Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Tờ Time: Liệu những tiếng nói bảo vệ môi trường ở Việt Nam có ngăn được dự án khai thác Bauxite?

-Tờ Time: Liệu những tiếng nói bảo vệ môi trường ở Việt Nam có ngăn được dự án khai thác Bauxite?

Helen Clark
Tqvn2004 chuyển ngữ
vietnam_bauxite_mine_1221.jpg
Một mỏ bauxite tại Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng của Việt Nam, ngày 13 tháng 4 năm 2009 (Aude Genet / AFP / Getty Images)
Ngày mùng 4 tháng 10 năm ngoái, khi bùn đỏ độc hại từ nhà máy nhôm Hungary chảy về hướng sông Danube, những tiếng nói chỉ trích ngành công nghiệp khai thác mỏ bauxite non trẻ ở Việt Nam lại nổi lên sau khi bị bịt miệng vào năm 2009. Thảm họa ở Châu Âu này đã cho các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam cơ hội kêu gọi sự chú ý của mọi người vào hai mỏ khai thác bauxite và nhà máy sản xuất nhôm có sự hậu thuẫn của Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, một dự án khiến nhiều nhà khoa học, môi trường, các nhóm tôn giáo, các blogger và thậm chí các anh hùng dân tộc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải lo ngại. Vị tướng, người đã đánh bại người Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954, đã viết ba bức thư công khai phản đối dự án.
Khi đại hội Đảng lần thứ XI được khai mạc vào tuần trước tại Hà Nội, những nhà phê bình đã tự hỏi liệu những mối quan tâm của mình có được lắng nghe. Kế hoạch khai tác bauxite tại khu vực Tây Nguyên đầu tiên được đưa ra bởi Liên bang Xô Viết cũ, nhưng sau đó đã bị từ chối vì lý do môi trường. Nhưng vào năm 2006, Trung Quốc ký một hiệp định khung với Việt Nam để cho công ty khai khoáng quốc doanh Aluminum Corp. của Trung Quốc được khai thác bauxite và tinh lọc nhôm tại hai nhà máy ở khu vực này. Thành phẩm của nhà máy sẽ được xuất sang Trung Quốc, dẫn tới, bên cạnh những lo lắng về môi trường, các lo lắng mới rằng hiệp định này sẽ càng làm trầm trọng thêm sự mất cân đối thương mại - vốn đã rất lớn - giữa hai quốc gia.
Hai dự án khai thác này vẫn tiếp tục tiến về phía trước bất chấp những lời chỉ trích rằng các hồ chứa chất thải tại Đắk Nông và Lâm Đồng có thể không đủ điều kiện để chứa chất thải của quá trình sản xuất nhôm, trong đó bao gồm các oxit kim loại và hydroxit natri. Những người phản đối nói rằng tác động của việc nhiễm bẩn hệ thống nước tưới tiêu cho cây cà-phê ở Tây Nguyên, hay cho các đồng lúa ở dưới hạ lưu đều là thảm họa, và việc giải phóng mặt bằng cho các hồ chứa sẽ khiến nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số phải di dời khỏi quê hương xứ sở.
Trong những năm qua, các cuộc phản đối hai dự án khai thác mỏ này đã đem các nhóm và các mối quan tâm - vốn xa cách nhau - lại gần nhau, mà Internet là nơi nhóm họp. Nhưng các cuộc phản đối trực tuyến nhanh chóng bị dập tắt: Các blogger bị bắt giữ và các trang web như Bauxite Việt Nam bị tin tặc tấn công. Đây cũng được cho là lý do tại sao Việt Nam, tuy không công khai, cấm truy cập Facebook trên toàn quốc, khi mà các nhóm phản biện tụ tập trên mạng xã hội này. "Cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 2007 để đáp lại việc những tổ chức và người Việt Nam có xu hướng đối lập với chính quyền tụ tập ngày càng đông đảo, nhờ có lợi thế của không gian chính trị mà Internet tạo ra", ông Duy Hoàng, một thành viên của đảng Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ, một tổ chức ủng hộ dân chủ bị cấm ở Việt Nam. Sự ngăn cản truy cập có vẻ gia tăng trước đại hội Đảng lần thứ XI: mạng Facebook lúc này thậm chí còn khó truy cập hơn tại Việt Nam.
Vào tháng Mười, một số quan chức cao cấp của chính phủ, đã nghỉ hưu, cùng với các nhà khoa học và trí thức, đã ký một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ hoãn hoặc hủy bỏ hoàn toàn các dự án khai thác mỏ. Kiến nghị nói rằng thảm họa bùn đỏ tại Hungary là một cảnh báo nghiêm khắc và nói rằng việc hủy bỏ dự án trị giá nhiều tỷ đô la sẽ là một quyết định không vui vẻ gì, nhưng đó là quyết định phải được thực hiện vì lợi ích quốc gia.
Cuộc tranh luận được làm mới lại này, bắt đầu vào mùa thu trên báo chí, blog và cuộc họp quốc hội, là một phần của phong trào môi trường đang lên - dù còn chậm - của Việt Nam, theo như ông Scott Roberton, người đại diện cho Việt Nam trong tổ chức Wildlife Conservation Society có trụ sở tại New York. Ông nói rằng ở Việt Nam, các mối quan tâm về môi trường thường bị hi sinh cho lợi ích công nghiệp hóa nhanh chóng, nhưng một phần dân số có học thức cao hơn, với khả năng truy cập Internet, đã bắt đầu có những động thái bảo vệ môi trường vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của khu vực phi chính phủ. "Mọi người đang nói ra công khai, các nhà hoạch định chính sách đang được vận động hành lang, và các cuộc tranh luận công khai trong dư luận diễn ra nhiều chưa từng thấy. Đó là những bước đầu, nhưng dấu hiệu của nó đầy hứa hẹn," ông nói.
Những người khác đồng ý. "Vấn đề khai thác bauxite là vấn đề môi trường nổi bật nhất xuất hiện tại Việt Nam," ông giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, người gần đây đã từ chức tại Australian Defence Force Academy ở Canberra. Ông nói rằng không giống như một số cuộc phản đối vào năm 2009 và 2008, trong đó việc phản đối với các dự án khai thác này nhằm hướng đến một lịch trình chính trị rộng hơn, bao gồm cả việc xét lại tính chính danh của hệ thống độc đảng, tiếng nói của các nhà bất đồng chính kiến trong vài tháng gần đây đã có hiệu quả hơn, và các quan chức, ngược lại, bây giờ đã hiểu có những ranh giới họ có thể không được phép vượt qua.
Một đại biểu quốc hội, người đã nhiều lần lên tiếng đặt câu hỏi về bauxite, là ông Dương Trung Quốc, người đã ký vào bản kiến nghị tháng Mười. Là người đại diện cho tỉnh Đồng Nai ở miền Nam, một trung tâm kinh tế quan trọng và một khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chất thải từ nhà máy chế biến chảy xuống hạ lưu từ khu vực khai thác ở Tây Nguyên, ông nói người dân tỉnh mình đang lo ngại. "Sự lo ngại của người dân là thực tế", ông cho biết. Ông cũng nói rằng những yếu tố chính của cơ sở hạ tầng cần thiết để tinh chế bauxite, như nguồn điện và nguồn nước, là không đủ để thực hiện nhiệm vụ.
Chính phủ đã đồng ý để tiến hành một cuộc nghiên cứu tác động môi trường của mỏ, và một nhóm công tác đã đến thăm Hungary sau thảm họa tại đó, nhưng một số người vẫn còn nghi ngờ. Đại hội Đảng, nơi đưa ra những hướng của đất nước trong năm năm tiếp theo và quyết định các vị trí quan trọng trong chính phủ, có thể đảo ngược quyết định tiến hành khai thác mỏ, nhưng điều này ít có khả năng xảy ra. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người từ đầu vẫn thúc đẩy dự án về phía trước, bất chấp những nghi ngại trong chính quyền và bên quân đội. "Một số ít các đại biểu có thể đặt vấn đề này trong đại hội," ông Thayer nói, "nhưng nhiều khả năng là nó sẽ bị quét xuống dưới thảm."
 
As Party Meet Kicks Off, Vietnam Greens Mull Fate of Bauxite Mining TIME-As Vietnam's 11th Party Congress kicked off last week in Hanoi, those critics wondered if their concerns might finally be heard.

On October 4, as a toxic red sludge from a Hungarian aluminum plant flowed towards the Danube, critics of the fledgling bauxite mining industry in Vietnam resurfaced after being silenced in 2009. The European disaster gave Vietnamese dissenters an opportunity to bring attention to two proposed Chinese-backed bauxite mines and aluminum plants in Vietnam's central highlands, the potential impact of which has worried scientists, environmentalists, religious groups, bloggers and even national heroes like nonagenarian General Vo Nguyen Giap. The general, who defeated the French at Dien Bien Phu in 1954, has written three public letters lambasting the project.
As Vietnam's 11th Party Congress kicked off last week in Hanoi, those critics wondered if their concerns might finally be heard. Plans to mine the remote highlands for bauxite were first broached by the former Soviet Union, but the project was eventually dismissed due to environmental concerns. But in 2006, China signed a framework agreement with Vietnam for the Chinese state-owned mining company Chalco to extract bauxite and refine aluminum at two plants in the region. The finished product would be exported to China, prompting, in addition to the existing environmental worries, new concerns that the agreement could exacerbate the large trade imbalance between the two nations.
The mine projects are currently moving ahead despite criticisms that the storage facilities in Dak Nong and Lam Dong provinces may not be able to properly store the aluminum production runoff containing, among other things, metal oxides and sodium hydroxide. Critics say the impact of any potential contamination of regional waterways on both highland crops like coffee and downstream crops of rice would be devastating, and that land clearance for future storage facilities could displace many ethnic minority communities in the region.
In years past, protests over the mines brought together normally disparate groups and concerns for which the internet was the obvious organizing ground. But online protest was soon quashed: Bloggers were arrested and sites such as Bauxite Vietnam were allegedly hacked. It's also thought the reason for an unacknowledged nationwide Facebook block enacted at the time was to target groups organizing via the social networking site. "The crackdown began in 2007 in response to increasingly organized political opposition and Vietnamese taking advantage of the political space created by the internet," says Duy Hoang, of U.S.-based Viet Tan, a pro-democracy party which is banned in Vietnam. The block has seemingly been stepped up again for the 11th Party Congress; the social networking site is now even harder to access inside the country.
In October, several retired high-level officials, scientists, and intellectuals signed a petition asking the government to postpone or entirely cancel the mines. The petition called the Hungary disaster a stern warning and said that calling off the multi-billion dollar project would be an unhappy decision, but one which may have to be undertaken in the interests of "national destiny." 
The refreshed public debate, staged this autumn in newspapers, blogs and the decision-making National Assembly, is in part a result of the nation's slow but growing environmental movement, says Scott Roberton, the Vietnam representative for the New York-based Wildlife Conservation Society. He says that in Vietnam, green concerns have often been sacrificed in the interests of rapid industrialization, but a more educated populace with greater internet access has seen environmentalism move out of the purview of just the NGO sector. "People are speaking out publicly, decision-makers are being lobbied and there seems to be far more public debate than before. It's in the early days, but the signs are very promising," he says.
Others agree."The bauxite mining issue is the most prominent environmental issue to emerge in Vietnam," says Vietnam expert Professor Carl Thayer, who recently resigned from the Australian Defence Force Academy in Canberra. He says that unlike some protests of 2009 and 2008, in which objections to the mines had at times functioned as a way to push a wider political agenda, including the legitimacy of a one-party system, the dissension voiced these last few months has mostly been more effective, and officials, in turn, now understand there are lines they may not be able to cross.
One member of the National Assembly who has been particularly vocal in his questioning of the bauxite mine project is Duong Truong Quoc, a signatory to the October petition. The representative for Dong Nai province in the south, an important economic hub and an area which could be badly affected should runoff from the mines travel downstream via waterways from areas in the Central Highlands, says people in his province are worried. "People's concerns are very realistic," he says. He also says that key elements of infrastructure important to bauxite extraction, such as water and power supplies, are not up to the task.
The government has agreed to oversee an environmental impact study of the mines, and a working group visited Hungary after the disaster, but some have their doubts. The Party Congress, which sets the direction of the country for the next five years and decides important positions within the government, could reverse the decision to go ahead with the mines, but it's seen by many as a long shot. The Prime Minister, Nguyen Tan Dung, has from the beginning pushed the project forward, despite reservations by some in the government and military. "A handful of delegates might raise the issue," says Thayer, "but it's likely to be swept under the carpet."

Tổng số lượt xem trang