-Ai đẩy Cồn Dầu vào tâm thế tự thiêu?
Trường Sơn, IJAVN | 19/7/2014
“Nếu không được giải quyết thỏa đáng cho gia đình tôi và mọi người tại đây, không bố trí đất tái định cư tại chỗ cho bà con dân oan Cồn Dầu, tôi sẽ tự thiêu ngay trước cổng văn phòng chính phủ” - ông Trần Thanh Cát, một dân oan Cồn Dầu đang có mặt tại Hà Nội, đã công phẫn tuyên bố ngay trước mặt đoàn thanh tra chính phủ.
Từ một giáo xứ không mấy ai biết đến, Cồn Dầu đã trở thành một điểm nóng lương tâm trong mắt cộng đồng quốc tế. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 5/2010 khi chính quyền Đà Nẵng sử dụng vũ lực để đàn áp giáo dân giáo xứ Cồn Dầu trong đám tang của bà Hồ Nhu, dẫn đến cái chết của một giáo dân là Tôma Nguyễn Thành Năm.
Đà Nẵng cũng là địa chỉ mà một người dân đã tự thiêu ngay trước trụ sở ủy ban nhân thành phố do phẫn uất về chính sách bồi thường đất đai không thỏa đáng.
Dân oan Cồn Dầu đã nhiều lần ra tận Hà Nội để khiếu kiện nhưng chỉ nhận được những lời khuyên vô trách nhiệm của Thanh tra chính phủ. Nhiều người dân đã bức xúc đến tột đỉnh.
Với 85 hộ dân nằm trong diện cưỡng chế của nhà cầm quyền quận Cẩm Lệ, cho đến nay đã có hơn 30 hộ gia đình ở giáo xứ Cồn Dầu bị cưỡng chế. Nhưng từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 năm nay, 50 hộ gia đình còn lại đã lần lượt nhận được giấy quyết định cưỡng chế.
Vào năm 2013, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đã quan tâm đến vấn đề Cồn Dầu và đã đến tận nơi để tìm hiểu sự việc. Những khuyến cáo đã được gửi đến chính quyền trung ương ở Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay, giới hữu trách Việt Nam vẫn chỉ giải quyết vụ việc này theo tư duy đối phó. Không chỉ một lần, đã nhiều lần Đà Nẵng cử đoàn thanh tra ra Hà Nội để giải quyết cho bà con. Nhưng tất cả những lần đó Thanh tra Đà Nẵng luôn cố tính làm lệch bản chất sự việc trước mặt Thanh tra chính phủ và bà con dân oan Cồn Dầu. Trong các cuộc họp dân ở tại Văn phòng chính phủ, Thanh tra Đà Nẵng đấu dịu khuyên bà con về lại quê hương và hứa sẽ giải quyết cho bà con một cách thỏa đáng; nhưng khi người dân khiếu kiện đã về tới Đà Nẵng thì lại bị tiếp tục cưỡng chế nhà cửa.
Giờ đây, dư luận người dân Cồn Dầu và dân oan khắp nơi đều phẫn uất trước những việc làm của chính quyền Đà Nẵng mà đã làm cho người dân Cồn Dầu trở nên mất đất và bị dồn ép đến bước đường cùng là phải tuyên bố tự thiêu để đòi lại đất. Mảnh đất Cồn Dầu có lịch sử trên 135 năm từ những vũng đầm lầy đã được mcha ông bồi đắp, ngăn nước để được như ngày hôm nay, song nhà cầm quyền Đà Nẵng lại muốn cướp đi công lao của cha ông họ.
Cũng với rất nhiều dư luận về chuyện đất đai của giáo xứ đã được chia chác cho các nhóm lợi ích ngay từ khi người dân chưa bị đuổi đi, khó ai có thể tin vào sự trong sáng của chính quyền Đà Nẵng, liên quan đến triều đại của ông Nguyễn Bá Thanh khi ông còn chấp chính nơi đây.
Tuyên bố tự thiêu của dân oan Trần Thanh Cát hoàn toàn không phải là lời nói. Mất nhà, mất đất, không còn nơi ở, phải chạy đi cầu cứu các cơ quan cấp cao của nhà nước nhưng lại bị mắc lừa nhiều lần. Bị dồn ép đến bước đường cùng và muốn dùng cái chết để thoát khỏi sự áp bức bất công này, liệu còn con đường nào khác để giải thoát cho người dân Cồn Dầu ngoài hành động tự thiêu – như hàng trăm tu sĩ Tây Tạng đã phải tự quyết để phản kháng sự xâm đoạt của chính quyền Bắc Kinh?
Trường Sơn“Nếu không được giải quyết thỏa đáng cho gia đình tôi và mọi người tại đây, không bố trí đất tái định cư tại chỗ cho bà con dân oan Cồn Dầu, tôi sẽ tự thiêu ngay trước cổng văn phòng chính phủ” - ông Trần Thanh Cát, một dân oan Cồn Dầu đang có mặt tại Hà Nội, đã công phẫn tuyên bố ngay trước mặt đoàn thanh tra chính phủ.
Từ một giáo xứ không mấy ai biết đến, Cồn Dầu đã trở thành một điểm nóng lương tâm trong mắt cộng đồng quốc tế. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 5/2010 khi chính quyền Đà Nẵng sử dụng vũ lực để đàn áp giáo dân giáo xứ Cồn Dầu trong đám tang của bà Hồ Nhu, dẫn đến cái chết của một giáo dân là Tôma Nguyễn Thành Năm.
Đà Nẵng cũng là địa chỉ mà một người dân đã tự thiêu ngay trước trụ sở ủy ban nhân thành phố do phẫn uất về chính sách bồi thường đất đai không thỏa đáng.
Dân oan Cồn Dầu đã nhiều lần ra tận Hà Nội để khiếu kiện nhưng chỉ nhận được những lời khuyên vô trách nhiệm của Thanh tra chính phủ. Nhiều người dân đã bức xúc đến tột đỉnh.
Với 85 hộ dân nằm trong diện cưỡng chế của nhà cầm quyền quận Cẩm Lệ, cho đến nay đã có hơn 30 hộ gia đình ở giáo xứ Cồn Dầu bị cưỡng chế. Nhưng từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 năm nay, 50 hộ gia đình còn lại đã lần lượt nhận được giấy quyết định cưỡng chế.
Vào năm 2013, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đã quan tâm đến vấn đề Cồn Dầu và đã đến tận nơi để tìm hiểu sự việc. Những khuyến cáo đã được gửi đến chính quyền trung ương ở Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay, giới hữu trách Việt Nam vẫn chỉ giải quyết vụ việc này theo tư duy đối phó. Không chỉ một lần, đã nhiều lần Đà Nẵng cử đoàn thanh tra ra Hà Nội để giải quyết cho bà con. Nhưng tất cả những lần đó Thanh tra Đà Nẵng luôn cố tính làm lệch bản chất sự việc trước mặt Thanh tra chính phủ và bà con dân oan Cồn Dầu. Trong các cuộc họp dân ở tại Văn phòng chính phủ, Thanh tra Đà Nẵng đấu dịu khuyên bà con về lại quê hương và hứa sẽ giải quyết cho bà con một cách thỏa đáng; nhưng khi người dân khiếu kiện đã về tới Đà Nẵng thì lại bị tiếp tục cưỡng chế nhà cửa.
Giờ đây, dư luận người dân Cồn Dầu và dân oan khắp nơi đều phẫn uất trước những việc làm của chính quyền Đà Nẵng mà đã làm cho người dân Cồn Dầu trở nên mất đất và bị dồn ép đến bước đường cùng là phải tuyên bố tự thiêu để đòi lại đất. Mảnh đất Cồn Dầu có lịch sử trên 135 năm từ những vũng đầm lầy đã được mcha ông bồi đắp, ngăn nước để được như ngày hôm nay, song nhà cầm quyền Đà Nẵng lại muốn cướp đi công lao của cha ông họ.
Cũng với rất nhiều dư luận về chuyện đất đai của giáo xứ đã được chia chác cho các nhóm lợi ích ngay từ khi người dân chưa bị đuổi đi, khó ai có thể tin vào sự trong sáng của chính quyền Đà Nẵng, liên quan đến triều đại của ông Nguyễn Bá Thanh khi ông còn chấp chính nơi đây.
Tuyên bố tự thiêu của dân oan Trần Thanh Cát hoàn toàn không phải là lời nói. Mất nhà, mất đất, không còn nơi ở, phải chạy đi cầu cứu các cơ quan cấp cao của nhà nước nhưng lại bị mắc lừa nhiều lần. Bị dồn ép đến bước đường cùng và muốn dùng cái chết để thoát khỏi sự áp bức bất công này, liệu còn con đường nào khác để giải thoát cho người dân Cồn Dầu ngoài hành động tự thiêu – như hàng trăm tu sĩ Tây Tạng đã phải tự quyết để phản kháng sự xâm đoạt của chính quyền Bắc Kinh?
Trường Sơn
-Trách nhiệm của người hoạt động (2)
Hành Động Phải Có Kế Hoạch - Bài 2- Đẩy Lùi Cưỡng Chế Xứ Đạo Cồn Dầu
Ts. Nguyễn Đình Thắng
http://machsong.org/
Ngày 31 tháng 12, 2013
********************
-Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu: Cuối Năm Tính Sổ: Cồn Dầu: 3.5 năm sau cuộc đàn áp đẫm máu
-Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu Mach Song
Hành Động Phải Có Kế Hoạch - Bài 2- Đẩy Lùi Cưỡng Chế Xứ Đạo Cồn Dầu
Ts. Nguyễn Đình Thắng
http://machsong.org/
Ngày 31 tháng 12, 2013
Bài thứ hai trong loạt bài này dùng cuộc tranh đấu cho Xứ Đạo Cồn Dầu để minh hoạ một kế hoạch dài hạn. Khác với cuộc giải cứu 15 cô gái Việt bị buôn sang Nga được hoàn tất trong 2 tháng rưỡi, cuộc tranh đấu cho gần 2 nghìn giáo dân Cồn Dầu đã kéo dài hơn 3 năm rưỡi và vẫn tiếp tục.
Trong một kế hoạch dài hạn, thời điểm để đạt mục tiêu tối hậu có thể là vài ba năm. Chúng ta không thể chờ lâu như vậy để đánh giá tính hữu hiệu của kế hoạch, mà phải có những mục tiêu ngắn hạn hơn để thường xuyên lượng định tiến trình thực hiện kế hoạch và điều chỉnh phương án nếu cần thiết. Các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn vẫn phải hội đủ hai đặc tính:
(1) Thể hiện phúc lợi cho đối tượng phục vụ
(2) Cụ thể, đo lường được và có thời điểm
Trong toan tính giải toả trắng Xứ Đạo Cồn Dầu, ngày 4 tháng 5, 2010 chính quyền Đà Nẵng thẳng tay đàn áp giáo dân. Trên 100 người bị đánh đập dã man, trên 60 người bị đưa vào đồn công an tra tấn, và sau đó 7 người bị xử án. Những tuần sau đó, công an tiếp tục truy lùng, đánh đập nhiều giáo dân. Một giáo dân bị đánh đến chết. Trên một chục giáo dân Cồn Dầu chạy thoát sang Thái Lan trong đợt đầu. Sau đó số giáo dân Cồn Dầu lục tục sang Thái Lan lánh nạn tổng cộng lên đến trên 90.
Tháng 7, 2010 BPSOS đưa ra chiến dịch “Cứu Cồn Dầu”, với 3 mục tiêu:
Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ, thị sát Xứ Đạo Cồn Dầu, ngày 22/11/2013 (ảnh TTT)
(1) Các giáo dân Cồn Dầu không còn bị bạo lực từ chính quyền Thành Phố Đà Nẵng
(2) Tất cả giáo dân chạy thoát sang Thái Lan không bị hồi hương như lời đe doạ của chính quyền Thành Phố Đà Nẵng
(3) Xứ Đạo Cồn Dầu sẽ trường tồn
Các mục tiêu này thể hiện phúc lợi cho 3 đối tượng phục vụ: (1) số giáo dân đang đề kháng lệnh cưỡng chế, (2) số giáo dân chạy sang Thái Lan lánh nạn ngày càng tăng, (3) toàn thể xứ đạo của tất cả giáo dân, bao gồm người ở lại, người đi lánh nạn và người đã định cư ở những nơi khác hay quốc gia khác. Các mục tiêu này đều cụ thể, có thể đo lường được và có thời điểm.
Thời điểm cho mục tiêu thứ nhất là cuối năm 2010. Phương án là vận động áp lực quốc tế, nhất là Hoa Kỳ. Trong thời gian rất ngắn, chúng tôi đã tổ ch1ưc các cuộc điều trần ở Quốc Hội, sắp xếp để các phái đoàn điều tra đến tận Thái Lan hay tận Cồn Dầu để phỏng vấn nạn nhân, và tổ chức các buổi tiếp xúc giữa thân nhân và nạn nhân Cồn Dầu với Bộ Ngoại Giao, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và các dân biểu và thượng nghị sĩ… Nhất cử nhất động của chính quyền Đà Nẵng nhắm vào giáo dân Cồn Dầu đều lập tức được báo động đến các giới chức LHQ và Hoa Kỳ. Trước sự theo dõi sát sao ấy, chính quyền Đà Nẵng đã ngưng dùng bạo lực dù vẫn tiếp tục sách nhiễu một số gia đình ở Xứ Đạo Cồn Dầu.
Thời điểm cho mục tiêu thứ hai là đầu năm 2012 – lúc ấy ít ra phải có một người Cồn Dầu đang lánh nạn ở Thái Lan đến Hoa Kỳ định cư. Toán trợ giúp pháp lý của BPSOS ở Thái Lan đã lập hồ sơ xin tị nạn cho tất cả các giáo dân Cồn Dầu chạy sang Thái Lan lánh nạn. Đồng thời văn phòng BPSOS ở Hoa Kỳ vận động Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để họ công tâm cứu xét cho các hồ sơ xin tị nạn này. Gần đúng với dự kiến, tháng 5 năm 2012, người đầu tiên trong số các giáo dân Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan đã đến Hoa Kỳ định cư, xoá tan nỗi lo sợ của người dân Cồn Dầu còn ở lại hay đang lánh nạn ở Thái Lan: Lời hăm doạ của ông thành uỷ hung hãn nhất nước bị một tổ chức người Việt vô hiệu hoá. Đến nay hầu hết các giáo dân Cồn Dầu đều được xét là tị nạn và quá nửa đã đến Hoa Kỳ định cư.
Hai phương án kể trên, được chia thành 4 giai đoạn thực hiện kéo dài 2 năm rưỡi, đặt nền móng cho mục tiêu thứ ba: Xứ Đạo Cồn Dầu sẽ trường tồn.
Không như hai mục tiêu trước, thời điểm cho mục tiêu thứ ba trải dài từng ngày: Mỗi ngày mà Xứ Đạo Cồn Dầu còn tồn tại thì ngày ấy là một thành quả. Nói cách khác, cuộc đối đầu diễn ra từng ngày một và thắng lợi cũng đếm từng ngày một. Đến nay Cồn Dầu đã đứng vững 1.300 ngày.
Để đạt điều này, phương án của chúng tôi gồm hai phần. Thứ nhất là giúp cho các giáo dân Cồn Dầu vượt qua sự sợ hãi. Chúng tôi đã báo trước cho họ về từng giai đoạn của chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” và những thành quả dự kiến. Khi thấy tình hình diễn ra đúng như đã báo trước thì tinh thần và quyết tâm bảo vệ xứ đạo của họ ngày thêm vững vàng.
Thứ hai là dùng quốc tế vận để chặn việc sử dụng bạo lực. Cho đến nay các vấn đề tự do tôn giáo, chống tra tấn, đòi tài sản của công dân Hoa Kỳ, và quyền tự do văn hoá đã trở thành những nút chặn hiệu quả do có sự lên tiếng và can thiệp của quốc tế, nhất là LHQ và Hoa Kỳ. Các nút chặn khác đang được chuẩn bị: quyền môi sinh, quyền sức khoẻ, và quyền sinh kế.
Với các nút chặn ngày càng chồng chất và quyết tâm của giáo dân là bảo vệ xứ đạo đến cùng, chính sách cưỡng chế sẽ khựng lại khi không thể dùng bạo lực. Phương án này được trình bày trong một bài trước đây.
Tiến lên thì không được; đứng một chỗ càng lâu thì càng sa lầy vì sẽ:
(1) Tăng mâu thuẫn với chính quyền trung ương khi việc cưỡng chế Xứ Đạo Cồn Dầu ảnh hưởng đến cuộc thương thảo với Hoa Kỳ về TPP
(2) Tăng rủi ro bị phanh phui về tính bất hợp pháp của chính sách cưỡng chế
(3) Tăng rủi ro bị điều tra về tham nhũng trong quan hệ với nhà thầu
(4) Tăng triển vọng bị nạn nhân, trong đó cỏ cả công dân Hoa Kỳ, đòi bồi thường vì bị xâm phạm tài sản trái với luật quốc gia và luật quốc tế
(5) Tăng rủi ro nhà thầu và các nguồn đầu tư rút lui và thưa kiện vì lỗ nặng
Khi tiến không được mà đứng yên thì ngày càng tăng rủi ro, lùi bước sẽ là cách khôn ngoan để giảm thiệt hại.
Phương án cho năm 2014 của chúng tôi là thúc đẩy cho nhanh, sâu và rộng tiến trình sa lầy này, với 2 mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thời điểm và thể hiện phúc lợi cho đối tượng phục vụ:
(1) Lệnh cưỡng chế đất sẽ được chính thức thu hồi -- trường hợp đầu tiên vào giữa năm 2014
(2) Đất đã cưỡng chế sẽ được hoàn trả -- trường hợp đầu tiên vào cuối năm 2014
Qua bài này tôi minh hoạ thế nào là một kế hoạch trung hạn, kéo dài 3 đến 5 năm.
Trước khi hành động thì đã phải lập sẵn kế hoạch. Bất luận ngắn hay dài, đã gọi là kế hoạch thì phải có các mục tiêu và các phương án để đạt từng mục tiêu. Trong số các mục tiêu ấy phải có mục tiêu đủ ngắn hạn để kịp thời đánh giá tiến triển của kế hoạch, tránh tình trạng “sai một li, đi một dặm”.
Đó là thái độ cần thiết của người hoạt động cho một công cuộc liên quan đến nhiều người.
Bài liên quan:
Hành Động Phải Có Kế Hoạch - Bài 1
Đằng Sau Cuộc Giải Cứu 15 Cô Gái Bị Bán Sang Nga
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2773
Đằng Sau Cuộc Giải Cứu 15 Cô Gái Bị Bán Sang Nga
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2773
Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu: Cuối Năm Tính Sổhttp://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2758
Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu: Chuẩn Bị Cho Giai Đoạn 5http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2288
Chiến dịch Cứu Cồn Dầu
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&new_topic=34
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&new_topic=34
********************
-Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu: Cuối Năm Tính Sổ: Cồn Dầu: 3.5 năm sau cuộc đàn áp đẫm máu
Ts. Nguyễn Đình Thắng http://machsong.org Ngày 28 tháng 11, 2013
Chỉ trong vài tiếng nữa, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Quyền Văn Hoá sẽ họp báo ở Hà Nội sau chuyến thị sát 10 ngày. Không biết rằng bà ta có sẽ nêu đích danh Cồn Dầu không, nhưng bà ta biết rất rõ về những gì đã xẩy ra ở Cồn Dầu từ 3 năm rưỡi qua và cho đến tận hôm nay.
Tháng 7 năm 2010, BPSOS đưa ra chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” để kêu gọi đồng hương tiếp tay. Chúng tôi đưa ra 3 mục tiêu cụ thể:
(1) Can thiệp cho tất cả giáo dân Cồn Dầu đi lánh nạn được xét là tị nạn và được định cư.
(2) Đẩy lùi bạo lực của chính quyền Đà Nẵng đối với những giáo dân Cồn Dầu còn ở lại.
(3) Duy trì sự trường tồn của Giáo Xứ Cồn Dầu.
Ba năm rưỡi trôi qua. Đến nay trên 90% các giáo dân Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan đã được xét là tị nạn và quá nửa đã định cư ở Hoa Kỳ. Để làm bằng cho người ở trong nước, họ đã xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí và ngay cả trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Lời tuyên bố của Ông Bí Thư đầy quyền thế hoá ra hoàn toàn vô hiệu.
Mục tiêu thứ hai xem như cũng đạt 9 phần 10. Với sự chú ý sát sao của quốc tế, chính quyền Đà Nẵng không còn dám công khai dùng bạo lực mà chỉ thì thụt tách từng gia đình giáo dân ra để áp lực.
Mục tiêu thứ ba tuy chưa ngã ngũ nhưng ngày càng rõ: sau ba năm rưỡi, Giáo Xứ Cồn Dầu vẫn tồn tại.Kế hoạch của chúng tôi là gài nút chặn, ngày càng thêm nút chặn, để chặn đứng chính sách cưỡng chế.
Các vấn đề dùng làm nút chặn gồm có: đàn áp tôn giáo, tra tấn, xâm phạm tài sản của công dân Hoa Kỳ, và vi phạm quyền văn hoá. Qua quốc tế vận, mỗi vấn đề trở thành một nút chặn ngày càng kiên cố.
Đàn áp tôn giáo: Chúng tôi đã vận động Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo, và ngày càng thêm các tổ chức quốc tế bảo vệ tự do tôn giáo nhập cuộc. Các thân nhân của giáo dân Cồn Dầu, rồi đích thân các nạn nhân khi vừa đến Hoa Kỳ định cư đã tham gia quốc tế vận.
Tra tấn: Khoảng 70 giáo dân Cồn Dầu đã bị tra tấn, có người đến sẩy thai và có người đến chết. Các hồ sơ tra tấn đã được nộp cho Quốc Hội và BNG Hoa Kỳ và Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong cuộc vận động áp lực Việt Nam ký Công Ước Quốc Tế Về Chống Tra Tấn. Dưới áp lực ngày càng đè nặng ấy, Việt Nam đã ký công ước này. Cồn Dầu trở thành điểm nóng về nạn tra tấn mà quốc tế vẫn tiếp tục theo dõi.
Tài sản của công dân Hoa Kỳ: Trong số giáo dân Cồn Dầu đã đến Hoa Kỳ từ lâu và đã mang quốc tịch Mỹ, một số có nhà có đất ở Cồn Dầu do cha mẹ để lại khi qua đời. Khi cưỡng chế các tài sản này thì có nghĩa là chính quyền Đà Nẵng đã cướp đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Chúng tôi đã đưa vấn đề này đến giới chức cao cấp nhất của Bộ Ngoại Giao, Bộ Thương Mại và Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ như là một vấn đề vi phạm nguyên tắc trầm trọng: nếu Việt Nam không tôn trọng tài sản của công dân Hoa Kỳ thì lấy gì bảo đảm rằng họ sẽ tôn trọng tài sản của các công ty Hoa Kỳ? Đó là câu hỏi mà Thứ Ba vừa qua chúng tôi đã đặt cho Đại Sứ Michael Froman, Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ, người đang thương thảo với Việt Nam về thương ước mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương. Chính quyền trung ương ở Việt Nam nay đứng giữa hai chọn lựa: một là áp lực chính quyền Đà Nẵng phải ngưng tay, hai là chấp nhận nguy cơ cho việc phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ.
Quyền văn hoá: Giải toả trắng một xứ đạo với 135 năm lịch sử và một nghĩa trang đã được nhà nước công nhận là di sản văn hoá thì rõ ràng là vi phạm quyền văn hoá của các giáo dân Cồn Dầu một cách thậm tệ. Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Quyền Văn Hoá hiện đang có mặt ở Việt Nam, biết rõ về việc này. Tuần rồi Bà đã bất chợt đến tận Giáo Xứ Cồn Dầu để thị sát cũng như đã gặp riêng hai nạn nhân làm nhân chứng, hoàn toàn ngoài sự trù tính của chính quyền. Trước ngày Bà Shaheed lên đường đến Việt Nam, BPSOS đã gửi cho Bà tập hồ sơ về Cồn Dầu và sắp xếp để một thành viên trong phái đoàn của Bà tiếp xúc với đại diện giáo dân Cồn Dầu ở văn phòng của BPSOS ở Thái Lan. Chỉ trong vài tiếng nữa thôi Bà Shaheed sẽ có buổi họp báo ở Hà Nội trước khi lên đường rời Việt Nam.
Chúng tôi đang chuẩn bị thêm một số vấn đề nút chặn nữa như là quyền môi sinh – các cánh đồng lúa phì nhiêu năm xưa nay đã bị nhà nước dẫn nước mặn vào để không cầy cấy gì được nữa; như là quyền kinh tế -- các giáo dân Cồn Dầu đã bị bóp nghẹt kinh tế và bị tước đoạt sinh kế...
Khi các nút chặn dầy đặc, thì chính sách cưỡng chế sẽ không thể tiến thêm được nữa. Đó là phân nửa của cách đạt mục tiêu thứ ba: bảo vệ sự trường tồn của Giáo Xứ Cồn Dầu. Phân nửa kia sẽ được trình bày trong một bài sau.
Các bài liên quan:
-Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu Mach Song
Bước Vào Giai Đoạn 4
Phát động cuối tháng 7 năm ngoái, chiến dịch Cứu Cồn Dầu đã chuyển qua 3 giai đoạn: thông tin, quốc tế vận, và đòi công lý. Chiến dịch đã bắt đầu giai đoạn 4, là giai đoạn đòi hỏi chính quyền Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc quốc tế.
Qua chính sách tịch thu đất và trong cuộc đàn áp vừa qua, chính quyền Đà Nẵng đã vi phạm ba nguyên tắc quốc tế căn bản có tính cách ràng buộc đối với chính quyền trung ương: tịch thu tài sản của công dân nước ngoài, vi phạm quyền lợi của công dân nước ngoài, và sử dụng các hình thức tra tấn.
Chính quyền trung ương Việt Nam đang vận động để được hưởng quy chế Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (Generalized System of Preferences, hoăc GSP). Nếu được hưởng quy chế này, Việt Nam sẽ không phải đóng thuế nhập cảng trên một số mặt hàng đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một trong những điều kiện căn bản để được hưởng quy chế này là không được tịch thu tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ mà không qua một thể thức công bằng và minh bạch. Có những công dân Hoa Kỳ hiện có quyền sử dụng đất và sở hữu bất động sản ở Cồn Dầu, trong khu vực mà chính quyền Đà Nẵng muốn giải toả trắng. Chúng tôi đã báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhiều dân biểu Hoa Kỳ, và Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ sự vi phạm điều kiện căn bản này để được hưởng quy chế GSP.
Chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cho giáo dân Cồn Dầu phải bốc mộ ông bà, tổ tiên và thân nhân ra khỏi khu nghĩa trang của xứ đạo. Chính quyền Đà Nẵng quên rằng việc bốc mộ phải được sự đồng ý của những người Cồn Dầu hiện định cư ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác vì đó cũng là mộ ông bà, tổ tiên và thân nhân của họ. Đây là vấn đề giữa quốc gia với quốc gia nên chính quyền trung ương Việt Nam cần ngồi xuống để thương thảo và điều đình với đại diện của những công dân ngoại quốc bị vi phạm quyền lợi. Nhiều người Cồn Dầu đang sinh sống ở Hoa Kỳ đã lên tiếng với các vị dân cử liên bang đại diện cho họ để yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm trung gian cho cuộc thương thảo ấy. Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề này trực tiếp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Điều vi phạm thứ ba là việc công an đã sử dụng các biện pháp tra tấn đối với trên 60 giáo dân Cồn Dầu, kể cả phụ nữ và trẻ em. Năm ngoái, khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ thăm viếng Việt Nam, chính quyền Việt Nam yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giúp đỡ và hướng dẫn để Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn để tham gia Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn. Việc đầu tiên mà chính quyền trung ương của Việt Nam cần thực hiện là điều tra và truy tố tất cả thủ phạm liên quan đến vụ tra tấn các giáo dân Cồn Dầu, như Thượng Tá Mưu, Trung Tá Hiếu, Trung Tá Phúc, Đại Uý Minh, Trung Uý Thành, v.v. về tội ra lệnh hay đích thân tra tấn. Chúng tôi cũng đã cung cấp một số thông tin về các cuộc tra tấn này đến Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ.
Trên đây là ba trọng tâm của giai đoạn 4 trong chiến dịch Cứu Cồn Dầu.
Nhắc lại, chiến dịch Cứu Cồn Dầu được BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) đề xướng vào cuối tháng 7 năm ngoái, với 3 mục đích:
(1) Bảo vệ quyền tị nạn cho các đồng bào Cồn Dầu đang lánh nạn ngoài Việt Nam;
(2) Đẩy lùi sự đàn áp của chính quyền địa phương nhắm vào giáo dân Cồn Dầu trong nước;
(3) Bảo vệ sự vẹn toàn của Xứ Đạo Cồn Dầu.
Trong 6 tháng qua, chiến dịch này đã đi qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn một là thông tin: báo động cho cộng đồng quốc tế, trong đó có cộng đồng Việt ở hải ngoại, về cuộc đàn áp đẫm máu đã diễn ra từ tháng 5 năm ngoái và còn tiếp tục. Chính quyền Đà Nẵng nghĩ rằng rất dễ giải toả trắng xứ đạo Công Giáo nhỏ bé, xa xôi và hiền hoà này. Họ không ngờ rằng Cồn Dầu đã trở thành một tên quen thuộc trên các diễn đàn quốc tế, và đã được nhắc đến trong hầu hết các bản phúc trình nhân quyền trong thời gian gần đây.
Giai đoạn hai là quốc tế vận: vận động sự lên tiếng và can thiệp của các chính quyền trong khối tự do và các tổ chức nhân quyền có bề thế. Đến nay vụ Cồn Dầu đã được quốc tế hoá: một bộ phận của Quốc Hội Hoa Kỳ đã tổ chức điều trần; Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã cử nhân viên cao cấp đến Thái Lan để lấy thông tin từ các nạn nhân đang lánh nạn; Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đã cử phái đoàn đến tận Cồn Dầu; Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu vấn đề Cồn Dầu trong bản phúc trình thường niên về nhân quyền; và ngày càng nhiều các tổ chức quốc tế lên án cuộc đàn áp.
Giai đoạn ba của chiến dịch là hỗ trợ cho nạn nhân đứng lên đòi công lý. Những người Cồn Dầu đang sống ở Hoa Kỳ đã dõng dạc lên tiếng, đòi hỏi Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp. Điều này tạo nên sự phấn chấn và tự tin nơi người Cồn Dầu ở trong nước. Hàng trăm người đã ký đơn tố cáo chính quyền Đà Nẵng vi phạm luật và nhất quyết không rút tên mặc dù bị công an hăm doạ. Ngay cả những người đã bị tù đày, tra tấn, và tuyên án cũng quyết tâm kháng án bất chấp sự hù doạ của công an. Tại phiên toà phúc thẩm họ đã công khai tố cáo việc công an dùng tra tấn để ép cung. Nhiều nạn nhân của sự tra tấn cũng đã can lên tiếng trên các diễn đàn công luận.
Khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn 4, các giai đoạn 1-3 vẫn tiếp tục được phát huy một cách song hành.
Cùng lúc, chiến dịch Cứu Cồn Dầu tiếp tục lo đời sống và tranh đấu bảo vệ quyền tị nạn cho gần 60 người Cồn Dầu đang lánh nạn ngoài Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi cộng đồng người Việt ở hải ngoại tiếp tục yểm trợ chiến dịch Cứu Cồn Dầu.