Vũ Cao Đàm
Cách đây không lâu, khi câu chuyện Vinashin sốt lên trên diễn đàn Quốc hội và ngay cả trên trang Bauxite Việt Nam, nhạc sỹ Tô Hải đã cảnh báo trên trang blog của mình rằng, các nghị sỹ coi chừng lạc hướng.
Ngay sau bài viết của cụ Tô Hải, trên Bauxite Việt Nam có bài hưởng ứng của hai tác giả Đâu Chăng Tá và Hy Tuệ, viết dưới dạng hơi hài một chút trong mục Thư giãn chủ nhật, nhưng khẳng định: Nhạc sỹ Tô Hải đã đúng. Lão cựu chiến binh, nhạc sỹ Tô Hải, tác giả bản hợp xướng bất hủ, từng làm rung động trái tim của cả triệu con người, Tiếng hát biên thùy, đã than rằng, các nghị sỹ đã kêu ca về chuyện ăn cắp vặt trong nhà, nhưng quên mất sự hiện diện của trái bom đặt trên nóc nhà chờ phút khai hỏa. Ngoài bài báo của Đâu Chăng Tá và Hy Tuệ, tôi chưa phát hiện thấy bài nào quan tâm tới lời cảnh báo của ông già chí sĩ Tô Hải ở tuổi bát tuần có dư này
Câu chuyện Vinashin đang được làm rõ. Tôi đặt tình huống như thế này cho dễ trao đổi: Cứ giả sử rằng món nợ không thể trả được của Vinashin hoàn toàn đúng như đã nêu trên công luận, và khoản tiền hơn tám mươi ngàn tỷ đồng kia đã được tuồn vào tài khoản của một nhóm lợi ích nào đó, thì tôi vẫn cho rằng đó vẫn là chuyện rất nhỏ so với nhiều sự kiện lớn lao nghiêm trọng khác, mà chúng ta mong mỏi các nghị sỹ Quốc hội sẽ quan tâm.
Vả lại, cứ giả sử rằng cái vụ Vinashin là có thật, thì với hệ thống hiện nay người ta vẫn có thể có cách chứng minh được là chẳng có chuyện gì. Tôi cứ lấy một chuyện vui vui để lý giải điều này: Khi ai đó tiết lộ khoản chi để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là 4,7 tỷ đô-la Mỹ, tức gần bằng khoản tiền Đài Loan bỏ ra để mua vũ khí của Mỹ trong năm nay, nhằm tăng khả năng quốc phòng cho đất nước mình, thì một quan chức đã nói trước công chúng rằng, khoản tiền chi cho Hội lễ ngàn năm Thăng Long chỉ có 5000 tỷ thôi. Các cụ hưu tập thể dục ngoài công viên cười ngất, phán rằng, chỉ cần 1000 lượt cháu gái mặc 1000 bộ áo dài diễu lượn trên cầu Thê Húc đã tốn gần chục tỷ đồng rồi. Các cụ bảo, tính gì chẳng ra… tính khoản này dễ ợt. Các cụ ra tiệm may áo dài phụ nữ hỏi giá, thì được biết mỗi bộ loại đó phải tính khoảng 5 triệu. May 1000 bộ cho các cháu, vị chi là 5 tỷ. Khoản bồi dưỡng cho các cháu có sức tập luyện cộng với khoản tiền thuê các cháu từ các công ty người mẫu cũng phải 5 triệu nữa một lượt/cháu. Vị chi là chỉ cái chuyện 1000 bộ áo dài diễu lượn cũng đã phải 10 tỷ rồi… Và các cư dân mạng thừa hiểu, mỗi hợp đồng phải tính thêm khoản “lại quả” nữa chứ. Vậy thì làm sao mà tính chỉ 5000 tỷ?
Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã lên tiếng mạnh mẽ vụ Vinashin. Dư luận đánh giá đó là tín hiệu đáng mừng cho một phong cách làm việc mới của Quốc hội. Nhưng dư luận đã đặt câu hỏi: “Liệu Quốc hội có tiếp tục phát huy tinh thần dám nói thẳng thắn vào những vụ việc nghiêm trọng hơn vụ Vinashin không? Dư luận đã đặt câu hỏi, cuộc phê phán dồn dập vào những tiêu cự quanh Tập đoàn Vinashin lần này liệu có làm lạc hướng dư luận khỏi những vụ tai tiếng hơn nữa không?
Tôi e là có thể có.
Tôi thử điểm qua một vài sự kiện.
Trước hết là việc cho nước ngoài vào chiếm đóng Tây Nguyên với danh nghĩa khai thác quặng bauxite? Chúng ta chưa thấy ai hỏi các nghị sỹ Quốc hội vì sao không chất vấn vụ việc này? Đến khi vụ việc về bauxite nổ ra, thì tiếng nói về việc cho Trung Cộng vào khai thác bauxite chủ yếu được bàn từ khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trường. Nói về an ninh quốc phòng thì hầu như chỉ thoáng qua (rất có thể vì “nhạy cảm”). Tiếng nói về vụ bauxite Tây Nguyên lại rộ lên sau khi nổ ra vụ bùn đỏ do khai thác bauxite ở Hungary. Toàn bộ chất vấn tại Quốc Hội về bauxite Tây Nguyên cũng chỉ quanh chuyện bùn đỏ, và cử tri cũng chỉ được nghe ông Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên hùng biện về sự chu đáo và kỹ thuật siêu đẳng để loại trừ thảm họa bùn đỏ của các “đồng chí mười sáu chữ vàng” từ bên kia biên giới. Nghĩa là cuộc tranh luận này chỉ đi đến chứng minh rằng các “đồng chí mình” đã rất chu đáo trong việc củng cố những con đê ngăn bùn đỏ, kết quả là vẫn nên giữ chân các “đồng chí mười sáu chữ vàng” tiếp tục ở lại Tây Nguyên.
Tôi cân nhắc thử, mới nhận ra rằng, những thứ mà các đại biểu Quốc hội cực kỳ bức xúc, ngẫm ra, chỉ đáng mấy “đồng xu” so với hàng trăm vụ việc khác tày đình hơn: Ai đã ba lần ký cho Trung Cộng vào chiếm đóng Tây Nguyên không tốn một viên đạn, và cũng không cần đến 31 ngày phát động cuộc chiến tranh tổng lực đánh chiếm Việt Nam như họ đã hăm dọa trên mạng? Ai là băm nát dự án khổng lồ Bauxite Tây Nguyên để thành mấy cái dự án nhỏ nhoi, không đáng là gì để qua mặt Quốc hội? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quy trách nhiệm: “Khai thác bauxite là chủ trương lớn của Đảng”, vậy Đảng là ai? Là 1 người, 15 người, 181 người hay toàn thể ba triệu đảng viên? Tôi hỏi các bạn bè quen biết trong số ba triệu đảng viên, thì chẳng ai biết mô tê gì “cái chủ trương lớn … của mình”; Tôi cũng hỏi mấy ông bạn bè quen biết trong số 181 vị kia, thì cũng chẳng ai biết gốc tích vụ này. Với 15 vị còn lại thì tôi không có điều kiện để hỏi. Rồi đến ai là người đã bật đèn xanh cho người Tàu thuê đất rừng biên giới? Ai là người cho 90% gói thầu được thắng về tay các nhà thầu Trung Cộng?
Công luận chưa kịp tán dương các bạn phóng viên Duy Tuấn – Hoàng Sang – Trường Giang của ViêtnamNet đã quá dũng cảm đăng loạt bài về thực chất thuê rừng của Công ty Tàu InnoGreen: Công ty này đã khẳng định quyền chiếm hữu của họ bằng những cách làm rất quyết liệt, lấn át cả các cao điểm quốc phòng, xóa bỏ cả các di tích văn hóa và lịch sử, nhất là nơi đã diễn ra sự kiện chiến thắng biên giới năm 1950 ở các cứ điểm Đông Khê và Thất Khê mà Pháp trấn giữ, rồi họ xua dân ra khỏi quê cha đất tổ, rồi họ trả lương cho các quan chức địa phương để trông coi chăm sóc vùng nhượng địa này…, thì bỗng nhiên được tin VietnamNet bị hacker tấn công? Ai tấn công? Chẳng lẽ “an ninh của Đảng ta” lại đánh sập “mạng của mình” (?) Thật ra thì cư dân mạng không cần tốn nhiều thời gian lắm cũng đoán biết được cái bọn hacker ấy là ai rồi (!). Thế mà chưa thấy các vị đại biểu Quốc hội hỏi đến hơn 300.000 hecta rừng cho Tàu thuê, một cách chuyển nhượng đất đai làm tô giới của bọn thực dân Trung Cộng trong suốt 50 năm. Diện tích ấy có đáng là gì không? Xin thưa nó xấp xỉ bằng diện tích của tỉnh Thái Nguyên đấy,… nghĩa là nó lớn gấp đôi tỉnh Tiền Giang, gấp bốn lần tỉnh Hưng Yên và gần gấp năm lần tỉnh Hà Nam. Trong 50 năm chiếm đóng làm tô giới, Trung Cộng hoàn toàn có đủ thủ đoạn để tăng mật độ dân số vùng này ngang với Quảng Đông (khoảng hơn 600 người dân trên 1 km2), và như vậy, họ đã có được khoảng trên 2 triệu dân Tàu Cộng trên lãnh thổ Việt Nam, nghĩa là họ lập được một tỉnh trên đất Việt Nam với số dân gấp đôi số dân của Tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Sau 50 năm ấy, mấy anh “chủ đầu tư” hoàn toàn có thể trả lại đất, nhưng Trung Cộng đã kịp sinh ra một lũ con đàn cháu đống, đã kịp mang mồ mả ông cha cụ kỵ của họ chôn trên những vùng nhượng địa này, nghĩa là đã lập xong trên đất nước này một tỉnh lớn bằng Thái Nguyên về diện tích, và gấp đôi Thái Nguyên về dân số.
Còn một điều nữa: chúng ta đừng quên rằng, những vùng được nhượng làm tô giới của Trung Cộng hiện nay là những miền quê mà các bà mế nghèo xác xơ xưa kia đã cưu mang lớp nhà lãnh đạo tiền bối của cách mạng trong thời còn trứng nước đấy ạ. Vậy mà quý vị hậu duệ của các thế hệ cách mạng đã nỡ biến thành tô giới của các “đồng chí” xâm lược ngoại bang.
Rồi đến những thông tin khác trên mạng: Trung Quốc liên tiếp thắng thầu ở Việt Nam. Chỉ riêng triển khai gói thầu xây dựng một nhà máy điện, Trung Quốc đã kéo vào hai ngàn công nhân.[1] Xin hãy tính thử, mỗi gói thầu Trung Quốc ém vào hai ngàn công nhân như hàng loạt công trình mà chúng ta thấy hiện nay, thì cứ 5 gói thầu Trung Quốc đã ém được một vạn công nhân. Đã có dư luận trên mạng, tiết lộ rằng công nhân Trung Quốc gửi sang Việt Nam là những chiến binh xuất ngũ. Điều này hoàn toàn có thể đúng, bởi vì với chế độ nghĩa vụ quân sự (mà nước nào cũng có), thì thanh niên Trung Quốc nào chẳng từng phục vụ trong quân đội? Như vậy, cứ thắng 5 gói thầu, Trung Quốc, một kẻ thù xâm lược truyền thống vô cùng hiểm độc, đã có thể ém được một sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn bộ binh tính vào khoảng 10.000 quân). Thủ đoạn của họ là thắng thầu xong, ém quân vào, và ngâm công trình không thực hiện… Vậy hai ngàn anh Tàu khựa này đang làm gì trên đất Việt Nam? Họ ém binh? Họ đi nhậu nhẹt và chơi gái,… nhằm nhân giống để phát triển Hán tộc trên đất nước này? Tôi đọc được một số bài báo trên mạng giải thích rằng, trong các doanh nghiệp của Trung Cộng ở Việt Nam chỉ có các chuyên gia, các kỹ sư và kỹ thuật viên Trung Quốc làm việc thôi, thì bỗng nhiên lại được đọc một bài báo khác loan tin, có một “đồng chí” trong giai cấp “công nhân” của Trung Cộng bị tai nạn lao động chết ở Tân Rai. Thật là giấu đầu hở đuôi.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết và mấy đại biểu Quốc hội lên án Vinashin đã được công chúng hoan hô vang dội. Đó là vì các vị đã đánh trúng vào cái tâm lý phẫn nộ trước cái họa tham nhũng đang trở thành quốc nạn,… và tâm lý tiếc đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân chúng. Tôi ngồi với mấy cụ hưu trí, các cụ nói: Như tôi, thì tôi khác ông Thuyết, tôi sẽ kêu gọi cử tri cứ để các vị lãnh đạo lợi dụng cơ chế này để tham nhũng. Dân tôi chấp nhận các vị tham nhũng. Các vị tham nhũng gấp mười lần khoản nợ Vinashin cũng được, nhưng các vị chỉ nên “ăn quẹn cối xay” của dân thôi, dân tôi chịu đựng được đói nghèo vì sự tham nhũng của các vị, con cháu tôi cam chịu còng lưng trả những khoản nợ nần vung tay ngất ngưởng của các vị, nhưng chỉ xin các vị đừng bán đất bán nước của Tổ Quốc để nhận những khoản tiền khổng lồ từ nước ngoài, để rồi một ngày nào đó, phải xuất hiện một anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ kêu gọi dân chúng nhất tề đứng dậy chống cái “đồng chí kẻ thù” đã xâm lược Tổ Quốc ta bằng “Mười sáu chữ vàng”.
Viết đến đây, tôi giật mình: Nếu như lần này Trung Cộng thực hiện chiến dịch xâm lược Việt Nam chỉ trong 31 ngày như họ đã rêu rao trên mạng, thì dân ta lấy đất rừng đâu để xây dựng những vùng căn cứ địa để kháng chiến? Nếu Tây Nguyên đã có mấy sư Trung Cộng chiếm đóng dưới danh nghĩa “giai cấp công nhân đồng chí”; nếu những vạt rừng biên giới mênh mông đã biến thành nhượng địa để làm tô giới của Trung Cộng, mà các “đồng chí mình” đã chốt hết những cao điểm chiến lược quân sự; nếu có tới 90 doanh nghiệp công nghiệp bị thắng thầu vào tay người “anh em đồng chí” Trung Cộng, cứ dăm bảy công trình, các “đồng chí” găm được cả sư đoàn bộ binh mai phục. (Đấy là chưa kể đến những “mưu sâu kế hiểm” khác: người anh em đồng chí đã và đang tung những vật lạ vào tàn phá môi trường, như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, sâu đo, bọ xít hút máu người; các đồng chí đặt giá rất cao mua những của lạ như gỗ sưa, rễ hồi, móng trâu, khoai mì pha cát, sâm 7 lá, để xua dân ta lên rừng xuống biển tìm đồ lạ để bán cho các “đồng chí”, bỏ bê ruộng nương không người chăm sóc; rồi các “đồng chí” còn trao học bổng và tạo điều kiện học tập cực kỳ ưu đãi để kéo thanh niên thế hệ mới về phía “các đồng chí”, tạo ra một lớp người “của họ” để họ dễ bề sai khiến; không những trao học bổng mà các “đồng chí” còn lân la đến các trường đại học Việt Nam để làm nhiều chuyện mà chúng ta chưa thể lý giải, chẳng hạn, một vị bí thư tỉnh ủy Trung Cộng đến gặp Ban Giám hiệu của một trường đại học lớn ở Hà Nội tặng một giàn máy tính, rồi đề nghị Ban Giám hiệu viết thư cảm ơn, lại đề nghị Ban Giám hiệu cho lập một văn phòng đại diện của Trung Cộng trong trường đại học này, vì hiện đã có quá nhiều sinh viên Trung Cộng học ở trường này, nhưng may mà các vị trong Ban Giám hiệu đã rất tỉnh táo khước từ, vân vân và vân vân… Trung Cộng đang căng Việt Nam ra để đánh một cách triệt để, từ kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, môi trường, tạo ra trên đất nước chúng ta một thế địa-quân sự rất hiểm yếu có lợi cho Trung Cộng). Thì khi Trung Cộng phát động chiến tranh xâm lược, chúng ta còn đâu những vùng rừng núi hiểm trở để lập chiến khu như thời Lê Lợi, Quang Trung? Chạy lên rừng: Trung Cộng đã chiếm. Rút về trấn trên vùng cao Tây Nguyên: Trung Cộng đã chốt mấy sư đoàn bộ binh trên đó. Chạy xuống biển: Trung Cộng bao vây. Ở lại các khu công nghiệp: Đâu đâu cũng thấy Trung Cộng.
Chúng ta không thể hiểu được, vì đâu đất nước ta bị Trung Cộng xâm lấn và giày xéo như hiện nay? Vì đâu chúng ta bị lâm vào một thế suy yếu kinh khủng về địa-quân sự như hiện nay?
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một bài học thuộc lòng mà nhà trường thời niên thiếu của tôi đã có sức truyền cảm mạnh mẽ đến tình cảm của tôi, khi cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp bùng nổ. Tôi không còn nhớ bài thơ này của nhà thơ nào, nhưng tôi đã từng khóc vì những lời thơ đó. Hôm nay sắp đến 19 tháng 12, tôi xin chép lại bài học thuộc lòng thời niên thiếu để góp phần suy tư về những vùng căn cứ của kháng chiến, nay đã biến thành nhượng địa cho một kẻ thù xâm lược truyền kiếp:
“Hôm nay mười chín tháng mười hai
Đất Việt miền trong đến ải ngoài
Một lượt núi sông vùng đứng dậy
Chung lòng phẫn uất quét chông gai
Cờ đỏ sao vàng rợp chiến khu
Lời ca giục giã ý chinh phu
Nguyền đem máu giặc
… và đem cả
Sóng Thái Bình Dương …
rửa quốc thù”
V.C.Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
[1] Xem: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/308402/Hang-van-cong-nhan-Trung-Quoc-da-vao-Viet-Nam.html
---------------------
-Nguyễn Thanh Giang - Lạc hướng
- Giáo dân Thái Nguyên phản đối giải tỏa đất nhà thờ (RFA)- Hàng trăm giáo dân thuộc Thái Nguyên tập trung đòi giải quyết tình trạng xâm chiếm đất nhà thờ Thái Nguyên bán cho doanh nghiệp tư nhân. Luật sư Trần Lâm khấp khởi mang đến chia vui với tôi bức “Tâm thư gửi Quốc hội” cụ vừa viết. Tôi phải dùng chữ khấp khởi vì muốn mô tả đúng cái dáng điệu lật đật khi cụ bước vào nhà tôi trông giống như anh thanh niên Trần Lâm ngày nào trong Ban Tuyên truyền tỉnh bộ Việt Minh Lạng Sơn năm 1945. (Không biết mươi năm nữa tôi còn có được cái sự lật đật sôi nổi như cụ không? Quý lắm chứ!)
Cụ khuyến cáo tôi đọc lại ngay một bài viết từ tháng 9 năm 2007 để xác nhận một tiên đóan của cụ: “Quốc hội sẽ bước những bước “vì dân” ”.
Trong tâm thư lần này cụ viết: “Gần đây Quốc hội thẩm tra với thái độ thận trọng và triệt để các việc lớn của đất nước: Vinashin; Bauxite; Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội… dư luận tán đồng, Quốc hội từ thụ động đến năng động, có hiệu lực và có kết quả rõ ràng”.
Thì ra, qua mấy màn văn nghệ, người ta cũng đã mua vui được … không ít người!
Chẳng có thế mà ông chủ tịch Quốc hội dám tuyên bố: “Một kỳ họp thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc với đồng bào và cử tri cả nước”.
Riêng với chúng tôi, kỳ họp Quốc hội thứ 8 này lại cho những ấn tượng thật bất an về những nguy cơ đối với tổ quốc chúng ta.
Hãy duyệt xét lại những nhiệm vụ cơ bản của Quốc hôi qua Điều 83, Chương VI của Hiếp pháp nước CHXHCNVN:
Đại hội ĐCSVN lần thứ XI sắp khai mạc rồi, từ nay đến đó không còn kỳ họp nào của Quốc hội nữa. Đảng đã kêu gọi toàn Đảng toàn dân hãy đóng góp ý kiến cho Cương lĩnh và các Văn kiện Đại hội. Đây là dịp hiếm có để Quốc hội có thời cơ thực hiện trọng trách, tham gia “quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại” của mình.
Tại sao không đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội?
Tại sao không cho Quốc hội bàn ngay cả khi ở đây đang nẩy sinh vấn đề bất ổn rất lớn. Bản dự thảo Cương lĩnh và các văn kiện dự kiến trình bầy tại Đại hội ĐCSVN lần thứ XI không chỉ bị “các thế lực thù địch” mà ngay cả Hội thảo gồm toàn những giáo sư và những người đã tững giữ những chức vụ cao trong Đảng (nhà báo Bùi Tín gọi đây là “Túi khôn dân tộc”) như giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng; ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng; PGS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế; GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới; GS Đào Xuân Sâm, nguyên Trưởng bộ môn Quản lí kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng …..đánh giá rất xấu và yêu cầu phải viết lại.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đã là hiện thực, thể hiện qua tấm bản đồ hình lưỡi bò và tuyên bố Biển Đông nằm trong lợi ích cối lõi của họ. Sự kiện đó dẫn đến tình hình đột biến như luật sư Trần Lâm nhận định: “gần đây rất nhiều việc lớn về chính trị, về ngoại giao, có những việc vang động thế giới, xoay chuyển tình hình khu vực, đảo nghịch quan hệ giữa các nước ở Đông Nam Á …”, do vậy cụ đã viết tâm thư: “Tháng 12 tới Trung Quốc sẽ cử người tham gia tu chỉnh công ước ứng xử ở Biển Đông, hoạt động ngoại giao này vô cùng quan trọng, thiết nghĩ cần được Quốc hội xem xét kíp thời, có những ý kiến đề xuất, những đòi hỏi, với thái độ rõ ràng, thể hiện việc Quốc hội tham gia vào một việc lớn của đất nước. Như thế vai trò của Quốc hội mới toàn diện, nhằm đúng vào những điểm then chốt của đất nước”.
Dù nhẹ nhàng, dè dặt, mấy dòng trên phải được xem là lời phê phán và nhắc nhở đích đáng.
Tại sao không đưa vào chương trình nghị sự để Quốc hội bàn?
Tại sao không cho Quốc hội biết ngay cả khi chủ nhiệm Ủy ban An ninh và Quốc phòng Lê Quang Bình chính thức yêu cầu báo cáo tình hình Biển Đông trước Quốc hội?
Cách đây mấy năm, sau khi đọc bản báo cáo của Bộ Quốc phòng trước Quân ủy Trung ương, trong tâm trạng rất bất bình, tôi đã viết bài “Bộ Quốc phòng rời bỏ nhiệm vụ chính của mình – Cảnh báo nguy cơ mất nước”. Trước tình hình này, bài tôi đang viết, đúng ra phải mang tiêu đề: “Quốc hội rời bỏ nhiệm vụ chính của mình – Cảnh báo nguy cơ mất nước”.
Thật vậy hãy đối chiếu với những hoạt động của Quốc hội ta khi còn trứng nước: “Chính phủ hiện thời mới thành lập được hơn một năm, hãy còn thanh niên. Quốc hội bầu ra được hơn 8 tháng lại còn thanh niên hơn nữa. Vậy mà Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già dặn, sắc mắc khó trả lời, đề cập tới tất cả những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà”. Đấy là lời phát biểu của Hồ chủ tịch trong buổi bế mạc hội nghị Quốc hội đầu tiên.
Ngày nay Quốc hội đã lớn mạnh hơn nhiều, với số đại biểu đông gấp bội, đa số có trình độ đại học cùng khá nhiều giáo sư, tiến sỹ. Tại sao Quốc hội né tránh “những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà” mà chỉ hùa nhau quẩn quanh với những vấn đề vụn vặt?
Tất nhiên, bauxite, Vinashin … đều là những vấn đề lớn và rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, so với hai chủ đề nêu trên, những vấn đề này chỉ đáng xem là vụn vặt.
Tệ hơn, chỉ bàn cái vụn vặt mà cũng không thấu tình, đạt lý.
Xem xét thành tích, khuyết điểm, yêu cầu cải tổ tổ chức, xử lý cán bộ của Vinashin là công việc của bộ chủ quản, của Chính phủ, không phải việc của Quốc hội. Nhiệm vụ của Quốc hội là xem xét chủ trương hình thành cùng chế độ vận hành Vinashin và các “Vinashin” sai đúng ở chỗ nào. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề có tính quốc gia của Vinashin. Nói cách khác, xử lý vấn đề của riêng Vinashin là công việc của bộ chủ quản, Quốc hội phải bàn bạc vấn đề thuộc hệ- thống- Vinashin.
Bàn đến vấn đề bauxite bây giờ mà chỉ nhắm đến chỗ bỏ phiếu đình chỉ khai thác hay không cũng không thật trúng.
Liên quan đến bauxite Tây Nguyên có hai vấn đề: chính trị và công nghệ - kinh tế.
Vấn đề chính trị quan trọng hơn. Đó là: tại sao đưa đông đảo người Trung Quốc vào Tây Nguyên? Ai chủ trương chuyện này? Tại sao Tổng Bí thư ra nước ngoài để đàm phán, quyết sách vấn đề khai thác bauxite là vấn đề cụ thể của chính quyền?
Liên quan đến vấn đề công nghệ-kinh tế thì tất cả những ý kiến bảo vệ và phản bác đã nêu đều chưa đủ sức thuyết phục. Cần có một vài hội thảo khoa học nghiêm túc, tại đó có trình bầy các bản báo cáo của những người chủ trương, người lập dự án, người thiết kế thi công và các báo cáo phản biện. Muốn có báo cáo phản biện nghiêm túc phải có các nhà khoa học được nghiên cứu tài liệu cụ thể và đi khảo sát thực địa. Các đoàn khảo sát phản biện này có thể do Nhà nước tổ chức, có thể từ các tổ chức tư nhân. Vừa qua Nhà nước đã cho Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát. Yếu tố khách quan của đoàn này chắc có phần hạn chế. Cần có thêm vài đoàn độc lập có sự tham gia của các chuyên gia giỏi từ nước ngoài (Hungary, Australia …). Người viết bài này sẵn sàng đăng ký tổ chức một đoàn khảo sát khoa học độc lập và nghiêm túc như thế mà không đòi hỏi kinh phí từ nhà nước.
Đặt vấn đề hủy bỏ hoàn toàn dự án khai thác bauxite là vạn bất đắc dĩ. Sau khi xem xét nghiêm túc, thấu đáo, nếu cần chỉ dừng lại ở việc khai thác hai khu mỏ thí điểm Tân Rai, Nhân Cơ với sự tư vấn của các chuyên gia Hungary, Australia …. trong việc xây dựng tường bao bùn đỏ và các vấn đề công nghệ, kinh tế cơ bản khác.
Hủy bỏ hẳn dự án bauxite không những gây lãng phí mà còn làm xấu đi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Tôi càng ngạc nhiên và phẫn nộ khi kỳ họp Quốc hội vừa qua kết thúc với hai bản nghị quyết mà trong đó Nghị quyết hàng đầu lại là về Dung Quất.
Chủ trương đặt nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam ở Dung Quất là một chủ trương sai lầm rất tai hại. Chủ trương đưa ra từ 1996 để đề ra một dự án triển khai từ 1997 với kế hoạch nhà máy sẽ cho sản phẩm đầu tiên vào năm 2001. Không chỉ nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước (trong đó có người viết bài này) mà Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Liên Hợp Quốc … đều đã chỉ ra những bất hợp lý rõ rệt và đều khuyến cáo không nên chọn địa điểm này. Do vậy, các tập đoàn tư bản có kỹ thuật hiện đại và vốn lớn đều lảng tránh. Mời kèo mãi mới được một tập đoàn của Nga nhưng rồi họ cũng đành bỏ cuộc nửa chừng. Qua hết nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải vẫn không triển khai được. Sau 9 năm chậm trễ vì dự án phải thực hiện trong tình trạng chắp vá, “cố đấm ăn xôi”, khi chính thức bàn giao, nhà máy vẫn còn 7 tồn tại và 34 lỗi.
Nếu nhà máy lọc dầu đầu tiên đặt ở Bà Rịa, Vũng Tàu (Dung Quất có thể là địa điểm đặt nhà máy lọc dầu số 2, số 3) thì ta đã có xăng dầu cách đây mười năm. Không kể việc bội chi hơn nửa tỷ USD của dự án, nếu kể cả khoản chênh giữa bán dầu thô rẻ, mua các sản phẩm dầu mỏ đắt trong suốt mười năm qua thi khoản lãng phí gây ra do dự án Dung Quất lớn hơn rất nhiều lần Vinashin. Chưa kể điều trớ trêu này: nhà máy lọc dầu đầu tiên được thiết kế để xử lý dầu ngọt (ít sunphua), mười năm qua dầu ngọt khai thác được đã bán hết. Bây giờ muốn nuôi sống Dung Quất người ta phải nhập dầu từ nước ngoài!
Vậy mà ông Nguyễn Phú Trong vẫn dám nêu nghị quyết: “Đến thời điểm này, có cơ sở để khẳng định nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là đúng đắn, đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng”.
Tội này là tội của độc tài, độc đoán, không chịu tiếp thu điều hay lẽ phải, tội của chủ trương đường lối chứ đâu phải tội của những người thực hiện.
Điều đáng đặt câu hỏi nữa là tại sao Quốc hội không đưa vào chương trình nghị sự những việc chính yếu mà lại cố ý ngoắc thêm Dung Quất vào những Vinashin, bauxite …vốn đã ngổn ngang.
Phải chăng người ta muốn chứng minh Chính phủ này đang hết sức bê bối, bất lực? (Và thế là, để triệt hạ uy tín của nhau, người ta đã triệt hạ nốt lòng tin của dân vào Đảng vốn đã xuống rất thấp).
Phải chăng người ta muốn dọn đường cho ai đó thênh thang đoạt lấy cái ghế Tổng Bí thư?
Đây là thủ đoạn gì? Chủ trương của ai? Phải chăng có sự chỉ đạo từ nước ngoài?
Có người cho rằng không chỉ có “ Vũ Ngọc Nhạ ” trong đầu não Đảng, Quốc hội mà nhan nhản đó đây những tình báo nước ngoài nằm tại các phường, xã của ta.(Chẳng thế mà hacker Tần Thủy Hoàng đâu từ Trung Quốc cũng tích cực tham gia đánh phá các trang web dân chủ tiếng Việt).
Xin hãy tỉnh táo. Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay là ngăn chặn nguy cơ chui vào rọ ngoại bang đã, để rồi mới còn có thể tiếp tục bàn luận với nhau về những con đường tối ưu tiến tới dân chủ hóa đất nước.
Hà Nội 1 tháng 12 năm 2010
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 35 534 370
----------
- Đào Hữu Nghĩa Nhân - Cuộc chơi phải chấm dứt!- Bùi Tín - Trận tuyến đối lập không tiếng súng VOA
-Việt Nam đàn áp nhà bất đồng chính kiến x-cafevn.org - Cụ khuyến cáo tôi đọc lại ngay một bài viết từ tháng 9 năm 2007 để xác nhận một tiên đóan của cụ: “Quốc hội sẽ bước những bước “vì dân” ”.
Trong tâm thư lần này cụ viết: “Gần đây Quốc hội thẩm tra với thái độ thận trọng và triệt để các việc lớn của đất nước: Vinashin; Bauxite; Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội… dư luận tán đồng, Quốc hội từ thụ động đến năng động, có hiệu lực và có kết quả rõ ràng”.
Thì ra, qua mấy màn văn nghệ, người ta cũng đã mua vui được … không ít người!
Chẳng có thế mà ông chủ tịch Quốc hội dám tuyên bố: “Một kỳ họp thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc với đồng bào và cử tri cả nước”.
Riêng với chúng tôi, kỳ họp Quốc hội thứ 8 này lại cho những ấn tượng thật bất an về những nguy cơ đối với tổ quốc chúng ta.
Hãy duyệt xét lại những nhiệm vụ cơ bản của Quốc hôi qua Điều 83, Chương VI của Hiếp pháp nước CHXHCNVN:
1 - Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2 - Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
3 - Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
4 - Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Như vậy, đặt trên nhiệm vụ xếp hàng thứ tư: “Thực hiện quyền giám sát tối cao …”, “quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại” được xem là nhiệm vụ quan trọng hơn của Quốc hội.3 - Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
4 - Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Đại hội ĐCSVN lần thứ XI sắp khai mạc rồi, từ nay đến đó không còn kỳ họp nào của Quốc hội nữa. Đảng đã kêu gọi toàn Đảng toàn dân hãy đóng góp ý kiến cho Cương lĩnh và các Văn kiện Đại hội. Đây là dịp hiếm có để Quốc hội có thời cơ thực hiện trọng trách, tham gia “quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại” của mình.
Tại sao không đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội?
Tại sao không cho Quốc hội bàn ngay cả khi ở đây đang nẩy sinh vấn đề bất ổn rất lớn. Bản dự thảo Cương lĩnh và các văn kiện dự kiến trình bầy tại Đại hội ĐCSVN lần thứ XI không chỉ bị “các thế lực thù địch” mà ngay cả Hội thảo gồm toàn những giáo sư và những người đã tững giữ những chức vụ cao trong Đảng (nhà báo Bùi Tín gọi đây là “Túi khôn dân tộc”) như giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng; ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng; PGS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế; GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới; GS Đào Xuân Sâm, nguyên Trưởng bộ môn Quản lí kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng …..đánh giá rất xấu và yêu cầu phải viết lại.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đã là hiện thực, thể hiện qua tấm bản đồ hình lưỡi bò và tuyên bố Biển Đông nằm trong lợi ích cối lõi của họ. Sự kiện đó dẫn đến tình hình đột biến như luật sư Trần Lâm nhận định: “gần đây rất nhiều việc lớn về chính trị, về ngoại giao, có những việc vang động thế giới, xoay chuyển tình hình khu vực, đảo nghịch quan hệ giữa các nước ở Đông Nam Á …”, do vậy cụ đã viết tâm thư: “Tháng 12 tới Trung Quốc sẽ cử người tham gia tu chỉnh công ước ứng xử ở Biển Đông, hoạt động ngoại giao này vô cùng quan trọng, thiết nghĩ cần được Quốc hội xem xét kíp thời, có những ý kiến đề xuất, những đòi hỏi, với thái độ rõ ràng, thể hiện việc Quốc hội tham gia vào một việc lớn của đất nước. Như thế vai trò của Quốc hội mới toàn diện, nhằm đúng vào những điểm then chốt của đất nước”.
Dù nhẹ nhàng, dè dặt, mấy dòng trên phải được xem là lời phê phán và nhắc nhở đích đáng.
Tại sao không đưa vào chương trình nghị sự để Quốc hội bàn?
Tại sao không cho Quốc hội biết ngay cả khi chủ nhiệm Ủy ban An ninh và Quốc phòng Lê Quang Bình chính thức yêu cầu báo cáo tình hình Biển Đông trước Quốc hội?
Cách đây mấy năm, sau khi đọc bản báo cáo của Bộ Quốc phòng trước Quân ủy Trung ương, trong tâm trạng rất bất bình, tôi đã viết bài “Bộ Quốc phòng rời bỏ nhiệm vụ chính của mình – Cảnh báo nguy cơ mất nước”. Trước tình hình này, bài tôi đang viết, đúng ra phải mang tiêu đề: “Quốc hội rời bỏ nhiệm vụ chính của mình – Cảnh báo nguy cơ mất nước”.
Thật vậy hãy đối chiếu với những hoạt động của Quốc hội ta khi còn trứng nước: “Chính phủ hiện thời mới thành lập được hơn một năm, hãy còn thanh niên. Quốc hội bầu ra được hơn 8 tháng lại còn thanh niên hơn nữa. Vậy mà Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già dặn, sắc mắc khó trả lời, đề cập tới tất cả những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà”. Đấy là lời phát biểu của Hồ chủ tịch trong buổi bế mạc hội nghị Quốc hội đầu tiên.
Ngày nay Quốc hội đã lớn mạnh hơn nhiều, với số đại biểu đông gấp bội, đa số có trình độ đại học cùng khá nhiều giáo sư, tiến sỹ. Tại sao Quốc hội né tránh “những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà” mà chỉ hùa nhau quẩn quanh với những vấn đề vụn vặt?
Tất nhiên, bauxite, Vinashin … đều là những vấn đề lớn và rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, so với hai chủ đề nêu trên, những vấn đề này chỉ đáng xem là vụn vặt.
Tệ hơn, chỉ bàn cái vụn vặt mà cũng không thấu tình, đạt lý.
Xem xét thành tích, khuyết điểm, yêu cầu cải tổ tổ chức, xử lý cán bộ của Vinashin là công việc của bộ chủ quản, của Chính phủ, không phải việc của Quốc hội. Nhiệm vụ của Quốc hội là xem xét chủ trương hình thành cùng chế độ vận hành Vinashin và các “Vinashin” sai đúng ở chỗ nào. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề có tính quốc gia của Vinashin. Nói cách khác, xử lý vấn đề của riêng Vinashin là công việc của bộ chủ quản, Quốc hội phải bàn bạc vấn đề thuộc hệ- thống- Vinashin.
Bàn đến vấn đề bauxite bây giờ mà chỉ nhắm đến chỗ bỏ phiếu đình chỉ khai thác hay không cũng không thật trúng.
Liên quan đến bauxite Tây Nguyên có hai vấn đề: chính trị và công nghệ - kinh tế.
Vấn đề chính trị quan trọng hơn. Đó là: tại sao đưa đông đảo người Trung Quốc vào Tây Nguyên? Ai chủ trương chuyện này? Tại sao Tổng Bí thư ra nước ngoài để đàm phán, quyết sách vấn đề khai thác bauxite là vấn đề cụ thể của chính quyền?
Liên quan đến vấn đề công nghệ-kinh tế thì tất cả những ý kiến bảo vệ và phản bác đã nêu đều chưa đủ sức thuyết phục. Cần có một vài hội thảo khoa học nghiêm túc, tại đó có trình bầy các bản báo cáo của những người chủ trương, người lập dự án, người thiết kế thi công và các báo cáo phản biện. Muốn có báo cáo phản biện nghiêm túc phải có các nhà khoa học được nghiên cứu tài liệu cụ thể và đi khảo sát thực địa. Các đoàn khảo sát phản biện này có thể do Nhà nước tổ chức, có thể từ các tổ chức tư nhân. Vừa qua Nhà nước đã cho Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát. Yếu tố khách quan của đoàn này chắc có phần hạn chế. Cần có thêm vài đoàn độc lập có sự tham gia của các chuyên gia giỏi từ nước ngoài (Hungary, Australia …). Người viết bài này sẵn sàng đăng ký tổ chức một đoàn khảo sát khoa học độc lập và nghiêm túc như thế mà không đòi hỏi kinh phí từ nhà nước.
Đặt vấn đề hủy bỏ hoàn toàn dự án khai thác bauxite là vạn bất đắc dĩ. Sau khi xem xét nghiêm túc, thấu đáo, nếu cần chỉ dừng lại ở việc khai thác hai khu mỏ thí điểm Tân Rai, Nhân Cơ với sự tư vấn của các chuyên gia Hungary, Australia …. trong việc xây dựng tường bao bùn đỏ và các vấn đề công nghệ, kinh tế cơ bản khác.
Hủy bỏ hẳn dự án bauxite không những gây lãng phí mà còn làm xấu đi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Tôi càng ngạc nhiên và phẫn nộ khi kỳ họp Quốc hội vừa qua kết thúc với hai bản nghị quyết mà trong đó Nghị quyết hàng đầu lại là về Dung Quất.
Chủ trương đặt nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam ở Dung Quất là một chủ trương sai lầm rất tai hại. Chủ trương đưa ra từ 1996 để đề ra một dự án triển khai từ 1997 với kế hoạch nhà máy sẽ cho sản phẩm đầu tiên vào năm 2001. Không chỉ nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước (trong đó có người viết bài này) mà Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Liên Hợp Quốc … đều đã chỉ ra những bất hợp lý rõ rệt và đều khuyến cáo không nên chọn địa điểm này. Do vậy, các tập đoàn tư bản có kỹ thuật hiện đại và vốn lớn đều lảng tránh. Mời kèo mãi mới được một tập đoàn của Nga nhưng rồi họ cũng đành bỏ cuộc nửa chừng. Qua hết nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải vẫn không triển khai được. Sau 9 năm chậm trễ vì dự án phải thực hiện trong tình trạng chắp vá, “cố đấm ăn xôi”, khi chính thức bàn giao, nhà máy vẫn còn 7 tồn tại và 34 lỗi.
Nếu nhà máy lọc dầu đầu tiên đặt ở Bà Rịa, Vũng Tàu (Dung Quất có thể là địa điểm đặt nhà máy lọc dầu số 2, số 3) thì ta đã có xăng dầu cách đây mười năm. Không kể việc bội chi hơn nửa tỷ USD của dự án, nếu kể cả khoản chênh giữa bán dầu thô rẻ, mua các sản phẩm dầu mỏ đắt trong suốt mười năm qua thi khoản lãng phí gây ra do dự án Dung Quất lớn hơn rất nhiều lần Vinashin. Chưa kể điều trớ trêu này: nhà máy lọc dầu đầu tiên được thiết kế để xử lý dầu ngọt (ít sunphua), mười năm qua dầu ngọt khai thác được đã bán hết. Bây giờ muốn nuôi sống Dung Quất người ta phải nhập dầu từ nước ngoài!
Vậy mà ông Nguyễn Phú Trong vẫn dám nêu nghị quyết: “Đến thời điểm này, có cơ sở để khẳng định nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là đúng đắn, đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng”.
Tội này là tội của độc tài, độc đoán, không chịu tiếp thu điều hay lẽ phải, tội của chủ trương đường lối chứ đâu phải tội của những người thực hiện.
Điều đáng đặt câu hỏi nữa là tại sao Quốc hội không đưa vào chương trình nghị sự những việc chính yếu mà lại cố ý ngoắc thêm Dung Quất vào những Vinashin, bauxite …vốn đã ngổn ngang.
Phải chăng người ta muốn chứng minh Chính phủ này đang hết sức bê bối, bất lực? (Và thế là, để triệt hạ uy tín của nhau, người ta đã triệt hạ nốt lòng tin của dân vào Đảng vốn đã xuống rất thấp).
Phải chăng người ta muốn dọn đường cho ai đó thênh thang đoạt lấy cái ghế Tổng Bí thư?
Đây là thủ đoạn gì? Chủ trương của ai? Phải chăng có sự chỉ đạo từ nước ngoài?
Có người cho rằng không chỉ có “ Vũ Ngọc Nhạ ” trong đầu não Đảng, Quốc hội mà nhan nhản đó đây những tình báo nước ngoài nằm tại các phường, xã của ta.(Chẳng thế mà hacker Tần Thủy Hoàng đâu từ Trung Quốc cũng tích cực tham gia đánh phá các trang web dân chủ tiếng Việt).
Xin hãy tỉnh táo. Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay là ngăn chặn nguy cơ chui vào rọ ngoại bang đã, để rồi mới còn có thể tiếp tục bàn luận với nhau về những con đường tối ưu tiến tới dân chủ hóa đất nước.
Hà Nội 1 tháng 12 năm 2010
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 35 534 370
----------
- Đào Hữu Nghĩa Nhân - Cuộc chơi phải chấm dứt!- Bùi Tín - Trận tuyến đối lập không tiếng súng VOA
Tình hình chính trị trong nước hiện nay và cho đến sau Đại hội đảng CS lần thứ XI sẽ ra sao, thật khó nhận định và phán đoán được chính xác. Bộ Chính trị chuẩn bị họp Trung ương lần cuối - kỳ thứ 14 khóa X - để hoàn thành việc chuẩn bị, cả về nội dung và nhân sự. Có quá nhiều vấn đề còn treo lơ lửng.
Cái khó nhất hiện nay là trong Bộ Chính trị không một ai nổi lên có uy tín cao nhất, có uy lực lớn nhất để cầm cân nảy mực, đề xướng được những chính kiến thích hợp, đạt một mức đa số nào đó, chưa nói đến nhất trí cao 100% hay gần 100% thời trước.
Trong hơn mười năm nay, từ khi hội nhập, các quan chức mê mẩn trước đô la, vàng, nhà đất, giã từ giai cấp vô sản, vĩnh biệt dân lao động để trở thành những tư sản đỏ, điạ chủ đỏ, chủ chứng khoán đỏ, xuất hiện các “nhóm lợi ích riêng” để làm ăn, mánh mung. Đây là đặc điểm lớn nhất của chế độ chính trị - kinh tế hiện nay, là căn cước nền tảng hiện nay của đất nước, do nhóm chuyên gia thượng thặng của Đại học Harvard ở Hà Nội phát hiện, với tên gọi rất mới: Crony – Economic – Political Regime.
Chế độ “nhóm lợi ích kinh tế - chính trị riêng”, hay chế độ phe nhóm, cánh hẩu, tà lọt, lợi ích riêng…là chỉ những quan chức đảng từ trung ương đến các địa phương lập ra những phe nhóm trong bóng tối, theo những mưu đồ tư lợi riêng, một cách tự phát, không có cam kết, không có tuyên ngôn, điều lệ, theo kiểu cách mafia và luật rừng, để không có vết tích. Họ vô tình phá tan sự đoàn kết thống nhất của đảng, chà đạp Hiến pháp và pháp luật, xé tan Điều lệ đảng, vứt bỏ kỷ luật đảng, góp phần rất “xuất sắc” thúc đẩy đà tan rã của đảng Cộng sản.
Thế lực đối lập vì chưa có tổ chức thống nhất nên chưa thể đề ra một cương lĩnh chính trị rõ ràng, nhưng đã hình thành những mục tiêu tự nhiên và tối thiểu, rất cụ thể, như:
.........Cuộc đấu tranh giữa 2 bên: chính quyền độc đảng với thế lực tự do, dân chủ đang diễn ra, không có bom nổ, không vang tiếng súng, nhưng không kém gay go, quyết liệt. Lãnh đạo đảng CS sẽ toàn thắng hay sẽ chịu lùi, tự nhận ra sai lầm và sửa chữa ngay tại Đại hội XI này, vớt vát một vị trí còn có ít nhiều vinh dự trong xã hội.
Nếu không sẽ là quá chậm. Do họ vẫn chứng nào tật ấy, vẫn chủ quan duy ý chí, lao vào phiêu lưu, sai lầm, lội ngược dòng của dân tộc và thời đại? Để sẽ bị cuốn trôi.
---------------------Cái khó nhất hiện nay là trong Bộ Chính trị không một ai nổi lên có uy tín cao nhất, có uy lực lớn nhất để cầm cân nảy mực, đề xướng được những chính kiến thích hợp, đạt một mức đa số nào đó, chưa nói đến nhất trí cao 100% hay gần 100% thời trước.
Trong hơn mười năm nay, từ khi hội nhập, các quan chức mê mẩn trước đô la, vàng, nhà đất, giã từ giai cấp vô sản, vĩnh biệt dân lao động để trở thành những tư sản đỏ, điạ chủ đỏ, chủ chứng khoán đỏ, xuất hiện các “nhóm lợi ích riêng” để làm ăn, mánh mung. Đây là đặc điểm lớn nhất của chế độ chính trị - kinh tế hiện nay, là căn cước nền tảng hiện nay của đất nước, do nhóm chuyên gia thượng thặng của Đại học Harvard ở Hà Nội phát hiện, với tên gọi rất mới: Crony – Economic – Political Regime.
Chế độ “nhóm lợi ích kinh tế - chính trị riêng”, hay chế độ phe nhóm, cánh hẩu, tà lọt, lợi ích riêng…là chỉ những quan chức đảng từ trung ương đến các địa phương lập ra những phe nhóm trong bóng tối, theo những mưu đồ tư lợi riêng, một cách tự phát, không có cam kết, không có tuyên ngôn, điều lệ, theo kiểu cách mafia và luật rừng, để không có vết tích. Họ vô tình phá tan sự đoàn kết thống nhất của đảng, chà đạp Hiến pháp và pháp luật, xé tan Điều lệ đảng, vứt bỏ kỷ luật đảng, góp phần rất “xuất sắc” thúc đẩy đà tan rã của đảng Cộng sản.
Thế lực đối lập vì chưa có tổ chức thống nhất nên chưa thể đề ra một cương lĩnh chính trị rõ ràng, nhưng đã hình thành những mục tiêu tự nhiên và tối thiểu, rất cụ thể, như:
.........Cuộc đấu tranh giữa 2 bên: chính quyền độc đảng với thế lực tự do, dân chủ đang diễn ra, không có bom nổ, không vang tiếng súng, nhưng không kém gay go, quyết liệt. Lãnh đạo đảng CS sẽ toàn thắng hay sẽ chịu lùi, tự nhận ra sai lầm và sửa chữa ngay tại Đại hội XI này, vớt vát một vị trí còn có ít nhiều vinh dự trong xã hội.
Nếu không sẽ là quá chậm. Do họ vẫn chứng nào tật ấy, vẫn chủ quan duy ý chí, lao vào phiêu lưu, sai lầm, lội ngược dòng của dân tộc và thời đại? Để sẽ bị cuốn trôi.
"Khi chồng tôi thấy luật pháp bị vi phạm, ông bắt buộc phải làm nghĩa vụ công dân của mình, đó là gửi đơn kiện và thư đề nghị," bà Hà nói. "Nếu ai cũng chỉ lo cho ngôi nhà nhỏ của mình thì tôi nghĩ rằng đất nước này sẽ không được như ngày hôm nay."
Bắt đầu từ sáng sớm ngày 29/11, người dân các giáo xứ tại Thái Nguyên đã tập trung lại bất kể thời tiết giá rét, đợi chờ để được gặp ông Tân Chủ tịch UBND tỉnh mong nhận được câu trả lời thích đáng cho việc khu đất Nhà thờ Thái Nguyên đã bị xâm lấn nghiêm trọng bằng cách cho tư nhân kinh doanh.
Phần đất của nhà thờ ngày càng bị thu hẹp, ống xã nước cũng bị lấp đi gây tình trạng lụt lội nặng mỗi khi mưa xuống. Nhiều tư nhân và doanh nghiệp bỗng nhiên có sổ đỏ chủ quyền đất của nhà thờ mà giáo dân không hiểu được nguyên do.
Giáo dân đã nhiều lần kiếu nại nhưng vẫn chưa nhận được một câu trả lời thỏa đáng. Nhân dịp Bí thư Tỉnh ủy được bầu lại kiêm Chủ tịch UBND Tỉnh, giáo dân hy vọng sẽ được gặp trực tiếp ông để trao thỉnh nguyện nhằm giải quyết tình trạng nhiều năm trước đây vẫn còn tồn tại.
- Saigon đầu thế kỷ 20 đến 1945 : Việt Nam thức tỉnh Nguyễn Đức Hiệp
Đoàn Thanh Liêm - Xây dựng Xã hội Dân sự tại thành phố Đoàn Thanh Liêm
Diễn Đàn Thế Kỷ
Mới đây, người viết đã có dịp trình bày về đề tài “Xã hội Dân sự tại Nông thôn Việt nam”, nay xin được trình bày về việc xây dựng XHDS tại thành phố.
Dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 86 triệu người, trong đó có đến 70% sống ở nông thôn, và chừng 30% sống ở thành thị. Hiện tại Việt Nam có 59 tỉnh và 5 thành phố lớn là Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Sài Gòn đông dân nhất, vào khoảng 7 triệu, Hà Nội gần 5 triệu.
- Vietnam cracks down on political dissent -Việt Nam đàn áp bất đồng chính kiến (Financial Times)-By Ben Bland in HanoiDân số Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 86 triệu người, trong đó có đến 70% sống ở nông thôn, và chừng 30% sống ở thành thị. Hiện tại Việt Nam có 59 tỉnh và 5 thành phố lớn là Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Sài Gòn đông dân nhất, vào khoảng 7 triệu, Hà Nội gần 5 triệu.
Nhà hoạt động luật pháp được đào tạo tại Pháp Cù Huy Hà Vũ đã gây nhiều phiền toái tại Việt Nam. Trong 2 năm qua, ông đã biện hộ cho những người chỉ trích chính phủ và thậm chí đã kiện Thủ Tướng về dự án khai thác bô xít.
Ông Vũ chỉ là 1 trong gần 20 nhà hoạt động luật pháp, vận động cho quyền con người và bloggers đã bị bắt và kết án về các tội chính trị từ đầu tháng 10. Các nhà phân tích cho rằng đây là đợt gia tăng đàn áp để bịt miệng những lời phê phán công khai trước Đại hội Đảng vào tháng Giêng.
Nhưng khi cảnh sát đang đàn áp các nhà hoạt động, thì đại biểu Quốc hội đang chất vấn chính phủ, một hiện tượng chưa từng thấy.
Quốc hội từ lâu vẫn bị xem là con rối, với 90% là đảng viên Cộng sản. Nhưng khi kinh tế đang bất ổn, mánh khóe chính trị đang được giăng ra, các đại biểu đã bắt đầu phát nổ. Một thành viên đã yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm Thủ Tướng về vai trò của ông trong vụ Vinashin.Một thành viên khác đã cho rằng Việt Nam nên bỏ cam kết chính thức đi theo cn Mác-Lenin, một đề nghị gây tranh cãi tại VN, giống TQ, tự do chính trị chưa theo kịp cải cách kinh tế.
Quốc hội dường như ngày càng tự tin từ tháng 6, khi đã bác bỏ dự án xây đường cao tốc giá trị lên tới $56 tỷ Hanoi and Ho Chi Minh City. “ Việt nam sẵn sàng xây dựng dân chủ nếu có thể kiểm soát và các cuộc trao đổi công khai có thể được cởi mở dần để giảm nhiệt” theo một nhà ngoại giao phương Tây.
Nhưng nhà ngoại giao nói thêm, đợt bắt bớ chính trị gần đây, cho dù chưa hoàn toàn liên quan, cũng là một 'chiều hướng đáng ngại'.
Quan điểm này cũng được bà Hilary Clinton chia sẻ trong chuyến thăm Hà Nội gần đây, khi tuyên bố Việt Nam nên cải thiện tự do chính trị cùng với những thành tựu kinh tế. Chính quyền Việt Nam lờ đi lời chỉ trích này.
Ms Hà nhấn mạnh rằng, chồng bà không có tội mà là một người yêu nước.
"khi chồng tôi thấy luật pháp bị vi phạm, ông không thể không làm điều một công dân nên làm, đó là gửi kiến nghị và những lời lên án," "Nếu mọi người chỉ quan tâm tới ngôi nhà nhỏ của họ, thì tôi không nghĩ đất nước này có thể được như ngày hôm nay."