Nếu như nói sự kiềm chế của Mỹ đối với Nhật Bản là sự kiềm chế “trong cùng phe”, là sự kiềm chế trong nội bộ đồng minh, thế thì sự kiềm chế của Mỹ đối với Liên Xô là sự kiềm chế “bên ngoài phe”, là sự kiềm chế đối thủ bên ngoài đồng minh, và chiến dịch này là một chiến dịch kiểu “maratong” kéo dài gần nửa thế kỷ. Chiến tranh Lạnh: phát minh chiến lược của Mỹ
Khái niệm Chiến tranh Lạnh là do người Mỹ sáng tạo và đưa ra. Trong một bài phát biểu trước quốc hội ngày 16/4/1947, thượng nghị sĩ Mỹ Bernard Baruch lần đầu tiên đưa ra khái niệm Chiến tranh Lạnh. Từ đó khái niệm Chiến tranh Lạnh được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Chiến tranh Lạnh trở thành danh từ chuyên dùng trong chính sách sau chiến tranh của Mỹ đặc biệt là chính sách đối với Liên Xô và đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi và tiếp thu một cách phổ biến.
Thế nào gọi là Chiến tranh Lạnh? Định nghĩa Chiến tranh Lạnh là gì? Có ba cách biểu đạt:
Thứ nhất là định nghĩa Chiến tranh Lạnh theo kiểu của Liên Xô. Liên Xô cho rằng Chiến tranh Lạnh là chính sách mà Mỹ và các nước đế quốc khác vận dụng đối với các nước Xã hội chủ nghĩa, trước hết là nhằm vào Liên Xô trong khoảng thời gian tư thập kỷ 40 đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20 sau chiến tranh thế giới thứ Hai, mục đích là phá hủy và tranh cướp thành quả thắng lợi của nhân dân Liên Xô và lực lượng hòa bình dân chủ thế giới trong chiến tranh thế giới thứ Hai. Chiến tranh Lạnh đã phản ánh lợi ích của giai cấp tư bản lũng đoạn, đặc biệt là giai cấp tư bản lũng đoạn Mỹ được coi là phản động nhất trong thế giới phương Tây. Chiến tranh Lạnh chủ yếu là sự đối kháng lợi ích địa-chính trị của hai tập đoàn quân sự chính trị lớn trên thế giới. Mâu thuẫn nổi bật nhất giữa hai tập đoàn này biểu hiện ở chỗ tập đoàn phương Tây coi thường Liên Xô và các đồng minh của Liên Xô trên các lĩnh vực kinh tế, mậu dịch và khoa học kỹ thuật và có ý đồ kiềm chế những nước thuộc phe trục Liên Xô.
Thứ hai là định nghĩa Chiến tranh Lạnh theo kiểu của Mỹ. Các học giả Mỹ cho rằng Chiến tranh Lạnh là sự đối kháng toàn diện giữa các nước có xung đột về lợi ích trừ xung độttrực tiếp về quân sự; là trạng thái đối lập Đông-Tây.
Thứ ba là định nghĩa Chiến tranh Lạnh theo kiểu Trung Quốc. Các học giả Trung Quốc cho rằng Chiến tranh Lạnh là một hiện tượng đối kháng toàn diện giữa phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và phe Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu. Sự đối kháng này trừ xung đột quân sự trực tiếp ra, nó liên quan đến các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế và ý thức hê, là trạng thái hòa bình nhưng chứa nguy cơ chiến tranh, cũng là một loại chiến tranh được biểu hiện dưới hình thái hòa bình.
Chiến tranh Lạnh xuất hiện từ bao giờ? Trong vấn đề này, hai đối thủ chủ chốt trong cuộc Chiến tranh Lạnh này có cách nói khác nhau.
Tại Liên Xô cũ và Nga có ba quan điểm:
Thứ nhất, lấy Cách mạng tháng 10 làm khởi điểm.
Thứ hai, lấy việc Mỹ ném bom nguyên tử làm khởi điểm, cho rằng việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản tháng 8/1945 với mục đích là để đánh Nhật Bản, răn đeLiên Xô và dọa toàn thế giới. Điều này không chỉ giành được thắng lợi cuối cùng trong chiến tranh với Nhật Bản, mà còn thành công trong việc khuyếch trương thực lực trước Liên Xô, từ đó đưa tới việc nổ ra cuộc chiến tranh Lạnh.
Thứ ba, năm 1947 khi chủ nghĩa Truman xuất hiện.
Tại Mỹ có năm quan điểm:
Thứ nhất, Chiến tranh Lạnh là mô hình cơ bản của quan hệ Mỹ-Xô, chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra sau chiến tranh thế giới thứ Hai. Mỹ và Liên Xô căn cứ vào những hiệp nghị ký kết thời kỳ chiến tranh, để bố trí phạm vi thế lực chính trị của mình. Năm 1947-1948 là thời điểm then chốt, còn tiêu chí chủ yếu là việc thành lập Cục tình báo trung ương Mỹ, khủng hoảng Béclin, sự kiện tháng 2 ở Tiệp Khắc, chiến tranh Triều Tiên.
Thứ hai, Chiến tranh Lạnh là sự đối lập và cạnh tranh về ý thức hệ. Năm 1917-1920 là sự lựa chọn tốt đẹp nhất – Cách mạng tháng 10, Xô-Nga rút khỏi chiến tranh, can thiệp vũ trang, thành lập quốc tế cộng sản.
Thứ ba, Chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra vào thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Thứ tư, Chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra từ khi nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.
Thứ năm, Chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống đất Nhật Bản tháng 8/1945.
Tại Trung Quốc, các học giả Trung Quốc cho rằng lý luận kiềm chế của nhà ngoại giao kiêm học giả Mỹ G.F. Kennan đã cung cấp cơ sở lý luận cho tư tưởng tư duy Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Người vén lên bức màn Chiến tranh Lạnh là phát biểu về “Bức màn sắt” của Churchill. Tiêu chí cho sự mở đầu chính thức của Chiến tranh Lạnh là sự xuất hiện chủ nghĩa Truman. Chiến trường chủ yếu của Chiến tranh Lạnh làchâu Âu, dần dần mở rộng ra toàn thế giới. Các đối thủ chính của cuộc Chiến tranh Lạnh và Mỹ, đồng minh của Mỹ, Liên Xô và các nước trong khối Vácsava. Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này với những mức độ khác nhau.
Chiến tranh Lạnh “lạnh” ở chỗ nào?
Chiến tranh Lạnh không có mưa bom bão đạn như Chiến tranh thế giới, không có đầu rơi máu chảy, vậy Chiến tranh Lạnh “lạnh” ở chỗ nào? Kỳ thực, cái “lạnh” nhất của Chiến
Điều gọi là ‘tư duy Chiến tranh Lạnh” chính là quan niệm chiến lược, nguyên tắc chiến lược và phương thức chiến lược cơ bản mà Mỹ và Liên Xô dựa vào trong cuộc đọ sức tranh giành bá quyền thế giới; là tư tưởng chỉ đạo để Mỹ và Liên Xô tiến hành Chiến tranh Lạnh. Tư duy Chiến tranh Lạnh về bản chất là tư duy bá quyền. Tư duy của hai bên tiến hành Chiến tranh Lạnh là tư duy tranh giành bá quyền thế giới, là tư duy tiến hành xoay quanh việc tranh giành bá quyền thế giới. Tư duy Chiến tranh Lạnh có 6 đặc điểm chủ yếu dưới đây:
Thứ nhất, tư duy theo luật rừng “nhất sơn bất dung nhị hổ” (một núi không thể có hai con hổ). Đây là tư duy của “chúa sơn lâm”. Nguyên tắc của tư duy Chiến tranh Lạnh là nguyên tắc theo luật rừng. Coi cộng đồng quốc tế như là khu rừng rậm, kẻ mạnh là chủ, kẻ mạnh làm vua, không cho phép xuất hiện kẻ thách thức, kẻ cạnh tranh. Luôn tìm cách truy tìm đối thủ để gây sức ép kiềm chế. Tư duy Chiến tranh Lạnh sợ xuất hiện thế giới đa cực, ngăn ngừa việc hình thành thế giới dân chủ.
Thứ hai, tư duy đặc quyền “lấy lợi ích bá quyền làm lợi ích quốc gia”. Mỗi một quốc gia chủ quyền trong cộng đồng quốc tế đều có lợi ích quốc gia của mình. Nhưng lợi ích quốc gia không phải là tùy ý vô độ. Lợi ích quốc gia giống như lãnh thổ quốc gia, đều phải có biên giới. Một trong những đặc điểm và nội dung chủ yếu của tư duy Chiến tranh Lạnh của các nước tranh giành bá quyền là coi bá quyền thế giới là lợi ích quốc gia của mình để đi tranh giành. Từ đó khoác cái áo “lợi ích quốc gia” cho hành vi tranh giành bá quyền thế giới của mình. Coi việc cộng đồng quốc tế kiềm chế hành vi bá quyền của mình là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của họ và từ đó càng tăng cường chống lại sự kiềm chế của cộng đồng quốc tế. Việc coi bá quyền là lợi ích để tranh giành, coi lợi ích bá quyền là lợi ích quốc gia để tranh giành và bảo vệ, trên thực tế là lấy việc làm tổn hại lợi ích cộng đồng quốc tế để thỏa mãn lợi ích đặc quyền của quốc gia bá quyền và dân tộc bá quyền.
Thứ ba, tư duy tuyệt đối “lấy nguy hiểm tuyệt đối của đối phương để thực hiện an ninh tuyệt đối với mình”. Về mặt an ninh quốc gia, tư duy Chiến tranh Lạnh biểu hiện thành “thuyết an ninh bá quyền”, chính là cho rằng việc đảm bảo an ninh của một cường quốc thế giới chỉ có thể là bá quyền thế giới. Muốn có an ninh thì phải có bá quyền, không có bá quyền sẽ không có an ninh. Vì vậy để giành được an ninh quốc gia thì phải giành lấy bá quyền thế giới. Thế là lao vào mở rộng quân bị, tiến hành chạy đua vũ trang, tìm kiếm ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự. Thông qua việc đặt đối phương vào tình thế nguy hiểm tuyệt đối để thực hiện và đảm bảo an ninh tuyệt đối cho đất nước mình. Kết quả đưa tới chạy đua vũ trang trên toàn thế giới, làm gay gẳt thêm cục diện căng thẳng của thế giới, cũng tạo nên sự mất an ninh lớn hơn đối với chính mình, đưa tới việc càng muốn theo đuổi an ninh tuyệt đối nhưng lại càng rơi vào tình tế không an ninh. Việc đặt an ninh tuyệt đối của đất nước mình trên cơ sở tuyệt đối không an ninh của nước khác, chứ không phải là xây dựng trên cơ sở an ninh chung, tất sẽ đưa tới các nước đều không có an ninh, hình thành nên tình thế khó khăn về mặt an ninh.
Thứ tư, tư duy “Zero sum” (Trò chơi được mất trong đó người thắng thu về đúng phần người thua mất- ND). Tư duy Chiến tranh Lạnh dựa theo quy tắc của trò chơi “zero sum” để tiến hành một cuộc cạnh tranh ác tính. Hai bên đối kháng đều cho rằng bên này được thì bên kia sẽ mất. Trong quan hệ hai bên, trong cạnh tranh hai bên, không được thì là mất, không thắng thì là bại. Không cho chuyện cả hai đều thắng, cả hai cùng hưởng lợi.
Thứ năm, tư duy bài xích “một trái đất không thể cùng tồn tại hai chế độ”. Ngay từ tháng 3/1947, cựu Tổng thống Mỹ Truman đã tuyên bố rằng :”Toàn bộ thế giới nên vận dụng chế độ của Mỹ, chỉ khi chế độ của Mỹ trở thành chế độ của thế giới thì mới có thể tồn tại.” Theo tư duy của Truman, thế giới chỉ có thể có một chế độ, đó là chế độ Mỹ, các chế độ khác đều không có quyền tồn tại. Tư duy Chiến tranh Lạnh đã kết án tử hình đối với các chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Mỹ. Bá quyền Mỹ cho rằng nhân quyền, dân chủ và văn minh Cơ đốc giáo của Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng bởi nền kinh tế kế hoạch, sự khủng bố chuyên chế và thuyết vô thần của các nước Xã hội chủ nghĩa. Hai chế độ chính trị kinh tế này, hai phương thức sống này, hai giá trị quan này là mối quan hệ như nước với lửa không thể dung hòa với nhau. Kết quả của sự cạnh tranh và đối kháng giữa hai bên chỉ có thể là sự lựa chọn giữa một trong hai bên, không bên này thì bên kia. Sứ mệnh của Liên Xô là làm người đào mồ cho Chủ nghĩa tư bản Mỹ. Còn sứ mạng của Mỹ là quét chế độ Xô viết vào bãi rác của lịch sử. Tư duy Chiến tranh Lạnh không cho phép trên thế giới này tồn tại cục diện “một trái đất hai chế độ” hay “một trái đất nhiều chế độ”.
Thứ sáu, tư duy liên minh “không bạn thì là thù”. Tư duy Chiến tranh Lạnh dựa theo việc phân chia ranh giới ý thức hệ. Hai bên xây dựng phe trục cho mình, thực hiện chiến lược đồng minh, tìm kiếm ưu thế địa-chính trị, tiến hành đối kháng tập đoàn, đưa toàn bộ thế giới vào bộ máy Chiến tranh Lạnh, khiến toàn bộ thế giới bao trùm bầu không khí chiến tranh Lạnh.
Vì sao lại phải tiến hành chiến tranh Lạnh
Người Mỹ nói :”Việc tiến hành cuộc Chiến tranh Lạnh là vì quyền lãnh đạo thế giới.” Giáo sư sử học nổi tiếng của Mỹ Kong Hua Run đã từng viết “Vì sao vào cuối thập kỷ 40 của thế kỷ 20, Mỹ và Liên Xô lại có thái độ đe dọa lẫn nhau? Thái độ này vì sao kéo dài đến tận cuối thập kỷ 80? Chúng ta có thể dùng ba phương pháp nghiên cứu đan chéo nhau để có được đáp án trên ba mặt. Trước hết là quyết tâm của người Mỹ chấp nhận trách nhiệm nước lớn, lãnh đạo thế giới và sáng tạo ra trật tự thế giới mới. Thứ hai, đặc tính của hai nước Xô-Mỹ đã tạo ra hành vi quá mức của một xã hội công dân của một nước (Mỹ với mô hình quốc gia mạnh nhưng chính phủ yếu, còn Liên Xô không tồn tại xã hội công dân kiểu này mà với thể chế chính trị Chủ nghĩa Stalin cực quyền cao độ).
Thứ ba là “hoàn cảnh khó khăn” về an ninh.
“Nếu như Mỹ không có quyết tâm lãnh đạo thế giới, thì không thể xuất hiện Chiến tranh Lạnh. Nếu như Mỹ lựa chọn quan niệm về “chủ nghĩa lục địa” mà một số tri thức đề xướng trong thập kỷ 30 của thế kỷ 20 (có khuynh hướng hợp tác chính trị kinh tế giữa các nước trong châu lục và bài xích các châu lục khác), hoặc đi theo chính sách tự cung tự cấp mà một số tri thức đề xướng trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20, thế thì động lực phát triển thế giới sau chiến tranh sẽ rất khác nhau. Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ thuộc nhiều thế hệ đều đưa ra một kết luận rằng: Chính vì Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ Nhất đã trốn tránh trách nhiệm lãnh đạo thế giới, mới khiến Adolf Hitler và những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản có cơ hội làm bậy, mới khiến đưa tới thế giới tiêu điều và xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ Hai.
Liên tưởng tới câu cách ngôn của nhà thơ kiêm nhà triết học Mỹ Geogrge Santayana ‘những người quên lịch sử sẽ lại đi theo vết bánh xe đổ của lịch sử’, các nhà lãnh đạo Mỹ đã rút ra bài học từ nhà sử học này và bắt đầu từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ 20, các nhà lãnh đạo Mỹ đã vận dụng nó vào trong thực tiễn”. “Mục tiêu của các nhà lãnh đạo Mỹ là sáng tạo ra trật tự thế giới làm tăng thêm lợi ích của Mỹ. Trong trật tự thế giới này, của cải và quyền lực của Mỹ không ngừng tăng lên. Quan niệm giá trị mà người Mỹ trân trọng là mở rộng ra toàn bộ thế giới này.”
Đối với người Mỹ việc để Adolf Hitler và những người theo chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản làm bậy, khiến thế giới tiêu điều và đưa tới Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, khiến Mỹ rút bài học đó chính là do Mỹ lẩn tránh trách nhiệm lãnh đạo thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, không kịp thời gánh vác sứ mệnh là nước lãnh đạo thế giới, đó chính là sai lầm mang tính lịch sử và sự mất mát mang tính chiến lược đối với Mỹ. Để không lặp lại sai lầm lịch sử, Mỹ cần phải đảm nhận cương vị lãnh đạo thế giới sau chiến tranh thế giới thứ Hai, và cần tiến hành Chiến tranh Lạnh đối với Liên Xô để bảo vệ địa vị lãnh đạo này. Cho nên đối với người Mỹ, Chiến tranh Lạnh chính là cuộc chiến được tiến hành vì quyền lãnh đạo thế giới.
Cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cho dù là cuộc xung đột và đấu tranh giữa Chủ nghĩa tư bản hay Chủ nghĩa Mác-Lênin trên mặt ý thức hệ, là cuộc đấu tranh giữa chế độ chính trị kinh tế Tư bản chủ nghĩa với chế độ chính trị kinh tế của Chủ nghĩa xã hội trên mặt chế độ xã hội, hay là cuộc chạy đua vũ trang đặc biệt là chạy đua trên lĩnh vực hạt nhân để giành ưu thế quân sự, thì thực chất của nó đều là cuộc đọ sức xoay quanh bá quyền thế giới (quyền lãnh đạo thế giới).
Trong tình hình Mỹ và Liên Xô – hai cường quốc hình thành sau chiến tranh thế giới thứ Hai đều muốn tranh bá thế giới, trong tình hình hai ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa đều muốn chủ đạo ý thức hệ thế giới, Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản đều muốn thay thế đối phương, và trong điều kiện vũ khí hạt nhân trở thành vũ khí chiến lược trong cạnh tranh nước lớn, thì cuộc Chiến tranh Lạnh lấy bá quyền thế giới làm mục tiêu, lấy thực lực quân sự làm hậu thuẫn, lấy ý thức hệ làm ngọn cờ, lấy phe trục và liên minh làm phương thức tổ chức sẽ là một cuộc chiến tranh giành bá quyền lâu dài. Chiến tranh Lạnh là cuộc đấu tranh kiềm chế và chống kiềm chế giữa quốc gia đứng đấu là Mỹ và quốc gia tiềm tại đứng đầu là Liên Xô. Chiến tranh Lạnh là một thể chế quốc tế gồm đối kháng và đối thoại, cạnh tranh và hợp tác, kiềm chế và câu kết, đấu tranh và thỏa hiệp. Chiến tranh Lạnh là hình thái hòa bình chứa đựng nguy cơ chiến tranh, là loại chiến tranh đặc biệt được tiến hành dưới hình thái hòa bình. Thủ đoạn chủ yếu của Chiến tranh Lạnh là chạy đua vũ trang, đấu tranh ngoại giao, gây sức ép về kinh tế khoa học kỹ thuật, đối lập về ý thức hệ và chiến tranh gián điệp… Nguồn gốc của Chiến tranh Lạnh là theo đuổi bá quyền. Cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô chính là cuộc chiến tranh giành bá quyền.
Việc phán quyết đối với “Chiến tranh Lạnh” chính là sự “phát triển”
Thế giới luôn tiến bộ. Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô là để tranh giành bá quyền thế giới. Việc phán xét Chiến tranh Lạnh lại chính là “phát triển”. Lôgic về sự tiến bộ của lịch sử đã biến cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô thành một cuộc cạnh tranh và chạy đua từ chỗ không còn lấy ý chí của con người mà chuyển sang lấy “phát triển” làm chỗ dựa. Nó căn cứ vào thành tựu của hai nước để xác định ưu thế hay bị đào thải.
Cuộc cạnh tranh và chạy đua phát triển đã quyết định sự thành bại của hai bên trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Trong quá trình tranh giành bá quyền thế giới, Mỹ và Liên Xô vừa bôi nhọ công kích nhau về ý thức hệ và chế độ xã hội, nhưng lại ganh đua nhau để phát triển kinh tế và xã hội. Mỹ rêu rao cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô là cuộc đấu tranh giữa hai phương thức sống, là cuộc đấu tranh giữa thế giới tự do với thế giới bá quyền. Mỹ tuyên bố văn minh vật chất cao độ của Mỹ, điều kiện sống ưu việt của Mỹ, phương thức sống tự do của Mỹ có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Liên Xô thì công kích Mỹ là Chủ nghĩa tư bản dãy chết. Còn việc so sánh về sự phát triển giữa hai nước về cơ bản đã quyết định tình thế cạnh tranh giữa hai nước, quyết định sự thăng trầm trong quá trình cạnh tranh giữa hai nước Mỹ-Xô.
Sức mạnh tổng hợp của Mỹ tuy đứng đầu thế giới, nhưng trong quá trình cạnh tranh Xô-Mỹ cũng xuất hiện những thăng trầm lúc lên lúc xuống. Thập kỷ 70 của thế kỷ 20 là thời kỳ tồi tệ trong quá trình lịch sử của nước Mỹ, là thời kỳ nước Mỹ nảy sinh nhiều vấn đề và mất đi niềm tin. Thập kỷ 70, kinh tế Mỹ suy thoái, số người thất nghiệp lên tới 8 triệu, nhân dân Mỹ mất niềm tin đối với chính phủ Mỹ, dân chúng Mỹ tỏ ra bi quan đối với tiền đồ của mình. Kết quả điều tra dân ý cho thấy, năm 1978 so với năm 1958, tình hình đã nảy sinh nhiều thay đổi: số người Mỹ cho rằng chính phủ Mỹ chủ phục vụ cho tầng lớp người giàu có đã từ 18% tăng lên 74%, số người cho rằng chính phủ không đưa ra được phán đoán chính xác đã từ 25% tăng lên đến 70%, số người Mỹ cho rằng chính phủ Mỹ đã bị một số kẻ chi phối đã tăng từ 28% lên đến 56%. Trong một báo cáo tường trình về tình hình đất nước, Tổng thống Mỹ Reagan đã thừa nhận trong số 10 người được hỏi về tiền đồ của mình thì có 6 người tỏ ra bi quan. Trong cuộc tranh cử vòng ngoài tại bang New Hampshire tháng 2/1980, Reagan đã từng nói :’Một số người cao tuổi Mỹ hãy còn nhớ trước chiến tranh thế giới thứ Hai, dù ở nơi nào trên thế giới, dù người đó là ai, chỉ cần đeo trên ngực chiếc huy chương có quốc kỳ Mỹ thì người đó có thể đi đến bất cứ nơi đâu. Hiện nay nước Mỹ đã xảy ra khủng hoảng về lòng tin, mất đi sự tôntrọng của bạn bè và kẻ thù. Điều này thực sự là điều đau khổ.” Phát triển là đạo lý cứng, trong phát triển thì bị động, trong cạnh tranh thì mất đi sự chủ động.
Reagan lên làm tổng thống nước Mỹ trong những năm tháng nước Mỹ đầy rẫy khó khăn, có thể nói phải đối diện với một cơ ngơi đổ nát, những cố gắng của Reagan để chấn hưng đất nước chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vấn đề trong nước, đặt vào việc tăng nhanh tốc độ phát triển, thông qua chấn hưng kinh tế và mở rộng quân bị để thực hiện mụctiêu chấn hưng đất nước. Ông đã vận dụng một loạt các biện pháp chiến lược, đặc biệt là dự luật giảm thuế mạnh mẽ ký ngày 13/8/1981, đã quyết định trong vòng 3 năm giảm 25% thuế thu nhập, điều này trở thành liều thuốc kích thích kinh tế Mỹ phục hồi và phồn vinh. Bắt đầu từ nửa cuối của năm 1982, chính quyền Reagan đã thực hiện chính sách “3 cao”, đó là thâm hụt cao, lãi xuất cao và tỷ giá đồng đô la cao, đã kích thích kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển nhanh. Tháng 12/1982, kinh tế Mỹ đã thoát ra khỏi sự suy thoái. Năm 983, GDP của Mỹ thực tế tăng 3,6%, năm 1984 mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,5%, là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 30 năm qua. Tỷ lệ lạm phát trong 3 năm giảm xuống còn 3,9%, là mức thấp nhất trong 17 năm qua. Trong 2 năm còn cung cấp 7,3 triệu việc làm. Chiến lược quốc gia của Reagan là chấn hưng quốc uy, chấn hưng quân uy, lấy thực lực để theo đuổi hòa bình. Chi phí quân sự của Mỹ năm 1971 là 171 tỷ USD, đến năm 1986 đã tăng lên đến 376 tỷ USD.
Mọi người nói thời kỳ Reagan của Mỹ là thời kỳ tiến công, là thời kỳ phát động cuộc tổng tiến công đối với Liên Xô dưới ngọn cờ của chủ nghĩa bảo thủ mới của Mỹ. Cơ sở và hậu thuẫn để Mỹ thực hiện chiến lược tiến công là phát triển kinh tế. Tại nước Mỹ, trào lưu chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ lúc lên lúc xuống. Trong thập kỷ 40-60 của thế kỷ 20, chủ nghĩa tự do thịnh hành, kinh tế Mỹ phồn vinh, địa vị chiến lược được tăng cường, là nước lãnh đạo thế giới phương Tây, là nước mạnh trong cuộc cạnh tranh Xô-Mỹ, nhưng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 đến nay, chủ nghĩa bảo thủ mới trỗi dậy trong thế giới Tư bản chủnghĩa và cũng dần dần trở thành trào lưu chính. Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa bảo thủ mới là: về chính trị có xu hướng hữu khuynh, về ý thực hệ có khuynh hướng chống Cộng mạnh mẽ, chủ trương tiến hành thánh chiến “không đội trời chung” đối với chủ nghĩa Cộng sản; trên lĩnh vực kinh tế thực hiện lý luận của phái cung ứng học, xóa bỏ chính sách phúc lợi xã hội; kiên trì ý tưởng chiến lược đối đầu hai cực, tích cực thực hiện ngoại giao thực lực để bảo vệ lợi ích quốc gia, triển khai chạy đua vũ trang. Quan điểm cơ bản của Reagan là chính phủ nhỏ, thu thuế thấp, giảm phúc lợi, tăng cường quốc phòng. Reagan sùng bái vũ lực, mê tín chiến tranh Lạnh, kiên quyết chống Liên Xô, chống Cộng sản. Nhóm cố vấn của Reagan chủ trương các nhà lãnh đạo Liên Xô cần phải tiến hành lựa chọn giữa việc dựa theo phương hướng của phương Tây, thay đổi một cách hòa bình Chủ nghĩa cộng sản hoặc tiến hành chiến tranh giữa hai bên, không có một phương thức nào khác. Bước vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20, mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô không phải là cùng chung sống với Liên Xô, mà là muốn thay đổi thể chế của Liên Xô, đạt được mục tiêu không đánh cũng chiến thắng. Với sự chỉ đạo của chủ nghĩa bảo thủ mới, chính quyền Reagan đã chế định chính sách tổng hợp “tam vị nhất thể”, đó là chạy đua vũ trang, trừng phạt kinh tế và tiến hành cuộc chiến tranh trên các vì sao; thách thức toàn diện đối với Liên Xô trên các mặt quân sự, kinh tế, kỹ thuật. Trong giai đoạn này Reagan có thể phát động thế tiến công đối với Liên Xô, có thể thực hiện chính sách tổng hợp “tam vị nhất thể” đối với Liên Xô là do dựa vào sự phát triển tốt đẹp của nền kinh tế. Phần nào trong chính sách tổng hợp của Mỹ đều không thể tách rời sự hỗ trợ của sức mạnh kinh tế.
Thời kỳ tiến công của Reagan và thời kỳ phát triển của nền kinh tế Mỹ lại là thời kỳ trì trệ của Brezhnev. Trong thời kỳ giữa và cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Liên Xô đã bước vào thời ỳ trì trệ, chủ yếu biểu hiện ở chỗ thể chế chính trị và kinh tế ngày càng cứng nhắc, hạn chế nghiêm trọng sự phát triển kinh tế. Chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa quan liêu thịnh hành, quyền lực tập trung cao độ. Dân chủ chỉ có trên danh nghĩa. Kinh tế tăng trưởng chậm chạp. Mâu thuẫn xã hội và dân tộc bị bộc lộ.Trong cuộc đọ sức và cạnh tranh với Mỹ, Liên Xô ngày càng ở vào thế bất lợi. Cơ cấu quan liêu và đội ngũ cán bộ vốn đã to lớn mà Liên Xô xây dựng nên lại càng phình ra dưới thời Brezhnev. Theo thống kê năm 1982, các cơ quan cấp bộ và các đơn vị trực thuộc chính phủ lên tới 110 cơ quan. Từ 1975-1983, số nhân viên cuộc các cơ quan nhà nước của toàn Liên Xô đã tăng thêm 3 triệu nhân viên, hình thành nên đội ngũ cán bộ với 21 triệu người. Các ngành và cơ cấu quản lý xuyên suốt từ trung ương xuống đến địa phương. Ngành công nghiệp và xây dựng của Liên Xô đã thiết lập hơn 40 bộ và hơn 700 tổng cục quản lý tại toàn liên bang và các nước cộng hòa. Hơn 600 cán bộ lãnh đạo thao túng mọi hoạt động của nền kinh tế Liên Xô. Tại Liên Xô, số người quản lý ngành nông nghiệp lên tới hơn 3 triệu người, đông hơn rất nhiều so với Mỹ. Hệ thống cán bộ ở Liên Xô thực hiện chế độ ủy nhiệm, trên thực tế là chế độ làm cán bộ suốt đời, khiếnđội ngũ cán bộ phần lớn lão hóa. Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 26 đã bầu ra 25 ủy viên Bộ chính trị, toàn bộ là độingũ lãnh đạo của Đại hội lần thứ 25, có tuổi bình quân là 70,1 tuổi, Ban bí thư là 68 tuổi. Cán bộ chỉ phụ trách đối với cấp trên, trình độ của người lãnh đạo suy giảm, đề bạt những người không có năng lực, không chính trực, những người có năng lực dám đưa ra những ý kiến thì không được trọng dụng. Chủ nghĩa quan liêu, tham nhũng hoành hành, nhiều người lao vào tranh giành địa vị và trục lợi, không chỉ hình thành nên tầng lớp đặc quyền quý tộc, mà còn truyền đặc quyền cho thế hệ sau, hình thành nên thể chế kế thừa đặc quyền. Brezhnev thích được ca ngợi. Năm 1976, báo “Chân lý” của Liên Xô lần đầu tiên mở chuyên mục, trong 7 ngày liền chúc mừng sinh nhật của Brezhnev. Bài báo tràn đầy những lời tâng bốc phỉnh nịnh. Các nhà lanh đạo khác của Liên Xô gọi Brezhnev là “lãnh tụ của đảng”,”nhân vật vĩ đại của thời đại chúng ta”, tuyên truyền nhân dân Liên Xô ở mọi nơi đều đang “đọc, nghiên cứu quên ăn quên ngủ trước tác của Brezhnev”, vì coi nó là “tài nguyên tư tưởng trí tuệ vô tận”. Năm 1975, Brezhnev bị bệnh nặng, lúc này ông ta lại nắm mọi quyền lực lớn. Liên Xô bước vào thời kỳ người già lãnh đạo đất nước, người bệnh lãnh đạo đất nước. Trong cuốn “Những thăng trầm của Gorbachev” có viết :” Brezhnev đã không còn có thể tiếp tục lãnh đạo đảng và nhà nước, hội nghị Bộ chính trị ngày càng ngắn. Brezhnev ngồi đó, nhưng không còn biết rõ mình đang ngồi đâu, không biết trong hội nghị có ai, làm những gì. Thường xuất hiện tình trạng ông ấy ngồi đấy đọc bài phát biểu ngắn mà trợ lý đánh máy bằng khổ chữ rất to, có khi còn đọc sai cả hàng chữ, câu trước không khớp với câusau. Ông ấy đại thể cũng ý thức được điều này, dùng ánh mắtyếu ớt nhìn mọi người. “ Để nhanh chóng kết thúc hội nghị, những người tham dự họp đều vội vàng thông qua các nghị quyết, rồi nhanh chóng rời phòng họp trong tâm trang lo âu. Andropov cầm quyền 14 tháng, trừ thời gian bị bệnh nặng ra, trên thực tế ông chỉ cầm quyền có nửa năm. Chernenko là nhân viên văn phòng điển hình trong chế độ Liên Xô, tư tưởng bảo thủ, khi ông cầm quyền, trên thực tế đã mất đi khả năng công tác, trong hơn một năm cầm quyền hầu như chẳng làm được gì.
Không có phát triển sẽ không có sức hấp dẫn và không có cạnh tranh. Chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô đã đi đến tận cùng, sự tan vỡ của phe trục Liên Xô là không thể tránhkhỏi. Cuộc tháo chạy của các công dân Đông Đức là một sự kiện điển hình trong đó. Tây Béclin là cửa sổ của thế giới tư bản, là tấm gương phản chiếu phương thức sống phương Tây.Theo thống kê, từ năm 1948-1960 đã có 2,5 triệu ngườidân Đông Đức chạy sang Tây Đức, con số này tương đương với 20% dân số Đông Đức. Chỉ riêng năm 1961 đã có 200nghìn người dân Đông Đức chạy sang Tây Đức. Họ phần lớntừ Đông Béclin chạy sang Tây Béclin. Năm 1989 bắt đầu cóhàng loạt người dân Đông Đức bỏ đi. Ngày 4/11/1989, Đông Béclin nổ ra cuộc biểu tình với 500 nghìn người tham dự. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ từ 2 giờ chiều 11 đến 2 giờ chiềungày 12 đã có 540 nghìn người dân Đông Đức chạy sang TâyĐức. Đến ngày 13, Cục cảnh sát Đông Đức tuyên bố đã cấp 5,18 triệu visa du lịch. Theo người phụ trách Cục hải quanĐông Đức, từ mồng 9-27 tháng 11, có khoảng 16,9 triệu người và 2,4 triệu ô tô đã đi qua biên giới. Hàng loạt những côngdân Đông Đức đã bỏ đi, họ vứt bỏ cuộc sống mà không còn hấp dẫn đối với họ.
Một điều kiện quan trọng để Chiến tranh Lạnh có thể duy trì trong thời gian dài đó chính là sự cân bằng sức mạnh. Thực lực mà Mỹ và Liên Xô có thể đối kháng nhau là điều kiện và cơ sở vật chất cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Sức mạnh răn đe đã hình thành nên sự cân bằng răn đe, xây dựng nên nền hòa bình trên cơ sở đối kháng thực lực, là cuộc chạy đua chiến lược. Trong quá trình phát triển, sự chênh lệch giữa hai bên mở rộng, thế cân bằng bị phá vỡ, nó cũng đưa tới kết thúc trò chơi chiến lược.
Bình tĩnh nhìn nhận cuộc Chiến tranh Lạnh
Trong cuốn “Mao Trạch Đông Ngàn năm công tội” đã nói về Chiến tranh Lạnh, cho rằng địa vị lịch sử của chiến tranh Lạnh vẫn cần phải có một sự đánh giá khách quan. Cuộc tranh bá giữa các nước lớn trong thế giới cận đại chưa bao giờ ngừng, nhưng nếu so sánh thì Chiến tranh Lạnh vẫn là một cuộc chạy đua văn minh nhất. Nói Chiến tranh Lạnh là cuộc chiến tranh văn minh , chủ yếu biểu hiện ở mấy mặt sau:
Thứ nhất, mục đích của Chiến tranh Lạnh tương đối văn minh. “Tam quyền” mà Mỹ và Liên Xô tranh giành là : quyền chủ đạo thế giới, quyền lãnh đạo thế giới và bá quyền thếgiới. Điều này khác với các cuộc cạnh tranh trước đây giữa các nước lớn tranh nhau quyền chiếm lĩnh, quyền thực dân vàquyền thống trị thế giới. Đây là mục tiêu chiến lược tương đối văn minh.
Thứ hai, thủ đoạn Chiến tranh Lạnh tương đối văn minh. Chiến tranh Lạnh tuy sử dụng nhiều thủ đoạn, cũng xuất hiện nhiều nguy cơ. Nhưng Mỹ và Liên Xô không xung đột trực tiếp quân sự, không xảy ra chiến tranh thế giới, đặc biệt là không xảy ra chiến tranh hạt nhân. Tình hình có cạnh tranh lớn nhưng không có chiến tranh lớn là điều chưa từng có tronglịch sử. Điều này thể hiện sự kiềm chế và lý trí của hai bên, là sự tiến bộ và tiến hóa của nền văn minh chính trị thế giới.
Thứ ba, kết cục của Chiến tranh Lạnh tương đối văn minh. Cách xử lý và bố trí giữa bên chiến thắng và bên thất bại trong chiến tranh Lạnh so với Chiến tranh thế giới thứ Nhất và Chiến tranh thế giới thứ Hai có thể nói Chiến tranh Lạnh có sự kiềm chế và tương đối văn minh.
Thứ tư, cái giá của Chiến tranh Lạnh tương đối rẻ. Cái giá của Chiến tranh Lạnh tuy tương đối nặng nề, nhưng với tư cách là cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn không đánh mà cũng thắng thì so với cái giá trong các cuộc chiến tranh giữa các nước lớn trong lịch sử thì Chiến tranh Lạnh vẫn tương đối rẻ.
Chiến tranh Lạnh là sản phẩm thời đại, trong thời đại khi đó nhân loại không chấp nhận được cái giá của cuộc chiến tranh thế giới, càng không chấp nhận được cái giá của cuộc chiến tranh hạt nhân. Cho nên việc tranh bá thế giới giữa các nước lớn chỉ có thể vận dụng hình thức chiến tranh Lạnh mà thôi. Nhưng Chiến tranh Lạnh là một sản phẩm lỗi thời, vì thời đại ngày nay nhân loại đã không thể chấp nhận cái giá của Chiến tranh Lạnh, số phận Chiến tranh Lạnh chỉ có thể đưa vào các nhà bảo tàng hay đưa vào đống rác của lịch sử. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn ra, các phương thức phi Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục được vận dụng.
Chiến tranh Lạnh nói lên điều gì?
Chiến tranh Lạnh là một giai đoạn của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trên thế giới, là một mô hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong điều kiện lịch sử đặc định. Cũng ghi nhận được nhiều điều về sự cạnh tranh giữa các nước lớn thông qua cuộc chiến tranh Lạnh này.
Thứ nhất, tính tất yếu và tính ngẫu nhiên của Chiến tranh Lạnh: Sự nảy sinh Chiến tranh Lạnh có tính tất yếu của nó, nhưng cũng có tính ngẫu nhiên của nó. Có người nói nếu Roosevelt sống thêm 5 năm nữa thì quan hệ Mỹ-Xô sẽ phát triển như thế nào? Mỹ là đất nước rất chú trọng dân ý. Trước khi diễn ra Chiến tranh Lạnh, tình hình dân ý ở Mỹ như thế nào? Trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai, tuy một số quan chức Mỹ đã coi Liên Xô là kẻ thù, nhưng kết quả điều tra dân ý tháng 12/1945 cho thấy chỉ có 1/3 số người Mỹ được hỏi trả lời cho rằng trong khoảng 25 năm cuối cùng của thế kỷ 20 sẽ nổ ra chiến tranh thế giới và cho rằng Liên Xô là nước phát động chiến tranh. Cuộc điều tra dân ý tháng 9/1946 cho thấy chỉ có 8% muốn Mỹ hòa giải với Liên Xô và 74% cho rằng cả Mỹ và Liên Xô đều phải chịu trách nhiệm về sự bất hòa giữa hai nước. Qua điều tra dân ý của nước Mỹ khi đó có thể thấy ý thức Chiến tranh Lạnh không phải là dòng chínhkhi đó. Ý thức Chiến tranh Lạnh trong dân chúng Mỹ là do các cố vấn Mỹ tuyên truyền và kích động nên. Nếu các cố vấn Mỹ không phải là phái chủ chiến của Chiến tranh Lạnh, nếu sự chỉ đạo dư luận của họ đi theo hướng khác, thế thì có thể sẽ xuất hiện một tình hình khác. Dòng chính của dân ý Mỹ không phải là Chiến tranh Lạnh. Thế thì “quan ý” trong chính phủ Mỹ liệu có phải nghiêng về Chiến tranh Lạnh hay không? Cũng không phải như vậy. Các chính trị gia Mỹ phản đối Chiến tranh Lạnh cũng có thái độ tương đối cương quyết. Sau chiến tranh thế giới thứ Hai, chính sách cứng rắn của Truman đối với Liên Xô đã chủ đạo chính sách của Mỹ đối với Liên Xô, nhưng cũng có người phản đối, như Bộ trưởng thương mại Mỹ Wallce chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách chung sống hòa bình giữa Mỹ và Liên Xô của Roosevelt, chủ trương tiến hành duy trì mối quan hệ đồng minh thời chiến giữa Mỹ và Liên Xô trên cơ sở cân bằng và phạm vi thế lực giữa haibên; chủ trương đảm bảo an ninh cho Liên Xô ở Đông Âu, để cùng Liên Xô đạt được sự hòa giải chinh trị, để Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa cộng sản có thể tiến hành cạnh tranh trên cơ sở hữu hảo và trong tình hình cả thế giới mở rộng cánh cửa thương mại. Wallace công khai phê phán chính sách cứng rắn của chính phủ Mỹ đối với Liên Xô, cho rằng chủ nghĩa Truman đồng nghĩa với sự tuyên chiến với Liên Xô, là sự mạo hiểm ngu xuẩn, sẽ đưa thế giới vào thế kỷ đáng sợ. Truman đã chỉ trích Wallace là người theo chủ nghĩa hòa bình, là phần tử còn nguy hiểm hơn cả những kẻ thân phát xít trong thời kỳ chiến tranh thế giới, là kẻ gây lộn phục vụ cho Stalin. Kết quả Wallace bị mất chức. Truman lấy chính sách kiềm chế để thay thế cho chính sách hợp tác nước lớn và an ninh tập thể của Roosevelt. Sự khác biệt giữa quan niệm hợp tác nước lớn và an ninh tập thể của Roosevelt và chính sách cứng rắn của Truman đối với Liên Xô đã có những ảnh hưởng khác nhau đối với Mỹ và cục diện thế giới sau chiến tranh và điều này cũng dễ nhận thấy. Lịch sử không có giả thiết, nhưng tương lai có thể tranh thủ và sáng tạo. Trong tính tất yếu và tính ngẫu nhiên của chiến tranh Lạnh mọi người có thể phát huy được không gian của tính năng động chủ quan và tính sáng tạo. Trong nội bộ nước lớn việc làm thế nào hình thành những nhận thức đúng đắn và ngăn ngừa những sai lầm của quan niệm chiến lược, việc cạnh tranh giữa các nước lớn làm thế nào hình thành nên những nhận chúng chung chiến lược đúng đắn và ngăn ngừa những sai sót trong quan niệm chiến luợc được coi là một vấn đề lớn quyết định vận mệnh của một nước và tiền đồ thế giới. Trung Quốc ngày nay trong phương châm đối với Mỹ là kiên trì “tăng thêm niềm tin, mở rộng nhận thứcchung, phát triển hợp tác, không đối kháng”. Đây là quan niệm mới trong cạnh tranh nước lớn. Những cố gắng của Trung Quốc không chỉ góp phần cống hiến cho việc mở ra cục diện mới của quan hệ Trung-Mỹ, mà cũng tạo nên ảnh hưởng chiến lược tích cực đối với cục diện thế giới.
Thứ hai, cuộc đo sức giữa mô hình Liên Xô và mô hình Mỹ: Mục tiêu chiến lược của Mỹ và Liên Xô là bá quyền thế giới và kết quả cạnh tranh được quyết định bởi sự phát triển. Cho nên trong thực tiễn chiến tranh Lạnh là cuộc đọ sức lớn giữa hai mô hình phát triển, là cuộc đọ sức giữa mô hình của Liên Xô và mô hình của Mỹ. Kết quả của cuộc đọ sức này là Chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc Mỹ đã chiến thắng Chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô. Trong lịch sử nhân loại, mô hình Liên Xô là một sự sáng tạo vĩ đại. Nhưng mô hình Liên Xô từ sau khi hình thành vào thập kỷ 30 của thế kỷ 20 đã đứng riêng theo “ưu thế” của mình, trong nửa thế kỷ không có gì thay đổi, trong mấy chục năm vẫn là thể chế như vậy, cuối cùng đã rơi vào trì trệ và cứng nhắc, mất đi động lực và sức sống phát triển. Còn Chủ nghĩa tư bản theo mô hình Mỹ lại từ trong cuộc khủng hoảng kinh tế thập kỷ 30, trải qua sự cải tạo của chính sách mới của Roosevelt đã có sự tiến hóa mới, sau đó lại được điều chỉnh, khiến mô hình của Mỹ có sức sống vàtiềm năng phát triển mạnh hơn so với mô hình Liên Xô. Điều này đã cơ bản quyết định kết quả và số phận trong cuộc cạnh tranh giữa hai bên. Lý tưởng quốc gia chỉ có thể thông qua mô hình lý tưởng để thực hiện. Việc vận dụng mô hình phát triển cứng nhắc, thì cho dù anh theo chủ nghĩa nào đi nữa cũng đều không có sức sống, sức hội tụ và sức cạnh tranh. Một mô hình phát triển chỉ có đi trước các mô hình khác trong cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là mô hình phát triển ưu thế hơn đối thủ, thì mới có thể có được địa vị có lợi trong cạnh tranh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là sự trỗi dậy theo mô hình Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Các mô hình khác không thể so sánh được so với sức sống phát triển của mô hình này. Mô hình này hãy còn đang không ngừng sáng tạo. Nó đã giành được những kỳ tích khiến thế giới kinh ngạc và thể hiện được tiềm năng to lớn trong tương lai.
Thứ ba, cuộc cạnh tranh ý thức hệ và sự thành bại của Chiến tranh Lạnh: Trong cuộc cạnh tranh Xô-Mỹ, mầu sắc ý thức hệ quá sâu đậm, là điều chưa từng có trong lịch sử cạnh tranh chiến lược nước lớn. Chiến tranh Lạnh luôn diễn ra dưới ngọn cờ ý thức hệ, không chỉ là phát triển kinh tế mà còn là phát triển ý thức hệ. Tư tưởng chủ nghĩa Mác và ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa trỗi dậy trong trào lưu tư tưởng phê phán và chôn vùi Chủ nghĩa tư bản vốn có ưu thế to lớn. Nhưng ưu thế này phải được duy trì trong sự phát triển, việc trì trệ và cứngnhắc sẽ làm mất đi ưu thế này. Điều đáng tiếc là sau chiến tranh thế giới thứ Hai và sau khi Stalin mất, Liên Xô không còn chiếm được cao điểm trong việc kích thích và kêu gọi ý thức hệ đối với thế giới, không hình thành nên ưu thế về ý thực hệ của mình. Kết quả không chỉ mất đi niềm tin của mọi người trong so sánh lợi ích vật chất, mà cũng khó giành được niềm tin của mọi người trong so sánh lợi ích tinh thần và văn hóa. Những nội dung ý thức hệ mà Liên Xô đưa ra không chỉ khó hội tụ được nhân dân trong nước, cũng không chủ động giành được đạo nghĩa trên trường quốc tế, thậm chí càng bị cô lập hơn trên thế giới. Trong quan hệ với Trung Quốc, Liên Xô thực hiện chủ nghĩa sôvanh, biến Trung Quốc từ chỗ là đồng minh thành kẻ thù. Liên Xô đưa ra thuyết chủ quyền có giới hạn, thuyết chuyên chế quốc tế, đưa xe tăng vào Tiệp Khắc … càng không đuợc lòng người. Nghị quyết của Liên Hợp Quốcphản đối Liên Xô xâm nhập Ápganixtan từ năm 1980 đến nay ngày càng được nhiều nước ủng hộ, năm 1986 đã có 122 nước tán thành, chỉ có 19 nước phản đối… Trong việc chiếm lĩnh đỉnh cao đạo đức, Mỹ lại giành được nhiều điểm. Trong thực lực mềm về ý thức hệ ở trong và ngoài nước, từ ngoại giao theo chủ nghĩa lý tưởng của Wilson, “4 tự do lớn” của Roosevelt, đến ngoại giao nhân quyền của Carter …thì Mỹ đều có khả năng cạnh tranh chiến lược. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ Nhất, chính sách ngoại giao của Mỹ bao gồm nhân tố nhân quyền, Tổng thống Wilson đưa ra ngoại giao theo chủ nghĩa lý tưởng, tuyên truyền Mỹ không phải theo đuổi lợi ích riêng, mà là bảo vệ quyền lợi nhân loại.Điều này đã lấy sự tôn nghiêm và nhân quyền của quốc gia làm cơ sở quan trọng của chính sách. Ngoại giao theo chủ nghĩa lý tưởng của Wilson đã có ảnh hưởng quan trọng đối với Roosevelt. Trong báo cáo về tình hình đất nước ngày 6/1/1941, Roosevelt đã đề xuất việc xây dựng an ninh tập thể và theo đuổi xây dựng “thế giới với 4 tự do lớn cơ bản của nhân loại”, đó là tự do ngôn luận và phát biểu ý kiến, tự do của mỗi người dùng phương thức của mình để sùng bái thượng đế, tự do sống cuộc sống đầy đủ không sợ thiếu thốn, tự do sống cuộc sống không sợ bị đe dọa. Ngày 9/8/1941, trong“Hiến chương Đại Tây Dương” do Roosevelt và Churchill ký kết đã nhắc lại những nguyên tắc cơ bản này: Sau khi đánh thắng chủ nghĩa phát xít, thế giới cần xây dựng hòa bình, để nhân dân các nước được an cư lạc nghiệp, sống cuộc sống tự do, không sợ thiếu thốn, không sợ bị đe dọa. Những văn kiện quốc tế sau này như “Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc”,”Hiến chương Liên Hợp Quốc”…đều nhắc lại những nguyên tắc và điều khoản liên quan đến nhân quyền cơ bản. Sau chiến tranh, chính phủ Mỹ luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền, vì điều này liên quan đến quan niệm giá trị của Mỹ, cũng như hình tượng và địa vị của Mỹ với tư cách là lãnh đạo thế giới. Nhưng vào giữa thập kỷ 70 của thế kỷ 20 trở về trước, chính phủ Mỹ về cơ bản không gắn nhân quyền với ngoại giao. Còn Carter trong phong trào lãnh đạo nhân quyền toàn thế giới lại cho rằng cần đưa nhân quyền trở thành trào lưu của thế giới trong tương lai và Mỹ phải đứng đầu trong trào lưu này, nhấn mạnh nhân quyền là linh hồn và tin túy của chính sách ngoại giao của Mỹ, là nhân tố quan trọng để xác định quan hệ ngoại giao với các nước khác, tuyên bố nhân quyền là nền tảng của chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhân quyền trở thành ngọn cờ thế giới của Mỹ, trở thành điểm cao về ý thức hệ của Mỹ, trở thành giá trị phổ biến mà Mỹ tuyên truyền. Mỹ lấy nhân quyền để kiềm chế chủ quyền, lấy việc bảo vệ nhân quyền để thực hiện bá quyền thế giới, tăng cường khả năng cạnh tranh chiến lược với Liên Xô. Phát triển là đạo lý cứng, đạo lý cứng này không chỉ là phát triển kinh tế, mà còn là phát triển tư tưởng, phát triển tinh thần, phát triển văn hóa, phát triển ý thức hệ. Một lĩnh vực quan trọng trong cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ là cạnh tranh giữa giá trị quan của Trung Quốc với giá trị quan của Mỹ, lĩnh vực này làmảnh đất linh hồn của mọi người. Ý thức hệ của Trung Quốc cần có đỉnh cao của mình, giá trị quan của Trung Quốc cần có sức hấp dẫn thế giới, giá trị quan của Trung Quốc phải là giá trị phổ biến của thế giới. Một Trung Quốc có thể dẫn dắt thế giới về mặt tinh thần thì mới có thể trở thành “quốc gia linh hồn” của thế giới.
Thứ tư, thời đại Chiến tranh Lạnh và thời đại phi Chiến tranh Lạnh: Chiến tranh Lạnh là mô hình của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, Chiến tranh Lạnh cũng là cái giá của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, và cũng khó có thể chấp nhận cái giá này. Chiến tranh Lạnh không chỉ đem số phận hai nước Xô-Mỹ ra đánh bạc, mà là đem toàn bộ vận mệnh nhân loại ra đánh bạc. Hai bên thắng bại trong chiến tranh Lạnh, bên bại thì thất bại thảm hại, bên thắng thì chẳng phải cũng là thắng một cách thảm hại và nguy hiểm sao. Cái giá chính trị của Chiến tranh Lạnh là rất nặng nề. Chiến tranh Lạnh không chỉ tạo nên sự mở rộng của cuộc đấu tranh giai cấp trong cộng đồng quốc tế, mà cũng mở rộng cuộc đấu tranh giai cấp trong nội bộ các nước. Chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ vừa thể hiện sự kiềm chế đối với Liên Xô ở bên ngoài, cũng thể hiện phong trào “trung thành với lời tuyên thệ” ở trong nước Mỹ. Ngày 21/3/1947, Truman công bố mệnh lệnh số 9835, yêu cầu tiến hành đợt thẩm traan ninh đối với 2,5 triệu công chức. Đợt thẩm tra về lòng trung này cũng tiến hành với 3 triệu sĩ quan binh lính trong quân đội Mỹ và 3 triệu nhân viên làm trong các xí nghiệp quốc phòng của Mỹ. Như vậy ở Mỹ thường xuyên có 8 triệu nguời luôn phải trong trạng thái thể hiện lòng trung thành của họ. Nếu cộng thêm người thân trong gia đình của họ, thì ở nước Mỹ có khoảng 20 triệu người luôn đứng trước mối đe dọa bị thẩm tra. Cuối cùng đến lòng trung thành của tổng thống cũng bị hoài nghị. Ngày 6/11/1953, Bộ tư pháp Mỹ đã tố cáo Truman đãbao che cho gián điệp Mỹ. Đảng viên đảng Cộng hòa phải đăng ký với tòa án, nếu không sẽ bị xử 2 năm tù.
Cái giá kinh tế của cuộc Chiến tranh Lạnh rất lớn. Giữa thập kỷ 20 của thế kỷ 20, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Liên Xô có sự phát triển nhất định. Mỹ trở thành một trong những nhà cung cấp lớn nhất các thiêt bị xây dựng mà Liên Xô cần và bắt đầu tiến hành đầu tư và hợp tác khoa học kỹ thuật ởLiên Xô. Đến năm 1931, 40 công ty lớn của Mỹ đã ký với Liên Xô 134 hiệp định hợp tác kỹ thuật, có khoảng 1000 kỹ sư công trình của Mỹ làm việc tại Liên Xô, 842 cán bộ kỹ thuật Liên Xô sang Mỹ bồi dưỡng. Năm 1933, Mỹ và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1937 Mỹ cung cấp ưu đãi tối huệ quốc cho Liên Xô. Nhưng đến năm 1953, sau khi diễnra Chiến tranh Lạnh, kim ngạch mậu dịch Đông-Tây chỉ chiếm 1,3% tổng kim ngạch mậu dịch thế giới, đến năm 1956 cũng chỉ đạt 26%. Quan hệ kinh tế mậu dịch Xô-Mỹ trong thời gian dài không phát triển.
Cái giá của các phe trục trong Chiến tranh Lạnh cũng rất cao. Chiến tranh Lạnh lấy hình thức tổ chức liên minh và phe trục để tiến hành đối kháng. Liên Xô phải ôm một gánh nặng trong khi duy trì phe trục của mình. Theo đánh giá của phương Tây, trong năm 1986, mỗi ngày Liên Xô phải cung cấp cho Cuba 13 triệu USD, một năm lên đến 5 tỷ USD,Ápganitxtan mỗi ngày 12 triệu USD, Ethiophia mỗi ngày hơn 3 triệu USD. Theo tư liệu thống kê, từ 1986-1990, trong vòng 5 năm này Liên Xô cung cấp cho Mông Cổ 3 tỷ USD, cung cấp cho Cu Ba 3,5 tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự, chưa kể những viện trợ gián tiếp khác.
Chiến tranh Lạnh là một kiểm nghiệm, một lời tuyên án, một bài học. Cuộc cạnh tranh ác tính của Chiến tranh Lạnh là tai họa đối với nhân loại, kết cục Chiến tranh Lạnh là sự tuyên án của lịch sử. Nhưng bài học của chiến tranh Lạnh cũng tạo ra thế giới phi chiến tranh Lạnh và trở thành nhận thức chung của cộng đồng quốc tế.
Kỳ sau: 5. Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc như thế nào?