Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Bác bỏ những nhận xét sai trái về Việt Nam

- Bác bỏ những nhận xét sai trái về Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam (Ảnh: TTXVN)
Ngày 25/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về báo cáo hàng năm của Tổ chức theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) cáo buộc Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và quyền tự do ngôn luận trong năm 2010, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói:

“Chúng tôi bác bỏ những nhận xét sai trái về Việt Nam trong báo cáo hàng năm ra ngày 24/1/2011 của tổ chức theo dõi Nhân quyền. Ở Việt Nam các quyền tự do, dân chủ của mọi người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Cũng như ở mọi quốc gia trên thế giới, để đảm bảo kỷ cương pháp luật, nhà nước pháp quyền, mọi vi phạm pháp luật được xử lý theo đúng quy định của pháp luật”./.


-Báo cáo nhân quyền 2010 của HRW chỉ trích Việt Nam (VOA)-Trong phúc trình về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới mới công bố, Human Rights Watch đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam ‘tăng cường kiểm soát tự do ngôn luận trong năm 2010, sách nhiễu, bắt bớ và bỏ tù hàng loạt nhà văn, nhà vận động chính trị và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa’.

Tổ chức có trụ sở ở New York cũng nói đến vai trò chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010 của Việt Nam, nhưng Hà Nội ‘thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN về ‘đẩy mạnh dân chủ’ và ‘bảo vệ và tăng cường nhân quyền và các quyền tự do cơ bản’.


Human Rights Watch cũng cho rằng ‘trong năm 2010 diễn ra một loạt phiên tòa và các vụ bắt bớ mang tính chính trị, khi chính quyền gia tăng việc đàn áp bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11 vào tháng Giêng năm 2011’.

Tổ chức thúc đẩy nhân quyền trên thế giới còn cho rằng tại Việt Nam ‘chính quyền chặn đường liên kết tới các trang mạng nhạy cảm về chính trị, yêu cầu các chủ đại lý internet kiểm soát và lưu trữ thông tin về hoạt động trên mạng của người sử dụng, sách nhiễu và gây áp lực với các blogger độc lập và những người viết bài chỉ trích trên mạng’.

Báo cáo có đoạn: ‘Chính quyền không cho phép các phương tiện truyền thông độc lập hoặc của tư nhân hoạt động trong nước, và quản lý báo chí cũng như internet rất ngặt. Hình phạt hình sự được áp dụng để xử các tác giả, nhà xuất bản, trang mạng và những người sử dụng internet để phát tán thông tin chống chính phủ, gây nguy hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước hay khuyến khích các ý tưởng ‘phản động’.
Tổ chức này còn cho rằng ‘các cuộc đàn áp tôn giáo của Việt Nam mang tính hệ thống, nghiêm trọng và đang ngày càng xấu đi’.

Human Rights Watch còn nói rằng ‘các hội nhóm tôn giáo bắt buộc phải đăng ký với chính quyền và chịu phụ thuộc vào các ban tôn giáo do chính quyền kiểm soát. Chính quyền nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo bị cho là đi ngược lại ‘lợi ích dân tộc’, ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng hoặc ‘gây mầm mống chia rẽ’.

Human Rights Watch cũng lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (tức CPC), mà Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách này năm 2006.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt Ngữ gần đây Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Michael Posner nói rằng nhân quyền ‘sẽ luôn là một thành tố chính’ trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Ông Posner còn cho hay, Washington sẽ ‘tiếp tục thúc ép Việt Nam’ về vấn đề gây tranh cãi giữa hai quốc gia.

Về vấn đề tự do tôn giáo, ông Posner cho biết rằng Hoa Kỳ ‘đã thảo luận nhiều về một loạt các vấn đề về tự do tôn giáo’ tại cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền ở Hà Nội hồi tháng 12 năm ngoái.

Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ ‘đang trong quá trình hoàn tất quyết định về việc nước nào sẽ bị đưa vào danh sách CPC’.

Chính quyền Hà Nội chưa lên tiếng trước phúc trình chỉ trích tình hình nhân quyền ở Việt Nam do Human Rights Watch đưa ra.

Nhưng lâu nay, Việt Nam luôn khẳng định ‘tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện tự do tôn giáo - tín ngưỡng’.

Nguồn: Human Rights Watch, DPA, VOA


HRW chỉ trích VN trong báo cáo nhân quyền
Vụ bắt ông Lê Công ĐịnhVụ bắt giữ và xét xử ông Lê Công Định bị chỉ trích là vi phạm nhân quyền
Trong phúc trình thường niên mới công bố, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) lại tố cáo Hà Nội có nhiều vi phạm nghiêm trọng về quyền con người và tự do tôn giáo.
Tổ chức này cũng ra khuyến nghị đưa Việt Nam vào lại Danh sách Các quốc gia gây quan ngại đặc biệt (CPC) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Phần nói về Việt Nam trong tập phúc trình dày 649 trang, ra ngày 25/01, băt đầu bằng nhận định: "Chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm soát tự do ngôn luận trong năm 2010, sách nhiễu, bắt bớ và bỏ tù hàng loạt nhà văn, nhà vận động chính trị và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa".
Trong một thông cáo ra ngay sau khi báo cáo được công bố, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Á châu của tổ chức nhân quyền có uy tín đặt tại Mỹ, viết: “Việc bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa không phải là một tội nhưng chính quyền dường như lo sợ về những gì các cá nhân này có thể phát ngôn".
Ông Robertson nhấn mạnh: " Điều cần thiết hiện nay là các nhà tài trợ nước ngoài phải đòi hỏi chính phủ Việt Nam rả tự do cho tất cả các nhân vật bất đồng chính kiến đã bị cầm tù vì hoạt động một cách hòa bình."
HRW nói hành động của chính phủ Việt Nam trong năm qua đã "thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Asean về đẩy mạnh dân chủ và bảo vệ và tăng cường nhân quyền và các quyền tự do cơ bản".
Tổ chức này liệt kê một loạt các hành động mà họ cho là "vi phạm nhân quyền", trong đó có việc bắt giữ và xét xử nhiều nhân vật chống đối chính sách của nhà nước qua các bài viết và phát biểu, siết chặt kiểm soát mạng internet và cả các đợt tấn công các trang mạng có nội dung chỉ trích.

Danh sách gây quan ngại

Hiện chính phủ Việt Nam chưa có bình luận gì về phúc trình mới này.
Tuy nhiên, Việt Nam trước sau vẫn khẳng định luôn tôn trọng nhân quyền, coi đó là một trong các "tiêu chí hàng đầu" trong công cuộc phát triển và nói không có ai bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến.
Hà Nội cũng lặp lại nhiều lần rằng ở Việt Nam không có tù chính trị, mà chỉ có người bị bắt vì vi phạm luật pháp.
HRW mong muốn các nước ngoài, nhất là các quốc gia làm ăn lớn với Việt Nam, tham gia góp tiếng nói đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền và dân chủ.
Phúc trình mới ra bày tỏ thất vọng trước việc Nhật Bản, "dù có vị thế khá đặc biệt với tư cách là quốc gia tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam", đã "không hề đưa ra những nhận xét công khai về tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam".
Tổ chức này kêu gọi cho Việt Nam lại vào danh sách CPC, vốn đi kèm một số chế tài, mà Việt Nam đã được rút khỏi năm 200.
Lời kêu gọi này dường như trái với quan điểm của đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Trong một điện tín gửi từ Hà Nội, mới được Wikileaks công bố, đại sứ Mỹ Michael Michalak tỏ ra quan ngại về tình trạng nhân quyền nhưng không khuyến nghị đưa Việt Nam vào lại CPC.
Ông đại sứ chỉ khuyến cáo "sử dụng các cơ hội đối thoại cấp cao để gây áp lực đòi Chính phủ Việt Nam tiếp tục mở rộng tự do tôn giáo".
Trong khi đó, một nhóm dân biểu Mỹ đang có kế hoạch thúc đẩy một dự luật chế tài các cá nhân quan chức vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Năm nay là năm thứ 21 HRW ra phúc trình về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Báo cáo lần này đưa ra nhận định về tình hình ở 90 quốc gia.

World Report 2011: Governments Soft-Talking Abusers

WR2011-300.jpg

Tổng số lượt xem trang