Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Nợ công đến 31/12/2010 bằng 56,6% GDP

-PVN dừng phát hành trái phiếu quốc tế
Các tập đoàn kinh tế nhà nước năm 2010 đã không thực hiện thành công kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế. Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 1 tỉ đô la Mỹ trong quí 4-2010 của Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã chính thức dừng lại, như tuyên bố ngày 4-1-2011 của lãnh đạo tập đoàn.
Phát biểu với báo giới trong cuộc họp báo đầu năm 2011, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Đinh La Thăng cho biết PVN đã chính thức dừng việc phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường Mỹ trong quí 4-2010 như dự kiến trước đó. “Thời điểm không thuận lợi nên chúng tôi dừng”, ông Thăng nói và giải thích thêm rằng động thái này đến sau khi một số tập đoàn của Việt Nam dự kiến phát hành cũng không thành công.
Những tập đoàn kinh tế nhà nước mà ông Thăng đề cập là tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) và tập đoàn Điện lực (EVN). Hai nơi này cùng với PVN đều có kế hoạch gọi vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế trong năm 2010, với mức chào bán từ 500 triệu đô la đến 1 tỉ đô la Mỹ và cùng thời gian dự kiến trong quí 4.
Ở cả ba tập đoàn, các tổ chức tư vấn, xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Standard &Poor, Moody’s… đã hoàn tất việc xếp hạng tín dụng cho họ từ giữa quí 2-2010.

Tuy nhiên, việc đổ vỡ của Vinashin hồi tháng 6-2010 đã ảnh hưởng lớn đến các dự định gọi vốn. TKV bị hạ bậc tín nhiệm từ BB xuống BB- (theo đánh giá của Standard & Poor), là mức dưới điểm đầu tư vì tổ chức tư vấn căn cứ vào khả năng Chính phủ hỗ trợ cho TKV cũng như các tập đoàn khác trong việc trả nợ là thấp. Cùng trong thời điểm đó, PVN đã phải bổ sung, đánh giá lại xếp hạng tín dụng (theo chiều hướng thấp đi) do tiếp nhận một số công ty làm ăn thua lỗ từ Vinashin chuyển qua.
Ông Thăng cho biết năm 2011, PVN cần 5 đến 6 tỉ đô la Mỹ để đầu tư các dự án và chỉ 30% trong số này là vốn tự có của tập đoàn. Tuy nhiên, PVN đã tính đến nguồn vốn thay thế cho việc dừng phát hành 1 tỉ đô la.


Kỷ lục kiều hối – mừng và lo (04/01/2011)
- Nếu có chính sách tỷ giá, lãi suất và các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp thì nhà nước có thể “định hướng” cho việc khai thác và sử dụng kiều hối hiệu quả hơn.
TIN LIÊN QUAN
Năm 2010 lượng kiều hối gửi về nước đạt mức kỷ lục: trên 8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay (năm 2008: 7,2 tỷ USD, 2009: 6,3 tỷ USD). So với mức cao nhất trước đó của năm 2008 kiều hối tăng hơn 11% (so với 2009 tăng 27,4%). Nếu tính cả sự mất giá của đồng USD thì sự thay đổi lượng kiều hối so với mức 2008 không nhiều.

Để hình dung độ lớn của lượng kiều hối, hãy so sánh với tổng thu nhập quốc nội, GDP, của Việt Nam. Năm 2010 GDP đạt mức 104,6 tỷ USD, tăng 6,78% so với năm 2009. Nói cách khác lượng kiều hối bằng khoảng 7,7% của GDP, lớn hơn mức gia tăng của GDP năm 2010 so với năm 2009 (6,78% ~7,1 tỷ USD) khoảng 1 tỷ USD. Có thể thấy lượng kiều hối trên 8 tỷ USD lớn đến mức nào.

Đấy là một dấu hiệu đáng mừng. Nó cho thấy bà con người Việt ở nước ngoài có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Lượng kiều hối được các gia đình sử dụng vào kinh doanh, đầu tư, sinh hoạt là một nguồn vốn hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước và chắc chắn có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế năm qua. Nó giúp làm giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam.
a
Lượng kiều hối bằng khoảng 7,7% GDP năm 2010.

Với độ lớn như vậy, ngoài những điều đáng mừng nêu trên, kiều hối cũng khiến chúng ta suy nghĩ thậm chí lo âu.

Nền kinh tế chúng ta dựa quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài, mà nguồn kiều hối chỉ là một.

Do tỷ giá chợ đen và tỷ giá chính thức chênh lệch, nên người nhận kiều hối không có khuyến khích bán cho ngân hàng, khiến lượng ngoại tệ lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng lên làm cho nền kinh tế càng bị “đô la hóa” trầm trọng hơn.

Lãi suất tiền gửi bằng USD ở Việt Nam ở mức cao (khoảng 5%/năm) trong khi tiền gửi tại Mỹ có lãi suất khoảng 0,5%/năm nên cũng có khuyến khích mạnh để chuyển kiều hối về “đầu tư” kiếm lời và sự chênh lệch đó cũng gây khó cho việc quản lý ngoại hối.

Cũng có người lo “lượng kiều hối vào nhiều nhưng chúng ta khai thác và sử dụng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”. Khỏi phải lo cho những người nhận kiều hối, họ là chủ đồng tiền và họ biết cách “khai thác” và “sử dụng” theo cách tốt nhất cho họ.

Nhưng cũng đúng là nếu có chính sách tỷ giá, lãi suất và các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp thì nhà nước có thể “định hướng” cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả hơn.

Muốn vậy ngân hàng nhà nước nên có nghiên cứu chi tiết hơn để có căn cứ cho việc hiệu chỉnh chính sách.

Nguyễn Quang A


Nợ công đến 31/12/2010 bằng 56,6% GDP VnEconomy -Báo cáo tại hội nghị của Chính phủ với các địa phương, diễn ra trong các ngày 30-31/12, Bộ Tài chính cho biết việc tăng bội chi và phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua là nguyên nhân dẫn đến nợ Chính phủ và nợ công tăng.
Theo đó, đến hết 31/12, dư nợ Chính phủ bằng 44,3% GDP, dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,6% GDP.

Cũng tại hội nghị này, Bộ Tài chính cho biết, bội chi ngân sách năm 2010 dự kiến là 5,8% GDP, giảm 0,4% GDP so với dự toán và 1,1% GDP so với thực hiện năm 2009. Nguyên nhân là do nhiều khoản thu ngân sách vượt dự toán nên có điều kiện giảm bội chi.

Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước vượt 14,4% so với dự toán (tương đương 66,6 nghìn tỷ đồng) và tăng 19,4% so với năm 2009. Riêng thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất) ước vượt 8,6% (tương đương 23,3 nghìn tỷ đồng).

Đã có thêm 4 tỉnh thu từ 3-5 nghìn tỷ đồng là Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Long An; 3 tỉnh mới vào nhóm có số thu 1-3 nghìn tỷ đồng là Bắc Giang, Hà Tĩnh và Hà Nam. Số tỉnh có số thu dưới 500 tỷ đồng giảm từ 10 xuống 6…

Theo dự toán, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 là 462,5 nghìn tỷ đồng (đã bao gồm 1 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn), tổng chi ngân sách nhà nước là 582,2 nghìn tỷ đồng và bội chi là 119,7 nghìn tỷ đồng.


-Doanh số kiều hối qua Sacombank đạt 1,3 tỷ USD VnEconomy -Năm 2010, doanh số kiều hối chuyển qua Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đạt 1,3 tỷ USD, tăng 45% -Hoạt động ngân hàng 2011: “Tiến chứ không lùi” (VnEconomy)-

Tổng số lượt xem trang