Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

"Việt Nam và mặt trái của tăng trưởng"

- Việt Nam chiến đấu với mặt tối của sự tăng trưởng x-cafevn.org -
Việc cương quyết đạt cho được các mục tiêu tăng trưởng cao của chính phủ Cộng sản, cùng với sự chỉ đạo của nhà nước cho tăng lãi suất cho vay đến hơn 30% hàng năm trong những năm gần đây, đã khiến kinh tế Việt Nam lầy lụt trong tiền bạc và tạo ra một loạt các khó khăn đến đồng nội tệ. Vốn dư thừa đã gây ra một tình trạng mua vào giá cao đậm nét trong nạn lạm phát như đã được nhìn thấy tại các thị trường mới nổi khác, đánh mất lòng tin vào tiền đồng khi dân chúng nghi ngờ chính phủ mình không thể quản lý được vật giá tăng lên trong những tháng tới.

Nguồn: James Hookway, The Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
15.12.2010
Tin từ TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam - Vào lúc nhiều thị trường mới nổi đang cố gắng ngăn chặn sự gia tăng bất ổn nơi các loại tiền tệ địa phương của họ so với đồng USD, nước Việt Nam tăng trưởng và đấy hứa hẹn lại đang phải vật lộn với một vấn đề khá khác biệt dân chúng không tìm được đủ đồng đô Mỹ khi đồng tiền của chính họ đang đe dọa xuống thấp hơn.
Hôm thứ Tư, dịch vụ đầu tư Moody báo hiệu vấn đề sâu xa hơn, hạ thấp mức tín nhiệm của họ về mức nợ của chính phủ Việt Nam từ Ba3 xuống B1 một phần vì những áp lực suy giảm về tiền tệ và lạm phát của Việt Nam ngày càng tồi tệ. Dịch vụ này cũng duy trì một dự phóng tiêu cực đến thứ hạng của quốc gia, viện dẫn các món nợ khó khăn chồng chất tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy của nhà nưóc Việt Nam như là một lý do để bị tụt hạng.
Hãy gọi đấy là những mặt tối của sự bùng nổ kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tự hình thành như một trung tâm sản xuất lớn cho nền kinh tế toàn cầu, thu hút được các tên tuổi lớn như Canon Inc và Intel Corp đến vùng duyên hải của mình và đạt được một số các tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á sau Trung Quốc.
Nhưng việc cương quyết đạt cho được các mục tiêu tăng trưởng cao của chính phủ Cộng sản, cùng với sự chỉ đạo của nhà nước cho tăng lãi suất cho vay đến hơn 30% hàng năm trong những năm gần đây, đã khiến kinh tế Việt Nam lầy lụt trong tiền bạc và tạo ra một loạt các khó khăn đến đồng nội tệ. Vốn dư thừa đã gây ra một tình trạng mua vào giá cao đậm nét trong nạn lạm phát như đã được nhìn thấy tại các thị trường mới nổi khác, đánh mất lòng tin vào tiền đồng khi dân chúng nghi ngờ chính phủ mình không thể quản lý được vật giá tăng lên trong những tháng tới.
Trong khi đó, không như nhiều nước châu Á, Việt Nam đang bị thâm thủng thương mại lớn khiến tạo thêm áp lực lên tiền đồng. Các quan chức ở đây hy vọng một mức thâm hụt 12 tỷ USD trong năm nay, ít thay đổi so với năm 2009.
Tiền đồng đã thực sự mất khoảng một phần năm giá trị của nó so với đồng đôla Mỹ kể từ giữa năm 2008, và tỷ giá trao đổi đồng đô la ở chợ đen hiện nay là cao hơn từ 10% trở lên so với tỷ giá chính thức. Sự việc này dẫn đến suy đoán rằng chính phủ sẽ buộc phải phá giá đồng bạc một lần nữa trong vài tháng tới để đem giá chính thức lại gần hơn với tỷ lệ nơi thị trường bên ngoài.
Ngay thời điểm các nhà đầu tư đang đổ tiền vào các nền kinh tế tiền phương trên toàn thế giới, khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam đem đến một lời nhắc nhở rằng không phải tất cả các thị trường mới nổi đều như nhau.
Hầu hết các nước láng giềng của Việt Nam, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc nhìn thấy giá trị đồng tiền của mình tăng vọt vì các nhà đầu tư đặt cược vào sự tăng trưởng mạnh hơn ở thị trường châu Á trong khi Mỹ và châu Âu đang phải vất vả qua việc phục hồi chậm chạm từ cuộc suy thoái toàn cầu mới đây khiến đẩy đồng đô la và euro xuống thấp hơn.
Các loại tiền tệ mạnh hơn là một khó khăn với nhiều nước châu Á bởi vì chúng làm cho ngành xuất khẩu của các nước trở nên kém cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Nhưng đó không phải là một khó khăn đối với Việt Nam. Thay vì thế, dân chúng lại đang tích trữ đồng đô la và các nguồn có giá trị khác bởi vì họ coi bất cứ thứ gì cũng tốt hơn tiền đồng.
Các cửa hàng vàng bạc và đồ trang sức dọc hai bên đường Lê Lợi tại thành phố Hồ Chí Minh kinh doanh náo nhiệt nhất mỗi sáng, bán mọi thứ từ đô la Mỹ đến tiền won của Hàn Quốc cho các cư dân đang đổ tháo tiền đồng của mình trong tuyệt vọng. Các trao đổi lớn nhất thường được thực hiện từ những lái buôn vồ chụp các mặt hàng như áo sơ mi, giày dép và xoài sấy khô ở khu hầm chợ Bến Thành ở gần đó. Vào một ngày thứ Ba vừa qua, Nguyễn Thị Phương đã đặt một số cọc tiền đồng to như những viên gạch trên tủ kính tại quầy Thùy Vân, hỏi chuyển sang vàng tốn bao nhiêu tiền. Câu trả lời: 36.700.000 đồng/lượng, hoặc $1,447 USD/ounce, khoảng 2,3% cao hơn giá quốc tế ngày hôm đó.
"Thế cũng đáng để mà được yên lòng” bà Phương nói.
Việc mất niềm tin vào tiền đồng này cũng đem đến một thách thức cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, những người, cho đến nay, đã dựa vào tăng trưởng kinh tế nhanh chóng để giữ cho đất nước 85 triệu dân này hài lòng. Khi tiền đồng yếu đi, nó sẽ lôi kéo theo sự tăng giá của hàng hoá nhập khẩu và góp phần làm tăng thêm nỗi lo sợ về tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ xảy ra. Trong tháng Mười Một, chỉ số giá hàng tiêu dùng đạt đến mức 11,1%, hầu như sẽ đảm bảo rằng tỷ lệ lạm phát cả năm sẽ lên gấp đôi. Tăng trưởng kinh tế tổng thể dự kiến sẽ đạt được 6,7%.
Các nhà kinh tế cho rằng đất nước này có cũng đã sử dụng gần hết nguồn ngoại hối dự trữ của mình để hỗ trợ tiền đồng. Việt Nam giữ bí mật con số chính xác về ngoại hối dự trữ của mình, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần đây đã ước tính đất nước này có đủ để cung cấp ngoại hối cho 1.8 tháng nhập khẩu - một số lượng mỏng manh nguy hiểm và quá ngắn với con số ba tháng mà các cơ quan đa phương cho rằng đủ.
Một vấn đề là từ lâu người Việt Nam đã quen với việc kinh doanh ngoại hối, và đôi khi đã mua đất đai, hàng hóa đắt tiền khác bằng vàng thay vì tiền giấy. Theo số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới, người dân ở đây tiêu thụ vàng trên mức bình quân đầu người là gấp 10 lần hơn so với dân Trung Quốc và khoảng gấp đôi so với người Ấn Độ.
Các kinh tế gia chính phủ ước tính rằng có đến 5 tỷ USD tiền giấy của Mỹ được cầm giữ bên ngoài hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, nhồi nhét dưới nệm giường hoặc giấu trong những ngóc ngách trong nhà, đủ để trang trải số thâm hụt dự kiến của Việt Nam trong năm nay.
Trong những tuần này, các nhà hoạch định kinh tế của Hà Nội đã báo hiệu ý định sẽ hành động nhiều hơn để chiến đấu với khó khăn về tiền tệ của họ thay vì cứ liên tục tập trung chống đỡ các số liệu tổng sản phẩm nội hóa tăng trưởng hàng đầu như đã từng làm trong các năm qua.
Tháng trước, ngân hàng trung ương đã đẩy lãi suất cho vay tiêu chuẩn của mình từ 8% lên đến 9% để hỗ trợ tiền đồng và kềm giữ giá, trong khi chính phủ đã thình lình đánh một khoản thuế 10% lên vàng xuất khẩu để giúp chống đỡ việc cung cấp kim loại này và ngăn chặn bất kỳ tiềm năng hoảng loạn nào.
Các quan chức tại Vinashin - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam cũng đang vật lộn để sắp xếp lại một số khoản trong 4,4 tỉ đô la nợ của mình sau khi công ty này gần như đã sụp đổ trong mùa hè. Một số lãnh đạo hàng đầu đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc đã che giấu mức độ khó khăn của công ty, và các nhà quản lý mới do chính phủ bổ nhiệm đã nói với chủ nợ là công ty đóng tàu có thể không có khả năng trả được 60 triệu tiền nợ ban đầu của một khoản vay hợp vốn 600 triệu từ Credit Suisse vào năm 2007- một sự thất bại có thể làm lu mờ nặng nề đến uy tín quốc tế của đất nước.
Các quan chức Vinashin đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Một phát ngôn viên của Credit Suisse cho biết, ngân hàng đầu tư cũng không có ý kiến gì.
"Việc không sẵn sàng hỗ trợ một công ty có vẻ như chiến lược ... đặt ra nghi vấn rộng rãi về thể chất của khu vực doanh nghiệp nhà nước cùng uy tín để chính thức nắm giữ các dự trữ ngoại hối," Moody's cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ chính phủ định giá hàng hóa như than đá và xăng dầu để giữ gía cả trong vòng kiểm soát. Trong số các công cụ của ông, vốn đến nay vẫn chưa được dùng đến, là những được quy định mới cho phép chính phủ áp đặt kiểm soát giá cả lên các hàng hoá, dịch vụ sản xuất bởi các công ty nước ngoài và tư nhân ngoài các doanh nghiệp nhà nước.
"Tất cả các nhà chức trách phải có biện pháp mạnh để kiểm soát giá vàng và ổn định lãi suất, giá trao đổi ngoại hối và trừng phạt nạn đầu cơ vàng và ngoại tệ", ông Dũng cho biết đầu tháng này.
Không rõ là liệu các chính sách hiện tại có đủ để ngăn chặn sự ung thối. Trong một bản nghiên cứu gởi đến các khách hàng tháng này, Capital Economic đạt câu hỏi là phải chăng Việt Nam đang đi đến một cuộc khủng hoảng vào năm 2011.
Câu trả lời, kinh tế gia Kevin Grice cho biết là "Đúng như thế", trừ khi Việt Nam phải chuyển động tích cực hơn để tăng lãi suất và trong khi khuyến khích tăng trưởng, vẫn phải hành động nhiều hơn để giải quyết vấn đề chi tiêu của doanh nghiệp nhà nước, vốn cũng góp phần làm thâm hụt ngân sách.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuần trước đã cảnh báo rằng Hà Nội cần thắt chặt chính sách tiền tệ và phải hành động nhiều hơn để cắt giảm nợ công. "Phải cần đến các cải cách hơn nữa để bảo vệ một hệ thống tài chính mạnh mẽ, có hiệu quả và dựa vào thị trường", ông Masato Miyazaki, trưởng châu Á-Thái Bình Dương của IMF đã cho biết trong một tuyên bố.
Có lẽ Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng Một sẽ xác định việc ông Dũng và các nhà lãnh đạo khác sẵn sàng đi xa đến đâu - và ngay cả nếu họ còn tồn tại được để thúc đẩy qua các thay đổi về chính sách. Đại hội được tổ chức mỗi năm năm này sẽ xác định xem liệu ông Dũng có được bổ nhiệm làm Thủ Tướng cho nhiệm kỳ thứ hai hay không và có thể sẽ hình thành được tầm xa của bất kỳ kế hoạch cải cách nào.
Các nhà phân tích cho biết, nếu các nhà hoạch định chính sách của Hà Nội hành động dứt khoát bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ, họ có thể khôi phục lòng tin ở Việt Nam, các thị trường tài chính của mình và dần dần phục hồi được tiền đồng đang suy yếu.
Các nhà phân tích thị trường chứng khoán cho biết giá cổ phiếu ở đây đã rút lại đến một mức khiến hiện nay chúng trở nên hấp dẫn, với việc chỉ có tỉ giá ở Pakistan là rẻ hơn trên cơ sở hệ số giá dựa trên thu nhập. Các nhà môi giới cho biết, hôm thứ tư, VN-Index đóng cửa tại mức 0,8% cao hơn ở 493,47 điểm trong xu thế của bối cảnh của giao dịch khối lượng lớn vì suy đoán rằng sự thay đổi trong trọng tâm của chính phủ có thể giúp ổn định giá cả.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng Việt Nam sẽ khó thoát khỏi những cách thức cũ của mình. Hiện tại, chính phủ đang tinh đến một tỷ lệ lạm phát tối thiểu là 7% một năm trong năm năm tới, cao hơn so với các nước láng giềng, trong một dấu hiệu cho thấy họ có ý định theo đuổi các chính sách nhắm mục tiêu phát triển bằng mọi giá.
Ông Nguyễn Quang A nói rằng: "Đây không phải là một cách bền vững để điều hành một nền kinh tế". Ông là kinh tế gia điều hành nhóm tư vấn kinh tế độc lập duy nhất của Việt Nam trước khi các thành viên sáng lập của nhóm phải lựa chọn việc ngưng hoạt động vì sự thắt chặt kiểm duyệt của chính phủ.
----------


-"Việt Nam và mặt trái của tăng trưởng" (Bee)-Sự yếu kém của tiền đồng nhắc nhở rằng không phải tất cả các thị trường mới nổi đều giống nhau khi được các nhà đầu tư toàn cầu rót vốn.


17/12/2010 14:19:15
- Sáng 16/12, trang chủ tờ thời báo Phố Wall (Wallstreet Journal) có bài viết về kinh tế Việt Nam trong cuộc chiến chống mặt trái của bùng nổ tăng trưởng.
TIN LIÊN QUAN
Ngày 15/12, Moody’s Investors Service hạ xếp hạng trái phiếu chính phủ của Việt Nam từ Ba3 xuống B1, một phần do sức ép giảm giá của tiền đồng và tình hình lạm phát của Việt Nam xấu đi.
Moody’s cũng duy trì triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng của Việt Nam, đồng thời chỉ ra do tình hình nợ nần của một doanh nghiệp nhà nước như Vinashin cũng là một lý do hạ bậc xếp hạng của Việt Nam.
 
Tăng trưởng chủ yếu nhờ đầu tư ngân sách (IE)
Tăng trưởng Việt Nam chủ yếu nhờ đầu tư ngân sách (IE)

Khi nhiều thị trường mới nổi nỗ lực ngăn đà tăng bất ổn của đồng nội tệ thì Việt Nam đang gặp phải vấn đề khác: sự suy giảm của tiền đồng. Đây có thể coi là mặt trái của sự bùng nổ kinh tế tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã từng bước phát triển thành trung tâm sản xuất lớn của thế giới, và hấp dẫn nhiều tên tuổi lớn như Canon Inc. và Intel Corp. đầu tư. Nhưng quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục của Chính phủ, cùng với chỉ tiêu tín dụng hàng năm hơn 30% trong những năm trở lại đây đang khiến thị trường Việt Nam tràn ngập dòng vốn và gây ra nhiều vấn đề đối với đồng nội tệ.
Lượng vốn lớn quá mức đang đẩy lạm phát lên mức cao, như mức lạm phát ở các thị trường mới nổi khác, làm giảm niềm tin vào tiền đồng do người dân nghi ngờ việc Chính phủ có thể kiểm soát giá cả tăng trong những tháng tới.
Khác với các nước châu Á khác có thặng dư thương mại lớn, Việt Nam lại thâm hụt thương mại lớn. Điều này cũng gây áp lực giảm giá lên tiền đồng. Tiền đồng đã mất khoảng 1/5 giá trị so với USD kể từ giữa năm 2008. Tỷ giá USD chợ đen hiện cao hơn 10% hoặc hơn thế so với tỷ giá chính thức. Điều này làm tăng dự đoán Chính phủ sẽ bắt buộc phải phá giá tiền đồng lần nữa trong vào tháng tới để đưa hai mức tỷ giá về gần nhau.
Đồng nội tệ mạnh hơn là vấn đề với nhiều nước châu Á bởi điều này khiến xuất khẩu của họ kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng đây không phải vấn đề với Việt Nam. Thay vào đó, người dân hiện nay đang tích trữ USD và các loại giá trị khác bởi họ coi cái gì cũng tốt hơn tiền đồng.
Theo tờ Wallstreet Journal, sự mất niềm tin vào tiền đồng cũng đặt ra thách thức cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Khi tiền đồng yếu đi, giá hàng hóa nhập khẩu tăng, gây lo ngại lạm phát cao.
Theo các nhà kinh tế, Việt Nam dùng phần lớn dự trữ ngoại hối của mình để hỗ trợ tiền đồng. Việt Nam không công bố chi tiết mức dự trữ ngoại hối, song theo IMF dự đoán gần đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đủ để cấp cho 1,8 tháng nhập khẩu – mức này được coi là thấp một cách nguy hiểm.
Một vấn đề nữa là người Việt Nam quen dùng ngoại tệ trong nhiều giao dịch, đôi khi còn dùng vàng để mua bán bất động sản và những hàng hóa đắt khác thay vì tiền đồng. Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới, người Việt Nam tiêu thụ lượng vàng tính theo đầu người gấp 10 lần so với người Trung Quốc, và khoảng gấp 2 so với người Ấn Độ.
Các nhà kinh tế thuộc Chính phủ cũng ước tính có khoảng 5 tỷ USD được lưu hành bên ngoài hệ thống ngân hàng Việt Nam – mức tiền đủ để trang trải thâm hụt cán cân thanh toán dự báo của Việt Nam trong năm nay.
Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất cho vay từ 8% lên 9% để hỗ trợ tiền đồng và kiểm soát giá. Chính phủ cũng tiến hành đánh thuế 10% đối với hoạt động xuất khẩu vàng để đảm bảo nguồn cung.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ ấn định giá các mặt hàng như than và xăng dầu để ổn định giá. Trong số các chính sách mới bao gồm việc cho phép chính phủ kiểm soát giá hàng hóa và dịch vụ của các công ty tư nhân và nước ngoài, cùng với kiểm soát giá của các doanh nghiệp nhà nước.
Tờ Wallstreet cho rằng không rõ liệu các chính sách hiện tại có đủ để giải quyết các vấn đề hiện nay của Việt Nam.
Trong một nghiên cứu gửi khách hàng tháng này, Capital Economics, một trong những tổ chức nghiên cứu kinh tế vĩ mô hàng đầu, đã đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam có chứng kiến khủng hoảng trong năm 2011.
Câu trả lời, theo nhà kinh tế học Kevin Grice của Capital Economics, là “có”, trừ khi Việt Nam có động thái quyết liệt để lãi suất tăng hơn nữa, đồng thời tiến hành hơn nữa các biện pháp giải quyết vấn đề chi tiêu của doanh nghiệp nhà nước.
Một số nhà phân tích cho rằng sẽ khó để Việt Nam bỏ hướng đi cũ. Chính phủ dự đoán lạm phát ít nhất 7% trong 5 năm tới, cao hơn nhiều so với các nước láng giềng, chứng tỏ ý định theo đuổi chính sách tăng trưởng bằng mọi giá và theo mục tiêu đề ra.
(Theo WSJ)
--------
-Năm 2010: Ngắn đã thông nhưng dài còn tắc(TVN
Nếu nói về mặt giải quyết tình thế, chúng ta đã tương đối thành công nhưng những mặt liên quan đến phát triển lâu dài, đảm bảo tính bền vững thì ta chưa tạo được nhiều chuyển biến - TS Cao Sĩ Kiêm nhìn nhận về năm 2010.
LTS: Cuối năm là dịp để cùng chiêm nghiệm về năm cũ và chuẩn bị cho năm mới. Nhân dịp này, mời bạn đọc cùng Tuần Việt Nam nhìn lại toàn cảnh bức tranh chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam trong năm qua. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ: tuanvietnam@vietnamnet.vn.
TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
Rút kinh nghiệm chỉ đạo điều hành
Phải nói năm 2010 là năm khó khăn. Tình hình thế giới bắt đầu ổn định khôi phục nhưng chưa đều và không như mong muốn, dự kiến của ta. Tình trạng thất nghiệp, lạm phát, thiếu việc làm một số quốc gia căng thẳng hơn. Đặc biệt suy giảm như thế nên xung đột tiền tệ qua tỉ giá, nhất là những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số nước khác căng thẳng hơn, có thể đe dọa dẫn đến xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ. Trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra thường xuyên, một số vùng thiệt hại nặng.
Thứ hai là những khuyết điểm tồn tại trong cơ cấu kinh tế, điều hành những năm trước đọng lại buộc Việt Nam phải đối mặt trong năm 2010. Nhất là những vấn đề dài hạn như ổn định kinh tế vĩ mô, nhập siêu, bội chi ngân sách, hệ số ICOR, những nút thắt trong nền kinh tế như thiếu điện, tắc nghẽn giao thông, thủ tục hành chính....
TS Cao Sỹ Kiêm.
Sau một năm nhìn lại, có thể thấy, với kinh nghiệm điều hành trước đó, kể từ việc chống lạm phát năm 2008 đến chống suy giảm năm 2009, chúng ta đã có những chỉ đạo sát hơn, toàn diện và đầy đủ hơn cho năm 2010.
Nhờ vậy, Việt Nam đã thu về những kết quả tương đối rõ nét, tích cực như trong 21 chỉ tiêu chủ yếu thì có 16 chỉ tiêu đạt được. Tăng trưởng của Việt Nam không những đạt mức đề ra là 6,5 mà còn tăng lên 2% tức là 6,7. Bội chi ngân sách, nhập siêu tuy vẫn còn cao nhưng đã giảm hơn so với năm trước. Chúng ta chặn được đà suy giảm nhưng đồng thời khôi phục nền kinh tế với tốc độ tương đối hợp lí và nhanh, cao so với khu vực và thế giới.
An sinh xã hội cũng đã có giải quyết tốt hơn. Trong điều kiện khó khăn như thế, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, vấn đề đời sống của những tầng lớp nghèo vùng sâu vùng xa, những nơi bão lũ giải quyết tương đối tích cực. Chúng ta cũng tạo nên yếu tố mới để cho sự giúp đỡ cộng đồng, hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn.
Đó là những nét cơ bản về kết quả 2010.
Ba tồn tại lớn
Tuy nhiên, năm 2010 cũng đang bộc lộ những tồn tại, với ba vấn đề lớn:
Nếu nói về mặt giải quyết tình thế, chúng ta đã khá thành công: chống lạm phát thành công 2008, chống suy giảm thành công 2009, và 2010 là khôi phục kinh tế chặn được đà suy giảm, khôi phục kinh tế tương đối nhanh, cân đối được hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Nhưng những mặt  liên quan đến phát triển lâu dài, đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế thì chưa tạo được nhiều chuyển biến.
Cơ cấu kinh tế chưa chuyển được bao nhiêu. Nông nghiệp vẫn xuất hàng thô là chủ yếu; chế biến bảo quản phân phối lưu thông chưa giải quyết được; thị trường chưa tổ chức tốt; đầu tư cũng tăng lên chưa tương ứng... công nghiệp mũi nhọn, hỗ trợ, đầu đàn, có giá trị gia tăng cao chưa phát triển nhanh, phần gia công còn nhiều...
Ta đã đẩy được xuất khẩu lên rất nhanh, đạt mức gần 20% trong khi kế hoạch đặt ra chỉ là 6%. Tuy nhiên, xuất khẩu của ta vẫn nặng yếu tố gia công. Nhập khẩu nhiều mới xuất được nhiều. Đó là những cái yếu kém trong cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chậm cải thiện còn thể hiện rõ trong hệ số ICOR cao trong khu vực kinh tế quốc doanh. Trong khi đó, việc phát huy sức mạnh tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa làm được bao nhiêu.
Hơn nữa, bên cạnh việc cơ cấu, sắp xếp lại DNNN, việc bổ sung hoàn chỉnh hệ thống thể chế, nâng cao chất lượng nguồn lực, tác nghiệp của người lao động cũng như khả năng quản trị quản lí của người lãnh đạo doanh nghiệp - những yếu tố đảm bảo bền vững lâu dài lại chưa tạo được kết quả cân xứng.
Trong điều hành nổi lên sự phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng. Quản lí kinh tế, con người, nhân sự có những vấn đề xảy ra nhiều tiêu cực tham nhũng, mất mát thất thoát tài sản, cán bộ.
2011: Lấy ổn định vĩ mô là chủ yếu
Bước sang năm 2011, nhìn chung, kinh tế thế giới vẫn khó chuyển nhanh. Những tiềm ẩn rủi ro phức tạp vẫn còn nhiều. Khả năng giải quyết những vấn đề lớn của nền kinh tế thế giới cũng còn đang chưa rõ.
Ví dụ hiện nay xung đột tiền tệ giữa các nước, giải quyết thị trường giữa các nước vẫn chậm chạp. Nhiều cuộc họp quốc tế kể cả môi trường, kinh tế... ít đạt được đồng thuận.
Có thể nói, kinh tế thế giới sang năm sẽ có những biến động theo chiều hướng tích cực, tuy chỉ có mức độ. Những khó khăn, tồn tại vẫn còn, thậm chí có thể diễn biến phức tạp hơn.
Trong nước, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn do tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như những tồn tại trong nội tại nền kinh tế, trong cơ cấu, điều hành quản lý, đồng thời cũng phải xử lý những khó khăn mới.
Vì thế, mục tiêu của năm 2011 đã được Quốc hội đặt ra vẫn phải lấy ổn định kinh tế vĩ mô là chủ yếu, chú ý khai thác chiều sâu, tạo dựng yếu tố bền vững.
Tất nhiên chúng ta cũng phải tranh thủ tối đa khi điều kiện xuất hiện thì tăng trưởng phù hợp. Tuy nhiên, tăng trưởng phải có chất lượng, tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, vấn đề môi trường để đảm bảo chất lượng cho phát triển, cho cuộc sống.
Từ những chỉ tiêu đó, ta chú trọng khai thác chiều sâu, hiệu quả hơn là khai thác tốc độ. Có như thế ta mới đối phó những tác động kinh tế thế giới, và những tác động thiên nhiên cũng như đảm bảo kinh tế phát triển bền vững.
Điều kiện của năm 2011 tốt hơn năm 2010 này, nên mục tiêu là phải đạt mức phát triển cao hơn. Năm 2011 sẽ là năm bắt đầu ổn định và phát triển với tốc độ cao hơn.
Như vậy, mục tiêu năm sau của chúng ta là cố gắng làm hai nhiệm vụ chủ yếu: tăng trưởng mạnh 7%, lạm phát phải dưới 7%, tức là tăng trưởng cao hơn lạm phát để đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững. Hướng theo mục tiêu đó, chúng ta cần đặc biệt chú ý mục tiêu xã hội, môi trường là 2 điểm yếu của nền kinh tế.
Về địa bàn phát triển, chúng ta tập trung ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, nông dân và lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tháo ngòi nổ lạm phát
Muốn thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch 2011, phải có 2 giải pháp cơ bản:
Giải pháp trước mắt, cũng là xuyên suốt cho năm 2010 và 2011 là giải quyết  vấn đề lạm phát. Đây là ngòi nổ có thể gây bất ổn định, chúng ta phải tìm mọi cách để ép giảm dần.
Đồng thời, phải giải quyết cơ bản những điểm nghẽn kinh tế: điện, tắc nghẽn giao thông, thủ tục hành chính... Những vấn đề này không chỉ là ảnh hưởng đến sản xuất mà còn tác động trực tiếp đến đời sống người dân.
Trong đó, việc xử lý vấn đề lạm phát là cơ bản. Đó vừa là vấn đề trước mắt, nhưng cũng là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững lâu dài.
Về dài hạn, ta phải làm mấy việc: Một là, cấu trúc lại nền kinh tế; đổi mới lại cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ, cơ cấu đầu tư, sử dụng nhiều lao động, sản xuất nhiều hàng chất lượng cao... sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh, sắp xếp lại đầu tư công.
Thứ hai là đổi mới hệ thống thể chế, hoàn chỉnh hệ thống luật tạo động lực mới xóa bỏ những bao cấp, gây rối phá hoại thị trường buông lỏng...
Thứ ba là đào tạo lại chất lượng nguồn lực, kể cả người lao động tác nghiệp tại khu vực nông thôn.
Thứ tư là đổi mới mạnh mẽ cách điều hành bằng cách phân công trách nhiệm cụ thể, gắn trách nhiệm với quyền hạn, gắn vị trí xã hội với kinh tế, gắn nghị quyết với hành động, việc làm với lời nói, và tôn vinh nhanh những người làm tốt, xử lí nghiêm những sai phạm. Phải rõ ràng minh bạch công khai.



Tổng số lượt xem trang