Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

ông Đinh Thế Huynh: Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng

 
Ông Đinh Thế Huynh nói quan điểm của đảng cầm quyền là 'dứt khoát không đa nguyên đa đảng'
Trước thềm Đại hội XI, quan chức Đảng Cộng sản nói Việt Nam dứt khoát không đa nguyên đa đảng.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân khẳng định trong một cuộc họp báo sáng thứ Hai 10/01 tại Hà Nội rằng: "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng".
Theo ông Huynh, người cùng ngồi ghế chủ tịch đoàn bên cạnh một số quan chức Đảng cao cấp khác, trong đó có Trưởng Ban Tuyên giáo Tô Huy Rứa, "năm 1946 Việt Nam đã có một số đảng nhưng sau khi thực dân Pháp quay lại xâm lược thì chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với nhân dân kháng chiến, bảo vệ tổ quốc".
Ông cũng nói Đảng Cộng sản "đang lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi" trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phát biểu của ông Đinh Thế Huynh cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện tại đại hội sắp diễn ra sẽ vẫn kiên định về đường hướng.
Trong khi đó, sau đúng một ngày họp, Hội nghị 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với nội dung chủ yếu là chốt lại nhận sự, đã kết thúc.
Trong lời phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói hội nghị 15 đã "hoàn thành tốt đẹp những nhiệm vụ đề ra".
Các ủy viên Trung ương đã thông qua danh sách giới thiệu bổ sung nhân sự Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về phương án nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI để trình Đại hội XI.

Bầu cử trực tiếp

Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng.
Ủy viên Trung ương Đinh Thế Huynh
Hội nghị 15 họp chỉ vài ngày trước khi Đại hội khai mạc được cho là chỉ dấu phương án nhân sự còn chưa ngã ngũ.
Đồng thuận về nhân sự là điều kiện tối quan trọng để Đại hội Đảng có thể được coi là thành công.
Tuy nhiên, dàn nhân sự lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng sẽ không được công bố cho tới tận khi Đại hội Đảng XI diễn ra, khai mạc chính thức vào thứ Tư 12/01.
Trong cuộc họp báo sáng thứ Hai, ông Trần Lưu Hải, Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng, nói có thể có khả năng cho bầu trực tiếp chức vụ cao nhất trong Đảng là Tổng Bí thư "nếu đa số đại biểu thấy rằng nên bầu trực tiếp".
Nếu việc này xảy ra trên thực tế thì đây sẽ là lần đầu tiên có việc bầu trực tiếp thay vì thông qua đề cử của Trung ương.
Ông Hải nói quá trình thí nghiệm bầu trực tiếp bí thư các cấp huyện, tỉnh, cho kết quả tốt và "được dư luận đồng tình".
Ông cũng cho hay tại đại hội lần này, số người được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XI sẽ lớn hơn số vị trí trong Trung ương Đảng ít nhất 15%.
Được biết, con số ủy viên Trung ương khóa XI sẽ là khoảng 200, tương đương khóa X. Trong đó, con số ủy viên chính thức sẽ là 175 và 25 là ủy viên dự khuyết.
Như vậy so với khóa X, số ủy viên chính thức sẽ tăng lên 15 người, còn con số ủy viên dự khuyết sẽ giảm đi.
Cũng như Đại hội trước, Đại hội XI cho phép đại biểu tự ứng cử không cần giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, theo ông Trần Lưu Hải, cho tới nay mới chỉ có một đơn tự ứng cử.

Yếu tố bất ngờ

Ông Hải nói đương kim tổng bí thư, ông Nông Đức Mạnh, sẽ không tiếp tục đảm nhiệm chức vụ.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ không tiếp tục cương vị
"Theo quy định của Đảng, Tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã làm hai nhiệm kỳ và tuổi cũng cao (71 tuổi) nên đồng chí không tham gia Ban chấp hành trung ương khóa tới".
Sau khi Hội nghị 14 kết thúc hôm 21/12, thông tin được tung ra rằng ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim Chủ tịch Quốc hội, sẽ trở thành Tổng Bí thư mới của Đảng.
Một số nguồn tin nước ngoài cũng nói hai vị trí chủ chốt khác là Chủ tịch nước và Thủ tướng sẽ về tay hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, những ngày gần đây lại xuất hiện thông tin trái chiều, nói có nhiều phản ứng từ phía giới cựu lãnh đạo và lão thành cách mạng về các lựa chọn nhân sự trên.
Có ý kiến cho rằng cho tới phút chót, tức tại Đại hội Đảng, vẫn có thể còn yếu tố bất ngờ.
Giáo sư Carlyle Thayer, nhà quan sát từ Australia, nói để được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, ứng viên phải được ít nhất 50% phiếu thuận của đại biểu.
"Không thể loại trừ khả năng đề cử được Trung ương thông qua không thu đủ số phiếu."
Điều có thể gây bất ngờ thứ hai, theo ông là quy chế bầu cử trực tiếp hoặc "nếu được bỏ phiếu dù chỉ để thăm dò ý kiến thôi, kết quả bỏ phiếu nếu được công bố sẽ là điều đáng chú ý vì nó cho thấy chỉ số tín nhiệm của các ứng viên".

- Để lạc quan đừng nhìn Dự thảo ĐH Đảng BBC-LS Lê Quốc Quân nói nhìn vào dự thảo ĐH Đảng XI thì bi quan nhưng lịch sử và khát vọng sống của người Việt Nam cho phép lạc quan.
Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa
Độ tuổi và quyền lợi của lãnh đạo Đảng là các yếu tố khó tạo thay đổi
Màn diễn Đại hội XI sẽ đến lúc khép lại và chắc đường lối sẽ không khác nhiều so với dự thảo. Trước mắt có vẻ bi quan nhưng về dài hạn chính sách càng lạc hậu thì càng mâu thuẫn với thực tiễn, và bức xúc xã hội càng dâng cao và tác thúc đẩy thay đổi mạnh sẽ càng dễ xảy đến.
Theo cuộc điều tra về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tiến hành tại Việt Nam cho thấy có đến 60% người trẻ (dưới 40 tuổi) ít tin tưởng vào thể chế chính trị và 73% người tin rằng sẽ có thay đổi, vấn đề là khi nào và như thế nào ?
Ai thay đổi ai?
Chúng ta có thể hy vọng rằng Đảng Cộng sản là một lực lượng thay đổi xã hội cách đây 20 năm vì một số lãnh tụ Đảng khi đó trong sáng và vì dân tộc. Nhưng hôm nay họ ràng buộc nhau và chỉ vì “quyền và lợi” và khả năng tự thay đổi là rất khó.
Quả thật, họ vẫn tiếp tục sống không chính danh và tự lừa dối mình, vẫn hô hào “kiên định” đi lên XHCN mà thực tế chưa định hình được XHCN là gì, hình thù ra sao và khi nào thì đạt được.
Đảng đã từng chui vào cái rọ Xã hội chủ nghĩa và thấy sắp chết ngạt nên quyết định “đổi mới” chui ra, càng “chui ra” càng khen mình tài giỏi.
Nhưng dù sử dụng ngôn ngữ “thành thần” và đánh tráo khái niệm điêu luyện đến mấy cũng khó làm cho dân chúng bây giờ tin vào cái “đuôi XHCN”.
Đảng Cộng sản bây giờ không đủ dũng cảm để thừa nhận mình sai lầm và từ bỏ toàn bộ quyền lực, trả lại cho nhân dân quyền tự quyết. Bằng chứng là vẫn cấm tự do báo chí, cấm cho lập đảng tự do bầu cử.
Các Nghị quyết thì càng ngày càng tụt hậu về tư tưởng so với trước kia.
Đặc biệt nhiều người CS cấp cao cũng biết lý thuyết sai nhưng chỉ dám mạnh miệng khi về hưu.
Trước đó họ thường đã kịp chọn một người kế vị “bảo thủ” hơn mình để mong bịt đuôi kín lại phía sau nhằm bảo vệ mình và để mình được mang tiếng là đổi mới.
Từ bên ngoài
Thay đổi càng khó đến từ những tổ chức và đảng phái chính trị ở Hải Ngoại mà họ chỉ có thể là những chất xúc tác.
Thật vậy, những nỗ lực đấu tranh cho dân chủ, tự do đầy xúc động nhiều năm đối với quê hương của các tổ chức đang dần dần trở nên mệt mỏi khi độ tuổi của người đấu tranh ngày càng già đi. Những đấu tranh không thể tác động một cách dứt điểm lên các chính sách của Nhà nước Việt Nam mà chỉ để gây áp lực lên một vài vụ việc cụ thể.
Trong khi đó hoạt động cách mạng để thay đổi đòi hỏi quyết tâm sắt đá và những nỗ lực không ngừng theo một chiều sâu đầy tính hành động chứ không phải chỉ là những bài viết trong phòng máy lạnh với đầy đủ tiện nghi.
Những tổ chức trong nước vừa mới manh nha xuất hiện thì bị bắt, bị khủng bố. Nhà nước kiên quyết ngăn chặn việc hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Song song với việc đó họ đã khôn khéo tung tin, kích động và chia rẽ các nhà hoạt động dân chủ để họ không thể ngồi lại với nhau.
Quả thật, những người cộng sản làm rất tốt việc này vì họ đã trải qua hết những cung bậc đó và tràn đầy kinh nghiệm. Từ ngây thơ đến mưu lược, tha thiết đến lạnh lùng tàn nhẫn, từ đấu tranh chính trị đến ngoại giao, từ khủng bố đến kêu gọi hòa bình.
Vai trò của các cường quốc
Lịch sử Việt Nam có 1000 năm Bắc thuộc. Vua Trần đánh xong Quân Nguyên, dâng Chiếu lên Bắc Triều xin được phong vương và nhận làm chư hầu.
Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi đánh giặc Minh, sau đó đã dâng Biểu thú nhận: “Tội thần nhiều như tóc trên đầu”. Sau khi đánh tan giặc Thanh, Ngô Thì Nhậm đã thay mặt Nguyễn Huệ trình quốc thư xin bình thường hóa mà rằng: “Nam Triều không dám đánh mà do quân Thiên Triều không quen thấy voi nên bỏ chạy”.
Việt Nam giờ sát nách ngay “công xưởng của thế giới”, nhập siêu năm 2010 hơn 12 tỷ từ Trung Quốc. Gần đây hai chính quyền đã đồng ý đến 2020 sẽ có đến 9 con đường cao tốc từ các Tỉnh vùng biên Trung Quốc chọc thẳng xuống Việt Nam. Trung Quốc cũng khống chế hầu như toàn bộ các con sông, suối xuôi về nước Việt.
'Khi thấy được một sức mạnh quần chúng hiện hữu đòi thay đổi thì chính trong Đảng Cộng sản sẽ có người đứng lên...'
Trung Quốc còn thè đường “lưỡi bò” quyết tâm liếm sạch “mặt tiền” Việt Nam.
Đối với Hoa Kỳ, sau khi bình thường hóa quan hệ được 15 năm, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác và bạn hàng lớn nhất tại Việt Nam. Hoa Kỳ cũng có quyền lợi và mong muốn một Việt Nam dân chủ. Mệnh danh dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến cho tự do, dân chủ, cái khó của Hoa Kỳ là không thể lờ đi vấn đề nhân quyền để lái Việt Nam vào quỹ đạo của mình.
Ngoài ra còn do sức ép trực tiếp của các cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại lên các nghị sỹ. Nhưng càng “ép” thì khả năng “đổ” về Trung Quốc càng tăng cao. Rõ ràng Việt Nam không thể đi với Mỹ nếu không hòa thuận được với Trung Hoa.
Sau đại hội cũng là lúc tân đại sứ Hoa Kỳ - David Shear – đến Việt Nam. Là người hiểu biết rõ Trung Quốc và Đông Nam Á, vị tân Đại sứ liệu có ý định biến Việt Nam thành cái nêm chèn giữa hai cường quốc và để cân bằng lợi ích giữa các quốc gia hay là có quyết liệt hơn là biến Việt Nam thành một “cứ điểm” để bao vây và tấn công vào Trung Cộng ?.
Kinh nghiệm cho thấy Việt Nam lại là quốc gia thích “tự lực” trong nhờ vả.
Nhưng nếu đảng CS khôn ngoan và bản lĩnh, chúng ta có thể “dạy cho Trung Quốc” một bài học bằng cách tiến hành dân chủ, đa nguyên.
Chỉ có cách đổi mới hệ thống chính trị, tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ và các lợi thế cạnh tranh chắc chắn là bài học mà toàn thể nhân dân Trung Quốc và một số lãnh đạo Trung Quốc đang mong ngóng.
Trong mối tương quan giữa Việt Nam với quốc tế không thể không nhắc tới Vatican.
Dù chưa có quan hệ ngoại giao nhưng Việt Nam là nước có đông tín đồ Công giáo lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Phillipines. Quan trọng là những tín đồ có tổ chức chặt chẽ và có cùng một đức tin.
Họ có thể tập hợp được ngay lên đến hàng trăm ngàn người cùng một lúc. Những mâu thuẫn về ý thức hệ có thể là ngòi nổ và là khởi điểm cho sự bùng dậy.
Từ dưới dội lên
Lịch sử Việt Nam cho thấy các triều đại sau khi giành được độc lập thường dần dần trở nên hủ bại và suy tàn. Đó là lúc các cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
Hiện nay hơn 70% dân số Việt Nam là nông dân và khiếu nại của nông dân đang càng ngày càng nhiều.
Năm 2010 vừa qua có 110,000 vụ khiếu nại tố cáo, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái chưa kể các cuộc đối đầu bất bạo động đông người giữa giáo dân và Chính quyền liên quan đến các vấn đề đất đai tôn giáo.
Những vấn đề về đất đai nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, đền bù giải phóng mặt bằng và tham nhũng đã đưa nhiều bộ phận dân chúng kết hợp với nhau.
Hiện nay họ chỉ đấu tranh cho lợi ích trước mắt và sát sườn khi nó bị xâm hại. Nhưng nếu có tự do báo chí và có các tổ chức chính trị hướng dẫn để họ tìm ra nguyên nhân đích thực ở đây là vấn đề về do hệ thống toàn trị thì chuyện đòi thay đổi có thể đến rất nhanh.
Trước mắt giải pháp tốt nhất là chúng ta phải ý thức trọn vẹn bổn phận của mình.
Chúng ta không nguyền rủa bóng tối mà sẽ thắp lên những ngọn nến. Khi thấy được một sức mạnh quần chúng hiện hữu đòi thay đổi thì chính trong Đảng Cộng sản sẽ có người đứng lên đấu tranh và chia tách.
Quả thật, nhìn vào dự thảo Đại hội Đảng Cộng sản XI chúng ta thấy bị quan nhưng nhìn vào lịch sử Việt Nam và khát vọng sống của con người, chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan về dài hạn.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của luật sư Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh dân chủ học ở Hoa Kỳ về, từng bị chính quyền giam ngắn hạn ở Việt Nam. Ông hiện sống tại Hà Nội.

-Bầu trực tiếp Tổng bí thư hay không do Đại hội quyết định(TNO) Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Lưu Hải cho biết như vậy khi trả lời tại cuộc họp báo quốc tế về Đại hội Đảng toàn quốc lần XI vừa diễn ra sáng nay, 10.1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).
-Vietnam's communists vow to keep one-party rule (Straits Times)-HANOI - VIETNAM'S Communist Party on Monday ruled out abandoning the one-party state, as it gears up for a key five-yearly congress this week. 'Vietnam has no demand (for) - and is determined not to have - pluralism or a multiparty system,' Dinh The Huynh, a member of the communists' elite Central Committee, said at a press conference. Publicly advocating a multiparty system can bring a jail sentence in Vietnam, but Western countries have said greater freedom of expression and human rights could help the country's growth. Mr Huynh said Vietnam had a multiparty system for its first elections in 1946. 'But when the French invaded the country, only the Communist Party of Vietnam together with the people fought,' he said. 'And now the Communist Party of Vietnam is still leading our people to continue winning victories in national construction and defence.' State radio on Monday morning broadcast a report lasting several minutes that argued against a multiparty system. -- AFP -Đại hội lần thứ XI của Đảng: Bầu những người có tư duy đổi mới (10/01)
-PREVIEW: Vietnam's Communist Party Congress to open Wednesday DPA (không có gì thay đổi).
 
“Bầu trực tiếp Tổng Bí thư là do Đại hội quyết định”
- Tại cuộc họp báo trước thềm Đại hội Đảng XI sáng nay, ông Trần Lưu Hải, Phó Ban Tổ chức TƯ cho biết, trong Điều lệ Đảng khóa X chưa đề cập đến việc Đại hội bầu trực tiếp Tổng Bí thư nhưng nếu đa số đại biểu tham dự yêu cầu thì Đại hội sẽ tiến hành bầu.
>> Nghĩ về bầu Tổng Bí thư trong Đại hội XI

Ông Hải nói thêm, do chưa có quy định trong Điều lệ Đảng khóa X nên hơn một năm qua, Ban Tổ chức TƯ đã từng bước thực hiện thí điểm từ cơ sở việc bầu trực tiếp Bí thư và ban Thường vụ tại đại hội.
Họp báo trước thềm Đại hội Đảng XI. Ảnh: Hoàng Long
Trong năm 2010, đã có 10 địa phương thực hiện bầu trực tiếp bí thư tỉnh ủy. Theo ông Hải, kết quả bước đầu của việc thí điểm này khá tốt, được dư luận đồng tình. Ban Tổ chức TƯ đã báo cáo với Ban Chấp hành TƯ khóa X để tổng kết và nhân rộng ra trong nhiệm kỳ tới.
Phó Ban Tổ chức TƯ cũng thông báo, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, 71 tuổi, sẽ không tham gia vào Ban chấp hành nhiệm kỳ tới do đã nắm giữ vị trí Tổng Bí thư 2 nhiệm kỳ.
Số dư hợp lý để rộng đường lựa chọn
Liên quan đến vấn đề nhân sự, ông Nguyễn Bắc Son, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ cho hay, “Đại hội XI sẽ tiến hành bầu ra Ban Chấp hành TƯ khóa mới là những đại biểu ưu tú trong Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có uy tín trong Đảng, trong xã hội, có tư duy đổi mới, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả năng đoàn kết, quy tụ, có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Ban chấp hành TƯ khóa mới sẽ có ít nhất 1/3 nhân sự mới, ưu tiên hợp lý tỉ lệ người trẻ, cán bộ nữ và đội ngũ nghiên cứu khoa học bảo đảm có tính kế thừa, có 3 độ tuổi dưới 50, dưới 60 và trên 61.
Số nhân sự giới thiệu vào Ban chấp hành TƯ khóa mới sẽ có số dư ít nhất 15% để Đại hội rộng đường lựa chọn, ông Son nhấn mạnh.
Đổi mới chính trị có bước đi phù hợp


Phóng viên Financial Times hỏi: Liệu Vinashin có được thảo luận tại Đại hội lần này không? Ông Sa Nhật Hòa, Ban Tổ chức TƯ trả lời: Vấn đề Vinashin đã được các cơ quan chức năng xem xét xử lý nên đây không phải là chủ đề tại Đại hội lần này. Còn trong các phiên thảo luận dự thảo văn kiện, Vinashin có được nêu ra hay không là tùy thuộc vào đại biểu.
Trước những ý kiến góp ý của một số nhà lãnh đạo lão thành gần đây về yêu cầu phải đổi mới toàn diện, triệt để cả kinh tế và chính trị, ông Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng Lý luận TƯ cho hay: Quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là tiến hành công cuộc Đổi mới một cách toàn diện. Tuy nhiên, Đảng chủ trương đổi mới kinh tế đi trước một bước, đổi mới chính trị có bước đi phù hợp, với mục tiêu đảm bảo ổn định chính trị. Định hướng đổi mới chính trị trong thời gian tới sẽ tập trung vào đổi  mới hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả họat động của hệ thống chính trị, đảm bảo dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường năng lực và hiệu năng chỉ đạo của Nhà nước, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc…
Trả lời câu hỏi của phóng viên AFP liệu khi tiếp tục đổi mới chính trị, Việt Nam có tính tới đa nguyên, đa đảng, ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam khẳng định: “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng. Bởi một lẽ đơn giản, chúng tôi đã từng thử nghiệm đa nguyên đa đảng thông qua cuộc tổng tuyển cử năm 46, với nhiều đảng tham gia Quốc hội. Nhưng đến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản cùng với nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại và giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Và nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 12/1 và kéo dài tới ngày 19/1. Tham dự Đại hội có 1.377 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sinh hoạt ở gần 54.000 tổ chức cơ sở Đảng.
Đại hội lần này của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội thường kỳ 5 năm họp một lần. Tuy nhiên, đây cũng là Đại hội có vai trò và sứ mệnh lịch sử to lớn: đại hội mở đầu cho thập niên thứ 2 của thế kỷ 21. Tại đại hội này, Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhìn lại 80 năm ra đời và trưởng thành, căn cứ tình hình trong nước và quốc tế sẽ thảo luận, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TƯ khóa X trình Đại hội XI, thảo luận, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 - 2020…
Chủ đề của Đại hội XI là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
  • Thảo Lam

Tổng số lượt xem trang