Nhưng cho dù có đề cập tới việc chặn Facebook, việc sử dụng phần mềm độc để theo dõi người dân, hay việc phá hoại các trang web, hay không thì như tôi nói nhân Ngày Quốc tế nhân quyền, rằng đúng là tự do Internet tại Việt Nam xấu đi.-Đại sứ Hoa Kỳ: ‘Mạng xã hội là một phần cuộc sống ở Việt Nam’
VOA: Ông chuẩn bị rời Việt Nam trong tháng này, sau khi kết thúc ba năm công tác tại đây. Liệu ông có nhớ món phở của người Việt không?
Đại sứ Michael Michalak: Chắc chắn là tôi sẽ nhớ phở. Tôi không nghĩ là tôi có thể tìm được một bát phở ngon ở ngoài biên giới Việt Nam. Nhưng điều làm tôi nhớ nhất chính là sự nồng hậu và tình bạn hữu của người dân Việt Nam. Tôi cũng sẽ nhớ những bãi biển đẹp, những ngọn núi hùng vĩ ở Tây Nguyên hay tại khu vực miền bắc như ở Sa Pa chẳng hạn. Và cả sông Mekong nữa.
Đây là một đất nước xinh đẹp sẽ khiến tôi phải nghĩ về nó sau khi rời Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ mãi rời Việt Nam. Tôi dự định sẽ làm việc trong mọi khả năng của mình để cải thiện quan hệ Việt – Mỹ.
Trong hơn ba năm tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến mối quan hệ cải thiện đáng kể cũng như lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau tiếp tục được củng cố. Điều này cũng nhờ có công của những người tiền nhiệm của tôi đã tạo một nền móng tốt để hai bên có thể tiếp tục xây dựng, mở rộng và tăng cường mối bang giao trong tương lai.
VOA: Trong phát biểu nhân ngày Nhân quyền Quốc tế hôm 9/12/2010, ông có nói rằng, xin trích, ‘hơn ba năm trước, tôi đã cam kết tại Thượng viện Hoa Kỳ rằng sẽ nỗ lực thúc đẩy ba lĩnh vực ưu tiên với tư cách Đại sứ: gia tăng thương mại song phương; nâng gấp đôi số sinh viên sang du học tại Hoa Kỳ, và nỗ lực cải thiện nhân quyền ở Việt Nam’. Giờ nhìn lại, ông thấy mình đã đạt được hết ba mục tiêu ông đặt ra chưa, thưa Đại sứ?
Đại sứ Michael Michalak: Về mặt quan hệ kinh tế, mức tăng trưởng thật ngoạn mục. Thật khó tưởng tượng ra rằng 15 năm trước thương mại hai chiều chỉ đạt hơn 400 triệu đôla, và năm ngoái con số đó tăng lên tới 16 tỷ đôla. Dòng chảy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tiếp tục rất lớn, mà ví dụ là việc khai trương nhà máy bán dẫn của Intel trị giá một tỷ đôla, cũng như một nhà máy sản xuất turbine gió của công ty GE trị giá hơn 70 triệu đôla tại Hải Phòng. Như vậy về kinh tế, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc.
Về giáo dục, đúng là tôi đã cam kết tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ du học. Trên thực tế, con số đã tăng gấp ba, và giờ có hơn 13 nghìn sinh viên Việt Nam đang học ở Mỹ. Hàng trăm biên bản ghi nhớ đã được ký giữa các trường đại học hai nước nhằm giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu cải thiện hệ thống giáo dục.
Còn về nhân quyền, tiến bộ chưa đồng đều. Chúng tôi vẫn còn nhiều khác biệt về nhân quyền. Thực tế, tôi đã trao đổi với ngài Chủ tịch gần đây, và chúng tôi đã nói rằng đây là lĩnh vực hai bên cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết. Nhưng tôi tin rằng thông qua đối thoại, các bất đồng sẽ được thu hẹp lại. Cho dù vẫn còn khác biệt về quan điểm, chúng tôi phải thừa nhận rằng Việt Nam đã đạt tiến bộ lớn về xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện điều kiện hành đạo của các tín đồ.
Vậy nên trong số ba ưu tiên, nhân quyền là lĩnh vực chúng tôi ít thấy tiến bộ nhất.
VOA: Như vậy, thưa ông, nhân quyền là lĩnh vực gây thách thức nhiều nhất mà hai bên cần phải giải quyết?
Đại sứ Michael Michalak: Thực ra chúng tôi đối mặt với nhiều thách thức. Mối quan hệ giữa chúng tôi dựa vào một số trụ cột, đó là trụ cột kinh tế, trụ cột an ninh, nhân quyền, giáo dục cũng như biến đổi khí hậu. Mỗi một lĩnh vực đều có cơ hội và thách thức. Nhưng tôi nghĩ rằng phần lớn người dân ở Việt Nam có thể đều đồng tình rằng chúng ta cần phải tiếp tục và mở rộng các cuộc đối thoại về nhân quyền.
VOA: Hôm 22/12, Trung tâm Hoa Kỳ của Đại sứ quán Mỹ đã đánh dấu một năm ngày khai trương trang thông tin trên Facebook. Tin cho hay, 50 thành viên năng động nhất của cộng đồng mạng đã gặp và trao đổi với ông. Có ai trong số đó nói với ông rằng họ gặp khó khăn khi truy cập trang web xã hội này hay không?
Đại sứ Michael Michalak: Không ai trong số họ nói về chuyện Facebook bị chặn, mà họ chỉ tỏ ra vui mừng vì trở thành ‘bạn’ của Trung tâm Thông tin Hoa Kỳ trên trang này cũng như tận dụng nguồn thông tin của trung tâm. Nhưng cho dù có đề cập tới việc chặn Facebook, việc sử dụng phần mềm độc để theo dõi người dân, hay việc phá hoại các trang web, hay không thì như tôi nói nhân Ngày Quốc tế nhân quyền, rằng đúng là tự do Internet tại Việt Nam xấu đi.
Tôi nghĩ điều này khá tệ vì tôi cho rằng nếu Việt Nam tiếp tục phát triển tự do Internet, tự do báo chí, tự do thảo luận thì chúng sẽ là những thành tố quan trọng giúp Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề khác. Đây là một trong các vấn đề chúng tôi mang ra thảo luận tại cuộc đối thoại nhân quyền thường niên cũng như trong các cuộc đối thoại cấp cao chúng tôi tiến hành với chính phủ Việt Nam. Ngoại trưởng Clinton đã nêu những vấn đề đó khi bà tới đây. Chúng tôi tiến hành đối thoại mạnh mẽ và thẳng thắn về những vấn đề vừa kể, và tôi hy vọng sẽ thu hẹp các khác biệt.
VOA: Trong buổi lễ đó, ông cũng nói rằng, xin trích, ‘Chúng tôi hiểu rằng để thành công ở Việt Nam, chúng tôi cần sự hiện diện trên mạng theo cách đó’. Vì sao lại như vậy, thưa ông?
Đại sứ Michael Michalak: Nhìn chung, các mạng xã hội, như Facebook, Twitter hay LinkedIn, đã trở thành một phần cuộc sống trong xã hội chúng ta. Chúng đang trở thành một cách thức để giao tiếp, liên lạc, trao đổi thông tin việc làm hay đưa ra ý kiến.
Thế nên, chúng tôi nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ muốn hòa nhập với xu hướng của thế kỷ 21, thì chúng tôi phải tham gia mạng xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi tin rằng đây là một phương thức thành công để quảng bá thông tin về các chương trình của chúng tôi cũng như giúp mọi người hiểu biết hơn về nước Mỹ.
VOA: Người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, đang ngày càng tham gia các hoạt động trên mạng nhiều hơn. Theo đánh giá của ông, các mạng xã hội, hay nói rộng ra là truyền thông xã hội, đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam?
Đại sứ Michael Michalak: Như tôi đã nói, chúng đóng một vai trò quan trọng. Bất chấp các vấn đề mà chúng tôi đã đề cập, Việt Nam vẫn là một trong những nước có người sử dụng Internet lớn nhất Đông Nam Á. Việt Nam có hàng chục triệu người lên mạng mỗi ngày để trao đổi và thu thập thông tin cũng như liên lạc.
Tôi nghĩ rằng cũng giống với các nước khác trên thế giới, mạng xã hội đã trở thành một thành phần trong xã hội Việt Nam, và đây cũng là điều chúng tôi muốn chứng kiến tiếp tục phát triển tự do và cởi mở nhằm giúp mọi người làm kinh doanh, trao đổi quan điểm hay thậm chí là hẹn hò. Tức là thực hiện bất cứ điều gì họ muốn trên mạng xã hội.
VOA: Nếu có cơ hội nói một câu với người dân Việt Nam trước khi ra đi, ông muốn nói gì, thưa Đại sứ?
Đại sứ Michael Michalak: Tôi thích Việt Nam, tôi thích Hà Nội, tôi thích TP Hồ Chí Minh, tôi thích Đà Nẵng. Đây là một đất nước xinh đẹp với những người dân tuyệt vời với một tương lai tươi sáng, và chúng tôi muốn giúp một đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn thịnh và dân chủ.
Cám ơn ông Michael Michalak. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Đại sứ Michael Michalak: Chắc chắn là tôi sẽ nhớ phở. Tôi không nghĩ là tôi có thể tìm được một bát phở ngon ở ngoài biên giới Việt Nam. Nhưng điều làm tôi nhớ nhất chính là sự nồng hậu và tình bạn hữu của người dân Việt Nam. Tôi cũng sẽ nhớ những bãi biển đẹp, những ngọn núi hùng vĩ ở Tây Nguyên hay tại khu vực miền bắc như ở Sa Pa chẳng hạn. Và cả sông Mekong nữa.
Đây là một đất nước xinh đẹp sẽ khiến tôi phải nghĩ về nó sau khi rời Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ mãi rời Việt Nam. Tôi dự định sẽ làm việc trong mọi khả năng của mình để cải thiện quan hệ Việt – Mỹ.
Trong hơn ba năm tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến mối quan hệ cải thiện đáng kể cũng như lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau tiếp tục được củng cố. Điều này cũng nhờ có công của những người tiền nhiệm của tôi đã tạo một nền móng tốt để hai bên có thể tiếp tục xây dựng, mở rộng và tăng cường mối bang giao trong tương lai.
VOA: Trong phát biểu nhân ngày Nhân quyền Quốc tế hôm 9/12/2010, ông có nói rằng, xin trích, ‘hơn ba năm trước, tôi đã cam kết tại Thượng viện Hoa Kỳ rằng sẽ nỗ lực thúc đẩy ba lĩnh vực ưu tiên với tư cách Đại sứ: gia tăng thương mại song phương; nâng gấp đôi số sinh viên sang du học tại Hoa Kỳ, và nỗ lực cải thiện nhân quyền ở Việt Nam’. Giờ nhìn lại, ông thấy mình đã đạt được hết ba mục tiêu ông đặt ra chưa, thưa Đại sứ?
Đại sứ Michael Michalak: Về mặt quan hệ kinh tế, mức tăng trưởng thật ngoạn mục. Thật khó tưởng tượng ra rằng 15 năm trước thương mại hai chiều chỉ đạt hơn 400 triệu đôla, và năm ngoái con số đó tăng lên tới 16 tỷ đôla. Dòng chảy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tiếp tục rất lớn, mà ví dụ là việc khai trương nhà máy bán dẫn của Intel trị giá một tỷ đôla, cũng như một nhà máy sản xuất turbine gió của công ty GE trị giá hơn 70 triệu đôla tại Hải Phòng. Như vậy về kinh tế, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc.
Về giáo dục, đúng là tôi đã cam kết tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ du học. Trên thực tế, con số đã tăng gấp ba, và giờ có hơn 13 nghìn sinh viên Việt Nam đang học ở Mỹ. Hàng trăm biên bản ghi nhớ đã được ký giữa các trường đại học hai nước nhằm giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu cải thiện hệ thống giáo dục.
Còn về nhân quyền, tiến bộ chưa đồng đều. Chúng tôi vẫn còn nhiều khác biệt về nhân quyền. Thực tế, tôi đã trao đổi với ngài Chủ tịch gần đây, và chúng tôi đã nói rằng đây là lĩnh vực hai bên cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết. Nhưng tôi tin rằng thông qua đối thoại, các bất đồng sẽ được thu hẹp lại. Cho dù vẫn còn khác biệt về quan điểm, chúng tôi phải thừa nhận rằng Việt Nam đã đạt tiến bộ lớn về xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện điều kiện hành đạo của các tín đồ.
Vậy nên trong số ba ưu tiên, nhân quyền là lĩnh vực chúng tôi ít thấy tiến bộ nhất.
VOA: Như vậy, thưa ông, nhân quyền là lĩnh vực gây thách thức nhiều nhất mà hai bên cần phải giải quyết?
Đại sứ Michael Michalak: Thực ra chúng tôi đối mặt với nhiều thách thức. Mối quan hệ giữa chúng tôi dựa vào một số trụ cột, đó là trụ cột kinh tế, trụ cột an ninh, nhân quyền, giáo dục cũng như biến đổi khí hậu. Mỗi một lĩnh vực đều có cơ hội và thách thức. Nhưng tôi nghĩ rằng phần lớn người dân ở Việt Nam có thể đều đồng tình rằng chúng ta cần phải tiếp tục và mở rộng các cuộc đối thoại về nhân quyền.
VOA: Hôm 22/12, Trung tâm Hoa Kỳ của Đại sứ quán Mỹ đã đánh dấu một năm ngày khai trương trang thông tin trên Facebook. Tin cho hay, 50 thành viên năng động nhất của cộng đồng mạng đã gặp và trao đổi với ông. Có ai trong số đó nói với ông rằng họ gặp khó khăn khi truy cập trang web xã hội này hay không?
Đại sứ Michael Michalak: Không ai trong số họ nói về chuyện Facebook bị chặn, mà họ chỉ tỏ ra vui mừng vì trở thành ‘bạn’ của Trung tâm Thông tin Hoa Kỳ trên trang này cũng như tận dụng nguồn thông tin của trung tâm. Nhưng cho dù có đề cập tới việc chặn Facebook, việc sử dụng phần mềm độc để theo dõi người dân, hay việc phá hoại các trang web, hay không thì như tôi nói nhân Ngày Quốc tế nhân quyền, rằng đúng là tự do Internet tại Việt Nam xấu đi.
Tôi nghĩ điều này khá tệ vì tôi cho rằng nếu Việt Nam tiếp tục phát triển tự do Internet, tự do báo chí, tự do thảo luận thì chúng sẽ là những thành tố quan trọng giúp Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề khác. Đây là một trong các vấn đề chúng tôi mang ra thảo luận tại cuộc đối thoại nhân quyền thường niên cũng như trong các cuộc đối thoại cấp cao chúng tôi tiến hành với chính phủ Việt Nam. Ngoại trưởng Clinton đã nêu những vấn đề đó khi bà tới đây. Chúng tôi tiến hành đối thoại mạnh mẽ và thẳng thắn về những vấn đề vừa kể, và tôi hy vọng sẽ thu hẹp các khác biệt.
VOA: Trong buổi lễ đó, ông cũng nói rằng, xin trích, ‘Chúng tôi hiểu rằng để thành công ở Việt Nam, chúng tôi cần sự hiện diện trên mạng theo cách đó’. Vì sao lại như vậy, thưa ông?
Đại sứ Michael Michalak: Nhìn chung, các mạng xã hội, như Facebook, Twitter hay LinkedIn, đã trở thành một phần cuộc sống trong xã hội chúng ta. Chúng đang trở thành một cách thức để giao tiếp, liên lạc, trao đổi thông tin việc làm hay đưa ra ý kiến.
Thế nên, chúng tôi nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ muốn hòa nhập với xu hướng của thế kỷ 21, thì chúng tôi phải tham gia mạng xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi tin rằng đây là một phương thức thành công để quảng bá thông tin về các chương trình của chúng tôi cũng như giúp mọi người hiểu biết hơn về nước Mỹ.
VOA: Người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, đang ngày càng tham gia các hoạt động trên mạng nhiều hơn. Theo đánh giá của ông, các mạng xã hội, hay nói rộng ra là truyền thông xã hội, đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam?
Đại sứ Michael Michalak: Như tôi đã nói, chúng đóng một vai trò quan trọng. Bất chấp các vấn đề mà chúng tôi đã đề cập, Việt Nam vẫn là một trong những nước có người sử dụng Internet lớn nhất Đông Nam Á. Việt Nam có hàng chục triệu người lên mạng mỗi ngày để trao đổi và thu thập thông tin cũng như liên lạc.
Tôi nghĩ rằng cũng giống với các nước khác trên thế giới, mạng xã hội đã trở thành một thành phần trong xã hội Việt Nam, và đây cũng là điều chúng tôi muốn chứng kiến tiếp tục phát triển tự do và cởi mở nhằm giúp mọi người làm kinh doanh, trao đổi quan điểm hay thậm chí là hẹn hò. Tức là thực hiện bất cứ điều gì họ muốn trên mạng xã hội.
VOA: Nếu có cơ hội nói một câu với người dân Việt Nam trước khi ra đi, ông muốn nói gì, thưa Đại sứ?
Đại sứ Michael Michalak: Tôi thích Việt Nam, tôi thích Hà Nội, tôi thích TP Hồ Chí Minh, tôi thích Đà Nẵng. Đây là một đất nước xinh đẹp với những người dân tuyệt vời với một tương lai tươi sáng, và chúng tôi muốn giúp một đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn thịnh và dân chủ.
Cám ơn ông Michael Michalak. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.