Khi mưa bao phủ, thời gian cuốn đi.
- Việt Nam: Trận chiến cuối cùng x-cafevn.org -
Kể từ sau chiến dịch Đại Thắng vĩ đại, chính sách đã kết thúc được tình trạng vây bủa dường như vô tận. Có những tự do để bỏ qua, luồn lách và lung lạc các phê phán kiểu Stalin cũ. Báo chí đưa các viên chức về với nhiệm vụ và nguyền rủa tham nhũng, nhưng sau đó, đôi khi, có những tiêu đề hết sức ảm đạm: "kẻ bị cáo buộc quấy rối phải đối diện với xét xử". Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, đã bị buộc tội có những "hành vi bất hợp pháp chống lại nhà nước". Những điều ấy là một ranh giới mập mờ mà bạn không dám bước qua.
Nguồn: John Pilger, New Stateman
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
07.12.2010
Khi quân Mỹ rời đi, Việt Nam đã bị trừng phạt vì chiến thắng của mình. Giấc mơ hạnh phúc của họ đã phai nhạt dần, nhưng người dân vẫn phải chiến đấu với các nhà tư bản thân thiết để bảo vệ nền độc lập của mình.
Khi mưa bao phủ, thời gian cuốn đi.
Từ trên một sân thượng ở Sàigòn, tôi nhìn xuống bên dưới, nơi hơn thế hệ trước, trong bối cảnh của cuộc chiến dài nhất thời hiện đại, tôi đã lặng nhìn những con đường ủ rũ. Cuối cùng, những người ngoại quốc được rời đi. Thông qua màn sương, như những bóng ma nhỏ bé, bốn đứa trẻ con hiện ra, cánh tay dang rộng. Chúng lượn vòng, tránh né rồi thình lình lao xuống; và một đứa trong số đó ngã ra, giả vờ chết. Chúng là những chiếc máy bay ném bom.
Những điều này chẳng phải là sự bất thường, bởi vì không có nơi nào như Việt Nam. Trong cuộc đời của tôi, các lực lượng yếu nước của Hồ Chí Minh đã chiến đấu và đánh đuổi người Pháp, chủ nhân những con đại lộ có hàng cây bên đưòng, những biệt thự màu hồng sạch sẽ và một bản sao thu nhỏ của nhà hát kịch Paris, nơi mặt tiền trơ ra với bọn vô lại và tàn ác, sau đến Nhật, người từng hợp tác với người Pháp, rồi Anh, người đã tìm cách dựng lại người Pháp, Mỹ, người mà ông Hồ từng cố gắng nhiều lần để tạo nên một liên minh chống Trung Quốc, rồi Pol Pot của Khmer Đỏ, những kẻ tấn công từ phía tây và cuối cùng là đến Trung Quốc, những người, với một sự ưng thuận vì oán thù từ Washington, đã tràn xuống từ phía bắc. Tất cả đều đã được đưa tiễn với vô vàn phí tổn.
Tôi đi xuống trong cơn mưa, theo các em nhỏ qua một mê lộ dẫn đến trường Hoa Hồng nhỏ, một cô nhi viện. Một người giáo viên vội vã tập hợp một đội đồng ca và tôi đã được chào đón với những tiếng hát vỡ òa. "Lời của bài hát là gì?" Tôi hỏi Trần, người có cha là một GI. Anh ta nhìn đăm đăm xuống sàn nhà như những đứa trẻ chín tuổi trước khi đọc những lời bài hát khiến người thông dịch viên của tôi phải lắc đầu. "Xin máy bay đừng đến," cô ấy lặp lại. "Đừng khóc cho những kẻ vừa sinh ra... Con người là mãi xanh tươi".
Năm đó là năm 1978. Việt Nam bị trừng phạt vì đã đưa tiễn loại trực thăng chiến đấu cuối cùng của Mỹ, một sáng tạo của chiến tranh, chiếc B-52 cuối cùng với những quả bom dây dài toả bóng tàn sát của nó; những chiếc C130 cuối đã bị xô bỏ. Thượng viện Mỹ đã từng tuyên bố, "một số lượng chất độc hoá học đến sáu kg mỗi đầu người", khiến gây ra một loại "thảm họa đến tận các bào thai", một rối loạn tâm thần cuối cùng đã khiến hết làng mạc này đến làng mạc khác trở nên một hiện trường sát nhân.
Vào ngày lễ Lao Đông năm 1975, khi tất cả qua đi, khi sự trả thù là chính sách, Hollywood đã bắt đầu cuộc tán dương lâu dài những kẻ xâm lược như các nạn nhân, một cuộc tẩy rửa tiêu chuẩn. Ở Washington, Việt Nam bị phân loại như "Hạng Z", nghĩa là áp đặt loại giao dịch hà khắc với Luật định dành cho Kẻ thù từ Thế chiến thứ nhất. Điều này nhằm đảm bảo rằng ngay cả đến Oxfam America cũng bị cấm không được gửi viện trợ nhân đạo. Rồi các đồng minh đã nhảy vào. Một trong những hành động đầu tiên của Margaret Thatcher khi lên nắm quyền vào năm 1979 là thuyết phục Cộng đồng Kinh tế Châu Âu ngăn chặn các chuyến hàng thực phẩm và sữa bột cho trẻ em Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một phần ba các trẻ dưới năm tuổi đã bị sa sút đi sau lệnh cấm sữa khiến hầu hết các em đã hoặc có thể bị còi. Hầu như không một điều gì trong những thông tin này được nghe đến ở phương Tây.
Chua chát, đau buồn vì hàng triệu người đã phải chết hoặc mất tích và ngờ rằng cuộc chiến đã không còn là nhịp điệu của cuộc sống trong một đất nước bị lãng quên. Nền "dân chủ" mà người Mỹ từng phát minh và cứu hộ ở miền Nam Việt Nam, vốn từng chịu trách nhiệm cho một nửa số tù nhân chính trị bị tra tấn trên toàn thế giới của Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã sụp đổ qua đêm. Những tuyến đường ra khỏi Sài Gòn đã trở thành một cảnh tượng của những đồi giày boot và quân phục. "Khi biết rằng chiến tranh đã qua", Madeleine Thiều Thị Tạo nói "lòng tôi cất cánh bay lên".
Vẫn mặc bộ đồ màu đen của Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) mà người Mỹ gọi là Việt Cộng, cô bước đi với một bên chân tàn tật khiến cô phải héo hắt mỗi khi cười. Cái tên "Madeleine" đã được giáo viên tiếng Pháp tại trường trung học ở Sài Gòn thêm vào khi cô và em gái Thiều Thị Tân Danielle theo học từ những năm 1960. "Mado" và "Dany" 16 và 13 tuổi đã được quân giải phóng tuyển dụng để làm nổ tung trụ sở tình báo quốc gia của chế độ Sài Gòn, nơi các vụ tra tấn từng được tiến hành dưới sự giám sát của CIA.
Vào ngay đêm trước sứ mạng, họ đã bị phản bội và bị bắt khi đang đạp xe từ trường về nhà. Khi Mado không chịu cung khai các danh tính của quân giải phóng, cô đã bị treo lộn ngược và cho điện giật, đầu bị nhận chìm trong một xô nước. Sau đó họ đã bị "biến mất" để đi đến đảo Côn Sơn, nơi họ bị xích trong các "chuồng cọp" - loại xà lim quá nhỏ hẹp khiến không thể đứng lên được, từ trên là vôi bột và phân ném xuống. Ở tuổi 16, Dany đã khắc lời thách thức của họ lên vách tường: "Chào những đồng chí và bạn hữu của chúng tôi". Những lời chạm khắc ấy vẫn còn ở đó.
Tháng trước, tôi trở lại Việt Nam, nơi có nỗi đau tôi từng viết gần một thập niên trước. Một bài thơ vẫn chờ tôi trong căn phòng ở khách sạn Caravelle Sài Gòn. Được đánh máy bằng tiếng Anh, đó là lời "chân thành cầu nguyện" cho "những viên đá [của đời] được mềm đi" và kết thúc bằng, "Tôi vẫn sống, vẫn đấu tranh... Xin vui lòng gọi điện..." Đó là những lời của Mado, dù tôi vẫn thích gọi nàng bằng Tạo, cái tên Việt Nam. Chúng tôi đã mất liên lạc, tôi được biết về công việc của cô tại Viện Sinh thái, cuộc hôn nhân với một người lính quân giải phóng và sự ra đời của một đứa con trai bất chấp tất cả những gì từng gây ra cho cô trong các chuồng cọp.
Dany nhỏ nhắn,giờ đã 57 tuổi, luồn lách qua các đám đông du khách và doanh nhân trong tiền sảnh khách sạn Caravelle. Tạo đang đợi ở xe taxi phía ngoài. Năm năm trước, cô đã bị đột quỵ, bị mất tiếng và không xử dụng được phần lớn cơ thể của mình, nhưng bây giờ đã hồi phục và mặc dù cô ấy cần phải dựa vào tay của bạn, cô ấy thực sự nhìn không khác gì so với khi cô ấy nói với tôi rằng lòng cô "cất cánh bay". Chúng tôi lái xe ngang qua những người canh giữ cho một nước Việt Nam mới, những khách sạn và khu chung cư đang được xây dựng, sau đó đi vào một làn xe nơi có mùi khói củi tỏa lan, các trẻ em chăm chú nhìn và những con ếch nhảy trước đèn pha của chúng tôi.
Các bức tường tại nhà của Tạo là một dàn dựng tự hào của những gì đạt được từ đau đớn và cuộc đấu tranh: cô và Dany tại trường Marie Curie, sưu tập những lời hô hào của ông Hồ; những thư từ của những người đồng chí đã khuất từ lâu. Thoạt tiên, tất cả trông như những đóa hoa được ép khô giữa các trang của một cuốn sách bị lãng quên. Nhưng không: đây là chính những biểu tượng và nguồn cảm hứng của sự phản kháng mà các thế hệ mới phải tái tạo tất cả lại một lần nữa, bởi vì chiến trường thay đổi, những kẻ thù thì không. "Mỗi lần bị xâm lăng" Tao nói, "chúng tôi sẽ đánh đuổi. Đồng thời chúng tôi cũng tranh đấu để gìn giữ linh hồn của mình... Đó chẳng phải là những bài học của Việt Nam và của lịch sử hay sao ?"
Tôi từng được nghe kể về một câu chuyện bi thảm của một người Pháp đến Hà Nội trong vụ đánh bom hồi Giáng sinh năm 1972. "Tôi đã trú trong Bảo tàng Lịch sử," ông nói, "và ở đó, làm việc dưới ánh nến, với các máy bay B-52 trên đầu là những người nam nữ trẻ hết lòng sao chép được càng nhiều huy chương đồng và các tác phẩm điêu khắc càng tốt khi họ còn có thể. Họ nói với tôi "Ngay cả khi bản gốc có bị phá hủy, một cái gì đó sẽ vẫn tồn tại và cội nguồn của chúng tôi sẽ được bảo vệ".
Lịch sử chứ không phải ý thức hệ, là một hiện diện sống thực ở Việt Nam. Ở đây, những kinh nghiệm lịch sử hun đúc nên một sự khéo léo và lòng kiên trì chung đến các giới hạn cao nhất của con người. Ở miền Nam, hàng ngũ lãnh đạo lực lượng giải phóng từng là một liên minh của người Công giáo, tự do, Phật giáo và cộng sản, và hầu hết những người từng chiến đấu trong quân đội miền Bắc là những nông dân yêu nước. Với cấu trúc và kỷ luật của mình, chủ nghĩa cộng sản đã là phương tiện mà nhờ đó mà cuộc chiến tranh dành độc lập kéo dài của Việt Nam đã được chiến đấu và chiến thắng. Điều này được đánh giá cao từ những người Việt nam ngày nay, những người nhắc vu vơ đến "thời kỳ chủ nghĩa cộng sản" như thể đảng không còn nắm quyền nữa. Điều quan trọng bây giờ chính là Việt Nam. Đến thăm viện bảo tàng ở Hà Nội, rõ ràng là từ ngữ mà Hồ Chí Minh không bao giờ ngừng sử dụng là "độc lập": "quyền không bao giờ đầu hàng". Trong thời nghỉ hưu, Tổng thống Dwight Eisenhower đã viết rằng, nếu chính quyền của ông không trì hoãn (phá hoại) cuộc bầu cử quốc gia từng được nhất trí tại hội nghị Liên Hợp Quốc ở Geneva năm 1954, "có thể đến 80 phần trăm dân số đã bỏ phiếu cho Hồ".
Tôi nghĩ về điều này trên đường trở về từ nhà Tao. Hơn 20 năm chiến tranh sẽ không xảy ra. Ba triệu người sẽ còn được sống. Không có những trẻ em bị biến dạng vì chất độc da cam. Không có những bàn chân đã bị thổi bay bởi bom chùm từng được thử nghiệm ở đây. Trên chuyến tàu đêm đến Đà Nẵng, tôi có thể nói rằng nếu nối các hố bom lại với nhau, sẽ không để lại ngay cả các thành Pompeii của chiến tranh, có lẽ ngoại trừ các bia mộ từ nghĩa trang của những dân quân chống máy bay ở phía xa. Họ đã từng là những phụ nữ trẻ như Mado và Dany. Tại Hà Nội, tôi đã lấy một xe taxi đến Khâm Thiên, con phố lần đầu tiên tôi nhìn thấy vào năm 1975, nằm hoang phế vì bom B-52 đã phá hủy từng ba căn nhà một. Một khu nhà bị san bằng, nơi 283 người đã chết bây giờ là tượng đài hình một bà mẹ và trẻ em. Có những đóa hoa tươi; và xe cộ gầm rú chạy ngang.
Ngồi trong một quán cà phê với những bóng ma không cần thiết, tôi đọc được rằng ngài David Richards, đại tướng Anh quốc đã từng kêu gọi NATO chuẩn bị "cho một vai trò 30 - hoặc 40-năm" ở Afghanistan. NATO được cho là đã từng chi 50 đô/phút cho mỗi du kích Taliban họ sát hại được, và bom chùm vẫn còn một vũ khí được ưa chuộng. Vị tướng bày tỏ sự quan tâm của mình đến người dân Afghanistan. Người Pháp và người Mỹ cũng nói rằng họ chăm sóc cho "những người da màu" mà họ đã giết chết với số lượng công nghiệp.
Khi tôi ở Việt Nam lần cuối vào 15 năm trước để làm một bộ phim, chạm trán duy nhất của tôi với các giới chức là sự quan tâm của Bộ Văn hóa về các cảnh tôi đã quay ở Mỹ Lai, nơi hàng trăm người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị giết hại vào năm 1968, có thể xúc phạm đến người Mỹ. Tại Sài Gòn, Nhà Bảo tàng Tội ác chiến tranh đã được đổi tên thành nhà Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Ở bên ngoài, những người khách du lịch được chào mời bản sao chép lậu của cuốn Lonely Planet Guide, với sự cống hiến có dụng ý cho một cảm giác Mỹ của chữ "Nam".
Có lẽ người Việt Nam đủ khả năng để rộng lượng, nhưng tôi nghĩ các nguyên nhân thì sâu sa hơn. Kể từ sau chiến dịch Đại Thắng vĩ đại, chính sách đã kết thúc được tình trạng vây bủa dường như vô tận. Màu sắc và sinh khí đã đến như những làn sóng bùng vỡ; Hà Nội, với các hồ bao phủ sương mù và các đại lộ từng một thời lỗ chỗ bởi các hầm trú ẩn không kích, bây giờ là một thành phố của duyên dáng tự tin và trẻ trung. Có những tự do để bỏ qua, luồn lách và lung lạc các phê phán kiểu Stalin cũ. Báo chí đưa các viên chức về với nhiệm vụ và nguyền rủa tham nhũng, nhưng sau đó, đôi khi, có những tiêu đề hết sức ảm đạm: "kẻ bị cáo buộc quấy rối phải đối diện với xét xử". Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, đã bị buộc tội có những "hành vi bất hợp pháp chống lại nhà nước". Những điều ấy là một ranh giới mập mờ mà bạn không dám bước qua.
Bill Clinton đã đến ăn trưa tại khách sạn của tôi tại Hà Nội. Ông điều hành một tổ chức từ thiện có hoạt động tại Việt Nam. Năm 1995, ông đã "bình thường hóa quan hệ" giữa Washington và Hà Nội. Điều đó có nghĩa là Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hội đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng Thế giới cho phép họ đi theo một "thị trường tự do", hủy bỏ các dịch vụ công cộng miễn phí của mình và trả hết các khoản nợ còn lại của chế độ Sài Gòn không còn tồn tại: tiền đã từng giúp tài trợ chiến tranh Mỹ. Việc bồi thường chiến tranh từng được Tổng thống Richard Nixon đồng ý trong Hiệp Định Paris 1973 đã bị bỏ qua. Bình thường hóa cũng có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài đã được cung cấp miễn thuế tại các "khu kinh tế chế biến" với phí tổn lao động "cạnh tranh" (rẻ).
Cuối cùng người Việt Nam đã được cấp cho tính cách thành viên của "cộng đồng quốc tế", chừng nào họ còn tạo ra được một xã hội dựa trên sự bất công và bóc lột lao động và từ bỏ các dịch vụ y tế vốn là niềm ghen tị của thế giới đang phát triển bằng các tiên phong của mình trong khoa nhi và chăm sóc trẻ thơ, cùng với một hệ thống giáo dục miễn phí đem đến một trong những tỷ lệ biết chữ cao nhất thế giới. Ngày nay, người dân thường phải trả cho nhà trường và các chăm sóc y tế, tầng lớp quý tộc gởi con em của họ đến các trường học đắt tiền trong "thành phố quốc tế" của Hà Nội và săn được học bổng tại các trường đại học ở Mỹ.
Trong khi nông dân đang gặp khó khăn đã từng phải lệ thuộc vào tín dụng nông thôn từ nhà nước (lãi suất không rõ ràng), hiện nay họ phải đi vay từ giới tư nhân, những người cho vay cắt cổ từng gây taị họa cho giới nông dân. Và Chính phủ đã mời Monsanto trở lại với các thứ hạt giống đã biến đổi gen của họ. Monsanto là một trong những nhà sản xuất chất độc da cam, vốn đã mang đến Việt Nam loại chất hóa học Hiroshima của họ. Năm ngoái, Tòa án tối cao Mỹ đã bác bỏ đơn kháng cáo của luật sư đại diện cho hơn ba triệu người Việt Nam bị biến dạng do chất độc da cam. Clarence Thomas, một trong những thẩm phán, từng đã làm việc như một luật sư cho công ty Monsanto.
Trong nghiên cứu còn phôi thai "Phân tích một Cuộc Chiến" của ông, nhà sử học Gabriel Kolko cho rằng đảng của Hồ Chí Minh được hưởng sự "thành công như một phong trào xã hội phần lớn dựa trên các giải đáp của họ với lòng mong muốn của giới nông dân" và rằng sự đầu hàng các "thị trường tự do" của họ là một sự phản bội . Sự tan vỡ ảo tưởng của ông là điều dễ hiểu, nhưng nhu cầu phải quốc tế hóa một đất nước bị chiến tranh tàn phá đã là một sự tuyệt vọng, khi phải xây dựng được đối trọng với Trung Quốc, một kẻ thù xưa cũ. Không như Trung Quốc, và mặc cho những cửa hàng Gucci lớn mới ở trung tâm Hà Nội và Sài Gòn, Việt Nam vẫn chưa đi hết những con đường với tất cả tàn bạo của các "con hổ" hay những nhà tư bản thân thiết. Từ năm 1985, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đã gần như giảm đi một nửa. Và hàng chục ngàn người từng bỏ chạy trên những chiếc thuyền đã lặng lẽ trở về mà không có "một trường hợp nạn nhân hóa duy nhất" nào, theo lời các quan chức EU từng lãnh đạo chương trình hỗ trợ vào năm 1995. Ở nhiều nơi trên đất nước, những cánh rừng đang mọc lại và âm thanh của chim chóc cùng tiếng sột soạt của các động vật hoang dã lại được nghe thấy, nhờ chương trình phủ xanh đất trống đã khởi xướng từ thời chiến tranh của Giáo sư Võ Quý thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội.
Đối với tôi, giữ được khoảng cách an toàn với các lực lượng từng đổ hàng nghìn tỉ bạc một vào chiến tranh và các ngân hàng tham nhũng trong khi hủy diệt các phương tiện sống văn minh của Việt Nam là trận chiến lớn cuối cùng. Rằng sự việc giới Đảng ưu tú đã tôn trọng hoặc sợ hãi một dân tộc, qua nhiều thế hệ, đã cống hiến hết mình để lật đổ những kẻ áp bức là điều hiển nhiên trong các phản ứng thường mâu thuẫn của một nhà nước với các cuộc đình công trái phép chống lại những người chủ nước ngoài tàn nhẫn. "Có phải chúng ta trong một giai đoạn kiểu Gorbachev?" một nhà báo nói. "Hoặc có lẽ hiện nay đảng và dân đang trông chừng nhau. Xin hãy luôn nhớ rằng, Việt Nam là khác".
Vào những ngày cuối ở Sài Gòn, tôi đã đi dọc đường Đồng Khởi, không còn là một con đường của những người vội vã, hành khất, những cô gái chiêu đãi và lính tráng lóng ngóng tìm kiếm một điều gì đó vì không có chuyện làm. Hồi ấy, có lẽ tôi sẽ đi dạo qua Khách sạn Hoàng gia và nhìn lên ban công, trên tầng đầu tiên để thấy một chàng xứ Wale chắc nịch với chiếc máy ảnh của y nằm vắt trên tay. Một lời chào bằng giọng xứ Wales có thể thả xuống, hoặc loại chế nhạo mà ông từng đối xử với một sĩ quan điên loạn mà cả hai chúng tôi từng biết. Hôm nay, các ban công và khách sạn Royale đã không còn và Philip Jones Griffiths đã qua đời hai năm nay. Có lẽ anh là nhiếp ảnh gia tài năng và nhân văn nhất của bất cứ cuộc chiến tranh nào. Thân một mình, anh đã cố gắng để ngăn chặn chiến dịch "lùng diệt" từng giết chết một nhóm phụ nữ và trẻ em lẫn lộn, nhớ lại câu trả lời viên sĩ quan pháo bình đáng nhớ của anh: "Thường dân nào ?". Một trong những bức ảnh đẹp nhất của anh là bức ảnh giống như tranh vẽ của Goya về người lính giải phóng bị bắt, thương tích khủng khiếp và bị vây quanh bởi những đôi giày bốt của những người bắt mình, nhưng vẫn không hề chiến thắng được lòng anh. Đó là Việt Nam.
Phim "Cuộc chiến bạn không nhìn thấy" một bộ phim mới của John Pilger, sẽ chiếu trong các rạp chiếu phim vào ngày 12 tháng Mười Hai và được phát sóng trên ITV1 vào ngày 14 tháng Mười Hai.
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
07.12.2010
Khi quân Mỹ rời đi, Việt Nam đã bị trừng phạt vì chiến thắng của mình. Giấc mơ hạnh phúc của họ đã phai nhạt dần, nhưng người dân vẫn phải chiến đấu với các nhà tư bản thân thiết để bảo vệ nền độc lập của mình.
Khi mưa bao phủ, thời gian cuốn đi.
Từ trên một sân thượng ở Sàigòn, tôi nhìn xuống bên dưới, nơi hơn thế hệ trước, trong bối cảnh của cuộc chiến dài nhất thời hiện đại, tôi đã lặng nhìn những con đường ủ rũ. Cuối cùng, những người ngoại quốc được rời đi. Thông qua màn sương, như những bóng ma nhỏ bé, bốn đứa trẻ con hiện ra, cánh tay dang rộng. Chúng lượn vòng, tránh né rồi thình lình lao xuống; và một đứa trong số đó ngã ra, giả vờ chết. Chúng là những chiếc máy bay ném bom.
Những điều này chẳng phải là sự bất thường, bởi vì không có nơi nào như Việt Nam. Trong cuộc đời của tôi, các lực lượng yếu nước của Hồ Chí Minh đã chiến đấu và đánh đuổi người Pháp, chủ nhân những con đại lộ có hàng cây bên đưòng, những biệt thự màu hồng sạch sẽ và một bản sao thu nhỏ của nhà hát kịch Paris, nơi mặt tiền trơ ra với bọn vô lại và tàn ác, sau đến Nhật, người từng hợp tác với người Pháp, rồi Anh, người đã tìm cách dựng lại người Pháp, Mỹ, người mà ông Hồ từng cố gắng nhiều lần để tạo nên một liên minh chống Trung Quốc, rồi Pol Pot của Khmer Đỏ, những kẻ tấn công từ phía tây và cuối cùng là đến Trung Quốc, những người, với một sự ưng thuận vì oán thù từ Washington, đã tràn xuống từ phía bắc. Tất cả đều đã được đưa tiễn với vô vàn phí tổn.
Tôi đi xuống trong cơn mưa, theo các em nhỏ qua một mê lộ dẫn đến trường Hoa Hồng nhỏ, một cô nhi viện. Một người giáo viên vội vã tập hợp một đội đồng ca và tôi đã được chào đón với những tiếng hát vỡ òa. "Lời của bài hát là gì?" Tôi hỏi Trần, người có cha là một GI. Anh ta nhìn đăm đăm xuống sàn nhà như những đứa trẻ chín tuổi trước khi đọc những lời bài hát khiến người thông dịch viên của tôi phải lắc đầu. "Xin máy bay đừng đến," cô ấy lặp lại. "Đừng khóc cho những kẻ vừa sinh ra... Con người là mãi xanh tươi".
Năm đó là năm 1978. Việt Nam bị trừng phạt vì đã đưa tiễn loại trực thăng chiến đấu cuối cùng của Mỹ, một sáng tạo của chiến tranh, chiếc B-52 cuối cùng với những quả bom dây dài toả bóng tàn sát của nó; những chiếc C130 cuối đã bị xô bỏ. Thượng viện Mỹ đã từng tuyên bố, "một số lượng chất độc hoá học đến sáu kg mỗi đầu người", khiến gây ra một loại "thảm họa đến tận các bào thai", một rối loạn tâm thần cuối cùng đã khiến hết làng mạc này đến làng mạc khác trở nên một hiện trường sát nhân.
Vào ngày lễ Lao Đông năm 1975, khi tất cả qua đi, khi sự trả thù là chính sách, Hollywood đã bắt đầu cuộc tán dương lâu dài những kẻ xâm lược như các nạn nhân, một cuộc tẩy rửa tiêu chuẩn. Ở Washington, Việt Nam bị phân loại như "Hạng Z", nghĩa là áp đặt loại giao dịch hà khắc với Luật định dành cho Kẻ thù từ Thế chiến thứ nhất. Điều này nhằm đảm bảo rằng ngay cả đến Oxfam America cũng bị cấm không được gửi viện trợ nhân đạo. Rồi các đồng minh đã nhảy vào. Một trong những hành động đầu tiên của Margaret Thatcher khi lên nắm quyền vào năm 1979 là thuyết phục Cộng đồng Kinh tế Châu Âu ngăn chặn các chuyến hàng thực phẩm và sữa bột cho trẻ em Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một phần ba các trẻ dưới năm tuổi đã bị sa sút đi sau lệnh cấm sữa khiến hầu hết các em đã hoặc có thể bị còi. Hầu như không một điều gì trong những thông tin này được nghe đến ở phương Tây.
Chua chát, đau buồn vì hàng triệu người đã phải chết hoặc mất tích và ngờ rằng cuộc chiến đã không còn là nhịp điệu của cuộc sống trong một đất nước bị lãng quên. Nền "dân chủ" mà người Mỹ từng phát minh và cứu hộ ở miền Nam Việt Nam, vốn từng chịu trách nhiệm cho một nửa số tù nhân chính trị bị tra tấn trên toàn thế giới của Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã sụp đổ qua đêm. Những tuyến đường ra khỏi Sài Gòn đã trở thành một cảnh tượng của những đồi giày boot và quân phục. "Khi biết rằng chiến tranh đã qua", Madeleine Thiều Thị Tạo nói "lòng tôi cất cánh bay lên".
Vẫn mặc bộ đồ màu đen của Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) mà người Mỹ gọi là Việt Cộng, cô bước đi với một bên chân tàn tật khiến cô phải héo hắt mỗi khi cười. Cái tên "Madeleine" đã được giáo viên tiếng Pháp tại trường trung học ở Sài Gòn thêm vào khi cô và em gái Thiều Thị Tân Danielle theo học từ những năm 1960. "Mado" và "Dany" 16 và 13 tuổi đã được quân giải phóng tuyển dụng để làm nổ tung trụ sở tình báo quốc gia của chế độ Sài Gòn, nơi các vụ tra tấn từng được tiến hành dưới sự giám sát của CIA.
Vào ngay đêm trước sứ mạng, họ đã bị phản bội và bị bắt khi đang đạp xe từ trường về nhà. Khi Mado không chịu cung khai các danh tính của quân giải phóng, cô đã bị treo lộn ngược và cho điện giật, đầu bị nhận chìm trong một xô nước. Sau đó họ đã bị "biến mất" để đi đến đảo Côn Sơn, nơi họ bị xích trong các "chuồng cọp" - loại xà lim quá nhỏ hẹp khiến không thể đứng lên được, từ trên là vôi bột và phân ném xuống. Ở tuổi 16, Dany đã khắc lời thách thức của họ lên vách tường: "Chào những đồng chí và bạn hữu của chúng tôi". Những lời chạm khắc ấy vẫn còn ở đó.
Tháng trước, tôi trở lại Việt Nam, nơi có nỗi đau tôi từng viết gần một thập niên trước. Một bài thơ vẫn chờ tôi trong căn phòng ở khách sạn Caravelle Sài Gòn. Được đánh máy bằng tiếng Anh, đó là lời "chân thành cầu nguyện" cho "những viên đá [của đời] được mềm đi" và kết thúc bằng, "Tôi vẫn sống, vẫn đấu tranh... Xin vui lòng gọi điện..." Đó là những lời của Mado, dù tôi vẫn thích gọi nàng bằng Tạo, cái tên Việt Nam. Chúng tôi đã mất liên lạc, tôi được biết về công việc của cô tại Viện Sinh thái, cuộc hôn nhân với một người lính quân giải phóng và sự ra đời của một đứa con trai bất chấp tất cả những gì từng gây ra cho cô trong các chuồng cọp.
Dany nhỏ nhắn,giờ đã 57 tuổi, luồn lách qua các đám đông du khách và doanh nhân trong tiền sảnh khách sạn Caravelle. Tạo đang đợi ở xe taxi phía ngoài. Năm năm trước, cô đã bị đột quỵ, bị mất tiếng và không xử dụng được phần lớn cơ thể của mình, nhưng bây giờ đã hồi phục và mặc dù cô ấy cần phải dựa vào tay của bạn, cô ấy thực sự nhìn không khác gì so với khi cô ấy nói với tôi rằng lòng cô "cất cánh bay". Chúng tôi lái xe ngang qua những người canh giữ cho một nước Việt Nam mới, những khách sạn và khu chung cư đang được xây dựng, sau đó đi vào một làn xe nơi có mùi khói củi tỏa lan, các trẻ em chăm chú nhìn và những con ếch nhảy trước đèn pha của chúng tôi.
Các bức tường tại nhà của Tạo là một dàn dựng tự hào của những gì đạt được từ đau đớn và cuộc đấu tranh: cô và Dany tại trường Marie Curie, sưu tập những lời hô hào của ông Hồ; những thư từ của những người đồng chí đã khuất từ lâu. Thoạt tiên, tất cả trông như những đóa hoa được ép khô giữa các trang của một cuốn sách bị lãng quên. Nhưng không: đây là chính những biểu tượng và nguồn cảm hứng của sự phản kháng mà các thế hệ mới phải tái tạo tất cả lại một lần nữa, bởi vì chiến trường thay đổi, những kẻ thù thì không. "Mỗi lần bị xâm lăng" Tao nói, "chúng tôi sẽ đánh đuổi. Đồng thời chúng tôi cũng tranh đấu để gìn giữ linh hồn của mình... Đó chẳng phải là những bài học của Việt Nam và của lịch sử hay sao ?"
Tôi từng được nghe kể về một câu chuyện bi thảm của một người Pháp đến Hà Nội trong vụ đánh bom hồi Giáng sinh năm 1972. "Tôi đã trú trong Bảo tàng Lịch sử," ông nói, "và ở đó, làm việc dưới ánh nến, với các máy bay B-52 trên đầu là những người nam nữ trẻ hết lòng sao chép được càng nhiều huy chương đồng và các tác phẩm điêu khắc càng tốt khi họ còn có thể. Họ nói với tôi "Ngay cả khi bản gốc có bị phá hủy, một cái gì đó sẽ vẫn tồn tại và cội nguồn của chúng tôi sẽ được bảo vệ".
Lịch sử chứ không phải ý thức hệ, là một hiện diện sống thực ở Việt Nam. Ở đây, những kinh nghiệm lịch sử hun đúc nên một sự khéo léo và lòng kiên trì chung đến các giới hạn cao nhất của con người. Ở miền Nam, hàng ngũ lãnh đạo lực lượng giải phóng từng là một liên minh của người Công giáo, tự do, Phật giáo và cộng sản, và hầu hết những người từng chiến đấu trong quân đội miền Bắc là những nông dân yêu nước. Với cấu trúc và kỷ luật của mình, chủ nghĩa cộng sản đã là phương tiện mà nhờ đó mà cuộc chiến tranh dành độc lập kéo dài của Việt Nam đã được chiến đấu và chiến thắng. Điều này được đánh giá cao từ những người Việt nam ngày nay, những người nhắc vu vơ đến "thời kỳ chủ nghĩa cộng sản" như thể đảng không còn nắm quyền nữa. Điều quan trọng bây giờ chính là Việt Nam. Đến thăm viện bảo tàng ở Hà Nội, rõ ràng là từ ngữ mà Hồ Chí Minh không bao giờ ngừng sử dụng là "độc lập": "quyền không bao giờ đầu hàng". Trong thời nghỉ hưu, Tổng thống Dwight Eisenhower đã viết rằng, nếu chính quyền của ông không trì hoãn (phá hoại) cuộc bầu cử quốc gia từng được nhất trí tại hội nghị Liên Hợp Quốc ở Geneva năm 1954, "có thể đến 80 phần trăm dân số đã bỏ phiếu cho Hồ".
Tôi nghĩ về điều này trên đường trở về từ nhà Tao. Hơn 20 năm chiến tranh sẽ không xảy ra. Ba triệu người sẽ còn được sống. Không có những trẻ em bị biến dạng vì chất độc da cam. Không có những bàn chân đã bị thổi bay bởi bom chùm từng được thử nghiệm ở đây. Trên chuyến tàu đêm đến Đà Nẵng, tôi có thể nói rằng nếu nối các hố bom lại với nhau, sẽ không để lại ngay cả các thành Pompeii của chiến tranh, có lẽ ngoại trừ các bia mộ từ nghĩa trang của những dân quân chống máy bay ở phía xa. Họ đã từng là những phụ nữ trẻ như Mado và Dany. Tại Hà Nội, tôi đã lấy một xe taxi đến Khâm Thiên, con phố lần đầu tiên tôi nhìn thấy vào năm 1975, nằm hoang phế vì bom B-52 đã phá hủy từng ba căn nhà một. Một khu nhà bị san bằng, nơi 283 người đã chết bây giờ là tượng đài hình một bà mẹ và trẻ em. Có những đóa hoa tươi; và xe cộ gầm rú chạy ngang.
Ngồi trong một quán cà phê với những bóng ma không cần thiết, tôi đọc được rằng ngài David Richards, đại tướng Anh quốc đã từng kêu gọi NATO chuẩn bị "cho một vai trò 30 - hoặc 40-năm" ở Afghanistan. NATO được cho là đã từng chi 50 đô/phút cho mỗi du kích Taliban họ sát hại được, và bom chùm vẫn còn một vũ khí được ưa chuộng. Vị tướng bày tỏ sự quan tâm của mình đến người dân Afghanistan. Người Pháp và người Mỹ cũng nói rằng họ chăm sóc cho "những người da màu" mà họ đã giết chết với số lượng công nghiệp.
Khi tôi ở Việt Nam lần cuối vào 15 năm trước để làm một bộ phim, chạm trán duy nhất của tôi với các giới chức là sự quan tâm của Bộ Văn hóa về các cảnh tôi đã quay ở Mỹ Lai, nơi hàng trăm người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị giết hại vào năm 1968, có thể xúc phạm đến người Mỹ. Tại Sài Gòn, Nhà Bảo tàng Tội ác chiến tranh đã được đổi tên thành nhà Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Ở bên ngoài, những người khách du lịch được chào mời bản sao chép lậu của cuốn Lonely Planet Guide, với sự cống hiến có dụng ý cho một cảm giác Mỹ của chữ "Nam".
Có lẽ người Việt Nam đủ khả năng để rộng lượng, nhưng tôi nghĩ các nguyên nhân thì sâu sa hơn. Kể từ sau chiến dịch Đại Thắng vĩ đại, chính sách đã kết thúc được tình trạng vây bủa dường như vô tận. Màu sắc và sinh khí đã đến như những làn sóng bùng vỡ; Hà Nội, với các hồ bao phủ sương mù và các đại lộ từng một thời lỗ chỗ bởi các hầm trú ẩn không kích, bây giờ là một thành phố của duyên dáng tự tin và trẻ trung. Có những tự do để bỏ qua, luồn lách và lung lạc các phê phán kiểu Stalin cũ. Báo chí đưa các viên chức về với nhiệm vụ và nguyền rủa tham nhũng, nhưng sau đó, đôi khi, có những tiêu đề hết sức ảm đạm: "kẻ bị cáo buộc quấy rối phải đối diện với xét xử". Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, đã bị buộc tội có những "hành vi bất hợp pháp chống lại nhà nước". Những điều ấy là một ranh giới mập mờ mà bạn không dám bước qua.
Bill Clinton đã đến ăn trưa tại khách sạn của tôi tại Hà Nội. Ông điều hành một tổ chức từ thiện có hoạt động tại Việt Nam. Năm 1995, ông đã "bình thường hóa quan hệ" giữa Washington và Hà Nội. Điều đó có nghĩa là Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hội đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng Thế giới cho phép họ đi theo một "thị trường tự do", hủy bỏ các dịch vụ công cộng miễn phí của mình và trả hết các khoản nợ còn lại của chế độ Sài Gòn không còn tồn tại: tiền đã từng giúp tài trợ chiến tranh Mỹ. Việc bồi thường chiến tranh từng được Tổng thống Richard Nixon đồng ý trong Hiệp Định Paris 1973 đã bị bỏ qua. Bình thường hóa cũng có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài đã được cung cấp miễn thuế tại các "khu kinh tế chế biến" với phí tổn lao động "cạnh tranh" (rẻ).
Cuối cùng người Việt Nam đã được cấp cho tính cách thành viên của "cộng đồng quốc tế", chừng nào họ còn tạo ra được một xã hội dựa trên sự bất công và bóc lột lao động và từ bỏ các dịch vụ y tế vốn là niềm ghen tị của thế giới đang phát triển bằng các tiên phong của mình trong khoa nhi và chăm sóc trẻ thơ, cùng với một hệ thống giáo dục miễn phí đem đến một trong những tỷ lệ biết chữ cao nhất thế giới. Ngày nay, người dân thường phải trả cho nhà trường và các chăm sóc y tế, tầng lớp quý tộc gởi con em của họ đến các trường học đắt tiền trong "thành phố quốc tế" của Hà Nội và săn được học bổng tại các trường đại học ở Mỹ.
Trong khi nông dân đang gặp khó khăn đã từng phải lệ thuộc vào tín dụng nông thôn từ nhà nước (lãi suất không rõ ràng), hiện nay họ phải đi vay từ giới tư nhân, những người cho vay cắt cổ từng gây taị họa cho giới nông dân. Và Chính phủ đã mời Monsanto trở lại với các thứ hạt giống đã biến đổi gen của họ. Monsanto là một trong những nhà sản xuất chất độc da cam, vốn đã mang đến Việt Nam loại chất hóa học Hiroshima của họ. Năm ngoái, Tòa án tối cao Mỹ đã bác bỏ đơn kháng cáo của luật sư đại diện cho hơn ba triệu người Việt Nam bị biến dạng do chất độc da cam. Clarence Thomas, một trong những thẩm phán, từng đã làm việc như một luật sư cho công ty Monsanto.
Trong nghiên cứu còn phôi thai "Phân tích một Cuộc Chiến" của ông, nhà sử học Gabriel Kolko cho rằng đảng của Hồ Chí Minh được hưởng sự "thành công như một phong trào xã hội phần lớn dựa trên các giải đáp của họ với lòng mong muốn của giới nông dân" và rằng sự đầu hàng các "thị trường tự do" của họ là một sự phản bội . Sự tan vỡ ảo tưởng của ông là điều dễ hiểu, nhưng nhu cầu phải quốc tế hóa một đất nước bị chiến tranh tàn phá đã là một sự tuyệt vọng, khi phải xây dựng được đối trọng với Trung Quốc, một kẻ thù xưa cũ. Không như Trung Quốc, và mặc cho những cửa hàng Gucci lớn mới ở trung tâm Hà Nội và Sài Gòn, Việt Nam vẫn chưa đi hết những con đường với tất cả tàn bạo của các "con hổ" hay những nhà tư bản thân thiết. Từ năm 1985, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đã gần như giảm đi một nửa. Và hàng chục ngàn người từng bỏ chạy trên những chiếc thuyền đã lặng lẽ trở về mà không có "một trường hợp nạn nhân hóa duy nhất" nào, theo lời các quan chức EU từng lãnh đạo chương trình hỗ trợ vào năm 1995. Ở nhiều nơi trên đất nước, những cánh rừng đang mọc lại và âm thanh của chim chóc cùng tiếng sột soạt của các động vật hoang dã lại được nghe thấy, nhờ chương trình phủ xanh đất trống đã khởi xướng từ thời chiến tranh của Giáo sư Võ Quý thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội.
Đối với tôi, giữ được khoảng cách an toàn với các lực lượng từng đổ hàng nghìn tỉ bạc một vào chiến tranh và các ngân hàng tham nhũng trong khi hủy diệt các phương tiện sống văn minh của Việt Nam là trận chiến lớn cuối cùng. Rằng sự việc giới Đảng ưu tú đã tôn trọng hoặc sợ hãi một dân tộc, qua nhiều thế hệ, đã cống hiến hết mình để lật đổ những kẻ áp bức là điều hiển nhiên trong các phản ứng thường mâu thuẫn của một nhà nước với các cuộc đình công trái phép chống lại những người chủ nước ngoài tàn nhẫn. "Có phải chúng ta trong một giai đoạn kiểu Gorbachev?" một nhà báo nói. "Hoặc có lẽ hiện nay đảng và dân đang trông chừng nhau. Xin hãy luôn nhớ rằng, Việt Nam là khác".
Vào những ngày cuối ở Sài Gòn, tôi đã đi dọc đường Đồng Khởi, không còn là một con đường của những người vội vã, hành khất, những cô gái chiêu đãi và lính tráng lóng ngóng tìm kiếm một điều gì đó vì không có chuyện làm. Hồi ấy, có lẽ tôi sẽ đi dạo qua Khách sạn Hoàng gia và nhìn lên ban công, trên tầng đầu tiên để thấy một chàng xứ Wale chắc nịch với chiếc máy ảnh của y nằm vắt trên tay. Một lời chào bằng giọng xứ Wales có thể thả xuống, hoặc loại chế nhạo mà ông từng đối xử với một sĩ quan điên loạn mà cả hai chúng tôi từng biết. Hôm nay, các ban công và khách sạn Royale đã không còn và Philip Jones Griffiths đã qua đời hai năm nay. Có lẽ anh là nhiếp ảnh gia tài năng và nhân văn nhất của bất cứ cuộc chiến tranh nào. Thân một mình, anh đã cố gắng để ngăn chặn chiến dịch "lùng diệt" từng giết chết một nhóm phụ nữ và trẻ em lẫn lộn, nhớ lại câu trả lời viên sĩ quan pháo bình đáng nhớ của anh: "Thường dân nào ?". Một trong những bức ảnh đẹp nhất của anh là bức ảnh giống như tranh vẽ của Goya về người lính giải phóng bị bắt, thương tích khủng khiếp và bị vây quanh bởi những đôi giày bốt của những người bắt mình, nhưng vẫn không hề chiến thắng được lòng anh. Đó là Việt Nam.
Phim "Cuộc chiến bạn không nhìn thấy" một bộ phim mới của John Pilger, sẽ chiếu trong các rạp chiếu phim vào ngày 12 tháng Mười Hai và được phát sóng trên ITV1 vào ngày 14 tháng Mười Hai.