- Giới thiệu sách “Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc” (VOV)-
-Trương Nhân Tuấn - Trí thức Việt Nam cần phải học ở trí thức Khmer
(VOV) - Cuốn giới thiệu quá trình đàm phán, hoạch định và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc
Chiều 25/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu sách “Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc”.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất bản một cuốn sách đề cập một cách tương đối đầy đủ, toàn diện, chính xác về đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, cả trong các giai đoạn lịch sử cũng như đường biên giới hiện nay mới được chính thức xác lập một cách rõ ràng, cụ thể, bằng văn bản trên bản đồ và thực địa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cuốn sách dày hơn 400 trang, gồm 5 chương giới thiệu quá trình đàm phán, hoạch định và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, phân tích kết quả và ý nghĩa lịch sử của công việc này.
Để biên soạn cuốn sách này, hơn 1 năm qua, Ban biên soạn và tập thể tác giả đã dành nhiều công sức sưu tầm tài liệu, khảo sát thực địa, lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học đầu ngành nghiên cứu về vấn đề biên giới.
Thông tin từ cuốn sách cho biết, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài gần 1450 km với 1970 cột mốc, đi qua 7 tỉnh của Việt Nam gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, đi qua 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang- Quảng Tây.
Sau một thời gian dài đàm phán, ngày 30/12/1999, Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được ký kết tại Hà Nội.
Ngày 31/12/2008, hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc./.
-Trương Nhân Tuấn - Trí thức Việt Nam cần phải học ở trí thức Khmer
Thực ra trí thức Việt Nam còn phải học hỏi rất nhiều điều ở trí thức Khmer. Mà nếu không hơn được Khmer thì đừng mơ ước gì đến rồng, đến cọp. Viễn tượng sẽ vượt Đại Hàn xem ra chỉ là ảo mộng (-Năm 2050: Kinh tế Việt Nam đứng thứ 14 thế giới (VOV)-). Thí dụ theo bản tin phần dưới đây, dẫn từ RFA.
Theo tôi, những tranh chấp trong vấn đề biên giới giữa Việt-Miên xem ra không khác gì tranh chấp giữa hai bên Việt-Trung. Tại sao dân Khmer có thể thành lập đoàn thể tư nhân đến giám sát từng cột mốc và sẵn sàng lên tiếng tố cáo nếu việc cắm mốc xâm phạm lên đất của họ ? Ta thấy việc xê xích mốc giới ở đây chỉ vài chục đến hơn 100m. Nếu so sánh với biên giới phía bắc thì thật không ra gì. Bởi vì ở đây phía VN bị mất cả ngọn đồi, trái núi, con sông… tính ra vài trăm mét đến hàng cây số. Người Khmer đã có thái độ khôn ngoan (ít ra hơn người Việt). Họ làm việc có tổ chức (xin đừng lầm tổ chức dân sự và tổ chức chính trị), đường đường chính chính, kiểm soát mốc giới dưới sự giám sát của công an, cán bộ của cả hai nước. Nói phải củ cải cũng nghe. Tôi dám chắc phần đất sai lệch ở các nơi đây sẽ phải trả lại cho dân Khmer.
Trong khi phía trí thức VN, trong mọi vấn đề, hình như không làm được gì cả.
Chợt nghĩ đến vấn đề biển Đông mà thấy lạnh mình. Trong vấn đề này hình như chỉ có tiếng nói của phe « chính thống », hay phe « phò chính thống » là được phổ biến rộng rãi, kể cả trên các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở nước ngoài. Chưa bao giờ (hình như vậy) các « tiếng nói khác » được nghe đến. Nhưng trên phương diện học thuật, vấn đề đúng-sai là quan trọng, « chính thống » hay « ngoài luồng » không thành vấn đề. Mà muốn biết « đúng, sai » thì ít ra phải nghe « tiếng nói khác » này ra sao. Người ta chỉ nghe những cái sai (be bét) của các « học giả phò chính thống » khi họ trả lời phỏng vấn. Trong khi một vấn đề có nhiều tranh cãi (như biển Đông) thì cần phải nghe tiếng nói của nhiều phía. Các « ý kiến khác » (hay phi chính thống) đến nay vẫn không được chú ý đến. Trong nước thì không nói, họ phải đi bên "lề phải". Các truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại, không ai ép, nhưng họ cũng đi một bên lề. Xem ra sự minh bạch của truyền thông nói tiếng Việt VN cũng không không hơn truyền thông Khmer.
Tình trạng này tiếp tục thì không mấy chốc biển Đông cũng sẽ giải quyết y chang như vịnh Bắc Việt hay biên giới trên bộ. Nhưng hậu quả sẽ tệ hại hơn gấp ngàn lần.
Hội đồng giám sát của Cambodia, một tổ chức tư nhân về vấn đề biên giới với Việt Nam, đến xem xét 2 cột mốc hôm chủ nhật mùng 5 tháng 12, xác định cả hai được cắm bên trong lãnh thổ Cambodia.
Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia. Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia. Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia. Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia. Có ít nhất 14 người đại diện cho Hội đồng giám sát Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 108 và 109 ở xóm Kba Kadal, xã Đa, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham vào hôm Chủ nhật, ngày 5 tháng 12 vừa qua sau khi có hơn 200 người dân thuộc địa bàn này viết đơn kiện cột mốc tạm đó cắm vào lãnh thổ nước này.
Ông Rong Chhun, đại diện Hội đồng giám sát, và là Giám đốc Hiệp Hội giáo viên độc lập của Campuchia khẳng định sau khi ông đến xem xét vị trí cột mốc tạm rằng, cột mốc tạm số 109 được cắm lên đất vườn đào dân cách từ vườn mía người Việt khoảng 200 mét. Ông còn cho biết, ngoài ra còn có cột mốc tạm số 108 mà chính quyền khẳng định cắm lên đất vườn mía người Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam nhưng những người dân cùng tham gia đến xem xét cột mốc đó khẳng định đất vườn mía người Việt trước đây cũng là sở hữu của họ nhưng bị người Việt xâm chiếm để trồng mía trong những năm 1992.
Ông Rong Chhun nhắc lại lời kể của dân bị người Việt xâm chiếm đất để trồng mía: “Họ khẳng định rằng đất vườn mía ấy là đất của anh em họ mà người Việt xâm chiếm để trồng mía. Họ còn nói đất vườn mía ấy là sở hữu của ông cha họ từ lâu và họ đã làm ruộng như thường, tuy nhiên vào năm 1992 chính quyền Việt Nam đến phá lúa họ và cấm trồng trọt.” Ông Rong Chhun còn cho biết thêm hiện nay người Việt đang trồng mía trên đất vườn ấy và ông cũng khẳng định cột mốc cắm tạm số 108 cũng bị Ủy ban biên giới của hai quốc gia cắm vào lãnh thổ Campuchia cách biên giới Việt Nam khoảng 60 mét. Ông sẽ viết thư đề nghị Chính phủ giải thích và giải quyết vấn đề này.Ngoài đoàn của đại diện Hội đồng giám sát Campuchia, còn có nhiều người dân địa phương cùng đến xem xét cột mốc. Một cựu chiến binh ông Sum Sarith nói rằng, người dân thật sự bị mất đất bởi việc cắm cột mốc tạm số 109. Ông còn nói rằng người dân bị hăm dọa bắt bỏ tù nếu như họ khiếu nại chống đối việc cắm cột mốc này. Ông Sum Sarith nói:“Không có ai dám đến gần bởi vì có lời hăm dọa rằng nếu như người dân đến xem cột mốc sẽ bị bắt bỏ tù chính vì thực tế đã xảy ra ở tỉnh Svay Riêng. Chúng tôi không biết làm thế nào… tôi nói như vậy vì đây là sự thật.”
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodia-says-vietnam-to-plant-border-posts-inside-its-territories-qv-12062010162936.html
Theo tôi, những tranh chấp trong vấn đề biên giới giữa Việt-Miên xem ra không khác gì tranh chấp giữa hai bên Việt-Trung. Tại sao dân Khmer có thể thành lập đoàn thể tư nhân đến giám sát từng cột mốc và sẵn sàng lên tiếng tố cáo nếu việc cắm mốc xâm phạm lên đất của họ ? Ta thấy việc xê xích mốc giới ở đây chỉ vài chục đến hơn 100m. Nếu so sánh với biên giới phía bắc thì thật không ra gì. Bởi vì ở đây phía VN bị mất cả ngọn đồi, trái núi, con sông… tính ra vài trăm mét đến hàng cây số. Người Khmer đã có thái độ khôn ngoan (ít ra hơn người Việt). Họ làm việc có tổ chức (xin đừng lầm tổ chức dân sự và tổ chức chính trị), đường đường chính chính, kiểm soát mốc giới dưới sự giám sát của công an, cán bộ của cả hai nước. Nói phải củ cải cũng nghe. Tôi dám chắc phần đất sai lệch ở các nơi đây sẽ phải trả lại cho dân Khmer.
Trong khi phía trí thức VN, trong mọi vấn đề, hình như không làm được gì cả.
Chợt nghĩ đến vấn đề biển Đông mà thấy lạnh mình. Trong vấn đề này hình như chỉ có tiếng nói của phe « chính thống », hay phe « phò chính thống » là được phổ biến rộng rãi, kể cả trên các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở nước ngoài. Chưa bao giờ (hình như vậy) các « tiếng nói khác » được nghe đến. Nhưng trên phương diện học thuật, vấn đề đúng-sai là quan trọng, « chính thống » hay « ngoài luồng » không thành vấn đề. Mà muốn biết « đúng, sai » thì ít ra phải nghe « tiếng nói khác » này ra sao. Người ta chỉ nghe những cái sai (be bét) của các « học giả phò chính thống » khi họ trả lời phỏng vấn. Trong khi một vấn đề có nhiều tranh cãi (như biển Đông) thì cần phải nghe tiếng nói của nhiều phía. Các « ý kiến khác » (hay phi chính thống) đến nay vẫn không được chú ý đến. Trong nước thì không nói, họ phải đi bên "lề phải". Các truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại, không ai ép, nhưng họ cũng đi một bên lề. Xem ra sự minh bạch của truyền thông nói tiếng Việt VN cũng không không hơn truyền thông Khmer.
Tình trạng này tiếp tục thì không mấy chốc biển Đông cũng sẽ giải quyết y chang như vịnh Bắc Việt hay biên giới trên bộ. Nhưng hậu quả sẽ tệ hại hơn gấp ngàn lần.
VN bị tố cáo cắm mốc lên lãnh thổ Campuchia
Quốc Việt, thông tín viên RFA,Hội đồng giám sát của Cambodia, một tổ chức tư nhân về vấn đề biên giới với Việt Nam, đến xem xét 2 cột mốc hôm chủ nhật mùng 5 tháng 12, xác định cả hai được cắm bên trong lãnh thổ Cambodia.
Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia. Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia. Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia. Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia. Có ít nhất 14 người đại diện cho Hội đồng giám sát Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 108 và 109 ở xóm Kba Kadal, xã Đa, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham vào hôm Chủ nhật, ngày 5 tháng 12 vừa qua sau khi có hơn 200 người dân thuộc địa bàn này viết đơn kiện cột mốc tạm đó cắm vào lãnh thổ nước này.
Ông Rong Chhun, đại diện Hội đồng giám sát, và là Giám đốc Hiệp Hội giáo viên độc lập của Campuchia khẳng định sau khi ông đến xem xét vị trí cột mốc tạm rằng, cột mốc tạm số 109 được cắm lên đất vườn đào dân cách từ vườn mía người Việt khoảng 200 mét. Ông còn cho biết, ngoài ra còn có cột mốc tạm số 108 mà chính quyền khẳng định cắm lên đất vườn mía người Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam nhưng những người dân cùng tham gia đến xem xét cột mốc đó khẳng định đất vườn mía người Việt trước đây cũng là sở hữu của họ nhưng bị người Việt xâm chiếm để trồng mía trong những năm 1992.
Ông Rong Chhun nhắc lại lời kể của dân bị người Việt xâm chiếm đất để trồng mía: “Họ khẳng định rằng đất vườn mía ấy là đất của anh em họ mà người Việt xâm chiếm để trồng mía. Họ còn nói đất vườn mía ấy là sở hữu của ông cha họ từ lâu và họ đã làm ruộng như thường, tuy nhiên vào năm 1992 chính quyền Việt Nam đến phá lúa họ và cấm trồng trọt.” Ông Rong Chhun còn cho biết thêm hiện nay người Việt đang trồng mía trên đất vườn ấy và ông cũng khẳng định cột mốc cắm tạm số 108 cũng bị Ủy ban biên giới của hai quốc gia cắm vào lãnh thổ Campuchia cách biên giới Việt Nam khoảng 60 mét. Ông sẽ viết thư đề nghị Chính phủ giải thích và giải quyết vấn đề này.Ngoài đoàn của đại diện Hội đồng giám sát Campuchia, còn có nhiều người dân địa phương cùng đến xem xét cột mốc. Một cựu chiến binh ông Sum Sarith nói rằng, người dân thật sự bị mất đất bởi việc cắm cột mốc tạm số 109. Ông còn nói rằng người dân bị hăm dọa bắt bỏ tù nếu như họ khiếu nại chống đối việc cắm cột mốc này. Ông Sum Sarith nói:“Không có ai dám đến gần bởi vì có lời hăm dọa rằng nếu như người dân đến xem cột mốc sẽ bị bắt bỏ tù chính vì thực tế đã xảy ra ở tỉnh Svay Riêng. Chúng tôi không biết làm thế nào… tôi nói như vậy vì đây là sự thật.”
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodia-says-vietnam-to-plant-border-posts-inside-its-territories-qv-12062010162936.html
----------------
Tin liên quan: Đàm phán biên giới Việt – Trung và áp lực ngàn năm công tội
Gần đây, một số trang mạng hải ngoại đưa tin sai lệch và bàn luận về vấn đề dỡ bỏ hệ thống mốc giới cũ Pháp – Thanh trên biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Về vấn đề dỡ bỏ hệ thống mốc này, phóng viên báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
PV: Xin ông giới thiệu sơ lược về hệ thống mốc giới giữa hai nước Việt – Trung hiện nay.
Trả lời:
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914 km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Hai bên đã phân giới cắm mốc xong toàn bộ tuyến biên giới, cắm 1971 cột mốc (trong đó có 1 mốc ba Việt Nam – Trung Quốc – Lào, 1548 cột mốc chính; 422 cột mốc phụ). Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết. Nếu so sánh với đường biên giới của các nước trên thế giới, đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được đánh giá là có mức độ cột mốc dầy đặc và rõ ràng, được xác định theo phương pháp hiện đại, đảm bảo tính trung thực và bền vững lâu dài.
Cụ thể về loại mốc: có mốc chính và mốc phụ có giá trị pháp lý như nhau. Vị trí các mốc chính do Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt – Trung thống nhất; các vị trí mốc phụ do các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc xác định trong quá trình phân giới cắm mốc nhằm làm rõ hơn hướng đi của đường biên giới tại các khu vực địa hình không rõ ràng.
Về kích thước: có 3 loại kích thước khác nhau: mốc đại nặng 950 kg đặt ở các cửa khẩu (trong đó có những mốc gắn quốc huy ở một số cửa khẩu quan trọng), mốc trung nặng 500 kg và mốc tiểu nặng 300 kg để có thể linh hoạt xây dựng đối với các loại địa hình khó khăn, phức tạp khác nhau của vùng rừng, núi biên giới Việt – Trung.
Về tính chất: có mốc đơn (đặt trên đường biên giới), mốc đôi cùng số (đặt hai bên bờ sông biên giới) và mốc ba cùng số (đặt ở nơi hợp lưu giữa sông nội địa và sông biên giới).
Phía Việt Nam phụ trách cắm các mốc đơn mang số chẵn, phía Trung Quốc phụ trách cắm các mốc đơn mang số lẻ. Các mốc đôi, mốc ba cùng số nằm trong lãnh thổ nước nào sẽ do nước đó cắm. Trong quá trình cắm và đo tọa độ, độ cao mốc đều có sự giám sát của bên kia.
PV: Tại sao Việt Nam và Trung Quốc phải tháo dỡ các cột mốc cũ vùng biên giới Việt - Trung?
Trả lời:
Công ước 26/6/1887 và Công ước bổ sung 20/6/1895 giữa Chính phủ Pháp (nhân danh Việt Nam) và Triều đình Mãn Thanh Trung Quốc là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đường biên giới đó đã được cụ thể hóa trên thực địa bằng một hệ thống mốc quốc giới (314 mốc) từ Móng Cái đến ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung.
Tuy nhiên, hệ thống mốc giới này chưa thực sự khoa học và có nhiều điểm hạn chế như: các mốc được đánh số theo từng đoạn nhỏ liên tục, không theo một hướng thống nhất, đoạn thì đánh từ Đông sang Tây, đoạn thì đánh từ Tây sang Đông, mẫu thiết kế và kích thước mốc không thống nhất trên toàn tuyến, nội dung chữ khắc trên mốc giữa các đoạn không giống nhau, khoảng cách giữa các mốc giới trên toàn tuyến phân chia không đều nhau…Mặt khác trải qua hơn 100 năm tồn tại với những biến động của thời gian, thời tiết, biến cố lịch sử, một số mốc giới đã bị hư hỏng, mất mát, thậm chí bị xê dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Xuất phát từ tình hình thực tế và mục tiêu xác định lại chính xác đường biên giới để quản lý tốt hơn, tránh xảy ra các vụ tranh chấp ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền và ngày 31/12/1999 ký Hiệp ước biên giới trên đất liền. Công tác phân giới cắm mốc trên thực địa được khởi động vào năm 2001 và hoàn thành ngày 31/12/ 2008. Bước sang năm 2009 hai bên khẩn trương đàm phán xây dựng ba văn kiện sau phân giới cắm mốc là Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Ba văn kiện này được ký vào ngày 18/11/2009 và chính thức có hiệu lực ngày 14/7/2010. Theo luật pháp và thông lệ quốc tế thì khi có hệ thống mốc giới mới, các mốc biên giới cũ (xây dựng theo quy định Công ước Pháp – Thanh cách đây hơn 100 năm) không còn giá trị pháp lý. Vì vậy, để đảm bảo thống nhất trong nhận biết cũng như quản lý biên giới phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế hai bên đã thỏa thuận dỡ bỏ toàn bộ hệ thống mốc cũ (trừ hai mốc 53 và 108 được hai bên thống nhất giữ lại trên thực địa).
PV: Xin ông cho biết việc tháo dỡ các cột mốc biên giới cắm theo các Công ước Pháp – Thanh 1887 – 1895 diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Theo thỏa thuận triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, hai bên đã thống nhất vấn đề xử lý các mốc cũ như sau:
Giữ lại hai mốc 53 và 108 để bảo tồn thành di tích lịch sử; toàn bộ các mốc còn lại sẽ được dỡ bỏ trong vòng 1 tháng sau khi Nghị định thư phân giới cắm mốc chính thức có hiệu lực; giao cho chính quyền địa phương phụ trách tổ chức dỡ bỏ các mốc giới này theo nguyên tắc sau:
- Công tác dỡ bỏ không làm ảnh hưởng đến sự ổn định và tính rõ ràng của đường biên giới mới;
- Những đoạn biên giới trên sông, mỗi bên tự dỡ bỏ các mốc bên bờ sông phía mình;
- Các mốc đơn cũ nằm trên đường biên giới mới, mốc số lẻ do phía Trung Quốc dỡ bỏ, mốc số chẵn do phía Việt Nam dỡ bỏ;
- Một số mốc cũ không nằm trên đường biên giới mới mà nằm ở phía bên nào thì bên đó dỡ bỏ;
- Mỗi bên ghi chép việc dỡ bỏ mốc cũ và thông báo cho nhau qua đường ngoại giao hoặc hình thức thích hợp khác.
PV: Vậy sau khi tháo dỡ các cột mốc cũ, đường biên giới Việt – Trung được phân định bằng cách nào? Có gì thay đổi so với cách phân định bằng các cột mốc cũ hay không?
Trả lời:
Sau khi hoàn thành quá trình phân giới cắm mốc trên biên giới Việt – Trung cuối năm 2008, đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được xác lập với một hệ thống mốc giới hoàn chỉnh gồm 1971 cột mốc được mô tả chi tiết trong Nghị định thư phân giới cắm mốc và được thể hiện rõ trên Bản đồ, Bảng đăng ký mốc giới, Bảng kê tọa độ độ cao mốc giới kèm theo. Có thể thấy hệ thống mốc giới này ưu việt hơn và giải quyết được các hạn chế của hệ thống mốc Pháp – Thanh được xây dựng từ cách đây hơn 1 thế kỷ. Về cơ bản đường biên giới mới là phù hợp với các văn bản đã ký kết giữa ta và Trung Quốc, không có gì khác biệt lớn so với các cột mốc cũ. Điều khác biệt là ở chỗ hệ thống mốc giới mới cụ thể, chi tiết và dày hơn nhiều so với mốc cũ (hiện nay là 1971 cột mốc, nhiều gấp 6 lần số cột mốc cũ). Hệ thống mốc mới được định vị bằng hệ tọa độ GPS.
PV: Các cột mốc cũ sau khi được tháo dỡ, hiện nay đang nằm tại đâu? Việt Nam sử dụng các cột mốc cũ mang tính lịch sử này như thế nào thưa ông?
Trả lời:
Phần lớn số mốc cũ sẽ được hủy sau khi tháo dỡ. Theo nhu cầu của từng bên, một số mốc sau khi được tháo dỡ, có thể được đưa về bảo tàng trưng bày, lưu giữ nhưng phải thông báo, thống nhất giữa hai bên.
PV: Gần đây có một số trang web cho rằng, việc tháo dỡ cột mốc khiến Việt Nam bị mất đất biên giới. Xin ông nói rõ thực hư chuyện này như thế nào?
Trả lời:
Trước hết xin khẳng định là không có chuyện mất đất như ý kiến của một số người viết trên các trang Web. Việc tháo dỡ các cột mốc cũ không ảnh hưởng gì đến đường biên giới 2 nước. Đường biên giới mới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã được quy định rõ trong Hiệp ước 1999, mô tả cụ thể, chi tiết trong Nghị định thư phân giới cắm mốc cùng các bản đồ, sơ đồ kèm theo, đồng thời được cụ thể trên thực địa bằng một hệ thống mốc giới dày đặc với 1971 cột mốc/ 1449,566 km đường biên, có những mốc chỉ cách nhau khoảng vài trăm mét. Việc tháo dỡ các mốc cũ chỉ tạo thuận lợi hơn cho việc nhận biết đường biên giới mới, không ảnh hưởng gì đến chuyện đất đai của mỗi bên. Tôi xin khẳng định lại một lần nữa là không hề có chuyện mất đất biên giới như một số trang Web đưa tin. Nhân đây, tôi cũng xin lưu ý là hiện nay có một số thế lực xấu luôn tìm cách xuyên tạc, đưa tin sai lệch về kết quả giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc nhằm chống phá Nhà nước, gây chia rẽ quan hệ Việt – Trung. Mọi người cần hết sức cảnh giác trước những âm mưu và ý đồ đen tối của các thế lực xấu.
PV: Ông có thể cho biết về tình hình biên giới Việt –Trung hiện nay?
Trả lời:
Sau khi các văn kiện biên giới trên đất liền có hiệu lực và hai bên tiến hành quản lý theo đường biên giới mới, tình hình trên khu vực biên giới Việt Nam ổn định, trật tự trị an chuyển biến tốt. Các lực lượng chức năng của hai bên có sự phối hợp tốt trong việc triển khai các văn kiện đã ký kết; ý thức các cư dân biên giới đối với đường biên mốc giới từng bước được nâng cao nhờ kết quả tuyên truyền của cả hai bên. Các địa phương hai bên biên giới đang cùng nhau trao đổi việc hình thành các khu kinh tế xuyên biên giới (như khu kinh tế Đồng Đăng – Bằng Tường).
Tóm lại, việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và thực thi quản lý theo đường biên giới mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường giao lưu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các địa phương hai bên biên giới và giữ vững trật tự trị an trên vùng biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới Việt – Trung thực sự hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
PV: Để người dân nắm được những thông tin chính thống về tình hình Biên giới lãnh thổ là hết sức cần thiết, thời gian qua UBBG đã phổ biến những thông tin về Biên giới lãnh thổ đến người dân như thế nào và sắp tới Ủy ban có kế hoạch gì để làm tốt hơn nữa công tác này?
Trả lời:
Việc đưa các thông tin về biên giới lãnh thổ đến với người dân là hết sức cần thiết. Hiện công tác này đang từng bước được tăng cường để cung cấp thông tin chính thống về tình hình biên giới lãnh thổ và chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề Biên giới lãnh thổ.
Trong năm 2010, chúng tôi cũng đã tích cực triển khai các hoạt động như mở các lớp tập huấn, tổ chức các buổi nói chuyện ở các địa phương, các cơ quan Trung ương, đoàn thể, trường học giới thiệu về tình hình và các công tác biên giới lãnh thổ. Công tác này đã phát huy được những hiệu quả nhất định, nâng cao nhận thức của người dân và làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ chính nghĩa của ta và sự thực về các vấn đề Biên giới lãnh thổ cũng như những chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng.
Trong thời gian tới Uỷ ban sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để làm tốt công tác tuyên truyền.
Như bạn đề cập đến vấn đề tổ chức các triển lãm về biên giới lãnh thổ, đây là một hình thức tốt, vừa qua chúng tôi phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức một số cuộc triển lãm, kể cả ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và sẽ tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
PV: Trong các nhóm đối tượng quan tâm đến vấn đề Biên giới lãnh thổ thì thanh niên là một lực lượng rất nhiệt huyết, tuy nhiên họ lại thiếu kiến thức nền và định hướng nên rất dễ giao động trước những thông tin trái chiều, vậy ông có những lời khuyên nào dành cho nhóm đối tượng này khi tiếp cận với những luồng thông tin khác nhau về vấn đề này?
Trả lời:
Chúng tôi cũng hiểu rõ đối tượng thanh niên rất nhiệt huyết đối với các vấn đề chủ quyền đất nước, đó là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên vấn đề khó ở đây là làm sao để định hướng được thanh niên tiếp cận những luồng thông tin chính thức về tình hình biên giới lãnh thổ cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi đã làm việc với Đoàn thành niên, Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai công tác tuyên truyền đối với thanh niên, học sinh tại các trường học.
Tôi mong muốn các bạn thanh niên nắm rõ các thông tin chính thức về tình hình biên giới lãnh thổ của đất nước để cũng nỗ lực góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và lợi ích của đất nước trên trường quốc tế.
Từ tháng 12/2009 chúng tôi đã cho ra mắt trang Web của UBBG biengioilanhtho.gov.vn để cung cấp các thông tin chính thống về tình hình biên giới lãnh thổ và các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng. Các bạn thanh niên có thể thường xuyên theo dõi trang tin này để nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết.
Trong năm qua, đã có hơn 400 ngàn hộp thư điện tử từ 60 quốc gia trên thế giới truy cập vào trang Web của UBBG với 45 triệu lượt truy cập bình quân gần 4 triệu lượt/tháng. Con số này cho thấy có rất nhiều người dân trong nước và các quốc gia trên thế giới quan tâm đến vấn đề biên giới lãnh thổ của Việt Nam.
PV: Môi trường mạng Internet, các nhóm thanh niên lập các trang riêng, đưa thông tin, dữ liệu theo hướng tích cực, nhưng khi các bạn đi tuyên truyền hoặc vận động, xin tài liệu lại không có đơn vị hỗ trợ trực tiếp nên gặp nhiều khó khăn. Ủy ban có cơ chế nào để giúp đỡ họ?
Trả lời:
Chúng tôi hoan nghênh các lực lượng thanh niên cũng như người dân tham gia vào công tác tuyên truyền về biên giới lãnh thổ nên sẽ sẵn sàng cung cấp các thông tin cần thiết.
Như tôi đã giới thiệu, các bạn có thể truy cập vào trang Web chính thống của UBBG. Ngoài ra, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị của UBBG để được cung cấp các thông tin tư liệu chính thức về biên giới lãnh thổ. Bản thân tôi luôn sẵn sàng gặp gỡ, trao đổi với thanh niên về vấn đề biên giới lãnh thổ./.
Nguồn: Uỷ ban Biên giới quốc gia.