-Ông Nguyễn Sinh Hùng được đề cử làm Chủ tịch QH TTXVN
Chiều 22/7, Quốc hội họp toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII; trao đổi về dự kiến nhân sự Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII báo cáo kết quả thảo luận tại các Đoàn đại biểu Quốc hội về số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng cho biết tuyệt đại đa số các đại biểu nhất trí với Tờ trình về số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII với sự tán thành của toàn bộ 494 đại biểu Quốc hội có mặt.
Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII trình bày Tờ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng được đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.
4 Phó Chủ tịch Quốc hội được đề cử gồm 3 Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngoài 5 ứng viên các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, 13 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khác được đề cử gồm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Phan Xuân Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương và Trưởng Ban Dân nguyện Bùi Văn Cường.
Cuối phiên họp chiều 22/7, các Đoàn đại biểu Quốc hội họp để trao đổi về dự kiến nhân sự Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Theo chương trình, chiều 23/7, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII./.
Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII báo cáo kết quả thảo luận tại các Đoàn đại biểu Quốc hội về số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng cho biết tuyệt đại đa số các đại biểu nhất trí với Tờ trình về số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII với sự tán thành của toàn bộ 494 đại biểu Quốc hội có mặt.
Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII trình bày Tờ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng được đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.
4 Phó Chủ tịch Quốc hội được đề cử gồm 3 Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngoài 5 ứng viên các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, 13 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khác được đề cử gồm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Phan Xuân Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương và Trưởng Ban Dân nguyện Bùi Văn Cường.
Cuối phiên họp chiều 22/7, các Đoàn đại biểu Quốc hội họp để trao đổi về dự kiến nhân sự Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Theo chương trình, chiều 23/7, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)
-Các lãnh đạo được đề cử trong Đại hội 11 đảng Cộng sản Việt Nam (RFA) 05/01/2011-Tin vừa được phối kiểm từ Hà Nội cho hay: danh sách các nhân vật lãnh đạo được đề cử trong Đại hội 11 đảng Cộng sản Việt Nam gồm có: Ông Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư. Ông Trương Tấn Sang: Chủ tịch nước. Ông Nguyễn Tấn Dũng: Thủ tướng chính phủ. Ông nguyễn Sinh Hùng: Chủ tịch Quốc hội. Ông Phạm Quang Nghị vẫn giữ chức vụ Bí thư Thành Ủy Hà Nội.
Những nguồn tin từ Hà Nội, mà chúng tôi không nêu danh tính, cũng cho hay thành phần chính phủ có một vài thay đổi không quan trọng. Các bộ quốc phòng, Công an và ngoại giao vẫn do Tướng Phùng Quang Thanh, tướng Lê Hồng Anh ông Phạm Gia Khiêm nắm giữ.
Trong hàng thứ trưởng, điều đáng chú ý nhất là tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ trở thành Ủy viên Trung ương Đàng.
Thành phần bộ chính trị có một sự thay đổi: ông Hồ Đức Việt sẽ về hưu, chưa biết ai sẽ là Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng.
Nguyễn Sinh Hùng sẽ là chủ tịch Quốc Hội? Các cuộc đấu đá ở thượng tầng đảng CSVN vẫn còn tiếp tục mà đến nay, người ta chưa biết đích xác “danh sách” các chức vụ chóp bu được “nhất trí giới thiệu” với đại hội đảng sẽ gồm những ai.Danh sách lãnh đạo chóp bu lại thay đổi
HÀ NỘI (NV) - Các cuộc đấu đá ở thượng tầng đảng CSVN vẫn còn tiếp tục mà đến nay, người ta chưa biết đích xác “danh sách” các chức vụ chóp bu của Ðảng CSVN được “nhất trí giới thiệu” với đại hội đảng sẽ gồm những ai.
Tin từ giới thạo tin Ðông Nam Á cho hay, danh sách mà báo Nhật Bản, Asahi Shimbun, bật mí hồi giữa tháng 12, 2010 đang có “một vài thay đổi.”
Ông Nguyễn Sinh Hùng hiện đang là Phó thủ tướng thứ nhất. (Hình: Cinet.com)
Nguồn tin cho hay, đến tối ngày Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011, ba chức tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng vẫn là những người được báo Asahi đề cập, là Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư), Trương Tấn Sang (chủ tịch nước) và Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng). Tuy nhiên, chức vụ chủ tịch Quốc Hội thì sẽ rơi vào tay Nguyễn Sinh Hùng, hiện đang là phó thủ tướng thường trực. Còn nhân vật Phạm Quang Nghị, được báo Nhật nói sẽ được đẩy lên làm chủ tịch Quốc Hội, thì nguồn tin cho hay ông này sẽ tiếp tục ở lại ghế bí thư thành ủy Hà Nội.Ngoài Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết tới tuổi nghỉ hưu, Hồ Ðức Việt 63 tuổi cũng bị đẩy ra khỏi Bộ Chính Trị. Ðiều này không biết có liên quan gì tới tai tiếng gần đây khi ông này cầm đầu một phái đoàn sang Nhật du hí bằng ngân sách “đề án 165” mượn cớ là đi học Anh ngữ.
Nguồn tin cho hay, tương tự như những tiết lộ của Giáo Sư Carl Thayer nói với nhật báo Người Việt, Tướng Phùng Quang Thanh vẫn còn giữ được ghế bộ trưởng Quốc pPhòng nhưng có thể không giữ được lâu. Ông tướng nhiều tai tiếng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng, sẽ được đưa vào Trung Ương Ðảng và sẽ thay thế ông Phùng Quang Thanh trong một tương lai không xa lắm.
Theo chiều hướng này, nếu vào được ghế bộ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn Chí Vịnh sẽ leo vào được Bộ Chính Trị.
Về mặt ngoại giao, vẫn theo nguồn tin, Phạm Bình Minh (con trai cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương), hiện đang là thứ trưởng thường trực của Bộ Ngoại Giao, nhiều phần sẽ không được đôn lên làm bộ trưởng mà có thể ông Phạm Gia Khiêm vẫn kiêm nhiệm.
Ngày 22 tháng 12, 2010, báo điện tử Ðảng CSVN loan tin kết thúc 10 ngày hội nghị Trung Ương Ðảng, Ban Chấp Hành Trung Ương đã “nhất trí thông qua danh sách để giới thiệu với Ðại hội lần thứ XI của Ðảng.”
Như thường lệ, cái danh sách này được giữ kín nhưng báo Asahi một tuần lễ trước đó đã nhận được một bản dự thảo danh sách nhân sự trong đó chủ tịch Quốc Hội CSVN hiện nay, Nguyễn Phú Trọng, nhiều phần sẽ nắm chức tổng bí thư Ðảng. Nguyễn Tấn Dũng, đương kim thủ tướng, sẽ vẫn tại vị thêm một nhiệm kỳ sau đại hội đảng lần thứ 11 vào tháng 1 tới đây. Trương Tấn sang hiện là “thường trực Ban Bí Thư Bộ Chính Trị” sẽ trở thành chủ tịch nước.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt ngày 16 tháng 12, 2010, Giáo Sư Carl Thayer, thuộc khoa Nhân Văn và Xã Hội Học, Ðại Học New South Wales, Úc Châu, dự đoán: “Nguyễn Tấn Dũng vẫn là thủ tướng và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư, đó là những điều mà tôi từng nói. Còn Trương Tấn Sang thì sẽ được giải an ủi là chủ tịch nước.”
“Nhưng điều quan trọng đáng nói là, Trương Tấn Sang đã tạo ra một cuộc chạy đua vào chức tổng bí thư. Một cuộc đua căng thẳng!”
GS Carl Thayer nói, tin tức này giống như người ta tiên đoán giá cả chứng khoán, mặc dù ai cũng cho là tin được tung ra từ nguồn đáng tin cậy, nhưng thật ra, phải đợi đến khi thị trường đóng cửa thì mới chắc 100%.”
GS Carl Thayer nhận định: “Kể từ khi Lê Duẩn chết, Việt Nam không thể có một tổng bí thư có thế lực mạnh, và Văn Phòng Thủ Tướng thật ra mới chính là nơi có uy quyền nhất nước. Vì thế, chọn Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư là giải quyết tất cả mọi vấn đề liên quan đến những người có nhiều tư tưởng, vì Nguyễn Phú Trọng từng là giám đốc Học Viện Chính Trị Quốc Gia.”
“Theo tôi biết, thì Trung Quốc đã biểu lộ là họ không phản đối việc này, mặc dù họ đã không chọn ông Nguyễn Phú Trọng.”
Vẫn theo GS Carl Thayer, Trương Tấn Sang là người chủ chiến (với Trung Quốc), còn Nguyễn Phú Trọng chủ hòa.
Nguyễn Phú Trọng sẽ là người chọn thái độ hòa giải với Trung Quốc, trong khi Trương Tấn Sang sẽ muốn khẳng định quyền lợi quốc gia hơn. Mọi dự đoán còn chưa ngã ngũ. Sẽ còn nhiều đàm phán, đổi chác bên trong.