Một cảnh bên ngoài Trung tâm hội nghị Quốc gia, nơi diễn ra Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, ngày 12/01/2011
Ảnh:REUTERS/Kham
Nhà sử học Pháp nhận xét, từ hai triệu đảng viên năm 1986, hiện nay con số đảng viên đã lên đến 3,7 triệu người. Số lượng đảng viên mới được kết nạp hàng năm là 200 ngàn người, gấp năm lần so với đầu thập niên 90, với tỉ lệ đồng đều cho mọi giới (như phụ nữ, công nhân viên, Công giáo, dân tộc thiểu số…) trên cơ sở chỉ tiêu đề ra. Theo ông Philippe Papin, với sự thay đổi từ việc chỉ kết nạp một thiểu số được xem là ưu tú, gồm khoảng nửa triệu người vào năm 1960, lên một số lượng rộng rãi như hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam muốn trở thành đảng của đại bộ phận quần chúng, trong khi đây không phải là chủ trương ban đầu.
Đồng thời, đảng cũng công khai cho thấy ý định muốn trực tiếp lãnh đạo. Trong thập niên 90, đảng chỉ đứng phía sau để chỉ đạo chính quyền, nhưng từ năm 2005 đã rời bỏ vị trí hậu trường. Chẳng hạn tại các địa phương, hiện nay nhiều chủ tịch Ủy ban Nhân dân nay thường kiêm luôn chức Bí thư Đảng bộ. Như vậy sẽ củng cố quyền lực của đảng lên bộ máy chính quyền, đúng hơn là chính thức hóa quyền lực này.
Ông Philippe Papin cũng nhận định, vốn bị ám ảnh bởi nguy cơ tách rời khỏi người lao động, nên đảng Cộng sản đang cố chinh phục lãnh vực tư nhân. Năm 2006, đảng đã chấp nhận việc đảng viên có thể làm kinh tế tư nhân không giới hạn, và vào dịp đại hội, biểu tượng của đảng cũng nằm cạnh logo công ty trên các băng rôn quảng cáo của các tập đoàn kinh tế. Tuy vậy, hiện chỉ có 2% đảng viên trong lãnh vực tư nhân, trong khi khu vực này tạo ra được vô số công ăn việc làm.
Trả lời câu hỏi, liệu có phải ngọn cờ tập hợp của đảng Cộng sản, từ chiến tranh giải phóng nay đã chuyển sang kinh tế, nhà sử học Philippe Papin cho rằng, đó là hồi 15 năm trước, lúc đang phấn khích về tăng trưởng. Hiện nay một phần lớn nông thôn đang phải đứng bên lề công cuộc phát triển. Người nông dân trồng lúa bị thiệt thòi vì vật giá gia tăng, từ chi phí học hành, y tế... còn tại thành thị, người dân đã bắt đầu hiểu biết được nhiều hơn, đặc biệt là nhờ internet. Họ tự hỏi, với cung cách rất tư bản hiện nay, có nên duy trì chế độ cộng sản hay không.
Cũng theo ông Papin, lý tưởng cộng sản mà đảng đang muốn gắn kết với sự tăng trưởng kinh tế hiện đang ở cuối đường hầm. Chiến tranh đã chấm dứt từ lâu, và nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ có vẻ mâu thuẫn trước các vụ xâm lấn của Trung Quốc. Bất công xã hội bị đào sâu, và kinh tế đang bị ảnh hưởng do khủng hoảng. Chuyên gia Philippe Papin kết luận, thử thách lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm tới là tìm cho được tính chính đáng cho sự tồn tại của mình.
Đồng thời, đảng cũng công khai cho thấy ý định muốn trực tiếp lãnh đạo. Trong thập niên 90, đảng chỉ đứng phía sau để chỉ đạo chính quyền, nhưng từ năm 2005 đã rời bỏ vị trí hậu trường. Chẳng hạn tại các địa phương, hiện nay nhiều chủ tịch Ủy ban Nhân dân nay thường kiêm luôn chức Bí thư Đảng bộ. Như vậy sẽ củng cố quyền lực của đảng lên bộ máy chính quyền, đúng hơn là chính thức hóa quyền lực này.
Ông Philippe Papin cũng nhận định, vốn bị ám ảnh bởi nguy cơ tách rời khỏi người lao động, nên đảng Cộng sản đang cố chinh phục lãnh vực tư nhân. Năm 2006, đảng đã chấp nhận việc đảng viên có thể làm kinh tế tư nhân không giới hạn, và vào dịp đại hội, biểu tượng của đảng cũng nằm cạnh logo công ty trên các băng rôn quảng cáo của các tập đoàn kinh tế. Tuy vậy, hiện chỉ có 2% đảng viên trong lãnh vực tư nhân, trong khi khu vực này tạo ra được vô số công ăn việc làm.
Trả lời câu hỏi, liệu có phải ngọn cờ tập hợp của đảng Cộng sản, từ chiến tranh giải phóng nay đã chuyển sang kinh tế, nhà sử học Philippe Papin cho rằng, đó là hồi 15 năm trước, lúc đang phấn khích về tăng trưởng. Hiện nay một phần lớn nông thôn đang phải đứng bên lề công cuộc phát triển. Người nông dân trồng lúa bị thiệt thòi vì vật giá gia tăng, từ chi phí học hành, y tế... còn tại thành thị, người dân đã bắt đầu hiểu biết được nhiều hơn, đặc biệt là nhờ internet. Họ tự hỏi, với cung cách rất tư bản hiện nay, có nên duy trì chế độ cộng sản hay không.
Cũng theo ông Papin, lý tưởng cộng sản mà đảng đang muốn gắn kết với sự tăng trưởng kinh tế hiện đang ở cuối đường hầm. Chiến tranh đã chấm dứt từ lâu, và nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ có vẻ mâu thuẫn trước các vụ xâm lấn của Trung Quốc. Bất công xã hội bị đào sâu, và kinh tế đang bị ảnh hưởng do khủng hoảng. Chuyên gia Philippe Papin kết luận, thử thách lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm tới là tìm cho được tính chính đáng cho sự tồn tại của mình.