- Hãng truyền thông CNN hôm 25/1 có đăng tải bài viết ca ngợi di tích lịch sử Trường lũy Quảng Ngãi-Bình Định của Việt Nam.
Theo bài viết này, Trường lũy là một trong những công trình khảo cổ quan trọng nhất được phát hiện một thế kỷ qua tại Việt Nam. Sau khi thăm dò và khai quật, nhóm nhà khảo cổ học đã phát hiện bức tường thành dài 127 km mà người dân địa phương gọi là Trường lũy của Việt Nam.
Theo bài viết này, Trường lũy là một trong những công trình khảo cổ quan trọng nhất được phát hiện một thế kỷ qua tại Việt Nam. Sau khi thăm dò và khai quật, nhóm nhà khảo cổ học đã phát hiện bức tường thành dài 127 km mà người dân địa phương gọi là Trường lũy của Việt Nam.
Trường luỹ ở Quảng Ngãi được cho là có nhiều nét hao hao giống với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, nhưng thực tế không phải thế |
Giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hiệp hội sử học Việt Nam cho biết: "Đây là di tích dài nhất Đông Nam Á". Bức tường thành được đắp bằng đất và đá với một số đoạn cao tới 4m.
Năm 2005, PGS-TS Andrew Hardy, người đứng đầu chi nhánh École Française d’Extreme-Orient (trường Pháp dành cho học sinh châu Á) tìm thấy một đoạn tài liệu tham khảo cổ có tên "Long thành ở Quảng Ngãi" được viết trong cuốn "Mô tả địa thế của Hoàng Đế Đồng Khánh" được biên soạn bởi một quan triều Nguyễn vào năm 1885.
Sau đó, nhóm của tiến sĩ Hardy đã tiến hành một dự án thăm dò với tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông (một nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học). Bức tường thành đã được phát hiện sau vài năm miệt mài làm việc của cả nhóm.
Lũy trải dài từ bắc tỉnh Quảng Ngãi tới Bình Định (đi qua địa phận các huyện: Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ của Quảng Ngãi và Hoài Nhơn, An Lão của Bình Định, chạy dọc theo dãy Trường Sơn) và được xem là công trình kỹ thuật lớn nhất của triều Nguyễn.
Năm 2005, PGS-TS Andrew Hardy, người đứng đầu chi nhánh École Française d’Extreme-Orient (trường Pháp dành cho học sinh châu Á) tìm thấy một đoạn tài liệu tham khảo cổ có tên "Long thành ở Quảng Ngãi" được viết trong cuốn "Mô tả địa thế của Hoàng Đế Đồng Khánh" được biên soạn bởi một quan triều Nguyễn vào năm 1885.
Sau đó, nhóm của tiến sĩ Hardy đã tiến hành một dự án thăm dò với tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông (một nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học). Bức tường thành đã được phát hiện sau vài năm miệt mài làm việc của cả nhóm.
Lũy trải dài từ bắc tỉnh Quảng Ngãi tới Bình Định (đi qua địa phận các huyện: Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ của Quảng Ngãi và Hoài Nhơn, An Lão của Bình Định, chạy dọc theo dãy Trường Sơn) và được xem là công trình kỹ thuật lớn nhất của triều Nguyễn.
Long lũy được bắt đầu xây dựng vào năm 1819 |
Long lũy được bắt đầu xây dựng vào năm 1819 dưới sự chỉ đạo của Lê Văn Duyệt, một quan chức cấp cao của hoàng đế Gia Long.
Người địa phương cho rằng Trường luỹ ở Quảng Ngãi có nhiều nét hao hao giống với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, tuy nhiên 2 công trình này lại khác nhau cơ bản cả về ý tưởng kiến trúc lẫn chức năng. Theo các nhà khảo cổ học thì Trường lũy giống bức tường Hadrian’s, một bức tường thành xây dựng từ thời La Mã trên biên giới của nước Anh và Scotland, nhiều hơn.
Nằm dọc tỉnh Quảng Ngãi, Trường luỹ đi qua nhiều địa hình khác nhau. Cũng vì thế, việc xây dựng nó cũng rất đa dạng. Ở địa hình bằng phẳng, luỹ đơn giản chỉ được đắp bằng đất, nơi sườn núi có độ dốc vừa phải, luỹ được đắp cốt đất ở trong và ốp đá ở ngoài.
Đây là cách mà người xưa chống lại hiện tượng trôi trượt của luỹ trên sườn đồi, núi. Những địa hình có độ dốc lớn, hoặc trên đỉnh những ngọn núi cao thì Trường luỹ được xây hoàn toàn bằng đá. Với kỹ thuật xếp đá khéo léo của người xưa, khiến cho luỹ có độ bền cao, không bị sạt lở, trôi trượt, dù đã hàng trăm năm qua đi.
Người địa phương cho rằng Trường luỹ ở Quảng Ngãi có nhiều nét hao hao giống với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, tuy nhiên 2 công trình này lại khác nhau cơ bản cả về ý tưởng kiến trúc lẫn chức năng. Theo các nhà khảo cổ học thì Trường lũy giống bức tường Hadrian’s, một bức tường thành xây dựng từ thời La Mã trên biên giới của nước Anh và Scotland, nhiều hơn.
Nằm dọc tỉnh Quảng Ngãi, Trường luỹ đi qua nhiều địa hình khác nhau. Cũng vì thế, việc xây dựng nó cũng rất đa dạng. Ở địa hình bằng phẳng, luỹ đơn giản chỉ được đắp bằng đất, nơi sườn núi có độ dốc vừa phải, luỹ được đắp cốt đất ở trong và ốp đá ở ngoài.
Đây là cách mà người xưa chống lại hiện tượng trôi trượt của luỹ trên sườn đồi, núi. Những địa hình có độ dốc lớn, hoặc trên đỉnh những ngọn núi cao thì Trường luỹ được xây hoàn toàn bằng đá. Với kỹ thuật xếp đá khéo léo của người xưa, khiến cho luỹ có độ bền cao, không bị sạt lở, trôi trượt, dù đã hàng trăm năm qua đi.
Tiến sĩ Hardy (giữa) và giáo sư Đông |
Còn có các bằng chứng cho thấy có nhiều pháo đài và đền thờ được xây dựng dọc theo con đường thành và cổ hơn nhiều so với các bức tường thành.
Trường lũy được xây dựng để phục vụ việc phân ranh giới lãnh thổ và điều tiết thương mại, du lịch giữa người Việt tại vùng đồng bằng Bắc bộ với những người H’rê sống ở các thung lũng trong núi. Nó cũng là công trình được xây dựng bằng bàn tay của hai tộc người này.
Hiện Trường thành được coi là di sản quốc gia và tương lai có thể trở thành điểm thăm quan hút khách du lịch quốc tế.
Trong chuyến thăm Quảng Ngãi năm 2010 của chuyên gia quốc tế, Christopher Young - trưởng phòng Tư vấn Di sản quốc tế tại Anh, ông cho biết: "Long thành là một cơ hội lớn để nghiên cứu, bảo tồn cẩn thận và sử dụng bền vững".
Trường thành Quảng Ngãi không chỉ có tiềm năng du lịch tham quan di tích khảo cổ mà khung cảnh thôn dã quanh nó, khí hậu miền núi, suối nước nóng, một hòn đảo núi lửa ngoài khơi, các rạn san hô và những bãi biển nguyên sơ còn có tiềm năng du lịch lớn hơn nữa.
Trên địa bàn tỉnh còn có các di tích văn hóa nổi bật khác như hàng chục ngôi đền Chăm cổ, thành lũy và di sản văn hóa Sa Huỳnh có niên đại từ 1.000 năm trước Công nguyên. Đáng chú ý trong đó là Sa Châu Thành được xây dựng từ thế kỷ 9 và vẫn còn được bảo quản khá tốt.
Nguyễn Hường (Theo CNN)
Trường lũy được xây dựng để phục vụ việc phân ranh giới lãnh thổ và điều tiết thương mại, du lịch giữa người Việt tại vùng đồng bằng Bắc bộ với những người H’rê sống ở các thung lũng trong núi. Nó cũng là công trình được xây dựng bằng bàn tay của hai tộc người này.
Hiện Trường thành được coi là di sản quốc gia và tương lai có thể trở thành điểm thăm quan hút khách du lịch quốc tế.
Trong chuyến thăm Quảng Ngãi năm 2010 của chuyên gia quốc tế, Christopher Young - trưởng phòng Tư vấn Di sản quốc tế tại Anh, ông cho biết: "Long thành là một cơ hội lớn để nghiên cứu, bảo tồn cẩn thận và sử dụng bền vững".
Trường thành Quảng Ngãi không chỉ có tiềm năng du lịch tham quan di tích khảo cổ mà khung cảnh thôn dã quanh nó, khí hậu miền núi, suối nước nóng, một hòn đảo núi lửa ngoài khơi, các rạn san hô và những bãi biển nguyên sơ còn có tiềm năng du lịch lớn hơn nữa.
Trên địa bàn tỉnh còn có các di tích văn hóa nổi bật khác như hàng chục ngôi đền Chăm cổ, thành lũy và di sản văn hóa Sa Huỳnh có niên đại từ 1.000 năm trước Công nguyên. Đáng chú ý trong đó là Sa Châu Thành được xây dựng từ thế kỷ 9 và vẫn còn được bảo quản khá tốt.
Nguyễn Hường (Theo CNN)