Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Tham nhũng đất đai nhiều do "toàn quyền" quá lớn

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ. Ảnh: tamnhin-Tham nhũng đất đai nhiều do "toàn quyền" quá lớn
-20/01/2011 Tại buổi công bố hai báo cáo mới về tham nhũng trong quản lý đất đai, ông Đặng Ngọc Dinh nhận định sở dĩ có tham nhũng lớn trong cấp, thu hồi và giao đất là do quyền tự quyết định của chính quyền quá lớn.
Chiều 19/1, Đại sứ quán Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới tại VN đã tổ chức họp báo công bố "Báo cáo nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai" và "Báo cáo khảo sát tình hình công khai thông tin trong quản lý đất đai" ở VN.
Các báo cáo trên đã kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quy trình giao, cấp và thu hồi đất, cũng như việc các nguyên tắc về công khai, minh bạch thông tin, tài liệu để hỗ trợ cho các quy trình trên đã được thực hiện như thế nào.
Phát biểu tại buổi công bố, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ, với tư cách chuyên gia tư vấn, nhận định: "Trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tham nhũng xảy ra nhiều nhưng ở mức độ nhỏ, khi các cán bộ xã, huyện tạo ra khó khăn, cản trở khiến người xin giấy phải có "quà, trả phí" hoặc cậy nhờ chỗ thân quen để giải quyết. Trong giao, cấp và thu hồi đất, thì ngược lại, số lượng tham nhũng không nhiều nhưng giá trị của mỗi lần tham nhũng rất lớn".
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ và phát triển cộng đồng Đặng Ngọc Dinh chia sẻ: Khi hỏi người dân tham nhũng trong đất đai có hay không, họ trả lời "đương nhiên có".
Nhưng "mời người ta đi nhậu mất 500.000 đồng một bữa để lấy được sổ đỏ nhanh hơn thì không có vấn đề gì, giống như vào bệnh viện đưa tiền cho bác sĩ thôi…", ông Dinh thuật lại.
Từ đó ông nhận định "văn hóa hối lộ đã trở nên bình thường, người dân quen rồi". "Tôi cần sổ đỏ thì cũng trả tiền thuê người làm trọn gói", ông Dinh cho hay.
Nhưng trong giao đất và cho thuê đất mới có nhiều tham nhũng lớn, ông Đặng Ngọc Dinh, người có nhiều kinh nghiệm về khảo sát xã hội học hiện tượng tham nhũng, cho biết. Và theo ông, "lõi của vấn đề là quyền tự quyết định của chính quyền quá lớn - đến mức "toàn quyền". Làm thế nào để "toàn quyền" ấy ít đi từ cấp huyện, cấp tỉnh mới chính là giải pháp căn bản".
Ông Võ đồng tình: "Thị trường không thiếu cách để giao đất hiệu quả như đấu giá, đấu thầu, không có chỗ cho quyền lực. Nhưng các tỉnh vẫn chọn cách giao đất theo chủ quan để thể hiện quyền lực của mình".
Hai ông đồng ý với các giải pháp mà hai bản báo cáo đưa ra là phải tăng cường tình minh bạch và trách nhiệm giải trình để chống tham nhũng hiệu quả hơn.
"Trách nhiệm giải trình là khi các câu hỏi, thắc mắc của nhân dân nhận được những câu trả lời thích đáng từ phía chính quyền. Tính giải trình càng cao thì cán bộ, quan chức càng sợ tham nhũng. Tuy nhiên, ở VN văn hóa giải trình còn thấp", ông Dinh nói.
Ngoài ra hai ông cũng kiến nghị thay đổi luật pháp, trong đó có đất đai, để hạn chế quyền tự quyết của chính quyền các cấp trong giao, cấp và thu hồi đất, đồng thời tăng cường các thế chế giám sát của xã hội.
Tuy vậy, hai ông lưu ý rằng chống tham nhũng nói chung, và chống tham nhũng đất đai nói riêng là một cuộc chiến dài và có nhiều việc phải làm.
"Bản thân tham nhũng đã là một chuyện phức tạp, ở một nước đang phát triển đồng thời có nền kinh tế chuyển đổi như VN, tham nhũng còn phức tạp hơn. Nền kinh tế đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường mà tư duy bao cấp vẫn còn tồn tại trong đầu các nhà quản lý thì tham nhũng vẫn còn chỗ bấu víu", ông Võ nhận định.
Thủy Chung



- Đăng đàn ngay sau phần trả lời chất vấn của GĐ Sở Thông tin - Truyền thông, phần trả lời sáng 14/7 của GĐ Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Nguyễn Đình Đức xung quanh chuyện đào tạo, hỗ trợ việc làm cho con em nông dân ở những nơi bị thu hồi đất có phần "nhẹ nhàng" hơn. Chỉ có 5 ĐB phát biểu sau phần trả lời bằng văn bản của GĐ Sở, tính cả "báo cáo thêm cho rõ" của Phó Chủ tịch TP Vũ Hồng Khanh.
Tuy ĐB Nguyễn Hoài Nam không yên tâm với tỷ lệ chỉ 56% thanh niên trong độ tuổi lao động được dạy nghề trong mọi khu vực, chuyện sàn giao dịch việc làm dù đưa về tận các "vùng sâu vùng xa" nhưng cũng ước tính chỉ khoảng 4.000 lao động thuộc khu vực bị thu hồi đất nhận được việc làm qua sàn giao dịch này (trong tổng số khoảng 40.000 lao động có nhu cầu việc làm).
ĐB Bùi Thị An thì đòi hỏi có thêm các số liệu như bao nhiêu phần trăm thanh niên vùng bị thu hồi đất không có việc làm, bao nhiêu người được đào tạo xong có thể sống bằng đúng nghề đó... bởi bà rất lo lắng "thanh niên nông thôn bị mất đất thì làm gì? Có tiền mà không biết làm gì thì lại gây bao tai họa".
Nhưng theo GĐ Sở Nguyễn Đình Đức, một nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ đào tạo nghề còn thấp là bản thân người lao động không có nhu cầu đào tạo, nhất là khi gia đình vừa có một thu nhập rất lớn và "bất thường" (tiền đền bù thu hồi đất), bản thân họ chưa suy nghĩ xa khi hết tiền thì công ăn việc làm sẽ ra sao? Rồi bản thân người lao động không nghĩ nếu đi học nghề có sớm tìm được công việc thu nhập tốt hơn ngày xưa còn đất không?
Ông Đức cũng thừa nhận cần điều tra kỹ nhu cầu của người lao động vùng nông thôn vốn thích những ngành nghề thiết thực, thích được đào tạo nhanh, thích được học gần nhà để khi hợp đồng với các trung tâm dạy nghề thì phải chú ý. "Cũng phải đào tạo những ngành nghề theo "cầu" của lao động, theo nhu cầu của doanh nghiệp, theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô", ông Đức dẫn giải.
Mô tả ảnh.
Phó Chủ tịch TP Vũ Hồng Khanh: "Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được HĐND thông qua". Ảnh: Phạm Hải
Phát biểu rất thẳng thắn nhưng lại thể hiện rõ sự "thông cảm" với GĐ Sở là ĐB Trần Trọng Hanh, bởi theo ông, dù GĐ Sở có "chống chế" bao nhiêu cũng không hài lòng được ĐB, quan trọng là chiến lược phát triển bền vững, là chuyện quy hoạch phát triển Thủ đô, "một quy hoạch chung vô cùng ảo, với trung tâm hành chính lên tận Ba Vì, với trục Thăng Long không phải để phục vụ giao thông đã tạo ra những cơn sốt đất giả tạo, thì lỗi phải tại những nhà hoạch định chính sách.
Nếu giờ chúng ta lại thông qua quy hoạch đó, lại "bằng lòng đi em" thì sẽ gây hậu quả vô cùng to lớn. Tôi muốn cảnh báo chiến lược của ta tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ", ông Hanh tha thiết đề nghị với lãnh đạo thành phố.
Đáp lời ĐB Hanh và "chia lửa" với GĐ Sở, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh khéo léo "nhắc" HĐND rằng toàn bộ việc thu hồi đất "đều có căn cứ pháp lý, đều phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được chính HĐND thông qua".
Ngay cả việc chuyển sang đền bù và hỗ trợ cho các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp bằng mức tiền đền bù gấp 5 lần (thay vì hỗ trợ bằng đất dịch vụ như trước đây), ông Khanh nói rõ, cũng đã được HĐND thảo luận rồi đồng tình.
Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh tiếp tục yêu cầu UBND TP thực hiện quyết liệt theo hai nghị quyết chuyên đề đã được HĐND thông qua. Đó là nghị quyết về đề án "Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp" (4/2008) và nghị quyết về "Xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội" (4/2010), bởi nếu làm tốt thì sẽ "thực hiện được hai nhiệm vụ quan trọng: vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội".
14/07/2010 20:25:27- 9h sáng 14/7, hàng trăm người dân ở khu tái định cư (TĐC) Bình Thanh Tây, xã Bình Thanh Tây, huyện Bình Sơn “phong toả” tất cả các con đường dẫn vào NMLD Dung Quất để ngăn chặn không cho cán bộ, công nhân nhà máy này vào làm việc.
Ngay tại hiện trường, người dân đã dùng các đồ vật dụng, như: dây dừa, cót...đồng thời xếp hàng để ngăn chặn tất cả sự ra vào nhà máy.
Theo phản ánh của người dân thì vào năm 1997-1998, để nhường lại diện tích xây dựng NMLD Dung Quất, khoảng 343 hộ (2600 nhân khẩu) xã Bình Trị đã được di dời và bố trí tại khu TĐC tại xã Bình Thanh Tây. Tại nơi ở mới, mỗi lao động được cấp khoảng 800m2 đất để sản xuất, với tổng diện tích ước khoảng 120ha.
Ông Nguyễn Xuân Huế, CT UBND tỉnh xuống hiện trường để giải quyết  vụ việc
Ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch UBND tỉnh xuống hiện trường để giải quyết vụ việc
Tuy nhiên, vì 1 số nguyên nhân nên đến nay số diện tích đất sản xuất cấp cho số hộ này chỉ mới được khoảng 61ha. Thế nhưng vụ Đông xuân 2009-2010 vừa qua, sau khi chuẩn bị đất, giống để gieo sạ thì người dân sở tại đã ngăn cản và chiếm lại không cho số hộ TĐC sản xuất .
Ông Trần Ngọc Sang, Chủ tịch UBND xã Bình Thanh Tây thở dài: "Sau khi được người dân ở khu TĐC báo cáo, xã đã xuống lập biên bản 109 hộ dân chiếm đất để xử lý phạt hành chính và yêu cầu họ trả lại số diện tích lấn chiếm. Thế nhưng số hộ vi phạm không chấp hành. Vụ việc này vượt quá thẩm quyền của xã, vì vậy xã chỉ còn biết báo lên huyện xử lý mà thôi."
Đến khoảng 10 giờ cùng ngày thì việc “phong toả” đường vào nhà máy của số người dân này mới chấm dứt khi đích thân ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch UBND tỉnh có mặt và yêu cầu mọi người dẹp bỏ các vật cản và tập trung về trụ sở UBND ở gần đó là xã Bình Trị giải quyết.
Tại đây sau khi ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của người dân, ông Nguyễn Xuân Huế đã chỉ đạo cho các cấp ngành tiến hành lập danh sách để hỗ trợ thiệt hại về tiền giống, công…cho số hộ TĐC đã chuẩn bị gieo sạ, nhưng bị ngăn cản; hỗ trợ thiệt hại vì không thể sản xuất, với mức 15kg gạo/người/tháng x 12 tháng; chỉ đạo cho cơ quan chức năng xử lý 109 trường hợp vi phạm lấn chiếm lại đất.
Đồng thời yêu cầu xã Bình Thanh Tây, UBND huyện Bình Sơn bố trí thời gian để lãnh đạo UBND tỉnh họp với người dân Bình Thanh Tây giải quyết những vướng mắc trên.
(VietNamNet) -- Để đạt được mục đích GPMB do chính mình đề xướng, bằng văn bản hành chính, UBND TP. Hà Tĩnh đề nghị một số cơ quan có cán bộ công nhân viên chức chưa chấp nhận phương án đền bù để GPMB Dự án đường bao phía tây thành phố cho nghỉ việc ở cơ quan để... "tập trung thực hiện GPMB".Việc chính quyền địa phương ở thành phố Hà Tĩnh sử dụng văn bản hành chính nhà nước gây "áp lực" với các cơ quan hành chính, sự nghiệp không thuộc phạm vi quản lý, kỷ luật, buộc nghỉ việc cán bộ, công chức trong khi triển khai dự án đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Chây lỳ thì nghỉ việc?

Đầu tháng 6/2010, VietNamNet nhận được đơn của 7 hộ dân ở khối phố 8 - phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh về việc đền bù di dời tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Đường bao phía Tây chưa thỏa đáng.
Một trong những lý do khiến người dân bức xúc và lo lắng là việc GPMB ở gia đình hoàn toàn tách biệt, không liên quan đến cơ quan mà họ đang công tác nhưng lại bị vị Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh có văn bản đề nghị cơ quan họ đang làm việc cho "nghỉ việc ở cơ quan", "kiểm điểm trách nhiệm".

Ngày 1/6, Ông Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh có văn bản số: 553/UBND về việc giải quyết công tác GPMB “Dự án đường bao phía Tây” gửi 2 cơ quan chủ quản của vợ chồng anh Nguyễn Việt Cường và chị Nguyễn Thị Nhuần với nội dung:
“Đây là một trong 7 trường hợp cố tình chây lì không chấp hành, thực hiện và là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ của dự án, gây tốn kém tiền của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi ích của công cộng, lợi ích của nhân dân làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trên địa bàn.
UBND thành phố đề nghị Ban giám hiệu trường trung cấp Nghề Hà Tĩnh cho ông Nguyễn Việt Cường; Bệnh viện Lao Hà Tĩnh cho bà Nguyễn Thị Nhuần nghỉ việc một thời gian ở cơ quan để tập trung thực hiện công tác GPMB”.­­­­
Công văn của Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh đề nghị Trường trung cấp Nghề Hà Tĩnh và Bệnh viện Lao Hà Tĩnh cho vợ chồng Cường - Nhuần nghỉ việc và kiểm điểm.
Không những thế ông Trần Thế Dũng còn: “Đề nghị quý cơ quan kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, công chức mình quản lý về việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước trên địa phương cư trú”.
Trên thực tế vợ chồng anh Cường không hề vi phạm pháp luật, không vi phạm quy chế ở cơ quan.
Anh Cường rất bức xúc vì bị liệt vào danh sách “chây lì” của UBND TP, làm ảnh hưởng uy tín của anh đối với đồng nghiệp và học viên: “Gia đình tôi không chây lì, không vi phạm pháp luật. UBND Thành phố chưa đền bù và giải thích thỏa đáng nên chúng tôi chưa di dời. Tôi thấy vợ chồng mình bị xúc phạm. Hơn nữa, khi chưa có kết luận của các cơ quan có chức năng mà ông Chủ tịch Thành phố yêu cầu 2 cơ quan vợ chồng tôi kiểm điểm và cho nghỉ việc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tâm lý của cả gia đình”.
Cùng thời điểm trên, ông Trần Thế Dũng ra công văn số 552, yêu cầu trường THPT Phan Đình Phùng “kiểm điểm cán bộ, công chức mình quản lý” và “tạm thời không bố trí công việc một thời gian” đối với thầy Nguyễn Hữu Thái, giáo viên trường THPT Phan Đình Phùng (một trong bảy hộ chưa di dời trong dự án trên).
Thầy Thái không đồng tình với cách hành xử của Thành phố bởi lý do “việc dân sự ở địa phương không liên quan đến công tác ở trường học”.
Muốn cho nghỉ việc phải có lý do!
Ngày 18/6, bác sỹ Nguyễn Lương Xu, Giám đốc bệnh viện Lao Hà Tĩnh, nơi chị Nguyễn Thị Nhuần đang công tác cho hay: Chị Nhuần công tác ở đây bình thường, đến nay chưa vi phạm kỷ luật gì.
"Trước yêu cầu cho nghỉ việc và kiểm điểm của Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh, tôi thấy chưa đúng nên không làm, giải phóng di dời nơi ở của chị Nhuần không liên quan đến lao động cũng như công việc của cơ quan”, ông Xu nói.
Ngôi nhà của 2 vợ chồng anh Cường và chị Nhuần nằm trong diện phải giải toả để GPMB cho dự án đường phía tây TP. Hà Tĩnh. Chưa thoả đáng với phương án của Hội đồng đền bù GPMB nên anh chị chưa bàn giao. Thế nhưng, khi chưa nhận được văn bản giải quyết khiếu nại thì anh chị lại bị UBND TP. Hà Tĩnh ra văn bản gửi cho cơ quan mà 2 vợ chồng đang công tác đề nghị nghỉ việc (?!)
Ngày 21/6, P.v VietNamNet cũng có cuộc trao đổi ngắn với Ban giám hiệu trường Trung cấp Nghề Hà Tĩnh và nhận được sự phản ứng quyết liệt của đơn vị này trước công văn yêu câu giáo viên Nguyễn Việt Cường nghỉ việc của ông Trần Thế Dũng.
Chúng tôi không đồng tình với yêu cầu của công văn số 553. Muốn kiếm điểm hay cho nghỉ việc thì phải cho biết cụ thể lý do, sự việc. Tôi biết biết kiểm điểm nhân viên của mình thế nào, trong khi anh Cường làm việc rất tốt?”, lãnh đạo Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh bày tỏ quan điểm.
Đồng quan điểm trên, ông Bùi Việt Hải- Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng, cơ quan chủ quản của giáo viên Nguyễn Hữu Thái, bị đề nghị "không bố trí công việc một thời gian" thì khẳng định:
Quan điểm của tôi là nên giải quyết mọi việc đúng pháp luật. Chủ tịch thành phố giao hiệu trưởng, yêu cầu giáo viên nghỉ việc là không thể được, nhà trường muốn cho nghỉ thì phải qua ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo”.
Cũng trong ngày 21/6, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tỏ rõ quan điểm của mình: Việc chuyên môn không liên quan đến việc GPMB, nếu cho nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến học sinh.
Như vậy, yêu cầu/ đề nghị của Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh không những không nhận được sự đồng thuận của người dân, ngay cả các cơ quan mà người dân đang công tác bất bình trước đề nghị “cho nghỉ việc và kiểm điểm” cán bộ của họ.
Cho thấy, UBND TP. ban hành văn bản một cách không hợp lý nhằm làm giảm uy tín của các hộ dân trong diện GPMB nơi những người này đang công tác.
Đáng chú ý, các cơ quan tiếp nhận những văn bản hành chính trên không thuộc sự quản lý về mặt tổ chức và chuyên môn của UBND thành phố Hà Tĩnh.
Ở một diễn biến khác, cuối tháng 4/2010, những hộ dân cho hay đơn thư họ đã gửi tới UBND tỉnh Hà Tĩnh, một tuần sau đã có công văn hướng dẫn và đề nghị gửi đơn đến UBND thành phố. Các hộ dân này đã gữi đơn đến UBND thành phố nhưng đến nay chưa có ai trả lời nhưng lại buộc dân phải di dời theo phương án hỗ trợ và tái định cư mà dân không đồng thuận.
Điều đáng nói là một số hộ dân ở đây nhận một văn bản gọi là phương án bồi thường hỗ trợ và tại định cư nhưng không có chữ ký và con dấu.
Theo tìm hiểu của VietNamNet thì nguyên nhân ra đời của những văn bản "đặc biệt" trên đây do một số hộ dân không đồng thuận với phương án đền bù GPMB của UBND TP. Hà Tĩnh. Việc ban hành các văn bản này nhằm gây áp lực buộc các hộ dân phải di dời dù họ không muốn.
  • Trí Thức - Kiều Trinh(còn nữa)
Dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ - khách sạn - văn phòng - căn hộ cao cấp tại khu đất số 66-68-70 Lê Thánh Tôn, công viên Chi Lăng và Trung tâm thương mại Eden được giao cho Vincom đầu tư đã gây bất mãn cho một số hộ dân vì mức đền bù không thỏa đáng.
Hà Nội tính giá đất mới bằng hàng ngàn thửa đã bán
13/07/2010 11:03:28 - Lãnh đạo Hà Nội vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường thu thập thông tin giá đất tại 577 xã, phường, thị trấn của Thủ đô để xây dựng bảng giá đất mới, sẽ áp dụng từ 1/1/2011.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, việc điều tra, khảo sát giá đất này nhằm điều chỉnh kịp thời giá đất do Thành phố ban hành dần tiếp cận và phù hợp với giá thực tế trên thị trường. Bảng giá các loại đất Hà Nội lập hàng năm này để làm căn cứ tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Theo đó, từ ngày 16/8 đến 15/9 tới, Sở TN-MT sẽ tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất thị trường tại 577 xã, phường, thị trấn của Hà Nội. Các thửa đất điều tra đều là vị trí 1 của các đường phố, được giao dịch thành công trong khoảng từ tháng 10/2009 đến nay.
Người quan tâm đang hồi hộp chờ xem giá đất  chính thức Thành phố    ban hành năm 2011 sẽ tăng ra sao so với năm nay,  sau cơn biến động  giá   đất  Người quan tâm đang hồi hộp chờ xem giá đất chính thức Thành phố ban hành năm 2011 sẽ tăng ra sao so với năm nay, sau cơn biến động giá đất "mãnh liệt" vừa qua tại nhiều địa bàn Thủ đô? Ảnh: O.M
Lãnh đạo Thủ đô cho hay: "Trong trường hợp không có giao dịch thành công của các thửa đất tại vị trí 1 thì điều tra tại các thửa đất có vị trí tiếp theo, nhưng phải trong cùng loại đất, mục đích sử dụng".
Cụ thể, đối với các phường thuộc quận, thị xã, cơ quan chuyên môn sẽ phải điều tra, khảo sát trên 50 thửa đất đã có giao dịch thành công năm 2010. Tại các thị trấn thuộc các huyện, việc điều tra, khảo sát sẽ được tiến hành với trên 45 thửa đã giao dịch thành công năm nay.
Tương tự, trên 38 thửa đất đã giao dịch thành công năm 2010 tại các xã vùng đồng bằng và trên 23 thửa tại các xã vùng trung du miền núi đã giao dịch thành công sẽ được điều tra, khảo sát phục vụ việc xây dựng bảng giá đất Hà Nội 2011.
Tổ công tác dự kiến sẽ có khoảng 23.400 phiếu điều tra được lập ra, trong đó, khoảng 7.559 phiếu từ 151 phường, 861 phiếu từ các thị trấn, 13.984 phiếu tại các xã đồng bằng và 999 phiếu điều tra 37 xã trung du, miền núi Hà Nội.
Khoảng 16/9 đến 30/9 sẽ là thời gian để tổ công tác tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát giá đất cấp huyện và cấp thành phố. Bảng giá đất này sau đó sẽ được lấy ý kiến các quận, huyện, thị xã, trình Sở Tài chính Hà Nội thẩm định trước khi hoàn thiện, trình HĐND TP vào cuối tháng 11/2010.
Trước đó, so với năm 2009, giá đất Hà Nội được ban hành năm 2010 có nhiều vị trí tăng hơn 20%. Thậm chí, trong quá trình khảo sát, một số nơi được đề xuất tăng tới 40% so với năm 2009.
Ong Mi
-----------
TTCT - Cứ 10 người Singapore thì có chín người ở trong căn nhà mà họ sở hữu, biến đảo quốc này thành quốc gia duy nhất trên thế giới có tỉ lệ người dân sở hữu nhà ở gần như tuyệt đối.
Biến đất lúa năng suất cao thành KCN (SGGP 21-6-10) Thứ hai, 21/06/2010, 02:23 (GMT+7)
Để quy hoạch làm KCN, UBND tỉnh Vĩnh Long trình Thủ tướng Chính phủ cho rằng vùng đất này trồng lúa năng suất rất thấp (thực tế rất cao); hay như tự ý cắt giảm, chuyển công năng 30ha đất ở một KCN rồi sau đó mới xin phép Thủ tướng, đã vậy, nói là xây dựng nhà ở cho công nhân, chuyên gia… nhưng cuối cùng lại để chủ đầu tư xây nhà phố, phân lô bán nền… hưởng lợi cả ngàn tỷ đồng (!?).
30ha để xây nhà ở công nhân, chuyên gia… giờ thành nhà phố liên kế, nhà biệt thự.

Đất lúa năng suất cao thành năng suất thấp
Ông Dương Lê Dũng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long, cho biết: Vĩnh Long hiện có 2 KCN Hòa Phú và Bình Minh, với diện tích 254ha (KCN Hòa Phú đã lấp đầy 100% diện tích, KCN Bình Minh đã lấp đầy 40%). Tháng 9-2009, UBND tỉnh Vĩnh Long có Tờ trình số 27/TTr-UBND, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt “Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch KCN tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”. Theo tờ trình này, thì trước đây quỹ đất làm KCN của tỉnh được Chính phủ chấp thuận là 2.179ha, hiện tỉnh mới sử dụng 254ha để làm 2 KCN Hòa Phú và Bình Minh. Như vậy, so với diện tích “khung” cho phép, thì diện tích các KCN cần bổ sung của tỉnh là 17.925ha. Và để có điều kiện đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa… nên tỉnh Vĩnh Long quy hoạch thêm 5 KCN mới, tập trung chủ yếu ở các huyện Long Hồ, Bình Tân, Bình Minh và huyện Mang Thít với tổng diện tích 1.930ha (nhiều hơn 5ha so quỹ đất cần bổ sung). Trong số này chỉ có khoảng hơn 1.000ha là đất đang sản xuất lúa, nhưng năng suất rất thấp, khoảng 4,07 tấn/ha, thấp hơn năng suất trung bình của tỉnh...
Thế nhưng, thực tế năng suất lúa ở vùng đất này rất cao, 6-7 tấn/ha, thậm chí có nơi đạt 8 tấn/ha. Như tại xã Đông Bình (nơi quy hoạch thành KCN Đông Bình, rộng 350ha), ông Trung - Phó Chủ tịch UBND xã xác nhận vụ lúa đông xuân vừa rồi nông dân xã này thu hoạch trung bình 7 tấn/ha. Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng xác nhận, ở Vĩnh Long không có nơi nào năng suất lúa dưới 5 tấn/ha!
Ngày 20-5-2010, UBND tỉnh Vĩnh Long lại có Tờ trình số 14 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiếp tục giải trình về năng suất lúa quá thấp mà tỉnh này đã nêu trong Tờ trình số 27 gửi Thủ tướng Chính phủ. Tại tờ trình mới này, UBND tỉnh Vĩnh Long đã điều chỉnh, nâng mức năng suất lúa lên từ 4,4 tấn/ha đến 5,5 tấn/ha (dù vậy vẫn còn thấp so với năng suất thu hoạch thực tế của người dân), nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm, quy hoạch các vùng đất trên thành KCN.
Điều đáng nói là Công văn số 2031/VPCP-CN ngày 31-3-2008 của Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định và Công văn số 2693/BKH-KCN&KCX ngày 16-4-2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giải trình đối với từng KCN về hiện trạng sử dụng đất, rà soát, so sánh năng suất lúa của khu vực quy hoạch KCN với toàn tỉnh. So với tinh thần 2 công văn này, thì phần đất lúa mà tỉnh đề xuất như trên không nằm trong diện quy hoạch làm KCN!
Bán nền khu nhà ở chuyên gia?
Ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Văn phòng Ban Quản lý các KCN Vĩnh Long, cho biết: KCN Bình Minh có một vị trí rất “chiến lược” (nằm dưới chân cầu Cần Thơ), được đầu tư xây dựng từ năm 2002, do một doanh nghiệp của Singapore làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, thì doanh nghiệp này “bỏ của chạy lấy người”, nên tỉnh giao KCN Bình Minh lại cho Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (gọi tắt Công ty Hoàng Quân, trụ sở tại số 31-33-35, Hàm Nghi, quận 1 TPHCM) làm chủ đầu tư.
Sau khi tiếp nhận KCN, ngày 20-5-2004, Công ty Hoàng Quân gửi đơn xin UBND tỉnh Vĩnh Long cho điều chỉnh 30ha đất trong 162ha của KCN Bình Minh để xây dựng nhà ở phục vụ chuyên gia và công nhân... Ngày 28-5-2004, UBND tỉnh Vĩnh Long có Công văn 905 đồng ý cho Công ty Hoàng Quân điều chỉnh công năng diện tích 30ha này.
Có được “bảo bối 905”, tháng 7-2004, Công ty Hoàng Quân tiến hành phát tờ rơi chào hàng dự án KCN và khu dân cư mới Bình Minh (quy mô 30ha), đồng thời rao bán nền nhà với giá 1,8 triệu đồng/m², dù lúc này Công ty Hoàng Quân chưa được giao đất. Và theo bảng chào giá mới nhất của Công ty Hoàng Quân vào ngày 28-4-2010 thì trong tổng số gần 1.200 lô nền, nhà thô liên kế, biệt thự thô trong khu dân cư mới Bình Minh, Công ty Hoàng Quân đã bán gần hết (hiện chỉ còn 92 căn nhà phố liên kế và 13 căn biệt thự). Giá căn nhà liên kế trung bình từ 700 triệu đến 1,8 tỷ đồng/căn, tùy vị trí. Còn biệt thự xây thô, giá từ 1,8 tỷ - 2 tỷ đồng/căn. Tính ra, nếu bán hết các lô nền, nhà thô… tại khu dân cư mới Bình Minh, Công ty Hoàng Quân thu hàng trăm tỷ đồng.
Mãi đến tháng 4-2008, UBND tỉnh Vĩnh Long mới làm các thủ tục trình lên Thủ tướng xin chuyển đổi công năng 30ha trên. Đến tháng 5-2008, Thủ tướng Chính phủ mới cho phép thay đổi hình thức đầu tư (từ 100% vốn nước ngoài thành vốn trong nước) và đồng ý cho chuyển đổi 30ha đất sang xây dựng nhà ở cho chuyên gia, công nhân và dịch vụ.
Ngày 8-6 vừa qua, ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Văn phòng Ban Quản lý các KCN Vĩnh Long cho biết: “KCN Bình Minh chỉ mới lấp đầy khoảng 6% diện tích”, chứ không phải 40% như UBND tỉnh đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong Tờ trình số 27 vào ngày 28-9-2009 (!?). Còn ông Dương Lê Dũng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, khi được hỏi: Tại sao tỉnh xin Thủ tướng cắt 30ha đất KCN Bình Minh để xây nhà ở công nhân, chuyên gia… nhưng cuối cùng biến thành khu dân cư? Ông Dũng cho rằng: “30ha xin điều chỉnh là để xây nhà ở công nhân, chuyên gia… hiện nay vẫn thế. Khi biết Công ty Hoàng Quân rao bán nhà, tỉnh đã có văn bản chỉ đạo bảo ngưng, không được bán, vì đây là khu nhà ở công nhân, chuyên gia, chứ không phải là khu dân cư”.
Đăng Nguyên- Biến đất lúa năng suất cao thành KCN (SGGP 21-6-10)

Tổng số lượt xem trang