tư liệu thật hay và hiếm , nhớ lại một thời ...-HỌ ĐÃ LÀM GÌ VÀ SẼ...?
nghĩ đến tương lai rơi nước mắt, nhìn về quá khứ toát mồ hôi
Cám ơn BS Hồ Hải
Đây là loạt bài cuối cùng trong loạt 3 bài về tổng kết đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Sở dĩ có bài này vì có đến 55,06% các thành viên ưu tú Việt nam đương đại ưa chuộng hình thái xã hội công hữu tài sản đã từng có mặt ở Việt nam. Bài này có tính minh họa việc thực thi hình thái xã hội công hữu tài sản toàn dân bằng hình ảnh. Tất cả các hình hình ảnh mà tôi đưa lên đây là có thật, chưa đầy đủ, nhưng sẽ có thêm chú giải để các thế hệ đã từng trải qua và những thế hệ chưa bao giờ trải qua dễ hiểu hơn về mặt tư tưởng và thực thi một hình thái xã hội công hữu nó sẽ như thế nào?
Về mặt tư tưởng ông Marx đã dựa trên duy vật luận mà ông Engels đã đúc kết các tư tưởng trước thời của 2 ông. Từ đó ông Marx đã viết 2 hai bộ phận: (1) kinh tế chính trị học bắt nguồn từ phát kiến vĩ đại của mình là: Giá trị thặng dư. Từ giá trị thặng dư ông mới cho rằng tụi tư bản bóc lột người làm thuê, và ông đã suy diễn , đề nghị đấu tranh giai cấp cho giai cấp cần lao. Kết quả của đấu tranh giai cấp là mang lại một xã hội công bằng, văn minh và phát triển trên cơ sở có sự xảy ra một cách hài hoà của 6 cặp phạm trù và 3 quy luật của duy vật biện chứng. (2) Ông đúc kết ra duy vật lịch sử từ việc ôn lại lịch sử phát triển xã hội loài người trên cơ sở duy vật luận.
Thông qua đó, ông Marx đã đúc kết lịch sử phát triển hình thái xã hội loài người diễn biến từ thời loài người còn yếu thế trước muôn loài và thiên nhiên, họ sống bầy đàn, ăn lông ở lỗ để dùm bọc nhau. Thời kỳ này, mọi sinh hoạt trong xã hội cộng sản nguyên thủy là cộng đồng chia sẻ bằng nhau những sản phẩm mà cộng đồng thu lượm được. Không có ai được hơn ai.
Nhưng khi xã hội cộng sản nguyên thủy có thành viên cộng đồng đã đông lên, những lúc việc thu nhập khó khăn, nên đòi hỏi xã hội phân cấp phải có kẻ cầm đầu cai trị, phân phối sản phẩm. Xuất hiện kẻ cai trị và người bị trị để phân chia sản phẩm xã hội dẫn đến chế độ chiếm hữu nô lệ.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ với sự bóc lột quá khắc khe và giá trị thặng dư quá lớn do phân hóa lớn nên có đấu tranh giai cấp xuất hiện làm xã hội loài người tiến đến một giai đoạn hỗn loạn. Và tư tưởng phong kiến hình thành từ nho giáo để sắp xếp trật tự xã hội vào quy cũ, lúc đó hình thái xã hội phong kiến hình thành.
Qua thời gian, hình thái xã hội phong kiến không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống khi lực lượng sản xuất tiến đến một mức đủ thấy sự bất công. Đấu tranh giai cấp lại bắt đầu. Một trào lưu cách mạng đòi hỏi tư sản hoá tài sản cho mọi người xảy ra và hình thành hình thái xã hội tư hữu tài sản, tư bản chủ nghĩa ra đời.
Song theo ông Marx, trong chế độ tư bản cũng vẫn còn bóc lột và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra vì giá trị thặng dư chủ tớ vẫn còn rất cao do sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Và thế giới sẽ hình thành một hình thái xã hội công hữu tài sản trở lại thời kỳ ăn lông ở lỗ của cộng sản nguyên thủy, nhưng có một vòng tuần hòan khác cao hơn, trí tuệ hơn, người đối với người là nhân văn, tự giác, không ai bóc lột ai, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu một cách hợp lý.
Cũng theo ông Marx, khi con người có ý thức sống cao cả trước vật chất thì hình thành xã hội công hữu tài sản. Mọi người làm ra sản phẩm đem nộp vào tài sản chung. Không ai màn đến việc phải sở hữu bất kỳ cái gì, vì suy cho cùng chết cũng chẳng mang theo, trong khi xã hội còn biết bao nhiêu người cần nó. Nên ở đó, hình thái xã hội cộng sản khoa học ra đời để làm cho xã hội được phân phối công bằng. Và chủ nghĩa cộng sản khoa học hình thành. Đây là một ý tưởng cảm tính và duy ý chí, mà không khoa học của Marx.
Bằng vào lý luận của duy vật luận, ông Marx bắt đầu từ nền tảng của vật chất - ý thức. Có nghĩa là mọi ý thức bắt đầu từ vật chất có trước. Ngay cả tư duy trong não của mỗi thành viên trong xã hội muốn có thì trước tiên phải có não là vật chất trước. Hay nói cách khác có thực mới vực được đạo như ông bà mình vẫn thường bảo. Nhưng cái mâu thuẩn trong ông Marx là khi ông lý luận dùng 3 quy luật duy vật luận để đưa ra bộ phận duy vật lịch sử của ông với đỉnh cao chói loà của nhân loại là chủ nghĩa cộng sản khoa học, thì con người lúc đó lượng đã tích đủ thành chất, và con người sống bằng ý thức đi trước vật chất chứ không phải như ban đầu là vật chất có trước rồi ý thức mới có sau.
Về mặt tích cực, ông Marx đã làm cho giai cấp cần lao thấy được sự bất công và bổn phận đấu tranh để xóa bớt bất công của mình. Đối với giai cấp cai trị thấy được ngày giãy chết của mình cận kề, nên sẽ có phương án làm sao cho chủ tớ xích lại gần nhau hơn. Đó là những gì đóng góp to lớn nhất của chủ nghĩa Marx đã vạch ra cho nhân loại.
Nhưng đứng trên lập trường khoa học, ông Marx đã thiếu kiến thức về sự hiểu biết bản chất của động vật nói chung và loài người nói riêng. Chủ nghĩa Marx có 3 bộ phận. Trong đó có 2 bộ phận là của riêng ông: kinh tế chính trị học và duy vật lịch sử. Bộ phận còn lại là của ông Engels. Nó là bộ phận cơ bản để làm nên ông lừng lẫy địa cầu - duy vật biện chứng - mà Engels đã tặng cho ông là cơ sở để phát kiến ra chủ nghĩa Marx. Toàn bộ chủ nghĩa Marx hầu như thiếu tính nhân văn về con người. Ông chủ súy người với người là chó sói, luôn luôn đấu tranh để kiếm tìm hạnh phúc, mà thiếu vắng sự yêu thương đùm bọc và thiếu sự hiểu biết về bản chất con người là tư hữu và quyền lực. Nên ông tự mâu thuẩn với ông, và ông bế tắc, khi nền kinh tế tư bản đi đến đỉnh cao là sự ra đời thị trường chứng khoán đã làm cho xã hội công bằng hơn. Nên cuối đời, ông Marx và cả Engels đã phải thốt lên rằng: "Mọi lý luận phải dựa trên thực tiễn khách quan". Đó là thất bại cuối đời của Marx. Song khi những gì ông phát kiến ra, được các chính khách sử dụng để cai trị xã hội thì một hình thái xã hội đã từng ra đời mà các hình ảnh minh họa sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu nó hơn.
Tất cả những điều trên đây xem như một cuốn phim lướt qua lịch sử phát triển xã hội loài người. Khái niện công hữu tài sản được Việt nam hóa thành xã hội bao cấp hay có một thời gọi là thời bao cấp. Và bây giờ là hình ảnh minh hoạ cụ thể xã hội công hữu tài sản ra sao để dễ hiểu:
Hình 1: Với xã hội công hữu tài sản toàn dân thì vàng, bạc, tiền và tài sản riêng tư không thuộc về ai, mà là của công. Mọi người trao đổi nhau bằng tem phiếu. Mọi phân phối từ lương thực, chất đốt, ăn, mặc và sinh hoạt hằng ngày đều được phân phối một cách công bằng theo tiêu chuẩn bằng nhau. Tôi còn nhớ thời đó mỗi người 1 năm được phân phối 4 mét vải là đủ để che thân. Dường mỗi tháng 500 gram là đủ để dùng. Thịt, cá mỗi tháng 250garm là đủ để dùng cho việc bồi dưỡng cơ thể. Gạo người lớn mỗi tháng 15kg và trẻ em 10kg, v.v... và v.v... là đủ để ăn mà sống chứ không phải sống để mà ăn như lý tưởng cao cả của hình thái xã hội công hữu tài sản.
Hình 2: Phiếu phân phối vải hằng năm cho mọi thành viên trong một xã hội công hữu tài sản
Hình 3: Đây phiếu phân phối mua lương thực (gạo) của xã hội công hữu tài sản
Hình 4: Phiếu phân phối thịt cho quân nhân của xã hội công hữu tài sản
Hình 5: Phiếu phân phối mua phụ tùng xe đạp của xã hội công hữu tài sản
Hình 6: Phiếu phân phối mua chất đốt (than, củi, dầu, xăng...) của xã hội công hữu
Hình 7: Đối với xã hội công hữu tài sản, mọi tài sản là không quan trọng của ai, nên dù là chiếc xe đạp cũng phải có giấy chứng nhận sở hữu để công bằng và văn minh
Hình 8: Với xã hội công hữu tài sản thì ngay cả tư duy và hiểu biết con người cũng là của công, nên ngay cả chiếc đài truyền thanh (radio) cũng phải được quản lý và cấp phép, nhưng chỉ được nghe những gì nhà nước phát ra.
Hình 9: Với xã hội công hữu tài sản ngay cả điện thoại liên lạc nhau cũng được quản lý và cho phép sử dụng
Hình 10: Với xã hội công hữu tài sản người ta mua hàng hoá bằng các loạio tem phiếu như các hình từ 1 đến 6, nên cô mậu dịch viên là một loại vua. Hình cho thấy cô mậu dịch viên đang cắt tem phiếu phân phối hàng tiêu dùng cho các thành viên trong xã hội.
Hình 11: Với xã hội công hữu tài sản con người rất "văn minh và lịch sự" họ ý thức được phải xếp hàng để chờ phân phối. Không ồn ào chen lấn xô đẩy làm ách tắc giao thông hay gây rối trật tự như xã hội sở hữu tài sản bây giờ
Hình 12: Với xã hội công hữu tài sản mọi người được phân phối bình đẳng, nhưng khoa học để tránh bệnh tim mạch, nên mọi người chỉ dùng xe đạp để đi làm, trông xã hội rất trật tự. Không xô bồ và lắm bệnh tật như xã hội tư hữu tài sản hiện thời.
Hình 13: Với xã hội công hữu tài sản việc phân phối sử dụng phương tiện giao thông cũng hạn chế để không có tình trạng tai nạn giao thông như thời tư hữu tài sản bây giờ.
Hình 14: Với xã hội công hữu tài sản đám cưới thế hệ trẻ cũng rất nên thơ trên những chiếc xe đạp dàn hàng ngang trên đường rước dâu, nhưng không kẹt xe và tai nạn như thời tư hữu tài sản hiện nay.
Hình 15: Với xã hội công hữu tài sản người ta có ý thức cao về "tiết kiệm" nên có những quầy bơm bút bi (bút nguyên tử) dùng được nhiều lần.
Hình 16: Năm hết tết đến những cửa hàng phân phối hàng tết của xã hội công hữu tài sản cũng đông người mua, không có tình trạng cạnh tranh buôn bán gây ra phá sản như xã hội tư hữu tài sản.
Video clip Thời xã hội công hữu tài sản (Thời bao cấp)
Video Clip kịch: Chuyện nhỏ thời bao cấp!
Video Clip hài: Chuyện thời bao cấp
Tất cả những minh hoạ bằng hình ảnh trên được điều hành và phân phối bỡi một nhà nước. Nhà nước là gì? mọi người có thể tìm định nghĩa rõ ràng của nó. Nhưng thế hệ chúng tôi, và cụ thể như tôi bây giờ cũng không hiểu nhà nước là gì? ai là nhà nước và nhà nước giúp gì cho chúng tôi? Nó là một khái niệm mơ hồ, trừu tượng và khó hiểu.
Thời sinh viên chúng tôi, mỗi đứa hằng tháng được học bổng 11 đồng. Trong 11 đồng đó được chia ra 1/2 số tiền là cho những bữa ăn. Chúng tôi được phát một tấm phiếu ăn có 30 hay 31 ô tùy theo tháng. Mỗi ô chia làm 3 phần trên, giữa và dưới, theo thứ tự viết tắt chữ S cho ăn sáng, T cho ăn trưa và C cho ăn chiều. Mỗi lần đến bữa ăn, chúng tôi xếp hàng rất "trật tự" chờ đến lãnh xuất ăn của mình với cơm hẩm canh toàn quốc và nước muối đại dương. Nhưng những thế hệ ấy vẫn sống đàng hoàng và thành đạt. Chúng tôi ở ký túc xá không phải mất tiền. Cả ký túc xá có 1 chiếc truyền hình trắng đen chỉ được mở vào giờ cần mở. Tình yêu thời cắp sách vẫn rất người như hai câu thơ của Nguyễn Tất Nhiên: "Anh gọi cà phê đen vì hụt tiền cà phê đá/Ta dắt nhau đi dưới bòng nợ nần".
Vì là tài sản không của bất kỳ ai sở hữu nên chúng không còn giá trị. Trong đó từ nhà đất đến tính mạng con người đều rất Phật học là sắc sắc không không. Tức ở xã hội công hữu tài sản là một xã hội chỉ có những Phật sống tồn tại.
Nhưng rồi một ngày đẹp trời cách đây 25 năm, không còn đường để tồn tại, vì họ hiểu rằng họ là con người không phải Phật. Họ trở lại kiếp con người, tư hữu hóa tài sản trên một nền chính trị điều hành theo công hữu. Họ bắt đầu có của ăn của để, bây giờ tại sao họ lại bắt đầu muốn công hữu tài sản trở lại? Câu hỏi này phải tư duy thật tốt mới có câu trả lời chính xác.
Vì là tài sản không của bất kỳ ai sở hữu nên chúng không còn giá trị. Trong đó từ nhà đất đến tính mạng con người đều rất Phật học là sắc sắc không không. Tức ở xã hội công hữu tài sản là một xã hội chỉ có những Phật sống tồn tại.
Nhưng rồi một ngày đẹp trời cách đây 25 năm, không còn đường để tồn tại, vì họ hiểu rằng họ là con người không phải Phật. Họ trở lại kiếp con người, tư hữu hóa tài sản trên một nền chính trị điều hành theo công hữu. Họ bắt đầu có của ăn của để, bây giờ tại sao họ lại bắt đầu muốn công hữu tài sản trở lại? Câu hỏi này phải tư duy thật tốt mới có câu trả lời chính xác.
Trên đây chỉ là minh hoạ và rất hiện thực một xã hội công hữu tài sản. Tuy chưa thật đầy đủ, nhưng theo như cương lĩnh đại hội XI này đang bàn thảo thì họ đã làm và sẽ...?
Xin chúc cho đại hội đảng lần thứ XI thành công tốt đẹp,
Asia Clinic, 10h43', ngày thứ Bảy, 15/01/2011