cũng như sự phân loại, sự phân biệt về cách đối xử giữa tù chính trị và tù hình sự tại trại Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai.
Dân biểu Wayne Marston: Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam tới đây, chúng tôi hết sức quan ngại về nhiều vấn đề liên quan tới nhân quyền. Một trong số này là sự thay đổi trong cách quản lý internet tại Việt Nam, đòi hỏi các dịch vụ internet cài đặt chương trình phần mềm có thể ngăn chặn các trang web nhất định và theo dõi hoạt động của người sử dụng net. Một trong những điều mà chúng ta nhìn thấy trên toàn cầu là việc sử dụng internet chính là phương thức giúp thể hiện các quan điểm dân chủ. Cho nên khi Hà Nội ngăn cản việc này, chúng tôi hết sức quan ngại. Ngoài ra, vài tháng gần đây, có một số người viết blog tự do cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam bị bắt giữ. Chúng tôi rất quan tâm về việc này. Một số blogger viết về dự án bauxite bị đóng cửa các trang mạng cá nhân hoặc bị bắt giữ. Mọi việc cho thấy chính quyền Việt Nam đang có hành động ngăn cản dân chúng tiếp cận thông tin.
VOA: Các mối quan ngại nêu lên trong bức thỉnh nguyện thư này được dựa trên những cơ sở nào, thưa ông?
Dân biểu Wayne Marston: Các quan ngại của chúng tôi dựa trên những thông tin mà Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của chúng tôi nhận được. Ngoài ra, dân biểu gốc Việt trong Quốc hội Liên bang Canada, bà Thái Thị Lạc, một thành viên của Ủy ban chúng tôi, người sinh ra tại Việt Nam, sau chuyến về thăm Việt Nam hồi năm ngoái, bà trở lại Canada với nhiều mối quan ngại rất sâu sắc.
VOA: Nhiều chính khách quốc tế đã gửi thỉnh nguyện thư tới chính phủ Việt Nam bày tỏ quan tâm và kêu gọi cải thiện về nhân quyền như thế, nhưng người ta cho rằng dường như những bức thư này không có tác động lớn vì thực tế cho thấy Hà Nội không bao giờ phúc đáp hoặc có hành động cụ thể nào.
Dân biểu Wayne Marston: Thực trạng nhân quyền tại Việt Nam là một mối quan tâm trên toàn cầu, không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, theo tôi, Hà Nội có thể không thực hiện những bước rõ ràng như yêu cầu trong những bức thỉnh nguyện thư này, nhưng họ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, dĩ nhiên, sẽ nhận ra vấn đề một khi cộng đồng quốc tế bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc đó, bởi vì đây là điều mà tất cả các nước đều phải quan tâm đúng mức. Cho nên, điều mà chúng ta đang làm là có giá trị.
VOA: Vậy mức độ kỳ vọng của ông đối với Việt Nam như thế nào sau bức thỉnh nguyện thư này?
Dân biểu Wayne Marston: Chúng ta làm tất cả điều này với một hy vọng rằng người nhận thư sẽ quan tâm đúng mức và cân nhắc những yêu cầu nêu lên, nhưng mà Việt Nam chưa bao giờ có phản hồi tích cực.
VOA: Nếu điều tương tự xảy ra với thỉnh nguyện thư này, ý kiến ông như thế nào?
Dân biểu Wayne Marston: Nếu họ không đáp ứng thì chúng ta cũng không thể nói gì hơn thế. Ủy ban của chúng tôi chưa thảo luận về bất kỳ phương pháp nào thêm mà chúng tôi có thể thực hiện. Cho nên, bây giờ, nếu tôi nêu ý kiến của mình về việc này thì quá sớm.
VOA: Được biết ông đại diện cho khu vực có ít cử tri Việt Nam tại Canada, điều gì khiến ông quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, thưa ông?
Dân biểu Wayne Marston: Tôi là người phụ trách về vấn đề nhân quyền trong Đảng Tân Dân Chủ. Một trong những nhiệm vụ của tôi là công tác trong Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế thuộc Ủy ban Thường vụ về Đối ngoại và Phát triển Quốc tế. Vì vậy, tôi được biết tới các vấn đề và những sự việc xảy ra tại Việt Nam. Dân biểu Thị Lạc trong Ủy ban của chúng tôi là người Việt Nam cũng đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện về Việt Nam. Đó là những lý do khiến tôi quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
VOA: Theo ông, vấn đề nhân quyền Việt Nam có tầm quan trọng thế nào trong mối bang giao song phương với Canada?
Dân biểu Wayne Marston: Như tôi được biết, yếu tố nền tảng của bất kỳ mối quan hệ bang giao nào chính là ở chỗ chính phủ nước bạn tôn trọng người dân cũng như các quyền của công dân như thế nào. Theo tôi, điều này rất đáng quan tâm. Tôi không nói thay cho chính phủ Canada, nhưng chính phủ nước tôi đề cập rất nhiều đến vấn đề nhân quyền. Nhân quyền phải được xem là giá trị cốt lõi trong bất kỳ mối quan hệ nào với bất kỳ quốc gia nào.
VOA: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Wayne Marston đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
---------
Thời đại đòi hỏi Đông A
Thời đại đòi hỏi
Thời đại đòi hỏi chúng ta hát
và cắt cụt lưỡi của chúng ta.
Thời đại đòi hỏi chúng ta tràn tới
và tọng nút chặn ngay.
Thời đại đòi hỏi chúng ta nhảy múa
và kẹp chúng ta trong quần sắt.
Và cuối cùng thời đại bị chuyển giao
một thứ cứt nó đòi hỏi.
Paris 1922
Ernest Hemingway
Bài thơ này của Hemingway cũng nằm trong số những bài thơ cất tiếng của một Thế hệ Bỏ đi. Thật kỳ lạ thơ của Hemingway hình như chưa có ai dịch ra tiếng Việt.
The Age Demanded
The age demanded that we sing
and cut away our tongue.
The age demanded that we flow
and hammered in the bung.
The age demanded that we dance
and jammed us into iron pants.
And in the end the age was handed
the sort of shit it demanded.
Paris 1922
Ernest Hemingway
- Nhà giáo Nguyễn Thượng Long bị thẩm vấn ( BBC )
Từ "Subjects" đến "Citizens", một sự chuyển đổi vĩ đại
Happy July 4th 2010
Jefferson đã thay đổi chữ "subjects - thần dân" thành "citizens - công dân" trong bản Tuyên ngôn Độc lập Bởi Marc Kaufman
Washington Post Staff Writer
Thứ bảy 3 tháng bảy 2010; A01
ViAn, X-cafevn chuyển ngữ
--
"Subjects - Thần Dân."
Đó là những gì mà Thomas Jefferson đã viết trước tiên trong một bản dự thảo ban đầu của Tuyên ngôn Độc lập để diễn tả người dân của 13 thuộc địa.
Nhưng trong một khoảnh khắc mà lịch sử rẽ sang một bước ngoặc, Jefferson đã cố tìm một cách hoàn toàn có tính phương pháp để xóa chữ đó, để tẩy sạch nó ra khỏi cuộc sống và viết (một trang sử mới) lên trên chữ đó. Nhiều chữ đã được gạch bỏ và được thay thế trong bản dự thảo này, nhưng chỉ có duy nhất một chữ bị bôi sạch.
Sau đó, bên trên dấu mờ, Jefferson đã viết chữ "citizens - công dân".
Không còn nữa những thần dân đối với vua chúa, vương quyền, những người đi khai phá vùng đất mới đã trở thành một cái gì đó khác biệt: một dân tộc mà lòng trung thành, bổn phận của họ được dành cho nhau, không phải cho một quốc vương xa xôi.
Các học giả về cuộc cách mạng này, lâu nay đã suy đoán về vết tẩy xóa trên chữ "citizens - công dân" - tự hỏi liệu cái chữ bị tẩy xóa là "patriots - người yêu nước" hay "residents - cư dân" - nhưng bây giờ, Thư viện Quốc hội (Hoa kỳ) đã xác định rằng sự thay đổi đó thật là đầy kịch tính.
Sử dụng một phiên bản cải tiến của loại công nghệ hình ảnh quang phổ được phát triển cho quân đội và cho giám sát nông nghiệp, các nhà khoa học nghiên cứu đã tháo gở sự bí ẩn này và tái dựng lại cái chữ mà Jefferson đã trục bỏ vào năm 1776.
"Hiếm khi chúng ta có thể tái tạo lại một thời điểm trong lịch sử bằng một cách thức đầy kịch tính và sống động đến như vậy," giám đốc bảo tồn Thư viện Quốc hội, bà Dianne Reyden Van Der, đã phát biểu tại cuộc họp báo về phát hiện này vào hôm thứ Sáu.
"Gần giống như là chúng ta có thể thấy ông viết "subjects - thần dân" và sau đó, một cách nhanh chóng ông đã quyết định rằng đó không phải là tất cả những gì mà ông muốn nói, thậm chí là ông còn không muốn một bản ghi nhớ về nó", bà cho biết như thế. "Thực sự, điều này gây cảm giác ớn lạnh cả xương sống."
Thư viện đã giải mã được cái chữ bí ẩn "subjects - thần dân" này vài tháng trước đó, khám phá chính đầu tiên là nhờ vào những thiết bị high-tech mới của nó. Bằng cách nghiên cứu bản văn này ở các bước sóng ánh sáng khác nhau, bao gồm cả tia hồng ngoại và tia tử ngoại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những dấu vết hóa học hơi khác nhau ở vết mực còn sót lại của chữ đã bị xóa so với chữ "citizens - công dân". Những sự khác biệt này đã cho phép nhóm nghiên cứu đem cái chữ đã bị xóa này trở lại cuộc sống.
Nhưng công việc thực hiện gặp nhiều khó khăn hơn do bởi cách thức mà Jefferson đã tìm cách kết hợp những dòng và đường cong của các mẩu tự mờ nằm phía dưới với các mẩu tự mới mà ông đã viết đè lên trên chúng. Điều này đã làm cho nhà nghiên cứu khoa học Fenella France mất cả mấy tuần lể để lôi ra từng mẩu tự cho đến khi nguyên cả chữ trở nên rõ ràng.
"Thật là hoàn toàn tuyệt vời với cái cách mà ông đã chuyển đổi chữ "subjects - thần dân" thành ra chữ "công dân." Bà nói. "Chúng ta đã thực hiện sự đảo ngược chuyển đổi trở lại chữ "subjects - thần dân"." "
Bà France cho biết cái khả năng mà chữ bị xóa là "subjects - thần dân" đã đến trong thời gian một cuộc nói chuyện mà bà dành cho các nhà tài trợ thư viện và du khách về cách thức nghiên cứu các tài liệu lịch sử mà không làm tổn hại chúng. Bà France đã xác định rằng một chữ đã tồn tại bên dưới chữ "citizens - công dân", và bà đã mời nhóm này cho biết ý kiến. Một phụ nữ đã gọi ra chữ "subjects - thần dân", và ngay lập tức, những thành viên của thư viện nhận ra rằng bà đã phát hiện ra điều gì đó thật quan trọng. Công việc tập trung sâu trên bản văn đó sớm bắt đầu.
Chữ bị xoá này nằm trên trang thứ ba của bản nháp có bốn trang, trong phần nhằm diễn giải các mối bất bình chống vua George III và vạch ra sự kích động của nhà vua về "những cuộc nổi dậy mưu phản." Câu này không được tìm thấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập sau này, nhưng chữ "citizens - công dân" được sử dụng ở những nơi khác trong bản văn đó còn chữ "subjects - thần dân" thì không.
Các học giả trước đây xác định rằng Jefferson đã viết phiên bản ban đầu của ông dựa vào bản dự thảo hiến pháp đầu tiên của Virginia, bản đó có dòng chữ "our fellow subjects - những thần dân chúng ta" xuất hiện.
Phát hiện ra chữ bị tẩy xóa của Jefferson là thành tựu vĩ đại của thư viện nhờ vào việc sử dụng công nghệ mới của nó, ngoài ra, một số dự án khác cũng đang trong tiến trình. Ví dụ, các thiết bị hình ảnh, đã phát hiện dấu ngón tay cái và dấu vân tay trên bài Diễn văn Gettysburg - Gettysburg Address, bằng cách sử dụng tia sáng hồng ngoại, và các nhà nghiên cứu thư viện đang tìm kiếm để xác định xem cái nào là thuộc về Tổng thống Abraham Lincoln.
Những tia sáng bên ngoài phạm vi hiển thị cũng đã mang đến cho cuộc sống những chi tiết về thiết kế của Pierre L'Enfant cho Washington và những ghi chú trên giấy tờ của Jefferson và Benjamin Franklin.
Van der Reyden cho biết những khám phá,phát minh và nghiên cứu này giải thích tại sao nó lại quan trọng như vậy trong việc gìn giữ và bảo vệ những tài liệu, bản văn gốc. Bà nói, chữ bị xóa "subjects - thần dân", chỉ có thể được phát hiện từ bản dự thảo ban đầu của Jefferson.
Theo The Washington Post
Friedrich August von Hayek – Sự ngụy tạo tri thức (kỳ 1) (Thuyết trình tại Lễ trao giải Nobel, ngày 11-12-1974)
Đinh Tuấn Minh dịch 7/6
Tóm tắt: Hiện tượng thất nghiệp trên diện rộng hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ việc áp dụng phương pháp nghiên cứu duy khoa học trong các lý thuyết kinh tế học phổ biến gầy đây. Đó là phương pháp nghiên cứu bắt chước phương pháp nghiên cứu dựa trên khả năng đo lường chính xác, được xem là thành công trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, các hiện tượng kinh tế nói riêng và các hiện tượng xã hội nói chung là các hiện tượng phức, nơi khả năng đo lường các khía cạnh của hiện tượng bị hạn chế. Vì thế, việc bắt chước áp dụng các phương pháp nghiên cứu thành công trong lĩnh vực tự nhiên vào lĩnh vực xã hội tất sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại cho nền văn minh của loài người.
Có hai lý do khiến tôi khó có thể khước từ lựa chọn chủ đề này. Thứ nhất đây là cơ hội đặc biệt để trình bày. Tiếp đến, đây là thời điểm mà các nhà kinh tế học đang phải đối mặt với vấn đề thực tiễn cơ bản. Dưới con mắt của công chúng, việc trao giải Nobel cho chuyên ngành khoa học kinh tế gần đây chứng tỏ chuyên ngành này đã có những tiến bộ đáng kể, đáng được ghi nhận và kính trọng tương tự như các nghành khoa học tự nhiên. Và tại thời điểm này, công chúng đang trông đợi các nhà kinh tế đưa ra các giải pháp để giúp cho thế giới tự do tránh khỏi sự đe dọa nghiêm trọng của nạn lạm phát đang gia tăng; và chúng ta phải thừa nhận rằng nguyên nhân của vấn nạn này bắt nguồn từ các chính sách được đa số các nhà kinh tế khuyến nghị, thậm chí thúc giục, chính phủ theo đuổi. Thực sự thì hiện tại chúng ta chẳng có gì đáng để tự hào: chúng ta, những chuyên gia kinh tế, đã làm mọi thứ trở nên hỗn loạn.
Theo tôi, việc các nhà kinh tế học thất bại trong việc đưa ra chính sách tốt có quan hệ chặt chẽ với khuynh hướng bắt chước gần như y nguyên các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong các ngành khoa học tự nhiên. Mặc dù các phương pháp này đã thành công rực rỡ trong đúng lĩnh vực của nó, nhưng việc cố gắng bắt chước chúng trong lĩnh vực của chúng ta có khả năng dẫn đến những sai lầm khôn lường. Đó chính là cái cách tiếp cận mà tôi gọi là “duy khoa học” và cách đây 30 năm tôi đã viết về nó như sau:
Lý thuyết dẫn dắt chính sách tài chính và tiền tệ trong 30 năm qua có thể gói gọn lại trong một mệnh đề như sau: tồn tại mối tương quan thuận chiều giản đơn (simple positive correlation) giữa tổng lực lượng lao động và tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Đây là lý thuyết mà tôi cho rằng là sản phẩm của cách tiếp cận “duy khoa học” sai lầm nói trên. Lý thuyết này khiến chúng ta tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo được tình trạng toàn dụng lao động bằng cách duy trì tổng chi tiêu danh nghĩa (total money expenditure) ở một mức độ thích hợp. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau được đưa ra để lý giải tình trạng thất nghiệp lan tràn, nhưng đây có lẽ là lý thuyết duy nhất được hỗ trợ mạnh mẽ bằng các bằng chứng định lượng. Tuy nhiên, tôi coi đây là một sai lầm cơ bản và việc áp dụng lý thuyết này, như giờ đây chúng ta nhận thấy, dẫn đến những hậu quả rất tai hại.
Vậy vấn đề cốt yếu ở đây là gì? Không giống như trong khoa học tự nhiên, trong kinh tế học cũng như trong những ngành học thuật phải giải quyết những hiện tượng có bản chất phức, số lượng các khía cạnh của sự kiện đang xem xét có thể thu thập được dữ liệu định lượng thường rất hạn chế, và có thể đấy lại là các khía cạnh không quan trọng. Trong khi trong các ngành khoa học tự nhiên, chúng ta thường giả định, với lý do xác đáng, rằng bất kỳ yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự kiện đang xem xét đều có thể quan sát và đo lường trực tiếp được, thì chúng ta lại hầu như không thể làm được như vậy trong nghiên cứu các hiện tượng phức, chẳng hạn thị trường, bởi thị trường là hiện tượng phụ thuộc vào hành động của nhiều cá nhân, là kết quả của một quá trình được quyết định bởi vô vàn các yếu tố mà chúng ta rất khó biết được tường tận và đo lường đầy đủ. Và trong khi nhà nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên có thể, trên nền tảng một lý thuyết tạm được chấp nhận là đúng (prima facie theory), đo lường được những yếu tố mà anh ta cho là quan trọng, thì trong các ngành khoa học xã hội thường chỉ những gì có thể đo lường được mới được anh ta coi là quan trọng. Và điều này đôi lúc đẩy người ta tới chỗ phải xây dựng các lý thuyết về xã hội theo hướng chỉ bao gồm các yếu tố đo lường được.
Đòi hỏi kiểu như vậy, không nghi ngờ gì, đã loại bỏ một cách khá tùy tiện những dữ kiện (facts) được thừa nhận có thể là nguyên nhân của sự kiện diễn ra trong thực tế. Quan điểm này, một quan điểm thường được dễ dãi chấp nhận như là điều kiện bắt buộc của một quy trình khoa học đúng đắn, đã dẫn đến một số hậu quả khá nghịch lý. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng đa phần các dữ kiện liên quan đến thị trường và những cấu trúc xã hội tương tự là không thể đo lường được; thực ra, chúng ta chỉ biết một số ít thông tin khái quát và thiếu chính xác về chúng. Và bởi ảnh hưởng của các dữ kiện này trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào đều không thể xác nhận được bằng bằng chứng định lượng, chúng đơn giản sẽ bị những người tuân thủ qui tắc khoa học chỉ chấp nhận những cái được chứng thực bằng bằng chứng định lượng bỏ qua: những người này tiếp tục hài lòng với câu chuyện rằng chỉ những yếu tố có thể đo lường được mới là những thứ có liên quan.
Chẳng hạn, mối tương quan giữa tổng cầu và tổng lực lượng lao động có thể chỉ mang tính tương đối, nhưng vì đó là mối quan hệ duy nhất chúng ta có dữ liệu định lượng nên nó được chấp nhận như là mối quan hệ nhân quả duy nhất có ý nghĩa. Nếu dựa trên chuẩn mực [định lượng] này, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bằng chứng “khoa học” có lợi cho một lý thuyết sai lầm thay vì cho một lý thuyết đúng đắn; lý thuyết sai lầm được chấp nhận vì nó có vẻ “khoa học” hơn, còn lý thuyết đúng đắn bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng định lượng ủng hộ.
Để minh họa điều này, tôi xin trình bày ngắn ngọn nguyên nhân chính gây ra nạn thất nghiệp trên diện rộng; việc chỉ ra nguyên nhân này cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao không thể giải quyết được vĩnh viễn vấn đề thất nghiệp bằng chính sách lạm phát theo khuyến nghị của lý thuyết đang thịnh hành. Theo tôi, nạn thất nghiệp tồn tại là vì có những bất tương thích giữa: (i) phân bố cầu (distribution of demand) giữa các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau và (ii) phân bổ lao động và các nguồn lực khác cho việc sản xuất ra các sản phẩm đầu ra đó. Chúng ta có hiểu biết “định tính” khá tốt về các lực lượng làm cho cung và cầu trong các khu vực khác nhau của hệ thống kinh tế tương thích nhau, về các điều kiện để sự tương thích đó diễn ra, và về các yếu tố có thể cản trở quá trình dẫn đến sự tương thích đó. Các bước lý giải quá trình này phụ thuộc vào các dữ kiện được trải nghiệm thường ngày, và nếu có cảm thấy thấy khó tiếp thu cách lập luận thì hiếm ai lại tỏ ra nghi ngờ về tính hợp lệ của những giả định thực tiễn (factual assumptions) hoặc tính đúng đắn về mặt logic của các kết luận được rút ra từ đó. Thực chất, chúng ta có cơ sở vững vàng để tin rằng nạn thất nghiệp là một chỉ dấu cho thấy cấu trúc các mức giá và tiền lương tương đối đã bị méo mó (thường do độc quyền hoặc chính sách ấn định giá của chính phủ) và việc lập lại cân bằng cung cầu về lao động trong tất cả các ngành nghề kinh tế đòi hỏi phải có những thay đổi các mức giá tương đối và sự chuyển dịch lao động [giữa các ngành nghề - ND].
Nhưng khi bị yêu cầu cung cấp bằng chứng định lượng về cấu trúc cụ thể của các mức giá và tiền lương cần thiết nhằm đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ được diễn ra suôn sẻ thì chúng ta buộc phải thừa nhận là chúng ta không hề có thông tin kiểu như vậy. Nói cách khác, chúng ta biết các điều kiện chung để cái gọi là (diễn đạt hơi thiếu chuẩn xác một chút) điểm cân bằng tự hình thành, nhưng chúng ta lại không bao giờ biết được các mức giá và tiền lương cụ thể là bao nhiêu nếu giả dụ thị trường đạt tới điểm cân bằng. Chúng ta chỉ có thể phát biểu về các điều kiện tại đó chúng ta có thể mong đợi thị trường hình thành các mức giá và tiền lương tại đó cung và cầu cân bằng. Nhưng chúng ta có thể không bao giờ đưa ra được số liệu thống kê thể hiện mức độ chênh lệch của các mức giá và tiền lương hiện hành so với các mức giá và tiền lương cần thiết để bảo đảm việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ diễn ra liên tục tương ứng với mức cung lao động hiện hành. Mặc dù cách lý giải này về các nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp là một lý thuyết thực nghiệm, theo nghĩa nó có thể bị phủ chứng, chẳng hạn, nếu chúng ta thấy, với một lượng cung tiền không đổi, việc tăng tổng thể các mức tiền lương không dẫn tới nạn thất nghiệp, nhưng dĩ nhiên nó không phải là thứ lý thuyết mà chúng ta có thể vận dụng để đưa ra những tiên đoán với những con số cụ thể về các mức tiền lương, hoặc sự phân phối lao động, trong tương lai.
Nhưng tại sao trong kinh tế học chúng ta buộc phải chấp nhận sự thiếu hiểu biết về loại dữ kiện mà các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên chắc chắn sẽ đưa ra được thông tin chính xác? Không có gì đáng ngạc nhiên nếu như những người đã bị sự thành công của các ngành khoa học tự nhiên chinh phục tỏ ra không hài lòng với quan điểm này và do vậy vẫn nhất quyết theo đuổi các chuẩn mực thực chứng theo kiểu của các ngành khoa học tự nhiên. Nguyên do của tình trạng này là, như tôi đã đề cập ngắn gọn ở trên, các ngành khoa học xã hội, rất giống với ngành sinh vật học nhưng không giống hầu hết những ngành khoa học tự nhiên khác, phải đương đầu với các cấu trúc có bản chất phức, nghĩa là các cấu trúc mà ta chỉ có thể mô tả được các thuộc tính đặc trưng của chúng bằng các mô hình chứa đựng một số lượng tương đối lớn các biến số. Chẳng hạn, cạnh tranh là một quá trình sẽ mang lại những kết quả nhất định nếu diễn ra giữa một số đủ lớn những đối tượng tham gia.
Trong một số lĩnh vực, cụ thể trong những ngành khoa học tự nhiên, có các hiện tượng phức tương tự, ta có thể vượt qua những khó khăn trong việc thu thập thông tin cụ thể về từng phần tử riêng lẻ bằng cách sử dụng các dữ liệu về tần suất tương đối, hoặc xác suất, xuất hiện các tính chất riêng biệt khác nhau của các phần tử đó. Nhưng điều này chỉ đúng trong trường hợp chúng ta nghiên cứu cái gọi là “các hiện tượng phức phi tổ chức”, như cách phân biệt được biết đến rộng rãi của tiến sĩ Warrant Weaver (trước đây thuộc Rockefeller Foundation), chứ không phải “các hiện tượng phức có tổ chức” mà chúng ta phải nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội[2]. Tính phức có tổ chức ở đây có nghĩa là đặc tính thể hiện sự phức tạp của các cấu trúc phụ thuộc không chỉ vào các tính chất của các phần tử đơn lẻ hợp thành chúng và tần suất tương đối phát sinh các tính chất này, mà còn vào cách thức liên kết giữa các phần tử riêng lẻ đó với nhau. Vì điều này, chúng ta không thể thay thế thông tin cụ thể về các phần tử riêng lẻ bằng thông tin thống kê khi lý giải sự vận động của các cấu trúc đó, và nếu chúng ta muốn lý thuyết của chúng ta đưa ra những tiên đoán cụ thể về các sự kiện riêng rẽ, thì chúng ta buộc phải có thông tin đầy đủ về từng phần tử riêng lẻ. Nếu không có các thông tin cụ thể về từng phần tử riêng lẻ, chúng ta buộc phải giới hạn các tiên đoán của chúng ta chỉ dưới dạng, mà tôi đã từng đề cập trong một tác phẩm khác, tiên đoán mô thức – các tiên đoán về một số trong các thuộc tính chung tự hình thành của các cấu trúc, nhưng không bao hàm các nhận định cụ thể về từng phần tử riêng lẻ cấu thành nên các cấu trúc đó[3].
Điều này đặc biệt đúng đối với các lý thuyết của chúng ta về sự định trị của các hệ thống các mức giá và tiền lương tương đối vốn tự hình thành dựa trên một thị trường hoạt động suôn sẻ (a well-functioning market). Sự định trị các mức giá và tiền lương này phụ thuộc vào các tác động gây ra bởi các thông tin cụ thể do bất kỳ thành viên nào tham gia vào thị trường có được – một tập hợp các dữ kiện mà không một bộ óc hay một nhà khoa học quan sát nào có thể biết được toàn bộ. Thực chất, đó chính là nguồn gốc tính ưu việt của trật tự thị trường, và cũng là lý do tại sao khi không bị quyền lực chính thể ngăn cản, nó thường thay thế các dạng trật tự khác, khiến cho lượng tri thức về các sự việc cụ thể, phân tán trong vô số người, được đem vào sử dụng nhiều hơn bất kỳ cá nhân riêng lẻ nào có thể nắm giữ để phân bổ nguồn lực. Nhưng bởi vì chúng ta, những nhà khoa học quan sát, có thể không bao giờ biết được tất cả các yếu tố quyết định một trật tự như thế, và do đó cũng không thể biết được đâu là cấu trúc cụ thể về các mức giá và tiền lương tại đó cho cung và cầu cân bằng ở mọi nơi, nên chúng ta cũng không thể đo lường được các chênh lệch so với trật tự cân bằng đó; chúng ta cũng không thể thực hiện kiểm nghiệm thống kê đối với lý thuyết [về thất nghiệp] của chúng ta vì rằng chính các chênh lệch so với hệ thống các mức giá và tiền lương ở trạng thái “cân bằng” là nguyên nhân khiến cho việc bán một số trong các sản phẩm và dịch vụ tại các mức giá chào bán không thể thực hiện được.
(còn tiếp)
Bản tiếng Việt © 2010 Đinh Tuấn Minh
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
[1] “Scientism and the Study of Society”, Economia, tập IX, số 35, tháng 8/1942, được tái bản trong The Counter-Revolution of Science, Glencoe, III., 1952. Đoạn trích nằm trong trang 15 của the Counter- Revolution of Science.
[2] Warren Weaver, “A Quarter Century in the Natural Sciences”, The Rockefeller Foundation Annual Report 1958, chương I, “Science and Complexity”.
[3] Xem bài luận của tôi “The Theory of Complex Phenomena” trong The Critical Approach to Science and Philosophy. Essays in Honor of K.R. Popper, do M.Bunge biên soạn, New York 1964, và được tái bản (có bổ sung) trong cuốn sách của tôi Studies in Philosophy, Politics and Economics, London và Chicago, 1967.
Friedrich August von Hayek – Sự ngụy tạo tri thức (kỳ 1)
-------------------------------
Friedrich August von Hayek – Sự ngụy tạo tri thức (kỳ 2)
Xem kỳ 1
Đinh Tuấn Minh dịch
Trước khi bàn tiếp chủ đề thực tiễn của bài thuyết trình, những tác động của tất cả điều này đối với các chính sách tạo công ăn việc làm hiện đang được theo đuổi, cho phép tôi chỉ ra cụ thể hơn nữa những hạn chế vốn có nhưng thường bị bỏ qua trong kiến thức số (numerical knowledge) của chúng ta. Tôi muốn làm như vậy để tránh tạo ấn tượng rằng tôi là người về cơ bản bác bỏ phương pháp toán học trong kinh tế học. Thực tế, tôi coi công cụ toán học là một lợi thế lớn cho phép chúng ta mô tả đặc tính chung của một mô thức thông qua các phương trình đại số cho dù chúng ta không biết gì về các trị số quyết định hình hài cụ thể của mô thức đó. Chúng ta rất khó vẽ được bức tranh tổng thể về sự phụ thuộc lẫn nhau của các sự kiện khác nhau hiện diện trên một thị trường nếu thiếu công cụ đại số này. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến ảo tưởng rằng chúng ta có thể sử dụng công cụ này để xác định và tiên đoán những trị số của các đại lượng này; và điều này đã dẫn đến những cố gắng kiếm tìm trong vô vọng các hằng số định lượng bằng những con số cụ thể. Những nỗ lực kiểu này đã và vẫn tiếp diễn bất chấp thực tế rằng những người sáng lập ra môn kinh tế toán hiện đại không hề có những ảo tưởng đó. Đúng là các hệ phương trình của họ mô tả mô hình cân bằng thị trường rất chi tiết đến mức nếu giả dụ chúng ta có thể điền đầy các khoảng trống trong các công thức trừu tượng này, tức là, nếu giả dụ chúng ta biết tất cả các tham số (parameters) của các phương trình trong hệ thống, thì chúng ta có thể tính ra được các mức giá và khối lượng của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được đem ra trao đổi. Nhưng như Vilfredo Pareto, một trong những nhà sáng lập ra hệ thống phương trình này, đã chỉ rõ, mục đích của hệ thống không phải là “đưa ra cách tính bằng số các mức giá”, bởi vì như ông nói: việc giả định rằng chúng ta có thể chắc chắn có được mọi dữ liệu là “vô nghĩa”[1]. Thực chất, điểm cốt lõi này đã được những học giả lỗi lạc người Tây Ban Nha thế kỷ XVI, trước khi kinh tế học hiện đại xuất hiện, nhận ra; họ đã nhấn mạnh rằng cái được gọi là giá cả toán học (pretium mathematicum), do phụ thuộc vào quá nhiều các yếu tố cụ thể, không có ai có thể biết rõ ngoài Chúa Trời[2]. Đôi lúc tôi muốn tin rằng rằng các nhà kinh tế toán của chúng ta nhập tâm điều này. Nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi vẫn hoài nghi liệu nỗ lực của họ trong việc tìm kiếm các đại lượng có thể đo lường được có đem lại những đóng góp thực sự đối với hiểu biết lý thuyết của chúng ta về các hiện tượng kinh tế – thứ phân biệt với đóng góp của các đại lượng đó trong việc mô tả tình huống cụ thể. Tôi cũng thấy khó chấp nhận lời biện hộ rằng nhánh nghiên cứu này còn rất non trẻ: hãy xem, ngài William Petty, người sáng lập ra môn kinh trắc học, là nhân vật có thâm niên cao hơn cả ngài Isaac Newton trong Viện hàn lâm hoàng gia (Royal Society)!
Tuy không có nhiều ví dụ về tác hại gây ra trong lĩnh vực kinh tế của ảo tưởng rằng chỉ các đại lượng có thể đo lường mới quan trọng: nhưng tình trạng lạm phát và thất nghiệp hiện nay lại là một trường hợp rất điển hình của ảo tưởng này. Hậu quả của ảo tưởng này là, thứ nhất, cái đáng ra là nguyên nhân đích thực của nạn thất nghiệp sâu rộng lại bị các nhà kinh tế có đầu óc duy khoa học chiếm số đông bỏ qua, vì rằng tác động của nguyên nhân này không thể khẳng định được thông qua các mối quan hệ có thể quan sát trực tiếp giữa các đại lượng có khả năng đo lường; và thứ hai, sự tập trung hầu như hoàn toàn vào các hiện tượng bề mặt có khả năng đo lường được đã tạo ra chính sách khiến cho mọi việc càng thêm tồi tệ.
Dĩ nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng loại lý thuyết mà tôi cho là lý giải đúng đắn vấn đề thất nghiệp chỉ là một lý thuyết có sức mạnh khá hạn chế (limited content) vì nó chỉ cho phép chúng ta thực hiện những tiên đoán khái quát về loại sự kiện chúng ta mong đợi xuất hiện trong một tình huống cụ thể. Nhưng việc áp dụng những mô hình đầy tham vọng rất tiếc cũng chẳng đem lại những ảnh hưởng tốt đẹp; và tôi phải thú nhận rằng tôi ưa thích loại tri thức đích thực cho dù không hoàn hảo, thậm chí để lại nhiều khoảng không xác định và không thể tiên đoán được, hơn là ngụy tạo ra thứ tri thức chính xác nhưng sai lệch. Chính cái tiếng tăm tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn khoa học phổ biến mà các lý thuyết trông có vẻ dễ hiểu nhưng sai lệch có được đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như chúng ta đang thấy trong ví dụ về vấn đề thất nghiệp hiện nay.
Trên thực tế, liên quan đến chủ đề đang bàn luận, chính các biện pháp do lý thuyết ‘kinh tế vĩ mô” hiện hành khuyến nghị để giải quyết nạn thất nghiệp – biện pháp gia tăng tổng cầu – là nguyên nhân gây ra sự phân bổ sai lệch nghiêm trọng các nguồn lực, khiến cho khó có thể tránh được nạn thất nghiệp trên qui mô lớn sau này. Việc bơm thêm liên tục tiền tệ vào các điểm này khác của hệ thống kinh tế nhằm tạo cầu ngắn hạn (phần cầu ắt biến mất khi việc tăng cung tiền bị cắt giảm), cộng với kỳ vọng về việc giá cả tiếp tục gia tăng, sẽ thu hút lao động và các nguồn lực khác vào guồng máy kinh tế; nhưng quá trình này chỉ duy trì được chừng nào cung tiền được liên tục gia tăng với tỷ lệ không đổi – hoặc có lẽ chỉ có thể duy trì được nếu cung tiền được liên tục gia tăng theo một tỷ lệ đã ấn định trước. Những gì chính sách này đem lại không phải là một mức thất nghiệp không thể đạt được bằng các biện pháp khác, mà là sự phân phối công ăn việc làm vốn không thể duy trì được lâu dài, và sau một thời gian chỉ có thể duy trì được bằng một tỷ lệ lạm phát mà có thể nhanh chóng làm đảo lộn mọi hoạt động kinh tế. Sự thực là, chúng ta đã bị đẩy vào tình thế bấp bênh, không thể ngăn chặn nạn thất nghiệp trên diện rộng quay trở lại, bởi quan điểm lý thuyết sai lầm này; không phải bởi vì nạn thất nghiệp này được chủ động gây ra như là một biện pháp để chống lại lạm phát như đôi lúc được diễn giải sai lệnh bởi lý thuyết vĩ mô hiện hành, mà bởi vì giờ đây nạn thất nghiệp có khuynh hướng xuất hiện như là một hệ quả đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi bởi các chính sách sai lầm trong quá khứ ngay khi lạm phát ngừng gia tăng.
Tuy nhiên, giờ đây tôi phải tạm gác lại những vấn đề thực tiễn trước mắt, những vấn đề mà tôi đưa ra nhằm minh họa cho các hậu quả nghiêm trọng có thể diễn ra bắt nguồn từ các sai sót liên quan đến các vấn đề trừu tượng của triết học về khoa học. Những hiểm họa lâu dài gây ra bởi sự chấp nhận không suy xét những nhận định có vẻ khoa học trong một lĩnh vực khoa học rộng hơn đáng để chúng ta phải suy ngẫm thấu đáo như đối với hiểm họa liên quan đến những vấn đề tôi vừa đề cập. Những gì tôi thực sự muốn trình bày qua ví dụ minh họa trên là: trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi, tất nhiên thế, nhưng tôi tin rằng cũng trong những ngành khoa học nhân văn khác, cái thoạt trông có vẻ là đúng quy trình khoa học nhất lại thường là cái phi khoa học nhất, và hơn nữa, trong những lĩnh vực này có những giới hạn nhất định đối với những điều chúng ta kỳ vọng khoa học đạt tới. Điều này có nghĩa là tin tưởng vào khoa học – hay tin tưởng vào sự kiểm soát có chủ ý dựa theo những nguyên lý khoa học – nhiều hơn mức phương pháp khoa học có thể đem lại có khả năng dẫn đến những hiệu ứng tai hại. Sự tiến bộ của các ngành tự nhiên trong thời kỳ hiện đại dĩ nhiên đã vượt quá xa mọi sự mong đợi; điều này khiến cho người ta hoài nghi bất kỳ ý kiến nào cho rằng có thể có những giới hạn nhất định đối với quá trình tiến bộ này. Ý tưởng này sẽ bị chống đối đặc biệt bởi những người đặt hi vọng vào khả năng kiểm soát xã hội hoàn toàn theo ý chúng ta nhờ năng lực tiên đoán và kiểm soát ngày càng cao của chúng ta – thường được coi là kết quả đặc thù của tiến bộ khoa học – đối với sự các quá trình vận động của xã hội. Sự thật là, trái ngược với niềm phấn khích về khả năng kiểm soát mà các khám phá của khoa học tự nhiên thường đem lại, càng hiểu biết về các hiện tượng xã hội, chúng ta lại càng có xu hướng giảm khát vọng đó; và có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi những đồng nghiệp trẻ tuổi và tràn đầy nhiệt huyết của chúng ta khó sẵn lòng chấp nhận điều này. Song niềm tin vào sức mạnh vô biên của khoa học lại quá đỗi dựa vào một tín điều sai lầm rằng phương pháp khoa học cốt tại việc ứng dụng một kĩ thuật sẵn có, hoặc cốt tại việc sao chép hình thức thay vì nội dung của quy trình khoa học, như thể người ta chỉ cần tuân theo một số công thức nấu nướng là có thể giải quyết mọi vấn đề xã hội. Đôi khi có vẻ cứ như thể các kỹ thuật của khoa học dễ nắm bắt hơn cách tư duy để phát hiện ra các vấn đề và cách thức để giải quyết chúng.
Sự xung đột giữa một bên là những điều mà hiện tại công chúng mong muốn khoa học giải quyết nhằm thỏa mãn những hi vọng số đông và bên kia là khả năng thực sự của khoa học là một vấn đề đáng phải lưu tâm, bởi vì ngay cả nếu tất cả những nhà khoa học đích thực đều thừa nhận những giới hạn mà khoa học có thể đạt được trong các lĩnh vực nghiên cứu về con người, nhưng chừng nào công chúng còn mong đợi quá mức thì chừng đó vẫn sẽ luôn có những người ngụy tạo, và có lẽ thành thực tin, rằng họ có thể làm được nhiều hơn quyền năng thực sự của họ để thỏa mãn các nhu cầu số đông. Việc phân biệt giữa những tuyên bố trong thẩm quyền và không trong thẩm quyền (legitimate and illegitimate claims) nhân danh khoa học thường rất khó khăn đối với giới chuyên gia, và tất nhiên là hầu như không thể đối với người bình thường trong nhiều trường hợp. Việc đưa tin rầm rộ gần đây của các phương tiện thông tin đại chúng về một báo cáo nhân danh khoa học Những giới hạn đối với sự tăng trưởng (The Limits to Growth), và sự câm lặng của chính các phương tiện thông tin đại chúng đó trước phê phán sổ toẹt báo cáo này từ các chuyên gia đích thực[3] làm cho người ta phần nào cảm thấy lo ngại về cách danh tiếng của khoa học được đem ra sử dụng. Nhưng điều này không có nghĩa là chỉ trong lĩnh vực kinh tế học người ta mới đưa ra những tuyên bố đại chúng nhân danh khoa học để định hướng mọi hoạt động của con người, để thay thế các quá trình tự phát bằng “sự kiểm soát có ý thức của con người”. Nếu tôi không nhầm thì tâm lý học, tâm thần học và một số ngành xã hội học, không kể đến cái gọi là triết học lịch sử, còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi cái mà tôi gọi là định kiến duy khoa học và bởi những tuyên bố sai lệch về những gì khoa học có thể làm được[4].
Bảo vệ danh tiếng của khoa học và ngăn cản qui trình ngụy tạo tri thức (arrogation of knowledge) dựa trên việc bắt chước thô thiển qui trình nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc vạch trần những qui trình ngụy tạo đó, đặc biệt khi một số qui trình ngụy tạo này hiện đã trở thành những chuẩn mực chung được chấp thuận bởi các khoa thuộc những trường đại học danh tiếng. Chúng ta không thể cảm tạ hết công ơn của các triết gia khoa học hiện đại như ngài Karl Popper, người đã cống hiến cho chúng ta một sự kiểm nghiệm mà nhờ đó chúng ta có thể phân biệt giữa những gì có thể được xem là khoa học và những gì không phải – một sự kiểm nghiệm mà tôi chắc rằng một số học thuyết hiện đang được chấp nhận rộng rãi là khoa học cũng không thể vượt qua. Tuy nhiên, có một số vấn đề khu biệt liên quan đến những hiện tượng có bản chất phức, trong đó các cấu trúc xã hội là trường hợp cực kỳ quan trọng, khiến tôi nên diễn đạt lại trong phần kết luận bằng ngôn ngữ tổng quát hơn về các lý do tại sao trong các lĩnh vực này không chỉ có các trở ngại nhất định đối với việc tiên đoán về các sự kiện cụ thể, mà còn tại sao nếu chúng ta hành động như thể chúng ta sở hữu những tri thức khoa học cho phép chúng ta vượt qua những trở ngại đó thì có thể đó sẽ là một trở ngại nghiêm trọng đối với sự tiến bộ của trí tuệ loài người.
Có một điểm quan trọng chúng ta phải ghi nhớ là: các quy luật chi phối, giúp ta có thể lý giải và tiên đoán, các hiện tượng quan sát trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt được những bước tiến vĩ đại và nhanh chóng có dạng các hàm số chứa tương đối ít các biến số, bất kể đó là các biến số về các dữ kiện cụ thể hay tần suất tương đối. Đây có lẽ là lý do quan trọng nhất giải thích tại sao chúng ta tách biệt các lĩnh vực nghiên cứu này vào nhóm “tự nhiên” đối lập với các lĩnh vực nghiên cứu các cấu trúc có tổ chức cao hơn mà tôi gọi là các hiện tượng có bản chất phức. Không có lý gì khiến chúng ta phải tiếp cận lĩnh vực sau theo cùng cách thức như lĩnh vực trước. Những khó khăn mà chúng ta vấp phải trong lĩnh vực sau không phải là những khó khăn về xây dựng các lý thuyết để lý giải các sự kiện quan sát được như ai đó thoạt nghĩ – mặc dù chúng cũng gây ra những khó khăn nhất định đối với việc kiểm nghiệm những lý giải được để xuất, và do vậy, loại bỏ những lý thuyết tồi. Những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu các cấu trúc có bản chất phức thực chất nằm ở chính vấn đề vốn sẽ nảy sinh khi chúng ta áp dụng các lý thuyết của chúng ta vào bất kì trường hợp cụ thể nào trong thế giới thực. Một lý thuyết về những hiện tượng có bản chất phức phải được tham chiếu đến một lượng lớn các dữ kiện cụ thể; và để đưa ra một tiên đoán từ lý thuyết đó, hoặc để kiểm nghiệm nó, chúng ta cần phải chắc rằng sẽ có tất cả các dữ kiện cụ thể này. Nếu giả dụ chúng ta thành công trong việc này, thì việc đưa ra những tiên đoán khả kiểm sẽ chẳng còn gặp khó khăn đặc biệt nào; với sự trợ giúp của các máy điện toán hiện đại, việc điền các dữ liệu này vào các khoảng trống trong công thức lý thuyết và đưa ra một tiên đoán là công việc khá dễ dàng. Nhưng khó khăn đích thực lại cốt tại trong việc đảm bảo có được các dữ kiện cụ thể; đây là điều mà khoa học chẳng giúp ích gì được nhiều và đôi khi thực sự ta không thể đưa ra giải pháp.
Một ví dụ đơn giản sẽ cho thấy bản chất của khó khăn này. Xét một trận đấu bóng nào đó của một nhóm cầu thủ có trình độ gần như ngang bằng. Nếu giả dụ chúng ta biết thêm được một số dữ kiện cụ thể ngoài sự hiểu biết chung về năng lực của từng cầu thủ, chẳng hạn mức độ tập trung, khả năng cảm giác và trạng thái hoạt động của tim, phổi, cơ bắp v.v… trong từng thời điểm của trận đấu, thì có lẽ chúng ta có thể tiên đoán được kết quả của trận đấu. Thực ra thì, nếu giả dụ chúng ta có hiểu biết về cả trận đấu lẫn các đội bóng, thì có khả năng chúng ta sẽ vẫn đưa ra được một nhận xét sắc sảo về các yếu tố quyết định kết quả trận đấu. Nhưng dĩ nhiên là chúng ta không thể chắc chắn có được các dữ kiện này, và do vậy kết quả của trận đấu nằm ngoài tầm có thế tiên đoán bằng phương pháp khoa học, bất chấp mức độ hiểu biết của chúng ta về những yếu tố ảnh hưởng đến các sự kiện cụ thể đóng góp vào kết quả trận đấu. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra tiên đoán nào trong suốt thời gian diễn ra trận đấu. Trong khi xem một trận đấu bóng, nếu chúng ta biết được các luật chơi của các trò chơi bóng khác nhau, chúng ta sẽ sớm biết được trận đấu đang diễn ra thuộc loại nào, những loại hành động nào chúng ta chờ đợi sẽ xảy ra và loại nào thì sẽ không. Nhưng năng lực tiên đoán của chúng ta sẽ bị giới hạn vào những đặc tính chung kiểu như thế của các sự kiện mong đợi; còn khả năng tiên đoán từng sự kiện riêng lẻ sẽ nằm ngoài năng lực tiên đoán của chúng ta.
Điều này phù hợp với cái mà tôi đã đề cập trên đây – tiên đoán mô thức; chúng ta sẽ càng bị giới hạn vào tiên toán mô thức khi chúng ta càng mở rộng phạm vi nghiên cứu ra khỏi những lĩnh vực nơi các quy luật tương đối giản đơn chi phối để tiến vào địa hạt các hiện tượng bị chi phối bởi những qui luật phức tạp. Càng tiến vào địa hạt đó chúng ta càng thường xuyên thấy rằng trên thực tế chúng ta chỉ có thể chắc chắn có một số chứ không phải tất cả các dữ kiện cụ thể vốn quyết định kết quả của một quá trình nào đó; và hệ quả là, chúng ta chỉ có thể tiên đoán một số chứ không phải tất cả các tính chất của kết quả mà chúng ta mong đợi. Thông thường thì tất cả những gì mà chúng ta có thể tiên đoán chỉ là một đặc tính trừu tượng nào đó của mô thức sẽ xuất hiện – những mối quan hệ giữa các loại phần tử mà chúng ta biết rất ít về từng phần tử riêng rẽ. Tuy thế, như tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nhắc lại rằng, chúng ta sẽ vẫn có được những tiên đoán mà chúng ta có thể phủ định và do vậy chúng vẫn có ý nghĩa thực nghiệm.
Dĩ nhiên, so với những tiên đoán chính xác mà chúng ta đã quen mong đợi trong các ngành khoa học tự nhiên, các tiên đoán theo kiểu thuần túy mô thức này là lựa chọn tốt nhì mà ai đó dù không muốn cũng vẫn phải chấp nhận. Song hiểm họa về điều mà tôi muốn cảnh báo đích xác là loại niềm tin rằng để một tuyên bố được chấp nhận là có tính khoa học thì tuyên bố đó phải khoa học hơn nữa. Lối suy nghĩ này ẩn chứa sự ngụy tạo và hậu quả tồi tệ. Khi tin rằng chúng ta có tri thức và quyền năng cho phép chúng ta định hình các quá trình của xã hội hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta, thứ tri thức mà trên thực tế chúng ta không có, và hành động theo niềm tin đó thì chúng ta lại thường gây ra nhiều tai hại. Trong các ngành khoa học tự nhiên, có lẽ ít gặp phải sự phản đối đối với việc cố gắng làm những điều không thể; thậm chí có lẽ ta còn cảm thấy không được phép làm nản lòng những người tự tin thái quá bởi vì những thí nghiệm của họ rốt cục có thể đem lại cái gì đó mới mẻ. Nhưng trong lĩnh vực xã hội, niềm tin rằng sử dụng quyền lực vượt quá cũng sẽ đem lại những kết quả hữu ích là một niềm tin sai lầm; nó thường dẫn đến một quyền lực mới cưỡng ép những người khác phải lệ thuộc vào một quyền uy nào đó. Ngay cả khi bản thân quyền lực đó không phải là xấu, thì việc thực thi nó lại cản trở sự hoạt động của những lực lượng tuân theo trật tự tự phát, những lực lượng trên thực tế hỗ trợ con người đáng kể trong việc theo đuổi các mục đích của mình mà không cần phải có hiểu biết về chúng. Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu biết chút ít về sự kỳ diệu của một hệ thống thông tin trợ giúp cho sự vận hành của xã hội công nghiệp phát triển – một hệ thống thông tin mà chúng ta gọi là thị trường và tỏ ra là một cơ chế hiệu quả trong việc xử lý thông tin phân tán hơn bất kì hệ thống thông tin nào được con người chủ ý thiết lập.
Nếu con người không muốn làm những điều lợi bất cập hại khi cố gắng cải thiện trật tự xã hội thì con người cần phải ý thức được rằng, trong lĩnh vực này cũng như trong mọi lĩnh vực khác nơi tính phức chi phối hiện tượng, con người không thể có được tri thức đầy đủ để có thể làm chủ được các sự kiện. Do vậy, con người sẽ phải vận dụng những tri thức có khả năng đạt được, không phải để định hình các kết quả như một thợ thủ công tạo hình cho sản phẩm của mình, mà là để nuôi dưỡng sự phát triển bằng cách tạo ra môi trường thích hợp, theo cách của người làm vườn vun vén cho cây cối của mình. Cảm giác phấn khích về sức mạnh ngày càng gia tăng mà sự tiến bộ của các ngành khoa học tự nhiên mang lại ẩn chứa một hiểm họa; nó cuốn người ta vào nỗ lực theo kiểu “say men chiến thắng” – một cụm từ đặc thù của chủ nghĩa cộng sản trước đây – để không chỉ chế ngự môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường xã hội của loài người theo ý muốn kiểm soát của con người. Ghi nhận những giới hạn không thể vượt qua đối với tri thức của con người là một bài học về tính khiêm cung thực sự cần phải dạy cho sinh viên nghiên cứu về xã hội để tránh trở thành kẻ đồng lõa trong tham vọng kiểm soát xã hội đầy nguy hiểm của một số người – thứ tham vọng không chỉ biến anh ta thành kẻ độc đoán đối với đồng loại của mình mà còn biến anh ta thành kẻ hủy hoại nền văn minh không phải do một bộ óc nào tạo ra, nền văn minh được phát triển từ những nỗ lực tự do của hàng triệu con người.
Nguồn: F.A. Hayek (1989), “Pretence of Knowledge”, American Economic Review, 79(6): 3-7.
(Có tham khảo bản dịch “Sự ngụy tạo kiến thức” trong Assar Lindbeck (biên soạn), “Các thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế 1969-1980”, Trần Thị Thái Hà và cộng sự dịch, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 277-91.)
Bản tiếng Việt © 2010 Đinh Tuấn Minh
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
[1] V. Pareto, Manuel d’économie politique, xuất bản lần thứ hai, Paris, 1927, trang 223-4.
[2] Xem, ví dụ, Luis Molina, De iustitia et iure, Cologne, 1596-1600, tom. II, disp. 347, no. 3, và đặc biệt Johannes de Lugo, Disputationum de iustitia et iure tomus secundus, Lyon 1642, disp. 26, sect. 4, no. 40.
[3] Xem The Limits to Growth: a Report of the Club of Rome’s Project on the Predicament of Mankind, NewYork 1972; để tham khảo nhận xét có hệ thống đối với báo cáo này bởi một nhà kinh tế học thực thụ, xem Wilfred Beckerman, In Defence of Economic Growth, London 1974, và về các bài phê bình trước đó của các chuyên gia, xem Gottfried Haberler, Economic Growth and Stability, Los Angeles 1974. Haberler hoàn toàn đúng khi dùng từ “sổ toẹt” (devastating) để chỉ ảnh hưởng của các phê bình của các chuyên gia đối với báo cáo này.
[4] Tôi đã đưa ra một số minh họa cho những xu hướng này trong các lĩnh vực khác trong bài diễn văn nhận chức giáo sư danh dự tại trường Đại học Tổng hợp Salzburg, Die Irrtumer des Konstruktivismus und die Grundlagen legitimer Kritik gesenllschaftlicher Gebilde, Munich 1970, nay được tái bản tại Walter Eucken Institue, Freiburg i.Brg., bởi J.C.B. Mohr, Tubingen 1975.
VRNs (27.02.2011) – Sài Gòn – Giáo sư Phạm Minh Hoàng, phụ trách môn toán ứng dụng tại đại hoc Bách Khoa Sài Gòn, đã bị bắt giam tính đến nay (26/02/2011) là 6 tháng 13 ngày rồi. Phóng viên Thomas Việt, VRNs, có cuộc phỏng vấn với vợ của giáo sư Phạm Minh Hoàng vào lúc 9:30PM 26/02/2011, bà Lê Thị Kiều Oanh, về tin của giáo sư Hoàng sau hơn 6 tháng bị bắt giam. Bà Kiều Oanh được thăm chồng mỗi tháng một lần, tuy nhiên luật sư bào chữa vẫn chưa được phép tiếp xúc với giáo sư. Còn về sức khỏe giáo sư của Hoàng, bà Kiều Oanh cho biết ốm hơn trước, khi mới bị bắt. Bà Kiều Oanh có hỏi nhân viên điều tra khi nào sẽ kết thúc việc điều tra thì họ trả lời “chúng tôi chỉ là người thừa hành nên không biết”.
VIỆT NAM: Việt Nam gia hạn tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng bốn tháng (RFI)- Việt Nam gia hạn thêm bốn tháng lệnh tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng. Trên đây là thông tin do gia đình giáo sư Hoàng cho biết, nhân cuộc họp báo tại trụ sở tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tại Paris vào sáng nay (14/12).
Cuộc họp báo tại trụ sở RSF sáng 14/12/2010.Thanh Hà
Ngày 13/8/2010 Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giam ông Phạm Minh Hoàng, giáo sư giảng dạy môn toán tại Đại học Bách khoa Sài Gòn với lời cáo buộc là đảng viên của đảng Việt Tân. Chính quyền Việt Nam buộc tội nhà giáo này «âm mưu lật đổ chính quyền » vi phạm điều 79, bộ Luật Hình sự. Ngày 28/9 Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố giáo sư Phạm Minh Hoàng về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Tại cuộc họp báo sáng nay em trai ông Hoàng là ông Phạm Duy Khánh cho biết Việt Nam vừa gia hạn thêm bốn tháng lệnh tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng. Tình trạng sức khỏe của ông này đang bị sa sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Gia đình giáo sư Hoàng kêu gọi chính phủ Pháp và các phương tiện truyền thông vận động để ông chóng được trả tự do. Gia đình ông Hoàng cũng cho biết, là trong bốn tháng qua, vợ giáo sự Hoàng là bà Lê Thị Kiều Oanh đã được gặp chồng hai lần.
Về phần Tổng thư ký Phóng viên Không biên giới, ông Jean François Julliard cho biết RSF tiếp tục vận động với ê- kíp của tân Ngoại trưởng Pháp, bà Michèle Alliot Marie để kêu gọi trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng, một Việt kiều Pháp. Ông Phạm Minh Hoàng tốt nghiệp Đại học Orsay, Paris và đã hồi hương cách nay 10 năm.
Tại cuộc họp báo sáng nay em trai ông Hoàng là ông Phạm Duy Khánh cho biết Việt Nam vừa gia hạn thêm bốn tháng lệnh tạm giam giáo sư Phạm Minh Hoàng. Tình trạng sức khỏe của ông này đang bị sa sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Gia đình giáo sư Hoàng kêu gọi chính phủ Pháp và các phương tiện truyền thông vận động để ông chóng được trả tự do. Gia đình ông Hoàng cũng cho biết, là trong bốn tháng qua, vợ giáo sự Hoàng là bà Lê Thị Kiều Oanh đã được gặp chồng hai lần.
Về phần Tổng thư ký Phóng viên Không biên giới, ông Jean François Julliard cho biết RSF tiếp tục vận động với ê- kíp của tân Ngoại trưởng Pháp, bà Michèle Alliot Marie để kêu gọi trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng, một Việt kiều Pháp. Ông Phạm Minh Hoàng tốt nghiệp Đại học Orsay, Paris và đã hồi hương cách nay 10 năm.
Phạm Minh Hoàng: Điều duy nhất dẫn đến chiến thắng của cái ác là những người tốt không làm gì cả talawas blog
Bài viết trên Facebook của một sinh viên từng học thày Phạm Minh Hoàng, đăng lại trên blog Mẹ Nấm, bày tỏ:
Dù có tham gia Đảng phái, hay một tổ chức nào đi chăng nữa, mình tin chắc chắn thầy Hoàng là một người trí thức yêu nước. Nói thầy mình là “khủng bố” là một sự vu khống bịa đặt.
Nhớ lại, hôm nhận bằng tốt nghiệp đại học, hành trang mà thầy chuẩn bị cho mình trước khi bước chân vào cuộc sống, đó là câu nói thầy dặn dò mình trước khi chia tay :
“Điều duy nhất dẫn đến chiến thắng của cái ác là những người tốt không làm gì cả”
Trong xã hội này, người tốt trong luôn bị thiệt thòi, ai dũng cảm lên tiếng thì bị tù đày.
Thật nghẹn ngào!
Mình nghĩ sống mà luôn ngẩng cao đầu mới xứng đáng.
Hôm nay, mình thực sự rất tự hào vì đã từng là học trò của thầy.
trong khi báo Công an Nhân dân đưa ra “Sự thực về Phạm Minh Hoàng, thành viên khủng bố Việt Tân“, theo đó Cơ quan An ninh đã nhiều lần “mời Phạm Minh Hoàng đến, phân tích, thuyết phục, giáo dục. Tuy nhiên ông ta vẫn phớt lờ. Vì vậy, ngày 13/8/2010, Phạm Minh Hoàng bị bắt theo Điều 79 Bộ luật Hình sự ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ với đầy đủ chứng cứ.
Vụ Phạm Minh Hoàng: Sự thực về Phạm Minh Hoàng, thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân (ANTG 5-10-10)Bài viết trên Facebook của một sinh viên từng học thày Phạm Minh Hoàng, đăng lại trên blog Mẹ Nấm, bày tỏ:
Dù có tham gia Đảng phái, hay một tổ chức nào đi chăng nữa, mình tin chắc chắn thầy Hoàng là một người trí thức yêu nước. Nói thầy mình là “khủng bố” là một sự vu khống bịa đặt.
Nhớ lại, hôm nhận bằng tốt nghiệp đại học, hành trang mà thầy chuẩn bị cho mình trước khi bước chân vào cuộc sống, đó là câu nói thầy dặn dò mình trước khi chia tay :
“Điều duy nhất dẫn đến chiến thắng của cái ác là những người tốt không làm gì cả”
Trong xã hội này, người tốt trong luôn bị thiệt thòi, ai dũng cảm lên tiếng thì bị tù đày.
Thật nghẹn ngào!
Mình nghĩ sống mà luôn ngẩng cao đầu mới xứng đáng.
Hôm nay, mình thực sự rất tự hào vì đã từng là học trò của thầy.
trong khi báo Công an Nhân dân đưa ra “Sự thực về Phạm Minh Hoàng, thành viên khủng bố Việt Tân“, theo đó Cơ quan An ninh đã nhiều lần “mời Phạm Minh Hoàng đến, phân tích, thuyết phục, giáo dục. Tuy nhiên ông ta vẫn phớt lờ. Vì vậy, ngày 13/8/2010, Phạm Minh Hoàng bị bắt theo Điều 79 Bộ luật Hình sự ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ với đầy đủ chứng cứ.
Sáng 29/9/2010, Tổng cục An ninh I - Bộ Công an đã tổ chức họp báo để công bố về việc khởi tố, bắt tạm giam Phạm Minh Hoàng, là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Sinh ngày 8/8/1955 tại Vũng Tàu, Phạm Minh Hoàng là con của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn chế độ VNCH. Năm 1973, ông ta sang Pháp du học rồi sau đó, tốt nghiệp ngành Khoa học ứng dụng với học vị thạc sĩ. Thời gian ấy, ông ta đã nhiều lần viết bài, gửi cho một số tờ báo, tạp chí của các hội đoàn người Việt chống Cộng ở Pháp, xuyên tạc cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Năm 1996, Phạm Minh Hoàng quen với Nguyễn Ngọc Đức, là “Trung ương ủy viên” của tổ chức khủng bố Việt Tân tại Pháp rồi được Đức móc nối gia nhập tổ chức khủng bố Việt Tân. Năm 1998, Hoàng trở thành thành viên chính thức của Việt Tân. Cũng trong năm đó, nhận lệnh của Việt Tân, Phạm Minh Hoàng làm thủ tục xin được về nước mà mục đích là để tìm cơ hội hoạt động. Trong một bản tự khai tại Cơ quan An ninh điều tra, Phạm Minh Hoàng, viết: "Khi tham gia Việt Tân, tôi biết rõ đây là một tổ chức có âm mưu, ý đồ chống phá đất nước".
Năm 2000, Phạm Minh Hoàng được Trường đại học Bách khoa TP HCM nhận vào làm giảng viên hợp đồng. Để tuyển mộ người cho tổ chức khủng bố Việt Tân, Phạm Minh Hoàng thành lập những nhóm sinh viên, thanh niên, hoạt động dưới hình thức đào tạo "kỹ năng mềm", trang bị kiến thức vào đời cho giới trẻ nhưng bên trong, Hoàng hướng dẫn cho họ các phương pháp đấu tranh "bất tuân dân sự". Vẫn theo lời khai của ông ta, thì: "Dự định của tôi là sẽ thành lập những tổ chức Việt Tân trá hình để lôi kéo giới trẻ rồi trong số những người ấy, tôi sẽ chọn những người ưu tú nhất để gửi ra nước ngoài, tham dự những khóa đào tạo do Việt Tân tổ chức. Sau đó quay trở về, làm hạt nhân kích động người dân biểu tình, bạo loạn để Việt Tân nương theo, cướp chính quyền".
Song song với những hoạt động này, Phạm Minh Hoàng còn lần lượt viết 29 bài dưới cái tên Phạm Kiến Quốc, gửi cho Việt Tân để Việt Tân tung lên mạng internet. Nội dung của những bài viết ấy, ông ta xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động người dân theo ý đồ của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Ngày 17/11/2007, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trần Công Minh (Việt kiều Pháp), Trương Văn Sĩ (tức Trương Leon - Việt kiều Mỹ) bị Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ vì đã cùng Nguyễn Quốc Quân - trung ương ủy viên Việt Tân - kẻ vào Việt Nam trái phép bằng căn cước Campuchia giả mạo dưới cái tên Ly Seng, tiến hành tổ chức đường dây xâm nhập bí mật qua biên giới Việt Nam, Campuchia để đưa người, vũ khí, chất nổ về Việt Nam, thực hiện âm mưu khủng bố. Riêng Nguyễn Ngọc Đức nhanh chân chạy thoát. Trong trại giam, Nguyễn Thị Thanh Vân và Trần Công Minh đã khai báo rất thành khẩn - kể cả khai luôn về Phạm Minh Hoàng.
Nguyễn Thị Thanh Vân sinh ngày 4/6/1956 tại Sài Gòn, tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân năm 1993 qua sự giới thiệu của Nguyễn Ngọc Đức và Trần Đức Tường, rồi được phân công làm biên tập viên của "Tập san Dân chủ". Sau đó, là phát thanh viên của Đài Phát thanh "Chân trời mới" dưới cái tên Thanh Thảo. Trên tờ tạp chí và trên đài phát thanh này, Nguyễn Thị Thanh Vân thường xuyên có những bài viết, bài đọc, xuyên tạc tình hình, nói xấu, vu khống Nhà nước Việt Nam.
Đầu tháng 11/2007, theo sự chỉ đạo của Trần Đức Tường, Nguyễn Thị Thanh Vân từ Pháp sang Campuchia để gặp Lưu Ngọc Bang (tức Nguyễn Quang Phục, tức Khumni Somsak - Việt kiều Thái Lan) rồi sau đó, Vân cùng Bang mang về Việt Nam 900 huy hiệu (logo) Việt Tân để tán phát, nhằm thực hiện ý đồ công khai hóa.
Ngày 17/11/2007, lần lượt Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sỹ, Lưu Ngọc Bang đến nhà Nguyễn Thế Vũ. Trước đó, theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Thuận - thành viên Việt Tân ở Oslo, Na Uy, Vũ đã thu thập danh sách và địa chỉ của hơn 40 công ty và 7.000 địa chỉ cá nhân ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại nhà Vũ, căn cứ vào những địa chỉ mà Nguyễn Thế Vũ cung cấp, cả bọn cho truyền đơn vào phong bì rồi cắt, dán tên người nhận. Nội dung truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên vũ trang bạo loạn, kêu gọi công nhân đình công, gây bất ổn trong xã hội, kêu gọi gia nhập tổ chức Việt Tân rồi nương theo đó, Việt Tân sẽ lật đổ chính quyền.
Theo kế hoạch, nếu việc gửi truyền đơn, logo Việt Tân trót lọt, chúng sẽ tiếp tục đưa thêm nhiều toán khác về nước để tuyển mộ, tập hợp lực lượng, biến Việt Tân thành một tổ chức đối đầu công khai, kích động người dân biểu tình, bạo loạn lật đổ Nhà nước. Tuy nhiên, khi cả bọn đang tiến hành cắt dán thì bị Cơ quan An ninh Việt Nam bắt quả tang, với tang vật gồm 6.750 tờ truyền đơn, 1.100 phong bì đã dán tem, 7.025 phong bì chưa dán tem, 3.775 tem thư loại 800 đồng, 900 logo, 990 danh thiếp...
Trong trại tạm giam, Nguyễn Thị Thanh Vân khai tất tần tật về các thành viên Việt Tân mà Vân đã từng gặp gỡ, tiếp xúc, cũng như nhân sự của tờ tạp chí "Tập san Dân chủ" và Đài Phát thanh "Chân trời mới", cùng các quy luật hoạt động, tổ chức mạng lưới thông tín viên, cộng tác viên. Tiếp xúc với chúng tôi lúc ấy, Nguyễn Thị Thanh Vân luôn than thở, rằng: "Do thiếu hiểu biết về tình hình trong nước nên tôi đã bị lừa. So sánh với những gì mắt thấy, tai nghe trong thời gian ở TP HCM, tôi thấy nội dung của truyền đơn Việt Tân kêu gọi lật đổ chính quyền là hoàn toàn không phù hợp...".
Rồi chị ta tiếc rẻ: "Nếu tôi tỉnh táo, không tham gia với bọn Việt Tân, thì giờ này tôi đang ở ngoài, sống cuộc sống tự do như bao nhiêu người dân thành phố khác. Tự do đi chơi, mua sắm, ăn uống, sửa... sắc đẹp vì ở TP HCM sửa sắc đẹp rẻ hơn ở Pháp rất nhiều".
Ngày 7/12/2007, Nguyễn Thị Thanh Vân đề nghị cán bộ trại giam cho mình giấy, bút, rồi viết liền một mạch bản nhận tội và đơn xin khoan hồng. Trong đơn, Nguyễn Thị Thanh Vân cam kết: "... Khi trở về Pháp, tôi sẽ từ bỏ tổ chức Việt Tân, cũng như không tham gia bất kỳ một tổ chức nào hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Tôi nhận thấy tôi đã vi phạm pháp luật, tôi rất hối hận về việc này...".
Thế nhưng, lúc đặt chân về lại đất Pháp, theo chỉ đạo của bọn Việt Tân, Nguyễn Thị Thanh Vân lại mồm loa mép giải, dựng chuyện, bịa đặt về thời gian chị ta bị giam giữ. Những lời lẽ sai sự thật này, được bọn Việt Tân tung lên mạng Internet, lên Đài Phát thanh "Chân trời mới", lên "Tập san Dân chủ" nhưng vẫn chẳng bịp được ai.
Nắm được những thông tin về Phạm Minh Hoàng, Cơ quan An ninh Việt Nam đã mời Hoàng lên động viên, giáo dục ông ta từ bỏ con đường sai trái. Tuy nhiên, thay vì chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật, thì theo lời khai của ông ta sau ngày bị bắt: "Tôi vẫn lén lút liên hệ bằng điện thoại, e-mail với Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân" mặc dù Thanh Vân là người đã bán đứng ông ta không thương tiếc.
Ngày 26/11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người nữa tên Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia bằng hình thức du lịch, toàn bộ chi phí đều do Việt Tân cung cấp. Hoàng khai: "Lúc đầu, chúng tôi chọn Singapore nhưng vì Việt Tân yêu cầu phải bảo mật, nên chúng tôi chuyển sang Malaysia". Trong suốt 3 ngày tại đây, Hoàng, Oanh và Hùng đã được Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân tiến hành huấn luyện "phương pháp đấu tranh bất bạo động".
Thực chất của cái "đấu tranh bất bạo động" chẳng qua là vì trước đây, Hoàng Cơ Minh, kẻ cầm đầu "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam", kẻ đã đẻ ra "đảng Việt Tân" đã 3 lần đưa người, vũ khí, chất nổ về Việt Nam để tiến hành bạo loạn, cướp chính quyền bằng 3 cuộc hành quân "Đông Tiến".
Sau khi Hoàng Cơ Minh bị dân quân du kích, bộ đội Lào bắn bị thương, rồi tự sát, tay chân của Hoàng Cơ Minh còn tiếp tục thực hiện thêm những cuộc hành quân "Đông Tiến" khác nhưng đều bị đập tan. Để xóa đi cái tai tiếng khủng bố, bọn cầm đầu Việt Tân như Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định..., tuyên bố Việt Tân chủ trương "đấu tranh bất bạo động", nhưng đó chỉ là động tác lấy vải thưa che mắt thánh bởi lẽ qua chuyến xâm nhập của Nguyễn Quốc Quân với ý đồ thiết lập một tuyến xâm nhập bí mật để đưa người và vũ khí về, hoặc Nguyễn Thị Phượng, tiến hành âm mưu đánh chất nổ ở tượng đài Bác Hồ, Bưu điện TP HCM, trường học, ga xe lửa, rạp hát, nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam 30-4 vừa qua, là chứng cứ cụ thể, khẳng định dù có thay hình đổi xác, thì Việt Tân vẫn là một tổ chức khủng bố.
Nguyễn Quốc Quân, Phạm Minh Hoàng và Nguyễn Thị Thanh Vân. |
Chưa hết, ngày 4/7/2010, tại nhà riêng của Phạm Minh Hoàng, ông ta đã cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng, Đoàn Đắc Tuấn, tổ chức nhóm họp "chi bộ Việt Tân ở Sài Gòn". Trong buổi họp ấy, Hoàng và vợ thừa nhận mình là Việt Tân, Đoàn Đắc Tuấn cũng nhận là Việt Tân để tạo điều kiện cho vợ Hoàng là Lê Thị Kiều Oanh, rủ Nguyễn Thanh Hùng tham gia tổ chức. Tiếp theo, Hoàng chỉ đạo thành lập 3 tổ chức Việt Tân trá hình, là "Câu lạc bộ Hướng Dương", "Trứng bay", "Cọp lãnh đạo" rồi phân công Oanh, Tuấn, Hùng cầm đầu các tổ chức này.
Trước những sự việc ấy, một lần nữa Cơ quan An ninh lại mời Phạm Minh Hoàng đến, phân tích, thuyết phục, giáo dục. Tuy nhiên ông ta vẫn phớt lờ. Vì vậy, ngày 13/8/2010, Phạm Minh Hoàng bị bắt theo Điều 79 Bộ luật Hình sự "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" với đầy đủ chứng cứ.
Sau khi bị bắt, trái với thái độ ban đầu, Phạm Minh Hoàng khai báo rất thành khẩn. Trong đơn xin khoan hồng, ông ta viết: "Trong tất cả 29 bài viết của tôi dưới bút danh Phạm Kiến Quốc gửi cho Việt Tân để chúng tán phát lên mạng internet, có nhiều chi tiết không đúng sự thật mà mục đích là làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước... Tôi nhận thức việc làm của tôi như trên là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong được Nhà nước xem xét, khoan hồng để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình".
Sau khi Phạm Minh Hoàng bị bắt, tổ chức khủng bố Việt Tân im hơi lặng tiếng một thời gian, rồi sau đó tuyên bố ầm ĩ: "Việt Tân xác nhận Phạm Minh Hoàng là đảng viên Việt Tân để tránh cho ông Hoàng không bị tra tấn, hành hạ (?!)". Mục đích của Việt Tân khi ra tuyên bố này, chỉ là để khoe khoang rằng, Việt Tân hiện đang công khai hoạt động tại Việt Nam, như nhiều lần trước đây, Việt Tân đã từng "nhận vơ" nhiều người khác là người của mình! Chúng tôi hỏi Phạm Minh Hoàng, trong suốt thời gian bị bắt đến nay, ông được đối xử như thế nào? Ông ta trả lời: "Cán bộ điều tra rất tôn trọng tôi. Thậm chí chưa hề có ai lớn tiếng hay quát nạt tôi chứ nói gì đến chuyện tra tấn, đánh đập".
Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ Phạm Minh Hoàng, qua lời khai của Phạm Minh Hoàng, Cơ quan An ninh đã có đủ cơ sở, chứng cứ để kết luận bà Oanh là thành viên Việt Tân, thuộc "chi bộ Việt Tân tại Sài Gòn". Tuy nhiên, do đang còn nuôi con nhỏ, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo nên Cơ quan An ninh chưa áp dụng biện pháp tố tụng đối với bà này
- ASEM kêu gọi Miến Điện trả tự do cho tù chính trị (RFI)
Đường Loan Tuyệt Phẩm (Đinh Tấn Lực)
Đường Loan thân mến,
Úi dào! Bận đi sâu đi xa (vòng quanh đôi ba vùng đất “lạ” ngay trên nước “quen”) mất mấy ngày, mà như mất cả gia tài của mẹ. Chỉ bởi không kịp đọc hai bài tuyệt bút của bạn trên SGGP ngay lúc nóng hổi mới ra lò hôm trước bữa khai mạc đại lễ mừng quốc khánh bầu bạn láng giềng.
Cho dù là đọc báo thiu (mấy hôm) đi nữa, cũng khó lòng phủ nhận giá trị thời sự (và cả lịch sử) của hai bài này. Đến độ không kềm lòng được, phải tự vỗ đùi khoái trá ngay trên xe khách hôm qua, chẳng khác nào bác xưa bỗng dưng muốn hét khi được đọc Mác-Lê lần đầu. Quả là trên cả tuyệt vời!
Mấy tay bạn dép lê cứ phải tật ăn ốc phán mò (hồn nhiên như các “trên”), bảo rằng bí danh của bạn là Đương Loàn. Rồi lại nghe một bình luận gia hớt tóc dạo lên giọng, rằng nói thế là bôi bác, chữ “loàn” có nghĩa không đẹp mấy, không thể nào môn đăng hộ đối/sắt cầm hảo hiệp với một tay nhà báo già bút non mực như bạn, chắc cú là bí danh hoạt động (rất) chìm của bạn chỉ có thể là Đoàn Lương, hoặc chí ít là Lương Đoàn, mới là thanh lịch, tao nhã, hữu tâm, xứng tầm…
Gì thì gì, cứ theo bút danh công khai của bạn mà gọi cho thân mật nhễ?
Đường Loan thân mến,
Có lặp lại lần nữa lời khen “trên cả tuyệt vời” cũng chưa hết đã! Bạn mình khéo thiệt! Chỉ tròm trèm trên dưới 2000 từ mà bạn mình đã gói ghém không biết bao nhiêu cái khéo tài tình!
Cứ chịu khó tham khảo thêm các bài báo cùng đề tài của các “cây bút trẻ” thẳng băng của RFA, RFI, DPA, VOA… hoặc của mấy tay đụng đâu viết đó (nghĩa là thiếu cơ sở từ giới hữu trách) trên các mạng bị dựng tường lửa (và bị tin tặc cạy cửa), người ta sẽ tự hỏi ngay là không biết bạn có đủ dép cho lắm người xách hộ hay không:
Tài tình 1:
Ngay ở 2 tựa đề, bạn không chỉ giật tít cách giật gân, khơi gợi tối đa lòng hiếu kỳ của độc giả bốn phương (vốn sẵn tính đam mê tìm hiểu); mà qua đó, chẳng những bạn khẳng định ngay một vỏ bọc dày hơn khu trục hạm USS McCain vừa mới rời cảng Đà Nẵng, lại còn ẩn chứa bao điều để cho độc giả ngầm hiểu.
Thí dụ như ở tựa đề bài 2: Mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức “Việt Tân” đều vi phạm luật pháp Việt Nam, chẳng hạn, bạn đã (tự ý đục bỏ) để cho độc giả tự ý điền vào 4 từ trước từ VN cho đủ nghĩa: Mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức “Việt Tân” đều vi phạm luật pháp của đảng cộng sản Việt Nam.
Chưa một ai viết về số đông của Việt Tân (hoặc cách vận động số đông hữu hiệu của Việt Tân) ở Việt Nam hay hơn bạn. Cũng chưa một ai bình về cái chế độ công an trị ở đây ngắn gọn và chính xác hơn cái tựa đề hấp dẫn của bạn, có chăng chỉ mỗi tác giả Vũ Thư Hiên: Mỗi người dân Việt Nam là một người tù dự khuyết! Chẳng phải là bạn khuyến khích người đọc tự làm một cái tam đoạn luận sơ đẳng: “Việt Tân” sẵn sàng vi phạm các điều luật (79 và 88 của đảng CS) Việt Nam, y như mọi cá nhân/công dân khác đang hành động vượt ra khỏi tình trạng tù dự khuyết đó sao? Đã bảo là trên cả tuyệt vời (ngay từ cái tựa đề) mà lị!
Chỉ ngần đó là đủ để độc giả chuẩn bị trước (gia cố tinh thần đam mê tìm hiểu) mà đọc tiếp những ý tưởng độc đáo khác ẩn mình giữa các dòng chữ của bạn trong toàn bài. Chưa kể là bạn đã cực khéo trong thể biền ngẫu của tựa đề: kín đáo nâng tầm “Việt Tân” lên hàng đối trọng với (đảng CS) Việt Nam, mà không ai bẻ được. Giải pháp tình thế của “trên” chỉ là đổi tên tựa bài viết (trên ấn bản online), mà cũng không làm gì được bạn.
Tài tình 2:
Ngay ở những dòng đầu dẫn nhập của bài 1, bạn đã nói đúng chóc tâm tư của (chẳng biết hằng hà sa số bao nhiêu) người bình thường suy nghĩ (cũng rất bình thường) mà không viết ra được, hoặc không viết ra đẹp lời/tròn ý như bạn, (hoặc viết ra mà không được đăng trên báo đảng như bạn): “Việt Tân là tổ chức đấu tranh cho dân chủ bất bạo động và cho rằng VN gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa, bất bạo động vào Điều 79”.
Chỉ ngần đó thôi, (bao hàm luôn cả chữ Việt Tân không cần nháy, và quan trọng hơn là chữ Điều 79 viết hoa làm áo giáp trung thành), nói thiệt, cũng đủ để cho các thế lực thù địch (có cùng họ phản tên động) đồng loạt khăn gói xin theo học nghề ở bạn, về cái kỹ thuật viết sao cho đúng ý dân và chan hòa sự thật mà được lên mặt báo trong luồng (nghĩa là cỡ xứng tầm trình luận án tiến sĩ báo chí) của bạn.
Tài tình 3:
Cũng chưa ai tóm ý cách độc đáo như bạn, về quá trình hoạt động của Việt Tân, với chỉ đôi dòng chấm phá mà đã vẽ nên cả một bức tranh hoành tráng về tính trường kỳ và tầm bung rộng (cả không gian lẫn thời gian) của Việt Tân. Trong đó, chỉ một dòng nguệch ngoạc thần tình, bạn đã nêu bật tính tự nuôi/tự quản bằng kinh phí riêng của Việt Tân, bằng cách tự “lập hàng chục công ty, quán phở, đội tàu đánh cá để kinh doanh”. Tức là đã đạp vụn những luận điệu mà các đồng nghiệp non nớt của bạn lẫn tuyên giáo TW già hàm cứ thường hay đề cập về vấn đề (vẫn tưởng là nhạy cảm là) tài chính của Việt Tân.
Độc giả sẽ từ đó mà suy ngược ra xem ở đất nước này, đảng nào mới là tự chuyển hóa từ ăn bám qua ăn cắp/ăn cướp/ăn chia/ăn bẩn của dân? Chưa kể là chung quanh nó còn thêm mấy lớp ngoại vi ký sinh theo nó. Hội nhà báo từng cấp thẻ cho bạn hoạt động chìm/nổi thế này (cùng với hàng trăm thứ hội ma quỷ khác) chính là những ví dụ điển hình. Bên hội nhà văn VN, vào dịp đại hội 8, cũng lắm người đề xuất việc tự nuôi/tự quản, nhưng dường như chưa ai có ý so sánh sáng tựa trăng rằm như bạn. Tuyệt!
Tài tình 4:
Đặc biệt là, cũng chỉ qua đôi dòng tóm lược về hoạt động của Việt Tân đó, bạn đã (tài tình) để cho người đọc tự hình dung ra cái số đông thành viên Việt Tân, từ ngoài về đây hay được đào tạo cơ hữu ở đây, từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước tới nay, và kể cả những tay trùm nổi/chìm ở cấp chính ủy thượng tầng của họ.
Tài điều tra của bạn, hoặc của các “đầu mối, cộng tác viên” của bạn, phải nói là ở mức thượng thừa, mới có thể kể ra vanh vách danh tánh và ngõ xâm nhập của một số người, để qua đó, khơi rộng ra cho độc giả dễ dàng mường tượng cả một khung cảnh hồ hởi đông vui của “các thành viên còn giữ bí mật, có vỏ bọc hợp pháp xâm nhập về nước hoạt động dưới nhiều danh nghĩa khác nhau như thăm thân (nhân), du lịch, đầu tư, giáo dục, trí thức…”.
Mèng ơi! Chỉ cần đối đầu với mỗi cái vỏ du lịch không thôi thì đã lắm kẻ thấy …khó xử rồi bạn nhễ? Nói gì tới hàng loạt những cánh cửa mở toang khác! Mà này, có vẻ như nhà nước ta bị giới hạn ở sự hiểu biết về các ngõ ngách đó, và chỉ có thể xiển dương sự hiểu biết này thành thắng lợi, thay vì phải thực hiện cái nhiệm vụ bịt kín nó lại, bạn nhễ?
Tài tình 5:
Từ chính cái khung cảnh hồ hởi đông vui đó, bạn mới buông một câu đi vào cốt lõi: “Và, Phạm Minh Hoàng là một trong số đó”.
Ôi, mấy từ này mới thần tình/đắc địa (và đắt giá) làm sao!
Độc giả thấy rõ bạn là một nhà báo dân chủ/công bằng/văn minh, biết tôn trọng các nhân vật trong bài viết (kể cả các đối tượng đang đối diện với công an trong trại tạm giam), không hàm hồ/vô học mà sử dụng đại danh xưng “tên” đứng trước danh tánh của đương sự, như thường thấy bên báo CAND. Đây là một điểm son cần được nhân rộng trong hàng ngũ những người đang có thẻ nhà báo trong tay.
Điểm lõi ở mấy từ thần tình này là gì? Người đọc ắt không thể không nghĩ đến chuyện còn nhiều (có thể là rất nhiều) những bạn Phạm Minh Hoàng khác, trải kín các diện rộng “đầu tư, giáo dục, trí thức…”. Còn cái ba chấm ở đây, tức là không thể liệt kê hết, nói thiệt, cũng đắt giá không kém.
Vậy thì, rõ ràng, ngay trên báo đảng, bạn đã (tuy kín đáo nhưng không làm giảm tính phô diễn) về cái thế trận toàn dân chật nghẹt người, với đủ mọi thành phần quần chúng thuộc mọi lãnh vực sinh hoạt chủ đạo và lắm vai trò vị trí cao trong xã hội.
Không chỉ toàn dân trong/ngoài nước, mà, độc giả cũng không khỏi liên tưởng đến trong số đó có cả thành phần cốt cán của HRW/IA/RSF/RFA/RFI/DPA/ABC/CNN… Cộng thêm mô lô dân biểu/nghị sĩ của Mỹ/Âu/Úc, hay ngay cả học giả Gene Sharp, và biết đâu chừng, bao gồm cả những tay tổ không chịu ngồi yên dưới ách độc tài như Mohandas Gandhi với Martin Luther King Jr.! Thiệt là không tưởng tượng nổi cái chân rết liên lục địa của Việt Tân nó bao la tới vậy.
Mười năm trước cái thế trận toàn dân (và toàn cầu) này chưa thành hình. Năm năm trước cũng chưa thấy rõ nét. Bây giờ đã là lúc chín muồi. Nhưng, phải nhìn nhận rằng chưa có một tác giả nào trình bày về cái trận thế huy động sức dân nghịt người ấy đạt tới thành công đỉnh điểm như bạn, ngay trên báo đảng. Đáng phục! Đáng phục!
Tài tình 6:
Bạn không nói ra ở đoạn này thì chắc là cũng ít ai biết về anh bạn Nguyễn Ngọc Đức nào đó bên Pháp có cái khả năng “móc nối, lôi kéo” nhằm phát triển nhân sự cho Việt Tân, mà bạn Phạm Minh Hoàng chỉ là một trong số đó!
Chưa hết, bạn còn vạch rõ cho bàn dân thiên hạ đều rõ cái cách “khủng bố” của bạn Phạm Minh Hoàng và những tay tổ trong lãnh vực đầu tư, giáo dục, trí thức… khác của Việt Tân: “Phạm Minh Hoàng sử dụng bút danh Phan Kiến Quốc viết nhiều bài xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước VN với mục đích để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính quyền”.
Đây rồi! Sở trường của mấy tay khủng bố xuyên lục địa này là viết bài. Còn cái sự giảm lòng tin của quân chúng với chính quyền, thì cứ đọc báo là thấy/ra đường là nghe, nhưng không quy được trách nhiệm cho một đảng cầm quyền thối nát/ngu muôi/tham lam, thì, thử hỏi, những bài viết khủng bố theo kiểu “Xóa bỏ hận thù, tại sao không?” của bạn Phạm Minh Hoàng, nếu không phải là tác nhân thì còn đợi những gì khác nữa?
Đích thị là cái tội viết bài khủng bố này nó là chủ đích cần quy của đảng nhà nước, cho dù tức cười hay không là tùy người đọc, nhưng bạn đã nêu bật được cái chỗ cần phải tức cười đó, ngay trên báo đảng, đã là một thắng lợi ít ai đạt được. Hoan hô bạn phát!
Tài tình 7:
Vậy mà đã hết đâu, mấy anh/chị bạn Nguyễn Ngọc Đức/Nguyễn Quốc Quân/Nguyễn Thị Thanh Vân (và có thể còn nhiều người khác nữa) đã hè nhau mở các khóa huấn luyện “phương pháp đấu tranh bất bạo động”, nhằm (đào tạo huấn luyện viên – tức là tiện máy tiện) để gia tăng hàng ngũ khủng bố ở đây!
Bạn viết thế thì đố ai mà không tò mò tìm hiểu thêm coi cái cách khủng bố bằng phương pháp đấu tranh tranh bất bạo động đó nó mặt mũi ra sao! Và chỉ cần vuốt/cắt/dán mấy từ “phương pháp đấu tranh bất bạo động” ghi sẵn trong nháy, rồi google phát, là người ta, trong vòng 0.37 giây, có ngay một bản liệt kê trên hai vạn kết quả. Chưa ai chịu khó đếm thử trong số đó có bao nhiêu bài bản huấn luyện trực tuyến của Việt Tân (hay thân hữu của Việt Tân), nhưng chắc là con số đó không ít. Mới thấy cái phương thức marketing/PR chiêu khách cho Việt Tân của bạn nó tuyệt vời không ngờ được!
Kế nữa, cũng là một chiêu tuyệt diệu của bạn để giới thiệu những chương trình huấn luyện cực bổ ích khác là “kỹ năng lãnh đạo”, còn gọi là “kỹ năng mềm”, mà bạn đã cố ý tỏ ra ngây ngô để nhập chung 2 trong 1 thành “kỹ năng lãnh đạo mềm”.
Nó dạy người ta điều gì? Google phát là có ngay 1.050.000 kết quả về “kỹ năng mềm”. Nó chỉ dẫn cho mọi người cái phương thức khủng bố tàn khốc bằng cách trau dồi cho chính bản thân mình để sống/học tập/làm việc cho hiệu quả, bất luận thuộc ngành nghề nào, bất luận thuộc công ty/xí nghiệp/cơ quan loại nào, bất luận trình độ khoa bảng tới đâu. Nó giúp cho mọi người thăng tiến ngay trong môi trường mình đang sống, bất luận là dân chủ hay độc tài. Nó hướng con người đến việc tự đào tạo cho chính mình ngày càng hữu dụng hơn, đóng góp hữu hiệu hơn, từ đó, xã hội phát triển nhanh hơn.
Chỉ cần một cái nháy tưởng là ngây ngô mà bạn đã mở ra cho thanh niên một hướng tìm hiểu miễn phí về nền tảng của canh tân. Thực không thể tưởng tượng ra cách quảng cáo nào hay hơn. Ngay cả Việt Tân chính gốc cũng chưa hẳn đã trải rộng được sự kích thích này như bạn! Quả rất đáng ganh tỵ!
Tài tình 8:
Bạn chỉ lướt sơ qua sinh hoạt cơ bản của một “chi bộ Việt Tân” tại nhà bạn Phạm Minh Hoàng, với sự hình thành 3 tổ chức Việt Tân trá hình ở Sài Gòn (rõ là Sài Gòn nhá!), mà đã phác họa ra được cái khung cảnh sôi động của (không biết bao nhiêu) các loại tổ chức trá hình khác của Việt Tân do (không biết bao nhiêu bạn Phạm Minh Hoàng khác ở đây, như thượng dẫn) xây dựng nên.
Hóa ra, bạn Phạm Minh Hoàng đã hoạt động cùng với nhiều thành viên khác của Việt Tân, ở Pháp/Mỹ/Úc… để tiến hành êm ả các khóa huấn luyện từ lúc về nước (từ cuối thế kỷ trước) tới nay.
Hóa ra, cái cách “tiếp cận, lôi kéo/tuyển mộ/kết nạp phát triển lực lượng” này nó cũng êm ả xảy ra xưa giờ, tại Đại học Bách khoa Sài Gòn (và không biết bao nhiêu) đại học/cao đẳng/cơ quan hành chính… khác ở đây (bởi không biết bao nhiêu bạn Phạm Minh Hoàng khác tiến hành) trong suốt một thập kỷ!
Hóa ra, kết quả thấy rõ tại chỗ của “kỹ năng mềm” là việc phát triển lực lượng hay xây dựng các tổ chức trá hình kiểu này có vẻ khoa học, nhân bản và hữu hiệu hơn gấp nhiều lần thời khởi động (bằng AK/mã tấu) cái Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hồi thập niên 1960.
Bạn gói hết cả các thứ vào chỉ đôi dòng. Khéo thế!
Tài tình 9:
Ở phần kết án trên mặt báo, theo thông lệ truyền thông nội địa, bạn đã tài tình:
Một là, xào lại cụm từ nhà nước ta “có đủ chứng cứ khẳng định…” như thường nghe từ người phát ngôn của bộ Ngoại giao, từ Lê Dũng truyền trao tới Nguyễn Phương Nga, vào những lúc tàu lạ đâm chìm tàu cá của ngư dân ta. Kỹ thuật nhắc nhớ tạo liên tưởng này không phải ai cũng làm được.
Hai là, ở phần dẫn luật (điều 79 – lật đổ, và điều 84 – khủng bố), bạn đã chêm vào được 4 từ khóa “thông lệ quốc tế”, khiến cho ban biên tập chắc cú là để gia cố tính thuyết phục (theo kiểu tây nói vậy), nhưng chẳng ai biết là bạn chơi xỏ cả tổng biên tập một cú điếng người. Bởi, quốc tế cộng sản đã tự ý khai tử, còn lại thì chẳng có cái quốc tế nào trên mặt đất này có thứ thông lệ khẳng định rằng viết bài kêu đòi xóa bỏ hận thù là phạm tội khủng bố.
Bạn Trần Thế Tuyển, Tổng biên tập SGGP, ắt hẳn chưa kịp tan hết cơn vui tuần trước trong vụ hào phóng đón tiếp/nhiệt liệt chiêu đãi đồng chí La Kiệt (Tổng biên tập/Chủ tịch HĐQT/Bí thư đảng ủy Tập đoàn báo chí Vân Nam), nên đã bị bạn chơi khăm mà không cần (hay không cảnh giác) kiểm lại xem cái “thông lệ quốc tế” đó nó tròn/méo ra sao trước khi ký duyệt đăng bài cực đểu của bạn. Úi dà! Bạn đã sút thủng lưới SGGP keo này!
Tài tình 10:
Về kịch bản đọc bản nhận tội và ăn năn hối cải, thì bạn phải chia phần tài tình cho các bạn CA nhà nghề đã từng thử nghiệm mô hình (vườn-ao-cá) này từ thời các bạn Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long cùng Trần Anh Kim, và đã báo cáo bước đầu thành công.
Tuy nhiên, so với bài phỏng vấn cực nhộn “Vụ luật sư Lê Công Định có những hoạt động chống Nhà nước: Kiến nghị xử lý nghiêm theo pháp luật” ngày 15/6/2009, thì bài kết án của bạn kỳ này kín kẽ, ít tính cò mồi/ăn hớt… hơn rất nhiều. Tiến bộ thấy rõ. Rất đáng làm gương!
Tài tình của riêng bạn, ở đây, chính là kết thúc bài viết bằng lời kêu gọi cực kỳ thâm hiểm:
“Cơ quan An ninh điều tra kêu gọi mọi người, nhất là các em học sinh – sinh viên, công nhân trong các Khu công nghiệp hãy cảnh giác, không nghe theo và sinh hoạt trong các hội, nhóm, tổ chức, diễn đàn lén lút hoặc tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, vô tình tiếp tay cho hoạt động chống chính quyền của các tổ chức phản động. Đồng thời, kêu gọi những người đã nhận lời tham gia và hoạt động trong tổ chức khủng bố ‘Việt Tân’ hoặc đã nhận lời nhưng chưa hoạt động hãy mau chóng ra trình diện với chính quyền, sẽ được giúp đỡ để có đủ điều kiện được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước VN”.
Đây là đoản văn cực điêu đã lột tả thần kỳ về tiến trình và kết quả làm việc của thành viên Việt Tân trong nước. Nếu bạn (có đủ điều kiện) phổ thành lục bát hay vè 4 chữ thì có khi còn hay hơn (và có ích hơn) cả thi sĩ thiếu tướng CA gì đó đã làm 1000 bài thơ việt dã mừng 1000 năm Thăng Long.
Phụ Trội 11:
Đó là cái tài tình đóng khung ô nhỏ cách trang trọng về tính nhân đạo của đảng và nhà nước ta, một khi không tìm ra chứng cớ gì để ghép tội/áp án, thì gọi là tha cho bà xã của bạn Phạm Minh Hoàng, với lý do là bởi còn phải lo cho bé Trâm Anh ở nhà. Như một kiểu án treo không cần tòa phán quyết.
Không thể nào vẽ truyền thần chính xác hơn nữa, về một nhà nước tùy tiện, muốn bắt ai thì bắt, muốn tha ai thì tha, tức là toàn quyền sinh sát từng cá nhân/từng gia đình, như đảng và nhà nước này, mà không cần nói tới chữ toàn trị/độc tài/gian ác… Phép hoán ý/đảo nghĩa của bạn, chỉ mỗi từ “nhân đạo” này thôi cũng đủ ăn đứt thiên hạ đương thời.
Phụ trội 12:
Trước đây, kể cả thời chông gai trên Đường Kách Mệnh trước và sau tháng 8-1945, mỗi lần có một chiến sĩ nào đó bị bắt thì thường được mô tả bằng một từ nặng tính cảm thông/cảm tính/cảm tình là “sa cơ”.
Với tài chèn chữ giữa dòng như bạn, mô tả được hết cả mọi nét hoành tráng trong hoạt động của bạn Phạm Minh Hoàng và các bạn khác, rõ là bạn đã thành công, thành công, đại thành công, trong nỗ lực chuyển đổi cái nhìn cảm tính/cảm tình đó trở thành một thách thức của tiến trình công khai hóa hoạt động đã đạt đến đỉnh điểm bất phản hồi, không phải chỉ riêng Việt Tân, mà chung cho cả các cá nhân/tổ chức/đảng phái khác, nghĩa là chỉ có một hướng duy nhất là xốc tới.
Họ không sa cơ. Họ quyết chí công khai hóa hoạt động.
Chốt lại:
Bạn nhắc nhớ cho rất nhiều người những lời thách thức trước đây: “Hãy bắt tôi đi!”. Đánh đố nhau phát nè: Càng bắt thêm người, toàn là những luật sư/giáo sư/bác sĩ/mục sư… thì lãnh đạo đảng và nhà nước này có lo không? Và có đáng lo hơn là những tổ chức có người bị bắt hay không? Bạn biết rồi đó!
Bạn nhắc nhớ cho chí ít 3 triệu người ở đây rằng đã đến lúc chế độ này không thể chúi đầu xuống cát mãi, mà phải trực diện với sức mạnh của số đông, của những tấm lòng và ý chí quyết không để đất nước này tàn lụi, cho dù là bởi nội xâm hay ngoại thuộc, cho dù là cộng sản chính gốc hay cộng sản biến dạng, và cả không cộng sản nữa.
Sang sông, nếu quả thật là một chiến dịch, thì có lẽ không nên hiểu theo cách giới hạn là vượt qua một đường biên vật lý nào đó làm thành đôi bờ ngăn cách.
Sang sông, qua nỗ lực dấn thân của các bạn Thủy, Nghiên, Nhân, Đài, Định, Thức, Trung, Long, Hoàng… và còn biết bao người nữa không biết/không kể được hết cả danh tính, phải chăng chính là nỗ lực vượt qua cái đường biên tâm cảm của chính mình để tự biến ước mơ thành hành động, không nhằm phục vụ cho một tổ chức nào, mà trước tiên và sau cùng, chính là để thực hiện cái lý tưởng cao đẹp mà bản thân mình từng ấp ủ?
Riêng bạn, với nỗ lực chèn chữ giữa dòng tuyệt diệu này, bạn đã góp phần theo cách của bạn, để Việt Tân và các tổ chức khác được nhân dân biết tới, chính xác là ở chủ trương tháo gỡ độc tài để canh tân đất nước.
Bạn xứng đáng nhận lãnh tuyên dương (và cả nhuận bút, nếu có) ở cả 3 nơi: CAND, SGGP, và Việt Tân.
Hết lòng cảm ơn (và xin học lóm) nỗ lực phi thường này của bạn.
04-10-2010
Blogger Đinh Tấn Lực
Chú thích: Tất cả những chữ in nghiêng trong toàn bài là trích từ bài viết của nhà báo Đường Loan.
Úi dào! Bận đi sâu đi xa (vòng quanh đôi ba vùng đất “lạ” ngay trên nước “quen”) mất mấy ngày, mà như mất cả gia tài của mẹ. Chỉ bởi không kịp đọc hai bài tuyệt bút của bạn trên SGGP ngay lúc nóng hổi mới ra lò hôm trước bữa khai mạc đại lễ mừng quốc khánh bầu bạn láng giềng.
Cho dù là đọc báo thiu (mấy hôm) đi nữa, cũng khó lòng phủ nhận giá trị thời sự (và cả lịch sử) của hai bài này. Đến độ không kềm lòng được, phải tự vỗ đùi khoái trá ngay trên xe khách hôm qua, chẳng khác nào bác xưa bỗng dưng muốn hét khi được đọc Mác-Lê lần đầu. Quả là trên cả tuyệt vời!
Mấy tay bạn dép lê cứ phải tật ăn ốc phán mò (hồn nhiên như các “trên”), bảo rằng bí danh của bạn là Đương Loàn. Rồi lại nghe một bình luận gia hớt tóc dạo lên giọng, rằng nói thế là bôi bác, chữ “loàn” có nghĩa không đẹp mấy, không thể nào môn đăng hộ đối/sắt cầm hảo hiệp với một tay nhà báo già bút non mực như bạn, chắc cú là bí danh hoạt động (rất) chìm của bạn chỉ có thể là Đoàn Lương, hoặc chí ít là Lương Đoàn, mới là thanh lịch, tao nhã, hữu tâm, xứng tầm…
Gì thì gì, cứ theo bút danh công khai của bạn mà gọi cho thân mật nhễ?
Đường Loan thân mến,
Có lặp lại lần nữa lời khen “trên cả tuyệt vời” cũng chưa hết đã! Bạn mình khéo thiệt! Chỉ tròm trèm trên dưới 2000 từ mà bạn mình đã gói ghém không biết bao nhiêu cái khéo tài tình!
Cứ chịu khó tham khảo thêm các bài báo cùng đề tài của các “cây bút trẻ” thẳng băng của RFA, RFI, DPA, VOA… hoặc của mấy tay đụng đâu viết đó (nghĩa là thiếu cơ sở từ giới hữu trách) trên các mạng bị dựng tường lửa (và bị tin tặc cạy cửa), người ta sẽ tự hỏi ngay là không biết bạn có đủ dép cho lắm người xách hộ hay không:
Tài tình 1:
Ngay ở 2 tựa đề, bạn không chỉ giật tít cách giật gân, khơi gợi tối đa lòng hiếu kỳ của độc giả bốn phương (vốn sẵn tính đam mê tìm hiểu); mà qua đó, chẳng những bạn khẳng định ngay một vỏ bọc dày hơn khu trục hạm USS McCain vừa mới rời cảng Đà Nẵng, lại còn ẩn chứa bao điều để cho độc giả ngầm hiểu.
Thí dụ như ở tựa đề bài 2: Mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức “Việt Tân” đều vi phạm luật pháp Việt Nam, chẳng hạn, bạn đã (tự ý đục bỏ) để cho độc giả tự ý điền vào 4 từ trước từ VN cho đủ nghĩa: Mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức “Việt Tân” đều vi phạm luật pháp của đảng cộng sản Việt Nam.
Chưa một ai viết về số đông của Việt Tân (hoặc cách vận động số đông hữu hiệu của Việt Tân) ở Việt Nam hay hơn bạn. Cũng chưa một ai bình về cái chế độ công an trị ở đây ngắn gọn và chính xác hơn cái tựa đề hấp dẫn của bạn, có chăng chỉ mỗi tác giả Vũ Thư Hiên: Mỗi người dân Việt Nam là một người tù dự khuyết! Chẳng phải là bạn khuyến khích người đọc tự làm một cái tam đoạn luận sơ đẳng: “Việt Tân” sẵn sàng vi phạm các điều luật (79 và 88 của đảng CS) Việt Nam, y như mọi cá nhân/công dân khác đang hành động vượt ra khỏi tình trạng tù dự khuyết đó sao? Đã bảo là trên cả tuyệt vời (ngay từ cái tựa đề) mà lị!
Chỉ ngần đó là đủ để độc giả chuẩn bị trước (gia cố tinh thần đam mê tìm hiểu) mà đọc tiếp những ý tưởng độc đáo khác ẩn mình giữa các dòng chữ của bạn trong toàn bài. Chưa kể là bạn đã cực khéo trong thể biền ngẫu của tựa đề: kín đáo nâng tầm “Việt Tân” lên hàng đối trọng với (đảng CS) Việt Nam, mà không ai bẻ được. Giải pháp tình thế của “trên” chỉ là đổi tên tựa bài viết (trên ấn bản online), mà cũng không làm gì được bạn.
Tài tình 2:
Ngay ở những dòng đầu dẫn nhập của bài 1, bạn đã nói đúng chóc tâm tư của (chẳng biết hằng hà sa số bao nhiêu) người bình thường suy nghĩ (cũng rất bình thường) mà không viết ra được, hoặc không viết ra đẹp lời/tròn ý như bạn, (hoặc viết ra mà không được đăng trên báo đảng như bạn): “Việt Tân là tổ chức đấu tranh cho dân chủ bất bạo động và cho rằng VN gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa, bất bạo động vào Điều 79”.
Chỉ ngần đó thôi, (bao hàm luôn cả chữ Việt Tân không cần nháy, và quan trọng hơn là chữ Điều 79 viết hoa làm áo giáp trung thành), nói thiệt, cũng đủ để cho các thế lực thù địch (có cùng họ phản tên động) đồng loạt khăn gói xin theo học nghề ở bạn, về cái kỹ thuật viết sao cho đúng ý dân và chan hòa sự thật mà được lên mặt báo trong luồng (nghĩa là cỡ xứng tầm trình luận án tiến sĩ báo chí) của bạn.
Tài tình 3:
Cũng chưa ai tóm ý cách độc đáo như bạn, về quá trình hoạt động của Việt Tân, với chỉ đôi dòng chấm phá mà đã vẽ nên cả một bức tranh hoành tráng về tính trường kỳ và tầm bung rộng (cả không gian lẫn thời gian) của Việt Tân. Trong đó, chỉ một dòng nguệch ngoạc thần tình, bạn đã nêu bật tính tự nuôi/tự quản bằng kinh phí riêng của Việt Tân, bằng cách tự “lập hàng chục công ty, quán phở, đội tàu đánh cá để kinh doanh”. Tức là đã đạp vụn những luận điệu mà các đồng nghiệp non nớt của bạn lẫn tuyên giáo TW già hàm cứ thường hay đề cập về vấn đề (vẫn tưởng là nhạy cảm là) tài chính của Việt Tân.
Độc giả sẽ từ đó mà suy ngược ra xem ở đất nước này, đảng nào mới là tự chuyển hóa từ ăn bám qua ăn cắp/ăn cướp/ăn chia/ăn bẩn của dân? Chưa kể là chung quanh nó còn thêm mấy lớp ngoại vi ký sinh theo nó. Hội nhà báo từng cấp thẻ cho bạn hoạt động chìm/nổi thế này (cùng với hàng trăm thứ hội ma quỷ khác) chính là những ví dụ điển hình. Bên hội nhà văn VN, vào dịp đại hội 8, cũng lắm người đề xuất việc tự nuôi/tự quản, nhưng dường như chưa ai có ý so sánh sáng tựa trăng rằm như bạn. Tuyệt!
Tài tình 4:
Đặc biệt là, cũng chỉ qua đôi dòng tóm lược về hoạt động của Việt Tân đó, bạn đã (tài tình) để cho người đọc tự hình dung ra cái số đông thành viên Việt Tân, từ ngoài về đây hay được đào tạo cơ hữu ở đây, từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước tới nay, và kể cả những tay trùm nổi/chìm ở cấp chính ủy thượng tầng của họ.
Tài điều tra của bạn, hoặc của các “đầu mối, cộng tác viên” của bạn, phải nói là ở mức thượng thừa, mới có thể kể ra vanh vách danh tánh và ngõ xâm nhập của một số người, để qua đó, khơi rộng ra cho độc giả dễ dàng mường tượng cả một khung cảnh hồ hởi đông vui của “các thành viên còn giữ bí mật, có vỏ bọc hợp pháp xâm nhập về nước hoạt động dưới nhiều danh nghĩa khác nhau như thăm thân (nhân), du lịch, đầu tư, giáo dục, trí thức…”.
Mèng ơi! Chỉ cần đối đầu với mỗi cái vỏ du lịch không thôi thì đã lắm kẻ thấy …khó xử rồi bạn nhễ? Nói gì tới hàng loạt những cánh cửa mở toang khác! Mà này, có vẻ như nhà nước ta bị giới hạn ở sự hiểu biết về các ngõ ngách đó, và chỉ có thể xiển dương sự hiểu biết này thành thắng lợi, thay vì phải thực hiện cái nhiệm vụ bịt kín nó lại, bạn nhễ?
Tài tình 5:
Từ chính cái khung cảnh hồ hởi đông vui đó, bạn mới buông một câu đi vào cốt lõi: “Và, Phạm Minh Hoàng là một trong số đó”.
Ôi, mấy từ này mới thần tình/đắc địa (và đắt giá) làm sao!
Độc giả thấy rõ bạn là một nhà báo dân chủ/công bằng/văn minh, biết tôn trọng các nhân vật trong bài viết (kể cả các đối tượng đang đối diện với công an trong trại tạm giam), không hàm hồ/vô học mà sử dụng đại danh xưng “tên” đứng trước danh tánh của đương sự, như thường thấy bên báo CAND. Đây là một điểm son cần được nhân rộng trong hàng ngũ những người đang có thẻ nhà báo trong tay.
Điểm lõi ở mấy từ thần tình này là gì? Người đọc ắt không thể không nghĩ đến chuyện còn nhiều (có thể là rất nhiều) những bạn Phạm Minh Hoàng khác, trải kín các diện rộng “đầu tư, giáo dục, trí thức…”. Còn cái ba chấm ở đây, tức là không thể liệt kê hết, nói thiệt, cũng đắt giá không kém.
Vậy thì, rõ ràng, ngay trên báo đảng, bạn đã (tuy kín đáo nhưng không làm giảm tính phô diễn) về cái thế trận toàn dân chật nghẹt người, với đủ mọi thành phần quần chúng thuộc mọi lãnh vực sinh hoạt chủ đạo và lắm vai trò vị trí cao trong xã hội.
Không chỉ toàn dân trong/ngoài nước, mà, độc giả cũng không khỏi liên tưởng đến trong số đó có cả thành phần cốt cán của HRW/IA/RSF/RFA/RFI/DPA/ABC/CNN… Cộng thêm mô lô dân biểu/nghị sĩ của Mỹ/Âu/Úc, hay ngay cả học giả Gene Sharp, và biết đâu chừng, bao gồm cả những tay tổ không chịu ngồi yên dưới ách độc tài như Mohandas Gandhi với Martin Luther King Jr.! Thiệt là không tưởng tượng nổi cái chân rết liên lục địa của Việt Tân nó bao la tới vậy.
Mười năm trước cái thế trận toàn dân (và toàn cầu) này chưa thành hình. Năm năm trước cũng chưa thấy rõ nét. Bây giờ đã là lúc chín muồi. Nhưng, phải nhìn nhận rằng chưa có một tác giả nào trình bày về cái trận thế huy động sức dân nghịt người ấy đạt tới thành công đỉnh điểm như bạn, ngay trên báo đảng. Đáng phục! Đáng phục!
Tài tình 6:
Bạn không nói ra ở đoạn này thì chắc là cũng ít ai biết về anh bạn Nguyễn Ngọc Đức nào đó bên Pháp có cái khả năng “móc nối, lôi kéo” nhằm phát triển nhân sự cho Việt Tân, mà bạn Phạm Minh Hoàng chỉ là một trong số đó!
Chưa hết, bạn còn vạch rõ cho bàn dân thiên hạ đều rõ cái cách “khủng bố” của bạn Phạm Minh Hoàng và những tay tổ trong lãnh vực đầu tư, giáo dục, trí thức… khác của Việt Tân: “Phạm Minh Hoàng sử dụng bút danh Phan Kiến Quốc viết nhiều bài xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước VN với mục đích để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính quyền”.
Đây rồi! Sở trường của mấy tay khủng bố xuyên lục địa này là viết bài. Còn cái sự giảm lòng tin của quân chúng với chính quyền, thì cứ đọc báo là thấy/ra đường là nghe, nhưng không quy được trách nhiệm cho một đảng cầm quyền thối nát/ngu muôi/tham lam, thì, thử hỏi, những bài viết khủng bố theo kiểu “Xóa bỏ hận thù, tại sao không?” của bạn Phạm Minh Hoàng, nếu không phải là tác nhân thì còn đợi những gì khác nữa?
Đích thị là cái tội viết bài khủng bố này nó là chủ đích cần quy của đảng nhà nước, cho dù tức cười hay không là tùy người đọc, nhưng bạn đã nêu bật được cái chỗ cần phải tức cười đó, ngay trên báo đảng, đã là một thắng lợi ít ai đạt được. Hoan hô bạn phát!
Tài tình 7:
Vậy mà đã hết đâu, mấy anh/chị bạn Nguyễn Ngọc Đức/Nguyễn Quốc Quân/Nguyễn Thị Thanh Vân (và có thể còn nhiều người khác nữa) đã hè nhau mở các khóa huấn luyện “phương pháp đấu tranh bất bạo động”, nhằm (đào tạo huấn luyện viên – tức là tiện máy tiện) để gia tăng hàng ngũ khủng bố ở đây!
Bạn viết thế thì đố ai mà không tò mò tìm hiểu thêm coi cái cách khủng bố bằng phương pháp đấu tranh tranh bất bạo động đó nó mặt mũi ra sao! Và chỉ cần vuốt/cắt/dán mấy từ “phương pháp đấu tranh bất bạo động” ghi sẵn trong nháy, rồi google phát, là người ta, trong vòng 0.37 giây, có ngay một bản liệt kê trên hai vạn kết quả. Chưa ai chịu khó đếm thử trong số đó có bao nhiêu bài bản huấn luyện trực tuyến của Việt Tân (hay thân hữu của Việt Tân), nhưng chắc là con số đó không ít. Mới thấy cái phương thức marketing/PR chiêu khách cho Việt Tân của bạn nó tuyệt vời không ngờ được!
Kế nữa, cũng là một chiêu tuyệt diệu của bạn để giới thiệu những chương trình huấn luyện cực bổ ích khác là “kỹ năng lãnh đạo”, còn gọi là “kỹ năng mềm”, mà bạn đã cố ý tỏ ra ngây ngô để nhập chung 2 trong 1 thành “kỹ năng lãnh đạo mềm”.
Nó dạy người ta điều gì? Google phát là có ngay 1.050.000 kết quả về “kỹ năng mềm”. Nó chỉ dẫn cho mọi người cái phương thức khủng bố tàn khốc bằng cách trau dồi cho chính bản thân mình để sống/học tập/làm việc cho hiệu quả, bất luận thuộc ngành nghề nào, bất luận thuộc công ty/xí nghiệp/cơ quan loại nào, bất luận trình độ khoa bảng tới đâu. Nó giúp cho mọi người thăng tiến ngay trong môi trường mình đang sống, bất luận là dân chủ hay độc tài. Nó hướng con người đến việc tự đào tạo cho chính mình ngày càng hữu dụng hơn, đóng góp hữu hiệu hơn, từ đó, xã hội phát triển nhanh hơn.
Chỉ cần một cái nháy tưởng là ngây ngô mà bạn đã mở ra cho thanh niên một hướng tìm hiểu miễn phí về nền tảng của canh tân. Thực không thể tưởng tượng ra cách quảng cáo nào hay hơn. Ngay cả Việt Tân chính gốc cũng chưa hẳn đã trải rộng được sự kích thích này như bạn! Quả rất đáng ganh tỵ!
Tài tình 8:
Bạn chỉ lướt sơ qua sinh hoạt cơ bản của một “chi bộ Việt Tân” tại nhà bạn Phạm Minh Hoàng, với sự hình thành 3 tổ chức Việt Tân trá hình ở Sài Gòn (rõ là Sài Gòn nhá!), mà đã phác họa ra được cái khung cảnh sôi động của (không biết bao nhiêu) các loại tổ chức trá hình khác của Việt Tân do (không biết bao nhiêu bạn Phạm Minh Hoàng khác ở đây, như thượng dẫn) xây dựng nên.
Hóa ra, bạn Phạm Minh Hoàng đã hoạt động cùng với nhiều thành viên khác của Việt Tân, ở Pháp/Mỹ/Úc… để tiến hành êm ả các khóa huấn luyện từ lúc về nước (từ cuối thế kỷ trước) tới nay.
Hóa ra, cái cách “tiếp cận, lôi kéo/tuyển mộ/kết nạp phát triển lực lượng” này nó cũng êm ả xảy ra xưa giờ, tại Đại học Bách khoa Sài Gòn (và không biết bao nhiêu) đại học/cao đẳng/cơ quan hành chính… khác ở đây (bởi không biết bao nhiêu bạn Phạm Minh Hoàng khác tiến hành) trong suốt một thập kỷ!
Hóa ra, kết quả thấy rõ tại chỗ của “kỹ năng mềm” là việc phát triển lực lượng hay xây dựng các tổ chức trá hình kiểu này có vẻ khoa học, nhân bản và hữu hiệu hơn gấp nhiều lần thời khởi động (bằng AK/mã tấu) cái Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hồi thập niên 1960.
Bạn gói hết cả các thứ vào chỉ đôi dòng. Khéo thế!
Tài tình 9:
Ở phần kết án trên mặt báo, theo thông lệ truyền thông nội địa, bạn đã tài tình:
Một là, xào lại cụm từ nhà nước ta “có đủ chứng cứ khẳng định…” như thường nghe từ người phát ngôn của bộ Ngoại giao, từ Lê Dũng truyền trao tới Nguyễn Phương Nga, vào những lúc tàu lạ đâm chìm tàu cá của ngư dân ta. Kỹ thuật nhắc nhớ tạo liên tưởng này không phải ai cũng làm được.
Hai là, ở phần dẫn luật (điều 79 – lật đổ, và điều 84 – khủng bố), bạn đã chêm vào được 4 từ khóa “thông lệ quốc tế”, khiến cho ban biên tập chắc cú là để gia cố tính thuyết phục (theo kiểu tây nói vậy), nhưng chẳng ai biết là bạn chơi xỏ cả tổng biên tập một cú điếng người. Bởi, quốc tế cộng sản đã tự ý khai tử, còn lại thì chẳng có cái quốc tế nào trên mặt đất này có thứ thông lệ khẳng định rằng viết bài kêu đòi xóa bỏ hận thù là phạm tội khủng bố.
Bạn Trần Thế Tuyển, Tổng biên tập SGGP, ắt hẳn chưa kịp tan hết cơn vui tuần trước trong vụ hào phóng đón tiếp/nhiệt liệt chiêu đãi đồng chí La Kiệt (Tổng biên tập/Chủ tịch HĐQT/Bí thư đảng ủy Tập đoàn báo chí Vân Nam), nên đã bị bạn chơi khăm mà không cần (hay không cảnh giác) kiểm lại xem cái “thông lệ quốc tế” đó nó tròn/méo ra sao trước khi ký duyệt đăng bài cực đểu của bạn. Úi dà! Bạn đã sút thủng lưới SGGP keo này!
Tài tình 10:
Về kịch bản đọc bản nhận tội và ăn năn hối cải, thì bạn phải chia phần tài tình cho các bạn CA nhà nghề đã từng thử nghiệm mô hình (vườn-ao-cá) này từ thời các bạn Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long cùng Trần Anh Kim, và đã báo cáo bước đầu thành công.
Tuy nhiên, so với bài phỏng vấn cực nhộn “Vụ luật sư Lê Công Định có những hoạt động chống Nhà nước: Kiến nghị xử lý nghiêm theo pháp luật” ngày 15/6/2009, thì bài kết án của bạn kỳ này kín kẽ, ít tính cò mồi/ăn hớt… hơn rất nhiều. Tiến bộ thấy rõ. Rất đáng làm gương!
Tài tình của riêng bạn, ở đây, chính là kết thúc bài viết bằng lời kêu gọi cực kỳ thâm hiểm:
“Cơ quan An ninh điều tra kêu gọi mọi người, nhất là các em học sinh – sinh viên, công nhân trong các Khu công nghiệp hãy cảnh giác, không nghe theo và sinh hoạt trong các hội, nhóm, tổ chức, diễn đàn lén lút hoặc tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, vô tình tiếp tay cho hoạt động chống chính quyền của các tổ chức phản động. Đồng thời, kêu gọi những người đã nhận lời tham gia và hoạt động trong tổ chức khủng bố ‘Việt Tân’ hoặc đã nhận lời nhưng chưa hoạt động hãy mau chóng ra trình diện với chính quyền, sẽ được giúp đỡ để có đủ điều kiện được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước VN”.
Đây là đoản văn cực điêu đã lột tả thần kỳ về tiến trình và kết quả làm việc của thành viên Việt Tân trong nước. Nếu bạn (có đủ điều kiện) phổ thành lục bát hay vè 4 chữ thì có khi còn hay hơn (và có ích hơn) cả thi sĩ thiếu tướng CA gì đó đã làm 1000 bài thơ việt dã mừng 1000 năm Thăng Long.
Phụ Trội 11:
Đó là cái tài tình đóng khung ô nhỏ cách trang trọng về tính nhân đạo của đảng và nhà nước ta, một khi không tìm ra chứng cớ gì để ghép tội/áp án, thì gọi là tha cho bà xã của bạn Phạm Minh Hoàng, với lý do là bởi còn phải lo cho bé Trâm Anh ở nhà. Như một kiểu án treo không cần tòa phán quyết.
Không thể nào vẽ truyền thần chính xác hơn nữa, về một nhà nước tùy tiện, muốn bắt ai thì bắt, muốn tha ai thì tha, tức là toàn quyền sinh sát từng cá nhân/từng gia đình, như đảng và nhà nước này, mà không cần nói tới chữ toàn trị/độc tài/gian ác… Phép hoán ý/đảo nghĩa của bạn, chỉ mỗi từ “nhân đạo” này thôi cũng đủ ăn đứt thiên hạ đương thời.
Phụ trội 12:
Trước đây, kể cả thời chông gai trên Đường Kách Mệnh trước và sau tháng 8-1945, mỗi lần có một chiến sĩ nào đó bị bắt thì thường được mô tả bằng một từ nặng tính cảm thông/cảm tính/cảm tình là “sa cơ”.
Với tài chèn chữ giữa dòng như bạn, mô tả được hết cả mọi nét hoành tráng trong hoạt động của bạn Phạm Minh Hoàng và các bạn khác, rõ là bạn đã thành công, thành công, đại thành công, trong nỗ lực chuyển đổi cái nhìn cảm tính/cảm tình đó trở thành một thách thức của tiến trình công khai hóa hoạt động đã đạt đến đỉnh điểm bất phản hồi, không phải chỉ riêng Việt Tân, mà chung cho cả các cá nhân/tổ chức/đảng phái khác, nghĩa là chỉ có một hướng duy nhất là xốc tới.
Họ không sa cơ. Họ quyết chí công khai hóa hoạt động.
Chốt lại:
Bạn nhắc nhớ cho rất nhiều người những lời thách thức trước đây: “Hãy bắt tôi đi!”. Đánh đố nhau phát nè: Càng bắt thêm người, toàn là những luật sư/giáo sư/bác sĩ/mục sư… thì lãnh đạo đảng và nhà nước này có lo không? Và có đáng lo hơn là những tổ chức có người bị bắt hay không? Bạn biết rồi đó!
Bạn nhắc nhớ cho chí ít 3 triệu người ở đây rằng đã đến lúc chế độ này không thể chúi đầu xuống cát mãi, mà phải trực diện với sức mạnh của số đông, của những tấm lòng và ý chí quyết không để đất nước này tàn lụi, cho dù là bởi nội xâm hay ngoại thuộc, cho dù là cộng sản chính gốc hay cộng sản biến dạng, và cả không cộng sản nữa.
Sang sông, nếu quả thật là một chiến dịch, thì có lẽ không nên hiểu theo cách giới hạn là vượt qua một đường biên vật lý nào đó làm thành đôi bờ ngăn cách.
Sang sông, qua nỗ lực dấn thân của các bạn Thủy, Nghiên, Nhân, Đài, Định, Thức, Trung, Long, Hoàng… và còn biết bao người nữa không biết/không kể được hết cả danh tính, phải chăng chính là nỗ lực vượt qua cái đường biên tâm cảm của chính mình để tự biến ước mơ thành hành động, không nhằm phục vụ cho một tổ chức nào, mà trước tiên và sau cùng, chính là để thực hiện cái lý tưởng cao đẹp mà bản thân mình từng ấp ủ?
Riêng bạn, với nỗ lực chèn chữ giữa dòng tuyệt diệu này, bạn đã góp phần theo cách của bạn, để Việt Tân và các tổ chức khác được nhân dân biết tới, chính xác là ở chủ trương tháo gỡ độc tài để canh tân đất nước.
Bạn xứng đáng nhận lãnh tuyên dương (và cả nhuận bút, nếu có) ở cả 3 nơi: CAND, SGGP, và Việt Tân.
Hết lòng cảm ơn (và xin học lóm) nỗ lực phi thường này của bạn.
04-10-2010
Blogger Đinh Tấn Lực
Chú thích: Tất cả những chữ in nghiêng trong toàn bài là trích từ bài viết của nhà báo Đường Loan.
Sân khấu cũ, kịch bản cũ, nhân vật mới, vở kịch tái diễn hoàn chỉnh.
Thay thế Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, lần này là giáo sư Phạm Minh Hoàng. Điểm khác biệt: ông Phạm Minh Hoàng có 2 quốc tịch Pháp và Việt Nam, là Việt kiều tự nguyện hồi hương về giảng dạy trong nước từ năm 2000. Khi bị bắt, ông đang là giáo sư hợp đồng tại trường Đại học Bách Khoa.
Qua lời thú nhận của ông trên clip video thì ông Hoàng là đảng viên của Đảng Việt Tân từ năm 1998.
Như vậy kể từ ngày bị “bắt khẩn cấp” 13.08.2010 đến ngày 29.09.2010, chỉ hơn một tháng bị thẩm vấn điều tra (không biết bằng phương pháp nặng tay hay nhẹ tay?) thì người đảng viên Việt Tân này đã thú nhận hết mọi tội.
Khi ông mới bị bắt thì vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh lên tiếng phản đối, nói rằng: ông Hoàng không phải là đảng viên Việt Tân, bà cũng không biết gì về tổ chức này.
Trong đơn xin khoan hồng, ông Hoàng viết: “Trong tất cả các bài viết của tôi dưới bút danh Phan Kiến Quốc gửi cho Việt Tân để phát tán lên mạng internet, có nhiều chi tiết không đúng sự thật mà mục đích là làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tôi nhận thức việc làm của tôi như trên là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong được Nhà nước xem xét, khoan hồng để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình”.
Nhìn hình ông qua video, gương mặt sáng, trí thức, đượm vẻ lo âu, suy nghĩ, giọng nói ông là giọng nói của người Bắc 54 (Bắc di cư), nghe ông đọc trơn tru bài bản đã viết sẵn, sao thấy quá thất vọng và buồn nặng trĩu.
Rồi tự hỏi, chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay có phương pháp thẩm vấn điều tra gì hiệu quả đến mức những quí vị trí thức đấu tranh cho dân chủ, vừa bị bắt chỉ hơn một tháng là thú nhận mọi tội lỗi, kể cả tội tày đình nhất là “tổ chức phá hoại nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền” và tha thiết “xin khoan hồng để sớm trở về với gia đình”.
Điều đáng chú ý nữa là những quí vị này đều có liên quan đến Đảng Việt Tân, hay là người do Đảng Việt Tân xây dựng.
Rồi so sánh những thành viên Việt Tân này với những tù nhân bất khuất mới được ra tù hay mới được tạm tha gần đây và thấy sự khác biệt quá xa: những tù nhân lão thành, khi vào tù tóc vẫn còn đen, đến nay đã phơ phơ đầu bạc: Nguyễn Anh Hảo (23 năm tù) Trương Văn Sương (33 năm 4 tháng tù) Nguyễn Hữu Cầu (hơn 30 năm), Trần Văn Thiêng (án 20 năm nhưng đã ở tù hơn 20 năm)… Danh sách còn dài nữa.
Khác biệt quá xa ở đây là những tù nhân này dù bị thẩm vấn nặng, bị khủng bố tinh thần, không được thăm nuôi, bị cùm biệt giam rất lâu, có người bị tra tấn đến chết như tù nhân thiếu úy Trần Quang Trân bị án tử hình ngày 19.06.1982 tại trại tù Tiên Lãnh[1], nhưng vẫn kiên quyết không viết bản thú tội, không xin khoan hồng để được giảm án, sớm được trở về với gia đình.
Những người này cũng không phải thành viên của Mặt trận Hoàng Cơ Minh trước đây (tên gọi tắt của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam), tiền thân của Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân.
Ông Nguyễn Khắc Toàn, một bạn tù của ông Trương Văn Sương kể lại: “Nhiều lần ông Sương bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, ông đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đấu cho tự do dân chủ”.
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang có nhiều kỷ niệm với ông Nguyễn Hữu Cầu: “Sống trong tù với anh Nguyễn Hữu Cầu một thời gian không dài lắm, tôi cảm phục chí khí bất khuất kiên cường của anh Cầu. Anh đã gần 500 lần viết những lá đơn để kháng cáo tội bị gán cho mình. Nhà tù đã dùng biết bao cực hình để khuất phục ý chí của anh. Nhưng chưa một lần nào viết bản kiểm điểm mà anh ghi vào đó rằng ‘tôi nhận tội’ cả. Mà anh ghi thế này: ‘Tôi luôn luôn giữ quan điểm là tôi vô tội. Người có tội chính là Đảng Cộng sản Việt Nam’. Vì vậy anh luôn luôn bị biệt giam, bị cùm. Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi. Nhưng may mắn số trời để cho anh sống.”
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, hơn 20 năm, 30 năm trong tù của những lão tù nhân trên tính ra là bao nhiêu hằng số thiên thu, vậy mà họ vẫn giữ được tinh thần bất khuất. Số tù nhân trẻ bất khuất cũng có, như luật sư Lê Thị Công Nhân, và cô không phải thành viên Đảng Việt Tân.
Trong khi đó, những người có liên hệ đến Đảng Việt Tân vừa bị bắt, mới qua điều tra thẩm vấn, đã thú nhận mọi tội và xin khoan hồng. Điều này làm tôi suy nghĩ về qui mô tổ chức, phương thức tuyển chọn thành viên, đào tạo đảng viên, xây dựng cơ sở của Đảng Việt Tân, một đảng tương đối có tổ chức, quá trình hoạt động lâu dài từ 1975 đến nay, cơ sở rộng khắp từ Mỹ, Úc, Âu châu, Việt Nam, Thái Lan… Trong hai thập niên 80 và 90, Mặt trận Hoàng Cơ Minh hoạt động khá mạnh, thu hút đông đảo thành viên, nhưng rồi trong nội bộ xảy ra các vụ tranh chấp, số đảng viên rời tổ chức khá đông, gây mất tin tưởng nơi cộng đồng người Việt hải ngoại.
Năm 1995 một đảng viên của Mặt trận Hoàng Cơ Minh cho tôi xem ít tài liệu, hình ảnh và cương lĩnh của Mặt trận, xem qua thấy ngay về hình thức họ hình như sao chép giống Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trước năm 75. Trên trang đầu cuốn sổ nhỏ cương lĩnh là hình ông Hoàng Cơ Minh để bộ râu dài, tóc hơi bạc trắng, trên cổ có khăn rằn, giống như hình ông Hồ Chí Minh; mấy tấm hình khác cho thấy thành viên của Mặt trận mặc áo bà ba đen, cổ đeo khăn rằn, còn đồng phục cho thanh niên là sơ-mi nâu, quần đen. Tôi hỏi, sao giống cán bộ giải phóng miền Nam trước 75 quá? Họ nói, để dễ tạo niềm tin cho dân miền Nam! Không hiểu họ có tìm hiểu tâm lý người dân miền Nam chưa, chứ bản thân tôi, dân miền Nam thành thị, bỏ quê hương ra đi, thì cứ mỗi khi nhìn thấy bộ bà ba đen với cái khăn rằn, đôi dép râu hay nón cối là phát ớn lạnh rồi! Đến nay thì hình thức kiểu trên có vẻ đã chấm dứt.
Đặc biệt những tấm hình chụp các buổi họp nội bộ đều chụp từ sau lưng, để không lộ mặt đảng viên, và những tấm hình ở hội họp cấp cao đều không có phụ nữ. Họ e ngại phụ nữ dễ tiết lộ bí mật nội bộ chăng? Phương thức kết nạp thành viên của họ cũng giống như kết nạp thành viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thanh niên phải được kết nạp vào Đoàn trước, vào Đảng phải qua ba bậc: cảm tình đảng, đối tượng đảng, rồi mới thành đảng viên.
Dù tổ chức có vẻ qui mô chặt chẽ, kết nạp thành viên khó khăn, nhưng không biết chính quyền cộng sản Việt Nam có gài được người vào tổ chức của Mặt trận không. Hãy xem, đợt “Đông tiến 1″ năm 1986, tiến quân qua Lào để xâm nhập vào Việt Nam thì mới đến biên giới đã bị bộ đội Việt Nam phục kích, đánh chặn, tổn thất nặng. Đến đợt “Đông tiến 2″ năm 1987 vượt sông Mekong, định xâm nhập vào Tây Nguyên để xây dựng căn cứ, thì cũng bị đón lõng ở bên sông, bị tấn công, thất trận, ông Hoàng Cơ Minh bị thương và chết nơi đây.
Phải chăng vì muốn mở rộng cơ sở khắp nơi, khuếch trương danh tiếng, phát triển quân số, nên Mặt trận đã kết nạp thành viên đông đảo, do đó đã bị cộng sản cài người làm nội tuyến?
Cách đây không lâu có một bà là đảng viên Việt Tân ở Mỹ, đi du lịch về Việt Nam ngắn hạn, rồi trở qua Mỹ an toàn. Bà kể là bà đã gặp gỡ người này, người kia, mà nhà nước không biết bà là ai, bà có vẻ tự hào hoàn thành sứ mệnh được giao. Nhưng chỉ ít lâu sau thì những người có vinh hạnh gặp bà, đều lần lượt vào tù. Bà ắt hẳn không biết chính quyền cộng sản bình thản cấp visa để bà về nước, rồi để bà ra đi bình yên, có khi còn cho bà về nhiều lần nữa, thì mới từ từ chộp được một mẻ cá to. Bà hơi bị nhầm và hơi ngây thơ khi tưởng họ không biết gì về bà.
Sau khi bị bắt thì nhóm luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức đều khai đã từng tham gia khóa huấn luyện bất bạo động do Việt Tân chủ trì ở Pattaya, sau đó tham dự họp với Nguyễn Sĩ Bình ở Phuket (Thái Lan). Theo báo Tuổi Trẻ thì tháng 11-2009, ông Phạm Minh Hoàng cùng vợ và Nguyễn Thanh Hùng (một thành viên của Việt Tân) sang Malaysia tham dự khóa học “phương pháp đấu tranh bất bạo động” do Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức và Nguyễn Thị Thanh Vân “đứng lớp”.
Dường như những nhà trí thức này quá tự tin, họ không nghĩ rằng khi một nhóm người cùng đi ra nước ngoài, mà lại toàn là “top-manager”, thì nếu không vì mục đích business tất phải vì “top-secret” gì đó, một chính quyền đa nghi như nhà nước Việt Nam làm sao mà không chú ý, nhất là những hành động, phát ngôn của những người này đã bị chính quyền quan tâm sâu sát từ lâu. Ngay Đảng Việt Tân cũng không biết đã sai lầm khi tổ chức khóa học đông người, mà những người tham dự đều biết lẫn nhau. Để so sánh: Tôi nghe một vài cán bộ kể lại rằng trước kia ở những cuộc họp, học tập trong R hay địa điểm bí mật ở Củ Chi, Tây Ninh, các đảng viên cộng sản đều phải che kín mặt, ngồi xa nhau, đêm ngủ trong một hầm riêng, để không ai biết ai, như thế khi hoạt động bị bại lộ, họ không thể khai báo gì về những thành viên khác. Khi đi vào, đi ra khỏi cơ sở bí mật, thì đi từng người theo các ngả khác nhau.
Tôi còn nhớ sau vụ án nhà thờ Vinh Sơn, có một cuộc họp mặt giữa giáo dân và ngành công an, tại địa điểm là Trường Quốc gia Hành chánh cũ (trên đường Trần Quốc Toản cũ). Hôm đó ông Mai Chí Thọ, hình như lúc đó là Giám đốc Sở Công an Thành phố, lên bục cầm micro nói giọng sang sảng, cố ý dằn mặt giáo dân, đại ý như sau: “Tôi nói cho các anh chị biết, những việc các anh chị làm hiện nay thì Việt cộng chúng tôi đã làm từ xưa rồi, như giả vờ đến nhà thờ cầu kinh, hẹn gặp mặt ở nghĩa trang, quán nước, cải trang làm người bán hàng để lén lút trao đổi tài liệu, thư mật cho nhau thì chúng tôi đều đã làm hết rồi, nên tôi xin các anh thôi cho, đừng có hoạt động chống phá nữa, các anh tay mơ lắm!”
Từ trường hợp của bà điệp viên “không-không-biết” từ Mỹ về Việt Nam và giáo sư Phạm Minh Hoàng gần đây, tôi thấy vấn đề xây dựng cơ sở và đào tạo thành viên của Đảng Việt Tân có lẽ chưa cẩn mật, đã làm thiệt mất bao nhiêu đảng viên ưu tú. Hơn nữa còn làm nản lòng, mất niềm tin của nhiều người đang trông đợi một cuộc đổi đời trong nước. Mỗi khi tổ chức nào bị thất bại, có nhân vật nào bị bắt, bị lên truyền hình nhận tội, người ta lại chép miệng thở dài: “Quái, không biết mấy tay này làm ăn kiểu gì, cứ mới ngo ngoe, chưa làm nên trò trống gì đã bị tom rồi, đồ dởm!”
Giương cao ngọn cờ đấu tranh giành tự do, dân chủ, phát triển dân sinh, Đảng Việt Tân đã thu hút được nhiều thành viên trí thức ưu tú, những người có tấm lòng yêu nước, yêu dân chủ thật sự, đó là điểm thành công nhất. Nhưng để đào tạo một đảng viên trung kiên, có dũng khí can trường, đối mặt với nhà tù, chịu đựng những vụ tra tấn hành hình thì chưa đạt. Những người đến với Đảng Việt Tân vì chán ghét chế độ kềm kẹp, bất công trong nước, vì lý tưởng trong sáng thì có, nhưng việc rèn luyện ý chí đấu tranh, kinh nghiệm với mùi nhà tù thì còn thiếu, có thể gọi đó là “những nhà cách mạng amateur”.
Ngay cả bộ phận đầu não của Việt Tân, đã có sự rèn luyện ý chí, huấn luyện về kỹ thuật chiến đấu, phương thức chiến đấu và đào tạo nhân lực có bản lĩnh cho kế hoạch lâu dài chưa? Đối phó với một chính quyền cáo già đầy mưu mô lão luyện như vậy thì hoạt động của đảng đối lập cần chuyên nghiệp hơn, mưu trí hơn, kỷ luật chặt chẽ hơn, cẩn mật hơn nhiều.
Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây có những đảng viên trung kiên, khi bị bắt đã không khai báo cơ sở, không lộ tên những đồng chí của mình, chịu đựng tra tấn đến chết? Tất nhiên số người phản bội, khai báo cơ sở cũng có, nhưng là số ít. Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam đã đào tạo được những người tài trí, ẩn mình trong chính quyền miền Nam, tạo được uy tín bằng chính khả năng của họ, được tin tưởng, đạt đến chức vụ rất cao mà không bị phát giác như: Vũ Ngọc Nhạ (trong chính quyền Ngô Đình Diệm) Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo… Điều đáng chú ý là những nhân vật này đều hoạt động đơn tuyến. Họ không có thành viên cùng họp, cùng làm với họ. Họ có nhiều bí danh, hoá trang thành người khác tùy lúc, tùy hoàn cảnh, làm nghề khác, chính người thân trong gia đình còn không nhận ra dù họ ở trước mặt, có khi không biết họ ở đâu, làm gì nữa kìa.
Đảng Việt Tân có cài được nhân vật nào được chính quyền cộng sản tin cậy tương tự như vậy chưa? Nếu chưa thì cuộc chiến đấu cho tự do, dân chủ của Đảng Việt Tân hẳn còn nhiều gian nan.
© 2010 Khánh Minh
© 2010 talawas
[1] Xin xem chi tiết về Vụ án Trần Quang Trân tại đây:http://hungvietsite.org/blog/2010/07/28/v%E1%BB%A5-an-tr%E1%BA%A7n-quang-tran-%E1%BB%9F-tr%E1%BA%A1i-tu-tien-lanh/
----------
Xếp hàng với cò mồi? (Lữ Giang) (e-ThongLuan)-
<<:: ông Lữ Giang luôn có những bài đáng suy nghĩ nhưng lần này bài viết cho thấy ông đề cao lực lượng an ninh, và các nhà hoạt động dân chủ chỉ là những con rối. Có một thắc mắc về ông Trần Huỳnh Duy Thức với mức án 16 năm tù, phải chăng ông THDT là một CIA cỡ bự bự lắm mới bị nặng đến vậy>>“… Chúng tôi mong các nhà tranh đấu trong nước luôn thận trọng để tránh những tai hoạ đáng tiếc…”
Trang web của đài RFA ngày 24.9.2010 đã phổ biến bài dưới đề tựa “Đảng Việt Tân trúng bẫy Hà Nội?” ghi lại cuộc phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân, về lý do tại sao đảng này lại xác nhận 4 thành viên của họ đang hoạt động tại Việt Nam vừa bị bắt. Người phỏng vấn là ký giả Mặc Lâm.
Đọc bài này, chúng ta thấy ông Đỗ Hoàng Điềm cũng chỉ cãi chày cãi cối như Hoàng Tứ Duy và chứng tỏ rằng đảng Việt Tân biết rất ít về chủ trương, phương thức hành động và thủ đoạn của đảng CSVN trong việc khống chế các thành phần bị coi là chống đối. Ông còn tự đồng hoá đảng Việt Tân với đám chống cộng cò mồi do Công An CSVN lập ra để gài bắt các con mồi... Do đó, chuyện “Đảng Việt Tân trúng bẫy Hà Nội” là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên.
Những lời giải thích vớ vẩn
Mở đầu, ký giả Mặc Lâm hỏi rằng trên trang web chính thức của Việt Tân ghi rằng .“Phải đợi đến sau khi đảng Việt Tân lên tiếng tố cáo trước công luận, nhà cầm quyền CSVN mới chịu thú nhận việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng vào ngày 9 tháng 9 vừa qua”, phải chăng đây là một hành động chứng tỏ Việt Tân đã trúng bẫy của Hà Nội?
Lời giải thích của ông Đỗ Hoàng Điềm gồm những điểm chính sau đây:
(1) Sở sĩ đảng Việt Tân phải công bố như thế vì Hà Nội thường xuyên bắt giữ rất nhiều người và không bao giờ xét xử hoặc đem ra trước công luận nên đảng Việt Tân phải làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới.
(2) Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử nặng hay nhẹ một người nào đó không lệ thuộc vào những bằng chứng họ có trong tay hoặc người đó có theo đảng phái nào hay không. Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, phát ngôn nhân của đảng Thăng Tiến Việt Nam phải chịu một bản án là 3 năm tù, trong khi đó nhiều người không nằm trong một đảng nào như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị 6 năm tù.
(3) Việc công bố sự liên hệ của 4 người này đối với đảng Việt Tân là để có thể huy động được sự đấu tranh một cách hữu hiệu hơn.
Ông Đỗ Hoàng Điềm đã đưa trường hợp ba đảng đã lên tiếng xác nhận những người của họ bị bắt là Đảng Thăng Tiến, Đảng Dân Chủ Việt Nam và Đảng Dân Chủ Nhân Dân và cho rằng sự chính thức xác nhận những người của họ bị bắt làm cho sự tranh đấu trở nên hữu hiệu hơn.
Ký giả Mặc Lâm hỏi rằng khi đảng Việt Tân tuyên bố có đảng viên hoạt động trong nước như vậy thì sai nguyên tắc của quốc tế hay không, vì mỗi quốc gia có một luật riêng về các hoạt động đảng phái của họ. Ông Đỗ Hoàng Điềm nói ông nghĩ rằng lý do chính mà Đảng CSVN “có thái độ khá là gay gắt đối với đảng Việt Tân không phải vì đảng Việt Tân có chi nhánh hoạt động ở ngoài nước Việt Nam, mà lý do chính là những hoạt động của chúng tôi họ không chấp nhận. Có thể họ đánh giá hoạt động của chúng tôi có giá trị, có khả năng hay tầm ảnh hưởng nào đó đối với nhân dân Việt Nam...”
Những lời phát biểu này cho thấy đảng Việt Tân biết rất ít về phương pháp cộng sản và nguỵ biện.
Không nắm vững chủ trương của đảng CSVN
Thông thường khi thanh toán một thành phần có hành động chống đối chế độ, đảng CSVN thường tuỳ theo MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG để áp dụng biện pháp xử lý chứ không theo những tiêu chuẩn như Đỗ Hoàng Điềm đã nêu ra. Chúng tôi đã từng đưa vụ Cồn Dầu ra làm thí dụ cụ thể:
Khi một nhóm giáo dân quyết định dùng đám tang bà Đặng Thị Tân để chống lại lệnh giải toả nghĩa địa của giáo xứ, Công An đã coi anh Nguyễn Thành Năm, người phụ trách tang lễ của giáo xứ, như là người chủ mưu, nên ra lệnh cho toán dân phòng thanh toán. Sở dĩ Công An cho lệnh thanh toán mà không cần truy tố và xét xử, vì cho rằng anh ta là thành phần nguy hiểm: Mặc dầu linh mục chính xứ đã khuyến cáo nên đưa quan tài bà Tân ra “viếng tiên tổ” rồi đưa đi chôn nơi khác, và lực lượng an ninh đã bao quanh nghĩa trang, anh ta vẫn quyết định đưa quan tài bà Tân đến nơi đó. Điều này chứng tỏ anh ta là người hành động có kế hoạch và có quyết tâm. Nếu “nhẹ tay” với anh ta, người khác sẽ đi theo con đường của anh ta.
Đối với những người cổ võ đấu tranh, anh Nguyễn Thành Năm là một anh hùng, nhưng đối với Công An anh ta là thành phần nguy hiểm nên cho thanh toán.
Về phương diện đấu tranh chính trị, kinh nghiệm cho thấy Công An đã chia các thành phần đối kháng ra hai loại để áp dụng các biện pháp đối phó khác nhau:
Loại 1: Những thành phần có hành động chống đối tự phát do bức xúc của cá nhân hay những thành phần chỉ thích đánh phèng la...
Loại 2: Gồm những thành phần chống đối sau đây:
- Hành động có kế hoạch, có phương pháp hay có tổ chức, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người.Đối với loại 1: Nếu hành động của đối tượng có ảnh hưởng trong một giới hạn nhỏ, Công An thường bắt làm tờ cam kết ngưng hoạt động rồi cho phóng thích (như trường hợp của Mẹ Nấm, Người Buôn Gió). Nếu hành động của đối tượng có ảnh hưởng sâu rộng, đối tượng thường bị truy tố chiếu theo điều 88 Bộ Hình Luật về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhưng áp dụng hình phạt tương đối nhẹ (như Blogger Điếu Cày, 30 tháng tù giam).
- Chủ mưu một biến cố hay lãnh đạo nhiều người.
- Được sự tài trợ từ trong hay ngoài nước.
- Có một tổ chức đứng đàng sau chỉ đạo.
Đối với loại 2: Công An coi đây là những thành phần nguy hiểm, nên gài bẫy để bắt và trừng phạt nặng.
Công An thường gài cho dính với một tổ chức đấu tranh ở trong nước (như khối 8406) hay hải ngoại (như đảng Việt Tân) hoặc một tổ chứng chống cộng cò mồi do họ lập ra (như Đảng Dân Chủ Việt Nam, Đảng Vì Dân...) để tạo ra những bằng chứng không thể chối cãi được. Sau đây là một vài thí dụ cụ thể:
- Nguyễn Văn Đài bị nghi là “agent” của CIA, bị gài vào Đảng Dân Chủ 21 và bị tuyên án 5 năm tù giam. Lê Thị Công Nhân bị gài vào khối 8406 và đảng Thăng Tiến thuộc hệ thống đảng Vì Dân, một đảng chống cộng cò mồi do Nguyễn Công Bằng điều khiển, và bị phạt 4 năm tù giam.Đi vào mạng lưới địch
- Lê Công Định, cũng bị nghi là một “agent” của CIA, bị cài vào Đảng Dân Chủ Việt Nam (hậu thân của Đảng Nhân Dân Hành Động), một đảng chống cộng cò mồi do Nguyễn Sĩ Bình lãnh đạo, được Nguyễn Sĩ Bình "bơm" lên thành "nhân vật của Việt Nam thế kỷ XXI". Khi được đưa lên cao, Định đã tự coi mình là bất khả xâm phạm, sang Phuket, Thái Lan, gặp Nguyễn Sĩ Bình, vạch ra con đường lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thành lập thêm Đảng Lao Động VN do Lê Công Định làm chủ tịch và Đảng Xã Hội VN do Trần Huỳnh Duy Thức đứng đầu. Tất cả các cuộc họp với Nguyễn Sĩ Bình đều được công an ghi âm và thu hình, nên Lê Công Định phải nhận tội. Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung bị truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” chiếu theo điều 79 Bộ luật Hình Sự. Trần Huỳnh Duy Thức bị phạt 16 năm tù, Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, Lê Công Định và Lê Thăng Long mỗi người 5 năm tù.
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là người nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, thành viên của khối 8406, đã tổ chức treo biểu ngữ và bích chương có nội dung chống chính quyền, kêu gọi dân chủ đa nguyên đa đảng, chỉ trích tình trạng lạm phát và chính sách biển đảo. Ông còn bị cáo buộc đã "nhận tiền của nước ngoài" để tổ chức kích động khiếu kiện... Ông bị tuyên phạt 6 năm tù giam và 4 năm quản chế tại gia, vì ông là người lãnh đạo.
- Trần Anh Kim, cựu Trung tá bộ đội, thuộc khối 8406, bị gài vào làm Phó Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam của Nguyễn Sĩ Bình. Ông khai đã viết 60 tài liệu có nội dung chống chế độ và cho biết ông phải viết như vậy mới được đăng tải, sử dụng và ông mới được trả tiền. Trước sau ông đã nhận được 59 triệu đồng và 2.900 USD của các tổ chức và cá nhân... Ông bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế.
Ông Đỗ Hoàng Điềm đã nại trường hợp một số đảng đã xác nhận người họ bị bắt để biện minh cho Việt Tân, đó là đảng Thăng Tiến, Dân Chủ Việt Nam và Dân Chủ Nhân Dân. Nhưng các đảng này đều là các đảng chống cộng cò mồi, có nhiệm vụ phải xác nhận như vậy để những người bị bắt không còn chối cãi được.
Đảng Thăng Tiến rồi Liên Đảng Lạc Hồng đều nằm trong hệ cấp của Đảng Vì Dân, một đảng chống cộng cò mồi do Nguyễn Công Bằng điều khiển. Đây là đảng đã đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý và Lê Thị Công Nhân vào bẫy. Tài liệu dẫn chứng đã được chúng tôi trình bày trong bài “Lại một con nhạn sa lưới” đăng trên Saigon Nhỏ số ra ngày 11/4/2008 và trên mạng lưới toàn cầu.
Đảng Dân Chủ Việt Nam, hậu thân của Đảng Nhân Dân Hành Động, một đảng chống cộng cò mồi khác do Nguyễn Sĩ Bình lãnh đạo. Đây là đảng nổi tiếng trong việc gài bẫy đưa những người hoạt động chống cộng ở Kampuchia vào bẫy cho Công An hốt, sau đó giăng một mạng lưới lớn đưa Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung vào tù. Tài liệu dẫn chứng đã được chúng tôi trình bày trong nhiều bài, nhất là bài “Thủ đoạn chính trị” được phổ biến ngày 23/6/2009.
Đảng Dân Chủ Nhân Dân là một đảng được nói là thành lập tại Sài Gòn ngày 18/1/1991 nhưng không có ban lãnh đạo, và bất cứ những ai đồng tình với bản Tuyên Ngôn của đảng đều được coi là đảng viên. Đảng Dân Chủ Nhân Dân chủ trương “chuyển hoá từ quản trị độc tài sang quản trị dân chủ sẽ được tiến hành từ từ, bảo đảm công ăn việc làm cho các viên chức của bộ máy cũ...”. Chúng tôi đã phân tích những trò đánh lận con đen của đảng này trong bài “Vàng thau lẫn lộn” đăng trên Saigon Nhỏ ngày 21/11/2006 và trên mạng lưới toàn cầu.
Tất cả những bài này đang được lưu trữ trên website motgoctroi.com, trong mục “Mỗi tuần một chuyện”.
Nay nếu ông Đỗ Hoàng Điềm xếp Đảng Việt Tân ngang hàng với các đảng nói trên, phải chăng ông đã tự đồng hoá Đảng Việt Tân với các đảng chống cộng cò mồi của Công An CSVN?
Lý do khiến đảng Việt Tân phải chính thức xác nhận người của họ được ông Đỗ Hoàng Điềm nêu ra trên không đứng vững. Có nhiều cách để “huy động được sự đấu tranh một cách hữu hiệu hơn”, chẳng hạn như cung cấp tài liệu cho các cơ quan truyền thông quốc tế, các chính khách ngoại quốc hay các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nhờ lên tiếng. Từ trước đến nay chúng ta vẫn làm như vậy. Đảng Việt Tân cũng có thể lên tiếng nhưng đừng nói những người bị bắt là đảng viên của Việt Tân, để những người bị bắt có thể dễ ứng biến. Chỉ có một lý do khiến đảng Việt Tân xác định những người bị bắt là đảng viên của họ, đó là đảng muốn “biểu dương khí thế”, la làng cho dư luận biết: Ta cũng có tranh đấu trong nước đấy! Nhưng chơi trò thí chốt này gian ác quá.
Cần đề cao cảnh giác
Trong thời gian gần đây, nhiều hoạt động của đảng Việt Tân ở trong nước đã bị bại lộ, kể cả việc cung cấp tiền cho dân oan khiếu kiện.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 24/9/2010 của Gia Minh, phóng viên RFA, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, quản nhiệm Hội thánh Tin Lành Mennonite ở Sài Gòn đã phát biểu như sau:
“Là một mục sư tôi cũng thông cảm với ông Dương Kim Khải vì ông bị cướp nhà, cướp đất, hội thánh ‘bị ủi’ và bàn ghế để giảng dạy cũng bị ủi đem ra đường làm củi. Vì bị mất nhà, mất cửa nên phải đi đấu tranh, rồi các tổ chức đảng phái hải ngoại giúp cho ‘cơm, nước suối’; chuyện đó đến đâu chúng tôi không biết; và vì chưa có chứng cứ nên chúng tôi chưa thể kỷ luật...Có hai giả thuyết được đặt ra: Hoặc Công An đã gài người được vào tổ chức đảng Việt Tân nên nắm vững các đường dây hoạt động của Việt Tân và bắt những người liên hệ. Hoặc đảng Việt Tân đã cố tình tiết lộ các đường dây của họ ra cho Công An bắt để chứng minh với mọi người rằng đảng Việt Tân thật sự đang hoạt động trong nước.
Anh em Việt Tân ở hải ngoại họ tự do nói, khiến trong này chúng tôi thiệt hại cực lớn. Tôi đã phản ánh với họ rồi và nhờ phía Hoa Kỳ cũng nên làm sáng tỏ”.
“Một người bị bắt vừa qua nữa là bà Trần Thị Thuý, ngụ tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Gia đình bà này lâu nay cũng bị công an và an ninh địa phương sách nhiễu vì kiên quyết khiếu kiện về việc thu hồi đất đai bất công của địa phương. Bà Trần Thị Thuý bị bắt đi và công an từ Bến Tre báo về cho gia đình bà biết bà là một đảng viên Đảng Việt Tân. Người mẹ già của bà Trần Thị Thuý luôn cho hay bà chẳng hề nghe biết đảng đó, ngoại trừ Đảng Cộng sản Việt Nam mà loa truyền thanh và truyền hình ở quê bà nhắc đến thường xuyên".
Dù giả thuyết nào đúng, kết quả cũng rất tai hại. Nhiều người có thành tâm thiện chí muốn làm một cái gì cho đất nước hay chỉ vì đang gặp khó khăn cần có sự giúp đỡ, đã trở thành nạn nhân của đảng Việt Tân.
Chúng tôi nghĩ, điều tốt nhất là những người tranh đấu trong nước đừng dính líu gì đến đảng Dân Chủ Việt Nam, đảng Vì Dân, đảng Dân Chủ Nhân Dân và đảng Việt Tân. Phải thẳng tay gạt ra những số tiền nhỏ mà họ đề nghị cung cấp hằng tháng, vì sớm muộn gì Công An cũng sẽ khám phá ra.
Trường hợp của khối 8406 đã được chúng tôi lưu ý nhiều lần. Trong khi ban đại diện của khối này ra tuyên ngôn, tuyên cáo chống cộng “lút cán” mà chẳng sao cả thì nhiều thành phần bị gài cho liên kết với khối 8406 đã bị bắt, bị truy tố và bị phạt rất nặng. Hiện nay hai thành phần thuộc ban đại diện là ông Nguyễn Xuân Nghĩa và ông Trần Anh Kim đã bị bắt vì những lý do đã nói trên, nhưng Linh mục Phan Văn Lợi vẫn phây phây “chống cộng” thoải mái. Phải chăng đây cũng là một cái bẫy được Công An nuôi dưỡng và dùng để gài bắt những thành phần chống đối?
Chúng tôi mong các nhà tranh đấu trong nước luôn thận trọng để tránh những tai hoạ đáng tiếc. Lữ Giang
Ngày 28/9/2010
© Thông Luận 2010
Phạm Minh Hoàng làm đơn xin khoan hồngLao động -Hoàng là thành viên trong tổ chức "Việt Tân", từ nước ngoài về VN làm giảng viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM và liên tục thực hiện nhiều hoạt động chống phá. Ngay sau khi bị bắt, Hoàng tỏ ra ăn năn hối cải, xin được khoan hồng để trở về với gia đình.
RSF kêu gọi trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng VOA Tiếng Việt
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đã lên tiếng phản đối vụ bắt giữ và khởi tố ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Toán tại Đại học Bách Khoa TP HCM. Tổ chức có trụ sở ở Paris lên án chính phủ Việt Nam sử dụng một cách có hệ thống 'thuyết âm mưu' để ...
- RSF phản đối vụ bắt ông Phạm Minh Hoàng — (BBC).
Bị khởi tố vì hoạt động lật đổ chính quyềnThanh Niên
Bắt giam một thành viên tổ chức khủng bố Việt TânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Dân Trí -cand.com -Báo Đất Việt
tất cả 36 bài viết »
Pháp quan ngại về vụ bắt giữ GS Phạm Minh Hoàng - (RFA)Bộ Ngoại giao Pháp hôm nay bày tỏ sự quan tâm đặc biệt trong vụ một công dân Pháp, gốc Việt là giáo sư Phạm Minh Hoàng bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chánh quyền Việt Nam.--Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đã lên tiếng phản đối vụ bắt giữ và khởi tố ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Toán tại Đại học Bách Khoa TP HCM. Tổ chức có trụ sở ở Paris lên án chính phủ Việt Nam sử dụng một cách có hệ thống 'thuyết âm mưu' để ...
- RSF phản đối vụ bắt ông Phạm Minh Hoàng — (BBC).
Bị khởi tố vì hoạt động lật đổ chính quyềnThanh Niên
Bắt giam một thành viên tổ chức khủng bố Việt TânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Dân Trí -cand.com -Báo Đất Việt
tất cả 36 bài viết »
Vụ Phạm Minh Hoàng: Vợ GS Phạm Minh Hoàng trả lời RFA về quyết định truy tố của công an (RFA 29-9-10) ◄
TCBC số 3 v/v Công an CSVN họp báo xác nhận giam giữ và khởi tố ông Phạm Minh Hoàng
Ngày 29 tháng 9 năm 2010
Thông Cáo Báo Chí số 3
Về việc Công an CSVN họp báo xác nhận giam giữ và khởi tố ông Phạm Minh Hoàng
Trước sức ép của dư luận Việt Nam và quốc tế, công an Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã phải công khai sự kiện giam giữ ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên trường Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, đảng viên của đảng Việt Tân, qua một cuộc họp báo tổ chức vào sáng ngày 29 tháng 9 tại Sài Gòn. Trong cuộc họp báo này, họ cũng thông báo quyết định khởi tố ông Hoàng với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Đảng Việt Tân cực lực lên án nhà cầm quyền CSVN đã xuyên tạc những hoạt động ôn hòa với mục tiêu phục vụ dân tộc Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng và của đảng Việt Tân. Trong tất cả những bản tin đã được loan tải, cả 3 điểm chính mà CSVN dùng để lên án ông Hoàng đều thể hiện sự phi lý với những luận điệu chụp mũ, và không có điều gì để có thể gọi là “khủng bố” hay “gây bạo loạn”:
1. Viết bài phân tích những vấn đề của đất nước dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, thể hiện quyền tự do ngôn luận thì bị kết tội là “xuyên tạc chủ trương của đảng và nhà nước CSVN”. Tất cả những bài viết này đều đã được phổ biến rộng rãi và một phần đăng ở trang blog pkquoc.multiply.com. Ai cũng có thể đọc được để tự phán xét.
2. Tìm hiểu, học hỏi phương cách đấu tranh bất bạo động nhằm góp phần tạo sự thay đổi ôn hòa và tốt đẹp cho đất nước thì bị chụp mũ là "khủng bố", "gây bạo loạn". Tất cả các quan niệm, tài liệu, phim ảnh về phương thức đấu tranh bất bạo động của đảng Việt Tân đều được phổ biến công khai và rộng rãi, trên trang web www.viettan.org. Ai cũng có thể tham khảo và sẽ thấy sự chụp mũ của nhà cầm quyền CSVN là phi lý và xem thường dư luận.
3. Huấn luyện những kỹ năng mềm cho sinh viên để họ có thêm kiến thức và tự tin hơn khi bước vào đời sống xã hội thì bị lên án là tuyên truyền, huấn luyện thành viên để hoạt động chống phá nhà nước. Sự chụp mũ bừa bãi của nhà cầm quyền CSVN cho thấy họ coi thường nhận thức của những sinh viên đã theo học các khóa kỹ năng mềm do ông Phạm Minh Hoàng tổ chức và chà đạp lên tinh thần phục vụ giới trẻ của ông.
Nhà cầm quyền CSVN đã cố tình lờ đi những nỗ lực của ông Phạm Minh Hoàng nhằm góp phần tố cáo quyết định vô cùng tai hại cho môi sinh Việt Nam khi cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và sự nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ ngư dân. Đây là những nguy cơ đang đe dọa Việt Nam mà ông Phạm Minh Hoàng và đảng Việt Tân đã và đang cố gắng vạch trần trước dư luận, trong khi nhà cầm quyền CSVN cố tình tìm cách che đậy những nguy cơ này.
Nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục im lặng về sự giam giữ 3 thành viên khác của đảng Việt Tân là Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm. Họ đã bị bắt cùng khoảng thời gian với ông Phạm Minh Hoàng, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn không hề xác nhận và thông báo cho gia đình của họ.
Đảng Việt Tân thách thức nhà cầm quyền CSVN:
• Hãy chứng minh tại sao những hoạt động của đảng viên Việt Tân như đào tạo thế hệ trẻ, bảo vệ chủ quyền đất nước và môi sinh, thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tranh đấu cho quyền sống của dân oan và công bằng xã hội lại là “âm mưu lật đổ chính quyền”.
• Hãy chứng minh tại sao chủ trương đấu tranh bất bạo động để xây dựng dân chủ và canh tân đất nước của đảng Việt Tân lại là “khủng bố” và gây “bạo loạn”.
Ngày 29 tháng 9 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
Ai là khủng bố: chính quyền VN lường gạt nhân dân!
Kế đến, điều mà CA nói rằng tôi đã khai anh Phạm Minh Hoàng là một điều bịa đặt trắng trợn. Tôi cũng thách đố nhà cầm quyền CSVN đưa ra chứng minh bằng lời nói hay bất cứ văn bản nào chứng minh điều này. CA và nhà cầm quyền CSVN không thể tự cho phép quyền dựng lên mọi điều để gán ghép cũng như buộc tội bất cứ người dân nào. Nguyễn thị Thanh Vân
nttvan@viettan.org
VIỆT NAM: Phóng viên không biên giới chỉ trích việc truy tố giáo sư Phạm Minh Hoàng - (RFI)
Hôm nay 30/9, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, vừa ra thông cáo về việc chính quyền Việt Nam vừa chính thức thông báo khởi tố giáo sư Phạm Minh Hoàng, một blogger mang hai quốc tịch Pháp-Việt, với tội danh « Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ».Tổ chức này lên án những lời cáo buộc nói trên, cũng như việc chính quyền thường bịt miệng những tiếng nói đối lập bằng cách quy cho họ là có âm mưu lật đổ.
Phóng viên không biên giới nhắc lại là chính quyền Việt Nam cáo buộc giáo sư Phạm Minh Hoàng về 30 bài viết đăng trên trang blog dưới cái tên Phan Kiến Quốc và cũng đăng trên trang web của đảng Việt Tân. Giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng còn bị cáo buộc đã mở một lớp học ngoại khóa cho khoảng 40 sinh viên, mà theo công an, là nhằm đào tạo những đảng viên tương lai cho Việt Tân.
Về phần vợ giáo sư Hoàng, bà Lê Thị Kiều Oanh cũng bị quy cho là thành viên của Việt Tân. Bà Oanh không nhận mình thuộc đảng Việt Tân và vẫn khẳng định rằng chồng bà bị bắt chỉ vì đã phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Phóng viên không biên giới nhắc lại đây vẫn là chủ đề cấm kỵ ở Việt Nam : các phóng viên và blogger viết về đề tài này thường xuyên bị bắt giữ như Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió hoặc hoặc kết án tù như luật sư Lê Công Định. Trang mạng Bauxite Vietnam cũng thường xuyên bị tin tặc tấn công. Vào tháng sáu vừa qua, Phóng viên không biên giới đã ra một báo cáo về những hành động sách nhiễu các phóng viên chuyên viết về môi trường ở Việt Nam, trong đó có phần nói về việc kiểm duyệt và đàn áp những ai viết về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Trong bàn thông cáo hôm nay, Phóng viên không biên giới kêu gọi Pháp và Liên hiệp châu Âu có hành động để đòi trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng, đúng với những tuyên bố gần đây của chính phủ Pháp ủng hộ quyền tự do ngôn luận trên mạng.
Man 'plotted against Viet govt' - (Straits Times)
Về phần vợ giáo sư Hoàng, bà Lê Thị Kiều Oanh cũng bị quy cho là thành viên của Việt Tân. Bà Oanh không nhận mình thuộc đảng Việt Tân và vẫn khẳng định rằng chồng bà bị bắt chỉ vì đã phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Phóng viên không biên giới nhắc lại đây vẫn là chủ đề cấm kỵ ở Việt Nam : các phóng viên và blogger viết về đề tài này thường xuyên bị bắt giữ như Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió hoặc hoặc kết án tù như luật sư Lê Công Định. Trang mạng Bauxite Vietnam cũng thường xuyên bị tin tặc tấn công. Vào tháng sáu vừa qua, Phóng viên không biên giới đã ra một báo cáo về những hành động sách nhiễu các phóng viên chuyên viết về môi trường ở Việt Nam, trong đó có phần nói về việc kiểm duyệt và đàn áp những ai viết về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Trong bàn thông cáo hôm nay, Phóng viên không biên giới kêu gọi Pháp và Liên hiệp châu Âu có hành động để đòi trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng, đúng với những tuyên bố gần đây của chính phủ Pháp ủng hộ quyền tự do ngôn luận trên mạng.
Man 'plotted against Viet govt' - (Straits Times)
HANOI - A FRENCH-VIETNAMESE citizen has been charged with attempted subversion against the communist government in Vietnam, official media reported on Thursday.
Pham Minh Hoang, 55, is accused of 'plotting to overthrow the government' and of being a member of the US-based Viet Tan 'terrorist organisation,' the Vietnam News reported.
Pham Minh Hoang, 55, is accused of 'plotting to overthrow the government' and of being a member of the US-based Viet Tan 'terrorist organisation,' the Vietnam News reported.
Sáng 28.9, Bộ Công an họp báo tuyên bố về việc “Khởi tố, tạm giam 1 thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân” là giảng viên Phạm Minh Hoàng. Việt Nam Net đưa tin,
“Theo hồ sơ của cơ quan ANĐT, Phạm Minh Hoàng là con của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũ. Đến năm 1973, Phạm Minh Hoàng du học tại Pháp về nghành khoa học ứng dụng và vài năm sau tốt nghiệp với bằng thạc sĩ.
Tuy nhiên vì từ nhỏ được “gieo” vào đầu những kiến thức… chống cộng nên trong thời gian ở Pháp, Phạm Minh Hoàng đã có nhiều bài, viết đăng trên một số tờ báo, tạp chí với nội dung xuyên tác cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.”
Blogger Người Buôn Gió nhận xét về bản tin này,
“Ngồi vắt óc, nghĩ mãi tại sao báo chí lại đưa tin đoạn tiểu sử của anh Hoàng vào và nhấn mạnh anh là con sĩ quan Ngụy. Sau đi tìm bài anh Hoàng mới biết bài cuối cùng của anh có tên là Xóa Bỏ Hận Thù trong đó anh Hoàng nhắc tới chuyện hàn gắn vết thương chiến tranh hồi năm 1975. Bài này anh đặt nặng trách nhiệm cho Đảng CSVN trong vấn đề giải quyết vết thương. Chắc thế cho nên giờ báo Đảng CSVN mới cho lòi ra cái đoạn lý lịch Ngụy quyền của anh và thêm cái tội lật đổ chế độ nữa.
Rõ ràng chuyện hòa giải mà như thế này thì còn xa vời lắm. Thế mới biết vì sao ở Việt Nam ta khi xét lý lịch phải tính đến 3 đời.”
Cũng theo Bộ Công an, “họ có đủ bằng chứng để chứng minh bà Lê Thị Kiều Oanh cũng là đảng viên Việt Tân nhưng tạm thời chưa áp dụng các biện pháp tố tụng đối với người phụ nữ này vì bà đang nuôi con nhỏ.”
Theo BBC, “bà Lê Thị Kiều Oanh bác bỏ cáo buộc trên và cho biết bà “không phải đảng viên Việt Tân và chuyến đi Malaysia của vợ chồng tôi hoàn toàn là chuyến đi du lịch, gặp gỡ bạn bè cũ của anh Hoàng”… Bà cũng “đang cân nhắc yêu cầu luật sư kiện việc công an “tung tin không chính xác.”
Nhân sự kiện này, Blogger Kami bình luận,
“Qua chuyện này cho thấy, không chỉ các nhân viên công an của cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an và đa phần bạn đọc ở Việt nam không hiểu, cứ nghĩ rằng việc tham gia đảng phái chính trị ở nước ngoài cũng giống và khó khăn như việc phấn đấu vào đảng CSVN. Và có thể họ nghĩ rằng nó cũng giống như việc Bác Hồ tuyên truyền lôi kéo bà Nông Thị Ngát, mẹ của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh năm 1941 ở hang Pắc bó Hà quảng Cao bằng tham gia Mặt trận Việt minh ngày xưa. Vì hiểu như thế nên họ đã áp dụng theo “định luật” trường hợp của Bác Hồ để suy rằng bà Lê Thị Kiều Oanh là vợ chính thức có hôn nhân hợp pháp và có một cháu gái 6 tuổi với ông Phạm Minh Hoàng, có nghĩa là bà ta là đảng viên đảng Việt tân?! Mà có điều thắc mắc là tại sao kẻ tham gia tổ chức khủng bố nguy hiểm như bà Lê Thị Kiều Oanh lại được cơ quan an ninh khoan hồng “nhân đạo” dễ dàng như thế? Hay là vì chứng cứ buộc tội bà Oanh quá non tay,, hoặc cơ quan An ninh điều tra vu vạ họ cho qua chuyện hay vì họ chạy tiền cho ai?
Trên thế giới và kể cả ở Việt nam luật pháp không thể và không hề cấm người dân tham gia và tổ chức hội đoàn trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước theo đúng tinh thần của “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của LHQ” và hội, đoàn hay đảng kể cả đảng chính trị chỉ có lợi từ người dân tham gia ủng hộ hay đăng ký làm đảng viên. Chính vì thế việc có nhiều gia đình vợ ủng hộ đảng X, chồng ủng hộ đảng Y nhưng con lại ủng hộ đảng Z v.v… là chuyện thường tình, mỗi kỳ bầu cử người trong gia đình của họ tranh cãi nhiều khi giận nhau nhưng khi bầu cử kết thúc thì họ gác chuyện chính trị lại thì khi đó họ lại là một gia đình hạnh phúc.
Đừng quên rằng, đảng chính trị cũng chỉ như một đội bóng đá mà thôi, anh đá hay thỏa lòng fan hâm mộ thì tôi sẽ lôi kéo nhiều người cùng tôi đăng ký làm cổ động viên cho anh, chúng tôi sẽ mua nhiều đồ thể thao của CLB, sẽ ủng họ tiền bạc cho đội bóng mình ưa thích và ngược lại anh cứ đá dở, vài năm làm một cái vụ bê bối như vụ Vinashin thì chúng tôi cũng phải xin bye bye… các anh để em “ngược” cho sớm.
Đừng bao giờ nghĩ rằng sinh hoạt chính trị của người dân là cái gì phức tạp và những ai tham gia đảng chính trị thì họ cũng cũng học theo cái tấm gương của Bác Hồ và thân mẫu của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh, mà chúng ta hàng ngày phải học tập. Chuyện bậy bạ kiểu ấy của chú Già Thu với cháu liên lạc giúp việc thì chỉ có ở các đảng theo chủ nghĩa cộng sản mà thôi.”
Vợ GS Phạm Minh Hoàng trả lời RFA về quyết định truy tố của công an - (RFA) Hôm 29/9, Cơ quan An Ninh Điều Tra, Bộ Công An họp báo công bố về việc bắt giữ giáo sư Phạm Minh Hoàng. Cơ quan này cho rằng họ có đủ bằng cớ khẳng định ông này tham gia Đảng Việt Tân.- Mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức “Việt Tân” đều vi phạm pháp luật VN (SGGP 29-9-10) -- Có video -- Cựu giảng viên bị bắt vì 'hoạt động lật đổ chính quyền' (VnEx 29-9-10) --Hoạt động lật đổ chính quyền, Phạm Minh Hoàng bị bắt - (PLTP)Từ Pháp, Phạm Minh Hoàng hồi hương, xin làm giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM để lôi kéo người cho tổ chức Việt Tân nhằm chống phá nhà nước Việt Nam.
Việt Nam khởi tố ông Phạm Minh Hoàng - (VOA)
Giới hữu trách Việt Nam vừa khởi tố ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên toán trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, về tội gọi là “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.”
Bản tin hôm thứ tư của hãng thông tấn Đức trích lời các giới chức công an Việt Nam nói rằng ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, bị bắt hôm 13 tháng 8 và bị khởi tố dựa theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Theo tố cáo của công an, ông Phạm Minh Hoàng và vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh, đã đến Malaysia hồi tháng 11 để tham dự một khóa học về phương pháp tranh đấu bất bạo động được tổ chức bởi đảng Việt Tân – một đảng phái dân chủ bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm hoạt động.
Cũng theo lời công an Việt Nam, ông Hoàng sau đó đã về nước để tổ chức một khóa học về kỹ năng lãnh đạo, “gọi là kỹ năng mềm”, cho hơn 40 sinh viên mà trên thực chất là để lôi cuốn dân chúng tham gia Việt Tân để xây dựng lực lượng.
Hãng thông tấn Đức trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng ông Hoàng đã thú tội và xin khoan hồng. Công an Việt Nam còn cho biết là họ có đủ bằng chứng để chứng minh bà Lê Thị Kiều Oanh cũng là đảng viên Việt Tân nhưng tạm thời chưa áp dụng các biện pháp tố tụng đối với người phụ nữ này vì bà đang nuôi con nhỏ.
Bà Oanh nói rằng bà không phải là đảng viên Việt Tân và cho biết giới hữu trách đã không cho phép bà gặp chồng từ khi ông bị bắt.
Hôm thứ Tư, đảng Việt Tân nói rằng chính phủ Việt Nam đang sử dụng các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát để kết tội ông Phạm Minh Hoàng vì những hoạt động chính trị hoàn toàn ôn hòa. Đảng này nói thêm rằng “mọi người ai cũng có quyền ấn hành các bài viết, tham dự các cuộc hội họp chính trị và thảo luận những vấn đề ảnh hưởng tới đất nước của mình.” Họ cũng yêu cầu giới hữu trách Việt Nam đăng các bài viết của ông Phạm Minh Hoàng trên báo chí nhà nước để người dân Việt Nam biết được ông Hoàng là một tội phạm hay là một người yêu nước.
Bà Lê Thị Kiều Oanh cho biết bà tin rằng việc chồng bà bị bắt có liên hệ tới việc ông ủng hộ cho những hoạt động chống lại dự án khai thác bô xít do Trung Quốc thực hiện ở vùng Tây Nguyên.
Theo ghi nhận của hãng tin DPA, trong năm vừa qua Việt Nam đã bỏ tù mấy mươi nhân vật tranh đấu cho dân chủ và những người viết blog, trong đó có nhiều người bị tố cáo là đảng viên đảng Việt Tân. Hầu hết những người này là những người từng chỉ trích chính sách của chính phủ về dự án khai thác bô-xít hoặc hô hào cho một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong vụ tranh chấp liên quan tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: DPA, RTTNews, VietNamNet
Bản tin hôm thứ tư của hãng thông tấn Đức trích lời các giới chức công an Việt Nam nói rằng ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, bị bắt hôm 13 tháng 8 và bị khởi tố dựa theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Theo tố cáo của công an, ông Phạm Minh Hoàng và vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh, đã đến Malaysia hồi tháng 11 để tham dự một khóa học về phương pháp tranh đấu bất bạo động được tổ chức bởi đảng Việt Tân – một đảng phái dân chủ bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm hoạt động.
Cũng theo lời công an Việt Nam, ông Hoàng sau đó đã về nước để tổ chức một khóa học về kỹ năng lãnh đạo, “gọi là kỹ năng mềm”, cho hơn 40 sinh viên mà trên thực chất là để lôi cuốn dân chúng tham gia Việt Tân để xây dựng lực lượng.
Hãng thông tấn Đức trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng ông Hoàng đã thú tội và xin khoan hồng. Công an Việt Nam còn cho biết là họ có đủ bằng chứng để chứng minh bà Lê Thị Kiều Oanh cũng là đảng viên Việt Tân nhưng tạm thời chưa áp dụng các biện pháp tố tụng đối với người phụ nữ này vì bà đang nuôi con nhỏ.
Bà Oanh nói rằng bà không phải là đảng viên Việt Tân và cho biết giới hữu trách đã không cho phép bà gặp chồng từ khi ông bị bắt.
Hôm thứ Tư, đảng Việt Tân nói rằng chính phủ Việt Nam đang sử dụng các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát để kết tội ông Phạm Minh Hoàng vì những hoạt động chính trị hoàn toàn ôn hòa. Đảng này nói thêm rằng “mọi người ai cũng có quyền ấn hành các bài viết, tham dự các cuộc hội họp chính trị và thảo luận những vấn đề ảnh hưởng tới đất nước của mình.” Họ cũng yêu cầu giới hữu trách Việt Nam đăng các bài viết của ông Phạm Minh Hoàng trên báo chí nhà nước để người dân Việt Nam biết được ông Hoàng là một tội phạm hay là một người yêu nước.
Bà Lê Thị Kiều Oanh cho biết bà tin rằng việc chồng bà bị bắt có liên hệ tới việc ông ủng hộ cho những hoạt động chống lại dự án khai thác bô xít do Trung Quốc thực hiện ở vùng Tây Nguyên.
Theo ghi nhận của hãng tin DPA, trong năm vừa qua Việt Nam đã bỏ tù mấy mươi nhân vật tranh đấu cho dân chủ và những người viết blog, trong đó có nhiều người bị tố cáo là đảng viên đảng Việt Tân. Hầu hết những người này là những người từng chỉ trích chính sách của chính phủ về dự án khai thác bô-xít hoặc hô hào cho một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong vụ tranh chấp liên quan tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: DPA, RTTNews, VietNamNet
Hanoi - A Vietnamese maths professor has been charged with anti-government activities, police said Wednesday.
Pham Minh Hoang, 55, was arrested on August 13 and charged under article 79 of the penal code, which bars 'carrying out activities aimed at overthrowing the people's administration.'
Hoang is being detained for four months while under investigation.
Police said Hoang and his wife, Le Thi Kieu Oanh, went to Malaysia in November for a course on non-violent struggle methods organized by the banned pro-democracy group Viet Tan. He then returned home to organize a leadership skills course for more than 40 students.
'In fact, Hoang, through the training course, induced people to join Viet Tan to build forces,' the newspaper reported, adding that Hoang had confessed and asked for lenience.
Police said they had sufficient evidence to prove that his wife, Oanh, was a member of Viet Tan, but have not taken action against her because she is looking after her young daughter.
Oanh denied being a member and said police had not allowed her to see her husband since his arrest.
On Wednesday, Viet Tan said the government was using the media to convict Pham Minh Hoang for entirely peaceful political activities.
'Every person has the right to publish articles, attend political meetings and discuss issues that affect their country,' the group said. 'We challenge the Hanoi government to publish Pham Minh Hoang's writings in state newspapers so the Vietnamese people can decide whether he's a criminal or a patriot.'
Oanh said she believed her husband's arrest was tied to his support for protests against controversial Chinese-run bauxite mines in the Central Highlands.
Authorities in Vietnam have jailed dozens of democracy activists and independent bloggers over the past year.
Many of those imprisoned were accused of belonging to Viet Tan, which Vietnam considers a terrorist organization.
Most had also criticized the policy on the bauxite mines, or had advocated stronger opposition to China regarding the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea, which both countries claim.
Báo CAND: Bà Nguyễn Thị Thanh Vân đã khai ông Hoàng là đảng viên Việt Tân Đàn Chim Việt
Ông Phạm Minh Hoàng
Theo tin trên tờ Công An Nhân Dân (CAND), sáng nay (29/9), Tổng cục An ninh 1 – Bộ Công an đã tổ chức họp báo về việc quyết định khởi tố, bắt tạm gian ông Phạm Minh Hoàng, sinh năm 1955 tại Bà Rịa Vũng Tàu, thường trú tại 432 Nguyễn Tri Phương, phường 8 quận 10 TP HCM, nguyên là giảng viên khoa Khoa học ứng dụng, Đại học Bách khoa TP HCM với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Trong bản tin này, CAND cho hay, ông Hoàng trở thành thành viên Việt Tân từ năm 1998 sau một lễ kết nạp tại Pháp, 2 năm sau đó ông về Việt Nam “để móc nối hoạt động”. Vẫn theo CAND thì bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông cũng là “đảng viên của Việt Tân”.
Báo này cho biết, trong vụ bắt giữ các thành viên của Việt Tân tại Tp. HCM vào tháng 11/2007 thì Nguyễn Thị Thanh Vân, một Ủy viên TW của Việt Tân, có quốc tịch Pháp, đã khai ra ông Hoàng là thành viên của đảng này.
Bà Vân cùng ông Nguyễn Quốc Quân, Trần Công Mình sau đó bị trục xuất khỏi Việt Nam trong một vụ việc gây tranh cãi ồn ào ở hải ngoại. Khi trở về, bà Vân vẫn tiếp tục hoạt động cho Việt Tân.
Bài báo cũng cho biết, ông Phạm Minh Hoàng và vợ đã sang Malaysia năm 2009 để tham gia “khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động” của Việt Tân. Trong khi, bà Oanh, theo một phát biểu trên BBC phủ nhận cáo buộc này, bà cho rằng đó là chuyến du lịch và có gặp gỡ một số “bạn bè của chồng”. Bà cũng đang tính khởi kiện cơ quan công an vì những “thông tin không chính xác.
Ông Hoàng bị bắt hôm 13/8 và bị giam giữ cho tới nay. Vợ ông cũng bị thẩm vấn nhiều ngày nhưng được cho tại ngoại. Chị gái ông cũng bị thẩm vấn khi rời Việt Nam trở lại Pháp.
Vài tuần sau, trươc khi có kết luận của cơ quan công an Việt Nam, đảng Việt Tân đã lên tiếng thừa nhận giảng viên Hoàng là thành viên của đảng này.
Việt Tân, cũng như nhiều tổ chức chính trị ở hải ngoại bị ĐCS coi là “khủng bố” dù hoạt động của họ trong nhiều năm nay đều theo xu hướng tranh đấu bất bạo động.
Nhiều người trong nước đã bị bắt giữ vì liên quan tới các tổ chức ở hải ngoại, đặc biệt là Việt Tân.
© Đàn Chim Việt
Bắt giam một thành viên tổ chức khủng bố Việt TânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Phạm Minh Hoàng bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 29/9, tại cuộc họp báo ở TP HCM, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng, Cục phó Cục An ninh điều tra – Bộ Công ...
Giảng viên “đào tạo lật đổ” bị bắtNgười Lao Động
Triệt phá âm mưu gây bạo loạn của tổ chức Việt TânVTC
Vợ ông Phạm Minh Hoàng 'cũng là Việt Tân'? — (BBC).
Ngôi Sao -cand.com -Sài gòn Giải Phóng
– Bắt thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân
Thứ Tư, 29/09/2010 (GMT+7) – “Núp bóng” giảng viên của trường Đại học Bách Khoa, TP.HCM, Phạm Minh Hoàng tổ chức lôi kéo, thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.
“Núp bóng” giảng viên Đại học
Sáng 29/9, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng – Phó Thủ trưởng cơ quan ANĐT Bộ công an - đã chủ trì buổi họp báo công bố thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam đối với Phạm Minh Hoàng (SN 1955, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tạm trú Q.10, TP.HCM) về tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Theo hồ sơ của cơ quan ANĐT, Phạm Minh Hoàng là con của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũ. Đến năm 1973, Phạm Minh Hoàng du học tại Pháp về nghành khoa học ứng dụng và vài năm sau tốt nghiệp với bằng thạc sĩ.
Tuy nhiên vì từ nhỏ được “gieo” vào đầu những kiến thức… chống cộng nên trong thời gian ở Pháp, Phạm Minh Hoàng đã có nhiều bài, viết đăng trên một số tờ báo, tạp chí với nội dung xuyên tác cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Năm 1998, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Vân (Việt kiều Pháp) đã làm quen với Nguyễn Ngọc Đức – là trưởng cơ sở của tổ chức “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (gọi tắt là tổ chức Việt Tân). Và từ đó Phạm Minh Hoàng bị lôi kéo tham gia vào tổ chức khủng bố này.
Cũng trong năm 1998, Phạm Minh Hoàng nhận được lệnh của tổ chức Việt Tân về nước với mục đích thực hiện kế hoạch “sang sông”. Thực chất Hoàng được giao nhiệm vụ cụ thể là chuẩn bị hạ tầng cơ sở nhằm dồn tối đa tiềm lực ở hải ngoại về Việt Nam nhằm công khai hóa tổ chức, tiến hành các hoạt động lôi kéo tuyên truyền, kích động biểu tình, chống phá để lật đồ chính quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Năm 2000, Phạm Minh Hoàng được trường Đại học Bách Khoa TP.HCM nhận làm giảng viên hợp đồng. Và sau đó trong khoảng thời gian từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010 Phạm Minh Hoàng với bút danh Phan Kiến Quốc lần lượt viết 29 bài viết có nội dung xuên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam gửi cho tổ chức Việt Tân phát tán trên mạng Internet.
Trong một bản tự khai mới nhất tại Cơ quan ANTĐ, Phạm Minh Hoàng có viết: “Khi tham gia Việt Tân, tôi biết rõ đây là một tổ chức có âm mưu, ý đồ chống phá đất nước”.
Lôi kéo sinh viên, thanh niên
Đến ngày 26/11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người tên Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia tham dự khóa học do tổ chức Việt Tân tổ chức. Chủ yếu nội dung mà nhóm khủng bộ Việt Tân dạy và yêu cầu Hoàng cùng đồng bọn vận dụng vào thực tế Việt Nam là sử dụng phương pháp “đấu tranh bất bạo động” nhằm thay đổi chính trị.
Theo kế hoạch, để tuyển mộ người cho tổ chực Việt Tân, với “mác” là giảng viên của trường Đại học Bách Khoa, Phạm Minh Hoàng đã thành lập những nhóm sinh viên, thanh niên với những tên gọi mỹ miều như: ngóm “Trứng bay”, “Cọp lãnh đạo”, Hoa hướng dương”… hoạt động dưới hình thức đào tạo “kỹ năng mềm”, trang bị kiến thức vào đời cho giới trẻ. Mỗi lớp học thường quy tụ 10 – 12 người, chủ yếu là sinh viên, thanh niên.
Nhưng thực chất trong các buổi học này, Phạm Minh Hoàng và đồng bọn hướng dẫn cho những người tham gia khóa học về các phương pháp đấu tranh “bất tuân dân sự” như không khai báo tạm trú, tạm vắng khi đi khỏi địa phương, không thi hành nghĩa vụ quân sự, không đến khi nhận được giấy mời của chính quyền địa phương…
Theo biên bản khai nhận của Phạm Minh Hoàng, dự định của Hoàng là sẽ thành lập những tổ chức Việt Tân trá hình để lôi kéo giới trẻ và tuyển chọn những người ưu tú nhất để gửi ra nước ngoài, tham dự những khóa đào tạo do Việt Tân tổ chức.
Không dùng lại ở đó, vào ngày 4/7/2010, Phạm Minh Hoàng sử dụng nhà riêng của mình tại số 423 đường Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.10 để tổ chức nhóm họp “chi bộ Việt Tân ở Sài Gòn”, cùng các thành viên là Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Hùng, Đoàn Đắc Tuấn… Các cuộc họp tại đây chủ yếu là để bàn bạc về việc phát triển lực lượng, bộ máy lãnh đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân tại TP.HCM.
Nắm được những hành vi của Phạm Minh Hoàng, cơ quan ANĐT đã nhiều lần mời đối tượng này lên làm việc để phân tích, giáo dục, răn đe. Tuy nhiên Hoàng vẫn liên lạc thường xuyên với tổ chức Việt Tân để thực hiện âm mưu định sẵn.
Liên quan đến vụ án, cơ quan ANĐT còn xác định có vai trò không nhỏ của Lê Thị Kiều Oanh (vợ của Hoàng). Tuy nhiên người phụ nữ này đang nuôi con nhỏ và thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật nên tạm thời cơ quan AnTĐ chưa áp dụng các biện pháp tố tụng đối với Oanh.
-Khởi tố, tạm giam 1 thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân- (CAND) 10:08:00 29/09/2010TIN LIÊN QUAN |
---|
Sáng 29/9, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng – Phó Thủ trưởng cơ quan ANĐT Bộ công an - đã chủ trì buổi họp báo công bố thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam đối với Phạm Minh Hoàng (SN 1955, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tạm trú Q.10, TP.HCM) về tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Phạm Minh Hoàng xin Nhà nước cho hưởng khoan hồng. Thực hiện: Vy Anh - Đàm Đệ - Thanh Ca
Thời điểm bị bắt giữ, Phạm Minh Hoàng đang là giảng viên hợp đồng của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, trụ sở trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM.Theo hồ sơ của cơ quan ANĐT, Phạm Minh Hoàng là con của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũ. Đến năm 1973, Phạm Minh Hoàng du học tại Pháp về nghành khoa học ứng dụng và vài năm sau tốt nghiệp với bằng thạc sĩ.
Tuy nhiên vì từ nhỏ được “gieo” vào đầu những kiến thức… chống cộng nên trong thời gian ở Pháp, Phạm Minh Hoàng đã có nhiều bài, viết đăng trên một số tờ báo, tạp chí với nội dung xuyên tác cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Năm 1998, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Vân (Việt kiều Pháp) đã làm quen với Nguyễn Ngọc Đức – là trưởng cơ sở của tổ chức “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (gọi tắt là tổ chức Việt Tân). Và từ đó Phạm Minh Hoàng bị lôi kéo tham gia vào tổ chức khủng bố này.
Cũng trong năm 1998, Phạm Minh Hoàng nhận được lệnh của tổ chức Việt Tân về nước với mục đích thực hiện kế hoạch “sang sông”. Thực chất Hoàng được giao nhiệm vụ cụ thể là chuẩn bị hạ tầng cơ sở nhằm dồn tối đa tiềm lực ở hải ngoại về Việt Nam nhằm công khai hóa tổ chức, tiến hành các hoạt động lôi kéo tuyên truyền, kích động biểu tình, chống phá để lật đồ chính quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Năm 2000, Phạm Minh Hoàng được trường Đại học Bách Khoa TP.HCM nhận làm giảng viên hợp đồng. Và sau đó trong khoảng thời gian từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010 Phạm Minh Hoàng với bút danh Phan Kiến Quốc lần lượt viết 29 bài viết có nội dung xuên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam gửi cho tổ chức Việt Tân phát tán trên mạng Internet.
Trong một bản tự khai mới nhất tại Cơ quan ANTĐ, Phạm Minh Hoàng có viết: “Khi tham gia Việt Tân, tôi biết rõ đây là một tổ chức có âm mưu, ý đồ chống phá đất nước”.
Lôi kéo sinh viên, thanh niên
Đến ngày 26/11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người tên Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia tham dự khóa học do tổ chức Việt Tân tổ chức. Chủ yếu nội dung mà nhóm khủng bộ Việt Tân dạy và yêu cầu Hoàng cùng đồng bọn vận dụng vào thực tế Việt Nam là sử dụng phương pháp “đấu tranh bất bạo động” nhằm thay đổi chính trị.
Đại tá Nguyễn Xuân Mừng - Phó thủ trưởng cơ quan ANĐT (ngoài cùng bên trái) trong buổi họp báo công bố thông tin về việc bắt giữ Phạm Minh Hoàng về tội "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Ảnh: Đàm Đệ |
Nhưng thực chất trong các buổi học này, Phạm Minh Hoàng và đồng bọn hướng dẫn cho những người tham gia khóa học về các phương pháp đấu tranh “bất tuân dân sự” như không khai báo tạm trú, tạm vắng khi đi khỏi địa phương, không thi hành nghĩa vụ quân sự, không đến khi nhận được giấy mời của chính quyền địa phương…
Theo biên bản khai nhận của Phạm Minh Hoàng, dự định của Hoàng là sẽ thành lập những tổ chức Việt Tân trá hình để lôi kéo giới trẻ và tuyển chọn những người ưu tú nhất để gửi ra nước ngoài, tham dự những khóa đào tạo do Việt Tân tổ chức.
Không dùng lại ở đó, vào ngày 4/7/2010, Phạm Minh Hoàng sử dụng nhà riêng của mình tại số 423 đường Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.10 để tổ chức nhóm họp “chi bộ Việt Tân ở Sài Gòn”, cùng các thành viên là Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Hùng, Đoàn Đắc Tuấn… Các cuộc họp tại đây chủ yếu là để bàn bạc về việc phát triển lực lượng, bộ máy lãnh đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân tại TP.HCM.
Nắm được những hành vi của Phạm Minh Hoàng, cơ quan ANĐT đã nhiều lần mời đối tượng này lên làm việc để phân tích, giáo dục, răn đe. Tuy nhiên Hoàng vẫn liên lạc thường xuyên với tổ chức Việt Tân để thực hiện âm mưu định sẵn.
Liên quan đến vụ án, cơ quan ANĐT còn xác định có vai trò không nhỏ của Lê Thị Kiều Oanh (vợ của Hoàng). Tuy nhiên người phụ nữ này đang nuôi con nhỏ và thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật nên tạm thời cơ quan AnTĐ chưa áp dụng các biện pháp tố tụng đối với Oanh.
Lời xin khoan hồng của Phạm Minh Hoàng: “Trong tất cả 30 bài viết của tôi dưới bút danh Phạm Kiến Quốc gửi cho Việt Tân để chúng tán phát lên mạng internet, có nhiều chi tiết không đúng sự thật mà mục đích là làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước… Tôi nhận thức việc làm của tôi như là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong được Nhà nước xem xét, khoan hồng để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình”. |
- Đàm Đệ - Vy Anh
Sáng nay (29/9), Tổng cục An ninh 1 - Bộ Công an đã tổ chức họp báo về việc quyết định khởi tố, bắt tạm gian Phạm Minh Hoàng, sinh năm 1955 tại Bà Rịa Vũng Tàu, thường trú tại 432 Nguyễn Tri Phương, phường 8 quận 10 TP HCM, nguyên là giảng viên hợp đồng khoa Khoa học ứng dụng, Đại học Bách khoa TP HCM với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
>> “Việt Tân” - tên lính xung kích của “diễn biến hòa bình”
>> “Việt Tân” - tên lính xung kích của “diễn biến hòa bình”
Đi du học tại Pháp năm 1973, sau đó tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học ứng dụng, Năm 1996, Phạm Minh Hoàng được Nguyễn Ngọc Đức (Việt kiều Pháp), là trưởng cơ sở của tổ chức khủng bố Việt Tân ở Paris, móc nối gia nhập tổ chức rồi năm 1998, Phạm Minh Hoàng là thành viên chính thức của tổ chức này.
Theo chỉ đạo của Đức, cũng trong năm 1998, Phạm Minh Hoàng nhập cảnh Việt Nam, tìm cơ hội hoạt động. Năm 2000, ông ta được Đại học Bách khoa TP HCM tuyển dụng làm giảng viên hợp đồng.
Bắt đầu từ đó, với bút danh Phạm Kiến Quốc, Hoàng đã viết 30 bài rồi gửi cho Việt Tân tung lên mạng Internet. Nội dung những bài này, Phạm Minh Hoàng xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời kêu gọi giới trẻ "bất tuân dân sự" mà mục đích không ngoài việc tuyển mộ nhân sự cho tổ chức khủng bố Việt Tân, rồi đưa ra nước ngoài huấn luyện, sau đó quay trở về làm hạt nhân kích động người dân biểu tình, bạo loạn, để Việt Tân nương theo đó, lật đổ chính quyền.
Tháng 11/2007, Khi Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ Nguyễn Quốc Quân - là trung ương ủy viên Việt Tân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trần Công Minh, Trương Văn Sĩ, Nguyễn Quang Phục - là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân (riêng Nguyễn Ngọc Đức nhanh chân chạy thoát), âm mưu vào Việt Nam để thiết kế một đường dây xâm nhập trái phép, nhằm bí mật đưa người, vũ khí, chất nổ về nước, tiến hành đánh bom các công trình công cộng như chợ, trường học, bưu điện... thì Trần Công Minh và Nguyễn Thị Thanh Vân đã khai ra Phạm Minh Hoàng.
Từ những chứng cứ đó, Cơ quan An ninh đã mời Phạm Minh Hoàng đến để động viên, giáo dục. Tuy nhiên, Phạm Minh Hoàng chối bay chối biến. Tháng 11/2009, Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người nữa tên Nguyễn Thanh Hùng, đi Malaysia dưới hình thức du lịch.
Tại đây, Hùng, Hoàng và vợ đã được Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức và Nguyễn Thị Thanh Vân huấn luyện cái gọi là "phương pháp đấu tranh bất bạo động" mà thực chất vẫn là các kế hoạch khủng bố bằng vũ lực.
Đầu năm 2010, Phạm Duy Khánh, ở Pháp, Huỳnh Châu, ở Mỹ và và Huỳnh Jolia Trang, ở Úc - cả ba đều là thành viên Việt Tân, nhập cảnh Việt Nam. Sau khi gặp Phạm Minh Hoàng, bọn chúng đã sử dụng chức năng giảng viên đại học của Hoàng, tiến hành lôi kéo hơn 40 sinh viên, học sinh tham gia khóa đào tạo “kỹ năng mềm” mà thực chất theo lời khai của Hoàng, thì là "những lớp đào tạo, huấn luyện, tuyển mộ, kết nạp thành viên vào tổ chức Việt Tân, hoạt động chống Nhà nước”.
Tháng 7/2010, Hoàng tổ chức buổi họp "chi bộ Việt Tân tại Sài Gòn" ở nhà riêng, gồm Lê Thị Kiều Oanh (vợ Hoàng), Đoàn Đắc Tuấn và Nguyễn Thanh Hùng. Tiếp theo, Hoàng chỉ đạo thành lập 3 tổ chức Việt Tân trá hình, là “Câu lạc bộ Hướng Dương”, “Trứng bay”, “Cọp lãnh đạo” rồi phân công Oanh, Tuấn, Hùng cầm đầu các tổ chức này.
Đầu tháng 8/2010, một lần nữa, Cơ quan An ninh Việt Nam lại mời Hoàng lên để giáo dục. Thế nhưng, Phạm Minh Hoàng vẫn bỏ ngoài tai. Trước những chứng cứ cụ thể, ngày 13/8/2010, Phạm Minh Hoàng bị bắt tạm giam vì có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đến lúc này, Hoàng mới khai nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời khai rõ về những âm mưu, kế hoạch của Việt Tân cùng những thành viên Việt Tân mà Hoàng có quan hệ.
Trong đơn xin khoan hồng, Phạm Minh Hoàng, viết: "Tôi nhận thức việc làm của tôi như trên là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong Nhà nước khoan hồng cho tôi để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình".
Riêng về Lê Thị Kiều Oanh, là vợ Phạm Minh Hoàng và đồng thời cũng là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, do bà Oanh hiện còn đang nuôi con nhỏ nên thể hiện chính sách nhân đạo, Cơ quan An ninh Việt Nam chưa áp dụng biện pháp tố tụng với bà này
Bắt 1 thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân - (Bee) 29/09/2010 14:58:40 <<::: VN chính thức thông báo và vẫn gọi VT là 'khủng bố' >>>Theo chỉ đạo của Đức, cũng trong năm 1998, Phạm Minh Hoàng nhập cảnh Việt Nam, tìm cơ hội hoạt động. Năm 2000, ông ta được Đại học Bách khoa TP HCM tuyển dụng làm giảng viên hợp đồng.
Bắt đầu từ đó, với bút danh Phạm Kiến Quốc, Hoàng đã viết 30 bài rồi gửi cho Việt Tân tung lên mạng Internet. Nội dung những bài này, Phạm Minh Hoàng xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời kêu gọi giới trẻ "bất tuân dân sự" mà mục đích không ngoài việc tuyển mộ nhân sự cho tổ chức khủng bố Việt Tân, rồi đưa ra nước ngoài huấn luyện, sau đó quay trở về làm hạt nhân kích động người dân biểu tình, bạo loạn, để Việt Tân nương theo đó, lật đổ chính quyền.
Tháng 11/2007, Khi Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ Nguyễn Quốc Quân - là trung ương ủy viên Việt Tân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trần Công Minh, Trương Văn Sĩ, Nguyễn Quang Phục - là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân (riêng Nguyễn Ngọc Đức nhanh chân chạy thoát), âm mưu vào Việt Nam để thiết kế một đường dây xâm nhập trái phép, nhằm bí mật đưa người, vũ khí, chất nổ về nước, tiến hành đánh bom các công trình công cộng như chợ, trường học, bưu điện... thì Trần Công Minh và Nguyễn Thị Thanh Vân đã khai ra Phạm Minh Hoàng.
Từ những chứng cứ đó, Cơ quan An ninh đã mời Phạm Minh Hoàng đến để động viên, giáo dục. Tuy nhiên, Phạm Minh Hoàng chối bay chối biến. Tháng 11/2009, Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người nữa tên Nguyễn Thanh Hùng, đi Malaysia dưới hình thức du lịch.
Tại đây, Hùng, Hoàng và vợ đã được Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức và Nguyễn Thị Thanh Vân huấn luyện cái gọi là "phương pháp đấu tranh bất bạo động" mà thực chất vẫn là các kế hoạch khủng bố bằng vũ lực.
Đầu năm 2010, Phạm Duy Khánh, ở Pháp, Huỳnh Châu, ở Mỹ và và Huỳnh Jolia Trang, ở Úc - cả ba đều là thành viên Việt Tân, nhập cảnh Việt Nam. Sau khi gặp Phạm Minh Hoàng, bọn chúng đã sử dụng chức năng giảng viên đại học của Hoàng, tiến hành lôi kéo hơn 40 sinh viên, học sinh tham gia khóa đào tạo “kỹ năng mềm” mà thực chất theo lời khai của Hoàng, thì là "những lớp đào tạo, huấn luyện, tuyển mộ, kết nạp thành viên vào tổ chức Việt Tân, hoạt động chống Nhà nước”.
Tháng 7/2010, Hoàng tổ chức buổi họp "chi bộ Việt Tân tại Sài Gòn" ở nhà riêng, gồm Lê Thị Kiều Oanh (vợ Hoàng), Đoàn Đắc Tuấn và Nguyễn Thanh Hùng. Tiếp theo, Hoàng chỉ đạo thành lập 3 tổ chức Việt Tân trá hình, là “Câu lạc bộ Hướng Dương”, “Trứng bay”, “Cọp lãnh đạo” rồi phân công Oanh, Tuấn, Hùng cầm đầu các tổ chức này.
Đầu tháng 8/2010, một lần nữa, Cơ quan An ninh Việt Nam lại mời Hoàng lên để giáo dục. Thế nhưng, Phạm Minh Hoàng vẫn bỏ ngoài tai. Trước những chứng cứ cụ thể, ngày 13/8/2010, Phạm Minh Hoàng bị bắt tạm giam vì có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đến lúc này, Hoàng mới khai nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời khai rõ về những âm mưu, kế hoạch của Việt Tân cùng những thành viên Việt Tân mà Hoàng có quan hệ.
Trong đơn xin khoan hồng, Phạm Minh Hoàng, viết: "Tôi nhận thức việc làm của tôi như trên là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong Nhà nước khoan hồng cho tôi để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình".
Riêng về Lê Thị Kiều Oanh, là vợ Phạm Minh Hoàng và đồng thời cũng là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, do bà Oanh hiện còn đang nuôi con nhỏ nên thể hiện chính sách nhân đạo, Cơ quan An ninh Việt Nam chưa áp dụng biện pháp tố tụng với bà này
Ngày 29/9, tại cuộc họp báo ở TP.HCM, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng, Cục phó Cục An ninh điều tra – Bộ Công an đã thông báo việc khởi tố, bắt tạm giam Phạm Minh Hoàng, thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Việc cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an bắt, khởi tố, tạm giam đối với Phạm Minh Hoàng là đúng quy định của pháp luật.
Phạm Minh Hoàng, sinh ngày 8/8/1955 tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), là con của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũ. Năm 1973, ông ta sang Pháp du học rồi sau đó tốt nghiệp ngành Khoa học ứng dụng với học vị thạc sĩ. Năm 1998, Phạm Minh Hoàng được Nguyễn Thị Thanh Vân và Nguyễn Ngọc Đức lôi kéo tham gia tổ chức phản động “Việt Tân” tại Pháp. Năm 2000, thực hiện kế hoạch “sang sông” của tổ chức “Việt Tân”, Phạm Minh Hoàng hồi hương về Việt Nam, xin làm giảng viên hợp đồng cho Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Ngày 13/8/2010, Cơ quan An ninh điều tra đã ra lệnh và tiến hành bắt, khám xét đối với Phạm Minh Hoàng để điều tra về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Kết quả điều tra cho thấy: Trong thời gian từ tháng 7/2002 đến 5/2010, Phạm Minh Hoàng đã có những hoạt động như: Lấy bút danh Phan Kiến Quốc viết 29 bài có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước gửi cho tổ chức phản động “Việt Tân” để chúng tán phát trên mạng internet. Tháng 11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng đi Malaysia tham dự khoá học do tổ chức phản động Việt Tân tổ chức. Khoá học này do Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân từ Pháp về giảng dạy.
Nội dung khoá học cụ thể là hướng dẫn kỹ năng bảo mật thông tin trên mạng internet, cách sử dụng các phần mềm để bảo mật thông tin, tài liệu khi trao đổi qua internet; thảo luận về phương pháp “đấu tranh bất bạo động”, xem một số phim về các cuộc đấu tranh bất bạo động để vận dụng vào thực tế ở Việt Nam nhằm thay đổi thể chế chính trị hiện nay tại Việt Nam...
Thời gian ở Việt Nam, Phạm Minh Hoàng đã thực hiện chỉ đạo của “Việt Tân” tìm chọn, tập hợp xây dựng lực lượng nòng cốt cho “Việt Tân” ở trong nước. Phạm Minh Hoàng đã lôi kéo vợ, em ruột tham gia tổ chức hoạt động.
Từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010, thực hiện ý đồ của tổ chức “Việt Tân”, Phạm Minh Hoàng cùng 3 thành viên của tổ chức “Việt Tân” là Phạm Duy Khánh (em ruột Hoàng, thành viên của tổ chức “Việt Tân” tại Pháp, Jolie Trang Huỳnh (Việt kiều Mỹ) và Huỳnh Châu (Việt kiều Úc) đã tổ chức 2 khoá, tổng cộng 4 lớp học về “kỹ năng mềm” để tuyên truyền, tập hợp xây dựng lực lượng nòng cốt cho “Việt Tân”. Chúng đặt tên các nhóm như “Trứng bay”, “Cọp lãnh đạo”, “Hoa Hướng dương”. Mỗi lớp học khoảng từ 10 đến 12 người, số người tham gia đa phần là thanh niên, sinh viên, trong đó có 3 nữ tu Thiên chúa giáo.
Tại nhà riêng của Phạm Minh Hoàng ở số 423 Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh, Phạm Minh Hoàng cùng một số đối tượng cốt cán trong tổ chức đã nhiều lần họp, bàn về việc phát triển lực lượng và bộ máy của tổ chức ở TP Hồ Chí Minh.
Đại tá Nguyễn Xuân Mừng nêu rõ: Với những nội dung nêu ở trên, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã có đủ cơ sở pháp lý để kết luận rằng: Theo quy định của pháp luật Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và thông lệ quốc tế thì tổ chức “Việt Tân” là tổ chức khủng bố hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm vào Điều 79 và Điều 84 BLHS, nên mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức này đều vi phạm pháp luật Việt Nam.
Việc cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an bắt, khởi tố, tạm giam đối với Phạm Minh Hoàng là đúng quy định của pháp luật. Quá trình làm việc với Điều tra viên, Phạm Minh Hoàng đã nhận thức được vi phạm pháp luật của mình và đồng bọn đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải và làm đơn xin Nhà nước cho hưởng khoan hồng.
(Theo TTXVN)
Phạm Minh Hoàng tại cơ quan điều tra. Ảnh: SGGP |
Ngày 13/8/2010, Cơ quan An ninh điều tra đã ra lệnh và tiến hành bắt, khám xét đối với Phạm Minh Hoàng để điều tra về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Kết quả điều tra cho thấy: Trong thời gian từ tháng 7/2002 đến 5/2010, Phạm Minh Hoàng đã có những hoạt động như: Lấy bút danh Phan Kiến Quốc viết 29 bài có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước gửi cho tổ chức phản động “Việt Tân” để chúng tán phát trên mạng internet. Tháng 11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng đi Malaysia tham dự khoá học do tổ chức phản động Việt Tân tổ chức. Khoá học này do Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân từ Pháp về giảng dạy.
Nội dung khoá học cụ thể là hướng dẫn kỹ năng bảo mật thông tin trên mạng internet, cách sử dụng các phần mềm để bảo mật thông tin, tài liệu khi trao đổi qua internet; thảo luận về phương pháp “đấu tranh bất bạo động”, xem một số phim về các cuộc đấu tranh bất bạo động để vận dụng vào thực tế ở Việt Nam nhằm thay đổi thể chế chính trị hiện nay tại Việt Nam...
Thời gian ở Việt Nam, Phạm Minh Hoàng đã thực hiện chỉ đạo của “Việt Tân” tìm chọn, tập hợp xây dựng lực lượng nòng cốt cho “Việt Tân” ở trong nước. Phạm Minh Hoàng đã lôi kéo vợ, em ruột tham gia tổ chức hoạt động.
Từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010, thực hiện ý đồ của tổ chức “Việt Tân”, Phạm Minh Hoàng cùng 3 thành viên của tổ chức “Việt Tân” là Phạm Duy Khánh (em ruột Hoàng, thành viên của tổ chức “Việt Tân” tại Pháp, Jolie Trang Huỳnh (Việt kiều Mỹ) và Huỳnh Châu (Việt kiều Úc) đã tổ chức 2 khoá, tổng cộng 4 lớp học về “kỹ năng mềm” để tuyên truyền, tập hợp xây dựng lực lượng nòng cốt cho “Việt Tân”. Chúng đặt tên các nhóm như “Trứng bay”, “Cọp lãnh đạo”, “Hoa Hướng dương”. Mỗi lớp học khoảng từ 10 đến 12 người, số người tham gia đa phần là thanh niên, sinh viên, trong đó có 3 nữ tu Thiên chúa giáo.
Tại nhà riêng của Phạm Minh Hoàng ở số 423 Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh, Phạm Minh Hoàng cùng một số đối tượng cốt cán trong tổ chức đã nhiều lần họp, bàn về việc phát triển lực lượng và bộ máy của tổ chức ở TP Hồ Chí Minh.
Đại tá Nguyễn Xuân Mừng nêu rõ: Với những nội dung nêu ở trên, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã có đủ cơ sở pháp lý để kết luận rằng: Theo quy định của pháp luật Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và thông lệ quốc tế thì tổ chức “Việt Tân” là tổ chức khủng bố hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm vào Điều 79 và Điều 84 BLHS, nên mọi cá nhân tham gia, hoạt động trong tổ chức này đều vi phạm pháp luật Việt Nam.
Việc cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an bắt, khởi tố, tạm giam đối với Phạm Minh Hoàng là đúng quy định của pháp luật. Quá trình làm việc với Điều tra viên, Phạm Minh Hoàng đã nhận thức được vi phạm pháp luật của mình và đồng bọn đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải và làm đơn xin Nhà nước cho hưởng khoan hồng.
(Theo TTXVN)
Người Việt biểu tình đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền diễn ra tại New York
<<:: theo anhbasam: Bữa trước có một độc giả email cho BS ý kiến sau: “Một vụ chắc sẽ có chút ầm ĩ nữa là việc biểu tình phản đối ông Triết đang ở New York. Tui chả hiểu tại sao họ không “tha” ông ấy chuyến này vì chuyến này là chuyến ổng làm đồng chủ tịch cuộc gặp ASEAN – Mỹ ở New York, việc Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Hơn nữa, ông Triết là người đầu tiên của chế độ mới ra tận đảo (Bạch Long Vỹ) hồi tháng 4 tuyên bố rõ ràng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Tại sao các người ngoài này lại chống ổng về chuyện “công” này?”-->>> chuyện nào đi chuyện nấy chứ nhỉ - mà nói tới HS-TS còn có một tin của RFI nữa : Hãng tin DPA cho biết là Hà Nội đã yêu cầu báo chí trong nước khi tường thuật về Diễn đàn Nhân dân ASEAN nên tránh những chủ đề nhạy cảm. Hôm thứ năm, ban tổ chức Diễn đàn đã chỉ thị cho phóng viên trong nước là không được đề cập đến những vấn đề liên quan đến chủ quyền Biển Đông.-- trong ngoài khác nhau quá nhỉ ??>>
Đây là cuộc họp thượng đỉnh có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì Việt Nam hiện đang nắm chức chủ tịch khối ASEAN, nhằm đúng vào thời điểm chính quyền Obama đang có chiến lược trở lại Đông Nam Á.
Với cuộc họp lần này, Việt Nam hầu như đạt được nguyện vọng quốc tế hóa Biển Đông bất chấp sự khó chịu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hồ sơ nhân quyền của vẫn là một chướng ngại lớn cho một hình ảnh Việt Nam hợp tác và thân thiện bên trong với chính quyền Obama. Ở bên ngoài tòa nhà Liên Hiệp Quốc và trên đường phố New York, hình ảnh nhà lãnh đạo Việt Nam bị phác họa cùng các nhà nước độc tài như Sudan, Cam Bốt.
Việt Tân đòi thả người
Các hội đoàn và cộng đồng kêu gọi tự do tôn giáo, đặc biệt là chuyện công an đàn áp giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu.
Nhà văn Trần Quán Niệm cho biết năm nào ông cũng đi biểu tình tại Liên Hiệp Quốc.
“Việt Nam tự làm hoen ố hình ảnh bằng những vụ đàn áp giam cầm người dân thì chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình chống đối không những tại Liên Hiệp Quốc mà bất cứ nơi nào mà lãnh tụ cộng sản Việt Nam có mặt trên đất Hoa Kỳ,” ông Trần Quán Niệm bày tỏ thái độ.
Đảng Việt Tân kêu gọi Việt Nam thả 4 đảng viên của họ hiện đang bị bắt giữ.
Một đảng viên của Việt Tân nói: “Đây là quyền tự do biểu đạt ý nguyện của con người, nhà cầm quyền Việt Nam không thể một mặt trấn áp công dân một cách tuỳ tiện, một mặt bước vào một sân chơi lớn với các nguyên thủ của các quốc tự do tại Liên Hiệp Quốc.”
Phát ngôn viên của đảng Việt Tân có mặt trong nhóm biểu tình, ông Hoàng Tứ Duy, tuyên bố sẽ đấu tranh bằng mọi phương pháp để đảng này xuất hiện công khai tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Nói về trường hợp đấu tranh cho những đảng viên bị bắt, “trước đó một ngày, Việt Tân đã vận động mười dân biểu Hoa Kỳ ký tên yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hãy thả người… và làn sóng kêu gọi càng lúc càng nhân rộng,” ông Hoàng Tứ Duy cho biết.
Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
Tuy nhiên, bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Việt Nam lại có màu sắc hơn những năm về trước. Hình ảnh ông Nguyễn Minh Triết đứng bên ông Obama nói lên phần nào sự nồng ấm trong sự phát triển quan hệ với Hoa Kỳ và khối ASEAN, đặc biệt vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đang quan tâm.
Ông Hoàng Tứ Duy, từng là một bình luận gia về vấn đề Việt Nam và Châu Á của The Wall Street Journal, cho biết tình hình Việt Nam gần đây có nhiều điều thú vị. “Về mặt khách quan, Trung Quốc đã tỏ ra quá lố và có những toan tính sai lầm trong cách ứng xử với chính quyền Tổng thống Obama dẫn đến những biến động về ngoại giao.”
Nhưng cũng nhờ những biến động này mà Việt Nam được lợi bất ngờ về chủ đề Biển Đông và những thoả hiệp khác về mặt quốc phòng trong tương lai. Điều này đã khiến Trung Quốc lo lắng.
Dư luận Trung Quốc cũng đang ồn ào rằng Hoa Kỳ đang ra thủ đoạn bao vây Trung Quốc và đang giúp Việt Nam xây dựng lò phản ứng hạt nhân dẫn đến việc chế tạo vũ khí nguyên tử sau này.
“…Làm chính trị thì phải biết dùng thủ đoạn, nhưng việc dùng các “chiến hữu” làm con bài thí để “biểu dương khí thế” là chuyện không thể chấp nhận được …”
Ngày 9/9/2010 đảng Việt Tân đã phổ biến một bản thông báo nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam vừa bắt 4 đảng viên của đảng Việt Tân.
Bản thông báo nói rằng “để ngăn chận những thủ đoạn ngược đãi và khủng bố của nhà cầm quyền CSVN đối với những người này và gia đình của họ”, đảng Việt Tân quyết định công bố tên 4 đảng viên Việt Tân đã bị bắt gồm có:
1. Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, giảng viên Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, bị bắt giữ ngày 13/8/2010 tại Sài Gòn.Thông báo chính thức này đã gây khá nhiều tranh luận. Thông thường, khi một điệp viên hay một tổ chức gián điệp của một quốc gia hoạt động tại ngoại quốc bị phá vỡ, quốc gia đó thường lên tiếng phủ nhận để tránh những rắc rối cho các điệp viên của mình. Chỉ khi nào không còn chối cãi được, họ mới thương lượng để trao đổi. Đối với những tổ chức hoạt động bí mật cũng vậy, khi các thành viên của họ bị bắt, họ không bao giờ lên tiếng xác nhận, vì làm như vậy là tạo bằng chứng cho đối phương trừng phạt những người bị bắt, có khi họ còn lên tiếng phủ nhận. Tại sao đảng Việt Tân lại đi xác nhận các đảng viên hoạt động bí mật của họ bị bắt?
2. Mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, thuộc Hội Thánh Tin Lành Menonite Việt Nam, bị bắt giữ ngày 10/8/2010 tại Sài Gòn.
3. Bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, tiểu thương, bị bắt giữ ngày 10/8/2010 tại Đồng Tháp.
4. Ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, nông dân, bị bắt giữ ngày 18/7/2010 tại Bến Tre.
… Đối với những tổ chức hoạt động bí mật khi các thành viên của họ bị bắt họ không bao giờ lên tiếng xác nhận… |
Đây không phải là lần thứ nhất đảng Việt Tân công nhận những người bị bắt trong nước là đảng viên của họ.
Ngày 19/11/2007 đảng Việt Tân đã đưa ra một thông báo cho biết vào ngày 17/11/2007, đông đảo công an đã bao vây một địa điểm trên đường Tôn Thất Hiệp, phường 13, quận 11, Sài Gòn và bắt giữ 6 người sau đây:
Các đảng viên của đảng Việt Tân:Theo báo CAND ở trong nước, trong số những người bị bắt, có 2 người ở trong nước là Nguyễn Thế Vũ (sinh năm 1977, quê Thanh Hóa, trú tại Phan Thiết, Bình Thuận) và Nguyễn Viết Trung (sinh năm 1980, em ruột Nguyễn Thế Vũ, mở Công ty TNHH Trung Quân tại Phan Thiết).
1. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, quốc tịch Hoa Kỳ
2. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, quốc tịch Pháp
3. Ông Trương Văn Sỹ, quốc tịch Hoa Kỳ
Bên cạnh đó là các ông:
4. Ông Nguyễn Thế Vũ, quốc tịch Việt Nam
5. Ông Nguyễn Viết Trung, quốc tịch Việt Nam
6. Ông Somsak Khunmi, quốc tịch Thái Lan
Những người còn lại là từ nước ngoài về là:
Nguyễn Thị Thanh Vân (bí danh chị Năm Thanh, sinh năm 1956, quốc tịch Pháp).
Trương Leon (bí danh anh Ba, tên gọi khác là Trương Văn Sỹ, sinh năm 1953, quốc tịch Mỹ).
Nguyễn Quốc Quân (bí danh dùng trong tổ chức là Lê Trung, Chu Cảnh Lâm hay Tuấn Anh) là "Ủy Viên Trung Ương" đảng Việt Tân. Nguyễn Quốc Quân dùng hộ chiếu giả của Cam-bốt mang tên Ly Seng, số 01037371, sinh ngày 17/6/1954.
Lương Ngọc Bang (bí danh anh Bảy, tên gọi khác Khunmi Mr Somsak, sinh năm 1940, quốc tịch Thái Lan), tên thật là Nguyễn Quốc Hải, bí danh là Nguyễn Quang Phục, thành viên Mặt trận Hoàng Cơ Minh thời kỳ những năm 1980, có vợ là bà Janta Khantinat, người Thái, và 4 con.
Lực lượng An ninh đã thu giữ tang vật gồm có: gần 7.000 tờ truyền đơn, hơn 8.000 bao thư, 3.775 tem bưu chính, 1.000 đề can in logo của "Việt Tân", trên đó có ghi tần số, giờ phát sóng của đài "Chân trời mới" chống phá Việt Nam.
Ngày 13/5/2008, TAND Sài Gòn đã mở phiên xét xử Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Quốc Hải và Nguyễn Thế Vũ với tội danh khủng bố và đã tuyên phạt Quân 6 tháng tù giam, Hải 9 tháng tù giam và Vũ 5 tháng 26 ngày.
Ngày 4/4/2008 đảng Việt Tân lại ra Thông Cáo Báo Chí số 15 cho biết Công An bắt giữ thêm 3 đảng viên Việt Tân khi họ đi thăm nuôi những đảng viên và cộng tác viên của đảng Việt Tân đang bị giam giữ tại trại giam B-34 thuộc Tổng Cục An Ninh, đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Sài Gòn, đó là: Bà Nguyễn Thị Xuân Trang, 35 tuổi, bác sĩ y khoa, quốc tịch Thụy Sĩ. Anh Mai Hữu Bảo, 38 tuổi, kỹ sư điện tử, quốc tịch Hoa Kỳ. Và anh Nguyễn Tấn Anh, 28 tuổi, giám đốc Cơ Quan Giúp Đỡ Người Khuyết Tật, quốc tịch Úc. Sau đó, Thông Cáo Báo Chí số 16 cho biết Công An bắt 3 người này phải rời Việt Nam trong 48 tiếng đồng hồ.
Đặt vấn đề với đảng Việt Tân
Ngày 9/9/2010, ký giả Việt Long của đài RFA đã phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy (con của ông Hoàng Cơ Định), phát ngôn nhân Đảng Việt Tân, về việc đảng Việt Tân ra thông báo xác định 4 thành viên của họ đã bị bắt, ông Duy trả lời như sau:
"Lý do chúng tôi lên tiếng là tại vì trước sự kiện các anh em Việt Tân bị bắt một cách âm thầm, gia đình của họ bị khủng bố tinh thần và nhà nước VN không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào là tại sao họ bị bắt, thì đảng Việt Tân cảm thấy đây là lúc chúng tôi phải lên tiếng để làm sao vận động dư luận ủng hộ và đòi tự do cho 4 anh chị em này..."
“Đảng Việt Tân sẽ đưa vấn đề tại sao những người này gặp khó khăn ra trước công luận trong và ngoài nước để cho mọi người thấy cái bản chất độc tài của chính quyền cộng sản Việt Nam ngày hôm nay...”
Trong khi đó bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết:
"Thực sự trước đây tôi không biết việc đó. Nhưng tôi là người tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, nhất là ý của chồng tôi. Nếu đó là sự chọn lựa của chồng tôi thì tôi nghĩ rằng anh ấy cũng có lý do của ảnh."
Khi được hỏi liệu lời xác nhận vừa nói của đảng Việt Tân có thể ảnh hưởng ra sao tới tình cảnh của giáo sư Phạm Minh Hoàng, bà Lê Thị Kiều Oanh nhận xét:
"Tôi nghĩ một tổ chức nào đó khi làm một việc gì cũng chắc là có một ý định của họ. Chính quyền VN cho đảng Việt Tân là một tổ chức phản động, và đang cố ghép chồng tôi vào cái tội là tham gia ‘tổ chức phản động Việt Tân để âm mưu lật đổ chính quyền’.
Thì việc đảng Việt Tân lên tiếng nói như vậy, tôi vẫn tôn trọng. Tôi nghĩ là họ có ý gì đó mà thực sự tôi không biết. Nhưng, như tôi nói lúc đầu, là lúc nào tôi cũng tôn trọng ý của người khác, nhất là ý của chồng tôi."
Từ Bến Tre, bà Chuyển, vợ tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm vừa bị bắt, cũng lên tiếng sau khi đảng Việt Tân xác nhận ông Tâm là 1 thành viên của tổ chức này:
“Nói liên quan đảng Việt Tân thì tôi không khẳng định là chồng tôi làm việc đó. Tôi đâu có biết chuyện anh ấy gia nhập đảng Việt Tân. Chúng tôi là nông dân ở tỉnh Bến Tre, bức xúc những vụ đất đai. Chính quyền ở VN lấy hết đất đai của người dân, cho tới mồ mả ông bà họ cũng lấy nữa...”
Chấp sự Nguyễn Mạnh Hùng, đang tạm thời thay thế Mục sư Dương Kim Khải quản nhiệm hội thánh có tên thân mật là “Hội Thánh Chuồng Bò” ở ven sông Saigòn, lên tiếng như sau:
“Nói chung, Mục sư Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm có tham gia đảng Việt Tân hay không thì đó là quyền tự do của mỗi người. Việc người ta có thể tham gia đảng phái nào thì đó là quyền của người ta.
Đúng ra thì bên Tin Lành, Ms Khải cũng là một Mục sư rồi, tôi nghĩ tâm huyết chính của Ms Khải, đời sống của Ms Khải thật sự cũng chỉ để hầu Việc Chúa và tất cả để giúp cho Chúa, dâng hiến cuộc đời còn lại của mình cho Chúa.
Nếu như Ms Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm thật sự là người của đảng Việt Tân, thì tôi nghĩ đảng Việt Tân bên Mỹ cần có trách nhiệm về việc hai người nầy, là người trong đảng, bị bắt. Đảng Việt Tân cần quan tâm đấu tranh cho họ được ra.”
Theo Mục sư Thân Văn Trường, lời tuyên bố vừa nói của phát ngôn viên Việt Tân Hoàng Tứ Duy gây bất lợi không những cho Mục sư Dương Kim Khải, tín hữu Nguyễn Thành Tâm, mà còn cho những người trong Hội Thánh, nói chung. Ông nói:
“Tôi nghĩ rất là bất lợi. Vì theo tôi biết, cộng sản VN luôn bắt những người tham gia đảng phái như vậy và đem ra xử với những bản án rất nặng. Do đó tôi nghĩ đây cũng là việc bất lợi cho Ms Khải, cho tân tín hữu Tâm và cũng bất lợi cho một số Mục sư và anh em trong Hội Thánh của chúng tôi nữa.
Trên một phương diện, theo chỗ tôi biết, thì các Mục sư của Giáo Hội Mennonite có chủ trương không tham gia đảng phái. Cho nên Mục sư Dương Kim Khải tham gia đảng phái như vậy thì cũng không tốt cho Hội Thánh, nói chung.”
Phóng viên Việt Long của đài RFA nhận xét:
“Thưa quý vị, nhận xét của Mục sư Thân Văn Trường khiến người ta liên tưởng tới một số đảng viên Việt Tân từng bị nhà cầm quyền VN bắt giữ. Trong số này, những người có quốc tịch ngoại quốc thường lâm vào vòng lao lý một thời gian ngắn rồi bị trục xuất, trong khi những đảng viên Việt Tân là dân trong nước thì lãnh những án tù dài lâu.”
Chỉ muốn “biểu dương khí thế”!
Chúng ta nhớ lại ngày 8/2/1941 Nguyễn Ái Quốc vượt biên giới Việt Trung về Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, triệu tập Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ VIII tại Khuổi Mặn, Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, bàn về kế hoạch hành động. Hội Nghị nhìn nhận những bạo động trước đây là sai lầm và phổ biến chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế cấm không được để phong trào cộng sản lộ diện và phải hoạt động dưới danh nghĩa những nhà ái quốc tranh đấu cho độc lập quốc gia. Ai để lộ diện sẽ bị phạt theo tội phản Đảng. Vì thế, Hội Nghị quyết định tái lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) để nấp dưới danh nghĩa này hoạt động.
Nay đảng Việt Tân cũng đang hoạt động bí mật như đảng CSVN ngày xưa và cũng đang bị truy nã, tại sao các đảng viên Việt Tân lại được xuất đầu lộ diện cho nhà cầm quyền CSVN bắt rồi sau đó chính đảng Việt Tân lại công khai “Thưa ông tôi ở bụi này”? Vậy đảng Việt Tân đang có chủ trương gì?
Tài liệu của Công An nói rằng Việt Tân đang có ý định thực hiện “Kế Hoạch Sang Sông" - hay còn gọi là "Đông tiến 7", Việt Báo Việt Nam ngày 27/11/2007 đã viết như sau:
“Khi tổ chức "Đại hội VI" tại Mỹ, tổ chức trên vạch ra kế hoạch Đông Tiến 07 với mục tiêu sẽ công khai tổ chức trong nước để châm ngòi nổ cho việc hình thành các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam trong năm 2007.
“Theo đó, nhóm đã cử các toán “Việt tân hải ngoại” xâm nhập về nước trực tiếp chỉ đạo số cơ sở trong nội địa tiến hành các hoạt động phá rối an ninh, thực hiện các âm mưu tiến hành khủng bố, ám sát cán bộ cấp cao của nhà nước. Tổ chức này còn cử người xâm nhập về nước công khai, cũng như bất hợp pháp qua biên giới Việt Nam-Campuchia để tổ chức kích động đồng bọn ở trong nước tiến hành rải truyền đơn, kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn gây mất ổn định chính trị.”
Nhận định này của báo chí nhà nước cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã nhận ra mục tiêu của nhóm Việt Tân là muốn chứng tỏ đảng Việt Tân đang hoạt động trong nước, nhưng hơi cường điệu. Trong thực tế, đảng Việt Tân chỉ muốn “Biểu dương khí thế” chứ không bao giờ dám chủ trương bạo động. Vì thực chất của đảng Việt Tân ở trong nước không có gì đáng kể nên đảng này mới phải “biểu đương khí thế” bằng những con bài thí từ hải ngoại về hay đang ở trong nước! Những lời giải thích của Hoàng Tứ Duy là không biện minh được.
Việt Tân muốn gì?
Điều 4 của Đảng Quy đảng Việt Tân nói rằng “mục đích của Đảng là phục vụ Tổ Quốc Việt Nam và phục vụ Nhân Dân Việt Nam. Đảng bảo vệ và hưng thịnh Tổ Quốc Việt Nam và Đảng hoạt động trên toàn thế giới”.
Trang nhà của đảng Việt Tân đã ghi chủ trương của đảng Việt Tân như sau:
“Chủ trương đấu tranh của Việt Tân là tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện để xây dựng dân chủ và canh tân Việt Nam. Nghĩa là đấu tranh để ưu tiên chấm dứt chế độ độc tài đang cản trở sức vươn lên của dân tộc và đồng thời tiến hành nỗ lực canh tân theo một tiến trình chọn lọc và tích cực, đáp ứng những khát vọng của dân tộc Việt Nam.”Trên đây chỉ là chiêu bài. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo Việt Tân hiện nay muốn gì?
Chúng ta nhớ lại, sáng 20/1/2006, ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội Việt Nam có nói tại phiên làm việc của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội như sau: ''Nên chọn những Việt kiều về nước công tác, đã có cống hiến lớn cho đất nước làm đại biểu Quốc hội dù họ còn chính kiến này khác''. Theo ông, những Việt kiều được chọn làm đại biểu Quốc hội không qua bầu cử vì ''khó ép họ vào đơn vị bầu cử nào''. Ông dẫn chứng rằng cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946 cũng đã làm như vậy. Nhìn ra nước láng giềng, Trung Quốc cũng dành ghế cho Hoa kiều trong Quốc hội.
Tin này đã làm cho các nhà lãnh đạo Việt Tân phấn khởi. Họ đã họp đại hội để chấn chỉnh lại nội bộ và đường lối, đồng thời gia tăng “biểu dương khí thế” để chờ cơ hội. Nhưng chúng tôi đã nói thẳng với họ rằng nếu cần phải chọn đại biểu Việt kiều để “mở vòng tay lớn”, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chọn trong các hội Việt kiều do họ thành lập ở hải ngoại, chứ không bao giờ chọn những thành phần trong các cộng đồng người Việt chống cộng ở hải ngoại, nên đừng mơ tưởng hảo huyền.
Nay đảng Việt Tân lại công bố chủ trương của họ là: “Đối Đầu Bất Bạo Động để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Động Toàn Dân để canh tân đất nước”.
Trong thực tế, không có dấu hiệu nào cho thấy Việt Tân đang xây dựng các tổ chức “đối đầu bất bạo động” hay xây dựng xã hội dân sự ở trong nước, mà chỉ “biểu dương khí thế” bằng cách để lộ một số người đang tiếp tay cho Việt Tân hay có cảm tình với Việt Tân cho Công An bắt.
Trên Saigon Nhỏ số ra ngày 23.5.2008, dưới đề Chuyện “biểu dương khí thế”, chúng tôi đã đưa ra nhận định như sau:
Về mục tiêu: Việt Tân chỉ nhắm vào những chiếc ghế, tức những chức vụ trong chính quyền, chứ không nhắm xây dựng một xã hội dân sự vững mạnh để loại dần chế độ độc tài và đưa đất nước đi lên...
Về phương thức hành động: Việt Tân chỉ đánh cướp các tổ chức trong cộng đồng (chôm credit) để chứng tỏ Việt Tân có sức mạnh lớn nhất ở hải ngoại, đồng thời thực hiện những màn trình diễn tại quốc nội để chứng minh Việt Tân cũng đang hoạt động ở trong nước.
Chúng tôi đã cảnh cáo các nhà lãnh đạo Việt Tân rằng cả Anh Hai Nhân Quyền lẫn Việt Cộng đều biết rất rõ thực lực của Việt Tân, nên không thể dùng những màn “biểu dương khí thế” như thế để đánh lừa họ. Nói cách khác, Việt Tân không thể bán hàng giả được.
Vậy con đường tốt nhất vẫn là trở về với chính đạo: Không tập trung mọi nỗ lực vào những chiếc ghế muốn chiếm như hiện nay, mà tập trung mọi nỗ lực vào việc xây dựng một xã hội dân sự vững mạnh ở trong nước để tự nó đứng lên làm thay đổi vận mệnh đất nước. Chúng ta chỉ yểm trợ. Công việc này có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm... Nếu thế hệ này làm chưa xong, thế hệ tới sẽ tiếp nối. Đó cũng là chủ trương của Anh Hai Chống Cộng, Anh Hai Nhân Quyền và là Mục Tiêu Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc. Sự nóng vội và đồng hóa chuyện đời người ngắn ngủi với chuyện đất nước sẽ làm hỏng đại cuộc.
Nhưng chúng tôi đã nhận xét rằng đa số các lãnh tụ Việt Tân đều trên 6 bó, họ không muốn chờ lâu như thế. Họ phải “chớp thời cơ”, tuy chuyện đó sẽ không thành.
Làm chính trị thì phải biết dùng thủ đoạn, nhưng việc dùng các “chiến hữu” làm con bài thí để “biểu dương khí thế” là chuyện không thể chấp nhận được.
Lữ Giang
Ngày 21/9/2010
© Thông Luận 2010
– Đảng Việt Tân trúng bẫy Hà Nội? — (RFA)
Gần đây dư luận rất thắc mắc tại sao đảng Việt Tân lại xác nhận 4 thành viên của họ đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân để tìm hiểu thêm vấn đề này.
Xác nhận - nên hay không?
Mặc Lâm: Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân đã dành thời gian cho chúng tôi ngày hôm nay. Thưa ông, trên trang web chính thức của Việt Tân ghi rằng “Phải đợi đến sau khi đảng Việt Tân lên tiếng tố cáo trước công luận, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam mới chịu thú nhận việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng vào ngày 9 tháng 9 vừa qua.” Ông nghĩ sao nếu dư luận cho rằng đây là một hành động chứng tỏ Việt Tân đã trúng bẫy của Hà Nội?Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Dạ thưa chúng tôi quan niệm như thế này, Hà Nội đã thường xuyên bắt giữ rất nhiều người và không bao giờ xét xử hoặc đem ra trước công luận là một thủ đoạn rất nguy hiểm, cách làm việc đó của họ rất tai hại. Có những người bị cầm tù nhiều tháng, có khi nhiều năm mà công luận không hề biết tới để bảo vệ hoặc được xét xử minh bạch, thành ra chúng tôi phải làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới.
Có những người bị cầm tù nhiều tháng, có khi nhiều năm mà công luận không hề biết tới để bảo vệ hoặc được xét xử minh bạch, thành ra chúng tôi phải làm sao cho những người này được dư luận quốc tế biết tới.Mặc Lâm: Bà Lê Thị Kiều Oanh nhiều lần lên tiếng với RFA rằng bà không hề biết chồng bà là GS Phạm Minh Hoàng có dính líu tới Việt Tân. Như vậy, liệu việc xác nhận của Việt Tân có đi ngược lại lời kêu cứu của bà Oanh hay không?
Ô. Đỗ Hoàng Điềm
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Thực sự chúng ta cũng phải thông cảm với hoàn cảnh hết sức là nguy hiểm, khó khăn như ở Việt Nam. Bất cứ người nào tham gia những hoạt động không đồng quan điểm với cộng sản Việt Nam thì dễ dàng gặp khó khăn, đó là chưa kể những việc bắt giữ như chúng ta đã thấy. Việc tham gia Việt Tân là sự chọn lựa của cá nhân người đó và rất nhiều trường hợp gia đình không biết, đó là hậu quả của việc cai trị độc tài độc đảng của cộng sản Việt Nam.
Trong trường hợp này, lời tuyên bố của bà Kiều Oanh không có gì là mâu thuẫn cả. Nó chỉ phản ảnh một thực trạng của xã hội Việt Nam chúng ta khi phải sống trong một cái xã hội bị kềm kẹp, vì thế việc tham gia chính trị ôn hòa cũng không được công nhận, đến độ không thể tiết lộ với người thân chung quanh mình. Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử nặng hay nhẹ một người nào đó không lệ thuộc vào những bằng chứng họ có trong tay hoặc người đó có theo đảng phái nào hay không.
Chúng ta hãy nhìn thí dụ đi, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, phát ngôn nhân của đảng Thăng Tiến Việt Nam phải chịu một bản án là 3 năm tù trong khi đó nhiều người không nằm trong một đảng nào lại nhận những bản án còn nặng nề hơn nữa, thí dụ như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị 6 năm tù. Sau khi cân nhắc như tôi vừa nói lúc nãy thì tôi quyết định phải công bố sự liên hệ của 4 người này đối với đảng Việt Tân để chúng tôi có thể huy động được sự đấu tranh một cách hữu hiệu hơn.
Mặc Lâm: Thưa ông, việc xác định ông Nguyễn Thành Tâm là đảng viên Việt Tân có thể buộc ông này thêm tội xách động quần chúng vì tranh đấu cho dân oan khiếu kiện đông người, hơn nữa chính phủ Việt Nam sẽ gây khó khăn thêm cho những người dân oan từ đây về sau hơn hay không?
Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân. Photo courtesy of viettan.org
Mặc Lâm: Thưa ông, trên nguyên tắc, khi các tổ chức có hoạt động ở nước khác thì thường họ không bao giờ xác nhận người cộng tác với họ vì sợ sự trả thù của nước sở tại, tại sao Việt Tân lại làm khác với nguyên tắc này?
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Bây giờ chúng ta cứ nhìn vào thực trạng Việt Nam đi, không phải riêng về đảng Việt Tân đâu mà có rất nhiều đảng đấu tranh cũng đã từng công khai vinh danh xác nhận những người bị bắt là nhân sự của họ và đã nỗ lực tranh đấu cho họ. Thí dụ như đảng Thăng Tiến Việt Nam, như anh Nguyễn Phong, luật sư Lê Thị Công Nhân và đảng Thăng Tiến Việt Nam không hề chối bỏ sự liên hệ của những người này với đảng của họ.
Luật sư Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức thì Đảng Dân chủ Việt Nam cũng không hề lên tiếng phủ nhận. Trái lại, họ đã chính thức xác nhận những người này là người của họ để tranh đấu một cách hữu hiệu hơn. Một thí dụ nữa như đảng Dân chủ Nhân dân có những người như bác sĩ Lê Nguyên Sang, ông Nguyễn Bắc Truyển hay ông Huỳnh Văn Đạo…thật sự việc mà một số những đảng dân chủ hay đảng chính trị đang đối đầu lại với đảng cộng sản Việt Nam lên tiếng xác nhận những người bị bắt là người của họ đã xảy ra rất nhiều lần.
... nếu nói rằng có một đảng viên Việt Tân xuất hiện trong những nỗ lực hỗ trợ dân oan khiến ngày hôm nay dân oan bị đàn áp nhiều hơn thì điều đó không đúng sự thật.Mặc Lâm: Tất cả những đảng mà ông vừa nêu đều là đảng của những người đấu tranh trong nước, trực tiếp đối diện với nhà cầm quyền Hà Nội. Trong khi đó, đảng Việt Tân lại có bộ chỉ huy ở nước ngoài, cụ thể là tại Mỹ. Khi một tổ chức đảng phái nước khác có hoạt động tại nước mình thì sự cấm đoán của nhà cầm quyền nước sở tại sẽ nặng tay hơn, ông có nghĩ rằng khi đảng Việt Tân tuyên bố có đảng viên hoạt động trong nước như vậy thì sai nguyên tắc của quốc tế hay không, vì mỗi quốc gia có một luật riêng về các hoạt động đảng phái của họ?
Ô. Đỗ Hoàng Điềm
Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Tôi nghĩ rằng lý do chính mà Đảng cộng sản Việt Nam có thái độ khá là gay gắt đối với đảng Việt Tân không phải vì đảng Việt Tân có chi nhánh hoạt động ở ngoài nước Việt Nam, mà lý do chính là những hoạt động của chúng tôi họ không chấp nhận. Có thể họ đánh giá hoạt động của chúng tôi có giá trị, có khả năng hay tầm ảnh hưởng nào đó đối với nhân dân Việt Nam. Dựa trên nền tảng đó họ chọn thái độ đối xử với chúng tôi một cách khó khăn hơn. Trái ngược lại, chính nhờ vào sự hiện diện của đảng Việt Tân khắp nơi trên toàn thế giới kể cả trong nước Việt Nam chúng tôi đã xây dựng được tiếng vang với rất nhiều quốc gia với rất nhiều chính phủ trên toàn thế giới.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cám ơn ông.
- Dân biểu Mỹ kêu gọi VN trả tự do cho các thành viên Việt Tân (VOA).
10 thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ mới gửi một thỉnh nguyện thư tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trong đó nhấn mạnh rằng việc bắt giữ bốn thành viên của Đảng Việt Tân gần đây là ‘không công bằng và không thể chấp nhận được’.
Trong số các dân biểu Hoa Kỳ ký vào thỉnh nguyện thư đề ngày 23/9 có bà Loretta Sanchez và ông Cao Quang Ánh – dân biểu gốc Việt đầu tiên tại Quốc hội Mỹ.
Mới đây, Việt Tân đã lên tiếng khẳng định bốn thành viên của họ đã bị bắt ở Việt Nam là ông Phạm Minh Hoàng, Giảng Viên trường Đại Học Bách Khoa, TPHCM; mục Sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, Hội viên Hội Thánh Mennonite Việt Nam; bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, Tiểu thương; ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, Nông dân.
Bức thư của các dân biểu Mỹ có đoạn nói rằng bốn người này bị bắt ‘chỉ vì thúc đẩy thay đổi chính trị một cách hòa bình cũng như thực thi các quyền con người cơ bản là tham gia các hoạt động chính trị với tư cách thành viên Đảng Việt Tân’.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây nói rằng ông Phạm Minh Hoàng ‘bị bắt và khởi tố bị can vì vì các hành vi, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: ‘Việc bắt giữ được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục và quy định của pháp luật Việt Nam’.
Vừa qua, Việt Tân cho hay, hai dân biểu Canada cũng đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho bốn thành viên trên của Việt Tân.
Chính phủ Việt Nam coi Việt Tân là tổ chức khủng bố, một cáo buộc đảng này luôn bác bỏ đồng thời khẳng định họ hoạt động tranh đấu bất bạo động.--– Dân biểu Mỹ kêu gọi thả thành viên Việt Tân “Thỉnh nguyện thư với chữ ký của các dân biểu Loretta Sanchez, Cao Quang Ánh, Zoe Lofgren, Dan Burton, Gerald Connolly, Daniel Lungren, David Wu, John Culberson, Judy Chu và James McGovern được gửi tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm 23/09″ — (BBC).
Lời của DB Sanchez trên TV Univision gây tranh cãi
Dân biểu liên bang thuộc đảng Dân Chủ, Loretta Sanchez(Santa Ana), mới đây phát biểu trên một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha, nói rằng “the Vietnamese” và những người thuộc đảng Cộng Hòa đang tìm cách lấy ghế của bà ở Quốc Hội.
Trong số các dân biểu Hoa Kỳ ký vào thỉnh nguyện thư đề ngày 23/9 có bà Loretta Sanchez và ông Cao Quang Ánh – dân biểu gốc Việt đầu tiên tại Quốc hội Mỹ.
Mới đây, Việt Tân đã lên tiếng khẳng định bốn thành viên của họ đã bị bắt ở Việt Nam là ông Phạm Minh Hoàng, Giảng Viên trường Đại Học Bách Khoa, TPHCM; mục Sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, Hội viên Hội Thánh Mennonite Việt Nam; bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, Tiểu thương; ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, Nông dân.
Bức thư của các dân biểu Mỹ có đoạn nói rằng bốn người này bị bắt ‘chỉ vì thúc đẩy thay đổi chính trị một cách hòa bình cũng như thực thi các quyền con người cơ bản là tham gia các hoạt động chính trị với tư cách thành viên Đảng Việt Tân’.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây nói rằng ông Phạm Minh Hoàng ‘bị bắt và khởi tố bị can vì vì các hành vi, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: ‘Việc bắt giữ được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục và quy định của pháp luật Việt Nam’.
Vừa qua, Việt Tân cho hay, hai dân biểu Canada cũng đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho bốn thành viên trên của Việt Tân.
Chính phủ Việt Nam coi Việt Tân là tổ chức khủng bố, một cáo buộc đảng này luôn bác bỏ đồng thời khẳng định họ hoạt động tranh đấu bất bạo động.--– Dân biểu Mỹ kêu gọi thả thành viên Việt Tân “Thỉnh nguyện thư với chữ ký của các dân biểu Loretta Sanchez, Cao Quang Ánh, Zoe Lofgren, Dan Burton, Gerald Connolly, Daniel Lungren, David Wu, John Culberson, Judy Chu và James McGovern được gửi tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm 23/09″ — (BBC).
Lời của DB Sanchez trên TV Univision gây tranh cãi
Dân biểu liên bang thuộc đảng Dân Chủ, Loretta Sanchez(Santa Ana), mới đây phát biểu trên một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha, nói rằng “the Vietnamese” và những người thuộc đảng Cộng Hòa đang tìm cách lấy ghế của bà ở Quốc Hội.
Lâu nay em không có dịp quen biết vợ chồng anh chị. Nhưng hôm nay nhân thể em đang viết loạt bài nói về quãng thời gian em bị công an Việt Nam hành hạ, xúc phạm đủ điều lúc em còn ở Việt Nam, em lại nghĩ đến chị và đặc biệt là anh và những gì anh đang phải trải qua. Chắc là mỗi thời khắc, mỗi ngày sắp đến là một sự thách thức ghê gớm cho cả anh ở bên trong và chị ở bên ngoài. Nhưng xin chị tin rằng rồi thì mọi việc cũng sẽ qua và công lý sẽ chiến thắng. Tuy là có thể hơi muộn màng, có những mất mát không có gì bù đắp được, nhưng đổi lại anh và chị đang có những đóng góp mà không phải ai cũng làm được. Và nếu không có những người như anh thì chẳng biết đến khi nào người dân Việt Nam chúng ta mới thật sự có được những quyền lợi, tự do căn bản trong cuộc sống.Nhớ lại cách đây đúng 2 năm về trước em cũng bị công an Việt Nam gọi lên tra hỏi. Không phải một lần, hai lần mà là hai, ba chục lần. Không phải chỉ hỏi han qua loa điều tra xem gốc gác em là ai mà là cố buộc tội em, chụp mũ và ngay cả hăm dọa bằng nhiều lời nói, hành động khác nhau. Ðôi khi nghĩ lại em cứ tưởng mình bị nightmare chứ không phải là chuyện có thật, xoay quanh những con người cũng bằng xương, bằng thịt thật.
Và nó đang xảy ra ngay trong hiện tại chứ không phải là chuyện ngày xửa, ngày xưa của hai, ba mươi năm về trước.
Có khác chăng là vì em không phải là đảng viên của đảng Việt Tân và họ hoàn toàn không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy em đã từng có tham gia vào các đảng phái chính trị vì thế cuối cùng em đã ‘được cho’ trục xuất thay vì bị tống vào nhà giam như anh.
Nếu những hành động lời nói ngang ngược của họ, từ người này được giao sang cho người khác, từ ngày này sang ngày khác, để liên tục khủng bố tinh thần em trong suốt 6 tháng đã làm cho em nhiều lần bị khủng hoảng thì chắc có lẽ sự đối xử của họ đối với anh trong những ngày tháng vừa qua nó còn tệ hơn nhiều. Và chắc chắn là anh đang phải gặp muôn vàn khó khăn hơn em vì suy cho cùng em chỉ bị tra hỏi trong ngày, sau đó được thả về nhà đến hôm sau lên làm việc tiếp, không như anh đã bị họ giam giữ đến hôm nay đã là hơn một tháng.
Thế mới thấy một thể chế đang mong mỏi muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền là thế. Họ có thể bắt người dân bất cứ lúc nào, tra khảo về bất kỳ vấn đề gì mà họ cảm thấy thích, và nếu cần họ có thể giam giữ vài tuần, vài tháng mà không cần trát tòa hay một lời định tội. Chị đang sống ở Việt Nam nên chắc có lẽ chị hiểu nó nhất. Ðó là trên bề mặt mọi việc đều trông có vẻ rất ổn, một xã hội đang lớn mạnh từng ngày, từng giờ, ai muốn làm gì, nói gì cũng được. Nhưng chỉ cần chúng ta chạm vào một thế lực nào đó đang điều khiển mọi hoạt động ở bên dưới, chỉ cần chúng ta có những tư tưởng, hành động mang tính chất xã hội - một xã hội thật sự công bằng, văn minh - thì ngay lập tức chúng ta sẽ bị xét hỏi, giam cầm.
Nếu trước đây em luôn tin tưởng là nếu như tấm lòng của chúng ta ngay thẳng, nếu tâm nguyện duy nhất của chúng ta là muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phú cường thì cuối cùng ai cũng sẽ thấy được điều đó, thì hôm nay rất tiếc em đã không còn nghĩ vậy. Vì em thấy không phải ai cũng có lòng như mình. Và cũng không phải ai cũng có đủ sự tự tin để sống thật với mình. Nhất là đối với những người đang làm cho Bộ Công An Việt Nam.
Sau sáu tháng làm việc với họ, em đã học được một điều là hầu như tất cả mọi người họ đều như nhau. Họ chỉ biết làm việc như một cái máy và không bao giờ để lộ những cảm xúc của họ. Cho dù họ biết hay không biết ý tốt của chúng ta thì họ cũng chỉ muốn và phải làm một điều duy nhất: đó là hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Có thể nói đó là một điều đáng buồn cho chính bản thân họ và gia đình. Vì trên cõi đời này ai cũng chỉ được cho một cơ hội duy nhất để sống thật với mình. Nếu đánh mất nó đi chúng ta chẳng còn gì. Nhưng đối với em đáng buồn hơn cả là thể chế hiện tại ở Việt Nam đã sản sinh ra những người như vậy. Hay nói chính xác hơn là nó buộc mọi người phải sống như vậy nếu muốn sống còn. Trong thời gian sắp tới những khi chị phải tiếp xúc với họ chị nhớ để ý xem em nói có đúng không.
Cũng may cho em là bây giờ cuộc sống của em đã không còn bị công an quấy nhiễu. Từ ngày về Mỹ đến giờ em mới nghiệm ra được một điều là cuộc sống luôn có những thay đổi bất ngờ, ‘được’ hôm nay có thể là ‘mất’ ngày mai. Và ngược lại. Vì thế em mong chị luôn vững lòng tin về những gì chị đã và đang cố gắng làm. Cho chồng chị, cho gia đình chị và cho cả đất nước của chị.
Nếu có thời gian và cần em làm bất cứ điều gì, xin chị đừng ngần ngại viết thư cho em biết.
Cầu chúc chị luôn bình an.
Việt Tân với chiến dịch Vượt tường lửa và An ninh điện tử talawas blog
Theo thông cáo báo chí trên trang web của đảng Việt Tân, nhằm giúp người dân Việt Nam được tự do truy cập Internet, và lưu trữ một cách an toàn các tài liệu trên máy vi tính, đảng Việt Tân giới thiệu trang blog nofirewall.blogspot.com và hai tài liệu Cách thức vượt thoát kiểm duyệt Internet và An ninh điện tử và bảo vệ đời tư cho những nhà đấu tranh nhân quyền.
Theo thông cáo này, những hướng dẫn của hai tài liệu nói trên có thể giúp người dân biết cách xóa bỏ những dữ kiện hay tài liệu chứa trong máy mà công an có thể dùng làm lý cớ buộc tội, và ngoài ra cũng có những hướng dẫn hữu ích khác như giữ tài liệu ở dạng chỉ chủ nhân mới đọc được hay phòng chống việc lén cài đặt các mã độc vào máy vi tính.
Việt Tân 'Xuất hiện công khai ở Việt Nam'
<<<::: dù sao thì 'danh có chính thì ngôn mới thuận', Hiến pháp VN không cấm thành lập Đảng khác ngoài ĐCS. Việt Tân công khai theo ttngbt là cách làm đúng. ttngbt còn nhớ ô Đào Hiếu than thở cô đơn, gần đây Bs Hồ Hải cũng vậy .... Tại sao vậy, vì phương thức chia để trị, khi cấm tụ tập đông người, khi cấm khiếu kiện nhiều người .. >>Phỏng vấn ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, chủ tịch Ðảng Việt Tân--Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
NV: Trở lại câu hỏi của chúng tôi, đảng Việt Tân có chủ trương công khai hóa hoạt động của mình tại Việt Nam không?
Ông Ðỗ Hoàng Ðiềm: Ðể trả lời câu hỏi đó, chúng tôi phải nói rằng, hôm nay chúng ta sẽ dựa vào sức mạnh nào để có thể đối chọi lại khả năng bạo lực cũng như hệ thống cầm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu trả lời khá là hiển nhiên: chúng ta chỉ có một phương tiện, một sức mạnh duy nhất, là sức mạnh của đại khối quần chúng người Việt ở trong nước, đó là sức mạnh của dân tộc Việt Nam và để có thể huy động được sức mạnh của quần chúng, của đám đông, của cả đại khối dân tộc Việt Nam chống lại ách cai trị độc tài của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, chỉ có môi trường và hoàn cảnh hoạt động công khai.
Chỉ khi nào những lực lượng dân chủ, những tổ chức đấu tranh, những đảng chính trị đối lập với đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện công khai, hoạt động công khai, thì lúc ấy, trong môi trường công khai ấy, chúng ta mới có khả năng và điều kiện để huy động quần chúng tham gia. Quần chúng không ai lại có thể tham gia một tổ chức bí mật, không nhìn thấy được, không biết được tổ chức đó là ai, gồm những ai, làm những gì thì làm sao tổ chức đó có thể huy động được đám đông. Với suy nghĩ đó, câu trả lời hiển nhiên là không riêng gì đảng Việt Tân, chúng ta thấy rõ trong những năm gần đây, rất nhiều tổ chức chính trị đã xuất hiện công khai ở Việt Nam để tranh đấu chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Gia đình của một dân oan viết thư kêu cứu
Trong bức thư đề ngày 14 tháng 9, bà Bùi Thị Nữ ở Đồng Tháp cho biết con gái bà là Trần Thị Thúy đã bị công an bắt giữ ngày 10/8 qua và mãi đến ngày 20/8 họ mới được cơ quan an ninh thông báo là cô Thúy bị tạm giam với lý do vi phạm điều 79 bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Theo lời bà Bùi Thị Nữ, từ năm 1992 đến nay, gia đình bà đã khiếu kiện để đòi lại mảnh đất bị chính quyền địa phương cưỡng chiếm và đã nhiều lần cô Trần Thị Thúy đã ra tận ngoài Bắc để khiếu kiện, nhưng chưa được trả lời. Không những thế, gia đình bà còn bị chính quyền làm khó dễ trong sinh hoạt đạo pháp với tư cách tín đồ Phật giáo Hoà Hảo.
Cô Trần Thị Thúy là một trong bốn người mà Đảng Việt Tân thông báo là đảng viên của đảng này bị bắt giữ. Ba người kia là giáo sư Phạm Minh Hoàng, bị bắt tại Sài Gòn ngày 13/8, mục sư Dương Kim Khải, bị bắt 10/8 tại Sài Gòn và ông Nguyễn Thành Tâm, cũng là một dân oan, bị bắt tại Bến Tre ngày 18/7.
VN nói về vụ bắt ông Phạm Minh HoàngCô Trần Thị Thúy là một trong bốn người mà Đảng Việt Tân thông báo là đảng viên của đảng này bị bắt giữ. Ba người kia là giáo sư Phạm Minh Hoàng, bị bắt tại Sài Gòn ngày 13/8, mục sư Dương Kim Khải, bị bắt 10/8 tại Sài Gòn và ông Nguyễn Thành Tâm, cũng là một dân oan, bị bắt tại Bến Tre ngày 18/7.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc bắt giữ giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng là hoàn toàn "đúng quy định pháp luật".
Tai cuộc họp báo thường lệ, bà Nguyễn Phương Nga đã trả lời câu hỏi về việc bắt tạm giam ông Hoàng hồi giữa tháng trước.
Người phát ngôn Việt Nam nói cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an "đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Minh Hoàng vì các hành vi, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
"Việc bắt giữ được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục và quy định của pháp luật Việt Nam."
Bà Nga cũng cho hay quá trình điều tra vẫn đang được tiến hành.
Theo luật tố tụng hình sự của Việt Nam, quá trình tạm giam để điều tra tối đa là bốn tháng, nhưng có thể được gia hạn nếu cơ quan điều tra cần thêm thời gian.
Ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên khoa toán Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, bị bắt hôm 13/08 tại tư gia.
Mới đây đảng Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt ở hải ngoại mà chính phủ trong nước coi là tổ chức khủng bố, đã lên tiếng nhận ông Hoàng là thành viên của mình.
Đảng này cũng nói cùng đợt với ông Hoàng có ba đảng viên Việt Tân khác ở Việt Nam bị bắt.
Tuy nhiên, Việt Tân bác bỏ rằng họ có liên quan khủng bố.
Thông cáo của đảng này viết: "''Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa, bất bạo động vào tội Hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.''
Phản ứng của thân nhân những người bị bắt ở VN về tuyên bố của đảng Việt Tân Thanh Quang, phóng viên RFA 2010-09-11
Hôm thứ Năm (09/09/10), phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ, ông Hoàng Tứ Duy, chính thức xác nhận 4 người đang bị giam cầm, gồm giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải thuộc “Hội Thánh Chuồng Bò”, tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm và bà Trần Thị Thúy là những thành viên của đảng Việt Tân.
Câu hỏi được nêu lên là lời tuyên bố đó gây phản ứng ra sao trong số thân nhân, chức sắc, tín hữu Hội Thánh Tư gia “Chuồng Bò” ?
Thưa quý vị, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Năm, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên đảng Việt Tân trụ sở tại Hoa Kỳ trước hết cho biết 4 thành viên của Việt Tân đang bị VN giam giữ hiện giờ gồm giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Saigòn, Mục sư Dương Kim Khải, Quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Tư gia, còn có tên thân mật là “Hội Thánh Chuồng Bò”, tân tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm ở Bến Tre, và tiểu thương Trần Thị Thúy.
Ông Hoàng Tứ Duy đề cập tới lý do đảng Việt Tân công khai hóa tư cách thành viên của những người này:
"Lý do chúng tôi lên tiếng là tại vì trước sự kiện các anh em Việt Tân bị bắt một cách âm thầm, gia đình của họ bị khủng bố tinh thần và nhà nước VN không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào là tại sao họ bị bắt, thì đảng Việt Tân cảm thấy đây là lúc chúng tôi phải lên tiếng để làm sao vận động dư luận ủng hộ và đòi tự do cho 4 anh chị em này."
Trước lời tuyên bố xác nhận tư cách thành viên đảng Việt Tân của số người vừa nói, chúng tôi tìm hiểu phản ứng của thân nhân và đạo hữu của những người này.
Quyền tự do bày tỏ chính kiến
Giáo sư Phạm Minh Hoàng lúc giảng dạy cho sinh viên trước đây. Photo courtesy of TTXVA. Từ Sàigòn, bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết: "Thực sự trước đây tôi không biết việc đó. Nhưng tôi là người tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, nhất là ý của chồng tôi. Nếu đó là sự chọn lựa của chồng tôi thì tôi nghĩ rằng anh ấy cũng có lý do của ảnh."Khi được hỏi liệu lời xác nhận vừa nói của đảng Việt Tân có thể ảnh hưởng ra sao tới tình cảnh của giáo sư Phạm Minh Hoàng, bà Lê Thị Kiều Oanh nhận xét:
"Tôi nghĩ một tổ chức nào đó khi làm một việc gì cũng chắc là có một ý định của họ. Chính quyền VN cho đảng Việt Tân là một tổ chức phản động, và đang cố ghép chồng tôi vào cái tội là tham gia “tổ chức phản động Việt Tân để âm mưu lật đổ chính quyền”.
Thì việc đảng Việt Tân lên tiếng nói như vậy, tôi vẫn tôn trọng. Tôi nghĩ là họ có ý gì đó mà thực sự tôi không biết. Nhưng, như tôi nói lúc đầu, là lúc nào tôi cũng tôn trọng ý của người khác, nhất là ý của chồng tôi."
Bà Kiều Oanh khẳng định chồng bà vô tội, và nhân tiện kêu gọi các tổ chức nhân quyền thế giới giúp can thiệp với chính phủ VN để chồng bà được sớm đoàn tụ với gia đình.
“Tôi được biết VN đã ký vào 2 văn kiện rất quan trọng: Văn kiện thứ nhất là Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và văn kiện thứ hai là Hiệp ước về Quyền Dân sự và Chính trị. Tôi nghĩ khi VN đã ký 2 văn kiện quan trọng như vậy, tức đã có sự cam kết, thì VN nên giữ đúng với lời cam kết đó.
Việc chồng tôi cho dù có tham gia một đảng phái nào, cho tới bây giờ tôi vẫn nghĩ là anh ấy vô tội. Vì tôi biết chồng tôi là người đấu tranh chống tiêu cực, lúc nào cũng với thái độ hết sức ôn hòa. Bằng chứng là cho tới nay việc làm của anh ấy chỉ đơn giản là viết những bài báo dưới bút danh Phan Kiến Quốc.
Việc chồng tôi cho dù có tham gia một đảng phái nào, cho tới bây giờ tôi vẫn nghĩ là anh ấy vô tội.Tôi nghĩ chẳng lẽ việc anh ấy viết những bài báo nói lên suy nghĩ của mình, về vấn đề xã hội, đất nước VN, thì phải chăng đó là âm mưu lật đổ chính quyền như cơ quan an ninh điều tra đang gán tội đó cho chồng tôi? Tôi muốn kêu gọi mọi tổ chức nhân quyền thấy sự việc của chồng tôi là một nỗi oan ức, thì lên tiếng nói để giúp gia đình chúng tôi sớm đoàn tụ.”
Bà Lê Thị Kiều Oanh
Thưa quý vị, từ Bến Tre, bà Chuyển, vợ tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm vừa bị bắt, cũng lên tiếng sau khi đảng Việt Tân xác nhận ông Tâm là 1 thành viên của tổ chức này:
“Nói liên quan đảng Việt Tân thì tôi không khẳng định là chồng tôi làm việc đó. Tôi đâu có biết chuyện anh ấy gia nhập đảng Việt Tân. Chúng tôi là nông dân ở tỉnh Bến Tre, bức xúc những vụ đất đai.
Chính quyền ở VN lấy hết đất đai của người dân, cho tới mồ mả ông bà họ cũng lấy nữa. Họ còn gạt gẫm anh Tâm phải đóng tiền đo đạt. Rồi mới gạt nữa hồi tháng 10 năm 2009 khiến anh ấy bức xúc quá mới lên Saigòn nhờ Mục sư Dương Kim Khải tư vấn giấy tờ.
Theo ý của tôi – của một người dân, tôi cũng muốn dư luận thấy nỗi bức xúc của người dân mà lên tiếng giúp. Tôi là người dân, tôi muốn làm sao ở đất nước VN, người dân phải có nhân quyền. Và tài sản của người dân ở VN thì giới cầm quyền phải trả cho nông dân VN, trả cho nông dân ở tỉnh Bến Tre.”
Mục sư Dương Kim Khải sau khi rời nhà tù vào năm 2006. Photo courtesy of lenduong.net. Liên quan trường hợp MS Dương Kim Khải và tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm, Chấp sự Nguyễn Mạnh Hùng, đang tạm thời thay thế MS Khải quản nhiệm hội thánh có tên thân mật là “Hội Thánh Chuồng Bò” ở ven sông Saigòn, lên tiếng như sau:
“Nói chung, Mục sư Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm có tham gia đảng Việt Tân hay không thì đó là quyền tự do của mỗi người. Việc người ta có thể tham gia đảng phái nào thì đó là quyền của người ta.
Đúng ra thì bên Tin Lành, MS Khải cũng là một Mục sư rồi, tôi nghĩ tâm huyết chính của MS Khải, đời sống của MS Khải thật sự cũng chỉ để hầu Việc Chúa và tất cả để giúp cho Chúa, dâng hiến cuộc đời còn lại của mình cho Chúa.
Dù trong hoàn cảnh rất khó khăn, nhất là MS mới ở tù về, nhưng MS rất quan tâm đến đời sống tâm linh của anh em. MS đã đưa từ đời sống tâm linh vào đời sống thực tế của các anh em Cơ Đốc nhân rất nhiều. Hơn nữa MS cũng đã giúp đỡ dân oan trong vấn đề khiếu kiện đất đai.
Nếu như MS có tham gia đảng Việt Tân, thì điều đó cũng là nhằm đấu tranh để làm sao người dân VN có được nhân quyền như hiến pháp VN thừa nhận. Đối với anh em chúng tôi trong Hội Thánh, khi nhận được tin này thì, nói chung, chúng tôi không phản ứng gì cả, vì đó là quyền của mỗi người.”
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề cập tới trách nhiệm của đảng Việt Tân sau lời công bố vừa nói, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền VN trả tự do cho MS Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm.
Nói chung, Mục sư Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm có tham gia đảng Việt Tân hay không thì đó là quyền tự do của mỗi người.“Nếu như MS Dương Kim Khải và tín hữu Nguyễn Thành Tâm thật sự là người của đảng Việt Tân, thì tôi nghĩ đảng Việt Tân bên Mỹ cần có trách nhiệm về việc hai người nầy, là người trong đảng, bị bắt. Đảng Việt Tân cần quan tâm đấu tranh cho họ được ra.
Chấp sự Nguyễn Mạnh Hùng
Trong khi đó, nhà nước VN cũng phải thấy được việc người ta tham gia đảng Việt Tân là không phạm tội. Vì theo pháp luật VN, cũng như VN đã ký kết với công ước quốc tế, công dân có quyền tự do bày tỏ chính kiến, tham gia đảng phái. Điều 9 của Hiến pháp VN quy định rõ ràng là công dân VN có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp và lập hội…
Do đó nhà nước VN cần xem xét lại để nhanh chóng thả MS Khải với tín hữu Tâm, là anh em Cơ Đốc nhân của chúng tôi. Về phía tôn giáo của chúng tôi, thì anh em trong Hội Thánh và Hội Thánh Mennonite VN vẫn lên tiếng đấu tranh theo góc độ tôn giáo.”
Gây bất lợi cho người bị bắt
Mục sư Thân Văn Trường. RFA file photo. Diễn biến vừa nói khiến MS Thân Văn Trường, Cố vấn “Hội Thánh Chuồng Bò” lên tiếng như sau:“Thưa, tôi cảm thấy đột ngột khi được tin MS Khải là đảng viên đảng Việt Tân. Nhưng theo quan điểm của tôi, tôi nghĩ rằng MS Dương Kim Khải cũng là một công dân VN nên việc ông có quả thực tham gia đảng Việt Tân thì cũng bình thường thôi. Cũng như người ta vào đảng CS cũng là việc bình thường nếu ai muốn vào phải phù hợp với điều lệ của đảng ấy.
Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường. Một việc không bình thường là công an đã bắt MS Dương Kim Khải với lý do tham gia đảng Việt Tân. Tôi phản đối lệnh bắt đó.”
Nhưng, theo MS Thân Văn Trường, thì tuyên bố vừa nói của phát ngôn viên Việt Tân Hoàng Tứ Duy gây bất lợi không những cho MS Dương Kim Khải, tín hữu Nguyễn Thành Tâm, mà còn cho những người trong Hội Thánh, nói chung.
Tôi nghĩ rất là bất lợi. Vì theo tôi biết, cộng sản VN luôn bắt những người tham gia đảng phái như vậy và đem ra xử với những bản án rất nặng.“Tôi nghĩ rất là bất lợi. Vì theo tôi biết, cộng sản VN luôn bắt những người tham gia đảng phái như vậy và đem ra xử với những bản án rất nặng. Do đó tôi nghĩ đây cũng là việc bất lợi cho MS Khải, cho tân tín hữu Tâm và cũng bất lợi cho một số Mục sư và anh em trong Hội Thánh của chúng tôi nữa.
MS Thân Văn Trường
Trên một phương diện, theo chỗ tôi biết, thì các Mục sư của Giáo Hội Mennonite có chủ trương không tham gia đảng phái. Cho nên Mục sư Dương Kim Khải tham gia đảng phái như vậy thì cũng không tốt cho Hội Thánh, nói chung.”
Thưa quý vị, nhận xét của MS Thân Văn Trường khiến người ta liên tưởng tới một số đảng viên Việt Tân từng bị nhà cầm quyền VN bắt giữ. Trong số này, những người có quốc tịch ngoại quốc thường lâm vào vòng lao lý một thời gian ngắn rồi bị trục xuất, trong khi những đảng viên Việt Tân là dân trong nước thì lãnh những án tù dài lâu.
Phát ngôn viên Đảng Việt Tân trả lời phỏng vấn RFA
Đảng Việt Tân vừa phổ biến thông cáo xác nhận 4 đảng viên của họ đã bị bắt tại Việt nam. Người bị bắt gần đây nhất và gây nhiều chú ý là giáo sư Phạm Minh Hoàng, giảng viên Đại Học Bách Khoa Sài Gòn.
Chính trị: Việt Tân thông báo giáo sư Phạm Minh Hoàng là thành viên của tổ chức này (RFI 9-9-10) -- Việt Tân lên tiếng sau các vụ bắt bớ (BBC 9-9-10)
Việt Tân
VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****
Ngày 9 tháng 9 năm 2010Thông Báo
Nhà Cầm Quyền Việt Nam Bắt Giữ Bốn Đảng Viên Đảng Việt Tân
Trong thời gian qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã gia tăng mức độ xiết chặt xã hội. Nhiều người đã bị bắt một cách âm thầm. Trong số đó, có những người bị gán ghép vào tội "âm mưu lật đổ chính quyền" vì cho rằng họ liên hệ với đảng Việt Tân. Công luận Việt Nam và quốc tế đã và đang mạnh mẽ lên án chiến dịch trấn áp này của nhà cầm quyền CSVN.
Sau một thời gian theo dõi sự việc, để ngăn chận những thủ đoạn ngược đãi và khủng bố của nhà cầm quyền CSVN đối với những người này và gia đình của họ, đảng Việt Tân quyết định công bố trước công luận về 4 đảng viên Việt Tân đã bị bắt giữ trong thời gian qua, bao gồm:
- Ông Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, Bà Trần Thị Thúy, Ông Nguyễn Thành Tâm
2. Mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, thuộc Hội Thánh Tin Lành Menonite Việt Nam, bị bắt giữ ngày 10/8/2010 tại Sài Gòn.
3. Bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, tiểu thương, bị bắt giữ ngày 10/8/2010 tại Đồng Tháp.
4. Ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, nông dân, bị bắt giữ ngày 18/7/2010 tại Bến Tre.
Ông Phạm Minh Hoàng là một trí thức yêu nước, đầy tâm huyết đối với các thế hệ trẻ. Ngoài những kiến thức khoa học, ông còn truyền đạt cho sinh viên những kỹ năng làm thăng tiến xã hội và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc. Ông đã tích cực tham gia vào việc khẳng định chủ quyền của đất nước tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phản đối việc cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây nguyên; và luận bàn về những vấn đề của đất nước với bút danh Phan Kiến Quốc.
Mục sư Dương Kim Khải là một người hết lòng đem đạo vào đời, sống phục vụ tha nhân bất kể những nghịch cảnh và khó khăn của riêng mình. Ngoài việc chăm lo đời sống tâm linh cho các đạo hữu, ông luôn tích cực giúp đỡ bà con dân oan thuộc mọi tôn giáo tại Bến Tre và Đồng Tháp trên đường gian nan đi khiếu kiện suốt gần 10 năm qua.
Ông Nguyễn Thành Tâm và bà Trần Thị Thúy là những người dân oan đã kiên trì khiếu kiện để đòi lại công lý cho bản thân mình và cho nhiều bà con dân oan khác tại Bến Tre và Đồng Tháp suốt 20 năm qua.
Từ những dữ kiện này, đảng Việt Tân long trọng xác định:
• Nỗ lực của 4 đảng viên Việt Tân nói trên, cũng như của mọi đảng viên Việt Tân đang hoạt động trên khắp nẻo đường đất nước, là những đóng góp đầy nhân bản để xây lại tình liên đới và trách nhiệm giữa những con người — bước đầu của Xã Hội Dân Sự và nền móng dân chủ bền vững cho đất nước.
• Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa, bất bạo động vào tội "hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.
• Tham gia đảng phái và hoạt động chính trị ôn hòa là những quyền căn bản của con người được bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công nhận và Việt Nam đã ký kết thi hành. Do đó, việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ những người này chỉ vì họ là đảng viên Việt Tân là điều không thể chấp nhận được.
Để tranh đấu cho những người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm, bao gồm cả 4 đảng viên Việt Tân, đồng thời làm sáng tỏ trước công luận những việc làm sai trái của nhà nước CSVN, đảng Việt Tân:
• Thách thức nhà cầm quyền CSVN hãy chứng minh tại sao việc đào tạo thế hệ trẻ, bảo vệ chủ quyền đất nước và môi sinh, thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tranh đấu cho quyền sống của dân oan và công bằng xã hội lại là “âm mưu lật đổ chính quyền”.
• Thách thức nhà cầm quyền CSVN tạo diễn đàn để đồng bào dân oan có thể trình bầy những oan ức của họ mà không bị trù dập, để những người quan tâm đến hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc có thể tranh đấu cho đất nước mà không bị bắt bớ, và để những ai không đồng quan điểm với đảng CSVN có thể tự do hoạt động ôn hoà mà không bị khủng bố bởi guồng máy bạo lực của chế độ.
Đảng Việt Tân chân thành cảm tạ sự quan tâm hỗ trợ và can thiệp của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan truyền thông và cộng đồng quốc tế nhằm áp lực nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho 4 đảng viên Việt Tân nói trên và tất cả các nhà dân chủ đang bị giam giữ.
Đảng viên Việt Tân ở khắp mọi nơi sẽ vẫn tiếp tục con đường Đấu Tranh Bất Bạo Động để sớm chấm dứt các khổ đau của đồng bào, phát huy sức mạnh của dân tộc, và cùng nhau canh tân đất nước trong dân chủ, công lý, và công bằng.
Ngày 9 tháng 9 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
Việt Tân lên tiếng sau các vụ bắt bớ (BBC 9/9)
Lá thư kêu cứu thứ hai của vợ giáo sư Phạm Minh Hoàng
Vào ngày 6 tháng 9 vừa qua, thêm một lá thư kêu cứu được công khai từ bà Lê Thị Kiều Oanh về tình hình giam giữ người chồng của bà là giáo sư Phạm Minh Hoàng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Hôm nay, nhiều hãng thông tấn nước ngoài đã trích đăng thông báo của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, tức Việt Tân, liên quan đến việc một số thành viên của tổ chức này vừa bị chính quyền Việt Nam bắt giữ. Trong danh sách những người này, có giáo sư Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Sài Gòn.Ông Hoàng đã bị công an Việt Nam bắt giữ từ ngày 13/08/2010 tại Sài Gòn. Như tin chúng tôi đã đưa, ngày 06/09/2010, bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ của giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết là công an vừa chuyển tới bà thông báo bắt tạm giam giáo sư Hoàng trong vòng 4 tháng, với lý do giáo sư Hoàng tham gia tổ chức Việt Tân nhằm lật đổ chính quyền.Theo hãng tin Đức DPA, lúc đầu, giáo sư Hoàng và vợ đều không thừa nhận ông Hoàng là thành viên của Việt Tân.
Đảng này tuyên bố là tiến hành các hoạt động phi bạo lực nhưng chính quyền Việt Nam coi đây là một tổ chức khủng bố.
Bản thông báo của Việt Tân còn cho biết danh tánh ba thành viên khác của tổ chức này cũng vừa bị bắt. Đó là mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, thuộc Hội Thánh Tin Lành Menonite Việt Nam, bị bắt ngày 10/08, tại Sài Gòn, bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, bị bắt ngày 10/08, tại Đồng Tháp và ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, nông dân, bị bắt từ ngày 18/07/2010 tại Bến Tre.
Theo nhận định của hãng tin DPA, chính phủ Việt Nam thường tiến hành các chiến dịch bắt giữ những nhà hoạt động chính trị đối lập trong giai đoạn trước khi có Đại hội đảng Cộng sản. Vào quý một năm tới, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 11.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà ly khai Việt Nam đã bị bắt vì đã chỉ trích chính phủ cho Trung Quốc thực hiện dự án khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên hoặc chỉ vì lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Ngày 17/ 8, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi lực lượng công an ngăn chặn không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá chế độ.
Cũng trong ngày hôm nay, tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Reporters Sans Frontières – RSF, đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho giáo sư Phạm Minh Hoàng. RSF lên tiếng trong vụ này bởi vì giáo sư Hoàng cũng là một blogger.
Do giáo sư Phạm Minh Hoàng có quốc tịch Pháp, tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu chính quyền Việt Nam nhanh chóng cho phép đại diện lãnh sự Pháp được quyền đến gặp giáo sư Hoàng.
Trong thông cáo hôm nay, tổ chức Phóng viên Không Biên giới còn nhắc lại rằng nhân dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua, nhiều blogger và nhà báo đã không được chính quyền ân xá mặc dù trước đó, ngày 20/7, RSF đã gửi thư tới thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nêu tên 19 người hiện bị cầm tù chỉ vì đã bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Đảng này tuyên bố là tiến hành các hoạt động phi bạo lực nhưng chính quyền Việt Nam coi đây là một tổ chức khủng bố.
Bản thông báo của Việt Tân còn cho biết danh tánh ba thành viên khác của tổ chức này cũng vừa bị bắt. Đó là mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, thuộc Hội Thánh Tin Lành Menonite Việt Nam, bị bắt ngày 10/08, tại Sài Gòn, bà Trần Thị Thúy, 39 tuổi, bị bắt ngày 10/08, tại Đồng Tháp và ông Nguyễn Thành Tâm, 57 tuổi, nông dân, bị bắt từ ngày 18/07/2010 tại Bến Tre.
Theo nhận định của hãng tin DPA, chính phủ Việt Nam thường tiến hành các chiến dịch bắt giữ những nhà hoạt động chính trị đối lập trong giai đoạn trước khi có Đại hội đảng Cộng sản. Vào quý một năm tới, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 11.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà ly khai Việt Nam đã bị bắt vì đã chỉ trích chính phủ cho Trung Quốc thực hiện dự án khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên hoặc chỉ vì lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Ngày 17/ 8, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi lực lượng công an ngăn chặn không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá chế độ.
Cũng trong ngày hôm nay, tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Reporters Sans Frontières – RSF, đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho giáo sư Phạm Minh Hoàng. RSF lên tiếng trong vụ này bởi vì giáo sư Hoàng cũng là một blogger.
Do giáo sư Phạm Minh Hoàng có quốc tịch Pháp, tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu chính quyền Việt Nam nhanh chóng cho phép đại diện lãnh sự Pháp được quyền đến gặp giáo sư Hoàng.
Trong thông cáo hôm nay, tổ chức Phóng viên Không Biên giới còn nhắc lại rằng nhân dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua, nhiều blogger và nhà báo đã không được chính quyền ân xá mặc dù trước đó, ngày 20/7, RSF đã gửi thư tới thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nêu tên 19 người hiện bị cầm tù chỉ vì đã bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Hanoi(dpa) - A banned Vietnamese exile political party acknowledged Thursday that a dissident arrested last month on political charges belonged to its organization.
Pham Minh Hoang, 55, a French-educated math professor, was arrested in Ho Chi Minh City on August 13.
According to his wife Le Thi Kim Oanh, police accused him of belonging to the Viet Tan Party, an exile political party that advocates multiparty democracy in Vietnam.
Hoang and Oanh initially denied he belonged to Viet Tan. But in a press release distributed Thursday by Viet Tan's office in Washington, the group said Hoang was one of four of its members arrested in Vietnam this summer.
Hoang had written internet posts under a pen name criticizing the Vietnamese government. Oanh said police had accused him of violating Article 79 of Vietnam's legal code, which bars 'activities aimed at overthrowing the government.'
Viet Tan says it engages in non-violent activism, but the Vietnamese government considers it a terrorist organization.
'Accusing citizens who are promoting peaceful political change of 'aiming to overthrow the socialist government' or any other crime under the penal code of Vietnam is baseless and anti-democratic,' the Viet Tan press release said.
The group said three other members had been arrested in July and August. Duong Kim Khai, 52, is a pastor in the Mennonite Church. Tran Thi Thuy, 39 years old, is a merchant, and Nguyen Thanh Tam, 57 years old, is a farmer.
Vietnam's communist government often steps up arrests of political activists in the period preceding the Communist Party congress, which takes place once every five years. The next one is slated for the first quarter of 2011.
Most of the dissidents arrested in recent years have criticized policy on Chinese-run bauxite mines in Vietnam's Central Highlands, or have advocated stronger Vietnamese claims to the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea, disputed by China.
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung on August 17 called on police to ensure no alternative political parties are formed that might threaten the control of the communist government.
VRNs (07.09.2010) – Sài Gòn – Tối ngày 06.09.2010 sau khi biết tin giáo sư Phạm Minh Hoàng bị chính thức tạm giam 4 tháng để điều tra về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Và sau 24 ngày bị tạm giam mà luật sư bào chữa vẫn chưa tiếp xúc được với thân chủ cũng như hồ sơ vụ việc.
Việc luật sư bào chữa chưa được phép gặp thân chủ có đúng quy định của pháp luật hiện hành? Và việc giáo sư Hoàng viết báo trên blog và cho đảng Việt Tân có bị coi là phạm pháp?
Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau giữa Thomas Việt với tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.
Thomas Việt: Tiến sĩ có ý kiến gì về việc giáo sư Phạm Minh Hoàng bị tạm giam 4 tháng để điều tra theo điều 79 bộ luật hình sự?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi cũng chưa biết nội dung tạm giam giáo sư Hoàng theo điều 79 là như thế nào?! Gia đình giáo sư phải hỏi lý do cụ thể, chứ nói không như thế thì không bình luận được. Ví dụ họ nói theo điều 79 thì phải nói là tại sao giáo sư Hoàng bị tạm giam theo điều 79, bị khởi tố hình sự về “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”?! Có những chứng cứ nào? Công an phải đưa ra chứng cứ, nếu không có thì gia đình giáo sư phải hỏi họ đầu tiên.
Thomas Việt: Em có hỏi chị Oanh, vợ giáo sư Hoàng, thì cơ quan điều tra chưa đưa ra được chứng cứ nào cả.
TS Cù Huy Hà Vũ: Thế thì ngay bây giờ gia đình mời luật sư bào chữa đi. Ngay từ giai đoạn điều tra luật sư có quyền tiếp xúc với giáo sư Hoàng mà! Luật sư bào chữa phải làm chức năng của mình là vào gặp giáo sư Hoàng để biết rõ. Đó là công việc của luật sư bào chữa. Luật sư phải yêu cầu cơ quan điều tra vào gặp giáo sư Hoàng hỏi cho ra lẽ.
Thomas Việt: Luật sư Hải, luật sư bào chữa, cho đến giờ, 24 ngày rồi, vẫn chưa tiếp xúc được với hồ sơ của giáo sư Hoàng.
TS Cù Huy Hà Vũ: Luật sư Hải phải đấu tranh theo đúng quy định của pháp luật, đòi phải được tiếp xúc hồ sơ, đòi được gặp giáo sư Hoàng. Một luật sư phải làm được việc đấy nhé!
Thomas Việt: Họ vừa đưa ra quyết định tạm giam 4 tháng vì có âm mưu lật đổ, họ nói như vậy thôi.
TS Cù Huy Hà Vũ: Lật đổ như thế nào?! Chứng cứ đâu?! Thì luật sư bào chữa phải làm việc chỗ tạm giam.
Thomas Việt: Giờ cơ quan điều tra không cho người thân và cả luật sư bào chữa vào tiếp súc với giáo sư Hoàng!
TS Cù Huy Hà Vũ: Không, luật sư bào chữa có quyền. Đấy là nói phét nói bằng mồm đấy thôi! Trong bộ luật tố tụng hình sự quy định “luật sư có quyền tham gia ngay từ giai đoạn điều tra”. Hiện nay là giai đoạn điều tra nên luật sư bào chữa có quyền.
Thomas Việt: Vậy mà cơ quan điều tra họ nói giáo sư Hoàng đang bị điều tra theo điều 79 bộ luật hình sự nên không cho luật sư vào tiếp xúc với thân chủ.
TS Cù Huy Hà Vũ: Điều tra cái gì thì luật sư vẫn có quyền. Đó là quyền lợi của bị can. Cứ đúng luật mà làm thôi! Nếu giỏi thì ra văn bản cấm luật sư đi?!
Thomas Việt: Nếu sau 4 tháng mà không đủ chứng cứ buộc tội giáo sư Hoàng, trong luật có quy định nào để đền bù cho bị can không?
TS Cù Huy Hà Vũ: Phải bồi thường thiệt hại, đồng thời truy tố những nhân viên điều tra đã gây nên vụ việc này.
Thomas Việt: Nếu bị buộc tội theo điều 79 bộ luật hình sự thì thời gian đi tù là bao lâu?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tùy theo mức hành vi, tùy theo cái mà họ kết tội là như thế nào?! Cho đến giờ thì chưa có gì để nói giáo sư Hoàng phạm tội cả, mới chỉ tạm giam để điều tra. Có thể có tội, và cũng có thể là vô tội. Ngay từ giờ luật sư bào chữa phải vào cuộc sớm sẽ xác định bản chất của vụ việc. Nếu giáo sư Hoàng vô tội thì sự tham gia sớm của luật sư sẽ giải phóng sớm giáo sư.
Thomas Việt: Giáo sư Hoàng có viết các bài như “Xóa bỏ hận thù: tại sao không ?”, “Xin một lần lắng nghe !”, “Giống giống… quen quen.” , “Tôi đi rước đuốc Bắc Kinh”, “Luận về Nhục”. Những bài này được đăng trên blog của giáo sư và các báo đài nước ngoài. Vậy giáo sư Hoàng có thể bị buộc tội về các bài viết này?
TS Cù Huy Hà Vũ: Nếu chỉ bày tỏ quan điểm thôi thì chả có gì để mà kết tội cả!
Thomas Việt: Em đang phỏng vấn tiến sĩ đây thì em có bị kết vào tội gì không?
TS Cù Huy Hà Vũ: Kết vào tội gì?! Mình muốn phỏng vấn ai, hỏi ai thì kệ. Cũng như tôi muốn trả lời ai thì thoải mái! Quan điểm của tôi là tự do thích gì nói đó tất nhiên trên cơ sở pháp luật.
Thomas Việt: Tiến sĩ có dự định trình quốc hội sửa đổi một số điều luật chưa rõ ràng để mọi công dân sống trong nước Việt không sợ bị chụp mũ vì những điều luật đó?
TS Cù Huy Hà Vũ: Bao nhiêu điều tôi đang làm là đang đấu tranh, bởi vì có nhiều cái người ta lạm dụng, lợi dụng, trên thực tế nếu làm đúng pháp luật thì chả ai bị oan cả!
Thomas Việt: Tiến sĩ nghĩ như thế nào về việc sau 24 ngày rồi mà cơ quan điều tra vẫn chưa cho phép luật sư bào chữa tiếp xúc với thân chủ và hồ sơ?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi thấy đó là điều trái pháp luật. Còn việc đấu tranh cụ thể để cho gặp giáo sư Hoàng đó là việc của luật sư Hải, hoặc những luật sư khác mà gia đình giáo sư Hoàng thuê.
Thomas Viêt: Em chân thành cảm ơn tiến sĩ Vũ.
Thomas Việt
Giảng viên Phạm Minh Hoàng bị “tạm giam” 4 tháng
SÀI GÒN (NV) - Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, giảng viên Toán Ứng Dụng ở Ðại Học Bách Khoa Sài Gòn, sẽ bị “tạm giam” ít nhất 4 tháng để điều tra về những cáo buộc của nhà cầm quyền Hà Nội.
Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông Hoàng, thông báo hôm Thứ Hai 6 tháng 9 năm 2010 đến một số diễn đàn thông tin hải ngoại quan tâm đến trường hợp của ông, cho biết như vậy. Sự thông báo này diễn ra nhanh chóng ngay sau khi “Thư kêu cứu số 2” của bà Kiều Oanh phổ biến trên Internet bày tỏ sự sốt ruột và ngạc nhiên về cung cách làm việc bất chấp luật lệ của hệ thống tư pháp Cộng Sản Việt Nam.
Tuy không có những chứng cớ rõ rệt mà chỉ dựa vào một số bài viết của ông Hoàng phổ biến trên mạng qua bút danh “Phan Kiến Quốc” (http://pkquoc.multiply.com) mà một số báo hay diễn đàn thông tin điện tử “lề trái” lấy đăng lại (trong đó có diễn đàn thông tin của đảng Việt Tân, Bauxite Việt Nam) nhà cầm quyền Hà Nội đã qui chụp cho ông tội quan hệ với đảng Việt Tân và “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Sau một số lần bắt cả hai vợ chồng đi thẩm vấn, ngày 13 tháng 8 năm 2010, ông Phạm Minh Hoàng đã bị bắt giam “không hề có một công văn chính thức”, bà Kiều Oanh nói trong thư kêu cứu số 2.
Theo luật hình sự mà bà trao đổi với Luật Sư Trần Vũ Hải, công an nếu “bắt khẩn cấp” chỉ có quyền tạm giữ tối đa 9 ngày. Sau đó, nếu vẫn tiếp tục giam giữ thì phải có “quyết định tạm giam với sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát và phải thông báo cho gia đình người tạm giam biết”. Nay, 20 ngày sau, khi có lá đơn cầu cứu của bà Kiều Oanh gửi trên Internet đến “các tổ chức nhân quyền quốc tế và bà con cô bác khắp nơi” được phổ biến, mới thấy có cái “Quyết định tạm giam”.
Cung cách hành xử tùy tiện, bất chấp luật pháp của công an Cộng Sản Việt Nam rất phổ biến. Với những người bị vu cáo tội “tuyên truyền chống nhà nước” hay “âm mưu lật đổ chính quyền”... khi thân nhân hỏi tin tức đều không được biết bất cứ điều gì, khi nào bị lôi ra tòa, cũng không được thăm viếng.
Cô Phạm Thanh Nghiên từ khi bị “bắt tạm giam” đến khi ra tòa kéo dài đến 16 tháng 13 ngày mà không hề có một tờ giấy hay một lời thông báo nào đến thân nhân của cô.
Phạm Thanh Nghiên, 32 tuổi, bị tòa án ở Hải Phòng kết án 4 năm tù ngày 29 tháng 1 năm 2010 dù chỉ ngồi trước nhà “tọa kháng” với tấm bảng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Cô chỉ bày tỏ lòng yêu nước mà không do nhà nước giật dây là bị khép tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Luật Hình Sự.
Từ khi ông Hoàng bị bắt cho tới nay, bà Kiều Oanh cho biết bà không được tiếp xúc, không có thông tin gì về ông. Luật Sư Trần Vũ Hải được bà mời trợ giúp pháp lý cũng không được quyền tiếp xúc.
Trong bức thư cầu cứu số 2, bà Kiều Oanh cho biết Tòa Tổng Lãnh Sự Quán Pháp ở Sài Gòn cũng quan tâm đến trường hợp của ông Hoàng. Ông Hoàng đã từ bỏ đời sống sung sướng, vật chất đầy đủ của một trí thức ở Pháp để về Việt Nam giúp nước bằng cách dạy học ở Ðại Học Bách Khoa Sài Gòn từ đầu thập niên 90. Tổng Lãnh Sự Pháp ở Sài Gòn “chưa hề được thông báo từ phía Việt Nam là anh Phạm Minh Hoàng bị bắt về tội gì”, bà Kiều Oanh cho hay.
Sự trăn trở của ông Hoàng đối với tương lai đất nước có thể nhìn thấy qua những bài viết ông phổ biến ở trang mạng nói trên. Bài mới nhất mà ông viết đề ngày 2 tháng 5 năm 2010 nhân dịp chế độ Hà Nội ăn mừng hàng năm đã nhuộm đỏ được cả nước, có tựa đề “Xóa bỏ hận thù: Tại sao không?”
Trong bài viết này, ông vạch ra cho thấy các lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam hô hò “đoàn kết, gác bỏ những khác biệt” để “cùng nhau xây dựng mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạng hùng cường” (lời ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết). Nhưng trên thực tế thì làm hoàn toàn ngược lại.
Ông Hoàng sẽ còn bị giam giữ bao nhiêu lâu nữa, chính thức bị truy tố gì, hoàn toàn là sự bí mật và nằm trong nhu cầu đối phó với phong trào “diễn biến hòa bình” mà chế độ Hà Nội thổi phồng lên tùy lúc.
Trong một bức thư gửi tới mọi người quan tâm, ông Phạm Duy Khánh, em ông Hoàng và đang ở Pháp, tỏ vẻ lo âu rằng với những bài viết dù chỉ bày tỏ lòng yêu nước và khắc khoải về hiện tình, tương lai quốc gia dân tộc, ông Hoàng nếu bị tù tội “càng chứng tỏ với dư luận là họ (đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam) đã và đang bóp nghẹt quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của người Việt Nam”.
-
Việc luật sư bào chữa chưa được phép gặp thân chủ có đúng quy định của pháp luật hiện hành? Và việc giáo sư Hoàng viết báo trên blog và cho đảng Việt Tân có bị coi là phạm pháp?
Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau giữa Thomas Việt với tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.
Thomas Việt: Tiến sĩ có ý kiến gì về việc giáo sư Phạm Minh Hoàng bị tạm giam 4 tháng để điều tra theo điều 79 bộ luật hình sự?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi cũng chưa biết nội dung tạm giam giáo sư Hoàng theo điều 79 là như thế nào?! Gia đình giáo sư phải hỏi lý do cụ thể, chứ nói không như thế thì không bình luận được. Ví dụ họ nói theo điều 79 thì phải nói là tại sao giáo sư Hoàng bị tạm giam theo điều 79, bị khởi tố hình sự về “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”?! Có những chứng cứ nào? Công an phải đưa ra chứng cứ, nếu không có thì gia đình giáo sư phải hỏi họ đầu tiên.
Thomas Việt: Em có hỏi chị Oanh, vợ giáo sư Hoàng, thì cơ quan điều tra chưa đưa ra được chứng cứ nào cả.
TS Cù Huy Hà Vũ: Thế thì ngay bây giờ gia đình mời luật sư bào chữa đi. Ngay từ giai đoạn điều tra luật sư có quyền tiếp xúc với giáo sư Hoàng mà! Luật sư bào chữa phải làm chức năng của mình là vào gặp giáo sư Hoàng để biết rõ. Đó là công việc của luật sư bào chữa. Luật sư phải yêu cầu cơ quan điều tra vào gặp giáo sư Hoàng hỏi cho ra lẽ.
Thomas Việt: Luật sư Hải, luật sư bào chữa, cho đến giờ, 24 ngày rồi, vẫn chưa tiếp xúc được với hồ sơ của giáo sư Hoàng.
TS Cù Huy Hà Vũ: Luật sư Hải phải đấu tranh theo đúng quy định của pháp luật, đòi phải được tiếp xúc hồ sơ, đòi được gặp giáo sư Hoàng. Một luật sư phải làm được việc đấy nhé!
Thomas Việt: Họ vừa đưa ra quyết định tạm giam 4 tháng vì có âm mưu lật đổ, họ nói như vậy thôi.
TS Cù Huy Hà Vũ: Lật đổ như thế nào?! Chứng cứ đâu?! Thì luật sư bào chữa phải làm việc chỗ tạm giam.
Thomas Việt: Giờ cơ quan điều tra không cho người thân và cả luật sư bào chữa vào tiếp súc với giáo sư Hoàng!
TS Cù Huy Hà Vũ: Không, luật sư bào chữa có quyền. Đấy là nói phét nói bằng mồm đấy thôi! Trong bộ luật tố tụng hình sự quy định “luật sư có quyền tham gia ngay từ giai đoạn điều tra”. Hiện nay là giai đoạn điều tra nên luật sư bào chữa có quyền.
Thomas Việt: Vậy mà cơ quan điều tra họ nói giáo sư Hoàng đang bị điều tra theo điều 79 bộ luật hình sự nên không cho luật sư vào tiếp xúc với thân chủ.
TS Cù Huy Hà Vũ: Điều tra cái gì thì luật sư vẫn có quyền. Đó là quyền lợi của bị can. Cứ đúng luật mà làm thôi! Nếu giỏi thì ra văn bản cấm luật sư đi?!
Thomas Việt: Nếu sau 4 tháng mà không đủ chứng cứ buộc tội giáo sư Hoàng, trong luật có quy định nào để đền bù cho bị can không?
TS Cù Huy Hà Vũ: Phải bồi thường thiệt hại, đồng thời truy tố những nhân viên điều tra đã gây nên vụ việc này.
Thomas Việt: Nếu bị buộc tội theo điều 79 bộ luật hình sự thì thời gian đi tù là bao lâu?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tùy theo mức hành vi, tùy theo cái mà họ kết tội là như thế nào?! Cho đến giờ thì chưa có gì để nói giáo sư Hoàng phạm tội cả, mới chỉ tạm giam để điều tra. Có thể có tội, và cũng có thể là vô tội. Ngay từ giờ luật sư bào chữa phải vào cuộc sớm sẽ xác định bản chất của vụ việc. Nếu giáo sư Hoàng vô tội thì sự tham gia sớm của luật sư sẽ giải phóng sớm giáo sư.
Thomas Việt: Giáo sư Hoàng có viết các bài như “Xóa bỏ hận thù: tại sao không ?”, “Xin một lần lắng nghe !”, “Giống giống… quen quen.” , “Tôi đi rước đuốc Bắc Kinh”, “Luận về Nhục”. Những bài này được đăng trên blog của giáo sư và các báo đài nước ngoài. Vậy giáo sư Hoàng có thể bị buộc tội về các bài viết này?
TS Cù Huy Hà Vũ: Nếu chỉ bày tỏ quan điểm thôi thì chả có gì để mà kết tội cả!
Thomas Việt: Em đang phỏng vấn tiến sĩ đây thì em có bị kết vào tội gì không?
TS Cù Huy Hà Vũ: Kết vào tội gì?! Mình muốn phỏng vấn ai, hỏi ai thì kệ. Cũng như tôi muốn trả lời ai thì thoải mái! Quan điểm của tôi là tự do thích gì nói đó tất nhiên trên cơ sở pháp luật.
Thomas Việt: Tiến sĩ có dự định trình quốc hội sửa đổi một số điều luật chưa rõ ràng để mọi công dân sống trong nước Việt không sợ bị chụp mũ vì những điều luật đó?
TS Cù Huy Hà Vũ: Bao nhiêu điều tôi đang làm là đang đấu tranh, bởi vì có nhiều cái người ta lạm dụng, lợi dụng, trên thực tế nếu làm đúng pháp luật thì chả ai bị oan cả!
Thomas Việt: Tiến sĩ nghĩ như thế nào về việc sau 24 ngày rồi mà cơ quan điều tra vẫn chưa cho phép luật sư bào chữa tiếp xúc với thân chủ và hồ sơ?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi thấy đó là điều trái pháp luật. Còn việc đấu tranh cụ thể để cho gặp giáo sư Hoàng đó là việc của luật sư Hải, hoặc những luật sư khác mà gia đình giáo sư Hoàng thuê.
Thomas Viêt: Em chân thành cảm ơn tiến sĩ Vũ.
Thomas Việt
Giảng viên Phạm Minh Hoàng bị “tạm giam” 4 tháng
SÀI GÒN (NV) - Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, giảng viên Toán Ứng Dụng ở Ðại Học Bách Khoa Sài Gòn, sẽ bị “tạm giam” ít nhất 4 tháng để điều tra về những cáo buộc của nhà cầm quyền Hà Nội.
Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông Hoàng, thông báo hôm Thứ Hai 6 tháng 9 năm 2010 đến một số diễn đàn thông tin hải ngoại quan tâm đến trường hợp của ông, cho biết như vậy. Sự thông báo này diễn ra nhanh chóng ngay sau khi “Thư kêu cứu số 2” của bà Kiều Oanh phổ biến trên Internet bày tỏ sự sốt ruột và ngạc nhiên về cung cách làm việc bất chấp luật lệ của hệ thống tư pháp Cộng Sản Việt Nam.
Tuy không có những chứng cớ rõ rệt mà chỉ dựa vào một số bài viết của ông Hoàng phổ biến trên mạng qua bút danh “Phan Kiến Quốc” (http://pkquoc.multiply.com) mà một số báo hay diễn đàn thông tin điện tử “lề trái” lấy đăng lại (trong đó có diễn đàn thông tin của đảng Việt Tân, Bauxite Việt Nam) nhà cầm quyền Hà Nội đã qui chụp cho ông tội quan hệ với đảng Việt Tân và “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Sau một số lần bắt cả hai vợ chồng đi thẩm vấn, ngày 13 tháng 8 năm 2010, ông Phạm Minh Hoàng đã bị bắt giam “không hề có một công văn chính thức”, bà Kiều Oanh nói trong thư kêu cứu số 2.
Theo luật hình sự mà bà trao đổi với Luật Sư Trần Vũ Hải, công an nếu “bắt khẩn cấp” chỉ có quyền tạm giữ tối đa 9 ngày. Sau đó, nếu vẫn tiếp tục giam giữ thì phải có “quyết định tạm giam với sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát và phải thông báo cho gia đình người tạm giam biết”. Nay, 20 ngày sau, khi có lá đơn cầu cứu của bà Kiều Oanh gửi trên Internet đến “các tổ chức nhân quyền quốc tế và bà con cô bác khắp nơi” được phổ biến, mới thấy có cái “Quyết định tạm giam”.
Cung cách hành xử tùy tiện, bất chấp luật pháp của công an Cộng Sản Việt Nam rất phổ biến. Với những người bị vu cáo tội “tuyên truyền chống nhà nước” hay “âm mưu lật đổ chính quyền”... khi thân nhân hỏi tin tức đều không được biết bất cứ điều gì, khi nào bị lôi ra tòa, cũng không được thăm viếng.
Cô Phạm Thanh Nghiên từ khi bị “bắt tạm giam” đến khi ra tòa kéo dài đến 16 tháng 13 ngày mà không hề có một tờ giấy hay một lời thông báo nào đến thân nhân của cô.
Phạm Thanh Nghiên, 32 tuổi, bị tòa án ở Hải Phòng kết án 4 năm tù ngày 29 tháng 1 năm 2010 dù chỉ ngồi trước nhà “tọa kháng” với tấm bảng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Cô chỉ bày tỏ lòng yêu nước mà không do nhà nước giật dây là bị khép tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Luật Hình Sự.
Từ khi ông Hoàng bị bắt cho tới nay, bà Kiều Oanh cho biết bà không được tiếp xúc, không có thông tin gì về ông. Luật Sư Trần Vũ Hải được bà mời trợ giúp pháp lý cũng không được quyền tiếp xúc.
Trong bức thư cầu cứu số 2, bà Kiều Oanh cho biết Tòa Tổng Lãnh Sự Quán Pháp ở Sài Gòn cũng quan tâm đến trường hợp của ông Hoàng. Ông Hoàng đã từ bỏ đời sống sung sướng, vật chất đầy đủ của một trí thức ở Pháp để về Việt Nam giúp nước bằng cách dạy học ở Ðại Học Bách Khoa Sài Gòn từ đầu thập niên 90. Tổng Lãnh Sự Pháp ở Sài Gòn “chưa hề được thông báo từ phía Việt Nam là anh Phạm Minh Hoàng bị bắt về tội gì”, bà Kiều Oanh cho hay.
Sự trăn trở của ông Hoàng đối với tương lai đất nước có thể nhìn thấy qua những bài viết ông phổ biến ở trang mạng nói trên. Bài mới nhất mà ông viết đề ngày 2 tháng 5 năm 2010 nhân dịp chế độ Hà Nội ăn mừng hàng năm đã nhuộm đỏ được cả nước, có tựa đề “Xóa bỏ hận thù: Tại sao không?”
Trong bài viết này, ông vạch ra cho thấy các lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam hô hò “đoàn kết, gác bỏ những khác biệt” để “cùng nhau xây dựng mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạng hùng cường” (lời ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết). Nhưng trên thực tế thì làm hoàn toàn ngược lại.
Ông Hoàng sẽ còn bị giam giữ bao nhiêu lâu nữa, chính thức bị truy tố gì, hoàn toàn là sự bí mật và nằm trong nhu cầu đối phó với phong trào “diễn biến hòa bình” mà chế độ Hà Nội thổi phồng lên tùy lúc.
Trong một bức thư gửi tới mọi người quan tâm, ông Phạm Duy Khánh, em ông Hoàng và đang ở Pháp, tỏ vẻ lo âu rằng với những bài viết dù chỉ bày tỏ lòng yêu nước và khắc khoải về hiện tình, tương lai quốc gia dân tộc, ông Hoàng nếu bị tù tội “càng chứng tỏ với dư luận là họ (đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam) đã và đang bóp nghẹt quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của người Việt Nam”.
-
Ngày 6/9/10 bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ của giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết công an vừa chuyển tới bà thông báo bắt tạm giam giáo sư Hoàng trong vòng 4 tháng. Lý do : giáo sư Hoàng tham gia tổ chức Việt Tân nhằm lật đổ chính quyền. Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã bị bắt giữ từ ngày 13/08. Như vậy là sau hơn 20 ngày, công an Việt Nam mới có thông báo chính thức cho gia đình của giáo sự Hoàng lý do bắt giữ, tạm giam.
Trong suốt thời gian vừa qua, gia đình giáo sư Hoàng không được tiếp xúc, không có thông tin gì về ông. Luật sư cũng không được quyền tiếp xúc.
Qua điện thoại viễn liên, bà Oanh cho biết tâm trạng của bà khi nhận được thông báo của công an.
Lá thư kêu cứu thứ hai: Ông Phạm Minh Hoàng vẫn bị giam giữ mà không có thông báo tới gia đình
Thư kêu cứu số 2 của bà Lê Thị Kiều Oanh,
Về việc cơ quan an ninh điều tra vi phạm luật tố tụng hình sự khi tiếp tục giam giữ anh Phạm Minh Hoàng mà không thông báo gia đìnhKính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
Kính gửi quý tổ chức nhân quyền quốc tế,
Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,
Tính cho đến ngày hôm nay, chồng tôi là giảng viên Phạm Minh Hoàng của Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã bị cơ quan an ninh điều tra giam giữ 24 ngày mà gia đình không hề nhận được một công văn chính thức nào thông báo về việc tạm giam chồng tôi.
Ngay sau khi anh Phạm Minh Hoàng bị bắt vào ngày 13/8/2010, tôi đã liên lạc và nhờ Luật Sư Trần Vũ Hải chính thức đứng ra lo hồ sơ bào chữa cho chồng tôi. Qua các trao đổi với luật sư Hải, tôi được biết với lệnh bắt khẩn cấp ngày 13/8, công an có quyền tạm giữ chồng tôi 9 ngày là tối đa. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giam chồng tôi, cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giam, với sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát và phải thông báo chính thức cho gia đình người tạm giam biết.
Vào ngày 23/8, sau 10 ngày giam giữ chồng tôi, cơ quan điều tra có cho tôi biết là họ đã đưa đề nghị tạm giam chồng tôi 4 tháng và đề nghị này đã được chuyển qua Viện Kiểm Sát để phê chuẩn. Đến ngày thứ sáu 27/8, tôi hỏi cơ quan điều tra là đã có quyết định gì về vụ tạm giam chồng tôi hay chưa ? Cơ quan điều tra trả lời là công văn quyết định tạm giam đã được gửi cho tôi qua đường bưu điện và bảo tôi về nhà chờ vài hôm sẽ nhận được. Nhưng đến hôm nay, tôi vẫn không nhận được công văn nào. Trước đó, tôi đã nhiều lần liên lạc với cơ quan điều tra để hỏi về công văn này, họ bảo tôi là cứ chờ, công văn sẽ đến !
Kính thưa quý vị,
Theo khoản 4, điều 88 của luật tố tụng hình sự, nếu cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam, thì phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam biết. Nhưng đến hôm nay đã là 14 ngày, kể từ khi hết hạn tạm giữ là ngày 23/8, tôi vẫn không được biết một cách chính thức bằng công văn là chồng tôi có bị tạm giam hay không và vì lý do gì ?
Tình trạng này làm tôi vô cùng lo âu. Tôi càng lo âu hơn khi chính ông Tổng Lãnh Sự Pháp cho tôi biết là họ cũng chưa được thông báo từ phía Việt Nam là anh Phạm Minh Hoàng bị bắt vì tội gì. Đây là sự thiếu minh bạch của cơ quan điều tra và họ đã vi phạm luật tố tụng hình sự khi tiếp tục giam giữ chồng tôi mà không thông báo chính thức cho gia đình. Khi họ bắt chồng tôi, họ đã không có bằng chứng gì cụ thể để ghép anh ấy vào tội "âm mưu lật đổ chinh quyền" theo điều 79 của Luật Hình Sự, nay họ lại tiếp tục giam giữ anh một cách không minh bạch như vậy. Tất cả sự kiện này làm tôi vô cùng lo lắng cho số phận của chồng tôi, không biết tình trạng giam giữ không thời hạn, không lý do này sẽ còn kéo dài bao lâu ?
Do đó, tôi đã gửi thư khiếu nại đến Bộ Trưởng Bộ Công An và Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao để tố cáo cơ quan an ninh điều tra vi phạm khoản 4, điều 88 của luật tố tụng hình sự và yêu cầu cứu xét trả tự do cho anh Phạm Minh Hoàng.
Tôi cũng viết lá thư kêu cứu này để khẩn cầu bạn hữu khắp nơi, các cơ quan truyền thông, các tổ chức nhân quyền quốc tế vận động và can thiệp để nhà nước Việt Nam phải lên tiếng chính thức cho biết chồng tôi hiện đang bị giam giữ ở đâu, về tội gì và thời gian giam giữ là bao lâu. Với sự im lặng của nhà nước Việt Nam, với sự làm việc thiếu minh bạch của cơ quan điều tra, tôi lo rằng họ sẽ âm thầm giam giữ anh ấy vô thời hạn.
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm của Quý Vị.
Ngày 6 tháng 9 năm 2010
Lê thị Kiều Oanh
423 đường Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 838 532 010 ; +84 93 83 45 343
Hay liên lạc với gia đình chúng tôi: Ông Phạm Duy Khánh, email: dkhanh.pham@gmail.com
(Vì không có điều kiện để gửi lá thư này đi, nên tôi đã nhờ anh Khánh chuyển đi giùm.)
Trong suốt thời gian vừa qua, gia đình giáo sư Hoàng không được tiếp xúc, không có thông tin gì về ông. Luật sư cũng không được quyền tiếp xúc.
Qua điện thoại viễn liên, bà Oanh cho biết tâm trạng của bà khi nhận được thông báo của công an.
Lá thư kêu cứu thứ hai: Ông Phạm Minh Hoàng vẫn bị giam giữ mà không có thông báo tới gia đình
Thư kêu cứu số 2 của bà Lê Thị Kiều Oanh,
Về việc cơ quan an ninh điều tra vi phạm luật tố tụng hình sự khi tiếp tục giam giữ anh Phạm Minh Hoàng mà không thông báo gia đìnhKính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
Kính gửi quý tổ chức nhân quyền quốc tế,
Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,
Tính cho đến ngày hôm nay, chồng tôi là giảng viên Phạm Minh Hoàng của Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã bị cơ quan an ninh điều tra giam giữ 24 ngày mà gia đình không hề nhận được một công văn chính thức nào thông báo về việc tạm giam chồng tôi.
Ngay sau khi anh Phạm Minh Hoàng bị bắt vào ngày 13/8/2010, tôi đã liên lạc và nhờ Luật Sư Trần Vũ Hải chính thức đứng ra lo hồ sơ bào chữa cho chồng tôi. Qua các trao đổi với luật sư Hải, tôi được biết với lệnh bắt khẩn cấp ngày 13/8, công an có quyền tạm giữ chồng tôi 9 ngày là tối đa. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giam chồng tôi, cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giam, với sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát và phải thông báo chính thức cho gia đình người tạm giam biết.
Vào ngày 23/8, sau 10 ngày giam giữ chồng tôi, cơ quan điều tra có cho tôi biết là họ đã đưa đề nghị tạm giam chồng tôi 4 tháng và đề nghị này đã được chuyển qua Viện Kiểm Sát để phê chuẩn. Đến ngày thứ sáu 27/8, tôi hỏi cơ quan điều tra là đã có quyết định gì về vụ tạm giam chồng tôi hay chưa ? Cơ quan điều tra trả lời là công văn quyết định tạm giam đã được gửi cho tôi qua đường bưu điện và bảo tôi về nhà chờ vài hôm sẽ nhận được. Nhưng đến hôm nay, tôi vẫn không nhận được công văn nào. Trước đó, tôi đã nhiều lần liên lạc với cơ quan điều tra để hỏi về công văn này, họ bảo tôi là cứ chờ, công văn sẽ đến !
Kính thưa quý vị,
Theo khoản 4, điều 88 của luật tố tụng hình sự, nếu cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam, thì phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam biết. Nhưng đến hôm nay đã là 14 ngày, kể từ khi hết hạn tạm giữ là ngày 23/8, tôi vẫn không được biết một cách chính thức bằng công văn là chồng tôi có bị tạm giam hay không và vì lý do gì ?
Tình trạng này làm tôi vô cùng lo âu. Tôi càng lo âu hơn khi chính ông Tổng Lãnh Sự Pháp cho tôi biết là họ cũng chưa được thông báo từ phía Việt Nam là anh Phạm Minh Hoàng bị bắt vì tội gì. Đây là sự thiếu minh bạch của cơ quan điều tra và họ đã vi phạm luật tố tụng hình sự khi tiếp tục giam giữ chồng tôi mà không thông báo chính thức cho gia đình. Khi họ bắt chồng tôi, họ đã không có bằng chứng gì cụ thể để ghép anh ấy vào tội "âm mưu lật đổ chinh quyền" theo điều 79 của Luật Hình Sự, nay họ lại tiếp tục giam giữ anh một cách không minh bạch như vậy. Tất cả sự kiện này làm tôi vô cùng lo lắng cho số phận của chồng tôi, không biết tình trạng giam giữ không thời hạn, không lý do này sẽ còn kéo dài bao lâu ?
Do đó, tôi đã gửi thư khiếu nại đến Bộ Trưởng Bộ Công An và Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao để tố cáo cơ quan an ninh điều tra vi phạm khoản 4, điều 88 của luật tố tụng hình sự và yêu cầu cứu xét trả tự do cho anh Phạm Minh Hoàng.
Tôi cũng viết lá thư kêu cứu này để khẩn cầu bạn hữu khắp nơi, các cơ quan truyền thông, các tổ chức nhân quyền quốc tế vận động và can thiệp để nhà nước Việt Nam phải lên tiếng chính thức cho biết chồng tôi hiện đang bị giam giữ ở đâu, về tội gì và thời gian giam giữ là bao lâu. Với sự im lặng của nhà nước Việt Nam, với sự làm việc thiếu minh bạch của cơ quan điều tra, tôi lo rằng họ sẽ âm thầm giam giữ anh ấy vô thời hạn.
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm của Quý Vị.
Ngày 6 tháng 9 năm 2010
Lê thị Kiều Oanh
423 đường Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 838 532 010 ; +84 93 83 45 343
Hay liên lạc với gia đình chúng tôi: Ông Phạm Duy Khánh, email: dkhanh.pham@gmail.com
(Vì không có điều kiện để gửi lá thư này đi, nên tôi đã nhờ anh Khánh chuyển đi giùm.)
Kính thưa quý vị và quý bạn hữu khắp nơi,
Trước hết, thay mặt gia đình anh Phạm Minh Hoàng, chúng tôi xin kính gửi lời chân thành cám ơn quý vị đã nhiệt tình lên tiếng ủng hộ khi biết tin anh Hoàng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ từ ngày 13/8 đến nay.
Từ khi anh Hoàng bị bắt, bạn hữu ở khắp nơi, đặc biệt là ở Pháp và Âu châu, rất lo âu vì nhiều người biết anh Hoàng là người làm báo và viết lách nhiều năm, không biết điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự an nguy của anh tôi?
Kính thưa quý vị,
Việc gì phải đến đã đến. Với các tư liệu và máy vi tính đã tịch thu của anh tôi, với sự thẩm vấn liên tục trong nhiều ngày, công an Việt Nam đã biết về những bài viết và các hoạt động báo chí của anh tôi.
Những vấn đề Việt Nam vẫn luôn luôn làm anh trăn trở, anh thường viết các bài bình luận về giáo dục, thời sự, xã hội... Phan Kiến Quốc là bút hiệu mà anh thường dùng từ khi trở về nước và bài viết của anh được gửi đi rộng rãi qua internet. Rất nhiều người, nhiều giới tâm đắc với các bài viết của anh vì nó phản ảnh những suy tư của một người quan tâm đến những vấn đề đất nước, đề nghị những giải pháp ôn hòa nhưng triệt để. Một số bài đã được anh đưa lên trang blog tên là: http://pkquoc.multiply.com.
Các bài viết với tên Phan Kiến Quốc của anh được đăng trên nhiều tờ báo và trang mạng. Như trên mạng bauxite Việt Nam, ngoài việc tham gia ký tên vào kiến nghị phản đối quyết định khai thác bauxite tại Tây Nguyên, anh Hoàng có tham gia đóng góp một số bài viết, như bài "Xóa bỏ hận thù: tại sao không?" đăng ngày 03/05/2010, với tên là Phan Kiến Quốc. Có lẽ mọi người đều chia sẻ suy nghĩ này khi anh kêu gọi chính nhà cầm quyền Việt Nam phải xóa bỏ lối đối xử thù hận với những người không cùng quan điểm, để mọi người dân thực sự được quyền đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Nếu vào xem trang blog của anh Hoàng, quý vị và các bạn sẽ nhìn thấy một số bài viết khác như "Xin một lần lắng nghe", "Giống giống... quen quen", "Tôi đi rước đuốc Bắc Kinh", "Luận về Nhục". Qua những bài này, không ai có thể kết luận khác hơn rằng anh Hoàng là một trí thức yêu nước, đang lo âu và khắc khoải về nhiều vấn đề của đất nước và bày tỏ quan điểm của anh về những vấn đề này.
Hầu hết những tâm tư của anh Phạm Minh Hoàng đã được thể hiện qua các bài viết mang tên Phan Kiến Quốc và công an đã biết Phan Kiến Quốc là bút danh của anh. Không biết với dữ kiện này, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ còn quy chụp cho anh thêm những tội danh gì nữa? Có lẽ vì vậy mà cho đến hôm nay, việc bắt giữ anh vẫn được giữ kín bưng trước khi họ tung ra đòn bôi nhọ anh tôi, như họ đã từng làm với những người yêu nước khác, trong những ngày sắp tới.
Vì vậy qua lá thư này, chúng tôi xin được báo động cùng quí vị về sự truy bức của cơ quan điều tra đối với anh Phạm Minh Hoàng liên quan đến các bài viết của anh với bút hiệu Phan Kiến Quốc và có thể trong những ngày sắp tới, họ sẽ gán ghép cho anh tôi những tội danh như "tuyên truyền chống phá chế độ" vì các bài viết này. Nếu điều đó xảy ra, nhà cầm quyền Việt Nam lại càng chứng tỏ với dư luận là họ đã và đang bóp nghẹt quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của người Việt Nam.
Chúng tôi rất mong tiếp tục được sự quan tâm và hỗ trợ của quý vị để anh Hoàng sớm được tự do, trở về với gia đình và có cơ hội làm tròn bổn phận của một người dân Việt trên quê hương của mình.
Phạm Duy Khánh
30/8/2010
Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhận có viết báo cho Việt Tân(Gs Hoàng đang cùng thảo luận với sinh viện về kỹ năng mềm)VRNs (28.08.2010) - Sài Gòn - Ngày 27.08.2010 giáo sư Phạm Minh Hoàng đã khai nhận là có viết bài cho báo nước ngoài với bút danh Phan Kiên Quốc. Sau hai tuần bị bắt giam, kể từ ngày 13.08.2010, để điều tra về tội vi phạm an ninh quốc gia, nhưng không có chứng cớ gì để buộc tội giáo sư ngoài các bài viết của giáo sư trên chính blog của ông và các bài đó được báo chí nước ngoài đăng.
Sáng thứ sáu ngày 27.08.2010 cơ quan điều tra có trao cho vợ giáo sư Hoàng, chị Lê Thị Kiều Oanh, bức thư của chính giáo sư viết tại văn phòng cơ quan điều tra. Ngay sau đó chị Kiều Oanh đưa điều tra viên về nhà lấy laptop (máy tính xách tay) cá nhân của giáo sư.
Tôi có thấy trên Phan Kiến Quốc blog (trang thông tin cá nhân), tai http://pkquoc.multiply.com/journal , có những bài như: “Xóa bỏ hận thù : tại sao không ?”, “Xin một lần lắng nghe !”, “Giống giống...quen quen.” , “Tôi đi rước đuốc Bắc Kinh”, “Luận về Nhục”. Toàn là những bài nói lên trách nhiệm của một công dân trí thức trước các vấn nạn của dân tộc. Đó là cách nói bình thường như hầu hết tại các nước đã và đang tôn trọng quyền được nói của công dân mình mà thôi!
Điều xin được nhấn mạnh ở đây là toàn bộ những thông tin trên không trực tiếp do giáo sư Hoàng cung cấp hoặc nói công khai với chị Kiều Oanh, mà chỉ qua một lá thư viết tay được vợ giáo sư xác nhận là chữ ký của chồng mình.
Để hiểu rõ hơn sự việc mời quý vị theo dõi hai cuộc phỏng vấn sau giữa Thomas Việt với chị Kiều Oanh và luật gia Tạ Phong Tần vào tối 27.08.2010.
Với chị Kiều Oanh
Thomas Việt: Xin chị vui lòng cho hỏi sức khỏe của giáo sư Hoàng như thế nào chị?
Kiều Oanh: Tôi có hỏi thì đương nhiên người ta (cơ quan điều tra) nói chồng tôi khỏe. Tôi vẫn chưa được gặp nên không biết như thế nào!
Thomas Việt: Có phải thứ hai vừa qua (ngày 23.08.2010) họ nói đã kết thúc điều tra?
Kiều Oanh: Người ta không có nói đã kết thúc điều tra mà họ nói có đầy đủ căn cứ để buộc tội chồng tôi phạm pháp. Họ nói quyết định khởi tố chứ không phải kết thúc điều tra!
Thomas Việt: Như vậy hồ sơ vẫn chưa chuyển lên viện kiểm sát?
Kiều Oanh: Cái đó thật sư tôi không biết! Luật sư bào chữa Hải đoán thôi! Người ta chỉ nói là giờ quyết định khởi tố nên tạm giam thêm để điều tra.
Thomas Việt: Họ có nói là giam tới khi nào không?
Kiều Oanh: Dạ, họ không nói!
Thomas Việt: Từ hôm thứ tư (ngày 25.08.2010) họ có mời chị lên làm việc?
Kiều Oanh: Sáng nay thì có.
Thomas Việt: Sáng này làm việc khoảng bao lâu?
Kiều Oanh: Sáng nay cũng nhanh là vì người ta chỉ đưa cho tôi thư của chồng tôi. Trong thư kêu tôi đêm laptop của ảnh lên giao nộp cho cơ quan điều tra.
Thomas Việt: Trong thư giáo sư Hoàng ghi như thế nào chị?
Kiều Oanh: Ảnh ghi là vẫn khỏe, ảnh cũng có nói là ảnh đã nhận là có viết những bài gửi cho báo nước ngoài với bút hiệu Phan Kiến Quốc. Ảnh nói ảnh có nhận là hợp tác với Việt Tân, chứ không phải là đảng viên chỉ có hợp tác viết báo. Về các mặt (lĩnh vực) như chính trị, xã hội, đặc biệt là giáo dục. Tôi đọc thư thì tôi cũng lo! Tôi không biết tại sao ảnh nhận là có hợp tác với Việt Tân, ảnh có ghi cho tôi là ảnh hoàn toàn không bị ép cung.
Thomas Việt: Chi có xem chữ viết là đúng của giáo sư Hoàng?
Kiều Oanh: Dạ đúng.
Thomas Việt: Giáo sư Hoàng có ghi là viết báo trong thời gian bao lâu không chị?
Kiều Oanh: Mới đây thôi!
Thomas Việt: Giáo sư có ghi viết bao nhiêu bài?
Kiều Oanh: Không có ghi. Anh có thể tìm trên mạng internet với cụm từ Phan Kiến Quốc.
Thomas Việt: Trong thư còn nói về vấn đề gì khác không chị?
Kiều Oanh: Dạ không.
Thomas Việt: Chị đã đem laptop lên nộp cho cơ quan điều tra?
Kiều Oanh: Chồng tôi có dấu hiệu cho tôi biết, nên tôi biết đó là ý của chồng tôi. Tôi có đem đến rồi, thật sự laptop của chồng tôi đâu có gì đâu! Laptop chồng tôi có cài mật khẩu nên không ai mở được! Lúc kiểm tra thì họ có ghi vào biên bản là laptop có mật khẩu. Giờ tôi như cá nằm trên thớt không biết phải làm gì!
Thomas Việt: Chị có tham khảo ý kiến luật sư trước khi giao nộp laptop?
Kiều Oanh: Họ làm rất là đột ngột! Sáng họ mời tôi lên rồi theo tôi về nhà lấy laptop. Nhưng mà anh ơi họ căn dặn tôi rất là nhiều lần rồi là không được nói nội dung điều tra ra bên ngoài. Nếu anh nghĩ có thể giúp đỡ được vợ chồng tôi thì anh giúp bằng cách nào đó chứ đừng tiết lộ thông tin. Như vậy thì nó cũng phiền cho tôi! Cái gì tôi nói với anh, anh cảm thấy cái nào cho phép được thì anh nói.
Thomas Việt: Em chỉ đưa tìn bình thường thôi chị. Có đưa tin thì công luận rõ và sẽ tốt hơn cho giáo sư Hoàng. Chị có báo với luật sư về việc giao nộp laptop?
Kiều Oanh: Sau đó tôi có nói nhưng luật sư Hải không có ý kiến gì hết!
Thomas Việt: Họ có khám xét nhà chị ngày 13.08.2010 rồi phải không?
Kiều Oanh: Do chồng tôi khai nhận là có cất giữ laptop. Chồng tôi khuyên tôi giao nộp laptop để sáng tỏ vấn đề. Tôi chỉ nghe theo chồng tôi thôi! Chứ thật sự tôi không có kinh nghiệm gì về vấn đề này hết!
Thomas Việt: Cảm ơn chị Kiều Oanh.
Với luật gia Tạ Phong Tần
Thomas Việt: Luật gia có thể cho ý kiến về việc an ninh Việt Nam thường đưa ra bức thư của người bị điều tra để bảo người nhà đưa ra các bằng chứng nghi ngờ!
Tạ Phong Tần: Chuyện có bị ép viết thư hay không thì mình không biết! Nhưng có điều những bức thư từ trại giam ra hay kêu lấy cái này cái kia là không được chính đáng. Bởi lẽ laptop không phải đem vô cho giáo sư Hoàng sử dụng… Sao họ không ra lệnh đến nhà khám xét để tìm bằng chứng có cả gia đình, chính quyền địa phương và hàng xóm chứng kiến?! Tự dưng đưa laptop cho họ ròi giữa đường họ chép dữ liệu gì đó vào rồi vu cáo ai mà biết được! … Việc như vậy rất là mờ ám…
Thomas Việt: Việc máy tính bị thêm dữ liệu có từng xảy ra ở Việt Nam?
Tạ Phong Tần: Có, Xảy ra với chính tôi đây!
Thomas Việt: Vậy với trường hợp của giáo sư Hoàng vì đã lỡ giao nộp laptop rồi thì phải làm sao?
Tạ Phong Tần: Giờ chỉ còn giáo sư Hoàng tự cứu mình thôi! Việc giáo sư Hoàng viết thư ra kêu giao nộp laptop thì tôi nghĩ giáo sư chưa biết rõ lắm về pháp luật ở Việt Nam và những lắt léo của nó!
Thomas Việt: Đã hơn 10 ngày (14 ngày) bị giam rồi mà giáo sư vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư bào chữa, luật gia nghĩ gì về điều này?
Tạ Phong Tần: Đã hơn 10 ngày mà không có lệnh tạm giữ, một quyết định khởi tố vụ án, không có thông báo chính thức nào đến gia đình như luật định. Như vậy cho đến giờ này (9:30PM 27.08.2010) cơ quan điều tra không có chứng cứ để buộc tội giáo sư. Mà chỉ là việc bắt người và giam giữ trái pháp luật thôi! … Theo luật tố tụng hình sự thì có quyền tạm giữ tối đa là 9 ngày, mỗi một lần 3 ngày, được gia hạn 2 lần, qua 9 ngày phải khởi tố vụ án hoặc trả tự do cho đương sự…
Thomas Việt: Việc viết báo cho Việt Tân thì có luật nào quy định tội không?
Tạ Phong Tần: Không có quy định nào cấm viết bài cho người này hay người kia. Và tôi không biết nội dung các bài đó là gì nên không thể nói được!
Thomas Việt: Cảm ơn luật gia.
Thomas Việt. VRNs
Thư gửi Nguyễn Minh Triết về việc bắt giữ vô cớ nhà tranh đấu nhân quyền Gs. Phạm Minh Hoàng
Frontline
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết,
Văn phòng Chủ tịch nước,
1 Bách Thảo,
Hà Nội,
Việt Nam
Ngày 23 tháng 8, 2010
V/v Nhà tranh đấu cho nhân quyền GS Phạm Minh Hoàng bị bắt tùy tiện
Thưa Ông,
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng là giảng viên tại Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM, và, theo một thông báo do vợ của Giáo Sư phổ biến sau khi Ông bị bắt, thì quan tâm của Ông là sự công bằng xã hội và tệ nạn tham nhũng.
Vào ngày 13/8/2010, GS Phạm Minh Hoàng đã bị tùy tiện bắt giam theo Điều 79 của Luật Hình Sự với tội danh là tham gia một tổ chức chính trị bị cấm hoạt động. Được biết là trước khi bị bắt GS Phạm Minh Hoàng đã được nhà cầm quyền CSVN cảnh báo là Ông sẽ bị bắt nếu không thú nhận là đã tham gia tổ chức tranh đấu cho dân chủ là Đảng Việt Tân. Điều 79 của Luật Hình Sự cấm "mọi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền". Hiện không được biết GS Phạm Minh Hoàng bị giam giữ ở đâu.
GS Phạm Minh Hoàng đã tích cực hỗ trợ việc phản đối kế hoạch khai thác bô-xít tại Trung Nguyên Việt Nam. Ông cũng đã tham dự một hội nghị được tổ chức tại Sài Gòn với chủ đề là vấn đề chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vợ của Giáo Sư cho biết là công an đang điều tra về một số khoá huấn luyện về khả năng lãnh đạo mà Giáo Sư đã dành cho một số học trò của Ông.
Front Line tin rằng việc bắt giữ GS Phạm Minh Hoàng là hậu quả trực tiếp của các hoạt động ôn hoà và hợp pháp của Ông cho nhân quyền, và xem việc bắt giữ này là một phần của chính sách đàn áp những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Front Line đặc biệt quan tâm về sự an toàn về thể chất và tinh thần của GS Phạm Minh Hoàng và tất cả những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam.
Front Line kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam hãy:
1. Lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc đối với GS Phạm Minh Hoàng vì những cáo buộc này chỉ dựa trên những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền một cách ôn hoà và hợp pháp;
2. Lấy mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn thể chất và tinh thần của GS Phạm Minh Hoàng, và bảo đảm việc đối xử với Giáo Sư trong khi bị giam giữ đáp ứng mọi tiêu chuẩn được ấn định bởi Những Nguyên Tắc Căn Bản Về Việc Đối Xử Với Tù Nhân của Nghị Quyết số 45/111 ngày 14/12/1990 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
3. Lấy biện pháp tức thời để bảo đảm là GS Phạm Minh Hoàng được tiếp xúc đầy đủ với gia đình và luật sư;
4. Bảo đảm là trong mọi trường hợp các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam được quyền hoạt động ôn hoà và hợp pháp mà không sợ bị trả thù hay bị bất kỳ giới hạn nào kể cả việc bị sách nhiễu về pháp luật.
Front Line trân trọng nhắc nhở Quý vị là Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền Hạn và Trách Nhiệm của Cá Nhân, các Nhóm hay Bộ Phận của Xã Hội để Quảng Bá và Bảo Vệ Nhân Quyền và Những Quyền Tự Do Căn Bản Đã Được Thế Giới Công Nhận, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 9/12/1998, công nhận sự hợp pháp của các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và quyền được hoạt động mà không sợ bị trả thù. Chúng tôi đặc biệt lưu ý Quý vị về Điều 5 (a): "Trong mục tiêu quảng bá và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản, mọi người có quyền, cá nhân mình hay cùng với những người khác, trên cấp quốc gia hay quốc tế: (a) Gặp gỡ hay hội họp một cách ôn hoà", và Điều 6 (b): "Mọi người có quyền, cá nhân mình hay cùng với những người khác, (b) Được ấn định bởi những văn kiện liên quan đến nhân quyền và những văn kiện quốc tế hiện được áp dụng, được quyền tự do phổ biến, truyền đạt những quan điểm, thông tin hay kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản".
Trân trọng,
Mary Lawlor Giám Đốc
Nhóm sinh viên ĐHBK kêu gọi trả tự do cho GS Phạm Minh Hoàng
Sau khi GS Phạm Minh Hoàng bị bắt giam để điều tra về tội “hoạt động chống phá chính quyền”, một nhóm sinh viên Bách Khoa TPHCM đã tạo một website mang tên “tudophamminhhoang.wordpress.com” kêu gọi chính quyền trả tự do cho thầy của mình.
- Bùi Tín: Hãy vững tay lái khi bẻ ngoặt (VOA)
Tin xấu và rồi thiệt là xấu cho Việt Nam
Hãy nói về cái tin thiệt là xấu trước, bởi vì không những nó bốc mùi, nhưng cũng vì các chính phủ phương Tây thường vật vã với chuyện này đã bịt mũi, ngoảnh mặt làm ngơ và giả vờ như không thấy.
Hôm thứ Ba tuần rồi, tại buổi lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống Công an Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an trên toàn quốc tiếp tục nghiền nát bất kỳ tổ chức chính trị nào đang còn manh nha trong trứng nước, nhưng có thể hăm dọa đến chế độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền.
Ông Dũng nói công an hãy đấu tranh với “âm mưu xảo quyệt của những lực lượng thù địch và ngăn chận không cho những đảng phái chính trị đối lập được thành lập nhằm hăm dọa nhà nước chúng ta.”
Hiến pháp Việt Nam không cho phép bất kỳ đảng phái chính trị nào được hiện hữu ngoài cái đảng Cộng sản Việt Nam. Nên nhớ, khi quý vị lên tiếng chê bai, khiển trách Myanmar, vốn là một chế độ đàn áp các đảng phái đối lập thô bạo, thì đừng quên rằng tối thiểu ở Myanmar, các đảng phái đối lập được phép tồn tại.
Xảy ra chỉ mấy ngày trước lời hô hào bốc mùi của ông Dũng, kết qủa của việc đấu tranh với những thế lực thù địch này được thể hiện qua chuyện công an bắt Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một giảng viên môn toán ứng dụng của trường Đại học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Hoàng bị kết tội là thuộc một nhóm chống đối, và khi ông bị bắt, công an đọc nội dung Điều 79 luật hình sự, là điều luật cấm “những hoạt động nhằm lật đổ nhà nước.”
Cũng với điều luật này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hằng chục người hoạt động, đấu tranh cho dân chủ, và cũng như nhiều bloggers độc lập khác, và tuyên án họ hằng năm tù ở.
Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Hà Nội cho tôi hay là viên chức của bộ công an đã tuyên bố rất hung hăng là những người bất đồng chính kiến đồng nghĩa với tội phạm hình sự. “Ngu xuẩn và nhục nhã,” nhà ngoại giao này bày tỏ quan điểm của ông.
Thế nhưng, cho đến giờ này, cả Hoa Kỳ và châu Âu đều làm thinh, một sự im lặng điếc tai.
Thực thế, mới tháng rồi, nhân kỹ niệm lần thứ 15 ngày bình thường hoá quan hệ giữa Hoa Thạnh Đốn và Hà Nội, chủ tịch ủy ban quan hệ nước ngoài của Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ John Kerry nói: “Nền chính trị trong nước của Việt Nam đang thay đổi dần dần, ngày càng trở nên cởi mở và minh bạch hơn.”
Dĩ nhiên là thế. Đó là lý do tại sao nhà nước cộng sản Việt Nam bắt ông Hoàng. Đó là lý do tại sao nhà nước cộng sản Việt Nam cấm các đảng phái chính trị hoạt động. Đó là lý do tại sao nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn một mực kiểm soát mạng internet.
Đó là lý do tại sao, cứ mỗi một thứ Ba hằng tuần, tổng biên tập trên toàn nước lũ lượt kéo đến bộ thông tin để nhận chỉ thị điều gì họ có thể - và không thể được đề cập đến trên báo lề phải.
Đương nhiên, thưa ngài Thượng nghị sĩ Kerry, mọi cái đang trở nên cởi mở và minh bạch hơn ở Việt Nam. Và không biết ông có hay, ngay cả những chuyện giật gân, động trời khó tin mà có thật nữa.
Cái thông điệp cho Hà Nội: Không có gì sai trái khi người dân sinh hoạt chính trị. Như cựu tổng thống John F Kennedy đã từng nói: “Sinh hoạt chính trị là trách nhiệm cao cả nhất của một công dân.”
Cứ mỗi một thứ Ba hằng tuần, tổng biên tập trên toàn nước lũ lượt kéo đến bộ thông tin để nhận chỉ thị... Và nhân dân ta tha hồ nghiên cứu báo lề phải. Nguồn: AP |
Hệ thống tiền tệ Việt Nam sụp đổ. Hôm thứ Ba tuần rồi, cùng ngày ông giảng viên Hoàng bị bắt, nhà nước của Thủ tướng Dũng đã phá giá tiền Việt Nam một lần nữa, đây lần thứ ba kể từ hôm tháng Mười Một năm rồi.
Sau khi bị giảm chính thức 2.1 phần trăm, giá trị tiền “đồng” càng bị trụt hơn nữa và đã không được cứu khi một cố vấn nhà nước lỡ mồm cho hay là Việt Nam có nguy cơ bị cơn “sốc” ngoại tệ.
Tiền tệ Việt Nam giờ bị trụt 5.2 phần trăm trong năm nay - tệ nhất trong 17 nền tiền tệ Á châu được theo dõi.
Việt Nam đã làm mất cân bằng trong cán cân mậu dịch đến mức thê thảm trong năm nay, gần như gấp đôi lên tới 7 tỉ 4 trong bảy tháng đầu năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam lại tệ hại như chưa bao giờ tệ hại như thế, tồi tệ nhất thế giới. Chỉ số định chuẩn VN đã giảm 8.4 phần trăm, cao nhất trong 93 thị trường chứng khoán được công ty Bloomberg theo dõi trên toàn cầu.
Chế độ cộng sản của ông Dũng không những chỉ giỏi ném những người ủng hộ, cổ xúy dân chủ và vô tội vô nhà tù, nhưng cái chế độ của ông ta cũng chứng minh cho thấy họ hoàn toàn bất lực trong việc điều hành một nền kinh tế.
Thông điệp thứ nhì cho mấy ông có đầu óc bã đậu: Hãy xem xét lại cái điều, tại sao cùng lúc có một sự bất ổn xã hội, mà nền kinh tế Thái Lan vẫn phát triển tốt đẹp.
Câu trả lời nằm ngay trong câu nói của Bộ trưởng kỹ nghệ ông Chaiwuti Bannawat mới tuần rồi: “Chính phủ có vai trò ủng hộ khu vực kinh tế tư nhân, nhưng chính phủ không dẫn đường hay chỉ tay năm ngón. Tôi không tin rằng chính phủ có khả năng làm kinh tế giỏi hơn khu vực kinh tế tư nhân.”
Điều sau cùng hết trong câu nói đó nên được đóng khung và đặt ngay trên bàn làm việc của viên chức nhà nước cộng sản Việt Nam, những người liên quan đến chuyện “nắm tay nhau” đưa những tập đoàn kinh doanh lớn của nhà nước lần lượt đến chỗ phá sản, nợ nần chồng chất.
Và cho giới công chức, quan liêu ở Cam Bốt, vốn có mối quan hệ kinh tế ngày càng gắn bó với Việt Nam, cũng được khuyên hết lời, là nên làm như thế.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) The bad news and then the really bad news in Vietnam. The Phnompenh Post, 23 August 2010
(2) Ông Roger Mitton là cựu phóng viên thâm niên của báo Asiaweek và cựu trưởng văn phòng báo The Singapore Straits Times ở Hoa Thạnh Đốn và Hà Nội.VIỆT NAM: Công an Việt Nam quyết định khởi tố giáo sư Phạm Minh Hoàng
Theo tin từ bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ của giáo sư Phạm Minh Hoàng, hôm nay bà vừa được cơ quan điều tra của công an mời lên để thông báo quyết định khởi tố chồng bà. Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại không cho biết rõ là giáo sư Phạm Minh Hoàng bị khởi tố với tội danh gì.
Cũng theo bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ của giáo sư Phạm Minh Hoàng, cơ quan điều tra của công an chưa đưa ra một văn bảo nào về quyết định khởi tố, mà chỉ nói rằng ông bị khởi tố vì những bài viết có nội dung ngược lại với đường lối chính thống của Việt Nam.
Sang Pháp du học từ năm 1972, ông Phạm Minh Hoàng đã quyết định trở về nước để giảng dạy tại Trường Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tin từ gia đình, giáo sư Hoàng đã bị bắt ngày 13 tháng 8 để điều tra chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình sự về tội danh hoạt động lật đổ chính quyền. Ông bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân, một tổ chức bị Hà Nội xếp là tổ chức khủng bố.
Trong những ngày qua, công an cũng đã liên tục gọi bà Lê Thị Kiều Oanh lên thẩm vấn chỉ để hỏi về khóa học miễn phí về "kỷ năng mềm" mà giáo sư Phạm Minh Hoàng tổ chức cho các em sinh viên trong thời gian qua. Bất mãn vì thấy thầy của mình bị bắt giữ như vậy, một số sinh viên Đại Học Bách Khoa đã lập một trang blog http://tudophamminhhoang.wordpress.com để thông tin về vụ này cũng như vận động trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng.
Sang Pháp du học từ năm 1972, ông Phạm Minh Hoàng đã quyết định trở về nước để giảng dạy tại Trường Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tin từ gia đình, giáo sư Hoàng đã bị bắt ngày 13 tháng 8 để điều tra chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình sự về tội danh hoạt động lật đổ chính quyền. Ông bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân, một tổ chức bị Hà Nội xếp là tổ chức khủng bố.
Trong những ngày qua, công an cũng đã liên tục gọi bà Lê Thị Kiều Oanh lên thẩm vấn chỉ để hỏi về khóa học miễn phí về "kỷ năng mềm" mà giáo sư Phạm Minh Hoàng tổ chức cho các em sinh viên trong thời gian qua. Bất mãn vì thấy thầy của mình bị bắt giữ như vậy, một số sinh viên Đại Học Bách Khoa đã lập một trang blog http://tudophamminhhoang.wordpress.com để thông tin về vụ này cũng như vận động trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng.
Cũng về nhân quyền tại Việt Nam, anh Phạm Duy Khánh, em của giáo sư Phạm Minh Hoàng, giảng viên Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, bị công an bắt giữ cách đây vài ngày, hôm qua đã tố cáo việc công an xách nhiễu, uy hiếp gia đình anh. Cụ thể công an đã chặn giữ bà Phạm Chị Uyên, người chị cả, ở Hà Nội để thẩm vấn, khi bà lấy máy bay trở về Pháp ngày 17/8.
Kính thưa quý vị,
Chúng tôi xin thông báo cùng quý vị những hành động sách nhiễu nhằm khủng bố tinh thần gia đình chúng tôi của nhà nước Việt Nam.
Trong thời gian công an Việt Nam bắt anh Phạm Minh Hoàng lên thẩm vấn, người chị cả trong gia đình chúng tôi là Phạm Thị Uyên, công dân Pháp, cũng có mặt tại Sài Gòn để chăm nom sức khỏe cho bố mẹ chúng tôi, nay rất yếu và tuổi gần 90.
Ngày 17/8, theo dự trù chị Uyên trở về Pháp theo tuyến đường Sài Gòn - Hà Nội - Paris. Sáng ngày 18/8, các con của chị ra đón mẹ ở phi trường Paris, nhưng chờ mãi vẫn không thấy chị Uyên, nên đã đến quày vé Vietnam Airlines để hỏi xem chị Uyên có trong danh sách chuyến bay hay không. Hãng này từ chối không trả lời, các cháu báo động với cảnh sát Pháp, sau khi biết là chị Uyên đã thực sự rời Sài Gòn và hoàn toàn không có tin tức. Nhiều giờ sau, các cháu mới nhận được tin là chị Uyên "bị trễ máy bay ở Hà Nội" và sẽ về Pháp ngày 19/8.
Thật ra không phải chị Uyên trễ máy bay. Về đến Paris, chị cho biết là ngày 17/8, chuyến bay từ Sài Gòn ra Hà Nội diễn ra một cách bình thường. Nhưng khi đến phi trường Nội Bài, lúc qua cửa kiểm soát passeport để lấy máy bay về Pháp vào khoảng 22 giờ đêm, thì công an đã giữ lại, đưa vào phòng thẩm vấn cho tới 2 giờ sáng. Hôm sau lại tiếp tục thẩm vấn từ 8 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều. Nội dung tra hỏi xoay quanh lý lịch gia đình chúng tôi, có tới 4, 5 công an luân phiên tra hỏi chỉ cùng một nội dung. Sau cùng, không tìm ra được những lý cớ nào khác để bổ túc thêm hồ sơ điều tra của anh Hoàng, họ cũng không hề đưa một chứng từ nói rõ lý do bắt giữ chị để tra hỏi, công an đã thả chị Uyên và để chị phải tự lo tìm vé trở về Paris một cách vô trách nhiệm. Lúc đầu quày vé đòi bán cho chị một vé về Paris trị giá lên tới 2000 Mỹ kim. Năn nỉ mãi một cô bán vé khác đã tìm ra cho chị một vé rẻ hơn nhưng chị vẫn không đủ tiền trả, và cô nhận lời cho vay 4 triệu đồng Việt Nam để chị tôi có thể trở về Pháp!!!
Kể lại diễn tiến của việc này, chúng tôi muốn tố cáo thủ đoạn sách nhiễu những người vô tội một cách hạ cấp của công an Việt Nam. Nếu công an nghi ngờ chị tôi hay muốn thẩm vấn để tìm hiểu thêm về anh Hoàng, tại sao họ không chịu gọi chị ấy lên thẩm vấn khi còn ở Sài Gòn? Công an đã cố tình lừa, để cho chị tôi rời Sài Gòn một cách bình thường, nhưng lại giữ chị ở Hà Nội vào lúc 22g, thẩm vấn gần như suốt đêm, làm cho chị không lên được máy bay, sau đó phải tự một mình xoay sở ở một nơi hoàn toàn xa lạ, để tìm cách trở về Pháp.
Đó là chưa kể công an hầu mỗi ngày vẫn tiếp tục sách nhiễu, đòi thẩm vấn chị Lê Thị Kiều Oanh, vợ của anh Phạm Minh Hoàng. Mặc dù chị đã trình bầy nhu cầu phải chăm lo cho cháu Trâm Anh mới được 6 tuổi và cha mẹ chồng già yếu đã gần 90, nhưng công an vẫn nhẫn tâm hạch sách và cố tình tạo áp lực lên tinh thần của chị Oanh.
Đối với một người có quốc tịch Pháp như chị Uyên mà công an Việt Nam còn đối xử tệ như thế thì đối với công dân Việt Nam chắc chắn họ còn đối xử tệ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi viết thư này để báo động cùng dư luận khắp nơi về khả năng nhà nước Việt Nam có thể sẽ trù dập, khủng bố gia đình chúng tôi ở Việt Nam trong những ngày sắp tới nặng nề hơn. Không biết Chị Oanh với đứa bé 6 tuổi, bố mẹ già 90 tuổi sẽ còn bị những đòn hù dọa khủng bố đến mức độ nào.
Gia đình chúng tôi xin trân trọng thông tin đến Quý vị và dư luận khắp nơi để mong được sự hỗ quan tâm và hỗ trợ của quý vị, giúp cho anh Hoàng sớm được tự do và trở về sống trong yên bình với vợ con và cha mẹ.
Ngày 19 tháng 8 năm 2010
Thay mặt chị Phạm Thị Uyên và gia đình anh Phạm Minh Hoàng
Phạm Duy Khánh
dkhanh.pham@gmail.com
Chúng tôi xin thông báo cùng quý vị những hành động sách nhiễu nhằm khủng bố tinh thần gia đình chúng tôi của nhà nước Việt Nam.
Trong thời gian công an Việt Nam bắt anh Phạm Minh Hoàng lên thẩm vấn, người chị cả trong gia đình chúng tôi là Phạm Thị Uyên, công dân Pháp, cũng có mặt tại Sài Gòn để chăm nom sức khỏe cho bố mẹ chúng tôi, nay rất yếu và tuổi gần 90.
Ngày 17/8, theo dự trù chị Uyên trở về Pháp theo tuyến đường Sài Gòn - Hà Nội - Paris. Sáng ngày 18/8, các con của chị ra đón mẹ ở phi trường Paris, nhưng chờ mãi vẫn không thấy chị Uyên, nên đã đến quày vé Vietnam Airlines để hỏi xem chị Uyên có trong danh sách chuyến bay hay không. Hãng này từ chối không trả lời, các cháu báo động với cảnh sát Pháp, sau khi biết là chị Uyên đã thực sự rời Sài Gòn và hoàn toàn không có tin tức. Nhiều giờ sau, các cháu mới nhận được tin là chị Uyên "bị trễ máy bay ở Hà Nội" và sẽ về Pháp ngày 19/8.
Thật ra không phải chị Uyên trễ máy bay. Về đến Paris, chị cho biết là ngày 17/8, chuyến bay từ Sài Gòn ra Hà Nội diễn ra một cách bình thường. Nhưng khi đến phi trường Nội Bài, lúc qua cửa kiểm soát passeport để lấy máy bay về Pháp vào khoảng 22 giờ đêm, thì công an đã giữ lại, đưa vào phòng thẩm vấn cho tới 2 giờ sáng. Hôm sau lại tiếp tục thẩm vấn từ 8 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều. Nội dung tra hỏi xoay quanh lý lịch gia đình chúng tôi, có tới 4, 5 công an luân phiên tra hỏi chỉ cùng một nội dung. Sau cùng, không tìm ra được những lý cớ nào khác để bổ túc thêm hồ sơ điều tra của anh Hoàng, họ cũng không hề đưa một chứng từ nói rõ lý do bắt giữ chị để tra hỏi, công an đã thả chị Uyên và để chị phải tự lo tìm vé trở về Paris một cách vô trách nhiệm. Lúc đầu quày vé đòi bán cho chị một vé về Paris trị giá lên tới 2000 Mỹ kim. Năn nỉ mãi một cô bán vé khác đã tìm ra cho chị một vé rẻ hơn nhưng chị vẫn không đủ tiền trả, và cô nhận lời cho vay 4 triệu đồng Việt Nam để chị tôi có thể trở về Pháp!!!
Kể lại diễn tiến của việc này, chúng tôi muốn tố cáo thủ đoạn sách nhiễu những người vô tội một cách hạ cấp của công an Việt Nam. Nếu công an nghi ngờ chị tôi hay muốn thẩm vấn để tìm hiểu thêm về anh Hoàng, tại sao họ không chịu gọi chị ấy lên thẩm vấn khi còn ở Sài Gòn? Công an đã cố tình lừa, để cho chị tôi rời Sài Gòn một cách bình thường, nhưng lại giữ chị ở Hà Nội vào lúc 22g, thẩm vấn gần như suốt đêm, làm cho chị không lên được máy bay, sau đó phải tự một mình xoay sở ở một nơi hoàn toàn xa lạ, để tìm cách trở về Pháp.
Đó là chưa kể công an hầu mỗi ngày vẫn tiếp tục sách nhiễu, đòi thẩm vấn chị Lê Thị Kiều Oanh, vợ của anh Phạm Minh Hoàng. Mặc dù chị đã trình bầy nhu cầu phải chăm lo cho cháu Trâm Anh mới được 6 tuổi và cha mẹ chồng già yếu đã gần 90, nhưng công an vẫn nhẫn tâm hạch sách và cố tình tạo áp lực lên tinh thần của chị Oanh.
Đối với một người có quốc tịch Pháp như chị Uyên mà công an Việt Nam còn đối xử tệ như thế thì đối với công dân Việt Nam chắc chắn họ còn đối xử tệ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi viết thư này để báo động cùng dư luận khắp nơi về khả năng nhà nước Việt Nam có thể sẽ trù dập, khủng bố gia đình chúng tôi ở Việt Nam trong những ngày sắp tới nặng nề hơn. Không biết Chị Oanh với đứa bé 6 tuổi, bố mẹ già 90 tuổi sẽ còn bị những đòn hù dọa khủng bố đến mức độ nào.
Gia đình chúng tôi xin trân trọng thông tin đến Quý vị và dư luận khắp nơi để mong được sự hỗ quan tâm và hỗ trợ của quý vị, giúp cho anh Hoàng sớm được tự do và trở về sống trong yên bình với vợ con và cha mẹ.
Ngày 19 tháng 8 năm 2010
Thay mặt chị Phạm Thị Uyên và gia đình anh Phạm Minh Hoàng
Phạm Duy Khánh
dkhanh.pham@gmail.com
Việt Tân
VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****
Ngày 17 tháng 8 năm 2010Bản Lên Tiếng
Về Việc CSVN Bắt Giữ Nhà Giáo Phạm Minh Hoàng
Theo tin tức từ gia đình − đã được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế loan tải – Thạc sĩ Phạm Minh Hoàng, giảng viên đại học Bách Khoa Sài Gòn, đã bị công an CSVN bắt giữ từ ngày 13 tháng 8 vừa qua. Ông Phạm Minh Hoàng phục vụ trong lãnh vực giáo dục và chú trọng vào việc phát triển các thế hệ tương lai cho đất nước. Ngoài ra, ông còn đặc biệt quan tâm đến các bất công xã hội và sự xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ông đã ký tên vào kiến nghị kêu gọi ngưng khai thác bauxite tại Tây Nguyên và tham dự hội thảo tại Sài Gòn về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Công an CSVN đã bắt giữ ông để điều tra theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, đồng thời cáo buộc ông là thành viên của Đảng Việt Tân.
Trước sự bắt bớ ngang ngược này cùng với việc khủng bố tinh thần gia đình của nhà giáo Phạm Minh Hoàng, Đảng Việt Tân khẳng định:
1. Việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng lại thêm một bằng chứng cho thấy nhà nước CSVN vẫn tiếp tục khủng bố những người tranh đấu một cách ôn hòa cho quyền lợi của đất nước. Đảng CSVN càng đàn áp những người yêu nước như ông Phạm Minh Hoàng, thì càng để lộ rõ bản chất phản dân tộc của họ mà thôi.
2. Việc cáo buộc người này, người nọ là thành viên của Đảng Việt Tân, hay của những đảng chính trị khác, để tìm cách đàn áp chỉ phản ảnh bản chất độc tài của đảng CSVN. Trong thế giới ngày nay, quyền tự do sinh hoạt chính trị đều được tôn trọng tại các quốc gia dân chủ. Chỉ trong một chế độ độc tài, quyền tự do đó mới bị cấm đoán.
3. Chủ trương của Đảng Việt Tân luôn nhắm vào mục tiêu thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên tại Việt Nam, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng và nhân bản. Đảng Việt Tân chủ trương sử dụng những hình thức đấu tranh bất bạo động để đem lại những thay đổi cần thiết cho đất nước. Tất cả những cáo buộc của CSVN đối với Đảng Việt Tân đều chỉ là những xuyên tạc, chụp mũ và tạo lý cớ để đàn áp. Khi tuyên bố những điều này, CSVN không hề đưa ra được một bằng chứng xác thực nào.
Đảng Việt Tân cực lực lên án việc bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng, và thiết tha kêu gọi dư luận trong và ngoài nước cũng như quốc tế nỗ lực tranh đấu, tạo áp lực buộc CSVN phải trả tự do cho nhà giáo Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước khác.
Ngày 17 tháng 8 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
Vietnam arrests math professor on political charges (DPA 17-8-10)
Bị bắt 'vì đảng Việt Tân'? BBC
Vợ ông Phạm Minh Hoàng kể lại câu chuyện ông bị bắt vì cáo buộc rằng có hoạt động cho đảng đối lập Việt Tân.
Đài RFA và BBC Tiếng Việt cho biết, vào ngày 13/08/2010 với mục đích nhằm điều tra tội Lật đổ Chính quyền theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, công an Việt Nam đã bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên khoa toán trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Theo lời của bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông Phạm Minh Hoàng, vào ngày 11/08 công an đột xuất mời bà và chồng lên làm việc với lý do trước đó một người bạn của họ đã khai báo rằng ông Phạm Minh Hoàng là đảng viên của đảng Việt Tân, một đảng chính trị hoạt động tại hải ngoại bị Chính phủ Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Sau hai ngày làm việc với cơ quan an ninh, mặc dù không thừa nhận là thành viên đảng Việt Tân, vào chiều ngày 13/08, công an đã đưa ông Phạm Minh Hoàng về nhà riêng, đọc lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nhà ở của hai vợ chồng ông.
Bà Lê Thị Kiều Oanh cũng cho biết ông Phạm Minh Hoàng đã từng tham gia và kêu gọi bạn bè ký tên vào bản kiến nghị ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, và đã có mặt tại buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam được tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24/07/2010. Hiện tại bà cũng không biết ông Phạm Minh Hoàng bị giam giữ ở đâu và đã gửi thư tới một vài nơi kêu gọi sự ủng hộ của dư luận cho chồng bà.
Giảng viên Toán học ‘bị bắt giữ’ ở Việt Nam VOA
Ông Phạm Minh Hoàng, một giảng viên Toán ứng dụng tại Đại học Bách khoa TPHCM, mới bị bắt giữ hôm 13/8 vì ‘bị cáo buộc có liên hệ với một đảng phái chính trị bị cấm hoạt động ở Việt Nam’.
Vợ nhà giáo 55 tuổi từng tu nghiệp ở Pháp, bà Lê Thị Kim Oanh, cho biết, trước khi bị bắt, giới hữu trách đã cảnh báo ông Hoàng rằng, ‘ông sẽ bị bắt nếu không thừa nhận là thành viên của đảng Việt Tân’ có trụ sở ở hải ngoại.
Trả lời VOA Việt Ngữ ngày 17/8, bà Oanh cho biết ‘công an mời hai vợ chồng bà lên điều tra hôm 11/8’.
Bà Oanh nói: "Họ điều tra tôi ở một nơi, chồng tôi ở một nơi. Trong cuộc điều tra, họ cho chúng tôi biết là phải khai nhận có phải đảng viên của đảng Việt Tân hay không. Chúng tôi không phải đảng viên của đảng Việt Tân thì chúng tôi phải khẳng định là không. Họ nói là đã có bắt giữ một người bạn thân của chúng tôi đã khai ra hết rồi, và bảo chúng tôi thành thực khai báo đi thì sẽ được hưởng khoan hồng. Dù có hưởng khoan hồng đi chăng nữa thì chúng tôi không phải là đảng viên của Đảng Việt Tân, chúng tôi không việc gì chúng tôi phải nhận, cho nên chúng tôi nhất quyết không nhận mình là Đảng viên của Đảng Việt Tân. Sau đó, tới ngày tối 12, họ có mời tôi từ nơi điều tra của tôi qua chỗ chồng tôi, và nói là tôi viết đơn bảo lãnh cho chồng tôi về, và nói rằng đêm nay hai vợ chồng thành thực khai báo đi và thành thực khai báo thì họ sẽ cho chế độ khoan hồng, còn nếu chồng tôi từ chối hợp tác, không thật thà khai báo, thì họ sẽ đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi. Rõ ràng cái việc đó làm cho chúng tôi rất là lo sợ, nhưng chúng tôi nói với nhau rằng mình không có tội thì không có gì phải sợ hết. Qua ngày hôm sau, chồng tôi khẳng định, anh không phải là đảng viên của Đảng Việt Tân, thì tới chiều 18 giờ, họ dẫn tôi và chồng tôi từ nơi điều tra về nhà, đọc lệnh khám xét và bắt khẩn cấp chồng tôi. Ngày bị bắt giữ là ngày 13/8."
Bà Oanh cho biết, trong khi tiến hành bắt giữ ông Hoàng, cảnh sát đã đọc ‘luật số 79’ nhưng bà ‘không nghe được hết chi tiết’.
Bà Oanh nói tiếp: "Thật sự cái lúc đó tôi hoảng loạn lắm. Tôi thấy người ta kéo về rất là đông và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi là tôi bàng hoàng rồi. Tôi không có được tỉnh táo cho nên bây giờ tôi không nhớ rõ, thực sự là tôi không nhớ rõ là họ đọc lệnh bắt khẩn cấp như thế nào. Tôi có nghe là luật số 79 còn chi tiết họ đọc dài phía sau thì tôi không biết."
Được biết, Điều 79, Bộ Luật Hình sự, cấm ‘các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Trong lá thư kêu cứu được phổ biến rộng rãi trên Internet, bà Oanh, 46 tuổi, cho biết ông Hoàng ‘sang Pháp du học từ năm 1973’ và đã trở về nước ‘vào cuối thập niên 90’ vì ‘mong góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho giới trẻ Việt Nam’.
Bà Oanh cho biết ông Hoàng ‘từng ký vào lời kêu gọi ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên’, và ‘đã tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24 tháng 7 năm 2009’ vì ‘cảm thấy bức xúc’.
Cũng trong lá thư này, bà Oanh viết: ‘Là một nhà giáo yêu nước, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, môi sinh và chủ quyền đất nước, chồng tôi đã sống một cách lương thiện và trong sáng, nhưng nhà nước đã đáp lại bằng việc bắt giữ chồng tôi, mà không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể để kết tội, ngoài việc điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của chồng tôi khi còn ở bên Pháp và việc tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ năng mềm cho các em sinh viên trong thời gian qua’.
Trả lời VOA Việt Ngữ về các dự định sắp tới, bà Oanh cho biết ‘bà đã liên hệ với luật sư để giải quyết vụ việc này’.
Bà Oanh nói: "Tôi là một phụ nữ chân yếu, tay mềm, tôi không biết làm gì hết cả. Cho nên việc đầu tiên tôi làm là viết lá thư kêu cứu, còn việc thứ hai là tôi có ý định mời luật sư thì hôm nay là ngày đầu tiên tôi đến làm việc với luật sư. Tại vì cái ngày đầu tiên họ mời tôi lên điều tra, khi mà nói tới điều đó thì họ nói rằng, ‘mời luật sư là quyền của chị, nhưng mà chúng tôi cũng cho chị biết trước là, đây là một vấn đề có liên quan tới an ninh quốc gia, thì chúng tôi có quyền từ chối luật sư, cho tới khi giai đoạn điều tra kết thúc thì luật sư mới được gặp chồng tôi."
Theo hãng tin DPA, trong thời gian bốn năm qua, giới hữu trách ở Việt Nam đã bắt giữ hàng chục nhà hoạt động dân chủ cũng như các blogger độc lập. Nhiều người trong số họ bị kết án nhiều năm tù giam.
Hãng tin của Đức còn cho rằng nhiều người bị tống giam vì bị cáo buộc là thành viên của Đảng Việt Tân, vốn bị Việt Nam coi là một tổ chức khủng bố.
Nguồn: DPA, VOA
Vợ nhà giáo 55 tuổi từng tu nghiệp ở Pháp, bà Lê Thị Kim Oanh, cho biết, trước khi bị bắt, giới hữu trách đã cảnh báo ông Hoàng rằng, ‘ông sẽ bị bắt nếu không thừa nhận là thành viên của đảng Việt Tân’ có trụ sở ở hải ngoại.
Trả lời VOA Việt Ngữ ngày 17/8, bà Oanh cho biết ‘công an mời hai vợ chồng bà lên điều tra hôm 11/8’.
Bà Oanh nói: "Họ điều tra tôi ở một nơi, chồng tôi ở một nơi. Trong cuộc điều tra, họ cho chúng tôi biết là phải khai nhận có phải đảng viên của đảng Việt Tân hay không. Chúng tôi không phải đảng viên của đảng Việt Tân thì chúng tôi phải khẳng định là không. Họ nói là đã có bắt giữ một người bạn thân của chúng tôi đã khai ra hết rồi, và bảo chúng tôi thành thực khai báo đi thì sẽ được hưởng khoan hồng. Dù có hưởng khoan hồng đi chăng nữa thì chúng tôi không phải là đảng viên của Đảng Việt Tân, chúng tôi không việc gì chúng tôi phải nhận, cho nên chúng tôi nhất quyết không nhận mình là Đảng viên của Đảng Việt Tân. Sau đó, tới ngày tối 12, họ có mời tôi từ nơi điều tra của tôi qua chỗ chồng tôi, và nói là tôi viết đơn bảo lãnh cho chồng tôi về, và nói rằng đêm nay hai vợ chồng thành thực khai báo đi và thành thực khai báo thì họ sẽ cho chế độ khoan hồng, còn nếu chồng tôi từ chối hợp tác, không thật thà khai báo, thì họ sẽ đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi. Rõ ràng cái việc đó làm cho chúng tôi rất là lo sợ, nhưng chúng tôi nói với nhau rằng mình không có tội thì không có gì phải sợ hết. Qua ngày hôm sau, chồng tôi khẳng định, anh không phải là đảng viên của Đảng Việt Tân, thì tới chiều 18 giờ, họ dẫn tôi và chồng tôi từ nơi điều tra về nhà, đọc lệnh khám xét và bắt khẩn cấp chồng tôi. Ngày bị bắt giữ là ngày 13/8."
Bà Oanh cho biết, trong khi tiến hành bắt giữ ông Hoàng, cảnh sát đã đọc ‘luật số 79’ nhưng bà ‘không nghe được hết chi tiết’.
Bà Oanh nói tiếp: "Thật sự cái lúc đó tôi hoảng loạn lắm. Tôi thấy người ta kéo về rất là đông và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi là tôi bàng hoàng rồi. Tôi không có được tỉnh táo cho nên bây giờ tôi không nhớ rõ, thực sự là tôi không nhớ rõ là họ đọc lệnh bắt khẩn cấp như thế nào. Tôi có nghe là luật số 79 còn chi tiết họ đọc dài phía sau thì tôi không biết."
Được biết, Điều 79, Bộ Luật Hình sự, cấm ‘các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Trong lá thư kêu cứu được phổ biến rộng rãi trên Internet, bà Oanh, 46 tuổi, cho biết ông Hoàng ‘sang Pháp du học từ năm 1973’ và đã trở về nước ‘vào cuối thập niên 90’ vì ‘mong góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho giới trẻ Việt Nam’.
Bà Oanh cho biết ông Hoàng ‘từng ký vào lời kêu gọi ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên’, và ‘đã tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24 tháng 7 năm 2009’ vì ‘cảm thấy bức xúc’.
Cũng trong lá thư này, bà Oanh viết: ‘Là một nhà giáo yêu nước, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, môi sinh và chủ quyền đất nước, chồng tôi đã sống một cách lương thiện và trong sáng, nhưng nhà nước đã đáp lại bằng việc bắt giữ chồng tôi, mà không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể để kết tội, ngoài việc điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của chồng tôi khi còn ở bên Pháp và việc tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ năng mềm cho các em sinh viên trong thời gian qua’.
Trả lời VOA Việt Ngữ về các dự định sắp tới, bà Oanh cho biết ‘bà đã liên hệ với luật sư để giải quyết vụ việc này’.
Bà Oanh nói: "Tôi là một phụ nữ chân yếu, tay mềm, tôi không biết làm gì hết cả. Cho nên việc đầu tiên tôi làm là viết lá thư kêu cứu, còn việc thứ hai là tôi có ý định mời luật sư thì hôm nay là ngày đầu tiên tôi đến làm việc với luật sư. Tại vì cái ngày đầu tiên họ mời tôi lên điều tra, khi mà nói tới điều đó thì họ nói rằng, ‘mời luật sư là quyền của chị, nhưng mà chúng tôi cũng cho chị biết trước là, đây là một vấn đề có liên quan tới an ninh quốc gia, thì chúng tôi có quyền từ chối luật sư, cho tới khi giai đoạn điều tra kết thúc thì luật sư mới được gặp chồng tôi."
Theo hãng tin DPA, trong thời gian bốn năm qua, giới hữu trách ở Việt Nam đã bắt giữ hàng chục nhà hoạt động dân chủ cũng như các blogger độc lập. Nhiều người trong số họ bị kết án nhiều năm tù giam.
Hãng tin của Đức còn cho rằng nhiều người bị tống giam vì bị cáo buộc là thành viên của Đảng Việt Tân, vốn bị Việt Nam coi là một tổ chức khủng bố.
Nguồn: DPA, VOA
Hà Nội – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giam một giáo sư toán tốt nghiệp ở Pháp vì bị tình nghi liên quan đến một nhóm chính trị bị cấm hoạt động ở Việt Nam, vợ của vị giáo sư này cho hay hôm nay thứ Ba ngày 17 tháng Tám năm 2010.
Ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, bị bắt tuần rồi hôm 13 tháng Tám, bà Lê Thị Kim Oanh vợ ông ta cho hay.
Trước đó, nhà cầm quyền đã nói với ông Hoàng, một giảng viên môn toán ứng dụng ở Viện Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, rằng ông ta sẽ bị bắt nếu ông không thú nhận ông thuộc đảng Việt Tân, là một nhóm chính trị hoạt động kêu gọi dân chủ cho Việt Nam, có trụ sở ở ngoại quốc và bị nhà nước cộng sản Việt Nam cấm hoạt động ở Việt Nam, vợ ông ta cho hay.
“Thực ra, chồng tôi không là một thành viên của Việt Tân, vì thế chúng tôi từ chối,” bà Oanh nói.
Bà cho hay trong cuộc bớ bắt đó, công an đã đọc nội dung Điều 79 của luật hình sự Việt Nam, là điều luật cấm “những hoạt động nhắm lật đổ nhà nước.” Trong lá thư được phân phát bởi văn phòng của đảng Việt Tân ở Hoa Thạnh Đốn hôm nay, bà Oánh nói rằng bà tin chồng bà bị bắt giam là vì chồng bà ủng hộ những phản đối đối với những nhà máy bô-xít do Trung Quốc vận hành ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Bà nói công an cũng điều tra giáo trình “huấn luyện lãnh đạo” ông Hoàng đã dạy cho một số sinh viên của ông.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt bớ hằng chục người hoạt động kêu gọi dân chủ và những bloggers độc lập trong bốn năm vừa qua, và đã tuyên án họ nhiều năm tù ở.
Nhiều người trong số những tù nhân này bị quy kết là thuộc về đảng Việt Tân, là một tổ chức chính trị mà nhà nước Việt Nam xem như là một tổ chức khủng bố.
Đa số những người này cũng đã chỉ trích chính sách của nhà nước Việt Nam đối với những dự án khai thác bô-xít, hay kêu gọi Việt Nam đối kháng mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Vietnam arrests math professor on political charges. Deutsche Presse-Agentur, 17 August 2010
------------(1) Vietnam arrests math professor on political charges. Deutsche Presse-Agentur, 17 August 2010
Một giảng viên đại học ở TP HCM bị bắt
Vietnam arrests math professor on political charges DPA
Hanoi - Ho Chi Minh City police have arrested a French-educated math professor on charges of belonging to a banned political group, the professor's wife said Tuesday.
Pham Minh Hoang, 55, was arrested on August 13, wife Le Thi Kim Oanh said.
The authorities had earlier told Hoang, a lecturer in applied mathematics at the Ho Chi Minh City Institute of Technology, that he would be arrested if he did not confess to belonging to the banned foreign-based democracy group Viet Tan, his wife said.
'In fact, my husband is not a member of Viet Tan, so we refused,' Oanh said.
Oanh said during the arrest, police had read out the text of Article 79 of Vietnam's penal code, which bars 'activities aimed at overthrowing the government.'
In letters distributed by Viet Tan's office in Washington on Tuesday, Oanh said she believed her husband's arrest was tied to his support for protests against controversial Chinese-run bauxite mines in Vietnam's Central Highlands.
She said police were also investigating 'leadership training' courses Hoang had given for some of his university students.
Authorities in communist Vietnam have arrested dozens of democracy activists and independent bloggers over the past four years, sentencing many to multi-year prison terms.
Many of those imprisoned were accused of belonging to Viet Tan, which Vietnam considers a terrorist organization.
Most had also criticized Vietnamese policy on the bauxite mines, or had advocated stronger Vietnamese opposition to China regarding the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea, which both countries claim.
Giảng viên ĐH Bách Khoa Tp.HCM bị bắt vì nghi là đảng viên Việt Tân
Đàn Chim Việt: Một giảng viên của Đại Học Bách Khoa Tp. HCM vừa bị thẩm vấn và bắt giữ vì “có người khai ông là đảng viên đảng Việt Tân”- Vợ ông cho hay lý do như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài RFA. Ông Phạm Minh Hoàng 55 tuổi, một cựu sinh viên du học Pháp từ năm 1973 và trở về nước giảng dậy từ cuối thập niên 90, ông cũng là người đã ký kiến nghị đề nghị nhà nước dừng dự án Bauxite và tham gia buổi Hội thảo về Hoàng – Trường Sa, bị hỏi về những “mối quan hệ bạn bè” khi ông ở Pháp và việc ông dậy tin học miễn phí cho sinh viên cũng như một số hoạt động khác.
Cùng bị thẩm vấn trong 3 ngày là bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông. Bà được tại ngoại sau đó, trong khi chồng hiện bị giam giữ và có thể quy kết theo điều 79 bộ luật Hình sự. Cũng theo điều này, đầu năm nay nhà nước đã xét xử 4 nhân sỹ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long với mức án tử 3 tới 16 năm tù giam.
Chúng tôi, qua e-mail nhận được lá thư khẩn thiết kêu cứu của bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ giảng viên Hoàng.
————————————————————————-
Kính gửi Quý vị trách nhiệm Mạng bauxite Việt Nam,
Kính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,
Tôi là Lê thị Kiều Oanh, 46 tuổi, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, đau buồn và uất nghẹn gửi thư này đến Quý Vị để báo động về việc nhà nước Việt Nam đã bắt giữ chồng tôi vào ngày 13 tháng 8 năm 2010 để điều tra chiếu theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Chồng tôi tên Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, hiện đang là giảng viên tại trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM. Anh sang Pháp du học từ năm 1973. Hấp thụ lối giáo dục trung thực và bình đẳng với nhiều sáng tạo tại đây, anh luôn ước mơ ngày trở về quê hương sẽ là một nhà giáo để mong góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho giới trẻ Việt Nam.
Sau một chuyến về thăm cha mẹ bị bệnh vào cuối thập niên 90, cảm thương cho sự thiếu thốn về kỹ năng của các sinh viên Việt Nam, anh đã cố gắng thu xếp trở về quê hương, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống an bình, đầy đủ phương tiện vật chất ở xứ người, trở về Việt Nam sống để săn sóc bố mẹ và nhận làm giảng viên tại trường Bách Khoa TP HCM để thực hiện giấc mơ của mình. Tâm huyết của anh là làm sao cho thanh niên Việt Nam ý thức được bổn phận và trách nhiệm để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt.
Ngoài những bức xúc về giáo dục và tuổi trẻ Việt Nam, trong gần 10 năm trở về sống trên quê hương, anh luôn khắc khoải về những vấn đề của đất nước, từ nạn tham nhũng đến những bất công trong xã hội. Anh cũng thường chia sẻ với tôi về tình trạng ô nhiểm môi trường sinh thái của Việt Nam. Khi nhà nước cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, anh đã than trời là tại sao có một quyết định vô cùng tai hại như vậy ? Nên khi đọc được bản kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, do Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà Giáo Phạm Toàn và Tiến Sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, anh đã không ngần ngại ký tên và kêu gọi bạn bè anh nên ký tên vào bản kiến nghị này. Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và các vụ ngư dân ta bị Trung Quốc hà hiếp, bắt giữ đòi tiền chuộc là những chuyện mà anh rất bức xúc. Anh đã tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24 tháng 7 năm 2009 để tìm hiểu thêm về các vấn đề này.
Kính thưa quý vị,
Là một nhà giáo yêu nước, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, môi sinh và chủ quyền đất nước, chồng tôi đã sống một cách lương thiện và trong sáng, nhưng nhà nước đã đáp lại bằng việc bắt giữ chồng tôi, mà không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể để kết tội, ngoài việc điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của chồng tôi khi còn ở bên Pháp và việc tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ năng mềm cho các em sinh viên trong thời gian qua.
Kỹ năng mềm là những kỹ thuật dạy về tâm lý để tạo sự tự tin ở mỗi con người, giúp họ có cách nhìn khoa học để thích nghi vào đời sống xã hội. Những kỹ năng này được giảng dạy rất nhiều ở môi trường Tây phương, đặc biệt là ở Mỹ cho các em học sinh ngay từ cấp trung học. Hiện nay có rất nhiều khóa chuyên môn loại này ở Việt Nam và rất được giới trẻ ưa chuộng.
Như vậy việc tổ chức những lớp học miễn phí này không lẽ là một cái tội hay sao?
Còn những mối liên hệ bạn hữu khi chồng tôi còn ở bên Pháp, không lẽ nhà nước cũng cho là một cái tội hay sao?
Việc bày tỏ và chia sẻ sự quan tâm trước thực trạng đất nước, đau cái đau của dân tộc, cũng là một cái tội hay sao? Là một nhà giáo mà không biết xúc động, đau xót với những thăng trầm của xã hội, của đất nước thì làm sao có thể truyền dạy tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ phải gánh vác vận mệnh đất nước khi trưởng thành?
Trước những tai ương bất ngờ đổ ập xuống gia đình tôi trong những ngày vừa qua, tôi quyết định gửi đến Quý Vị lá thư này để kêu cứu, để chồng tôi không bị bắt giữ một cách oan ức mà không ai hay biết. Tôi viết thư này trong tâm trạng ngổn ngang và lo âu. Lo âu về việc những người đang giam giữ chồng tôi có thể hãm hại anh ấy trong đêm đen mà không một ai hay biết. Lo âu về những thủ thuật ép cung của những người đang muốn gán ghép tội lỗi lên đầu chồng tôi và bôi đen những nỗ lực cao quí của anh ấy. Lo âu cho bé Trâm Anh, đứa con gái thân yêu của chúng tôi vừa mới lên 6 tuổi, cháu sẽ ra sao khi thiếu vắng sự dìu dắt của người bố thân yêu…
Kính mong Quý Vị lên tiếng và tiếp tay bảo vệ anh Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước – những người đang muốn đóng góp cả cuộc đời mình cho ước mơ bảo vệ đất nước và xây dựng tuổi trẻ Việt Nam.
Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm của toàn thể Quý Vị.
Lá thư do ông Phạm Duy Khánh gửi tới Đàn Chim Việt
Cùng bị thẩm vấn trong 3 ngày là bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông. Bà được tại ngoại sau đó, trong khi chồng hiện bị giam giữ và có thể quy kết theo điều 79 bộ luật Hình sự. Cũng theo điều này, đầu năm nay nhà nước đã xét xử 4 nhân sỹ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long với mức án tử 3 tới 16 năm tù giam.
Chúng tôi, qua e-mail nhận được lá thư khẩn thiết kêu cứu của bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ giảng viên Hoàng.
————————————————————————-
Kính gửi Quý vị trách nhiệm Mạng bauxite Việt Nam,
Kính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,
Tôi là Lê thị Kiều Oanh, 46 tuổi, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, đau buồn và uất nghẹn gửi thư này đến Quý Vị để báo động về việc nhà nước Việt Nam đã bắt giữ chồng tôi vào ngày 13 tháng 8 năm 2010 để điều tra chiếu theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Chồng tôi tên Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, hiện đang là giảng viên tại trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM. Anh sang Pháp du học từ năm 1973. Hấp thụ lối giáo dục trung thực và bình đẳng với nhiều sáng tạo tại đây, anh luôn ước mơ ngày trở về quê hương sẽ là một nhà giáo để mong góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho giới trẻ Việt Nam.
Sau một chuyến về thăm cha mẹ bị bệnh vào cuối thập niên 90, cảm thương cho sự thiếu thốn về kỹ năng của các sinh viên Việt Nam, anh đã cố gắng thu xếp trở về quê hương, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống an bình, đầy đủ phương tiện vật chất ở xứ người, trở về Việt Nam sống để săn sóc bố mẹ và nhận làm giảng viên tại trường Bách Khoa TP HCM để thực hiện giấc mơ của mình. Tâm huyết của anh là làm sao cho thanh niên Việt Nam ý thức được bổn phận và trách nhiệm để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt.
Ngoài những bức xúc về giáo dục và tuổi trẻ Việt Nam, trong gần 10 năm trở về sống trên quê hương, anh luôn khắc khoải về những vấn đề của đất nước, từ nạn tham nhũng đến những bất công trong xã hội. Anh cũng thường chia sẻ với tôi về tình trạng ô nhiểm môi trường sinh thái của Việt Nam. Khi nhà nước cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, anh đã than trời là tại sao có một quyết định vô cùng tai hại như vậy ? Nên khi đọc được bản kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, do Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà Giáo Phạm Toàn và Tiến Sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, anh đã không ngần ngại ký tên và kêu gọi bạn bè anh nên ký tên vào bản kiến nghị này. Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và các vụ ngư dân ta bị Trung Quốc hà hiếp, bắt giữ đòi tiền chuộc là những chuyện mà anh rất bức xúc. Anh đã tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24 tháng 7 năm 2009 để tìm hiểu thêm về các vấn đề này.
Kính thưa quý vị,
Là một nhà giáo yêu nước, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, môi sinh và chủ quyền đất nước, chồng tôi đã sống một cách lương thiện và trong sáng, nhưng nhà nước đã đáp lại bằng việc bắt giữ chồng tôi, mà không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể để kết tội, ngoài việc điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của chồng tôi khi còn ở bên Pháp và việc tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ năng mềm cho các em sinh viên trong thời gian qua.
Kỹ năng mềm là những kỹ thuật dạy về tâm lý để tạo sự tự tin ở mỗi con người, giúp họ có cách nhìn khoa học để thích nghi vào đời sống xã hội. Những kỹ năng này được giảng dạy rất nhiều ở môi trường Tây phương, đặc biệt là ở Mỹ cho các em học sinh ngay từ cấp trung học. Hiện nay có rất nhiều khóa chuyên môn loại này ở Việt Nam và rất được giới trẻ ưa chuộng.
Như vậy việc tổ chức những lớp học miễn phí này không lẽ là một cái tội hay sao?
Còn những mối liên hệ bạn hữu khi chồng tôi còn ở bên Pháp, không lẽ nhà nước cũng cho là một cái tội hay sao?
Việc bày tỏ và chia sẻ sự quan tâm trước thực trạng đất nước, đau cái đau của dân tộc, cũng là một cái tội hay sao? Là một nhà giáo mà không biết xúc động, đau xót với những thăng trầm của xã hội, của đất nước thì làm sao có thể truyền dạy tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ phải gánh vác vận mệnh đất nước khi trưởng thành?
Trước những tai ương bất ngờ đổ ập xuống gia đình tôi trong những ngày vừa qua, tôi quyết định gửi đến Quý Vị lá thư này để kêu cứu, để chồng tôi không bị bắt giữ một cách oan ức mà không ai hay biết. Tôi viết thư này trong tâm trạng ngổn ngang và lo âu. Lo âu về việc những người đang giam giữ chồng tôi có thể hãm hại anh ấy trong đêm đen mà không một ai hay biết. Lo âu về những thủ thuật ép cung của những người đang muốn gán ghép tội lỗi lên đầu chồng tôi và bôi đen những nỗ lực cao quí của anh ấy. Lo âu cho bé Trâm Anh, đứa con gái thân yêu của chúng tôi vừa mới lên 6 tuổi, cháu sẽ ra sao khi thiếu vắng sự dìu dắt của người bố thân yêu…
Kính mong Quý Vị lên tiếng và tiếp tay bảo vệ anh Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước – những người đang muốn đóng góp cả cuộc đời mình cho ước mơ bảo vệ đất nước và xây dựng tuổi trẻ Việt Nam.
Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm của toàn thể Quý Vị.
Lá thư do ông Phạm Duy Khánh gửi tới Đàn Chim Việt
Tin từ Việt Nam cho biết cách đây 2 ngày ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Đại Học Bách Khoa TP.HCM, vừa bị công an bắt giữ, để điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của ông khi còn ở nước ngoài.
Còn rất nhiều khía cạnh pháp lý bất cập khác trong các vụ án chính trị mà những người tù lương tâm phải gánh chịu. Tôi nghĩ giới luật sư cần lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ cho họ như một cách thức bảo vệ cho chính mình và thế hệ mai sau.
Nguồn: blog Lê Trần Luật
13.08.2010
Sự kiện tù nhân chính trị Trương Văn Sương được rời khỏi nơi giam cầm sau hơn 33 năm đã làm xôn xao dư luân trong và ngoài nước. Đài Á châu tự do có một lọat bài phản ánh hoàn cảnh của những người tù chính trị cũng như thực trạng của chế độ giam giữ trong các nhà tù ở Việt nam, nhất là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Tiếp cận các thông tin cũng như tiếp xúc một số người tù chính trị, tôi đặc biệt chú ý đến một khía cạnh pháp lý khác trong các bản án dành cho những người tù này, đó là đa số bị xét xử bởi một thủ tục: sơ thẩm đồng thời chung thẩm.
Thời còn làm luật sư tôi từng chú ý đến thủ tục này. Trong một lần nói chuyện với đồng nghiệp, từng là Viện trưởng Viện kiểm sát, ông nói : “ Bản chất của thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm là sự trả thù của Nhà nuớc dành cho những người chống đối họ”. Nghiên cứu những quy định của thủ tục này, tôi nhận thấy sự vi phạm nhân nghiêm trọng về quyền con người, mặt nhiên tước bỏ quyền quan trọng nhất của bị cáo, đó là quyền kháng cáo bản án. Quyền này được quy định trong công ước quốc tế về quyền dân sự -chính trị năm 1966 mà Việt nam đã gia nhập vào ngày 24-09- 1982. Tại khoản 5, Điầu 14 của Công ước quy định: “ Các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên tòa trên theo thủ tục luật định”.
Thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm kéo dài suốt trong lịch sử tố tụng hình sự của Việt nam. Trước sức ép của cộng đồng Quốc tế, đến năm 2000, Nhà nước mới bãi bỏ thủ tục này. Đến năm 20003, Bộ luật tố tụng hình sự mới đã chấm dứt vĩnh viễn thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm, đồng thời thừa nhận nguyên tắc xét xử hai cấp. Ngyên tắc xét xử hai cấp được xác nhận trong tố tụng hiện đại. Nguyên tắc này được ghi nhận trong các công ước Quốc tế, đặc biệt là công ước quyền dân sự kinh tế mà Việt nam đã tham gia. Nguyên tắc xét xử hai cấp nhằm bảo đảm tối đa quyền kháng cáo của các bị án, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các bản án oan sai.
Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 22/12/1982 quy định về những vụ án xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm có các điều kiện như sau:
-Bị cáo phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh chính trị, tài sản XHCN, làm cho nhân dân căm phẩn, và yêu cầu chính trị là phải trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.
-Bị cáo là những tên phản cách mạng, lưu manh côn đồ, những tên làm ăn phi pháp, những cán bộ, nhân viên thoái hóa, biến chất.
- Trong vụ án không có nhiều bị báo, chứng cứ rỏ ràng, không có nghi vấn về tội phạm.
- Mức độ vi phạm nghiêm trọng cần phải trừng trị bằng biện pháp cao nhất.
Không có đủ bốn điều kiện trên dù vi phạm nghiêm trọng cũng xử theo thủ tục thông thường, tức là cho phép kháng cáo.
Kế thừa thông tư này, bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Việt nam năm 1988, tuy không quy định cụ thể nhưng vẫn cho phép Tòa án tối cao xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Không cần phân tích sâu xa, dễ dàng nhận ra sự vi phạm nhân quyền trầm trọng trong các quy định này. Đó là tước bỏ cơ hội kháng cáo của bị án, một quyền căn bản của con người, vi phạm nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tại sao có người thì được quyền kháng cáo, có người không được?
Thời phong kiến mong muội, người dân còn có thể đến triều đình để đánh trống kêu oan, tại sao những người tù chính trị gần cuối thế kỷ hai muơi lại không được quyền kháng cáo?
Nhớ lại hôm gặp một số tù nhân chính trị như anh Trương văn Sương, Hòa thượng Thích Thiện Minh, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, tôi hỏi: “Anh Sương, hồi đó anh bị xử theo thủ tục sơ chung thẩm phải không?”. Anh nói: “ Ừ, ừ , đúng rồi, hồi họ bắt ở Cà mau, đưa lên Sài gòn xử, xử xong cho đi tù luôn, không cho kháng cáo gì hết trơn”. Tôi hỏi tiếp, Hòa thượng Thích Thiện Minh nói: “ Tui cũng vậy, xử sơ chung thẩm là đưa đi trại tù luôn, không có xử lần hai, vào trại tù mình làm đơn kêu kêu oan gửi bao nhiêu nơi, không ai trả lời”. Mục sư Hồng Quang cũng xác nhận: “ Họ xử xong là đi luôn.”
Bộ luật hình tố tụng hình sự năm 2003, đã chấm dứt vĩnh viễn hình thức xét xử dã man này, mọi bị án đều có quyền kháng cáo. Tuy nhiên, nổi oan trái mà những người tù bị xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm vẫn còn nguyên đó, không gì có thể bù đắp được. Cũng cần nói thêm rằng quan sát nhiều vụ án chính trị gần đây dễ thấy rằng quyền kháng cáo mặc dù được thừa nhận nhưng cũng chỉ là hình thức, bởi lẽ các vụ kháng cáo đều không thành. Tất cả đều y án!
Còn rất nhiều khía cạnh pháp lý bất cập khác trong các vụ án chính trị mà những người tù lương tâm phải gánh chịu. Tôi nghĩ giới luật sư cần lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ cho họ như một cách thức bảo vệ cho chính mình và thế hệ mai sau.
Phát hiện, ngăn chặn hàng tấn tài liệu phản động Thứ Ba, 10/08/2010 (GMT+7)13.08.2010
Sự kiện tù nhân chính trị Trương Văn Sương được rời khỏi nơi giam cầm sau hơn 33 năm đã làm xôn xao dư luân trong và ngoài nước. Đài Á châu tự do có một lọat bài phản ánh hoàn cảnh của những người tù chính trị cũng như thực trạng của chế độ giam giữ trong các nhà tù ở Việt nam, nhất là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Tiếp cận các thông tin cũng như tiếp xúc một số người tù chính trị, tôi đặc biệt chú ý đến một khía cạnh pháp lý khác trong các bản án dành cho những người tù này, đó là đa số bị xét xử bởi một thủ tục: sơ thẩm đồng thời chung thẩm.
Thời còn làm luật sư tôi từng chú ý đến thủ tục này. Trong một lần nói chuyện với đồng nghiệp, từng là Viện trưởng Viện kiểm sát, ông nói : “ Bản chất của thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm là sự trả thù của Nhà nuớc dành cho những người chống đối họ”. Nghiên cứu những quy định của thủ tục này, tôi nhận thấy sự vi phạm nhân nghiêm trọng về quyền con người, mặt nhiên tước bỏ quyền quan trọng nhất của bị cáo, đó là quyền kháng cáo bản án. Quyền này được quy định trong công ước quốc tế về quyền dân sự -chính trị năm 1966 mà Việt nam đã gia nhập vào ngày 24-09- 1982. Tại khoản 5, Điầu 14 của Công ước quy định: “ Các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên tòa trên theo thủ tục luật định”.
Thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm kéo dài suốt trong lịch sử tố tụng hình sự của Việt nam. Trước sức ép của cộng đồng Quốc tế, đến năm 2000, Nhà nước mới bãi bỏ thủ tục này. Đến năm 20003, Bộ luật tố tụng hình sự mới đã chấm dứt vĩnh viễn thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm, đồng thời thừa nhận nguyên tắc xét xử hai cấp. Ngyên tắc xét xử hai cấp được xác nhận trong tố tụng hiện đại. Nguyên tắc này được ghi nhận trong các công ước Quốc tế, đặc biệt là công ước quyền dân sự kinh tế mà Việt nam đã tham gia. Nguyên tắc xét xử hai cấp nhằm bảo đảm tối đa quyền kháng cáo của các bị án, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các bản án oan sai.
Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 22/12/1982 quy định về những vụ án xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm có các điều kiện như sau:
-Bị cáo phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh chính trị, tài sản XHCN, làm cho nhân dân căm phẩn, và yêu cầu chính trị là phải trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.
-Bị cáo là những tên phản cách mạng, lưu manh côn đồ, những tên làm ăn phi pháp, những cán bộ, nhân viên thoái hóa, biến chất.
- Trong vụ án không có nhiều bị báo, chứng cứ rỏ ràng, không có nghi vấn về tội phạm.
- Mức độ vi phạm nghiêm trọng cần phải trừng trị bằng biện pháp cao nhất.
Không có đủ bốn điều kiện trên dù vi phạm nghiêm trọng cũng xử theo thủ tục thông thường, tức là cho phép kháng cáo.
Kế thừa thông tư này, bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Việt nam năm 1988, tuy không quy định cụ thể nhưng vẫn cho phép Tòa án tối cao xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Không cần phân tích sâu xa, dễ dàng nhận ra sự vi phạm nhân quyền trầm trọng trong các quy định này. Đó là tước bỏ cơ hội kháng cáo của bị án, một quyền căn bản của con người, vi phạm nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tại sao có người thì được quyền kháng cáo, có người không được?
Thời phong kiến mong muội, người dân còn có thể đến triều đình để đánh trống kêu oan, tại sao những người tù chính trị gần cuối thế kỷ hai muơi lại không được quyền kháng cáo?
Nhớ lại hôm gặp một số tù nhân chính trị như anh Trương văn Sương, Hòa thượng Thích Thiện Minh, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, tôi hỏi: “Anh Sương, hồi đó anh bị xử theo thủ tục sơ chung thẩm phải không?”. Anh nói: “ Ừ, ừ , đúng rồi, hồi họ bắt ở Cà mau, đưa lên Sài gòn xử, xử xong cho đi tù luôn, không cho kháng cáo gì hết trơn”. Tôi hỏi tiếp, Hòa thượng Thích Thiện Minh nói: “ Tui cũng vậy, xử sơ chung thẩm là đưa đi trại tù luôn, không có xử lần hai, vào trại tù mình làm đơn kêu kêu oan gửi bao nhiêu nơi, không ai trả lời”. Mục sư Hồng Quang cũng xác nhận: “ Họ xử xong là đi luôn.”
Bộ luật hình tố tụng hình sự năm 2003, đã chấm dứt vĩnh viễn hình thức xét xử dã man này, mọi bị án đều có quyền kháng cáo. Tuy nhiên, nổi oan trái mà những người tù bị xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm vẫn còn nguyên đó, không gì có thể bù đắp được. Cũng cần nói thêm rằng quan sát nhiều vụ án chính trị gần đây dễ thấy rằng quyền kháng cáo mặc dù được thừa nhận nhưng cũng chỉ là hình thức, bởi lẽ các vụ kháng cáo đều không thành. Tất cả đều y án!
Còn rất nhiều khía cạnh pháp lý bất cập khác trong các vụ án chính trị mà những người tù lương tâm phải gánh chịu. Tôi nghĩ giới luật sư cần lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ cho họ như một cách thức bảo vệ cho chính mình và thế hệ mai sau.
- Chiều nay (10/8), Bộ Thông tin - Truyền thông đã trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông” cho 11 cán bộ Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II - Tổng cục An ninh, Bộ Công An (A23).
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp đã trao kỷ niệm chương và hoa cho 11 cán bộ. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/9/2010).
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II được giao nhiệm vụ sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phối hợp với các lực lượng chủ động đấu tranh với âm mưu hoạt động của các loại tình báo, gián điệp, phản động và tội phạm khác.
Theo Cục trưởng Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II Lương Hữu Quang, thực tiễn công tác đấu tranh cho thấy hiện nay, các thế lực thù địch và đối tượng tội phạm khác đã và đang triệt để lợi dụng những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin, trong đó có các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Ông nói đây là những điều kiện thuận lợi mà đối tượng tình báo, gián điệp, phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài đã và đang triệt để lợi dụng để hoạt động thông tin liên lạc, liên minh liên kết, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phản động, gửi các bưu kiện, trong đó có chất lạ, vật lạ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chuyển tiền và phương tiện hoạt động cho số đối tượng cơ hội chính trị chống đối, đối tượng phản động lợi dụng dân tộc, tôn giáo… để hoạt động chống Việt Nam.
Thời gian qua, trong phối hợp cùng với các đơn vị liên quan thuộc ngành bưu chính viễn thông, lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ II đã phát hiện, ngăn chặn hàng tấn tài liệu có nội dung chiến tranh tâm lý phản động, hàng chục gói bưu phẩm, bưu kiện có chứa vũ khí, chất lạ, ma túy… đặc biệt ngăn chặn hàng chục chiến dịch chống Đảng và Nhà nước Việt Nam do các thế lực thù địch và đối tượng phản động lưu vong phát động và lợi dụng dịch vụ bưu chính viễn thông để tuyên truyền vào Việt Nam.
Thành công của lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ II góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong thời gian tới, các đơn vị của Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng Cục An ninh tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, nghị định, quy định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, triển khai tới lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an và các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 06 về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin do lãnh đạo hai Bộ đã ký.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho biết ngay trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ phối hợp với Tổng cục An ninh - Bộ Công an bàn cơ chế phối hợp thực hiện quản lý sàng lọc thông tin trên mạng.
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp đã trao kỷ niệm chương và hoa cho 11 cán bộ. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/9/2010).
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II được giao nhiệm vụ sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phối hợp với các lực lượng chủ động đấu tranh với âm mưu hoạt động của các loại tình báo, gián điệp, phản động và tội phạm khác.
Theo Cục trưởng Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II Lương Hữu Quang, thực tiễn công tác đấu tranh cho thấy hiện nay, các thế lực thù địch và đối tượng tội phạm khác đã và đang triệt để lợi dụng những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin, trong đó có các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Ảnh: XL |
Thời gian qua, trong phối hợp cùng với các đơn vị liên quan thuộc ngành bưu chính viễn thông, lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ II đã phát hiện, ngăn chặn hàng tấn tài liệu có nội dung chiến tranh tâm lý phản động, hàng chục gói bưu phẩm, bưu kiện có chứa vũ khí, chất lạ, ma túy… đặc biệt ngăn chặn hàng chục chiến dịch chống Đảng và Nhà nước Việt Nam do các thế lực thù địch và đối tượng phản động lưu vong phát động và lợi dụng dịch vụ bưu chính viễn thông để tuyên truyền vào Việt Nam.
Thành công của lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ II góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong thời gian tới, các đơn vị của Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng Cục An ninh tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, nghị định, quy định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, triển khai tới lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an và các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 06 về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin do lãnh đạo hai Bộ đã ký.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho biết ngay trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ phối hợp với Tổng cục An ninh - Bộ Công an bàn cơ chế phối hợp thực hiện quản lý sàng lọc thông tin trên mạng.
Linh Thư
Đi tù giữa thời chiến vì âm nhạc BBC
Đã có thời vì những bản nhạc lãng mạn mà có người bị bắt giam, phải ngồi tù.
Nhiều tư liệu quý trên trang web "Tiến tới đại hội Đảng" của HTV
Khai trương từ ngày 6.2.2010, trang web www.tientoidaihoidang.vn được Đài truyền hình TP.HCM (HTV) xây dựng nhằm thông tin, tuyên truyền những vấn đề liên quan đến việc chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng (3.2.1930 - 3.2.2010), nội dung chuẩn bị tiến tới ĐH Đảng các cấp, mừng các ngày lễ lớn năm 2010, đồng thời cũng là diễn đàn để các ngành, các cấp và các tầng lớp bạn đọc... trao đổi, thảo luận, góp ý về các vấn đề liên quan đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển TP.HCM...; thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Nhiều quốc gia, tổ chức phi chính phủ vẫn liên tục thúc giục chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trả tự do cho những tù nhân bị giam giữ vì bày tỏ sự khác biệt về quan điểm chính trị hoặc vì hoạt động tôn giáo, không can thiệp vào hoạt động tôn giáo,…
Dân biểu Joseph Cao của tiểu bang Louisiana (đứng giữa) tại buổi họp báo trước trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ lên tiếng về tình trạng nhân quyền tại VN hôm 22/7/2010
Còn Việt Nam vẫn liên tục nhắc đi, nhắc lại rằng, không thể biến quan điểm của quốc gia nào đó về nhân quyền thành tiêu chuẩn, rồi áp đặt tiêu chuẩn đó cho Việt Nam, vì mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng...Vậy Việt Nam đang thực thi các cam kết với cộng đồng quốc tế về quyền con người như thế nào? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình bài đầu tiên trong loạt bài “Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam”…
Chính quyền bảo không
Trên bình diện quốc tế, có rất nhiều văn kiện liên quan đến nhân quyền, ràng buộc tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.Theo chính quyền Việt Nam, tại Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật hình sự.Ngoài việc xác định mọi cá nhân đều có quyền được sống, được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, được tự do về tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, được tự do ngôn luận, được tự do hội họp,… các văn kiện quốc tế về nhân quyền còn khẳng định, những hành vi xâm phạm nhân quyền là tội ác chống lại các giá trị phổ quát của nhân loại. Tùy tính chất và mức độ, những kẻ phạm tội có thể trở thành đối tượng của “Nghị quyết về các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy tìm, bắt giữ, dẫn độ và trừng phạt các cá nhân phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người”, “Quy chế Tòa hình sự quốc tế”.
Đây là một trong những lý do khiến chính quyền Việt Nam thường xuyên phủ nhận cáo buộc của nhiều thành viên trong cộng đồng quốc tế, về việc đàn áp các cá nhân bất đồng về chính kiến và bác bỏ những lời kêu gọi hãy trả tự do cho tù chính trị. Theo chính quyền Việt Nam, tại Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật hình sự.
Phạm nhân trại giam Xuân Lộc đang lao động ngoài trại. Photo courtesy of VietnamNet Có đúng là các nhà tù tại Việt Nam không hề có tù chính trị? Những người từng bị kết án, bị giam giữ vì lý do chính trị nghĩ gì trước những tuyên bố của chính quyền Việt Nam? Chúng tôi đã trao đổi với ba người từng bị giam tại trại giam Z30A, tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đó là các ông: Nguyễn Hữu Phu, bị bắt năm 1990, bị kết án 10 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, được trả tự do năm 2009, nay đang cư trú tại Thừa Thiên – Huế. Nguyễn Bắc Truyễn, bị bắt năm 2006, bị kết án 42 tháng tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do vào giữa tháng 5 vừa qua, đang cư trú tại TP.HCM. Ông Nguyễn Ngọc Quang, bị bắt năm 2006, bị kết án ba năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do năm 2009, đang cư trú tại TP.HCM để tìm câu trả lời.
Còn trong tù thì…
Mời quý vị nghe một phần cuộc trao đổi giữa chúng tôi với ông Nguyễn Hữu Phu…Trân Văn: Việt Nam thường bảo rằng, tại Việt Nam không có tù chính trị cho nên tôi muốn hỏi anh cho rõ ràng, đó là, ở trong trại giam thì các anh được gọi là gì?
Nguyễn Hữu Phu: Chúng tôi được gọi là tù chính trị.
Trân Văn: Các anh được gọi là tù chính trị là do quản giáo gọi, hay các anh tự nhận, hoặc là những người bạn tù khác gọi các anh?
Nguyễn Hữu Phu: Thứ nhất là quản giáo gọi. Bình thường họ vẫn gọi là tù chính trị nhưng mà khi họp hành thì họ gọi chúng tôi là người vi phạm an ninh quốc gia.
Thứ nhất là quản giáo gọi. Bình thường họ vẫn gọi là tù chính trị nhưng mà khi họp hành thì họ gọi chúng tôi là người vi phạm an ninh quốc gia.Trân Văn: Như vậy là các anh có tên gọi riêng?
Ông Nguyễn Hữu Phu
Nguyễn Hữu Phu: Vâng!
Trân Văn: Còn tù hình sự thì họ gọi là gì?
Nguyễn Hữu Phu: Vẫn gọi là tù hình sự thôi anh.
Trân Văn: Họ có chia nhóm giữa tù hình sự với tù chính trị không?
Nguyễn Hữu Phu: Họ vẫn chia nhóm, họ tách riêng. Đời nào họ cho chúng tôi gần được tù hình sự.
Trân Văn: Như vậy là với bên ngoài, Việt Nam phủ nhận việc có tù chính trị nhưng trong trại giam thì lãnh đạo trại giam và các quản giáo vẫn gọi các anh một cách rõ ràng là tù chính trị?
Nguyễn Hữu Phu: Vâng, là tù chính trị. Có sự tách biệt. Nhà giam chúng tôi là nhà giam tách biệt và khu giam đó như một khu cách ly.
Ông Nguyễn Hữu Phu. Photo courtesy of thongtinberlin. Để phối kiểm các thông tin do ông Nguyễn Hữu Phu cung cấp, chúng tôi cũng đã nêu những câu hỏi tương tự với ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Thưa anh Truyển, Việt Nam vẫn tuyên bố, tại Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm luật hình sự bị phạt tù. Thế thì tại sao anh gọi những người bạn cùng ở tù với anh là tù chính trị?
Trong nhà tù có sự phân loại và có sự khác biệt nào về cách đối xử giữa những người như các anh với tù thường phạm không? Chẳng hạn quản giáo gọi các anh là gì? Tù thường phạm gọi các anh là gì?
Nguyễn Bắc Truyển: Chúng ta cũng hay thấy là nhà nước CSVN thường tuyên bố rằng không có sự đối lập, không có tù chính trị. Mọi người đều đứng dưới lá cờ của Đảng Cộng sản. Tôi xin được nói đó là sự bịp bợm, dối trá và ngụy biện.
Họ đã quy chụp cho những người bất đồng chính kiến, hoạt động chính trị và tôn giáo là những người phạm tội hình sự. Rồi họ đem tất cả những người đó ra xử bằng bộ luật hình sự. Hành động đó làm cho bản thân họ trở thành thấp kém khi nói chuyện với cộng đồng quốc tế.
Tôi không phải là nhà lý luận để có thể đi sâu vào ngôn từ, chữ nghĩa nhưng trong trại giam thì chính những người cảnh sát trại giam vẫn gọi chúng tôi là tù chính trị, “các anh bị giam trong khu chính trị”. Tất cả các vật dụng, nồi cơm, bình đựng nước uống, vân vân,… đều được đánh dấu bằng chữ “C.T” – có nghĩa là chính trị. Như vậy hóa ra những người cảnh sát trại giam còn hiểu biết hơn các vị “đỉnh cao trí tuệ”, khi họ còn phân biệt được đâu là hoạt động chính trị, đâu là phạm tội hình sự.
... trong trại giam thì chính những người cảnh sát trại giam vẫn gọi chúng tôi là tù chính trị, “các anh bị giam trong khu chính trị”. Tất cả các vật dụng, nồi cơm, bình đựng nước uống, vân vân,… đều được đánh dấu bằng chữ “C.T” – có nghĩa là chính trị.Còn những người tù thường phạm thì họ hiểu rõ và họ luôn luôn gọi chúng tôi là tù chính trị hoặc là tù tôn giáo. Họ có một sự kính trọng đặc biệt đối với chúng tôi.
Ông Nguyễn Bắc Truyển
Những người cán bộ trại giam thì dè dặt hơn. Có khi họ gọi chúng tôi là những người bất đồng chính kiến, tù an ninh quốc gia.
Còn cách giam giữ thì anh thấy là hoàn toàn khác với tù thường phạm. Chúng tôi bị giam trong một khu riêng biệt. Đi lao động thì xuất trại cuối cùng nhưng khi về nhập trại thì ưu tiên số một. Có nghĩa là khi chúng tôi về thì có rất nhiều người tù thường phạm đứng chờ nhập trại nhưng chúng tôi được ưu tiên vào trước. Chúng tôi cũng không phải sinh hoạt tập thể chung với tù thường phạm vào sáng thứ hai hàng tuần, cũng không phải chào cờ. Chúng tôi không được đi mua hàng trên canteen mà có người xuống ghi đăng ký ở tại buồng giam, sau đó họ đem xuống tận buồng giam giao cho chúng tôi. Đặc biệt là khi gia đình chúng tôi đi thăm thì chúng tôi có khu vực giam riêng và luôn luôn người dẫn chúng tôi đi thăm gặp là an ninh của trại giam.
Anh em thường phạm nào mà tiếp xúc với chúng tôi, nhẹ thì bị cảnh cáo, còn nặng thì kỷ luật cùm chân hoặc là chuyển trại. Trong khi đó thì anh em tù thường phạm tiếp xúc với nhau rất là thoải mái.
Từ phải qua: ông Nguyễn Anh Hảo, cô Nguyễn Thu Trâm, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Nguyễn Ngọc Quang. Hình do RFA thính giả gởi. Cùng trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quang nhận định: “Nhà nước Việt Nam tuyên bố rằng ở Việt Nam không có tù chính trị nhưng lại kết tội người ta về hành vi chính trị. Họ nói lấy được thôi, câu nói, Việt Nam hoàn toàn không có tù nhân chính trị chỉ nói với thế giới bên ngoài. Còn ngay ở bên ngoài, chính giám thị nói thẳng, các anh là tù nhân chính trị.”
Trân Văn: Ngay trong trại giam thì có sự phân định giữa tù chính trị và tù hình sự không? Sự phân định đó thể hiện như thế nào? Nó thể hiện trong cách gọi của giám thị trại giam, trong cách gọi của các tù nhân hay là nó thể hiện trong việc phân loại và việc giam giữ cũng như là cách đối xử?
Nguyễn Ngọc Quang: Nó thể hiện ở ba điểm. Thứ nhất là cách gọi của cán bộ trại giam. Cán bộ trại giam gọi chúng tôi là tù chính trị và gọi những người kia là tù thường phạm.
Thứ nhất là cách gọi của cán bộ trại giam. Cán bộ trại giam gọi chúng tôi là tù chính trị và gọi những người kia là tù thường phạm.Thứ hai, phân biệt bằng đối xử bởi vì chúng tôi bị giam chung chứ không giam riêng với những người tù thường phạm. Chúng tôi không được quyền học, không được quyền có giấy bút, không được quyền gọi điện thoại ra ngoài mỗi tháng một lần như nội quy thi hành án đã quy định. Chúng tôi không được tiếp xúc với người khác, trừ trường hợp lao động. Lao động thì chúng tôi phải lao động tập trung. Có nghĩa là tù chính trị lao động riêng với nhóm tù chính trị và không được gần gũi với những người tù thường phạm.
Ông Nguyễn Ngọc Quang
Người tù thường phạm nào gần gũi với chúng tôi thì chắc chắn sẽ bị đi cùm.
Điểm thứ ba để phân định là mỗi lần viết kiểm điểm, chúng tôi buộc phải nhận đã có hành vi chống nhà nước này. Hành vi chống nhà nước chính là hành vi chính trị.
Đến đây thì cuộc trò chuyện với những cá nhân từng bị tù do bày tỏ sự bất đồng về quan điểm chính trị, lên tiếng kêu gọi và vận động thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam theo chiều hướng tôn trọng tự do, dân chủ, chuyển sang một hướng khác. Đó là khi phải đối diện với tình trạng mất tự do và môi trường khắc nghiệt của nhà tù, tù chính trị nghĩ gì và ứng xử ra sao? Mời quý vị đón nghe bài kế tiếp.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 2)
Tuy Việt Nam luôn phủ nhận tại Việt Nam có tù chính trị, song trong lần phát thanh trước, quý vị đã nghe các ông: Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Quang – những người từng bị kết án, bị giam giữ vì lý do chính trị, kể về sự hiện diện của tù chính trị trong nhà tù cũng như sự phân loại, sự phân biệt về cách đối xử giữa tù chính trị và tù hình sự tại trại Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai.
Photo courtesy of VietNamNet
Thượng tướng Lê Thế Tiệm tại cuộc họp báo hướng dẫn tuyên truyền về đặc xá năm 2010, công bố quyết định 697/2010/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đặc xá năm 2010.
Khi phải đối diện với tình trạng mất tự do và môi trường khắc nghiệt của nhà tù, tù chính trị nghĩ gì và ứng xử ra sao? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình tiếp.
Vì sao Việt Nam có thể khoan hồng cho tất cả những viên chức đã từng tham nhũng, cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia, những cá nhân đã từng giết người, cướp giật, cưỡng hiếp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kể cả buôn bán ma túy, buôn người… nhưng lại bất khoan dung với những người bày tỏ sự bất đồng về quan điểm, vận động tự do, dân chủ hóa Việt Nam?
Chúng tôi tiếp tục cuộc trò chuyện với một số cựu tù chính trị nhằm tìm câu trả lời cho thắc mắc này. Câu trả lời chung về nguyên nhân chính dẫn tới thái độ bất khoan dung của chính quyền Việt Nam là vì tù chính trị không chịu cải tạo theo ý chính quyền Việt Nam mong muốn.
Trân Văn: Thưa anh, có một vấn đề, đó là thông thường, khi phải vào tù thì người ta mong được trở về nhà, và để được trở về nhà thì người ta thường cố gắng tuân thủ các yêu cầu của trại giam, cố gắng chứng tỏ điều mà các trại giam cũng như chính quyền Việt Nam thường đề cập đó là cải tạo tốt. Thế thì tại sao tù chính trị lại không chịu cải tạo?
Nguyễn Hữu Phu: Xin trả lời với anh như thế này. Thứ nhất, những con người nào nhận thấy họ sai trái, họ mới được cải tạo. Còn riêng tù chính trị thì đa số họ vì lý tưởng sống cao cả cho nên buộc họ cải tạo thì họ không bao giờ chấp nhận để được giảm án.
Cải tạo là thế nào? Chúng tôi không đồng ý vì thứ nhất, việc làm của chúng tôi không sai, bây giờ làm sao chúng tôi phải chấp nhận sai và đáp ứng những yêu cầu của nhà trại để về được.
Trân Văn: Thưa anh, số tù chính trị được giảm án có nhiều không? Số tù chính trị mà được đặc xá trong các đợt đặc xá hàng năm có nhiều không?
Nguyễn Hữu Phu: Từ 2007 cho đến nay thì tù chính trị không được xét đặc xá.
Trân Văn: Không được xét đặc xá là vì họ không chịu cải tạo?
Nguyễn Hữu Phu: Vâng, không chịu cải tạo!
Ông Phu khẳng định, vì lý tưởng, đa số tù chính trị không nhận sai, không xin khoan hồng, nên vì vậy không được đặc xá. Điều đó có đúng không? Chúng tôi tiếp tục nêu lại vấn đề này với ông Nguyễn Bắc Truyển, bị bắt năm 2006, bị kết án 42 tháng tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do vào giữa tháng 5 vừa qua, đang cư trú tại TP.HCM, để kiểm chứng.
Có một thực tế là ai ở tù thì cũng mong được trả tự do, tại sao tù chính trị không chọn lối hành xử như mọi người tù bình thường khác?
Nguyễn Bắc Truyển: Để được giảm án tha tù hay ân xá thì người tù phải ký vào một bản gọi là cam kết nhận tội, ăn năn hối cải nhưng đối với tù chính trị thì không bao giờ họ chịu làm việc này hết. Lý tưởng của họ còn mạnh hơn sự sống, do đó, họ có thể chết cho lý tưởng của mình.
Khi dấn thân vào con đường đấu tranh thì tù chính trị chấp nhận sự tù đày rồi. Không cần phải bàn cãi về chuyện đó. Và khi chấp nhận tù đày thì có nghĩa là chấp nhận cái chết vì vào trong tù, khả năng chết và sống là 50/50. Việc này thì anh em ở trỏng chấp nhận nhẹ nhàng thanh thản thôi.
Do đó, những ai muốn dấn thân vào con đường tranh đấu cho dân chủ, tự do ở thời điểm hiện tại thì phải tự hỏi có chấp nhận sự gian khổ trong nhà tù hay không.
Tù chính trị không bao giờ ký vào bản nhận tội để được ân xá hay giảm án gì đó.
Từ trái qua: ông Trần Văn Huy, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Nguyễn Anh Hảo, Cô Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 18/07/2010. Một cựu tù chính trị khác là ông Nguyễn Ngọc Quang, bị bắt năm 2006, bị kết án ba năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do năm 2009, đang cư trú tại TP.HCM, cũng lý giải y hệt như ông Nguyễn Hữu Phu và ông Nguyễn Bắc Truyển về việc tại sao tù chính trị không được đặc xá: “Ở trại Xuân Lộc, mỗi quý ba tháng đều phải viết bản kiểm điểm dựa trên bốn tiêu chuẩn thi đua chấp hành án. Tiêu chuẩn đầu tiên là phải thành khẩn nhận tội. Muốn được giảm án là phải nhận tội, không nhận tội là không bao giờ được giảm án.”
Đó cũng là số phận của những người bị kết án, bị giam giữ vì đòi hỏi tự do tôn giáo và trong tù, được gọi là tù tôn giáo. Ông Nguyễn Bắc Truyển kể thêm về tù tôn giáo và số lượng tù chính trị, tù tôn giáo đang bị giam giữ tại trại Z30A.
Trân Văn: Thưa anh Truyển, hồi nãy, anh có đề cập đến tù tôn giáo. Ở Z30A có sự phân biệt giữa tù chính trị và tù tôn giáo (?) và tù tôn giáo là gì?
Nguyễn Bắc Truyển: Khi vào phân trại số 1, tôi có gặp sáu, bảy anh em được gọi là tù tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo. Sáu, bảy anh em đó thường bị kết tội về những tội như là: “Gây rối trật tự công cộng” hay “chống người thi hành công vụ”… Do đó khi vào trại giam thì những anh em đó không được giam chung với tù chính trị mà bị giam chung với tù hình sự.
Nhưng như tôi đã nói với anh, những người đó cũng là những tù nhân lương tâm. Họ ở tù lâu thì cũng ảnh hưởng đến anh em tù hình sự vì nhân cách của họ, rất là thương yêu, rất là tương trợ nhau, rất là trung thực... Vì vậy, lâu ngày, anh em tù hình sự cũng bị ảnh hưởng thôi.
Khi tôi qua phân trại số 2, tù chính trị bị giam riêng thì tù tôn giáo khoảng ba người cũng vẫn bị giam chung với tù hình sự và đó là sự phân biệt của những người quản lý nhà tù.
Nguyễn Bắc Truyển: Khi tôi về cách nay hai tháng thì phân trại số 2 còn khoảng 40 người tù chính trị được giam thành một khu riêng. Ba người tù tôn giáo được giam chung với các anh em tù hình sự.
Ở phân trại số 1 còn đâu khoảng mười người tù tôn giáo và chính trị. Phân trại số 4 chủ yếu là nữ, có giam mấy chị là tù tôn giáo và vài người tù chính trị. Phân trại số 5 thì tôi không được biết.
Đó là những người tôi được biết trong trại giam Xuân Lộc.
Cuộc trò chuyện với những cựu tù chính trị làm bật ra một số thông tin đáng chú ý khác. Đó là vì sao tù hình sự lại thương yêu và kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo? Vì sao chính quyền Việt Nam phải cách ly tù hình sự với tù chính trị? Những thắc mắc này sẽ được các cựu tù chính trị giải đáp trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón nghe.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 3)
Một số cựu tù chính trị vừa được trả tự do hồi cuối năm ngoái, hoặc mới được trả tự do cách nay vài tháng, cùng khẳng định rằng, trong tù, tù hình sự rất thương yêu, kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo.
Nhân vật này đã từng được công luận nhắc đến, song câu chuyện về ông vẫn còn nhiều tình tiết khiến người ta ngỡ ngàng. Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình tiếp…
Vì gần như tất cả tù chính trị từng bị giam giữ tại trại giam Z30A đều có một khoảng thời gian nhất định sống bên cạnh ông Nguyễn Hữu Cầu, nên chúng tôi đã phỏng vấn một số người nhằm tìm thêm thông tin về người tù đặc biệt này. Câu chuyện bắt đầu từ ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Thưa anh Truyển, theo anh, vì sao ông Nguyễn Hữu Cầu ở tù lâu như vậy?
Nguyễn Bắc Truyển: Trong thời gian tôi ở chung với anh Nguyễn Hữu Cầu tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc, anh Cầu thường tâm sự với tôi về vụ án của anh thì tôi thấy rằng, vụ án của anh Cầu là một vụ án oan sai. Nguyên do là vì anh tố giác những việc làm tồi bại của các quan chức tỉnh Kiên Giang nên ảnh bị chụp cái mũ là phá hoại, rồi bị kết án tử hình, sau thì xuống chung thân và ảnh đã ở 28 năm rồi, chuẩn bị bước vào năm thứ 29.
Trong thời gian ở trại giam Xuân Lộc, anh Nguyễn Hữu Cầu đã làm hơn 500 lá đơn yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước đã che giấu và phớt lờ.
Khi tôi ra tù thì anh Cầu có nhờ tôi cùng với gia đình làm đơn gửi tới các vị có trách nhiệm nhưng cho tới nay, chúng tôi không nhận được bất kỳ sự hồi âm nào.
Thật sự là những người trong guồng máy nhà nước hiện nay đã thấy được cái sai của những người tiền nhiệm, nhưng họ không muốn gánh trách nhiệm để giải oan cho anh Cầu và anh Cầu tiếp tục phải ngồi tù vì những con người không có can đảm nhận lấy trách nhiệm minh oan cho anh.
Và kế đó là cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Phu, một cựu tù chính trị khác…
Trân Văn: Anh đã từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu và anh có thể cho biết tại sao có rất nhiều trường hợp được giảm án nhưng ông Nguyễn Hữu Cầu thì không?
Nguyễn Hữu Phu: Tôi không được ở gần anh Cầu nhiều lắm. Tôi ở tù 10 năm nhưng ở gần anh Cầu không tới một năm vì ông Cầu thường được cách ly ở những nơi khác.
Theo sự nhận biết của riêng tôi, ông Cầu không được giảm án vì dường như là ông Cầu biết quá nhiều vấn đề sai trái của trại Z30A. Anh Cầu luôn luôn lên án và đòi hỏi nhà trại phải giải quyết những vấn đề đó cho nên nhà trại thấy vướng mắc, muốn giữ anh Cầu, không cho anh Cầu ra ngoài, sợ anh Cầu tung ra giữa công luận ở trong và ngoài nước.
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang cũng xác nhận: Tôi biết anh Cầu từ ngày mùng 7 tháng 10 năm 2008 cho đến ngày mùng 3 tháng 9 năm 2009.
Trân Văn: Anh có biết vì sao anh Cầu đi tù không?
Nguyễn Ngọc Quang: Anh Cầu đi tù bởi năm 1982, anh cùng với một số bạn bè phát hiện ra rất nhiều tội ác của những người có chức vụ cao trong chính quyền tỉnh Kiên Giang như là Phó Chủ tịch tỉnh, hoặc là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,… đã buôn bán ma túy, rồi bán bãi cho tàu vượt biên, rồi hiếp dâm những người phụ nữ vượt biên mà họ bắt được với rất nhiều chứng cứ. Đặc biệt là anh Cầu có sáng tác một số bản nhạc, một số bài thơ trước cái ác của chính quyền Kiên Giang và trước sự tàn bạo của Cộng sản, ảnh không chịu được, ảnh bức xúc và ảnh thể hiện cái cảm xúc của mình qua những bài hát, những bài thơ đó và ảnh hát cho bạn bè của ảnh nghe.
Việc anh Cầu ở tù cho đến hôm nay chưa ra là tại vì ảnh nắm giữ quá nhiều bằng chứng về tội ác của các quan chức cao cấp của tỉnh Kiên Giang và sau khi ảnh vô tù, ảnh biết được những bằng chứng mà các quản tù rồi những cán bộ trại giam đã gây ra ở trong tù là cho sản xuất pháo lậu, cho nấu rượu lậu, rồi những âm mưu thâm độc, giết tù chính trị bằng cách cho lây nhiễm HIV qua tù chính trị để giết người ta dần dần… Rất nhiều tội ác như thế cho nên là họ không thể thả anh Cầu ra.
Tính anh Cầu rất khí khái. Phải nói anh rất kiên cường. Chắc chắn ảnh sẽ không ngậm miệng khi ảnh được ra. Ở đây tôi xin mở ngoặc nói thêm một điều như thế này là, trước Tết năm vừa rồi, trại giam có đề nghị anh Cầu viết đơn xin đặc xá nhưng anh Cầu ảnh không viết. Nhất định anh không viết vì anh nói viết đơn xin đặc xá coi như đồng nghĩa với nhận tội.
Trân Văn: Tính cho đến ngày hôm nay thì ông Cầu đã ở tù bao nhiêu năm?
Nguyễn Ngọc Quang: Theo như tôi biết, đến nay, anh Cầu ở tù 34 năm ba tháng, được chia làm hai lần. Lần thứ nhất, sau khi miền Nam sụp đổ, anh Cầu ở tù cho đến cuối năm 1980, anh Cầu là một đại úy tâm lý chiến, cuối năm 1980, anh Cầu được thả. Đầu năm 1982, anh Cầu bị bắt lại. Hơn 35 năm “giải phóng”, anh Cầu ở ngoài đâu chừng 1 năm, 1 tháng gì đó thôi.
Trân Văn: Cáo trạng đó là cáo trạng trong phiên phúc thẩm hay là trong phiên sơ thẩm?
Nguyễn Ngọc Quang: Phiên sơ thẩm và phúc thẩm chỉ sai lệch nhau tí xíu thôi. Nội dung tôi sắp đọc đây là có cả trong phiên phúc thẩm và phiên sơ thẩm. Tôi đọc cho anh nghe một đoạn: “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã cấu kết với tên Anan và tên Ca Diếp. Mua dầu cho Anan và Ca Diếp để vượt biên. Hiện tại thì Anan đã vượt biên và Ca Diếp đang trốn tại Khánh Hòa, khi nào bắt được sẽ xử lý sau”.
Đó là một đoạn. Anan và Ca Diếp là hai đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong thời Đức Phật tại thế. Ấy thế mà nó cũng nói cho bằng được là ông Nguyễn Hữu Cầu cấu kết với Anan và Ca Diếp.
Tôi xin đọc tiếp một đoạn nữa:“Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài ‘Giọt nước mắt Chúa’, với nội dung ca ngợi đế quốc Mỹ và còn mơ tưởng sự quay trở lại của đế quốc Mỹ, cầu ‘bơ thừa, sữa cặn’. Bài ‘Giọt nước mắt Chúa’ có nội dung như sau: Lạy Cha chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ. Amen. Nguyễn Hữu Cầu đã coi đế quốc Mỹ như là Cha trên Trời”.
Đấy! Hệ thống tư pháp của Việt Nam đã lôi bài kinh Lạy Cha của toàn thể tín đồ Kytô trên toàn thế giới ca ngợi Đức Chúa Trời gán cho anh Cầu là bài “Giọt nước mắt Chúa”.
Những thông tin về ông Nguyễn Hữu Cầu khiến người ta liên tưởng đến tuyên bố mới nhất của ông Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, qua bài viết “Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam!”, đăng trên Tạp chí Nhân Quyền số đầu tiên, phát hành hồi tháng 6 năm 2010. Theo đó, ông Hưởng bảo rằng, không thể mang quan điểm nhân quyền của những quốc gia khác áp đặt thành tiêu chuẩn cho Việt Nam. Vì mỗi quốc gia có bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng nên không thể lấy hình mẫu ‘nhân quyền’ của nước này đem sang nước khác được.
Vậy bản sắc văn hóa và luật pháp của chính quyền Việt Nam về nhân quyền thể hiện trên tù chính trị và trong các trại giam còn điểm nào khác đáng phải quan tâm? Mời quý vị đón theo dõi bài kế tiếp.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 5)
Chính khách Canada kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền- VOA Thứ Năm, 01 tháng 7 2010Thượng tướng Lê Thế Tiệm tại cuộc họp báo hướng dẫn tuyên truyền về đặc xá năm 2010, công bố quyết định 697/2010/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đặc xá năm 2010.
Khi phải đối diện với tình trạng mất tự do và môi trường khắc nghiệt của nhà tù, tù chính trị nghĩ gì và ứng xử ra sao? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình tiếp.
Tội nào cũng có thể tha…
Cách nay vài tuần, hệ thống truyền thông Việt Nam loan báo, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Việt Nam sẽ thực hiện một đợt đặc xá, được cho là lớn chưa từng có.Điểm đáng chú ý là trong đợt đặc xá được xem là lớn chưa từng có này, Việt Nam khẳng định, sẽ không đặc xá cho những người đã bị kết án về những tội nằm trong nhóm tội được gọi là “xâm phạm an ninh quốc gia” – cách Việt Nam thường dùng để gọi tù chính trị tại Việt Nam.Theo đó, sẽ có khoảng từ 25.000 đến 30.000 phạm nhân được trả tự do trước khi mãn hạn tù, vào đầu tháng 9 sắp tới. Điểm đáng chú ý là trong đợt đặc xá được xem là lớn chưa từng có này, Việt Nam khẳng định, sẽ không đặc xá cho những người đã bị kết án về những tội nằm trong nhóm tội được gọi là “xâm phạm an ninh quốc gia” – cách Việt Nam thường dùng để gọi tù chính trị tại Việt Nam.
Vì sao Việt Nam có thể khoan hồng cho tất cả những viên chức đã từng tham nhũng, cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia, những cá nhân đã từng giết người, cướp giật, cưỡng hiếp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kể cả buôn bán ma túy, buôn người… nhưng lại bất khoan dung với những người bày tỏ sự bất đồng về quan điểm, vận động tự do, dân chủ hóa Việt Nam?
Chúng tôi tiếp tục cuộc trò chuyện với một số cựu tù chính trị nhằm tìm câu trả lời cho thắc mắc này. Câu trả lời chung về nguyên nhân chính dẫn tới thái độ bất khoan dung của chính quyền Việt Nam là vì tù chính trị không chịu cải tạo theo ý chính quyền Việt Nam mong muốn.
Trừ “tội” kêu đòi tự do, dân chủ
Ông Nguyễn Hữu Phu. Photo courtesy of thongtinberlin. Người cựu tù chính trị đầu tiên mà chúng tôi đề nghị giải thích chi tiết hơn về vấn đề này là ông Nguyễn Hữu Phu, bị bắt năm 1990, bị kết án 10 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, được trả tự do năm 2009, nay đang cư trú tại Thừa Thiên – Huế.Trân Văn: Thưa anh, có một vấn đề, đó là thông thường, khi phải vào tù thì người ta mong được trở về nhà, và để được trở về nhà thì người ta thường cố gắng tuân thủ các yêu cầu của trại giam, cố gắng chứng tỏ điều mà các trại giam cũng như chính quyền Việt Nam thường đề cập đó là cải tạo tốt. Thế thì tại sao tù chính trị lại không chịu cải tạo?
Nguyễn Hữu Phu: Xin trả lời với anh như thế này. Thứ nhất, những con người nào nhận thấy họ sai trái, họ mới được cải tạo. Còn riêng tù chính trị thì đa số họ vì lý tưởng sống cao cả cho nên buộc họ cải tạo thì họ không bao giờ chấp nhận để được giảm án.
Cải tạo là thế nào? Chúng tôi không đồng ý vì thứ nhất, việc làm của chúng tôi không sai, bây giờ làm sao chúng tôi phải chấp nhận sai và đáp ứng những yêu cầu của nhà trại để về được.
Trân Văn: Thưa anh, số tù chính trị được giảm án có nhiều không? Số tù chính trị mà được đặc xá trong các đợt đặc xá hàng năm có nhiều không?
Nguyễn Hữu Phu: Từ 2007 cho đến nay thì tù chính trị không được xét đặc xá.
Trân Văn: Không được xét đặc xá là vì họ không chịu cải tạo?
Nguyễn Hữu Phu: Vâng, không chịu cải tạo!
Ông Phu khẳng định, vì lý tưởng, đa số tù chính trị không nhận sai, không xin khoan hồng, nên vì vậy không được đặc xá. Điều đó có đúng không? Chúng tôi tiếp tục nêu lại vấn đề này với ông Nguyễn Bắc Truyển, bị bắt năm 2006, bị kết án 42 tháng tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do vào giữa tháng 5 vừa qua, đang cư trú tại TP.HCM, để kiểm chứng.
Từ 2007 cho đến nay thì tù chính trị không được xét đặc xá.Trân Văn: Thưa anh Truyển, vì sao gần như không có tù chính trị nào được đặc xá hoặc ân xá, có phải vì họ không chịu cải tạo, không xin khoan hồng không?
Ông Nguyễn Hữu Phu
Có một thực tế là ai ở tù thì cũng mong được trả tự do, tại sao tù chính trị không chọn lối hành xử như mọi người tù bình thường khác?
Nguyễn Bắc Truyển: Để được giảm án tha tù hay ân xá thì người tù phải ký vào một bản gọi là cam kết nhận tội, ăn năn hối cải nhưng đối với tù chính trị thì không bao giờ họ chịu làm việc này hết. Lý tưởng của họ còn mạnh hơn sự sống, do đó, họ có thể chết cho lý tưởng của mình.
Khi dấn thân vào con đường đấu tranh thì tù chính trị chấp nhận sự tù đày rồi. Không cần phải bàn cãi về chuyện đó. Và khi chấp nhận tù đày thì có nghĩa là chấp nhận cái chết vì vào trong tù, khả năng chết và sống là 50/50. Việc này thì anh em ở trỏng chấp nhận nhẹ nhàng thanh thản thôi.
Do đó, những ai muốn dấn thân vào con đường tranh đấu cho dân chủ, tự do ở thời điểm hiện tại thì phải tự hỏi có chấp nhận sự gian khổ trong nhà tù hay không.
Tù chính trị không bao giờ ký vào bản nhận tội để được ân xá hay giảm án gì đó.
Từ trái qua: ông Trần Văn Huy, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Nguyễn Anh Hảo, Cô Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 18/07/2010. Một cựu tù chính trị khác là ông Nguyễn Ngọc Quang, bị bắt năm 2006, bị kết án ba năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được trả tự do năm 2009, đang cư trú tại TP.HCM, cũng lý giải y hệt như ông Nguyễn Hữu Phu và ông Nguyễn Bắc Truyển về việc tại sao tù chính trị không được đặc xá: “Ở trại Xuân Lộc, mỗi quý ba tháng đều phải viết bản kiểm điểm dựa trên bốn tiêu chuẩn thi đua chấp hành án. Tiêu chuẩn đầu tiên là phải thành khẩn nhận tội. Muốn được giảm án là phải nhận tội, không nhận tội là không bao giờ được giảm án.”
Đó cũng là số phận của những người bị kết án, bị giam giữ vì đòi hỏi tự do tôn giáo và trong tù, được gọi là tù tôn giáo. Ông Nguyễn Bắc Truyển kể thêm về tù tôn giáo và số lượng tù chính trị, tù tôn giáo đang bị giam giữ tại trại Z30A.
Trân Văn: Thưa anh Truyển, hồi nãy, anh có đề cập đến tù tôn giáo. Ở Z30A có sự phân biệt giữa tù chính trị và tù tôn giáo (?) và tù tôn giáo là gì?
Nguyễn Bắc Truyển: Khi vào phân trại số 1, tôi có gặp sáu, bảy anh em được gọi là tù tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo. Sáu, bảy anh em đó thường bị kết tội về những tội như là: “Gây rối trật tự công cộng” hay “chống người thi hành công vụ”… Do đó khi vào trại giam thì những anh em đó không được giam chung với tù chính trị mà bị giam chung với tù hình sự.
Nhưng như tôi đã nói với anh, những người đó cũng là những tù nhân lương tâm. Họ ở tù lâu thì cũng ảnh hưởng đến anh em tù hình sự vì nhân cách của họ, rất là thương yêu, rất là tương trợ nhau, rất là trung thực... Vì vậy, lâu ngày, anh em tù hình sự cũng bị ảnh hưởng thôi.
Khi tôi qua phân trại số 2, tù chính trị bị giam riêng thì tù tôn giáo khoảng ba người cũng vẫn bị giam chung với tù hình sự và đó là sự phân biệt của những người quản lý nhà tù.
Tiêu chuẩn đầu tiên là phải thành khẩn nhận tội. Muốn được giảm án là phải nhận tội, không nhận tội là không bao giờ được giảm án.Trân Văn: Thưa anh Truyển, nếu tính chung các phân trại thì Z30A còn khoảng bao nhiêu tù chính trị?
Ông Nguyễn Ngọc Quang
Nguyễn Bắc Truyển: Khi tôi về cách nay hai tháng thì phân trại số 2 còn khoảng 40 người tù chính trị được giam thành một khu riêng. Ba người tù tôn giáo được giam chung với các anh em tù hình sự.
Ở phân trại số 1 còn đâu khoảng mười người tù tôn giáo và chính trị. Phân trại số 4 chủ yếu là nữ, có giam mấy chị là tù tôn giáo và vài người tù chính trị. Phân trại số 5 thì tôi không được biết.
Đó là những người tôi được biết trong trại giam Xuân Lộc.
Cuộc trò chuyện với những cựu tù chính trị làm bật ra một số thông tin đáng chú ý khác. Đó là vì sao tù hình sự lại thương yêu và kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo? Vì sao chính quyền Việt Nam phải cách ly tù hình sự với tù chính trị? Những thắc mắc này sẽ được các cựu tù chính trị giải đáp trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón nghe.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 3)
Một số cựu tù chính trị vừa được trả tự do hồi cuối năm ngoái, hoặc mới được trả tự do cách nay vài tháng, cùng khẳng định rằng, trong tù, tù hình sự rất thương yêu, kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo.
Photo courtesy of Vietnamville.ca
Anh Nguyễn Ngọc Quang cùng Thu Trâm Đứng bên giường bệnh khi MS Nguyễn Hồng Quang thăm bệnh Chị Bích Khương, ảnh chụp tháng 6 năm 2010.
Đồng thời, các cựu tù chính trị cũng cho biết chính quyền Việt Nam đang áp dụng chính sách cách ly tù chính trị với tù hình sự.
Những chi tiết này khác biệt hoàn toàn với những gì người ta từng được biết về nhà tù và tù chính trị tại Việt Nam. Vì sao có sự khác biệt này, mời quý vị theo dõi tiếp bài thứ ba trong loạt bài "Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam"...
Nguyễn Bắc Truyển: Vấn đề này, tôi có thể trình bày như vầy. Người tù hình sự thì luôn luôn mong muốn được giảm án, tha tù để sớm trở về với gia đình của họ. Do đó, họ luôn luôn e ngại tiếp xúc với chúng tôi, cũng như là trại giam luôn luôn tìm cách cách ly chúng tôi với tù thường phạm.
Tôi có một trải nghiệm khi ở chung với tù thường phạm từ lúc bị tạm giam cho tới ngày 18/4/2008, trước khi chúng tôi bị đưa vào biệt giam… Tôi thấy rằng người tù thường phạm bị ảnh hưởng bởi người tù chính trị khi mà ở chung. Họ sẽ bị thuyết phục bởi việc làm và nhân cách, tinh thần tương trợ cũng như sự kiên cường, không khuất phục bạo quyền, cũng như là không bao giờ xin khoan hồng hay nhận tội, chấp nhận hậu quả mà anh em tù thường phạm hay gọi là “chung đủ” của người tù chính trị.
Tù thường phạm thường nói việc làm của người tù chính trị là vì mọi người, vì đất nước.
Những ai mà xúc phạm đến tù chính trị thường bị những người đại ca trong buồng nhắc nhở là không được làm như thế. Nếu không sẽ bị chính những người đại ca đó xử.
Bản thân tôi nghĩ rằng, những người tù thường phạm cũng là nạn nhân của chế độ thôi, họ cần được thương yêu, cảm hóa chứ không phải là phân biệt, khinh rẻ!
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang - từng bị giam ba năm vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” - tiết lộ: Trước đây, họ tưởng rằng có thể dùng anh em giang hồ để khủng bố tù nhân chính trị cho nên người ta nhốt chung nhưng không ngờ rằng, khí phách của những người tù chính trị đã thu phục được tù thường phạm và từ đó có những cuộc nổi loạn.
Tù chính trị được tù thường phạm rất là yêu thương. Cho nên sau này, người ta tách rời tù chính trị khỏi tù thường phạm. Tôi nghe nói khoảng 1984-1985 là bắt đầu tách riêng rồi. Tách riêng rất lâu rồi vì họ biết được tù chính trị có sức thuyết phục rất mạnh đối với tù thường phạm. Vì vậy cho nên họ không nhốt chung.
Trân Văn: Thưa anh, trong thực tế, đã có một số nơi, tù hình sự được dùng như một phương tiện để cải tạo tù chính trị. Thế thì tại sao ở Z30A lại có chuyện cách ly giữa tù chính trị với tù hình sự?
Nguyễn Hữu Phu: Vấn đề cách ly giữa tù chính trị với tù hình sự ở Z30A là vì tù chính trị có ảnh hưởng lớn với tù hình sự.
Trân Văn: Anh có thể cho một hoặc một số dẫn chứng về ảnmh hưởng của tù chính trị với tù hình sự không?
Nguyễn Hữu Phu: Tất cả những quy chế trại giam mà nhà trại không thực hiện thì tù chính trị đều đấu tranh để bảo vệ quyền lợi sống riêng và chung trong trại giam và bảo vệ được quyền lợi của người tù hình sự cho nên người tù hình sự rất là mong muốn được người tù chính trị bảo vệ.
Trân Văn: Trên thực tế, tại trại Z30A, đã có bao giờ người tù chính trị và người tù hình sự cùng lên tiếng để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình không? Nếu có thì sự kiện đó là sự kiện gì, xảy ra vào thời điểm nào?
Nguyễn Hữu Phu: Tôi không nhớ cụ thể về thời gian nhưng khoảng năm 2007, trong một buổi họp đầu tuần tại K3, tù chính trị và tù hình sự đã cùng nhau đòi hỏi nhà trại, buộc nhà trại phải thỏa mãn những yêu sách chính đáng.
Nhà trại đã trấn áp tù hình sự và tất cả tù chính trị, tù hình sự đã ruýt vào hội trường, đòi gặp giám thị trại giam là Nguyễn Trung Vinh.
Trân Văn: Thưa anh, sự kiện đó kéo dài trong bao lâu và kết quả cuối cùng là như thế nào?
Nguyễn Hữu Phu: Sự kiện đó kéo dài trong một buổi sáng. Sau đó, ông NguyễnTrung Vinh vào và có hứa hẹn nhưng mà không giải quyết, không đáp ứng hoàn toàn, hứa hẹn nhưng rồi không đáp ứng. Họ đã đưa một số tù chính trị, tù hình sự đứng dậy đấu tranh, cách ly ra các trại giam khác xa hơn.
Liệu có thể tìm thêm thông tin về cuộc phản kháng năm 2007 của tù chính trị và tù hình sự tại trại giam Z30A? Chúng tôi quay trở lại với ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Anh có nói đến tác động của tù chính trị, theo như tôi được biết, năm 2007, hình như là do tác động của tù chính trị, mà tù nhân tại trại Z30A đã từng chiếm hội trường của một phân trại trong trại giam này?
Nguyễn Bắc Truyển: Thưa anh, tôi biết rõ việc này là bởi vì tôi đã được nghe những anh em tham gia cuộc đấu tranh đó kể lại khi tôi vào phân trại số 1. Chuyện đó xảy ra ở phân trại số 3. Khi tôi vào phân trại số 1 thì tôi gặp anh Trần Hoàng Giang và anh Nguyễn Văn Phương. Hai anh này có kể tôi nghe về sự kiện xảy ra ở phân trại số 3. Sau đó những người tù chính trị tham gia cuộc đấu tranh đó với anh em tù thường phạm đều bị thuyên chuyển hết. Chuyển qua các phân trại khác, đi biệt giam, hoặc như anh Trần Hoàng Giang, anh Nguyễn Văn Phương thì bị chuyển ra phân trại số 1.
Nguyễn Bắc Truyển: Anh em kể lại như vầy anh! Hôm đó, tù thường phạm bị chèn ép, bị áp đặt, bị cưỡng bức lao động quá mức nên phản kháng lại bằng cách lên hội trường, không đi lao động. Họ biết rằng là chắc chắn họ sẽ bị đàn áp nên họ mới kêu những người tù chính trị ở phân trại số 3 hỗ trợ cho họ.
Anh biết rồi, tù chính trị ở phân trại số 3 cũng bị giam riêng. Do đó, để ra được, anh em phải leo hàng rào. Khi đến nơi thì những người cán bộ trại giam đã bắt đầu đàn áp những người tù thường phạm rồi. Khi có mặt những người tù chính trị, những người cán bộ trại giam đã ngừng đàn áp và rút về một phía. Bên kia là anh em tù thường phạm và tù chính trị.
Anh em tù thường phạm và tù chính trị mới bao vây khu vực hội trường và đóng cửa hội trường lại. Nghĩa là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không cho cảnh sát trại giam vào thêm nữa và cũng không để cảnh sát trại giam trong hội trường bước ra.
Hai bên nói chuyện với nhau trong hội trường thì diễn tiến rất là căng thẳng… Sau đó thì ông giám thị trại giam khi ấy là ông Nguyễn Trung Vinh phải vào và phải hứa hẹn giải quyết các yêu cầu của những anh em tù thường phạm…
Sau đó, anh biết rồi, luôn luôn “đánh nguội”, những người tù thường phạm và tù chính trị chỉ huy bị thuyên chuyển qua các trại giam khác hoặc đi xa hơn, hoặc đi về các phân trại khác thuộc trại giam Xuân Lộc… Đó là những điều mà tôi biết.
Đến lúc này, các cuộc trò chuyện với ba cựu tù chính trị cùng hướng vào một nhân chứng, người được cho là nắm giữ nhiều bí mật về tương quan giữa nhà tù với tù chính trị. Nhân chứng này đã từng được công luận nhắc đến, song câu chuyện về ông vẫn còn nhiều tình tiết khiến người ta ngỡ ngàng và đó sẽ là nội dung bài thứ tư. Mời quý vị đón theo dõi.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 4)Anh Nguyễn Ngọc Quang cùng Thu Trâm Đứng bên giường bệnh khi MS Nguyễn Hồng Quang thăm bệnh Chị Bích Khương, ảnh chụp tháng 6 năm 2010.
Đồng thời, các cựu tù chính trị cũng cho biết chính quyền Việt Nam đang áp dụng chính sách cách ly tù chính trị với tù hình sự.
Những chi tiết này khác biệt hoàn toàn với những gì người ta từng được biết về nhà tù và tù chính trị tại Việt Nam. Vì sao có sự khác biệt này, mời quý vị theo dõi tiếp bài thứ ba trong loạt bài "Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam"...
Vì sao phải cách ly tù chính trị và tù hình sự?
Trong các cuộc trò chuyện với một số cựu tù chính trị, cả ba ông: Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Quang cùng đề cập đến một số chi tiết rất đáng chú ý về quan hệ giữa tù chính trị, tù tôn giáo với tù hình sự trong nhà tù. Theo đó, tù hình sự rất thương yêu, kính trọng tù chính trị và tù tôn giáo. Liệu sự thương yêu, kính trọng này có phải là lý do khiến trại giam phải cách ly hoàn toàn tù chính trị với tù hình sự? Chúng tôi nhờ ông – từng bị giam ba năm rưỡi vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” - giải đáp…Người tù thường phạm bị ảnh hưởng bởi người tù chính trị khi mà ở chung. Họ sẽ bị thuyết phục bởi việc làm và nhân cách, tinh thần tương trợ cũng như sự kiên cường, không khuất phục bạo quyền.Trân Văn: Thưa anh Truyển, tại sao cũng là tù nhưng có sự cách ly giữa tù chính trị với tù thường phạm?
Ô. Nguyễn Bắc Truyển
Nguyễn Bắc Truyển: Vấn đề này, tôi có thể trình bày như vầy. Người tù hình sự thì luôn luôn mong muốn được giảm án, tha tù để sớm trở về với gia đình của họ. Do đó, họ luôn luôn e ngại tiếp xúc với chúng tôi, cũng như là trại giam luôn luôn tìm cách cách ly chúng tôi với tù thường phạm.
Tôi có một trải nghiệm khi ở chung với tù thường phạm từ lúc bị tạm giam cho tới ngày 18/4/2008, trước khi chúng tôi bị đưa vào biệt giam… Tôi thấy rằng người tù thường phạm bị ảnh hưởng bởi người tù chính trị khi mà ở chung. Họ sẽ bị thuyết phục bởi việc làm và nhân cách, tinh thần tương trợ cũng như sự kiên cường, không khuất phục bạo quyền, cũng như là không bao giờ xin khoan hồng hay nhận tội, chấp nhận hậu quả mà anh em tù thường phạm hay gọi là “chung đủ” của người tù chính trị.
Ông Nguyễn Bắc Truyển tại trại giam Xuân Lộc trước đây. Photo courtesy of ddcvn.info
Những ai mà xúc phạm đến tù chính trị thường bị những người đại ca trong buồng nhắc nhở là không được làm như thế. Nếu không sẽ bị chính những người đại ca đó xử.
Bản thân tôi nghĩ rằng, những người tù thường phạm cũng là nạn nhân của chế độ thôi, họ cần được thương yêu, cảm hóa chứ không phải là phân biệt, khinh rẻ!
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang - từng bị giam ba năm vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” - tiết lộ: Trước đây, họ tưởng rằng có thể dùng anh em giang hồ để khủng bố tù nhân chính trị cho nên người ta nhốt chung nhưng không ngờ rằng, khí phách của những người tù chính trị đã thu phục được tù thường phạm và từ đó có những cuộc nổi loạn.
Tù chính trị được tù thường phạm rất là yêu thương. Cho nên sau này, người ta tách rời tù chính trị khỏi tù thường phạm. Tôi nghe nói khoảng 1984-1985 là bắt đầu tách riêng rồi. Tách riêng rất lâu rồi vì họ biết được tù chính trị có sức thuyết phục rất mạnh đối với tù thường phạm. Vì vậy cho nên họ không nhốt chung.
Cuộc phản kháng năm 2007
Như vậy là sự thương yêu, kính trọng mà tù hình sự dành cho tù chính trị có thể dẫn đến tình huống, tù chính trị tác động, chi phối tù hình sự? Việc trại giam phải cách ly hoàn toàn tù chính trị với tù hình sự chính là nhằm ngăn ngừa những cuộc phản kháng tập thể? Chúng tôi tiếp tục nêu ra các thắc mắc với ông Nguyễn Hữu Phu - từng bị giam 10 năm vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”…Trân Văn: Thưa anh, trong thực tế, đã có một số nơi, tù hình sự được dùng như một phương tiện để cải tạo tù chính trị. Thế thì tại sao ở Z30A lại có chuyện cách ly giữa tù chính trị với tù hình sự?
Ông Nguyễn Hữu Phu. Photo courtesy of thongtinberlin.de
Trân Văn: Anh có thể cho một hoặc một số dẫn chứng về ảnmh hưởng của tù chính trị với tù hình sự không?
Nguyễn Hữu Phu: Tất cả những quy chế trại giam mà nhà trại không thực hiện thì tù chính trị đều đấu tranh để bảo vệ quyền lợi sống riêng và chung trong trại giam và bảo vệ được quyền lợi của người tù hình sự cho nên người tù hình sự rất là mong muốn được người tù chính trị bảo vệ.
Trân Văn: Trên thực tế, tại trại Z30A, đã có bao giờ người tù chính trị và người tù hình sự cùng lên tiếng để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình không? Nếu có thì sự kiện đó là sự kiện gì, xảy ra vào thời điểm nào?
Nguyễn Hữu Phu: Tôi không nhớ cụ thể về thời gian nhưng khoảng năm 2007, trong một buổi họp đầu tuần tại K3, tù chính trị và tù hình sự đã cùng nhau đòi hỏi nhà trại, buộc nhà trại phải thỏa mãn những yêu sách chính đáng.
Nhà trại đã trấn áp tù hình sự và tất cả tù chính trị, tù hình sự đã ruýt vào hội trường, đòi gặp giám thị trại giam là Nguyễn Trung Vinh.
Trân Văn: Thưa anh, sự kiện đó kéo dài trong bao lâu và kết quả cuối cùng là như thế nào?
Nguyễn Hữu Phu: Sự kiện đó kéo dài trong một buổi sáng. Sau đó, ông NguyễnTrung Vinh vào và có hứa hẹn nhưng mà không giải quyết, không đáp ứng hoàn toàn, hứa hẹn nhưng rồi không đáp ứng. Họ đã đưa một số tù chính trị, tù hình sự đứng dậy đấu tranh, cách ly ra các trại giam khác xa hơn.
Liệu có thể tìm thêm thông tin về cuộc phản kháng năm 2007 của tù chính trị và tù hình sự tại trại giam Z30A? Chúng tôi quay trở lại với ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Anh có nói đến tác động của tù chính trị, theo như tôi được biết, năm 2007, hình như là do tác động của tù chính trị, mà tù nhân tại trại Z30A đã từng chiếm hội trường của một phân trại trong trại giam này?
Nguyễn Bắc Truyển: Thưa anh, tôi biết rõ việc này là bởi vì tôi đã được nghe những anh em tham gia cuộc đấu tranh đó kể lại khi tôi vào phân trại số 1. Chuyện đó xảy ra ở phân trại số 3. Khi tôi vào phân trại số 1 thì tôi gặp anh Trần Hoàng Giang và anh Nguyễn Văn Phương. Hai anh này có kể tôi nghe về sự kiện xảy ra ở phân trại số 3. Sau đó những người tù chính trị tham gia cuộc đấu tranh đó với anh em tù thường phạm đều bị thuyên chuyển hết. Chuyển qua các phân trại khác, đi biệt giam, hoặc như anh Trần Hoàng Giang, anh Nguyễn Văn Phương thì bị chuyển ra phân trại số 1.
Tù chính trị được tù thường phạm rất là yêu thương. Cho nên sau này, người ta tách rời tù chính trị khỏi tù thường phạm.Trân Văn: Lý do tại sao có sự phản kháng, diễn biến của sự phản kháng và kết cục của sự phản kháng đó như thế nào?
Ô. Nguyễn Ngọc Quang
Nguyễn Bắc Truyển: Anh em kể lại như vầy anh! Hôm đó, tù thường phạm bị chèn ép, bị áp đặt, bị cưỡng bức lao động quá mức nên phản kháng lại bằng cách lên hội trường, không đi lao động. Họ biết rằng là chắc chắn họ sẽ bị đàn áp nên họ mới kêu những người tù chính trị ở phân trại số 3 hỗ trợ cho họ.
Anh biết rồi, tù chính trị ở phân trại số 3 cũng bị giam riêng. Do đó, để ra được, anh em phải leo hàng rào. Khi đến nơi thì những người cán bộ trại giam đã bắt đầu đàn áp những người tù thường phạm rồi. Khi có mặt những người tù chính trị, những người cán bộ trại giam đã ngừng đàn áp và rút về một phía. Bên kia là anh em tù thường phạm và tù chính trị.
Anh em tù thường phạm và tù chính trị mới bao vây khu vực hội trường và đóng cửa hội trường lại. Nghĩa là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không cho cảnh sát trại giam vào thêm nữa và cũng không để cảnh sát trại giam trong hội trường bước ra.
Hai bên nói chuyện với nhau trong hội trường thì diễn tiến rất là căng thẳng… Sau đó thì ông giám thị trại giam khi ấy là ông Nguyễn Trung Vinh phải vào và phải hứa hẹn giải quyết các yêu cầu của những anh em tù thường phạm…
Sau đó, anh biết rồi, luôn luôn “đánh nguội”, những người tù thường phạm và tù chính trị chỉ huy bị thuyên chuyển qua các trại giam khác hoặc đi xa hơn, hoặc đi về các phân trại khác thuộc trại giam Xuân Lộc… Đó là những điều mà tôi biết.
Đến lúc này, các cuộc trò chuyện với ba cựu tù chính trị cùng hướng vào một nhân chứng, người được cho là nắm giữ nhiều bí mật về tương quan giữa nhà tù với tù chính trị. Nhân chứng này đã từng được công luận nhắc đến, song câu chuyện về ông vẫn còn nhiều tình tiết khiến người ta ngỡ ngàng và đó sẽ là nội dung bài thứ tư. Mời quý vị đón theo dõi.
Khi trò chuyện với Trân Văn, cả ba cựu tù chính trị: Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Quang cùng đề cập đến một người, vừa được cho là nắm giữ nhiều thông tin liên quan đến tù chính trị, vừa có cảnh ngộ hết sức đặc biệt.
Chân dung một người tù
Hôm 12 tháng 7, ông Trương Văn Sương, 67 tuổi – người vẫn được biết đến như tù nhân bị chính quyền Việt Nam giam cầm lâu nhất vì lý do chính trị đã được tạm tha để về nhà chữa bệnh.Theo như tôi biết, đến nay, anh Cầu ở tù 34 năm ba tháng, hơn 35 năm “giải phóng”, anh Cầu ở ngoài đâu chừng 1 năm, 1 tháng gì đó thôi.Tuy nhiên, qua một số thông tin do các cựu tù chính trị tiết lộ thì ông Trương Văn Sương không phải là trường hợp cá biệt. Trong khi ông Trương Văn Sương bị giam giữ tổng cộng 33 năm và vừa được tạm tha thì tại trại giam Z30A, vẫn còn một nhân vật khác mà tính đến nay, thời gian bị cầm giữ vì lý do chính trị đã lên tới 34 năm ba tháng. Tên người tù đặc biệt này là Nguyễn Hữu Cầu. Ông được xem như một huyền thoại tại trại giam Z30A.
Ô. Nguyễn Ngọc Quang
Vì gần như tất cả tù chính trị từng bị giam giữ tại trại giam Z30A đều có một khoảng thời gian nhất định sống bên cạnh ông Nguyễn Hữu Cầu, nên chúng tôi đã phỏng vấn một số người nhằm tìm thêm thông tin về người tù đặc biệt này. Câu chuyện bắt đầu từ ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Thưa anh Truyển, theo anh, vì sao ông Nguyễn Hữu Cầu ở tù lâu như vậy?
Nguyễn Bắc Truyển: Trong thời gian tôi ở chung với anh Nguyễn Hữu Cầu tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc, anh Cầu thường tâm sự với tôi về vụ án của anh thì tôi thấy rằng, vụ án của anh Cầu là một vụ án oan sai. Nguyên do là vì anh tố giác những việc làm tồi bại của các quan chức tỉnh Kiên Giang nên ảnh bị chụp cái mũ là phá hoại, rồi bị kết án tử hình, sau thì xuống chung thân và ảnh đã ở 28 năm rồi, chuẩn bị bước vào năm thứ 29.
Ông Nguyễn Hữu Cầu. Photo courtesy of Blog 1nguoiviet.
Khi tôi ra tù thì anh Cầu có nhờ tôi cùng với gia đình làm đơn gửi tới các vị có trách nhiệm nhưng cho tới nay, chúng tôi không nhận được bất kỳ sự hồi âm nào.
Thật sự là những người trong guồng máy nhà nước hiện nay đã thấy được cái sai của những người tiền nhiệm, nhưng họ không muốn gánh trách nhiệm để giải oan cho anh Cầu và anh Cầu tiếp tục phải ngồi tù vì những con người không có can đảm nhận lấy trách nhiệm minh oan cho anh.
Và kế đó là cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Phu, một cựu tù chính trị khác…
Trân Văn: Anh đã từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu và anh có thể cho biết tại sao có rất nhiều trường hợp được giảm án nhưng ông Nguyễn Hữu Cầu thì không?
Nguyễn Hữu Phu: Tôi không được ở gần anh Cầu nhiều lắm. Tôi ở tù 10 năm nhưng ở gần anh Cầu không tới một năm vì ông Cầu thường được cách ly ở những nơi khác.
Theo sự nhận biết của riêng tôi, ông Cầu không được giảm án vì dường như là ông Cầu biết quá nhiều vấn đề sai trái của trại Z30A. Anh Cầu luôn luôn lên án và đòi hỏi nhà trại phải giải quyết những vấn đề đó cho nên nhà trại thấy vướng mắc, muốn giữ anh Cầu, không cho anh Cầu ra ngoài, sợ anh Cầu tung ra giữa công luận ở trong và ngoài nước.
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang cũng xác nhận: Tôi biết anh Cầu từ ngày mùng 7 tháng 10 năm 2008 cho đến ngày mùng 3 tháng 9 năm 2009.
Trân Văn: Anh có biết vì sao anh Cầu đi tù không?
Nguyễn Ngọc Quang: Anh Cầu đi tù bởi năm 1982, anh cùng với một số bạn bè phát hiện ra rất nhiều tội ác của những người có chức vụ cao trong chính quyền tỉnh Kiên Giang như là Phó Chủ tịch tỉnh, hoặc là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,… đã buôn bán ma túy, rồi bán bãi cho tàu vượt biên, rồi hiếp dâm những người phụ nữ vượt biên mà họ bắt được với rất nhiều chứng cứ. Đặc biệt là anh Cầu có sáng tác một số bản nhạc, một số bài thơ trước cái ác của chính quyền Kiên Giang và trước sự tàn bạo của Cộng sản, ảnh không chịu được, ảnh bức xúc và ảnh thể hiện cái cảm xúc của mình qua những bài hát, những bài thơ đó và ảnh hát cho bạn bè của ảnh nghe.
Trong thời gian ở trại giam Xuân Lộc, anh Nguyễn Hữu Cầu đã làm hơn 500 lá đơn yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước đã che giấu và phớt lờ.Rồi Tòa án tỉnh Kiên Giang ghép ảnh vào cái tội là “phá hoại”. Nó kết án ảnh tử hình. Về sau xử lại giảm xuống chung thân.
Ô. Nguyễn Bắc Truyển
Việc anh Cầu ở tù cho đến hôm nay chưa ra là tại vì ảnh nắm giữ quá nhiều bằng chứng về tội ác của các quan chức cao cấp của tỉnh Kiên Giang và sau khi ảnh vô tù, ảnh biết được những bằng chứng mà các quản tù rồi những cán bộ trại giam đã gây ra ở trong tù là cho sản xuất pháo lậu, cho nấu rượu lậu, rồi những âm mưu thâm độc, giết tù chính trị bằng cách cho lây nhiễm HIV qua tù chính trị để giết người ta dần dần… Rất nhiều tội ác như thế cho nên là họ không thể thả anh Cầu ra.
Tính anh Cầu rất khí khái. Phải nói anh rất kiên cường. Chắc chắn ảnh sẽ không ngậm miệng khi ảnh được ra. Ở đây tôi xin mở ngoặc nói thêm một điều như thế này là, trước Tết năm vừa rồi, trại giam có đề nghị anh Cầu viết đơn xin đặc xá nhưng anh Cầu ảnh không viết. Nhất định anh không viết vì anh nói viết đơn xin đặc xá coi như đồng nghĩa với nhận tội.
Trân Văn: Tính cho đến ngày hôm nay thì ông Cầu đã ở tù bao nhiêu năm?
Nguyễn Ngọc Quang: Theo như tôi biết, đến nay, anh Cầu ở tù 34 năm ba tháng, được chia làm hai lần. Lần thứ nhất, sau khi miền Nam sụp đổ, anh Cầu ở tù cho đến cuối năm 1980, anh Cầu là một đại úy tâm lý chiến, cuối năm 1980, anh Cầu được thả. Đầu năm 1982, anh Cầu bị bắt lại. Hơn 35 năm “giải phóng”, anh Cầu ở ngoài đâu chừng 1 năm, 1 tháng gì đó thôi.
Truy nã cả thánh thần
Tết năm vừa rồi, trại giam có đề nghị anh Cầu viết đơn xin đặc xá nhưng anh Cầu ảnh không viết. Nhất định anh không viết vì anh nói viết đơn xin đặc xá coi như đồng nghĩa với nhận tội.Điểm đáng chú ý là trong cuộc trò chuyện với cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, ông Quang tiết lộ, ông có cáo trạng của hai lần xét xử ông Nguyễn Hữu Cầu về tội “Phá hoại”. Ông Quang khẳng định: Tôi sẽ đọc lại bản cáo trạng và chịu trách nhiệm khi đọc lại cho anh.
Ô. Nguyễn Ngọc Quang
Trân Văn: Cáo trạng đó là cáo trạng trong phiên phúc thẩm hay là trong phiên sơ thẩm?
Nguyễn Ngọc Quang: Phiên sơ thẩm và phúc thẩm chỉ sai lệch nhau tí xíu thôi. Nội dung tôi sắp đọc đây là có cả trong phiên phúc thẩm và phiên sơ thẩm. Tôi đọc cho anh nghe một đoạn: “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã cấu kết với tên Anan và tên Ca Diếp. Mua dầu cho Anan và Ca Diếp để vượt biên. Hiện tại thì Anan đã vượt biên và Ca Diếp đang trốn tại Khánh Hòa, khi nào bắt được sẽ xử lý sau”.
Đó là một đoạn. Anan và Ca Diếp là hai đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong thời Đức Phật tại thế. Ấy thế mà nó cũng nói cho bằng được là ông Nguyễn Hữu Cầu cấu kết với Anan và Ca Diếp.
Ông Nguyễn Ngọc Quang đến thăm Ông Trương Văn Sương vừa ra tù, ảnh chụp tháng 7 năm 2010. Photo courtesy of Qtnlt-Blog.
Đấy! Hệ thống tư pháp của Việt Nam đã lôi bài kinh Lạy Cha của toàn thể tín đồ Kytô trên toàn thế giới ca ngợi Đức Chúa Trời gán cho anh Cầu là bài “Giọt nước mắt Chúa”.
Những thông tin về ông Nguyễn Hữu Cầu khiến người ta liên tưởng đến tuyên bố mới nhất của ông Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, qua bài viết “Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam!”, đăng trên Tạp chí Nhân Quyền số đầu tiên, phát hành hồi tháng 6 năm 2010. Theo đó, ông Hưởng bảo rằng, không thể mang quan điểm nhân quyền của những quốc gia khác áp đặt thành tiêu chuẩn cho Việt Nam. Vì mỗi quốc gia có bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng nên không thể lấy hình mẫu ‘nhân quyền’ của nước này đem sang nước khác được.
Vậy bản sắc văn hóa và luật pháp của chính quyền Việt Nam về nhân quyền thể hiện trên tù chính trị và trong các trại giam còn điểm nào khác đáng phải quan tâm? Mời quý vị đón theo dõi bài kế tiếp.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 5)
Trong bài trước, một số cựu tù chính trị đã kể về trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu, 63 tuổi nhưng có đến 34 năm 3 tháng sống trong trại giam.Theo tuyên bố của Việt Nam, dù Việt Nam sẽ đặc xá từ 25.000 đến 30.000 phạm nhân nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng những người tù chính trị như ông Cầu sẽ không được xem xét để đặc xá.
Trong khi đó, dựa trên các thông tin do một số cựu tù chính trị cung cấp, hiện có khá nhiều tù chính trị già yếu, kiệt sức vì bị giam cầm nhiều năm, thậm chí đã có không ít người chết trong tù, Trân Văn sẽ tiếp tục tường trình thêm về vấn đề này…
Gần đây, ngoài ông Trương Văn Sương được trại giam Nam Hà tạm tha để điều trị bệnh tật, trong vài tuần qua, việc có thêm một vài người tù chính trị như các ông: Nguyễn Anh Hào, Đinh Quang Hải trở về với gia đình là vì họ mãn hạn tù.
Chúng tôi tiếp tục nêu những vấn đề về nhà tù và tù chính trị với ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Số người bị phạt án cao còn nhiều không anh?
Nguyễn Bắc Truyển: Nhiều lắm anh ơi! Những người này là những người lớn tuổi. Trong đó, tôi có thể kể tên là: anh Nguyễn Hữu Cầu – quá nổi tiếng, chắc là anh biết rồi ha. Anh Nguyễn Tấn Nam, năm nay 74 tuổi, đang bị tai biến, án 19 năm, ở cũng 13, 14 năm rồi. Những người như anh Đỗ Thanh Nhàn, trên 80 tuổi rồi, án 20 năm gì đó, cũng ở 13, 14 năm rồi… Còn rất là nhiều người lớn tuổi mà án nặng!
Trân Văn: Thưa anh Truyển, anh có biết số tù chính trị lớn tuổi và đã chết vì kiệt sức ở Z30A là bao nhiêu người?
Nguyễn Bắc Truyển: Tôi chưa thấy người tù chính trị nào qua đời hết nhưng tôi được nghe anh em nói lại là trong khoảng từ năm 2000 cho đến trước khi tôi về thì có khoảng từ 13 cho đến 15 người đã qua đời trong trại giam Z30A với đủ loại bịnh hết.
Ông Nguyễn Bắc Truyển bị đưa về trại Z30A và ở tại đó khoảng hai năm. Liệu những người tù chính trị bị giam giữ lâu hơn tại Z30A có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về vấn đề này? Chúng tôi đã hỏi thêm ông Nguyễn Hữu Phu…
Trân Văn: Ở trại giam Z30A thì có những phân trại nào giam tù chính trị?
Nguyễn Hữu Phu: Tôi ở trong đó từ năm 2000 đến năm 2009 thì có phân trại K3 và K2.
Trân Văn: Cho đến thời điểm anh được trả tự do thì còn khoảng bao nhiêu tù chính trị?
Nguyễn Hữu Phu: Còn khoảng 40 người.
Trân Văn: Thưa anh, những tù chính trị ở lâu nhất trong trại Z30A gồm có những ai?
Nguyễn Hữu Phu: Gồm có anh Nguyễn Hữu Cầu, anh Lê Văn Tính, bị kết án 20 năm và anh ở từ năm 1996. Anh Trương Công Duy, chung thân. Anh Lê Văn Thân, chung thân. Anh Nguyễn Kim Hùng, chung thân. Anh Trần Long Đức, 20 năm. Còn án 19, 18 năm tù thì cũng nhiều đấy anh ạ. Anh Bùi Đăng Thúy, 19 năm. Anh Nguyễn Tuấn Nam, 18 năm. Đa số, trở lui là 15, 16, 17 năm tù thì tôi không nhớ hết anh ạ vì số lượng đó cũng đông.
Trân Văn: Thưa anh, số tù chính trị chết trong trại giam có nhiều không?
Nguyễn Hữu Phu: Tổng số tù chính trị chết trong trại giam từ năm 2000 cho đến năm 2009 là 13 người.
Trân Văn: Anh còn nhớ được tên những người đó không?
Nguyễn Hữu Phu: Nhớ không hết, không nhớ được họ anh ạ! Còn tên thì có thể nhớ gần hết. Bác Năm Tân, Năm Căn. Ông Trước ở Đà Lạt. Anh Nguyễn Văn Dũng. Anh Lê Văn Xuân. Anh Nguyễn Sĩ Bằng. Anh Lê Văn Thân đầu bạc. Anh Ngô Anh Tuấn. Anh Trần Văn Tuấn. Anh Bình, không biết họ. Anh Thanh, không biết họ… Anh cứ ghi cho rõ là 13 người.
Trân Văn: Thưa anh Phu, những người tù chính trị đã chết thì vì sao họ chết?
Nguyễn Hữu Phu: Thứ nhất, họ ở tù quá lâu và điều kiện sống của giai đoạn trước 2005 rất thấp kém.
Trân Văn: Họ chết do kiệt sức?
Trân Văn: Nhiễm SIDA từ tù hình sự?
Nguyễn Hữu Phu: Cái này không biết từ đâu nhưng mà có những người già vào ở tù một vài năm cũng bị lây và chết. Chúng tôi đã đấu tranh liên tục từ năm 2000 cho đến năm 2005 nhà trại mới cho chúng tôi mua lưỡi lam và cạo riêng.
Tôi không phải trong ngành y cho nên tôi không xác định được bệnh trạng để nói rõ nhưng mà trong số người chết, có thể đặt vấn đề là có thể lây nhiễm HIV để chết ngay trong tù.
Trân Văn: Xin hỏi thêm một câu, đó là những người tù đã chết thì xác của họ sẽ được chôn ở trong trại hay trả lại cho thân nhân?
Nguyễn Hữu Phu: Thường là chôn ba năm mới cho thân nhân đến nhận.
Trân Văn: Như vậy là có một nghĩa trang riêng của tù nhân?
Nguyễn Hữu Phu: Dạ, có một nghĩa trang riêng của tù nhân.
Trân Văn: Thưa anh, hiện nay, những người tù lớn tuổi nhất thì là bao nhiêu?
Trân Văn: Người trẻ nhất khoảng bao nhiêu?
Nguyễn Hữu Phu: Thời gian tôi còn ở trong đó, trẻ nhất là Trương Quốc Huy, 26, 28 tuổi.
Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Hữu Phu nhấn mạnh: "Tôi chỉ nói với các anh như thế này, nếu như trại K2, Z30A mà tình trạng kéo dài như thế thì chắc là những người già không chịu nổi đâu".
Tin mới nhất từ các cựu tù chính trị cho biết, ông Trần Văn Thiêng, một người tù chính trị 75 tuổi, bị kết án 19 năm tù, sau khi lâm trọng bệnh, sức khỏe suy kiệt, hồi giữa tháng 6 đã được gia đình bảo lãnh đưa ra chữa chạy ở bên ngoài dưới sự giám sát của trại giam, và cách nay hai tuần vừa bị đưa trở lại Z30A, bất kể điều đó đe dọa tính mạng của ông. Vào lúc này, gia đình ông đang cầu cứu khắp nơi.
Những người tù chính trị cần gì và mọi người có thể làm gì cho họ? Đó sẽ là nội dung bài cuối cùng của loạt bài này. Mời quý vị đón xem.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 6)
Trong khi đó, dựa trên các thông tin do một số cựu tù chính trị cung cấp, hiện có khá nhiều tù chính trị già yếu, kiệt sức vì bị giam cầm nhiều năm, thậm chí đã có không ít người chết trong tù, Trân Văn sẽ tiếp tục tường trình thêm về vấn đề này…
Bất đồng chính kiến thì 80 cũng phải “chung đủ”
Cuối tháng 12 năm ngoái, nhân dịp Cục Quản lý trại giam của Bộ Công an Việt Nam được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, tờ Công an nhân dân công bố một thống kê, theo đó, từ năm 2000 đến nay, hệ thống trại giam trên toàn Việt Nam đã xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho khoảng 375.000 lượt phạm nhân được cho là “cải tạo tiến bộ”, và đã tổ chức thành công 13 đợt đặc xá, tha tù trước thời hạn cho khoảng 100.000 phạm nhân được cho là “cải tạo tốt”.Những người như anh Đỗ Thanh Nhàn, trên 80 tuổi rồi, án 20 năm gì đó, cũng ở 13, 14 năm rồi… Còn rất là nhiều người lớn tuổi mà án nặng!Nếu không kể những trường hợp được cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt và liên tục thúc giục trả tự do thì trong số hàng trăm ngàn phạm nhân được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và đặc xá, hoàn toàn không có tù chính trị.
Ô. Nguyễn Bắc Truyển
Gần đây, ngoài ông Trương Văn Sương được trại giam Nam Hà tạm tha để điều trị bệnh tật, trong vài tuần qua, việc có thêm một vài người tù chính trị như các ông: Nguyễn Anh Hào, Đinh Quang Hải trở về với gia đình là vì họ mãn hạn tù.
Chúng tôi tiếp tục nêu những vấn đề về nhà tù và tù chính trị với ông Nguyễn Bắc Truyển…
Trân Văn: Số người bị phạt án cao còn nhiều không anh?
Nguyễn Bắc Truyển: Nhiều lắm anh ơi! Những người này là những người lớn tuổi. Trong đó, tôi có thể kể tên là: anh Nguyễn Hữu Cầu – quá nổi tiếng, chắc là anh biết rồi ha. Anh Nguyễn Tấn Nam, năm nay 74 tuổi, đang bị tai biến, án 19 năm, ở cũng 13, 14 năm rồi. Những người như anh Đỗ Thanh Nhàn, trên 80 tuổi rồi, án 20 năm gì đó, cũng ở 13, 14 năm rồi… Còn rất là nhiều người lớn tuổi mà án nặng!
Trân Văn: Thưa anh Truyển, anh có biết số tù chính trị lớn tuổi và đã chết vì kiệt sức ở Z30A là bao nhiêu người?
Nguyễn Bắc Truyển: Tôi chưa thấy người tù chính trị nào qua đời hết nhưng tôi được nghe anh em nói lại là trong khoảng từ năm 2000 cho đến trước khi tôi về thì có khoảng từ 13 cho đến 15 người đã qua đời trong trại giam Z30A với đủ loại bịnh hết.
Một âm mưu?
Bốn nhà dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010. AFP photo
Trân Văn: Ở trại giam Z30A thì có những phân trại nào giam tù chính trị?
Nguyễn Hữu Phu: Tôi ở trong đó từ năm 2000 đến năm 2009 thì có phân trại K3 và K2.
Trân Văn: Cho đến thời điểm anh được trả tự do thì còn khoảng bao nhiêu tù chính trị?
Nguyễn Hữu Phu: Còn khoảng 40 người.
Trân Văn: Thưa anh, những tù chính trị ở lâu nhất trong trại Z30A gồm có những ai?
Nguyễn Hữu Phu: Gồm có anh Nguyễn Hữu Cầu, anh Lê Văn Tính, bị kết án 20 năm và anh ở từ năm 1996. Anh Trương Công Duy, chung thân. Anh Lê Văn Thân, chung thân. Anh Nguyễn Kim Hùng, chung thân. Anh Trần Long Đức, 20 năm. Còn án 19, 18 năm tù thì cũng nhiều đấy anh ạ. Anh Bùi Đăng Thúy, 19 năm. Anh Nguyễn Tuấn Nam, 18 năm. Đa số, trở lui là 15, 16, 17 năm tù thì tôi không nhớ hết anh ạ vì số lượng đó cũng đông.
Trân Văn: Thưa anh, số tù chính trị chết trong trại giam có nhiều không?
Nguyễn Hữu Phu: Tổng số tù chính trị chết trong trại giam từ năm 2000 cho đến năm 2009 là 13 người.
Trân Văn: Anh còn nhớ được tên những người đó không?
Nguyễn Hữu Phu: Nhớ không hết, không nhớ được họ anh ạ! Còn tên thì có thể nhớ gần hết. Bác Năm Tân, Năm Căn. Ông Trước ở Đà Lạt. Anh Nguyễn Văn Dũng. Anh Lê Văn Xuân. Anh Nguyễn Sĩ Bằng. Anh Lê Văn Thân đầu bạc. Anh Ngô Anh Tuấn. Anh Trần Văn Tuấn. Anh Bình, không biết họ. Anh Thanh, không biết họ… Anh cứ ghi cho rõ là 13 người.
Trân Văn: Thưa anh Phu, những người tù chính trị đã chết thì vì sao họ chết?
Nguyễn Hữu Phu: Thứ nhất, họ ở tù quá lâu và điều kiện sống của giai đoạn trước 2005 rất thấp kém.
Trân Văn: Họ chết do kiệt sức?
Tôi không phải trong ngành y cho nên tôi không xác định được bệnh trạng để nói rõ nhưng mà trong số người chết, có thể đặt vấn đề là có thể lây nhiễm HIV để chết ngay trong tù.Nguyễn Hữu Phu: Do kiệt sức. Rồi trong đó có một điều mà chúng tôi thường lên án là từ năm 2000 cho đến 2005, nhà trại không cho người tù chính trị dùng dao cạo riêng mà buộc phải dùng chung dao cạo khi hớt tóc, cho nên có những người trẻ vẫn chết vì lây nhiễm SIDA.
Ô. Nguyễn Hữu Phu
Trân Văn: Nhiễm SIDA từ tù hình sự?
Nguyễn Hữu Phu: Cái này không biết từ đâu nhưng mà có những người già vào ở tù một vài năm cũng bị lây và chết. Chúng tôi đã đấu tranh liên tục từ năm 2000 cho đến năm 2005 nhà trại mới cho chúng tôi mua lưỡi lam và cạo riêng.
Tôi không phải trong ngành y cho nên tôi không xác định được bệnh trạng để nói rõ nhưng mà trong số người chết, có thể đặt vấn đề là có thể lây nhiễm HIV để chết ngay trong tù.
Trân Văn: Xin hỏi thêm một câu, đó là những người tù đã chết thì xác của họ sẽ được chôn ở trong trại hay trả lại cho thân nhân?
Nguyễn Hữu Phu: Thường là chôn ba năm mới cho thân nhân đến nhận.
Trân Văn: Như vậy là có một nghĩa trang riêng của tù nhân?
Nguyễn Hữu Phu: Dạ, có một nghĩa trang riêng của tù nhân.
Trân Văn: Thưa anh, hiện nay, những người tù lớn tuổi nhất thì là bao nhiêu?
Tôi chỉ nói với các anh như thế này, nếu như trại K2, Z30A mà tình trạng kéo dài như thế thì chắc là những người già không chịu nổi đâu.Nguyễn Hữu Phu: Đa số là gần 80, có người đã 78, 79 tuổi rồi anh.
Ô. Nguyễn Hữu Phu
Trân Văn: Người trẻ nhất khoảng bao nhiêu?
Nguyễn Hữu Phu: Thời gian tôi còn ở trong đó, trẻ nhất là Trương Quốc Huy, 26, 28 tuổi.
Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Hữu Phu nhấn mạnh: "Tôi chỉ nói với các anh như thế này, nếu như trại K2, Z30A mà tình trạng kéo dài như thế thì chắc là những người già không chịu nổi đâu".
Tin mới nhất từ các cựu tù chính trị cho biết, ông Trần Văn Thiêng, một người tù chính trị 75 tuổi, bị kết án 19 năm tù, sau khi lâm trọng bệnh, sức khỏe suy kiệt, hồi giữa tháng 6 đã được gia đình bảo lãnh đưa ra chữa chạy ở bên ngoài dưới sự giám sát của trại giam, và cách nay hai tuần vừa bị đưa trở lại Z30A, bất kể điều đó đe dọa tính mạng của ông. Vào lúc này, gia đình ông đang cầu cứu khắp nơi.
Những người tù chính trị cần gì và mọi người có thể làm gì cho họ? Đó sẽ là nội dung bài cuối cùng của loạt bài này. Mời quý vị đón xem.
Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 6)
Qua các cuộc trò chuyện với Trân Văn, một số cựu tù chính trị đã cung cấp khá nhiều thông tin về nhà tù và tù chính trị.Thế còn ở góc độ cá nhân, người tù chính trị cần gì và người ta có thể làm gì cho họ? Trân Văn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bắc Truyển…
Hình như anh có quan hệ khá rộng đối với gia đình của nhiều tù chính trị. Theo anh biết thì họ nghĩ gì về chồng, về cha, về con, về anh, về em của mình?
Ai cũng biết, thiếu vắng người thân là một sự thiệt thòi nhưng sự thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần đối với thân nhân của tù chính trị thì cụ thể ra sao?
Nguyễn Bắc Truyển: "Tôi nghĩ bất cứ người tù chính trị nào cũng thương nhớ gia đình hết. Trong đó, cái thứ nhất là tình cảm chứ không phải là vật chất.
Xin đừng nghĩ rằng những người hoạt động chính trị khô khan. Họ rất là tình cảm, rất là lãng mạn. Nếu không có sự lãng mạn đó thì họ không thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt được.
Họ đấu tranh là để mang lại tự do cho dân tộc. Gia đình và người thân của họ cũng có phần trong đó. Tôi đã chứng kiến nhiều lần cảnh người tù chính trị nhận tin người thân của mình qua đời. Nỗi đau có thể nói là nhân lên gấp trăm, gấp ngàn lần. Tôi cũng từng đau đớn khi nghe mẹ của nhà tôi mất. Tôi nghĩ rằng tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó, khi mà mẹ tôi sống trong nỗi lo lắng, buồn đau khi có một người con rể phải chịu tù đày.
Khi tôi trở ra ngoài xã hội, tôi rất quan tâm đến những gia đình có người đang bị ở tù, nhứt là tù chính trị. Tôi muốn tìm tới họ, động viên họ, nói với họ rằng hãy vượt qua nỗi sợ hãi, hãy đi thăm những người thân của mình trong tù. Bởi vì đó là cách bảo vệ cho người tù, giúp họ chống lại sự ngược đãi và đàn áp của trại giam, cũng như là động viên tinh thần họ.
Gia đình của những người tù nên liên kết lại với nhau để giúp đỡ nhau, để bảo vệ, động viên nhau.
Có khi người tù chính trị cũng là trụ cột của gia đình nên khi họ bị bắt, bị kết án, gia đình của họ có khả năng bị ly tán, bị tan vỡ. Nhiều gia đình sống trong cảnh nghèo khổ mà tôi cũng đã có lần tiếp cận. Rồi người thân của họ phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong một số trường hợp còn bị địa phương ngược đãi, gây khó khăn trong cuộc sống."
Trân Văn: Theo anh, người tù chính trị cần gì nhất và điều thiết thực nhất mà người ta có thể làm được cho tù chính trị là gì?
Nguyễn Bắc Truyển: "Có thể nói rằng người tù chính trị cần sự quan tâm. Họ cũng có một nỗi lo rằng họ sẽ chết ở trong đó mà mọi người không biết họ là ai và quên lãng họ.
Không đơn thuần là vấn đề vật chất đâu vì vật chất là điều mà anh em có thể tự bươn chải, gói ghém, san sẻ với nhau được nhưng sự không quan tâm mới làm cho họ buồn.
Tuy nhiên họ cũng có thể vượt qua những trở ngại đó để vững vàng, kiên định trên con đường đấu tranh.
Theo tôi thì chúng ta nên có những chương trình thiết thực cho người tù chính trị như là đề nghị với nhà nước CSVN cho các tổ chức nhân quyền, tổ chức y tế vào thăm và khám bịnh theo định kỳ. Rồi liên hệ với các gia đình của tù chính trị để giúp đỡ gia đình có tài chánh đi thăm tù chính trị thường xuyên nếu mà họ quá nghèo. Khi họ mãn hạn tù, trở ra ngoài xã hội thì nên giúp đỡ họ có công việc, phương tiện để sinh sống, cũng như chăm sóc sức khỏe cho họ.
Đó là những gì tôi nghĩ rằng có thể thiết thực đối với người tù chính trị."
Ngay vào lúc này, một trong những điều khiến ông Nguyễn Bắc Truyển bận tâm nhiều nhất, đó là chưa làm tròn sự ủy thác của những người bạn tù muốn chu toàn lời hứa với những bạn tù khác đã chết trong tù. Ông Truyển kể:
"Lúc tôi chuẩn bị về thì anh em có chuẩn bị cho tôi một vài cái tên của những gia đình có tù nhân chính trị chết ở trong trại giam nhưng rất tiếc là tôi không thể tìm được họ bởi vì gia đình họ đã ly tán rồi. Họ đã chuyển đi những nơi khác mà không để lại dấu vết gì hết. Tôi có hỏi hàng xóm và tôi để lại số điện thoại của tôi. Tôi dặn dò là nếu có bất kỳ thông tin gì về họ, xin vui lòng cho tôi nhưng cho đến nay, đã trên hai tháng rồi mà tôi không nhận được bất kỳ thông tin nào về những thân nhân của tù chính trị đã chết."
Tình trạng đàn áp, ngược đãi những người bất đồng chính kiến, những người kêu đòi dân chủ hoặc tự do tôn giáo là một sự thật, tồn tại bên cạnh một sự thật khác là những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải của chính quyền Việt Nam. Cách đây chưa lâu, phát biểu trước Việt kiều, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục tuyên bố:
Trong gia đình, trong bạn bè có lúc cũng còn giận nhau. Bây giờ á… là lúc chúng ta phải gác lại tất cả… Hãy đoàn kết, hãy xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh, hùng cường, sánh vai cùng bạn bè năm châu… (tiếng vỗ tay)… Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, ý chí Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và sự đoàn kết thống nhất của Việt Nam, chắc chắn là sẽ thành công xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, vững mạnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu thế giới.
Ai sẽ và ai cần chủ động gác lại tất cả để đoàn kết, để xây dựng một Việt Nam hùng cường?
Giá của sự dấn thân
Trân Văn: Thưa anh Truyển, tù chính trị chấp nhận mất tự do cá nhân vì lý tưởng của họ nhưng họ có nghĩ đến gia đình của họ không?Hình như anh có quan hệ khá rộng đối với gia đình của nhiều tù chính trị. Theo anh biết thì họ nghĩ gì về chồng, về cha, về con, về anh, về em của mình?
Ai cũng biết, thiếu vắng người thân là một sự thiệt thòi nhưng sự thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần đối với thân nhân của tù chính trị thì cụ thể ra sao?
Nguyễn Bắc Truyển: "Tôi nghĩ bất cứ người tù chính trị nào cũng thương nhớ gia đình hết. Trong đó, cái thứ nhất là tình cảm chứ không phải là vật chất.
Xin đừng nghĩ rằng những người hoạt động chính trị khô khan. Họ rất là tình cảm, rất là lãng mạn. Nếu không có sự lãng mạn đó thì họ không thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt được.
Họ đấu tranh là để mang lại tự do cho dân tộc. Gia đình và người thân của họ cũng có phần trong đó. Tôi đã chứng kiến nhiều lần cảnh người tù chính trị nhận tin người thân của mình qua đời. Nỗi đau có thể nói là nhân lên gấp trăm, gấp ngàn lần. Tôi cũng từng đau đớn khi nghe mẹ của nhà tôi mất. Tôi nghĩ rằng tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó, khi mà mẹ tôi sống trong nỗi lo lắng, buồn đau khi có một người con rể phải chịu tù đày.
Theo tôi thì chúng ta nên có những chương trình thiết thực cho người tù chính trị như là đề nghị với nhà nước CSVN cho các tổ chức nhân quyền, tổ chức y tế vào thăm và khám bịnh theo định kỳ.Có những trường hợp trông đợi gặp vợ của mình trong nhiều năm, để rồi có một ngày, con thông báo rằng vợ đã qua đời rồi…
Ô. Nguyễn Bắc Truyển
Khi tôi trở ra ngoài xã hội, tôi rất quan tâm đến những gia đình có người đang bị ở tù, nhứt là tù chính trị. Tôi muốn tìm tới họ, động viên họ, nói với họ rằng hãy vượt qua nỗi sợ hãi, hãy đi thăm những người thân của mình trong tù. Bởi vì đó là cách bảo vệ cho người tù, giúp họ chống lại sự ngược đãi và đàn áp của trại giam, cũng như là động viên tinh thần họ.
Gia đình của những người tù nên liên kết lại với nhau để giúp đỡ nhau, để bảo vệ, động viên nhau.
Có khi người tù chính trị cũng là trụ cột của gia đình nên khi họ bị bắt, bị kết án, gia đình của họ có khả năng bị ly tán, bị tan vỡ. Nhiều gia đình sống trong cảnh nghèo khổ mà tôi cũng đã có lần tiếp cận. Rồi người thân của họ phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong một số trường hợp còn bị địa phương ngược đãi, gây khó khăn trong cuộc sống."
Trân Văn: Theo anh, người tù chính trị cần gì nhất và điều thiết thực nhất mà người ta có thể làm được cho tù chính trị là gì?
Nguyễn Bắc Truyển: "Có thể nói rằng người tù chính trị cần sự quan tâm. Họ cũng có một nỗi lo rằng họ sẽ chết ở trong đó mà mọi người không biết họ là ai và quên lãng họ.
Không đơn thuần là vấn đề vật chất đâu vì vật chất là điều mà anh em có thể tự bươn chải, gói ghém, san sẻ với nhau được nhưng sự không quan tâm mới làm cho họ buồn.
Từ trái qua: Nhà dân chủ Nguyễn Tiến Trung, Blogger Điếu cày, Blogger Người Buôn Gió. Photo courtesy of nguoibuongio.multiply.com
Theo tôi thì chúng ta nên có những chương trình thiết thực cho người tù chính trị như là đề nghị với nhà nước CSVN cho các tổ chức nhân quyền, tổ chức y tế vào thăm và khám bịnh theo định kỳ. Rồi liên hệ với các gia đình của tù chính trị để giúp đỡ gia đình có tài chánh đi thăm tù chính trị thường xuyên nếu mà họ quá nghèo. Khi họ mãn hạn tù, trở ra ngoài xã hội thì nên giúp đỡ họ có công việc, phương tiện để sinh sống, cũng như chăm sóc sức khỏe cho họ.
Đó là những gì tôi nghĩ rằng có thể thiết thực đối với người tù chính trị."
Ngay vào lúc này, một trong những điều khiến ông Nguyễn Bắc Truyển bận tâm nhiều nhất, đó là chưa làm tròn sự ủy thác của những người bạn tù muốn chu toàn lời hứa với những bạn tù khác đã chết trong tù. Ông Truyển kể:
"Lúc tôi chuẩn bị về thì anh em có chuẩn bị cho tôi một vài cái tên của những gia đình có tù nhân chính trị chết ở trong trại giam nhưng rất tiếc là tôi không thể tìm được họ bởi vì gia đình họ đã ly tán rồi. Họ đã chuyển đi những nơi khác mà không để lại dấu vết gì hết. Tôi có hỏi hàng xóm và tôi để lại số điện thoại của tôi. Tôi dặn dò là nếu có bất kỳ thông tin gì về họ, xin vui lòng cho tôi nhưng cho đến nay, đã trên hai tháng rồi mà tôi không nhận được bất kỳ thông tin nào về những thân nhân của tù chính trị đã chết."
Hòa giải nên bắt đầu từ đâu?
Z30A ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chỉ là một trong số hàng trăm trại giam những người tù đã có án trên khắp Việt Nam. Đó là chưa kể hệ thống trại tạm giam. Đang có bao nhiêu người vì bất đồng chính kiến, vì kêu đòi dân chủ hoặc tự do tôn giáo mà bị cầm giữ trong những trại giam này? Không ai biết chính xác!Có thể nói rằng người tù chính trị cần sự quan tâm. Họ cũng có một nỗi lo rằng họ sẽ chết ở trong đó mà mọi người không biết họ là ai và quên lãng họ.Đã có bao nhiêu người thiệt mạng, bao nhiêu gia đình ly tán, thậm chí tan nát? Cũng không ai biết chính xác.
Ô. Nguyễn Bắc Truyển
Tình trạng đàn áp, ngược đãi những người bất đồng chính kiến, những người kêu đòi dân chủ hoặc tự do tôn giáo là một sự thật, tồn tại bên cạnh một sự thật khác là những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải của chính quyền Việt Nam. Cách đây chưa lâu, phát biểu trước Việt kiều, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục tuyên bố:
Trong gia đình, trong bạn bè có lúc cũng còn giận nhau. Bây giờ á… là lúc chúng ta phải gác lại tất cả… Hãy đoàn kết, hãy xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh, hùng cường, sánh vai cùng bạn bè năm châu… (tiếng vỗ tay)… Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, ý chí Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và sự đoàn kết thống nhất của Việt Nam, chắc chắn là sẽ thành công xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, vững mạnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu thế giới.
Ai sẽ và ai cần chủ động gác lại tất cả để đoàn kết, để xây dựng một Việt Nam hùng cường?
Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam sang Canada dự thượng đỉnh G20 trong tháng này, Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế thuộc Ủy ban Thường vụ về Đối ngoại và Phát triển Quốc tế của Quốc hội Canada đã gửi thư đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam, đồng thời kêu gọi Hà Nội ngay lập tức phóng thích các nhà hoạt động ôn hòa cổ võ cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Dân biểu Quốc hội Canada Wayne Marston Trong cuộc trao đổi với Trà Mi của Ban Việt Ngữ VOA, dân biểu Quốc hội Canada, Wayne Marston, thuộc Đảng Tân Dân Chủ và là thành viên của Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế, cho biết thêm về nguyên nhân và nội dung của bức thỉnh nguyện thư mà ông đồng ký tên.Dân biểu Wayne Marston: Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam tới đây, chúng tôi hết sức quan ngại về nhiều vấn đề liên quan tới nhân quyền. Một trong số này là sự thay đổi trong cách quản lý internet tại Việt Nam, đòi hỏi các dịch vụ internet cài đặt chương trình phần mềm có thể ngăn chặn các trang web nhất định và theo dõi hoạt động của người sử dụng net. Một trong những điều mà chúng ta nhìn thấy trên toàn cầu là việc sử dụng internet chính là phương thức giúp thể hiện các quan điểm dân chủ. Cho nên khi Hà Nội ngăn cản việc này, chúng tôi hết sức quan ngại. Ngoài ra, vài tháng gần đây, có một số người viết blog tự do cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam bị bắt giữ. Chúng tôi rất quan tâm về việc này. Một số blogger viết về dự án bauxite bị đóng cửa các trang mạng cá nhân hoặc bị bắt giữ. Mọi việc cho thấy chính quyền Việt Nam đang có hành động ngăn cản dân chúng tiếp cận thông tin.
VOA: Các mối quan ngại nêu lên trong bức thỉnh nguyện thư này được dựa trên những cơ sở nào, thưa ông?
Dân biểu Wayne Marston: Các quan ngại của chúng tôi dựa trên những thông tin mà Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của chúng tôi nhận được. Ngoài ra, dân biểu gốc Việt trong Quốc hội Liên bang Canada, bà Thái Thị Lạc, một thành viên của Ủy ban chúng tôi, người sinh ra tại Việt Nam, sau chuyến về thăm Việt Nam hồi năm ngoái, bà trở lại Canada với nhiều mối quan ngại rất sâu sắc.
VOA: Nhiều chính khách quốc tế đã gửi thỉnh nguyện thư tới chính phủ Việt Nam bày tỏ quan tâm và kêu gọi cải thiện về nhân quyền như thế, nhưng người ta cho rằng dường như những bức thư này không có tác động lớn vì thực tế cho thấy Hà Nội không bao giờ phúc đáp hoặc có hành động cụ thể nào.
Dân biểu Wayne Marston: Thực trạng nhân quyền tại Việt Nam là một mối quan tâm trên toàn cầu, không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, theo tôi, Hà Nội có thể không thực hiện những bước rõ ràng như yêu cầu trong những bức thỉnh nguyện thư này, nhưng họ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, dĩ nhiên, sẽ nhận ra vấn đề một khi cộng đồng quốc tế bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc đó, bởi vì đây là điều mà tất cả các nước đều phải quan tâm đúng mức. Cho nên, điều mà chúng ta đang làm là có giá trị.
VOA: Vậy mức độ kỳ vọng của ông đối với Việt Nam như thế nào sau bức thỉnh nguyện thư này?
Dân biểu Wayne Marston: Chúng ta làm tất cả điều này với một hy vọng rằng người nhận thư sẽ quan tâm đúng mức và cân nhắc những yêu cầu nêu lên, nhưng mà Việt Nam chưa bao giờ có phản hồi tích cực.
VOA: Nếu điều tương tự xảy ra với thỉnh nguyện thư này, ý kiến ông như thế nào?
Dân biểu Wayne Marston: Nếu họ không đáp ứng thì chúng ta cũng không thể nói gì hơn thế. Ủy ban của chúng tôi chưa thảo luận về bất kỳ phương pháp nào thêm mà chúng tôi có thể thực hiện. Cho nên, bây giờ, nếu tôi nêu ý kiến của mình về việc này thì quá sớm.
VOA: Được biết ông đại diện cho khu vực có ít cử tri Việt Nam tại Canada, điều gì khiến ông quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, thưa ông?
Dân biểu Wayne Marston: Tôi là người phụ trách về vấn đề nhân quyền trong Đảng Tân Dân Chủ. Một trong những nhiệm vụ của tôi là công tác trong Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế thuộc Ủy ban Thường vụ về Đối ngoại và Phát triển Quốc tế. Vì vậy, tôi được biết tới các vấn đề và những sự việc xảy ra tại Việt Nam. Dân biểu Thị Lạc trong Ủy ban của chúng tôi là người Việt Nam cũng đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện về Việt Nam. Đó là những lý do khiến tôi quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
VOA: Theo ông, vấn đề nhân quyền Việt Nam có tầm quan trọng thế nào trong mối bang giao song phương với Canada?
Dân biểu Wayne Marston: Như tôi được biết, yếu tố nền tảng của bất kỳ mối quan hệ bang giao nào chính là ở chỗ chính phủ nước bạn tôn trọng người dân cũng như các quyền của công dân như thế nào. Theo tôi, điều này rất đáng quan tâm. Tôi không nói thay cho chính phủ Canada, nhưng chính phủ nước tôi đề cập rất nhiều đến vấn đề nhân quyền. Nhân quyền phải được xem là giá trị cốt lõi trong bất kỳ mối quan hệ nào với bất kỳ quốc gia nào.
VOA: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Wayne Marston đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
---------
Thời đại đòi hỏi Đông A
Thời đại đòi hỏi
Thời đại đòi hỏi chúng ta hát
và cắt cụt lưỡi của chúng ta.
Thời đại đòi hỏi chúng ta tràn tới
và tọng nút chặn ngay.
Thời đại đòi hỏi chúng ta nhảy múa
và kẹp chúng ta trong quần sắt.
Và cuối cùng thời đại bị chuyển giao
một thứ cứt nó đòi hỏi.
Paris 1922
Ernest Hemingway
Bài thơ này của Hemingway cũng nằm trong số những bài thơ cất tiếng của một Thế hệ Bỏ đi. Thật kỳ lạ thơ của Hemingway hình như chưa có ai dịch ra tiếng Việt.
The Age Demanded
The age demanded that we sing
and cut away our tongue.
The age demanded that we flow
and hammered in the bung.
The age demanded that we dance
and jammed us into iron pants.
And in the end the age was handed
the sort of shit it demanded.
Paris 1922
Ernest Hemingway
- Nhà giáo Nguyễn Thượng Long bị thẩm vấn ( BBC )
Từ "Subjects" đến "Citizens", một sự chuyển đổi vĩ đại
Happy July 4th 2010
Jefferson đã thay đổi chữ "subjects - thần dân" thành "citizens - công dân" trong bản Tuyên ngôn Độc lập Bởi Marc Kaufman
Washington Post Staff Writer
Thứ bảy 3 tháng bảy 2010; A01
ViAn, X-cafevn chuyển ngữ
--
"Subjects - Thần Dân."
Đó là những gì mà Thomas Jefferson đã viết trước tiên trong một bản dự thảo ban đầu của Tuyên ngôn Độc lập để diễn tả người dân của 13 thuộc địa.
Nhưng trong một khoảnh khắc mà lịch sử rẽ sang một bước ngoặc, Jefferson đã cố tìm một cách hoàn toàn có tính phương pháp để xóa chữ đó, để tẩy sạch nó ra khỏi cuộc sống và viết (một trang sử mới) lên trên chữ đó. Nhiều chữ đã được gạch bỏ và được thay thế trong bản dự thảo này, nhưng chỉ có duy nhất một chữ bị bôi sạch.
Sau đó, bên trên dấu mờ, Jefferson đã viết chữ "citizens - công dân".
Không còn nữa những thần dân đối với vua chúa, vương quyền, những người đi khai phá vùng đất mới đã trở thành một cái gì đó khác biệt: một dân tộc mà lòng trung thành, bổn phận của họ được dành cho nhau, không phải cho một quốc vương xa xôi.
Các học giả về cuộc cách mạng này, lâu nay đã suy đoán về vết tẩy xóa trên chữ "citizens - công dân" - tự hỏi liệu cái chữ bị tẩy xóa là "patriots - người yêu nước" hay "residents - cư dân" - nhưng bây giờ, Thư viện Quốc hội (Hoa kỳ) đã xác định rằng sự thay đổi đó thật là đầy kịch tính.
Sử dụng một phiên bản cải tiến của loại công nghệ hình ảnh quang phổ được phát triển cho quân đội và cho giám sát nông nghiệp, các nhà khoa học nghiên cứu đã tháo gở sự bí ẩn này và tái dựng lại cái chữ mà Jefferson đã trục bỏ vào năm 1776.
"Hiếm khi chúng ta có thể tái tạo lại một thời điểm trong lịch sử bằng một cách thức đầy kịch tính và sống động đến như vậy," giám đốc bảo tồn Thư viện Quốc hội, bà Dianne Reyden Van Der, đã phát biểu tại cuộc họp báo về phát hiện này vào hôm thứ Sáu.
"Gần giống như là chúng ta có thể thấy ông viết "subjects - thần dân" và sau đó, một cách nhanh chóng ông đã quyết định rằng đó không phải là tất cả những gì mà ông muốn nói, thậm chí là ông còn không muốn một bản ghi nhớ về nó", bà cho biết như thế. "Thực sự, điều này gây cảm giác ớn lạnh cả xương sống."
Thư viện đã giải mã được cái chữ bí ẩn "subjects - thần dân" này vài tháng trước đó, khám phá chính đầu tiên là nhờ vào những thiết bị high-tech mới của nó. Bằng cách nghiên cứu bản văn này ở các bước sóng ánh sáng khác nhau, bao gồm cả tia hồng ngoại và tia tử ngoại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những dấu vết hóa học hơi khác nhau ở vết mực còn sót lại của chữ đã bị xóa so với chữ "citizens - công dân". Những sự khác biệt này đã cho phép nhóm nghiên cứu đem cái chữ đã bị xóa này trở lại cuộc sống.
Nhưng công việc thực hiện gặp nhiều khó khăn hơn do bởi cách thức mà Jefferson đã tìm cách kết hợp những dòng và đường cong của các mẩu tự mờ nằm phía dưới với các mẩu tự mới mà ông đã viết đè lên trên chúng. Điều này đã làm cho nhà nghiên cứu khoa học Fenella France mất cả mấy tuần lể để lôi ra từng mẩu tự cho đến khi nguyên cả chữ trở nên rõ ràng.
"Thật là hoàn toàn tuyệt vời với cái cách mà ông đã chuyển đổi chữ "subjects - thần dân" thành ra chữ "công dân." Bà nói. "Chúng ta đã thực hiện sự đảo ngược chuyển đổi trở lại chữ "subjects - thần dân"." "
Bà France cho biết cái khả năng mà chữ bị xóa là "subjects - thần dân" đã đến trong thời gian một cuộc nói chuyện mà bà dành cho các nhà tài trợ thư viện và du khách về cách thức nghiên cứu các tài liệu lịch sử mà không làm tổn hại chúng. Bà France đã xác định rằng một chữ đã tồn tại bên dưới chữ "citizens - công dân", và bà đã mời nhóm này cho biết ý kiến. Một phụ nữ đã gọi ra chữ "subjects - thần dân", và ngay lập tức, những thành viên của thư viện nhận ra rằng bà đã phát hiện ra điều gì đó thật quan trọng. Công việc tập trung sâu trên bản văn đó sớm bắt đầu.
Chữ bị xoá này nằm trên trang thứ ba của bản nháp có bốn trang, trong phần nhằm diễn giải các mối bất bình chống vua George III và vạch ra sự kích động của nhà vua về "những cuộc nổi dậy mưu phản." Câu này không được tìm thấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập sau này, nhưng chữ "citizens - công dân" được sử dụng ở những nơi khác trong bản văn đó còn chữ "subjects - thần dân" thì không.
Các học giả trước đây xác định rằng Jefferson đã viết phiên bản ban đầu của ông dựa vào bản dự thảo hiến pháp đầu tiên của Virginia, bản đó có dòng chữ "our fellow subjects - những thần dân chúng ta" xuất hiện.
Phát hiện ra chữ bị tẩy xóa của Jefferson là thành tựu vĩ đại của thư viện nhờ vào việc sử dụng công nghệ mới của nó, ngoài ra, một số dự án khác cũng đang trong tiến trình. Ví dụ, các thiết bị hình ảnh, đã phát hiện dấu ngón tay cái và dấu vân tay trên bài Diễn văn Gettysburg - Gettysburg Address, bằng cách sử dụng tia sáng hồng ngoại, và các nhà nghiên cứu thư viện đang tìm kiếm để xác định xem cái nào là thuộc về Tổng thống Abraham Lincoln.
Những tia sáng bên ngoài phạm vi hiển thị cũng đã mang đến cho cuộc sống những chi tiết về thiết kế của Pierre L'Enfant cho Washington và những ghi chú trên giấy tờ của Jefferson và Benjamin Franklin.
Van der Reyden cho biết những khám phá,phát minh và nghiên cứu này giải thích tại sao nó lại quan trọng như vậy trong việc gìn giữ và bảo vệ những tài liệu, bản văn gốc. Bà nói, chữ bị xóa "subjects - thần dân", chỉ có thể được phát hiện từ bản dự thảo ban đầu của Jefferson.
Theo The Washington Post
Friedrich August von Hayek – Sự ngụy tạo tri thức (kỳ 1) (Thuyết trình tại Lễ trao giải Nobel, ngày 11-12-1974)
Đinh Tuấn Minh dịch 7/6
Tóm tắt: Hiện tượng thất nghiệp trên diện rộng hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ việc áp dụng phương pháp nghiên cứu duy khoa học trong các lý thuyết kinh tế học phổ biến gầy đây. Đó là phương pháp nghiên cứu bắt chước phương pháp nghiên cứu dựa trên khả năng đo lường chính xác, được xem là thành công trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, các hiện tượng kinh tế nói riêng và các hiện tượng xã hội nói chung là các hiện tượng phức, nơi khả năng đo lường các khía cạnh của hiện tượng bị hạn chế. Vì thế, việc bắt chước áp dụng các phương pháp nghiên cứu thành công trong lĩnh vực tự nhiên vào lĩnh vực xã hội tất sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại cho nền văn minh của loài người.
Có hai lý do khiến tôi khó có thể khước từ lựa chọn chủ đề này. Thứ nhất đây là cơ hội đặc biệt để trình bày. Tiếp đến, đây là thời điểm mà các nhà kinh tế học đang phải đối mặt với vấn đề thực tiễn cơ bản. Dưới con mắt của công chúng, việc trao giải Nobel cho chuyên ngành khoa học kinh tế gần đây chứng tỏ chuyên ngành này đã có những tiến bộ đáng kể, đáng được ghi nhận và kính trọng tương tự như các nghành khoa học tự nhiên. Và tại thời điểm này, công chúng đang trông đợi các nhà kinh tế đưa ra các giải pháp để giúp cho thế giới tự do tránh khỏi sự đe dọa nghiêm trọng của nạn lạm phát đang gia tăng; và chúng ta phải thừa nhận rằng nguyên nhân của vấn nạn này bắt nguồn từ các chính sách được đa số các nhà kinh tế khuyến nghị, thậm chí thúc giục, chính phủ theo đuổi. Thực sự thì hiện tại chúng ta chẳng có gì đáng để tự hào: chúng ta, những chuyên gia kinh tế, đã làm mọi thứ trở nên hỗn loạn.
Theo tôi, việc các nhà kinh tế học thất bại trong việc đưa ra chính sách tốt có quan hệ chặt chẽ với khuynh hướng bắt chước gần như y nguyên các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong các ngành khoa học tự nhiên. Mặc dù các phương pháp này đã thành công rực rỡ trong đúng lĩnh vực của nó, nhưng việc cố gắng bắt chước chúng trong lĩnh vực của chúng ta có khả năng dẫn đến những sai lầm khôn lường. Đó chính là cái cách tiếp cận mà tôi gọi là “duy khoa học” và cách đây 30 năm tôi đã viết về nó như sau:
“Là hoàn toàn phi khoa học theo nghĩa đen của ngôn từ, bởi nó liên quan tới việc ứng dụng một cách máy móc và thiếu tính phê phán các thói quen tư duy hình thành trong lĩnh vực này vào các lĩnh vực khác”[1].Trong bài thuyết trình ngày hôm nay, cho phép tôi bắt đầu bằng việc lý giải tại sao việc áp dụng cách tiếp cận ‘duy khoa học’ sai lầm này lại trực tiếp gây ra một số sai lầm chết người trong chính sách kinh tế gần đây.
Lý thuyết dẫn dắt chính sách tài chính và tiền tệ trong 30 năm qua có thể gói gọn lại trong một mệnh đề như sau: tồn tại mối tương quan thuận chiều giản đơn (simple positive correlation) giữa tổng lực lượng lao động và tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Đây là lý thuyết mà tôi cho rằng là sản phẩm của cách tiếp cận “duy khoa học” sai lầm nói trên. Lý thuyết này khiến chúng ta tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo được tình trạng toàn dụng lao động bằng cách duy trì tổng chi tiêu danh nghĩa (total money expenditure) ở một mức độ thích hợp. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau được đưa ra để lý giải tình trạng thất nghiệp lan tràn, nhưng đây có lẽ là lý thuyết duy nhất được hỗ trợ mạnh mẽ bằng các bằng chứng định lượng. Tuy nhiên, tôi coi đây là một sai lầm cơ bản và việc áp dụng lý thuyết này, như giờ đây chúng ta nhận thấy, dẫn đến những hậu quả rất tai hại.
Vậy vấn đề cốt yếu ở đây là gì? Không giống như trong khoa học tự nhiên, trong kinh tế học cũng như trong những ngành học thuật phải giải quyết những hiện tượng có bản chất phức, số lượng các khía cạnh của sự kiện đang xem xét có thể thu thập được dữ liệu định lượng thường rất hạn chế, và có thể đấy lại là các khía cạnh không quan trọng. Trong khi trong các ngành khoa học tự nhiên, chúng ta thường giả định, với lý do xác đáng, rằng bất kỳ yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự kiện đang xem xét đều có thể quan sát và đo lường trực tiếp được, thì chúng ta lại hầu như không thể làm được như vậy trong nghiên cứu các hiện tượng phức, chẳng hạn thị trường, bởi thị trường là hiện tượng phụ thuộc vào hành động của nhiều cá nhân, là kết quả của một quá trình được quyết định bởi vô vàn các yếu tố mà chúng ta rất khó biết được tường tận và đo lường đầy đủ. Và trong khi nhà nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên có thể, trên nền tảng một lý thuyết tạm được chấp nhận là đúng (prima facie theory), đo lường được những yếu tố mà anh ta cho là quan trọng, thì trong các ngành khoa học xã hội thường chỉ những gì có thể đo lường được mới được anh ta coi là quan trọng. Và điều này đôi lúc đẩy người ta tới chỗ phải xây dựng các lý thuyết về xã hội theo hướng chỉ bao gồm các yếu tố đo lường được.
Đòi hỏi kiểu như vậy, không nghi ngờ gì, đã loại bỏ một cách khá tùy tiện những dữ kiện (facts) được thừa nhận có thể là nguyên nhân của sự kiện diễn ra trong thực tế. Quan điểm này, một quan điểm thường được dễ dãi chấp nhận như là điều kiện bắt buộc của một quy trình khoa học đúng đắn, đã dẫn đến một số hậu quả khá nghịch lý. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng đa phần các dữ kiện liên quan đến thị trường và những cấu trúc xã hội tương tự là không thể đo lường được; thực ra, chúng ta chỉ biết một số ít thông tin khái quát và thiếu chính xác về chúng. Và bởi ảnh hưởng của các dữ kiện này trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào đều không thể xác nhận được bằng bằng chứng định lượng, chúng đơn giản sẽ bị những người tuân thủ qui tắc khoa học chỉ chấp nhận những cái được chứng thực bằng bằng chứng định lượng bỏ qua: những người này tiếp tục hài lòng với câu chuyện rằng chỉ những yếu tố có thể đo lường được mới là những thứ có liên quan.
Chẳng hạn, mối tương quan giữa tổng cầu và tổng lực lượng lao động có thể chỉ mang tính tương đối, nhưng vì đó là mối quan hệ duy nhất chúng ta có dữ liệu định lượng nên nó được chấp nhận như là mối quan hệ nhân quả duy nhất có ý nghĩa. Nếu dựa trên chuẩn mực [định lượng] này, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bằng chứng “khoa học” có lợi cho một lý thuyết sai lầm thay vì cho một lý thuyết đúng đắn; lý thuyết sai lầm được chấp nhận vì nó có vẻ “khoa học” hơn, còn lý thuyết đúng đắn bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng định lượng ủng hộ.
Để minh họa điều này, tôi xin trình bày ngắn ngọn nguyên nhân chính gây ra nạn thất nghiệp trên diện rộng; việc chỉ ra nguyên nhân này cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao không thể giải quyết được vĩnh viễn vấn đề thất nghiệp bằng chính sách lạm phát theo khuyến nghị của lý thuyết đang thịnh hành. Theo tôi, nạn thất nghiệp tồn tại là vì có những bất tương thích giữa: (i) phân bố cầu (distribution of demand) giữa các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau và (ii) phân bổ lao động và các nguồn lực khác cho việc sản xuất ra các sản phẩm đầu ra đó. Chúng ta có hiểu biết “định tính” khá tốt về các lực lượng làm cho cung và cầu trong các khu vực khác nhau của hệ thống kinh tế tương thích nhau, về các điều kiện để sự tương thích đó diễn ra, và về các yếu tố có thể cản trở quá trình dẫn đến sự tương thích đó. Các bước lý giải quá trình này phụ thuộc vào các dữ kiện được trải nghiệm thường ngày, và nếu có cảm thấy thấy khó tiếp thu cách lập luận thì hiếm ai lại tỏ ra nghi ngờ về tính hợp lệ của những giả định thực tiễn (factual assumptions) hoặc tính đúng đắn về mặt logic của các kết luận được rút ra từ đó. Thực chất, chúng ta có cơ sở vững vàng để tin rằng nạn thất nghiệp là một chỉ dấu cho thấy cấu trúc các mức giá và tiền lương tương đối đã bị méo mó (thường do độc quyền hoặc chính sách ấn định giá của chính phủ) và việc lập lại cân bằng cung cầu về lao động trong tất cả các ngành nghề kinh tế đòi hỏi phải có những thay đổi các mức giá tương đối và sự chuyển dịch lao động [giữa các ngành nghề - ND].
Nhưng khi bị yêu cầu cung cấp bằng chứng định lượng về cấu trúc cụ thể của các mức giá và tiền lương cần thiết nhằm đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ được diễn ra suôn sẻ thì chúng ta buộc phải thừa nhận là chúng ta không hề có thông tin kiểu như vậy. Nói cách khác, chúng ta biết các điều kiện chung để cái gọi là (diễn đạt hơi thiếu chuẩn xác một chút) điểm cân bằng tự hình thành, nhưng chúng ta lại không bao giờ biết được các mức giá và tiền lương cụ thể là bao nhiêu nếu giả dụ thị trường đạt tới điểm cân bằng. Chúng ta chỉ có thể phát biểu về các điều kiện tại đó chúng ta có thể mong đợi thị trường hình thành các mức giá và tiền lương tại đó cung và cầu cân bằng. Nhưng chúng ta có thể không bao giờ đưa ra được số liệu thống kê thể hiện mức độ chênh lệch của các mức giá và tiền lương hiện hành so với các mức giá và tiền lương cần thiết để bảo đảm việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ diễn ra liên tục tương ứng với mức cung lao động hiện hành. Mặc dù cách lý giải này về các nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp là một lý thuyết thực nghiệm, theo nghĩa nó có thể bị phủ chứng, chẳng hạn, nếu chúng ta thấy, với một lượng cung tiền không đổi, việc tăng tổng thể các mức tiền lương không dẫn tới nạn thất nghiệp, nhưng dĩ nhiên nó không phải là thứ lý thuyết mà chúng ta có thể vận dụng để đưa ra những tiên đoán với những con số cụ thể về các mức tiền lương, hoặc sự phân phối lao động, trong tương lai.
Nhưng tại sao trong kinh tế học chúng ta buộc phải chấp nhận sự thiếu hiểu biết về loại dữ kiện mà các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên chắc chắn sẽ đưa ra được thông tin chính xác? Không có gì đáng ngạc nhiên nếu như những người đã bị sự thành công của các ngành khoa học tự nhiên chinh phục tỏ ra không hài lòng với quan điểm này và do vậy vẫn nhất quyết theo đuổi các chuẩn mực thực chứng theo kiểu của các ngành khoa học tự nhiên. Nguyên do của tình trạng này là, như tôi đã đề cập ngắn gọn ở trên, các ngành khoa học xã hội, rất giống với ngành sinh vật học nhưng không giống hầu hết những ngành khoa học tự nhiên khác, phải đương đầu với các cấu trúc có bản chất phức, nghĩa là các cấu trúc mà ta chỉ có thể mô tả được các thuộc tính đặc trưng của chúng bằng các mô hình chứa đựng một số lượng tương đối lớn các biến số. Chẳng hạn, cạnh tranh là một quá trình sẽ mang lại những kết quả nhất định nếu diễn ra giữa một số đủ lớn những đối tượng tham gia.
Trong một số lĩnh vực, cụ thể trong những ngành khoa học tự nhiên, có các hiện tượng phức tương tự, ta có thể vượt qua những khó khăn trong việc thu thập thông tin cụ thể về từng phần tử riêng lẻ bằng cách sử dụng các dữ liệu về tần suất tương đối, hoặc xác suất, xuất hiện các tính chất riêng biệt khác nhau của các phần tử đó. Nhưng điều này chỉ đúng trong trường hợp chúng ta nghiên cứu cái gọi là “các hiện tượng phức phi tổ chức”, như cách phân biệt được biết đến rộng rãi của tiến sĩ Warrant Weaver (trước đây thuộc Rockefeller Foundation), chứ không phải “các hiện tượng phức có tổ chức” mà chúng ta phải nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội[2]. Tính phức có tổ chức ở đây có nghĩa là đặc tính thể hiện sự phức tạp của các cấu trúc phụ thuộc không chỉ vào các tính chất của các phần tử đơn lẻ hợp thành chúng và tần suất tương đối phát sinh các tính chất này, mà còn vào cách thức liên kết giữa các phần tử riêng lẻ đó với nhau. Vì điều này, chúng ta không thể thay thế thông tin cụ thể về các phần tử riêng lẻ bằng thông tin thống kê khi lý giải sự vận động của các cấu trúc đó, và nếu chúng ta muốn lý thuyết của chúng ta đưa ra những tiên đoán cụ thể về các sự kiện riêng rẽ, thì chúng ta buộc phải có thông tin đầy đủ về từng phần tử riêng lẻ. Nếu không có các thông tin cụ thể về từng phần tử riêng lẻ, chúng ta buộc phải giới hạn các tiên đoán của chúng ta chỉ dưới dạng, mà tôi đã từng đề cập trong một tác phẩm khác, tiên đoán mô thức – các tiên đoán về một số trong các thuộc tính chung tự hình thành của các cấu trúc, nhưng không bao hàm các nhận định cụ thể về từng phần tử riêng lẻ cấu thành nên các cấu trúc đó[3].
Điều này đặc biệt đúng đối với các lý thuyết của chúng ta về sự định trị của các hệ thống các mức giá và tiền lương tương đối vốn tự hình thành dựa trên một thị trường hoạt động suôn sẻ (a well-functioning market). Sự định trị các mức giá và tiền lương này phụ thuộc vào các tác động gây ra bởi các thông tin cụ thể do bất kỳ thành viên nào tham gia vào thị trường có được – một tập hợp các dữ kiện mà không một bộ óc hay một nhà khoa học quan sát nào có thể biết được toàn bộ. Thực chất, đó chính là nguồn gốc tính ưu việt của trật tự thị trường, và cũng là lý do tại sao khi không bị quyền lực chính thể ngăn cản, nó thường thay thế các dạng trật tự khác, khiến cho lượng tri thức về các sự việc cụ thể, phân tán trong vô số người, được đem vào sử dụng nhiều hơn bất kỳ cá nhân riêng lẻ nào có thể nắm giữ để phân bổ nguồn lực. Nhưng bởi vì chúng ta, những nhà khoa học quan sát, có thể không bao giờ biết được tất cả các yếu tố quyết định một trật tự như thế, và do đó cũng không thể biết được đâu là cấu trúc cụ thể về các mức giá và tiền lương tại đó cho cung và cầu cân bằng ở mọi nơi, nên chúng ta cũng không thể đo lường được các chênh lệch so với trật tự cân bằng đó; chúng ta cũng không thể thực hiện kiểm nghiệm thống kê đối với lý thuyết [về thất nghiệp] của chúng ta vì rằng chính các chênh lệch so với hệ thống các mức giá và tiền lương ở trạng thái “cân bằng” là nguyên nhân khiến cho việc bán một số trong các sản phẩm và dịch vụ tại các mức giá chào bán không thể thực hiện được.
(còn tiếp)
Bản tiếng Việt © 2010 Đinh Tuấn Minh
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
[1] “Scientism and the Study of Society”, Economia, tập IX, số 35, tháng 8/1942, được tái bản trong The Counter-Revolution of Science, Glencoe, III., 1952. Đoạn trích nằm trong trang 15 của the Counter- Revolution of Science.
[2] Warren Weaver, “A Quarter Century in the Natural Sciences”, The Rockefeller Foundation Annual Report 1958, chương I, “Science and Complexity”.
[3] Xem bài luận của tôi “The Theory of Complex Phenomena” trong The Critical Approach to Science and Philosophy. Essays in Honor of K.R. Popper, do M.Bunge biên soạn, New York 1964, và được tái bản (có bổ sung) trong cuốn sách của tôi Studies in Philosophy, Politics and Economics, London và Chicago, 1967.
Friedrich August von Hayek – Sự ngụy tạo tri thức (kỳ 1)
-------------------------------
Friedrich August von Hayek – Sự ngụy tạo tri thức (kỳ 2)
Xem kỳ 1
Đinh Tuấn Minh dịch
Trước khi bàn tiếp chủ đề thực tiễn của bài thuyết trình, những tác động của tất cả điều này đối với các chính sách tạo công ăn việc làm hiện đang được theo đuổi, cho phép tôi chỉ ra cụ thể hơn nữa những hạn chế vốn có nhưng thường bị bỏ qua trong kiến thức số (numerical knowledge) của chúng ta. Tôi muốn làm như vậy để tránh tạo ấn tượng rằng tôi là người về cơ bản bác bỏ phương pháp toán học trong kinh tế học. Thực tế, tôi coi công cụ toán học là một lợi thế lớn cho phép chúng ta mô tả đặc tính chung của một mô thức thông qua các phương trình đại số cho dù chúng ta không biết gì về các trị số quyết định hình hài cụ thể của mô thức đó. Chúng ta rất khó vẽ được bức tranh tổng thể về sự phụ thuộc lẫn nhau của các sự kiện khác nhau hiện diện trên một thị trường nếu thiếu công cụ đại số này. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến ảo tưởng rằng chúng ta có thể sử dụng công cụ này để xác định và tiên đoán những trị số của các đại lượng này; và điều này đã dẫn đến những cố gắng kiếm tìm trong vô vọng các hằng số định lượng bằng những con số cụ thể. Những nỗ lực kiểu này đã và vẫn tiếp diễn bất chấp thực tế rằng những người sáng lập ra môn kinh tế toán hiện đại không hề có những ảo tưởng đó. Đúng là các hệ phương trình của họ mô tả mô hình cân bằng thị trường rất chi tiết đến mức nếu giả dụ chúng ta có thể điền đầy các khoảng trống trong các công thức trừu tượng này, tức là, nếu giả dụ chúng ta biết tất cả các tham số (parameters) của các phương trình trong hệ thống, thì chúng ta có thể tính ra được các mức giá và khối lượng của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được đem ra trao đổi. Nhưng như Vilfredo Pareto, một trong những nhà sáng lập ra hệ thống phương trình này, đã chỉ rõ, mục đích của hệ thống không phải là “đưa ra cách tính bằng số các mức giá”, bởi vì như ông nói: việc giả định rằng chúng ta có thể chắc chắn có được mọi dữ liệu là “vô nghĩa”[1]. Thực chất, điểm cốt lõi này đã được những học giả lỗi lạc người Tây Ban Nha thế kỷ XVI, trước khi kinh tế học hiện đại xuất hiện, nhận ra; họ đã nhấn mạnh rằng cái được gọi là giá cả toán học (pretium mathematicum), do phụ thuộc vào quá nhiều các yếu tố cụ thể, không có ai có thể biết rõ ngoài Chúa Trời[2]. Đôi lúc tôi muốn tin rằng rằng các nhà kinh tế toán của chúng ta nhập tâm điều này. Nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi vẫn hoài nghi liệu nỗ lực của họ trong việc tìm kiếm các đại lượng có thể đo lường được có đem lại những đóng góp thực sự đối với hiểu biết lý thuyết của chúng ta về các hiện tượng kinh tế – thứ phân biệt với đóng góp của các đại lượng đó trong việc mô tả tình huống cụ thể. Tôi cũng thấy khó chấp nhận lời biện hộ rằng nhánh nghiên cứu này còn rất non trẻ: hãy xem, ngài William Petty, người sáng lập ra môn kinh trắc học, là nhân vật có thâm niên cao hơn cả ngài Isaac Newton trong Viện hàn lâm hoàng gia (Royal Society)!
Tuy không có nhiều ví dụ về tác hại gây ra trong lĩnh vực kinh tế của ảo tưởng rằng chỉ các đại lượng có thể đo lường mới quan trọng: nhưng tình trạng lạm phát và thất nghiệp hiện nay lại là một trường hợp rất điển hình của ảo tưởng này. Hậu quả của ảo tưởng này là, thứ nhất, cái đáng ra là nguyên nhân đích thực của nạn thất nghiệp sâu rộng lại bị các nhà kinh tế có đầu óc duy khoa học chiếm số đông bỏ qua, vì rằng tác động của nguyên nhân này không thể khẳng định được thông qua các mối quan hệ có thể quan sát trực tiếp giữa các đại lượng có khả năng đo lường; và thứ hai, sự tập trung hầu như hoàn toàn vào các hiện tượng bề mặt có khả năng đo lường được đã tạo ra chính sách khiến cho mọi việc càng thêm tồi tệ.
Dĩ nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng loại lý thuyết mà tôi cho là lý giải đúng đắn vấn đề thất nghiệp chỉ là một lý thuyết có sức mạnh khá hạn chế (limited content) vì nó chỉ cho phép chúng ta thực hiện những tiên đoán khái quát về loại sự kiện chúng ta mong đợi xuất hiện trong một tình huống cụ thể. Nhưng việc áp dụng những mô hình đầy tham vọng rất tiếc cũng chẳng đem lại những ảnh hưởng tốt đẹp; và tôi phải thú nhận rằng tôi ưa thích loại tri thức đích thực cho dù không hoàn hảo, thậm chí để lại nhiều khoảng không xác định và không thể tiên đoán được, hơn là ngụy tạo ra thứ tri thức chính xác nhưng sai lệch. Chính cái tiếng tăm tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn khoa học phổ biến mà các lý thuyết trông có vẻ dễ hiểu nhưng sai lệch có được đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như chúng ta đang thấy trong ví dụ về vấn đề thất nghiệp hiện nay.
Trên thực tế, liên quan đến chủ đề đang bàn luận, chính các biện pháp do lý thuyết ‘kinh tế vĩ mô” hiện hành khuyến nghị để giải quyết nạn thất nghiệp – biện pháp gia tăng tổng cầu – là nguyên nhân gây ra sự phân bổ sai lệch nghiêm trọng các nguồn lực, khiến cho khó có thể tránh được nạn thất nghiệp trên qui mô lớn sau này. Việc bơm thêm liên tục tiền tệ vào các điểm này khác của hệ thống kinh tế nhằm tạo cầu ngắn hạn (phần cầu ắt biến mất khi việc tăng cung tiền bị cắt giảm), cộng với kỳ vọng về việc giá cả tiếp tục gia tăng, sẽ thu hút lao động và các nguồn lực khác vào guồng máy kinh tế; nhưng quá trình này chỉ duy trì được chừng nào cung tiền được liên tục gia tăng với tỷ lệ không đổi – hoặc có lẽ chỉ có thể duy trì được nếu cung tiền được liên tục gia tăng theo một tỷ lệ đã ấn định trước. Những gì chính sách này đem lại không phải là một mức thất nghiệp không thể đạt được bằng các biện pháp khác, mà là sự phân phối công ăn việc làm vốn không thể duy trì được lâu dài, và sau một thời gian chỉ có thể duy trì được bằng một tỷ lệ lạm phát mà có thể nhanh chóng làm đảo lộn mọi hoạt động kinh tế. Sự thực là, chúng ta đã bị đẩy vào tình thế bấp bênh, không thể ngăn chặn nạn thất nghiệp trên diện rộng quay trở lại, bởi quan điểm lý thuyết sai lầm này; không phải bởi vì nạn thất nghiệp này được chủ động gây ra như là một biện pháp để chống lại lạm phát như đôi lúc được diễn giải sai lệnh bởi lý thuyết vĩ mô hiện hành, mà bởi vì giờ đây nạn thất nghiệp có khuynh hướng xuất hiện như là một hệ quả đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi bởi các chính sách sai lầm trong quá khứ ngay khi lạm phát ngừng gia tăng.
Tuy nhiên, giờ đây tôi phải tạm gác lại những vấn đề thực tiễn trước mắt, những vấn đề mà tôi đưa ra nhằm minh họa cho các hậu quả nghiêm trọng có thể diễn ra bắt nguồn từ các sai sót liên quan đến các vấn đề trừu tượng của triết học về khoa học. Những hiểm họa lâu dài gây ra bởi sự chấp nhận không suy xét những nhận định có vẻ khoa học trong một lĩnh vực khoa học rộng hơn đáng để chúng ta phải suy ngẫm thấu đáo như đối với hiểm họa liên quan đến những vấn đề tôi vừa đề cập. Những gì tôi thực sự muốn trình bày qua ví dụ minh họa trên là: trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi, tất nhiên thế, nhưng tôi tin rằng cũng trong những ngành khoa học nhân văn khác, cái thoạt trông có vẻ là đúng quy trình khoa học nhất lại thường là cái phi khoa học nhất, và hơn nữa, trong những lĩnh vực này có những giới hạn nhất định đối với những điều chúng ta kỳ vọng khoa học đạt tới. Điều này có nghĩa là tin tưởng vào khoa học – hay tin tưởng vào sự kiểm soát có chủ ý dựa theo những nguyên lý khoa học – nhiều hơn mức phương pháp khoa học có thể đem lại có khả năng dẫn đến những hiệu ứng tai hại. Sự tiến bộ của các ngành tự nhiên trong thời kỳ hiện đại dĩ nhiên đã vượt quá xa mọi sự mong đợi; điều này khiến cho người ta hoài nghi bất kỳ ý kiến nào cho rằng có thể có những giới hạn nhất định đối với quá trình tiến bộ này. Ý tưởng này sẽ bị chống đối đặc biệt bởi những người đặt hi vọng vào khả năng kiểm soát xã hội hoàn toàn theo ý chúng ta nhờ năng lực tiên đoán và kiểm soát ngày càng cao của chúng ta – thường được coi là kết quả đặc thù của tiến bộ khoa học – đối với sự các quá trình vận động của xã hội. Sự thật là, trái ngược với niềm phấn khích về khả năng kiểm soát mà các khám phá của khoa học tự nhiên thường đem lại, càng hiểu biết về các hiện tượng xã hội, chúng ta lại càng có xu hướng giảm khát vọng đó; và có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi những đồng nghiệp trẻ tuổi và tràn đầy nhiệt huyết của chúng ta khó sẵn lòng chấp nhận điều này. Song niềm tin vào sức mạnh vô biên của khoa học lại quá đỗi dựa vào một tín điều sai lầm rằng phương pháp khoa học cốt tại việc ứng dụng một kĩ thuật sẵn có, hoặc cốt tại việc sao chép hình thức thay vì nội dung của quy trình khoa học, như thể người ta chỉ cần tuân theo một số công thức nấu nướng là có thể giải quyết mọi vấn đề xã hội. Đôi khi có vẻ cứ như thể các kỹ thuật của khoa học dễ nắm bắt hơn cách tư duy để phát hiện ra các vấn đề và cách thức để giải quyết chúng.
Sự xung đột giữa một bên là những điều mà hiện tại công chúng mong muốn khoa học giải quyết nhằm thỏa mãn những hi vọng số đông và bên kia là khả năng thực sự của khoa học là một vấn đề đáng phải lưu tâm, bởi vì ngay cả nếu tất cả những nhà khoa học đích thực đều thừa nhận những giới hạn mà khoa học có thể đạt được trong các lĩnh vực nghiên cứu về con người, nhưng chừng nào công chúng còn mong đợi quá mức thì chừng đó vẫn sẽ luôn có những người ngụy tạo, và có lẽ thành thực tin, rằng họ có thể làm được nhiều hơn quyền năng thực sự của họ để thỏa mãn các nhu cầu số đông. Việc phân biệt giữa những tuyên bố trong thẩm quyền và không trong thẩm quyền (legitimate and illegitimate claims) nhân danh khoa học thường rất khó khăn đối với giới chuyên gia, và tất nhiên là hầu như không thể đối với người bình thường trong nhiều trường hợp. Việc đưa tin rầm rộ gần đây của các phương tiện thông tin đại chúng về một báo cáo nhân danh khoa học Những giới hạn đối với sự tăng trưởng (The Limits to Growth), và sự câm lặng của chính các phương tiện thông tin đại chúng đó trước phê phán sổ toẹt báo cáo này từ các chuyên gia đích thực[3] làm cho người ta phần nào cảm thấy lo ngại về cách danh tiếng của khoa học được đem ra sử dụng. Nhưng điều này không có nghĩa là chỉ trong lĩnh vực kinh tế học người ta mới đưa ra những tuyên bố đại chúng nhân danh khoa học để định hướng mọi hoạt động của con người, để thay thế các quá trình tự phát bằng “sự kiểm soát có ý thức của con người”. Nếu tôi không nhầm thì tâm lý học, tâm thần học và một số ngành xã hội học, không kể đến cái gọi là triết học lịch sử, còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi cái mà tôi gọi là định kiến duy khoa học và bởi những tuyên bố sai lệch về những gì khoa học có thể làm được[4].
Bảo vệ danh tiếng của khoa học và ngăn cản qui trình ngụy tạo tri thức (arrogation of knowledge) dựa trên việc bắt chước thô thiển qui trình nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc vạch trần những qui trình ngụy tạo đó, đặc biệt khi một số qui trình ngụy tạo này hiện đã trở thành những chuẩn mực chung được chấp thuận bởi các khoa thuộc những trường đại học danh tiếng. Chúng ta không thể cảm tạ hết công ơn của các triết gia khoa học hiện đại như ngài Karl Popper, người đã cống hiến cho chúng ta một sự kiểm nghiệm mà nhờ đó chúng ta có thể phân biệt giữa những gì có thể được xem là khoa học và những gì không phải – một sự kiểm nghiệm mà tôi chắc rằng một số học thuyết hiện đang được chấp nhận rộng rãi là khoa học cũng không thể vượt qua. Tuy nhiên, có một số vấn đề khu biệt liên quan đến những hiện tượng có bản chất phức, trong đó các cấu trúc xã hội là trường hợp cực kỳ quan trọng, khiến tôi nên diễn đạt lại trong phần kết luận bằng ngôn ngữ tổng quát hơn về các lý do tại sao trong các lĩnh vực này không chỉ có các trở ngại nhất định đối với việc tiên đoán về các sự kiện cụ thể, mà còn tại sao nếu chúng ta hành động như thể chúng ta sở hữu những tri thức khoa học cho phép chúng ta vượt qua những trở ngại đó thì có thể đó sẽ là một trở ngại nghiêm trọng đối với sự tiến bộ của trí tuệ loài người.
Có một điểm quan trọng chúng ta phải ghi nhớ là: các quy luật chi phối, giúp ta có thể lý giải và tiên đoán, các hiện tượng quan sát trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt được những bước tiến vĩ đại và nhanh chóng có dạng các hàm số chứa tương đối ít các biến số, bất kể đó là các biến số về các dữ kiện cụ thể hay tần suất tương đối. Đây có lẽ là lý do quan trọng nhất giải thích tại sao chúng ta tách biệt các lĩnh vực nghiên cứu này vào nhóm “tự nhiên” đối lập với các lĩnh vực nghiên cứu các cấu trúc có tổ chức cao hơn mà tôi gọi là các hiện tượng có bản chất phức. Không có lý gì khiến chúng ta phải tiếp cận lĩnh vực sau theo cùng cách thức như lĩnh vực trước. Những khó khăn mà chúng ta vấp phải trong lĩnh vực sau không phải là những khó khăn về xây dựng các lý thuyết để lý giải các sự kiện quan sát được như ai đó thoạt nghĩ – mặc dù chúng cũng gây ra những khó khăn nhất định đối với việc kiểm nghiệm những lý giải được để xuất, và do vậy, loại bỏ những lý thuyết tồi. Những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu các cấu trúc có bản chất phức thực chất nằm ở chính vấn đề vốn sẽ nảy sinh khi chúng ta áp dụng các lý thuyết của chúng ta vào bất kì trường hợp cụ thể nào trong thế giới thực. Một lý thuyết về những hiện tượng có bản chất phức phải được tham chiếu đến một lượng lớn các dữ kiện cụ thể; và để đưa ra một tiên đoán từ lý thuyết đó, hoặc để kiểm nghiệm nó, chúng ta cần phải chắc rằng sẽ có tất cả các dữ kiện cụ thể này. Nếu giả dụ chúng ta thành công trong việc này, thì việc đưa ra những tiên đoán khả kiểm sẽ chẳng còn gặp khó khăn đặc biệt nào; với sự trợ giúp của các máy điện toán hiện đại, việc điền các dữ liệu này vào các khoảng trống trong công thức lý thuyết và đưa ra một tiên đoán là công việc khá dễ dàng. Nhưng khó khăn đích thực lại cốt tại trong việc đảm bảo có được các dữ kiện cụ thể; đây là điều mà khoa học chẳng giúp ích gì được nhiều và đôi khi thực sự ta không thể đưa ra giải pháp.
Một ví dụ đơn giản sẽ cho thấy bản chất của khó khăn này. Xét một trận đấu bóng nào đó của một nhóm cầu thủ có trình độ gần như ngang bằng. Nếu giả dụ chúng ta biết thêm được một số dữ kiện cụ thể ngoài sự hiểu biết chung về năng lực của từng cầu thủ, chẳng hạn mức độ tập trung, khả năng cảm giác và trạng thái hoạt động của tim, phổi, cơ bắp v.v… trong từng thời điểm của trận đấu, thì có lẽ chúng ta có thể tiên đoán được kết quả của trận đấu. Thực ra thì, nếu giả dụ chúng ta có hiểu biết về cả trận đấu lẫn các đội bóng, thì có khả năng chúng ta sẽ vẫn đưa ra được một nhận xét sắc sảo về các yếu tố quyết định kết quả trận đấu. Nhưng dĩ nhiên là chúng ta không thể chắc chắn có được các dữ kiện này, và do vậy kết quả của trận đấu nằm ngoài tầm có thế tiên đoán bằng phương pháp khoa học, bất chấp mức độ hiểu biết của chúng ta về những yếu tố ảnh hưởng đến các sự kiện cụ thể đóng góp vào kết quả trận đấu. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra tiên đoán nào trong suốt thời gian diễn ra trận đấu. Trong khi xem một trận đấu bóng, nếu chúng ta biết được các luật chơi của các trò chơi bóng khác nhau, chúng ta sẽ sớm biết được trận đấu đang diễn ra thuộc loại nào, những loại hành động nào chúng ta chờ đợi sẽ xảy ra và loại nào thì sẽ không. Nhưng năng lực tiên đoán của chúng ta sẽ bị giới hạn vào những đặc tính chung kiểu như thế của các sự kiện mong đợi; còn khả năng tiên đoán từng sự kiện riêng lẻ sẽ nằm ngoài năng lực tiên đoán của chúng ta.
Điều này phù hợp với cái mà tôi đã đề cập trên đây – tiên đoán mô thức; chúng ta sẽ càng bị giới hạn vào tiên toán mô thức khi chúng ta càng mở rộng phạm vi nghiên cứu ra khỏi những lĩnh vực nơi các quy luật tương đối giản đơn chi phối để tiến vào địa hạt các hiện tượng bị chi phối bởi những qui luật phức tạp. Càng tiến vào địa hạt đó chúng ta càng thường xuyên thấy rằng trên thực tế chúng ta chỉ có thể chắc chắn có một số chứ không phải tất cả các dữ kiện cụ thể vốn quyết định kết quả của một quá trình nào đó; và hệ quả là, chúng ta chỉ có thể tiên đoán một số chứ không phải tất cả các tính chất của kết quả mà chúng ta mong đợi. Thông thường thì tất cả những gì mà chúng ta có thể tiên đoán chỉ là một đặc tính trừu tượng nào đó của mô thức sẽ xuất hiện – những mối quan hệ giữa các loại phần tử mà chúng ta biết rất ít về từng phần tử riêng rẽ. Tuy thế, như tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nhắc lại rằng, chúng ta sẽ vẫn có được những tiên đoán mà chúng ta có thể phủ định và do vậy chúng vẫn có ý nghĩa thực nghiệm.
Dĩ nhiên, so với những tiên đoán chính xác mà chúng ta đã quen mong đợi trong các ngành khoa học tự nhiên, các tiên đoán theo kiểu thuần túy mô thức này là lựa chọn tốt nhì mà ai đó dù không muốn cũng vẫn phải chấp nhận. Song hiểm họa về điều mà tôi muốn cảnh báo đích xác là loại niềm tin rằng để một tuyên bố được chấp nhận là có tính khoa học thì tuyên bố đó phải khoa học hơn nữa. Lối suy nghĩ này ẩn chứa sự ngụy tạo và hậu quả tồi tệ. Khi tin rằng chúng ta có tri thức và quyền năng cho phép chúng ta định hình các quá trình của xã hội hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta, thứ tri thức mà trên thực tế chúng ta không có, và hành động theo niềm tin đó thì chúng ta lại thường gây ra nhiều tai hại. Trong các ngành khoa học tự nhiên, có lẽ ít gặp phải sự phản đối đối với việc cố gắng làm những điều không thể; thậm chí có lẽ ta còn cảm thấy không được phép làm nản lòng những người tự tin thái quá bởi vì những thí nghiệm của họ rốt cục có thể đem lại cái gì đó mới mẻ. Nhưng trong lĩnh vực xã hội, niềm tin rằng sử dụng quyền lực vượt quá cũng sẽ đem lại những kết quả hữu ích là một niềm tin sai lầm; nó thường dẫn đến một quyền lực mới cưỡng ép những người khác phải lệ thuộc vào một quyền uy nào đó. Ngay cả khi bản thân quyền lực đó không phải là xấu, thì việc thực thi nó lại cản trở sự hoạt động của những lực lượng tuân theo trật tự tự phát, những lực lượng trên thực tế hỗ trợ con người đáng kể trong việc theo đuổi các mục đích của mình mà không cần phải có hiểu biết về chúng. Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu biết chút ít về sự kỳ diệu của một hệ thống thông tin trợ giúp cho sự vận hành của xã hội công nghiệp phát triển – một hệ thống thông tin mà chúng ta gọi là thị trường và tỏ ra là một cơ chế hiệu quả trong việc xử lý thông tin phân tán hơn bất kì hệ thống thông tin nào được con người chủ ý thiết lập.
Nếu con người không muốn làm những điều lợi bất cập hại khi cố gắng cải thiện trật tự xã hội thì con người cần phải ý thức được rằng, trong lĩnh vực này cũng như trong mọi lĩnh vực khác nơi tính phức chi phối hiện tượng, con người không thể có được tri thức đầy đủ để có thể làm chủ được các sự kiện. Do vậy, con người sẽ phải vận dụng những tri thức có khả năng đạt được, không phải để định hình các kết quả như một thợ thủ công tạo hình cho sản phẩm của mình, mà là để nuôi dưỡng sự phát triển bằng cách tạo ra môi trường thích hợp, theo cách của người làm vườn vun vén cho cây cối của mình. Cảm giác phấn khích về sức mạnh ngày càng gia tăng mà sự tiến bộ của các ngành khoa học tự nhiên mang lại ẩn chứa một hiểm họa; nó cuốn người ta vào nỗ lực theo kiểu “say men chiến thắng” – một cụm từ đặc thù của chủ nghĩa cộng sản trước đây – để không chỉ chế ngự môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường xã hội của loài người theo ý muốn kiểm soát của con người. Ghi nhận những giới hạn không thể vượt qua đối với tri thức của con người là một bài học về tính khiêm cung thực sự cần phải dạy cho sinh viên nghiên cứu về xã hội để tránh trở thành kẻ đồng lõa trong tham vọng kiểm soát xã hội đầy nguy hiểm của một số người – thứ tham vọng không chỉ biến anh ta thành kẻ độc đoán đối với đồng loại của mình mà còn biến anh ta thành kẻ hủy hoại nền văn minh không phải do một bộ óc nào tạo ra, nền văn minh được phát triển từ những nỗ lực tự do của hàng triệu con người.
Nguồn: F.A. Hayek (1989), “Pretence of Knowledge”, American Economic Review, 79(6): 3-7.
(Có tham khảo bản dịch “Sự ngụy tạo kiến thức” trong Assar Lindbeck (biên soạn), “Các thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế 1969-1980”, Trần Thị Thái Hà và cộng sự dịch, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 277-91.)
Bản tiếng Việt © 2010 Đinh Tuấn Minh
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
[1] V. Pareto, Manuel d’économie politique, xuất bản lần thứ hai, Paris, 1927, trang 223-4.
[2] Xem, ví dụ, Luis Molina, De iustitia et iure, Cologne, 1596-1600, tom. II, disp. 347, no. 3, và đặc biệt Johannes de Lugo, Disputationum de iustitia et iure tomus secundus, Lyon 1642, disp. 26, sect. 4, no. 40.
[3] Xem The Limits to Growth: a Report of the Club of Rome’s Project on the Predicament of Mankind, NewYork 1972; để tham khảo nhận xét có hệ thống đối với báo cáo này bởi một nhà kinh tế học thực thụ, xem Wilfred Beckerman, In Defence of Economic Growth, London 1974, và về các bài phê bình trước đó của các chuyên gia, xem Gottfried Haberler, Economic Growth and Stability, Los Angeles 1974. Haberler hoàn toàn đúng khi dùng từ “sổ toẹt” (devastating) để chỉ ảnh hưởng của các phê bình của các chuyên gia đối với báo cáo này.
[4] Tôi đã đưa ra một số minh họa cho những xu hướng này trong các lĩnh vực khác trong bài diễn văn nhận chức giáo sư danh dự tại trường Đại học Tổng hợp Salzburg, Die Irrtumer des Konstruktivismus und die Grundlagen legitimer Kritik gesenllschaftlicher Gebilde, Munich 1970, nay được tái bản tại Walter Eucken Institue, Freiburg i.Brg., bởi J.C.B. Mohr, Tubingen 1975.