Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Cựu chiến binh Dũng sống sót trong chiến hào chính trị

-Cựu chiến binh Dũng sống sót trong chiến hào chính trị
Dù bị nhiều người chỉ trích, Dũng cũng có được một hậu thuẫn rộng lớn từ một nhóm quan trọng - những cựu đồng nghiệp của ông trong lực lượng công an và quân đội, với số đại diện của mình trong Ban Chấp hành Trung ương chuyên thảo chính sách đông hơn đại diện của những nhóm khác. Có lẽ được khuyến khích bởi sự hậu thuẫn này, năm ngoái Dũng được cho là đã tìm cách để trở thành tổng bí thư đồng chủ tịch nước, một thay đổi lớn tại Việt Nam, nơi hai vị trí này luôn tách biệt.

Nguồn: South China Morning Post
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
19.01.2011
Cựu du kích và nhà cách tân giữ vững quyền lực tại Việt Nam
Khi công ty đóng tàu nhà nước khổng lồ của Việt Nam gần sụp đổ vào năm ngoái, gây xấu hổ đối với hình ảnh của đất nước trên trường thế giới, một loạt những chỉ trích đã nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng nó đã không có tác dụng.
Nhân vật sống sót trong chính trường 61 tuổi đầy tham vọng đã được giới lãnh đạo Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản đang nắm quyền tái bổ nhiệm hôm qua, một dấu hiệu của việc ông đã vượt qua thử thách của một người lãnh đạo để giữ nguyên vị trí quyền lực nhất của đất nước.
Ông đang đối diện với những thử thách to lớn khi nền kinh tế trị giá 100 tỉ đô la đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam nổi lên sau đống đổ nát của nhiều thập niên chiến tranh và kinh tế tập trung, hiện đang bị cản trở bởi lạm phát vào hàng chục, thâm thủng nặng về mậu dịch và ngân sách và đồng nội tệ mất giá.
Nhiệm kỳ năm năm tới của ông sẽ thử thách giả thuyết rằng ông đang có một nghị trình cách tân, trong khi thế hệ thử nghiệm tiêu dùng đang nảy nở trên một đất nước với gần 90 triệu dân, làm thay đổi hình ảnh truyền thống của một Việt Nam với thôn quê nghèo đói, những cánh đồng lúa, đồn điền cà phê và xưởng lao động thủ công.
Nguyễn Quang A, cựu cố vấn chính phủ, nói rằng Dũng là một người cực kỳ tham vọng nhưng cương quyết. "Nếu ông ta chịu lắng nghe, ông ta sẽ trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo," ông A nói, ông từng là đồng sáng lập viên cơ quan nghiên cứu độc lập đầu tiên của Việt Nam vào năm 2007 để rồi hai năm sau bị đóng cửa khi chính quyền đưa ra luật cấm đoán các công tác nghiên cứu.
Một số người nói rằng những luật lệ này được tạo ra để dập tắt những tư tưởng chống đối trong cơ quan nghiên cứu như ông A.
Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak gọi Dũng là một người "có tư tưởng đổi mới", theo bức điện mật của sứ quán Hoa Kỳ viết vào năm 2009 và được WikiLeaks tung ra. Các nhà phân tích nhìn chung cũng đồng ý rằng ông ta muốn có thêm những cải cách và minh bạch trong kinh tế.
Nhưng ông lại có một thành tích không đồng nhất. Ông là một người hậu thuẫn mạnh mẽ các tập đoàn kinh doanh nhà nước như công ty đóng tàu Vinashin, vốn được đảng hy vọng có thể trở thành những công ty hàng đầu trong các lĩnh vực như điện lực, dầu khi và hàng hải.
Lê Đăng Doanh, một cựu cố vấn chính phủ hiện đang là một kinh tế gia độc lập nói rằng những công ty nhà nước thiếu hiệu quả đang hút cạn vốn và nguồn lực. Chính quyền cần nên nhượng bộ hơn cho thị trường trong khi tăng tốc cải tạo lĩnh vực nhà nước, ông nói: "Họ không cần phải chỉ bảo hướng đi cho các doanh nghiệp một cách chi tiết, ví dụ như nên đầu tư vào một việc gì hay không."
Việc Vinashin gần đến bờ phá sản vào năm ngoái, vốn từng được những hậu thuẫn chính trị và tài chính hậu hĩnh trong nhiều năm qua, đã cho thấy rõ những rủi ro trong việc giữ nguyên hiện trạng.
Tuy nhiên một số nhà đầu tư đã hoan nghênh việc tái bổ nhiệm Dũng. "Tôi nghĩ đây là điều tốt nếu có một người đã từng trải qua và hiểu được điều gì đang xảy ra, hiểu được những vấn đề cốt yếu và rút ra những bài học," Andy Hồ, giám đốc điều hành tại VinaCapital, một công ty đầu tư vốn tư nhân.
Dù bị nhiều người chỉ trích, Dũng cũng có được một hậu thuẫn rộng lớn từ một nhóm quan trọng - những cựu đồng nghiệp của ông trong lực lượng công an và quân đội, với số đại diện của mình trong Ban Chấp hành Trung ương chuyên thảo chính sách đông hơn đại diện của những nhóm khác.
Có lẽ được khuyến khích bởi sự hậu thuẫn này, năm ngoái Dũng được cho là đã tìm cách để trở thành tổng bí thư đồng chủ tịch nước, một thay đổi lớn tại Việt Nam, nơi hai vị trí này luôn tách biệt, các nhà ngoại giao và nguồn tin từ đảng cho biết.
Những dự định này có lẽ đã bị dập tắt bởi những chỉ trích về những khó khăn kinh tế và vai trò của ông trong việc để cho Vinashin chập choạng đến gần sụp đổ. Việc ông ủng hộ một dự án đầy tai tiếng cho phép một công ty Trung Quốc khai thác nguồn bauxite dự trữ làm cho sự tình càng tồi tệ thêm.
Nhưng ông đã chứng tỏ một khả năng thích ứng và thay đổi. Sinh năm 1949 tại tỉnh cực nam Cà Mau, Dũng khởi đầu sự nghiệp vào tuổi rất trẻ với chức y tá của du kích Việt Cộng chống lại người Mỹ, bản thân ông cũng đã bị thương.
Ông theo học ngành luật và vào nghành công an, được thăng chức. Thời vận lớn đầu tiên của ông là một loạt những vụ bắt giữ buôn lậu lớn. Khi được thăng tiến, ông tham gia trường đào tạo tư tưởng đảng hàng đầu Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1980s - một khởi đầu cho những lãnh đạo tương lai.
Năm 1994, ông được đề bạt chức thứ trưởng bộ nội vụ, và ba năm sau ông được giữ chức phó thủ tướng thứ nhất đặc trách kinh tế. Khi ông tham gia vào Bộ Chính trị năm 1996, ông trở thành nhân vật trẻ nhất trong cơ quan quyền lực cao nhất của chính phủ.
Năm 1998 ông được bổ nhiệm làm thống đốc ngân hàng nhà nước để giải quyết những khó khăn cấp thiết của lĩnh vực ngân hàng non nớt khi nền kinh tế đang bắt đầu mở cửa. Ông dẫn đầu phái đoàn các quan chức cao cấp đầu tiên của Việt Nam đến Hoa Kỳ vào năm 2001 để tham dự buổi ký kết hiệp ước thương mại Mỹ - Việt đầu tiên.

Tổng số lượt xem trang