Ảnh: Dân Trí. |
Kỳ 5: Vụ án "Nông trường Sông Hậu"
Bà Trần Ngọc Sương (SN 1949) còn được gọi là Ba Sương - nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu trong giai đoạn từ năm 2000 - 2007. Bà từng đi Liên Xô(cũ) để nghiên cứu về quản lý kinh tế, có bằng tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi trong nước. Bà đã được phong danh hiệu Anh hùng lao động và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bình chọn là Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2002. Năm 2008, bà đã bị khởi tố với tội danh lập quỹ đen trái phép hàng tỷ đồng.
Có thể nói vụ án "Nông Trường Sông Hậu" cho đến nay vẫn khiến nhiều người suy nghĩ với những ý kiến khác nhau.
Nữ anh hùng và bản án 8 năm tù.
Vào khoảng tháng Tư năm 2008, người phụ nữ được vinh danh một thời bước sang tuổi 60, nhận quyết định về nghỉ hưu(thực hiện vào tháng 7) sau mấy mươi năm lao động, gắn bó với nông trường Sông Hậu.
Thì khoảng năm tháng sau, ngày 9/9/2008, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP Cần Thơ đã ký quyết định số 121, khởi tố bị can đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu do đã phạm tội lập quỹ đen trái phép.
Ngày 11/8/2009, TAND huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ đã tiến hành xét xử vụ án lập quỹ trái phép xảy ra tại Nông trường Sông Hậu (cũ), nay là công ty nông nghiệp Sông Hậu. Các bị cáo bao gồm bà Trần Ngọc Sương (nguyên GĐ Nông trường Sông Hậu) cùng 4 nguyên cán bộ nông trường bị truy tố về tội “lập quỹ trái phép”.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ 2003-2007, GĐ và phó GĐ nông trường đã lợi dụng chức vụ lập quỹ đen gần 9,5 tỷ đồng từ nhiều nguồn thu trong hoạt động của nông trường để chi tiêu vô tội vạ với số tiền trên 4 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Sương còn chỉ đạo trả lương cho hai lãnh đạo nông trường đã chết trong thời gian dài với số tiền trên 320 triệu đồng.
Sau 4 ngày xét xử, TAND huyện Cờ Đỏ đã tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Sương 8 năm tù giam. Sau hai lần phải hoãn thì đến ngày 19/11 TAND TP Cần Thơ đã mở phiên xử phúc thẩm và tuyên y án đối với bà Trần Ngọc Sương.
Nước mắt doanh nhân.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ lập quỹ trái phép ở Nông trường Sông Hậu đã khép lại, nhưng dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn trước bản án 8 năm tù đối với bà Trần Ngọc Sương - nguyên giám đốc nông trường. Trong khi đó, dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng không ít người vẫn tỏ ra “thương cô Ba Sương tốt bụng”.
Một sự kiện rất đáng chú ý chính là việc luật sư bào chữa cho bà Ba Sương tại phiên tòa phúc thẩm công bố kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kiến nghị của 110 nông trường viên đề nghị xem xét lại bản án đối với bà Ba Sương.
Trước đó, không đồng tình với mức án tòa sơ thẩm đã tuyên, 110 nông trường viên đã ký vào một lá đơn “xin được ở tù thay” cho nguyên GĐ của mình, gửi đến Thường trực - Thường vụ Thành ủy TP Cần Thơ, Chánh án, Viện trưởng VKS TP. Những người này cho rằng, mức án 8 năm tù và phải đền bù thiệt hại với số tiền hơn 4 tỷ đồng đối với bà Sương là quá nặng.
Sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, nhiều người cũng đã bày tỏ quan điểm về vụ án hoặc ý kiến khi đánh giá về bà Ba Sương. Trong số những người đã từng tiếp xúc hoặc biết đến bà Ba Sương, nhiều người thể hiện thiện cảm đối với bà.
Hủy cả 2 bản án
Sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, bà Trần Ngọc Sương đã có đơn gửi chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xin xem xét lại toàn bộ vụ án hình sự theo trình tự giám đốc thẩm. Bà Sương cho rằng quá trình điều tra truy tố và xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều không khách quan, chưa đúng pháp luật, oan ức đối với bà.
Đến ngày 2/6/2010, thông tin báo chí cho biết, TAND tối cao ra quyết định hủy 2 bản án đã tuyên với bà Trần Ngọc Sương (cựu giám đốc nông trường Sông Hậu). Vụ án "lập quỹ trái phép" liên quan bà Sương sẽ được điều tra lại theo thủ tục chung sau 2 năm kể từ khi khởi tố nữ doanh nhân này.
Ngày 30/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Cần Thơ đã tổ chức cho bà Trần Ngọc Sương đối chất với bốn người nguyên là cán bộ của nông trường để làm rõ khoản tiền bán đất và bán cổ phiếu mà TAND huyện Cờ Đỏ khi xét xử sơ thẩm đã quy kết là tham ô tài sản...
Bà Trần Ngọc Sương (SN 1949) còn được gọi là Ba Sương - nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu trong giai đoạn từ năm 2000 - 2007. Bà từng đi Liên Xô(cũ) để nghiên cứu về quản lý kinh tế, có bằng tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi trong nước. Bà đã được phong danh hiệu Anh hùng lao động và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bình chọn là Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2002. Năm 2008, bà đã bị khởi tố với tội danh lập quỹ đen trái phép hàng tỷ đồng.
Có thể nói vụ án "Nông Trường Sông Hậu" cho đến nay vẫn khiến nhiều người suy nghĩ với những ý kiến khác nhau.
Nữ anh hùng và bản án 8 năm tù.
Vào khoảng tháng Tư năm 2008, người phụ nữ được vinh danh một thời bước sang tuổi 60, nhận quyết định về nghỉ hưu(thực hiện vào tháng 7) sau mấy mươi năm lao động, gắn bó với nông trường Sông Hậu.
Thì khoảng năm tháng sau, ngày 9/9/2008, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP Cần Thơ đã ký quyết định số 121, khởi tố bị can đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu do đã phạm tội lập quỹ đen trái phép.
Ngày 11/8/2009, TAND huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ đã tiến hành xét xử vụ án lập quỹ trái phép xảy ra tại Nông trường Sông Hậu (cũ), nay là công ty nông nghiệp Sông Hậu. Các bị cáo bao gồm bà Trần Ngọc Sương (nguyên GĐ Nông trường Sông Hậu) cùng 4 nguyên cán bộ nông trường bị truy tố về tội “lập quỹ trái phép”.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ 2003-2007, GĐ và phó GĐ nông trường đã lợi dụng chức vụ lập quỹ đen gần 9,5 tỷ đồng từ nhiều nguồn thu trong hoạt động của nông trường để chi tiêu vô tội vạ với số tiền trên 4 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Sương còn chỉ đạo trả lương cho hai lãnh đạo nông trường đã chết trong thời gian dài với số tiền trên 320 triệu đồng.
Sau 4 ngày xét xử, TAND huyện Cờ Đỏ đã tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Sương 8 năm tù giam. Sau hai lần phải hoãn thì đến ngày 19/11 TAND TP Cần Thơ đã mở phiên xử phúc thẩm và tuyên y án đối với bà Trần Ngọc Sương.
Nước mắt doanh nhân.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ lập quỹ trái phép ở Nông trường Sông Hậu đã khép lại, nhưng dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn trước bản án 8 năm tù đối với bà Trần Ngọc Sương - nguyên giám đốc nông trường. Trong khi đó, dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng không ít người vẫn tỏ ra “thương cô Ba Sương tốt bụng”.
Một sự kiện rất đáng chú ý chính là việc luật sư bào chữa cho bà Ba Sương tại phiên tòa phúc thẩm công bố kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kiến nghị của 110 nông trường viên đề nghị xem xét lại bản án đối với bà Ba Sương.
Trước đó, không đồng tình với mức án tòa sơ thẩm đã tuyên, 110 nông trường viên đã ký vào một lá đơn “xin được ở tù thay” cho nguyên GĐ của mình, gửi đến Thường trực - Thường vụ Thành ủy TP Cần Thơ, Chánh án, Viện trưởng VKS TP. Những người này cho rằng, mức án 8 năm tù và phải đền bù thiệt hại với số tiền hơn 4 tỷ đồng đối với bà Sương là quá nặng.
Sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, nhiều người cũng đã bày tỏ quan điểm về vụ án hoặc ý kiến khi đánh giá về bà Ba Sương. Trong số những người đã từng tiếp xúc hoặc biết đến bà Ba Sương, nhiều người thể hiện thiện cảm đối với bà.
Hủy cả 2 bản án
Sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, bà Trần Ngọc Sương đã có đơn gửi chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xin xem xét lại toàn bộ vụ án hình sự theo trình tự giám đốc thẩm. Bà Sương cho rằng quá trình điều tra truy tố và xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều không khách quan, chưa đúng pháp luật, oan ức đối với bà.
Đến ngày 2/6/2010, thông tin báo chí cho biết, TAND tối cao ra quyết định hủy 2 bản án đã tuyên với bà Trần Ngọc Sương (cựu giám đốc nông trường Sông Hậu). Vụ án "lập quỹ trái phép" liên quan bà Sương sẽ được điều tra lại theo thủ tục chung sau 2 năm kể từ khi khởi tố nữ doanh nhân này.
Ngày 30/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Cần Thơ đã tổ chức cho bà Trần Ngọc Sương đối chất với bốn người nguyên là cán bộ của nông trường để làm rõ khoản tiền bán đất và bán cổ phiếu mà TAND huyện Cờ Đỏ khi xét xử sơ thẩm đã quy kết là tham ô tài sản...
Cảnh Kiên