Tuy luôn nói phải diệt tham nhũng nhưng chúng ta lại sẵn sàng hối lộ cho bất cứ ai mỗi khi ta cần. Khi đưa hoặc nhận hối lộ chẳng mấy người còn biết xấu hổ như ngày xưa.
Chuyện kể của một người bạn
Cuối năm ấy tôi sang Đan Mạch thăm con và tình cờ quen bác sĩ Chen, một nghiên cứu sinh Trung Quốc, bạn của con tôi. Chen rủ tôi tối tối đi tắm tại bể bơi nước nóng của khu phố, mở cửa miễn phí suốt năm cho tất cả mọi người, nhưng mỗi tuần anh nghỉ bơi 3 buổi vì phải đi học tiếng Đan Mạch.
Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức thứ 2 của xứ này, Chen tất nhiên giỏi tiếng Anh rồi, cớ sao lại học thêm tiếng của một dân tộc chỉ có 5 triệu người? Anh tâm sự: Sang năm tôi sẽ đón vợ con sang đây định cư. Muốn vậy phải biết tiếng Đan Mạch. Xã hội nước này vô cùng dễ thở và đặc biệt là cực kỳ trong sạch, không có thói giả dối mà tôi căm ghét đến xương tủy. Đây là nơi đáng sống hết đời!
Tôi vô cùng sững sờ trước quyết định rời bỏ Tổ quốc dễ dàng như thế của Chen. Phải chăng tôi yêu nước mình hơn, đất nước tôi đáng yêu hơn, hay là xã hội của Chen ngột ngạt và không trong sạch? Chen nói có gì ghê gớm đâu, anh ta chỉ là một trong những đồng bào mình sẽ tiếp tục gia nhập đội quân 60 triệu người Hoa định cư ở ngoài nước thôi. Đội quân ấy có không ít người thành đạt, trở thành nghị sĩ, Thống đốc bang, Bộ trưởng, tương lai có thể làm Tổng thống Mỹ nữa kia. Một số người còn đoạt giải Nobel, trong khi hơn tỷ đồng bào Chen chưa ai nhận vinh dự ấy...
Trong sạch và tham nhũng
Sau ngày Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Đan Mạch, New Zealand và Singapore là 3 quốc gia trong sạch nhất thế giới năm 2010, một chính khách Đan Mạch khi trả lời nhà báo có nói: Truyền thống lịch sử nước chúng tôi không có vấn đề tham nhũng, cho nên chúng tôi căn bản không cần phòng chống tham nhũng. Điều đó bắt rễ từ nền văn hoá Đan Mạch, nền văn hoá ấy không tin vào hối lộ, bóp nặn đục khoét và biển thủ; đời sống dân chủ, mọi người bình đẳng trước pháp luật, chế độ công khai tài sản cá nhân giúp xã hội chúng tôi luôn trong sạch...
Ai cũng biết tham nhũng sợ nhất dân chủ và luật pháp. Hai thứ đó hầu như là truyền thống của các dân tộc Bắc Âu nói riêng, phương Tây nói chung. Văn hóa cổ Hy Lạp đề xướng dân chủ; văn hoá Ý thời cổ tôn sùng luật pháp. Nước dân chủ coi chính quyền là bộ máy do dân bỏ tiền thuê để quản lý xã hội. Chính quyền có nhiệm vụ phục vụ dân, làm không tốt thì bị dân thay.
Châu Á từ xưa đã thiếu dân chủ và luật pháp. Do không có ý thức làm chủ bản thân và xã hội, người dân coi mọi quyền lợi mình được hưởng là do chính quyền ban cho, họ phải xin mới được. Lẽ đương nhiên kẻ đi xin phải biết ơn, kẻ ban phát thì tự cho mình có quyền hưởng sự cảm ơn. Vì thế xã hội hình thành "văn hoá" tham nhũng.
Chế độ phong kiến coi đạo Khổng là hệ tư tưởng nhưng lại hoàn toàn không thực hành "Nhân (thương người) trị" của Khổng Tử. Sự giả dối đó thể hiện ngay trong thời thịnh trị: Vua Đường giữ 3.000 cung nữ, thực chất là nô lệ tình dục chung thân, "Nhân" ở đâu? Vua quan giả dối thì xã hội không thể có văn hoá trong sạch.
Nhưng truyền thống hoặc văn hoá là thứ có thể tạo dựng, và dần thay đổi được. Với 77% dân người Hoa, Singapore ngày trước nạn tham nhũng rất nặng, nay là nước trong sạch số 1 trong số 178 nước được xét. Đó là do họ xây dựng được nền văn hoá trong sạch với cơ sở là dân chủ và thượng tôn pháp luật. Trung Quốc cũng toàn người Hoa, xếp hạng 79. Cuộc chiến chống tham nhũng ở đây rất gay go, có cả đổ máu.
Một số quan chức bị xử tử, cán bộ- kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc Hội, thứ trưởng Bộ Công an bị khởi tố, bỏ tù vì tham nhũng. Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đây nói tham nhũng là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền nước ông, có lẽ vì thế ông hăng hái nhất đòi hỏi thực hành cải cách dân chủ.
Như vậy, có thể thấy tham nhũng là một hiện tượng xã hội liên quan tới văn hoá, truyền thống. Văn hoá trong sạch thì tham nhũng không có đất phát triển. Thực hành dân chủ và thượng tôn pháp luật thì có thể hạn chế được tham nhũng. Ý thức hệ tư bản hay XHCN, kinh tế kế hoạch hay thị trường, nước giàu hay nghèo đều không quyết định vấn đề có tham nhũng hay không.
Khi tham nhũng trở thành "cách sống"
Tiếc thay, ở ta giờ đây đưa hối lộ dường như đã trở thành thói quen của người dân trong ứng xử với bộ máy công quyền; nhận hối lộ trở thành cách sống của không ít người ở vị trí công quyền, có khi chỉ là cơ quan hành chính. Hối lộ là cách để giải quyết nhanh gọn mọi việc cần xin xỏ hoặc việc trái pháp luật; là một luật lệ bất thành văn ai cũng biết là xấu, nhưng ai cũng chấp nhận như lẽ đương nhiên. Vì nếu không thì sẽ chẳng đạt được mục đích của mình.
Xin cho con học trái tuyến, vào trường điểm, trường chuyên; xin việc ở cơ quan xí nghiệp, đặc biệt những ngành béo bở mà không có tiền lót tay thì "hãy đợi đấy". Trò hối lộ thầy; em bé lớp 1 cũng biết vâng lời bố mẹ "phong bì" cho cô giáo. Người ốm vào bệnh viện, thậm chí cấp cứu cũng phải xì tiền ra thì mới được quan tâm. Khi phạm luật giao thông muốn được giảm tiền phạt và nhanh chóng giải quyết thì hãy dúi cho người phạt ít nhất một nửa số tiền lẽ ra phải nộp phạt cho nhà nước. Các loại bằng cấp, chứng chỉ, từ bằng lái xe tới bằng tốt nghiệp một cấp học nào đấy đều có thể mua được.
Những đức tính quý giá của dân tộc như chất phác thật thà, đạo đức cần kiệm liêm chính mà Bác Hồ dạy và dầy công xây dựng đang có nguy cơ dần dần bị lùi bước trước thói xấu coi tiền bạc trên hết. Tuy luôn nói phải diệt tham nhũng nhưng chúng ta lại sẵn sàng hối lộ cho bất cứ ai mỗi khi ta cần. Khi đưa hoặc nhận hối lộ chẳng mấy người còn biết xấu hổ như ngày xưa.
Quốc hội ta từ lâu đã coi tham nhũng là quốc nạn. Nhiều vị lãnh đạo, nhất là các vị đã nghỉ hưu, từng lên tiếng mạnh mẽ phê phán tệ nạn này. Nhưng công cuộc phòng chống tham nhũng, xem ra còn lắm gian nan.
Tham nhũng gây thiệt hại lớn về tài sản quốc gia và tài sản riêng của dân. Có nước ước tính tham nhũng làm thất thoát vài phần trăm GDP. Người nghèo chịu thiệt nhiều nhất, vì không có tiền lót tay nên trong mọi dịch vụ họ đều không được phục vụ đúng yêu cầu, kể cả y tế sức khỏe và giáo dục. Người dân đưa hối lộ thì tự dưng mất không khoản tiền lẽ ra không phải chi.
Tham nhũng không chỉ làm dân nghèo nước yếu, mà nguy hiểm nhất là nó làm hỏng toàn bộ hệ thống cán bộ công quyền, làm hỏng nền tảng đạo đức tổ tiên để lại. Thiệt hại về đạo đức tinh thần này vô cùng lớn, hậu quả lâu dài, không thể đánh giá định lượng được. Lịch sử sẽ nói gì thế hệ chúng ta, những người để xảy ra quốc nạn ấy mà không kiên quyết trừ diệt?
Nguy hiểm thứ 2: Tham nhũng làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tức làm tăng sự mất ổn định của xã hội; dân sẽ mất lòng tin khi thấy bộ máy công quyền từ cơ sở không có tiền "bôi trơn" thì không chạy.
Nhiều trí thức Trung Quốc cảnh báo chủ nghĩa xã hội ở nước họ đang bị thay thế dần bằng chủ nghĩa tư bản thân quen: Một số người lợi dụng quan hệ thân quen chính quyền để thao túng nền kinh tế nhằm kiếm lợi cho mình, gây thiệt hại quyền lợi của đa số nhân dân. Xã hội chia làm quần thể yếu thế là đông đảo nhân dân lao động và thiểu số quần thể quyền thế có xu hướng kết bè đảng và nối dõi.
Tham nhũng còn có thể làm mất nước hoặc mất độc lập tự chủ, ít nhất là mất một số lợi ích quốc gia. Kẻ địch thừa biết cách núp bóng các công ty đầu tư vào Việt Nam để mua chuộc cán bộ ta cho họ trúng thầu những dự án có liên quan tới an ninh quốc gia.
Vì sao khó chống tham nhũng?
Nhưng nạn tham nhũng, trong thực tế cũng rất khó chống. Đó là do: Thứ nhất, con người có bản tính tham. Nhà bác học Stephen Hawking nói mã di truyền của chúng ta có chứa các bản năng ích kỷ và xâm lấn (our genetic code "carries selfish and aggressive instincts"). Vì thế hễ có điều kiện là phần lớn người ta tự nhiên sinh lòng tham muốn chiếm hữu tài sản không phải của mình, trước hết là tài sản công.
Anh tham, tôi tham, mọi người đều tham. Những kẻ phê phán tham nhũng như tôi hoặc bạn khi có chức quyền sẽ vẫn có thể tham nhũng. Người châu Á có tình cảm gia đình rất nặng, lo cho mình lại còn lo cho con cháu, họ hàng, do đó lại càng tham, sắp chết vẫn còn vơ vét.
Thứ hai, người tham nhũng là người có chức quyền (theo định nghĩa, tham nhũng là hành vi lợi dụng chức quyền để kiếm lợi), cho nên họ có quyền lực và thủ đoạn để che đậy, giấu giếm hành vi tham nhũng của mình, thậm chí trù dập người tố cáo họ. Thủ tướng Phan Văn Khải từng nói: Trước khi vụ tham nhũng ở Tamexco lộ diện, chi bộ công ty này năm nào cũng được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc mới đây, các đại biểu điển hình chống tham nhũng nói chỉ cựu chiến binh và người về hưu mới dám tố cáo tham nhũng.
Không kiên quyết chống tham nhũng là chấp nhận tự sát
Muốn phòng chống tham nhũng, trước hết phải thực thi hệ thống quy chế pháp lý hoàn thiện, hiệu quả, ngăn chặn mọi điều kiện dẫn đến tham nhũng, sao cho bất cứ ai dù muốn cũng không thể tham nhũng được. Nhiều nước có kinh nghiệm tốt về mặt này. Thí dụ, thực hiện luật công khai tài sản riêng của tất cả viên chức công quyền. Đồng thời hình thành bộ máy giám sát theo dõi quá trình thay đổi tài sản để tránh tẩu tán tài sản và sớm phát hiện tham nhũng. Mỗi viên chức có một hồ sơ tài sản và thu nhập trong hệ thống máy tính quản lý toàn quốc, bất cứ ai cũng có thể kiểm tra. Mọi khoản tiền chính quyền thu của dân dù nhỏ cũng phải có ghi chép công khai và được giám sát.
Do có hệ thống pháp luật phòng chống tham nhũng hoàn thiện mà phương Tây tuy công nhiên đề cao đồng tiền nhưng lại ít tham nhũng. Luật chống tham nhũng ở nước ngoài (Foreign Corrup Practices Act) của Mỹ nghiêm ngặt tới mức không công ty Mỹ nào dám đưa hối lộ cho quan chức nước ngoài. Cũng vì có luật chặt chẽ mà Chính phủ Nhật thẳng tay khởi tố vụ công ty Nhật PCI đưa hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sỹ khi Sỹ đòi "hoa hồng" bằng 15% tổng đầu tư thì mới cho PCI trúng thầu làm dự án Đại lộ Đông Tây TP Hồ Chí Minh.
Thứ hai, lãnh đạo phải đi đầu chống tham nhũng, "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Lãnh đạo không ủng hộ thì mọi biện pháp, mọi quy chế phòng chống tham nhũng chỉ còn là hình thức. Phải dứt khoát không đưa người dính tham nhũng hoặc người thiếu kiên quyết chống tham nhũng lên làm lãnh đạo. Cơ quan chống tham nhũng phải độc lập với chính quyền.
Thứ ba, phải đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội, sao cho toàn dân hiểu được họ là chủ đất nước, có quyền yêu cầu chính quyền phục vụ họ mà không được đòi hỏi họ phải chi phí "lót tay". Mặt khác phải tạo điều kiện ngôn luận để người dân mạnh dạn tố cáo tham nhũng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng ngừa tham nhũng là quan trọng nhất. Để xảy ra tham nhũng rồi thì rất khó chống, nhất là khi nó đang đứng trước nguy cơ trở thành một thứ "văn hoá" của xã hội.
Cuối năm ấy tôi sang Đan Mạch thăm con và tình cờ quen bác sĩ Chen, một nghiên cứu sinh Trung Quốc, bạn của con tôi. Chen rủ tôi tối tối đi tắm tại bể bơi nước nóng của khu phố, mở cửa miễn phí suốt năm cho tất cả mọi người, nhưng mỗi tuần anh nghỉ bơi 3 buổi vì phải đi học tiếng Đan Mạch.
Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức thứ 2 của xứ này, Chen tất nhiên giỏi tiếng Anh rồi, cớ sao lại học thêm tiếng của một dân tộc chỉ có 5 triệu người? Anh tâm sự: Sang năm tôi sẽ đón vợ con sang đây định cư. Muốn vậy phải biết tiếng Đan Mạch. Xã hội nước này vô cùng dễ thở và đặc biệt là cực kỳ trong sạch, không có thói giả dối mà tôi căm ghét đến xương tủy. Đây là nơi đáng sống hết đời!
Tôi vô cùng sững sờ trước quyết định rời bỏ Tổ quốc dễ dàng như thế của Chen. Phải chăng tôi yêu nước mình hơn, đất nước tôi đáng yêu hơn, hay là xã hội của Chen ngột ngạt và không trong sạch? Chen nói có gì ghê gớm đâu, anh ta chỉ là một trong những đồng bào mình sẽ tiếp tục gia nhập đội quân 60 triệu người Hoa định cư ở ngoài nước thôi. Đội quân ấy có không ít người thành đạt, trở thành nghị sĩ, Thống đốc bang, Bộ trưởng, tương lai có thể làm Tổng thống Mỹ nữa kia. Một số người còn đoạt giải Nobel, trong khi hơn tỷ đồng bào Chen chưa ai nhận vinh dự ấy...
Sau ngày Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Đan Mạch, New Zealand và Singapore là 3 quốc gia trong sạch nhất thế giới năm 2010, một chính khách Đan Mạch khi trả lời nhà báo có nói: Truyền thống lịch sử nước chúng tôi không có vấn đề tham nhũng, cho nên chúng tôi căn bản không cần phòng chống tham nhũng. Điều đó bắt rễ từ nền văn hoá Đan Mạch, nền văn hoá ấy không tin vào hối lộ, bóp nặn đục khoét và biển thủ; đời sống dân chủ, mọi người bình đẳng trước pháp luật, chế độ công khai tài sản cá nhân giúp xã hội chúng tôi luôn trong sạch...
Ai cũng biết tham nhũng sợ nhất dân chủ và luật pháp. Hai thứ đó hầu như là truyền thống của các dân tộc Bắc Âu nói riêng, phương Tây nói chung. Văn hóa cổ Hy Lạp đề xướng dân chủ; văn hoá Ý thời cổ tôn sùng luật pháp. Nước dân chủ coi chính quyền là bộ máy do dân bỏ tiền thuê để quản lý xã hội. Chính quyền có nhiệm vụ phục vụ dân, làm không tốt thì bị dân thay.
Châu Á từ xưa đã thiếu dân chủ và luật pháp. Do không có ý thức làm chủ bản thân và xã hội, người dân coi mọi quyền lợi mình được hưởng là do chính quyền ban cho, họ phải xin mới được. Lẽ đương nhiên kẻ đi xin phải biết ơn, kẻ ban phát thì tự cho mình có quyền hưởng sự cảm ơn. Vì thế xã hội hình thành "văn hoá" tham nhũng.
Chế độ phong kiến coi đạo Khổng là hệ tư tưởng nhưng lại hoàn toàn không thực hành "Nhân (thương người) trị" của Khổng Tử. Sự giả dối đó thể hiện ngay trong thời thịnh trị: Vua Đường giữ 3.000 cung nữ, thực chất là nô lệ tình dục chung thân, "Nhân" ở đâu? Vua quan giả dối thì xã hội không thể có văn hoá trong sạch.
Nhưng truyền thống hoặc văn hoá là thứ có thể tạo dựng, và dần thay đổi được. Với 77% dân người Hoa, Singapore ngày trước nạn tham nhũng rất nặng, nay là nước trong sạch số 1 trong số 178 nước được xét. Đó là do họ xây dựng được nền văn hoá trong sạch với cơ sở là dân chủ và thượng tôn pháp luật. Trung Quốc cũng toàn người Hoa, xếp hạng 79. Cuộc chiến chống tham nhũng ở đây rất gay go, có cả đổ máu.
Một số quan chức bị xử tử, cán bộ- kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc Hội, thứ trưởng Bộ Công an bị khởi tố, bỏ tù vì tham nhũng. Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đây nói tham nhũng là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền nước ông, có lẽ vì thế ông hăng hái nhất đòi hỏi thực hành cải cách dân chủ.
Như vậy, có thể thấy tham nhũng là một hiện tượng xã hội liên quan tới văn hoá, truyền thống. Văn hoá trong sạch thì tham nhũng không có đất phát triển. Thực hành dân chủ và thượng tôn pháp luật thì có thể hạn chế được tham nhũng. Ý thức hệ tư bản hay XHCN, kinh tế kế hoạch hay thị trường, nước giàu hay nghèo đều không quyết định vấn đề có tham nhũng hay không.
Khi tham nhũng trở thành "cách sống"
Tiếc thay, ở ta giờ đây đưa hối lộ dường như đã trở thành thói quen của người dân trong ứng xử với bộ máy công quyền; nhận hối lộ trở thành cách sống của không ít người ở vị trí công quyền, có khi chỉ là cơ quan hành chính. Hối lộ là cách để giải quyết nhanh gọn mọi việc cần xin xỏ hoặc việc trái pháp luật; là một luật lệ bất thành văn ai cũng biết là xấu, nhưng ai cũng chấp nhận như lẽ đương nhiên. Vì nếu không thì sẽ chẳng đạt được mục đích của mình.
Xin cho con học trái tuyến, vào trường điểm, trường chuyên; xin việc ở cơ quan xí nghiệp, đặc biệt những ngành béo bở mà không có tiền lót tay thì "hãy đợi đấy". Trò hối lộ thầy; em bé lớp 1 cũng biết vâng lời bố mẹ "phong bì" cho cô giáo. Người ốm vào bệnh viện, thậm chí cấp cứu cũng phải xì tiền ra thì mới được quan tâm. Khi phạm luật giao thông muốn được giảm tiền phạt và nhanh chóng giải quyết thì hãy dúi cho người phạt ít nhất một nửa số tiền lẽ ra phải nộp phạt cho nhà nước. Các loại bằng cấp, chứng chỉ, từ bằng lái xe tới bằng tốt nghiệp một cấp học nào đấy đều có thể mua được.
Nạn tham nhũng, trong thực tế cũng rất khó chống. Đó là do con người có bản tính tham. Nhà bác học Stephen Hawking nói mã di truyền của chúng ta có chứa các bản năng ích kỷ và xâm lấn (our genetic code "carries selfish and aggressive instincts"). Vì thế hễ có điều kiện là phần lớn người ta tự nhiên sinh lòng tham muốn chiếm hữu tài sản không phải của mình, trước hết là tài sản công. Anh tham, tôi tham, mọi người đều tham. Những kẻ phê phán tham nhũng như tôi hoặc bạn khi có chức quyền sẽ vẫn có thể tham nhũng. Người châu Á có tình cảm gia đình rất nặng, lo cho mình lại còn lo cho con cháu, họ hàng, do đó lại càng tham, sắp chết vẫn còn vơ vét. |
Quốc hội ta từ lâu đã coi tham nhũng là quốc nạn. Nhiều vị lãnh đạo, nhất là các vị đã nghỉ hưu, từng lên tiếng mạnh mẽ phê phán tệ nạn này. Nhưng công cuộc phòng chống tham nhũng, xem ra còn lắm gian nan.
Tham nhũng gây thiệt hại lớn về tài sản quốc gia và tài sản riêng của dân. Có nước ước tính tham nhũng làm thất thoát vài phần trăm GDP. Người nghèo chịu thiệt nhiều nhất, vì không có tiền lót tay nên trong mọi dịch vụ họ đều không được phục vụ đúng yêu cầu, kể cả y tế sức khỏe và giáo dục. Người dân đưa hối lộ thì tự dưng mất không khoản tiền lẽ ra không phải chi.
Tham nhũng không chỉ làm dân nghèo nước yếu, mà nguy hiểm nhất là nó làm hỏng toàn bộ hệ thống cán bộ công quyền, làm hỏng nền tảng đạo đức tổ tiên để lại. Thiệt hại về đạo đức tinh thần này vô cùng lớn, hậu quả lâu dài, không thể đánh giá định lượng được. Lịch sử sẽ nói gì thế hệ chúng ta, những người để xảy ra quốc nạn ấy mà không kiên quyết trừ diệt?
Nguy hiểm thứ 2: Tham nhũng làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tức làm tăng sự mất ổn định của xã hội; dân sẽ mất lòng tin khi thấy bộ máy công quyền từ cơ sở không có tiền "bôi trơn" thì không chạy.
Nhiều trí thức Trung Quốc cảnh báo chủ nghĩa xã hội ở nước họ đang bị thay thế dần bằng chủ nghĩa tư bản thân quen: Một số người lợi dụng quan hệ thân quen chính quyền để thao túng nền kinh tế nhằm kiếm lợi cho mình, gây thiệt hại quyền lợi của đa số nhân dân. Xã hội chia làm quần thể yếu thế là đông đảo nhân dân lao động và thiểu số quần thể quyền thế có xu hướng kết bè đảng và nối dõi.
Tham nhũng còn có thể làm mất nước hoặc mất độc lập tự chủ, ít nhất là mất một số lợi ích quốc gia. Kẻ địch thừa biết cách núp bóng các công ty đầu tư vào Việt Nam để mua chuộc cán bộ ta cho họ trúng thầu những dự án có liên quan tới an ninh quốc gia.
Nhưng nạn tham nhũng, trong thực tế cũng rất khó chống. Đó là do: Thứ nhất, con người có bản tính tham. Nhà bác học Stephen Hawking nói mã di truyền của chúng ta có chứa các bản năng ích kỷ và xâm lấn (our genetic code "carries selfish and aggressive instincts"). Vì thế hễ có điều kiện là phần lớn người ta tự nhiên sinh lòng tham muốn chiếm hữu tài sản không phải của mình, trước hết là tài sản công.
Anh tham, tôi tham, mọi người đều tham. Những kẻ phê phán tham nhũng như tôi hoặc bạn khi có chức quyền sẽ vẫn có thể tham nhũng. Người châu Á có tình cảm gia đình rất nặng, lo cho mình lại còn lo cho con cháu, họ hàng, do đó lại càng tham, sắp chết vẫn còn vơ vét.
Thứ hai, người tham nhũng là người có chức quyền (theo định nghĩa, tham nhũng là hành vi lợi dụng chức quyền để kiếm lợi), cho nên họ có quyền lực và thủ đoạn để che đậy, giấu giếm hành vi tham nhũng của mình, thậm chí trù dập người tố cáo họ. Thủ tướng Phan Văn Khải từng nói: Trước khi vụ tham nhũng ở Tamexco lộ diện, chi bộ công ty này năm nào cũng được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc mới đây, các đại biểu điển hình chống tham nhũng nói chỉ cựu chiến binh và người về hưu mới dám tố cáo tham nhũng.
Không kiên quyết chống tham nhũng là chấp nhận tự sát
Muốn phòng chống tham nhũng, trước hết phải thực thi hệ thống quy chế pháp lý hoàn thiện, hiệu quả, ngăn chặn mọi điều kiện dẫn đến tham nhũng, sao cho bất cứ ai dù muốn cũng không thể tham nhũng được. Nhiều nước có kinh nghiệm tốt về mặt này. Thí dụ, thực hiện luật công khai tài sản riêng của tất cả viên chức công quyền. Đồng thời hình thành bộ máy giám sát theo dõi quá trình thay đổi tài sản để tránh tẩu tán tài sản và sớm phát hiện tham nhũng. Mỗi viên chức có một hồ sơ tài sản và thu nhập trong hệ thống máy tính quản lý toàn quốc, bất cứ ai cũng có thể kiểm tra. Mọi khoản tiền chính quyền thu của dân dù nhỏ cũng phải có ghi chép công khai và được giám sát.
Do có hệ thống pháp luật phòng chống tham nhũng hoàn thiện mà phương Tây tuy công nhiên đề cao đồng tiền nhưng lại ít tham nhũng. Luật chống tham nhũng ở nước ngoài (Foreign Corrup Practices Act) của Mỹ nghiêm ngặt tới mức không công ty Mỹ nào dám đưa hối lộ cho quan chức nước ngoài. Cũng vì có luật chặt chẽ mà Chính phủ Nhật thẳng tay khởi tố vụ công ty Nhật PCI đưa hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sỹ khi Sỹ đòi "hoa hồng" bằng 15% tổng đầu tư thì mới cho PCI trúng thầu làm dự án Đại lộ Đông Tây TP Hồ Chí Minh.
Thứ hai, lãnh đạo phải đi đầu chống tham nhũng, "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Lãnh đạo không ủng hộ thì mọi biện pháp, mọi quy chế phòng chống tham nhũng chỉ còn là hình thức. Phải dứt khoát không đưa người dính tham nhũng hoặc người thiếu kiên quyết chống tham nhũng lên làm lãnh đạo. Cơ quan chống tham nhũng phải độc lập với chính quyền.
Thứ ba, phải đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội, sao cho toàn dân hiểu được họ là chủ đất nước, có quyền yêu cầu chính quyền phục vụ họ mà không được đòi hỏi họ phải chi phí "lót tay". Mặt khác phải tạo điều kiện ngôn luận để người dân mạnh dạn tố cáo tham nhũng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng ngừa tham nhũng là quan trọng nhất. Để xảy ra tham nhũng rồi thì rất khó chống, nhất là khi nó đang đứng trước nguy cơ trở thành một thứ "văn hoá" của xã hội.
- Kêu gọi đức trị sẽ làm suy yếu việc xây dựng nền pháp trị (SGTT)
SGTT.VN - Xưa nay ai cũng biết phải “tu thân, tề gia” rồi mới “trị quốc, bình thiên hạ” được! Thế nên phải rèn luyện bản thân làm đầu. Lo học hành phấn đấu đến lúc ông bà cha mẹ gọi là “thành tài”, nghĩa là có chút ít chữ nghĩa hay bằng cấp lận lưng như ngày xưa là tú tài, cử nhân, còn ngày nay có thể là đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… để còn mong tìm được một vị trí xã hội xứng đáng hay tối thiểu cũng là cơm no áo ấm.
Từ phương Đông nước Việt
Nhân tài được tạo thuận lợi để làm việc và cống hiến trong môi trường làm việc khoa học tự do và thích hợp nhất. Ảnh: TL Internet |
Nền giáo dục chịu ảnh hưởng Nho giáo luôn trọng bằng cấp, xem bằng cấp là đích đến hay câu nói cửa miệng của cha mẹ, ông bà thường động viên con cháu “ráng học thành tài!” Luôn răn mình và răn đời kêu gọi sống tốt, xây dựng một tấm gương tốt, đạo đức tốt để thế hệ sau noi theo.
Điều này thật thịnh hành ở các quốc gia phương Đông trong suốt quá trình lịch sử đã hình thành chủ nghĩa sùng bái các cá nhân có đạo đức tốt, có quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện công phu, tu thân dưỡng tánh hay tu hành đắc đạo trở thành các cá nhân xuất chúng và được suy tôn thành các lãnh tụ hay thánh nhân để mọi người phải ngưỡng mộ.
Thế nhưng, một vấn đề đặt ra là, các “ngôi sao” này có thể luôn thực sự chói sáng trong mọi lĩnh vực chăng? Họ có thể mắc sai lầm không? Họ sẽ luôn hoàn hảo trong các suy nghĩ, quyết định và hành động? Câu trả lời chắc ai cũng đã rõ! Không ai hoàn hảo và không thể mắc sai lầm trong đời mình.
Nền đức trị được hình thành
Lâu dài, hình thành phong cách cổ súy cho việc lấy đức trị làm trọng. Vậy điều gì đã xảy ra? Đức trị có gì sai? Thật ra, đức trị cổ vũ cho các cá nhân sống tốt, phấn đấu làm điều tốt. Lấy đức trị thân. Học sinh, sinh viên nên học giỏi, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt tới những đỉnh cao trong khoa học. Động lực để đạt được các bằng cấp cao hơn, để chứng tỏ với bản thân, gia đình và xã hội là đáng trân trọng. Các quan chức nên có đạo đức tốt để đối đãi với dân, hiểu rõ vai trò “dân làm gốc”. Vợ chồng con cái trên thuận dưới hòa là điều nên cổ súy… Thế nhưng, đối với bình diện một quốc gia có nên lấy đức trị dân? Có nên cổ vũ hay suy tôn, sùng bái lãnh tụ chăng? Điều này là câu hỏi lớn.
Nền pháp trị để trị quốc và vận hành đất nước
Hạ tầng thi công ì ạch, lô cốt ngáng mặt tiền nhà dân gây cản trở cho kinh doanh, sinh hoạt. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để trị dân, tức quản trị đời sống dân sự bằng pháp luật. Ảnh: TL SGTT |
Các quốc gia văn minh và phát triển mạnh cho đến nay vẫn luôn có các cá nhân xuất sắc được tôn vinh xứng đáng, nhưng họ không sống dựa vào cá nhân nào cả. Họ luôn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để trị dân, tức quản trị đời sống dân sự bằng pháp luật.
Lấy pháp trị nhân hay trị quốc. Không thể kêu gọi suông lòng tốt của con người, anh phải nên thế này và anh không nên thế kia. Không thể lý thuyết hay giáo điều kêu gọi mọi người phải hy sinh vì dân vì nước, nghĩa vụ cao quý là phải biết cống hiến vì cộng đồng .v.v.
Tất cả nên cụ thể hóa bằng luật hay hiến pháp và pháp luật. Không ai được phép đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật.
Tinh thần thượng tôn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật là quan trọng bật nhất.
Quyền trưng cầu dân ý là tối thượng. Khi có các sửa đổi hiến pháp tức bộ luật tối thượng của quốc gia phải hỏi ý kiến nhân dân bằng trưng cầu dân ý. Muốn sửa luật phải có quốc hội tham gia biểu quyết. Quốc hội phải thực sự là dân biểu do dân bầu…
Đó là nền pháp trị được kêu gọi, suy tôn. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người đều có cơ hội ngang nhau. Không ai có quyền lực tuyệt đối để có thể bắt nạt kẻ khác. Luật pháp luôn được hoàn thiện để triệt tiêu các kẽ hở tạo điều kiện cho con người vi phạm. Không có tội danh “lợi dụng kẽ hở pháp luật để phạm tội” mà phải luật hóa các tình huống phát sinh trong đời sống pháp luật xã hội.
Chống tham nhũng bằng luật chứ không thể kêu gọi suông các quan chức “phải giữ gìn đạo đức trong sạch”. Ngày nay, ai cũng biết quyền lực có xu hướng tham nhũng và quyền lực tuyệt đối sẽ dễ dàng sinh ra tham nhũng tuyệt đối.
Nền kinh tế nên trả lương theo sức lao động, theo qui luật cung cầu của nền kinh tế xã hội. Bằng cấp cao được tôn trọng xứng đáng nếu chứng tỏ được năng lực thực sự. Không có gì mâu thuẫn giữa bằng cấp và năng lực nếu học thật và bằng cấp thật.
Nhân tài được tạo thuận lợi để làm việc và cống hiến trong môi trường làm việc khoa học tự do và thích hợp nhất. Con người được cổ vũ sống cho bản thân mình, yêu quý tôn trọng bản thân mình trước tiên, không vì những mục tiêu quá trừu tượng, quá cao cả và mâu thuẫn với lợi ích cá nhân.
Xây dựng nhà nước pháp quyền
Vậy chúng ta muốn phát triển dựa vào thiên tài hay tài năng cá nhân tự nhiên sinh ra? Hay phải xây dựng một thể chế, một cơ chế đúng đắn để tạo ra hiền tài? Muốn vậy con người phải được đặt ở vị trí trang trọng nhất, phải thực sự được tôn trọng với các quyền thể hiện mình cùng với các quyền lợi cơ bản tối thiểu trong một xã hội pháp trị thực sự.
Đó cũng là nhà nước pháp quyền. Nơi quyền lực được giám sát chặt chẽ đến không còn kẽ hở nhiều cho tham nhũng. Các quyền lực được phân lập và giám sát lẫn nhau, chia sẻ quyền lực để không có thế lực nào có thể vượt trội hay lũng đoạn, thao túng toàn bộ quyền lực quốc gia.
Nước Việt Nam ta trải qua bao cuộc chiến tranh đau thương đẫm máu mới giành được độc lập mà công đầu thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam trong việc huy động sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm. Cơ hội xây dựng nhà nước pháp quyền đã và đang thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân và là một quá trình tất yếu trong sự phát triển của nhân loại hiện nay.
Nếu các nhân tài xuất chúng là sự sản sinh của lịch sử nhân loại mà tài năng và đức độ kiệt xuất của họ cống hiến cho sự phát triển thì nền pháp trị chính là cái nôi nuôi dưỡng để các tài năng nở rộ, thực sự là một trong các thành tựu vĩ đại nhất của văn minh con người.
Cảnh Thái