"Một số những nhân vật cứng rắn, giáo điều nhất lại là những đảng viên trẻ. Tôi không thấy được một sự cách biệt rõ ràng giữa giới già và trẻ trên khía cạnh tư tưởng," ông nói.-Thách thức mới của Cộng sản Việt Nam: quản lý chủ nghĩa tư bản
Trước kỳ đại hội, vốn tương đương với một cuộc bầu cử của chính quyền độc đảng Việt Nam, các nhà thảo chính sách đã tránh xa việc đưa ra những quyết định khó khăn về kinh tế vì sợ bị đổ trách nhiệm đối với những kết quả tiêu cực. Việc này bao gồm những biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ chao đảo và cắt giảm nạn thâm thủng ngân sách vốn đang nằm ở mức 6% tổng sản lượng nội địa trong năm 2010, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.
Nguồn: Simon Montlake, Christian Science Monitor
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
11.01.2011
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam đã tề tựu hôm thứ Ba trước Đại hội Đảng toàn quốc, vốn sẽ lựa chọn những nhà lãnh đạo tối cao của đất nước và đưa ra những chính sách cho năm năm tới.
Hội nghị dài một tuần lễ ở Hà Nội được tiến hành giữa tình hình không rõ ràng về khả năng của đảng trong việc quản lý một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á sau khi tập đoàn đóng tàu nhà nước đã bị trễ hạn trả món nợ 600 triệu đô la.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một cựu giám đốc ngân hàng đầy quyết đoán, được trông đợi là sẽ giữ nguyên vị trí bât' chấp những chỉ trích về việc ông quản lý món nợ bị chậm trả của Vinahsin và nạn giá cả thực phẩm tăng cao đã đẩy tỉ lệ lạm phát chính thức lên đến 12%. Hai vị trí cao cấp khác cũng sẽ trống chỗ vì giới hạn tuổi hưu đối với các chức chủ tịch và tổng bí thư, một vị trí then chốt trong cơ cấu lãnh đạo.
Kể từ khi mở cửa vào những năm 1980s, Việt Nam đã chuyển biến nhờ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nó đã trở thành một nơi ưa chuộng đối với các nhà viện trợ và đầu tư nước ngoài, vốn vẫn tiếp tục đổ tiền vào ngành sản xuất rẻ tiền và các lĩnh vực khai thác tài nguyên. Nhưng sự dựa dẫm của Việt Nam vào lạm chi cũng như không có khả năng kiểm soát lạm phát đã là bộc lộ những thiếu sót của hệ thống chính trị được vận động bởi sự đồng thuận.
Lạm phát phi mã của Việt Nam
Trong khi nhiều quốc gia châu Á khác hiện đang khó chịu về sự tăng giá của đồng nội tệ nước mình, Việt Nam lại đang phải đối diện với khó khăn ngược lại. Nó đang vật lộn để bảo vệ đồng nội tệ vốn đang bị người Việt bỏ rơi để tích trữ đồng đô la hoặc vàng. Việc này làm tăng thêm nạn lạm phát phi mã khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên, cũng như gây ra nỗi e ngại bị tụt dốc nặng nề sau những năm tăng trưởng với mức độ chóng mặt.
"Quan điểm của những nhà đầu tư trong nước là khi chẳng đặng đừng, chính quyền sẽ quan tâm nhiều hơn vào tăng trưởng hơn là kềm chế lạm phát," một kinh tế gia trong nước nói.
Trước kỳ đại hội, vốn tương đương với một cuộc bầu cử của chính quyền độc đảng Việt Nam, các nhà thảo chính sách đã tránh xa việc đưa ra những quyết định khó khăn về kinh tế vì sợ bị đổ trách nhiệm đối với những kết quả tiêu cực. Việc này bao gồm những biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ chao đảo và cắt giảm nạn thâm thủng ngân sách vốn đang nằm ở mức 6% tổng sản lượng nội địa trong năm 2010, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.
"Người ta đang quá sợ hãi để đưa ra những hành động dứt khoát. Các cá nhân không muốn thắt chặt lãi xuất và cắt giảm chi tiêu," Jonathan Pincus, một nhà kinh tế học tại Havard Kennedy School hiện đang ở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các nhà phân tích nói rằng các đại biểu đại diện cho 3,6 triệu đảng viên, chắc chắn sẽ chất vấn ông Dũng về thành tích kinh tế của ông. Ông đã công khai thừa nhận lỗi lầm đã xảy ra tại Vinashin, công ty đóng tàu hiện đang nợ chồng chất và sự trễ trả nợ của nó đã ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá tín dụng của Việt Nam. Những doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin được hưởng quyền truy cập tín dụng giá rẻ nhưng các nhà phê bình noi rằng sự bành trướng nhanh chóng của chúng đã lấn át những doanh nghiệp tư nhân và gây gánh nặng cho người dân đóng thuế.
Nhưng uỷ ban trung ương đầy quyền lực của đảng chắc chắn sẽ không thay đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân hoá. Các tài liệu giới thiệu trong thời gian tiền đại hội cho thấy đây là một điều chỉnh chi tiết về chính sách hơn là một duyệt xét nghiêm trọng, một nhà phân tích nói.
Và họ cũng chẳng có ý cân nhắc về chế độ độc đảng của Việt Nam, vốn áp đặt một giới hạn ngặt nghèo đối với việc thảo luận công khai. Tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền sau khi một nhà ngoại giao đến thăm viếng một tu sĩ Công giáo chống đối chính quyền tại miền trung Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền nói rằng việc bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ, blogger và những nhà chỉ trích khác đã tăng cường trước kỳ đại hội.
Tại một buổi họp báo hôm thứ Hai ở Hà Nội, Đinh Thế Huynh, một thành viên uỷ ban trung ương, đã bảo vệ tính độc quyền của Đảng Cộng sản. "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đã đảng," ông nói, theo tường thuật của Cơ quan Truyền thông Pháp AFP.
Thử nghiệm dân chủ
Tuy nhiên, đảng đã từng thử nghiệm với dân chủ nội bộ và cho phép các đảng viên địa phương lưạ chọn các đại biểu đến tham dự đại hội năm năm. Quốc hội Việt Nam, với kỳ bầu cử mới sắp đến vào tháng Năm, cũng trở nên cương quyết hơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch quốc hội hiện tại, người được ho là sẽ nắm giữ vị trí Tổng Bí thư với nhiều quyền lực hơn. Ngược lại, chức vụ chủ tịch nước phần lớn được xem chỉ mang tính hình thức ở Việt Nam.
Các thành viên của uỷ ban trung ương sẽ tranh nhau vào các vị trí trong bộ chinh trị, với thành phần thường được công bố vào cuối đại hội. Năm 2006, tên tuổi của những người được lựa chọn được đọc theo thứ tự căn cứ trên số phiếu được bầu, và cũng là vị trí của họ trong đảng, Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales ở Canberra, Úc nói.
"Những đại biểu trẻ đòi hỏi quyền lựa chọn. Hệ thống đang ngày càng đáp ứng nhiều hơn," ông nói.
Nhưng ông Pincus lại chỉ ra rằng khoảng cách thế hệ tại Việt Nam không luôn luôn đi cùng với quan điểm chính trị. Một số nhân vật nổi bật nhất của chính quyền là những đảng viên lão thành, bao gồm các cựu chiến binh, những người từng tố cáo những vấn đề tham nhũng trong hàng ngũ đảng. Năm 2009, vị anh hùng thời chiến Võ Nguyên Giáp đã ủng hộ một chiến dịch của quần chúng nhằm ngăn chặn việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
"Một số những nhân vật cứng rắn, giáo điều nhất lại là những đảng viên trẻ. Tôi không thấy được một sự cách biệt rõ ràng giữa giới già và trẻ trên khía cạnh tư tưởng," ông nói.
Nguồn: Simon Montlake, Christian Science Monitor
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
11.01.2011
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam đã tề tựu hôm thứ Ba trước Đại hội Đảng toàn quốc, vốn sẽ lựa chọn những nhà lãnh đạo tối cao của đất nước và đưa ra những chính sách cho năm năm tới.
Hội nghị dài một tuần lễ ở Hà Nội được tiến hành giữa tình hình không rõ ràng về khả năng của đảng trong việc quản lý một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á sau khi tập đoàn đóng tàu nhà nước đã bị trễ hạn trả món nợ 600 triệu đô la.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một cựu giám đốc ngân hàng đầy quyết đoán, được trông đợi là sẽ giữ nguyên vị trí bât' chấp những chỉ trích về việc ông quản lý món nợ bị chậm trả của Vinahsin và nạn giá cả thực phẩm tăng cao đã đẩy tỉ lệ lạm phát chính thức lên đến 12%. Hai vị trí cao cấp khác cũng sẽ trống chỗ vì giới hạn tuổi hưu đối với các chức chủ tịch và tổng bí thư, một vị trí then chốt trong cơ cấu lãnh đạo.
Kể từ khi mở cửa vào những năm 1980s, Việt Nam đã chuyển biến nhờ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nó đã trở thành một nơi ưa chuộng đối với các nhà viện trợ và đầu tư nước ngoài, vốn vẫn tiếp tục đổ tiền vào ngành sản xuất rẻ tiền và các lĩnh vực khai thác tài nguyên. Nhưng sự dựa dẫm của Việt Nam vào lạm chi cũng như không có khả năng kiểm soát lạm phát đã là bộc lộ những thiếu sót của hệ thống chính trị được vận động bởi sự đồng thuận.
Lạm phát phi mã của Việt Nam
Trong khi nhiều quốc gia châu Á khác hiện đang khó chịu về sự tăng giá của đồng nội tệ nước mình, Việt Nam lại đang phải đối diện với khó khăn ngược lại. Nó đang vật lộn để bảo vệ đồng nội tệ vốn đang bị người Việt bỏ rơi để tích trữ đồng đô la hoặc vàng. Việc này làm tăng thêm nạn lạm phát phi mã khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên, cũng như gây ra nỗi e ngại bị tụt dốc nặng nề sau những năm tăng trưởng với mức độ chóng mặt.
"Quan điểm của những nhà đầu tư trong nước là khi chẳng đặng đừng, chính quyền sẽ quan tâm nhiều hơn vào tăng trưởng hơn là kềm chế lạm phát," một kinh tế gia trong nước nói.
Trước kỳ đại hội, vốn tương đương với một cuộc bầu cử của chính quyền độc đảng Việt Nam, các nhà thảo chính sách đã tránh xa việc đưa ra những quyết định khó khăn về kinh tế vì sợ bị đổ trách nhiệm đối với những kết quả tiêu cực. Việc này bao gồm những biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ chao đảo và cắt giảm nạn thâm thủng ngân sách vốn đang nằm ở mức 6% tổng sản lượng nội địa trong năm 2010, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.
"Người ta đang quá sợ hãi để đưa ra những hành động dứt khoát. Các cá nhân không muốn thắt chặt lãi xuất và cắt giảm chi tiêu," Jonathan Pincus, một nhà kinh tế học tại Havard Kennedy School hiện đang ở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các nhà phân tích nói rằng các đại biểu đại diện cho 3,6 triệu đảng viên, chắc chắn sẽ chất vấn ông Dũng về thành tích kinh tế của ông. Ông đã công khai thừa nhận lỗi lầm đã xảy ra tại Vinashin, công ty đóng tàu hiện đang nợ chồng chất và sự trễ trả nợ của nó đã ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá tín dụng của Việt Nam. Những doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin được hưởng quyền truy cập tín dụng giá rẻ nhưng các nhà phê bình noi rằng sự bành trướng nhanh chóng của chúng đã lấn át những doanh nghiệp tư nhân và gây gánh nặng cho người dân đóng thuế.
Nhưng uỷ ban trung ương đầy quyền lực của đảng chắc chắn sẽ không thay đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân hoá. Các tài liệu giới thiệu trong thời gian tiền đại hội cho thấy đây là một điều chỉnh chi tiết về chính sách hơn là một duyệt xét nghiêm trọng, một nhà phân tích nói.
Và họ cũng chẳng có ý cân nhắc về chế độ độc đảng của Việt Nam, vốn áp đặt một giới hạn ngặt nghèo đối với việc thảo luận công khai. Tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền sau khi một nhà ngoại giao đến thăm viếng một tu sĩ Công giáo chống đối chính quyền tại miền trung Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền nói rằng việc bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ, blogger và những nhà chỉ trích khác đã tăng cường trước kỳ đại hội.
Tại một buổi họp báo hôm thứ Hai ở Hà Nội, Đinh Thế Huynh, một thành viên uỷ ban trung ương, đã bảo vệ tính độc quyền của Đảng Cộng sản. "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đã đảng," ông nói, theo tường thuật của Cơ quan Truyền thông Pháp AFP.
Thử nghiệm dân chủ
Tuy nhiên, đảng đã từng thử nghiệm với dân chủ nội bộ và cho phép các đảng viên địa phương lưạ chọn các đại biểu đến tham dự đại hội năm năm. Quốc hội Việt Nam, với kỳ bầu cử mới sắp đến vào tháng Năm, cũng trở nên cương quyết hơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch quốc hội hiện tại, người được ho là sẽ nắm giữ vị trí Tổng Bí thư với nhiều quyền lực hơn. Ngược lại, chức vụ chủ tịch nước phần lớn được xem chỉ mang tính hình thức ở Việt Nam.
Các thành viên của uỷ ban trung ương sẽ tranh nhau vào các vị trí trong bộ chinh trị, với thành phần thường được công bố vào cuối đại hội. Năm 2006, tên tuổi của những người được lựa chọn được đọc theo thứ tự căn cứ trên số phiếu được bầu, và cũng là vị trí của họ trong đảng, Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales ở Canberra, Úc nói.
"Những đại biểu trẻ đòi hỏi quyền lựa chọn. Hệ thống đang ngày càng đáp ứng nhiều hơn," ông nói.
Nhưng ông Pincus lại chỉ ra rằng khoảng cách thế hệ tại Việt Nam không luôn luôn đi cùng với quan điểm chính trị. Một số nhân vật nổi bật nhất của chính quyền là những đảng viên lão thành, bao gồm các cựu chiến binh, những người từng tố cáo những vấn đề tham nhũng trong hàng ngũ đảng. Năm 2009, vị anh hùng thời chiến Võ Nguyên Giáp đã ủng hộ một chiến dịch của quần chúng nhằm ngăn chặn việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
"Một số những nhân vật cứng rắn, giáo điều nhất lại là những đảng viên trẻ. Tôi không thấy được một sự cách biệt rõ ràng giữa giới già và trẻ trên khía cạnh tư tưởng," ông nói.