Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Từ Quý Mão 1963 - Ất Mão 1975... tới Tân Mão 2011

-Từ Quý Mão 1963 - Ất Mão 1975... tới Tân Mão 2011
Hạ Long Bụt sĩ

  • NĂM XƯA MÈO HOÁ CÁO - NĂM NAY CÁO HOÁ MÈO?
  • NĂM MÃO - MANG BÍ MẬT VIỆT SỬ?
  • TIÊN TRI Bộ tộc Da đỏ Mỹ châu HOPI và NGÔI SAO XANH
  • NHỮNG LỜI TIÊN TRI VỀ 2011-2012
Cụ bốc sư Tử vi bói Dịch Ba La trầm dọng: “Năm Mão, Ất Mão, không biết ai gánh vác sơn hà vũ trụ cho ! …Tôi trăm tuổi rồi, chẳng mong gặp Thiên tử xuất, nhưng các ông còn trẻ, chắc sẽ gặp thời xuất thánh nhân…” Tôi ghé tai cụ hỏi : Thưa Cụ, thánh nhân tên gì…Mộc hạ châm châm khẩu là gì, thưa cụ mà bao giờ xuất.? Cụ bốc sư nói nhỏ bên tai tôi : thời này tiểu nhân còn nhiều, ông phải giữ kín… Thánh nhân tên Đ. gốc họ Lý, hoá thân Thánh Tản, sau nghìn năm nước ta lại trở về nền vương đạo… Tôi bàng hoàng đến kinh sợ, khi theo lời cụ, chiết tự ra tên thánh nhân, sao người xưa, Trạng Trình lại đoán được tên người từ 500 năm trước, mà cái tên ly kỳ trên sao lại ứng hợp với những gì sấm ký ẩn dụ đến thế ! Đấy là vào năm 1973, ít tháng trước khi vị đại bốc sư Việt tộc, thế hệ Đông Kinh Nghĩa Thục, mất, thọ hơn 100 tuổi (1870?-1973).

Tâm thức cổ nhân bàng bạc, sâu rộng vào đáy huyền sử Việt, vào thời Âm Dương, Ma quỷ -Thánh Nhân còn qua lại một hỗn mang Địa cầu : “ Thời Lạc Long Quân có con tinh chín đuôi, cao cường lắm, ẩn hiện ở Tây hồ, có khi hiện thành người áo trắng, dụ thanh nam thanh nữ vào hang động chân núi Tản để hãm hại… dân chúng khổ sở cầu Bố về trừ diệt, Bố Long Quân nghe lời cầu xin, tới cầm cây đinh ba đánh con tinh máu chảy lênh láng cả nước Tây hồ Hồng hà (1)… ấy thế nhưng nó không chết hẳn ,nó trốn tránh vào vùng núi rừng, xứ Lào xứ Chàm, khi gặp thời ma vương đại quỷ, Tây sang, lại hùa ra hãm hại dân Lạc Việt ta…. Mèo hoá cáo, năm Tân Mão xưa con tinh đó đầu thai hãm hại dân lành, lại phải chờ hoá thân của Lạc Long xuất hiện mới trừ khử được nó…” (2)

Cho nên :

1963 Quý Mão, năm đảo chính biến động Thuỷ với Mộc, ở miền Nam, khúc rẽ lớn!

1975 Ất Mão, sơn hà xã tắc nghiêng đổ, Mộc với Mộc, lần này miền Nam, quẻ Ly-Hoả, lại chịu trận kinh hoàng biến động lật tung gốc rễ.

2011 Tân Mão, ba chu kỳ rồi, 12x3 = 36 năm, Việt Nam quẻ Ly-Hoả lại bùng ngòi lửa biến động, Kim-Mộc, năm Tùng Bách Mộc có lợi cho người quân tử (tùng bách):

Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất Đông chinh (Sấm Trạng Trình)

Biến động mạnh theo luật càn khôn vũ trụ khơi mào đi vào năm 2012, là cái mốc trục địa cầu axis- nghiêng vài độ mà các nhà khoa học đã xác định, và chiêm tinh Mỹ châu cổ Maya đã dự kiến tính toán cả nghìn năm trước, sẽ xẩy ra vào đông chí 21 tháng 12 năm 2012. (Gần đây nhất, cơ quan NASA cũng báo động đầu năm 2013 cơn bão mặt trời sẽ tác hại lớn tới địa cầu). Ngay từ 2010-2011 lũ lụt và các thiên tai cũng đã là những dấu hiệu không tốt đẹp cho tương lai nhân loại.

*

Chiêm tinh bộ tộc da đỏ Hopi Mỹ châu, cho rằng khi sao xanh Blue Star Kachina (tức Soquasahu, tức sao Sirius) xuất hiện là điềm báo hiệu đại chiến. Sao xanh này, gồm sao Sirius A lớn và sao Sirius B nhỏ, twin stars, đã sáng tỏ vào ngày 11 tháng 12 năm 2009! Đây là thời điểm bước qua đại kỷ nguyên thứ 5, sau 4 đại kỳ từ 3113 BC tới 2012. Theo Revelation 11-11 trong Thánh kinh Thiên Chúa giáo thì 2 vì sao anh em này tương hợp với câu : Two witnesses are raised from the dead…(hai nhân chứng sẽ phục sinh từ cõi chết…) phải chăng là kỳ phục hưng kỷ nguyên mới cho nhân loại?


Dân Hopi tự nhận họ là dân sống sót lâu đời của nhân loại, sống giữa khu tứ giác an toàn Arizona-New Mexico-Utah và Colorado, họ thừa hưởng gia tài thiên ân qua những phiến thạch tiên tri gọi là Tiponi, thánh ca trong lễ hội wuwuchim đã từng hát lên vào 1914-1940 và 1961, họ tin rằng sắc tộc họ là “The First and the Last” đầu tiên và cuối cùng trên trái đất, được ân sủng của đấng Thiêng Liêng-Great Spirit- Ngôi sao Xanh Blue Stars là dấu hiệu của ngày Thanh Lọc (Purifier), vòng quay hạnh lạc trên vòm trời, báo hiệu chu kỳ thứ 5th gần tương hợp với chu kỳ Aquarius của chiêm tinh Tây phương, sự thanh lọc đổi thay gieo trồng hạt giống Thiện trong vũ trụ, người vật, tinh tú, từ genes tới đại thể.

Sao Xanh, Blue Star còn gọi là Dogstar, Thiên Cẩu, cách ta 8.7 năm ánh sáng, tiêu biểu cho Tự do, Khai phóng. Hàng năm đúng ngày July 4th lễ độc lập của Hoa Kỳ, Mặt trời, Sun, và sao Xanh hợp chiếu nhau (conjunct).

Sirius A lớn gấp đôi và sáng hơn mặt trời, sao B nhỏ hơn địa cầu, cặp kè với nhau. Tầm quan trọng của hệ song tinh này được các nhà chiêm tinh Ai Cập chú trọng từ hơn 4000 năm trước. Tiên tri Hopi và các nhà chiêm tinh hiện tại không thống nhất về thời gian Sao Xanh tỏ lộ chiếu trái đất, có khi là 20 tháng 5, 2003, có khi là 11-12-2009.


Tháng 8, ngày 7-1970 một UFO, vật thể lạ đã xuất hiện ở vùng đất Hopi,UFO này quan trọng đến nỗi công quyền phải dấu kín từ đó đến nay! Dân Hopi cho rằng thần thánh không bỏ họ và sẽ đưa họ về Trời trên những đĩa bay linh mật đó !

*

* Cũng có người cho rằng 11-11-2011 là ngày tiền định tiên báo đại biến, ngày chấm dứt đại chiến I đã xẩy ra vào ngày 11-11-1918 ! Theo thiên văn học thì ngày 8-11-2011 Asteroid 2005 YU55 tiến sát gần trái đất, thiên thạch này có thể gây hậu quả khốc hại cho địa cầu ( chỉ cách 11-11-2011 ba ngày !). Ở VN, ngày 11-11-1960 cũng đã xẩy ra cuộc binh biến quan trọng ở Sài Gòn.


* Tiên tri St Malachy cũng cho rằng sau vị giáo hoàng Benedict XVI hiện tại thì Vatican sẽ gặp cơn đại biến, do khối cực đoan Mabus tấn công, giáo hoàng chót, thứ 112- tên Petrus Romanos sẽ chứng kiến cảnh binh lửa đó.


* Bà VANGA (1911-1996), nhà tiên tri mù xứ Bulgari tiên đoán Đại chiến sẽ xẩy ra từ tháng 11-2010 và chấm dứt 2014 với băng tan Bắc cực, vũ khí nguyên tử, hoá học...

Thế chiến thứ Ba khởi xuất từ vụ 4 quốc trưởng bị ám sát (có Ba Lan), và xung đột ở Hindustan ( phải chăng là Afghanistan-Pakistan ?) mới đầu xẩy ra bình thường, sau biến ra chiến tranh nguyên tử, hoá chất, Hồi giáo thống trị Âu Châu, nhân loại bị ung thư da vì phóng xạ...chết gần hết...( tháng 11-2010 vừa qua, đã có căng thẳng giữa Nam Bắc Triều Tiên, Trung đông, và Pakistan )


* Lại có nhà tiên tri đoán nếu tổng thống Mubarak xứ Ai Cập hoặc TT Obama nước Mỹ bị tử nạn thì đó là dấu hiệu của đại chiến khi Nga, Pakistan, Hồi giáo cực đoan, gây đại hoạ cho Âu châu. Cheiro cũng đã tiên đoán như vậy, khi Nga, Iran, Lybia, Ethiopie…tiến quân vào Jerusalem là bắt đầu thế chiến.


* Tháng 10, ngày 13, năm 1917 Đức Mẹ hiển linh ở Fatima tiên báo Đại chiến… Năm 2010, cũng tháng 10, Đức Mẹ ở Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ, dường như khải lộ thánh ý cho lòng thành người viết bài này, qua một bức hình tràn ngập hào quang, mà dẫu có giải thích cách nào-như lens flare-ống kính bị ánh sáng khuếch tán- thì cũng vẫn còn nguyên sự huyền diệu bất khả tư nghị ( xem bài Những Hình Ảnh Lạ, Đẹp trên HạLongVăn Đàn web.site ).



Trước cửa vào am Đức Mẹ Virgin Mary tại Ephesus-Thổ Nhĩ Kỳ-sáng 4/10/2010
Hào quang toả từ trên xuống, tràn ngập mỗi một bức hình này,
khó nói là do thuần hiện tượng khuếch tán, lens flare, tạo nên.
Ảnh do tác giả chụp.


_______________

Chú Thích
(1) Xem Việt Điện U Linh Tập-Lĩnh Nam Chích Quái-
(2) Cụ Ba La cũng nói rõ những câu sấm giả mạo, do người sau thêm thắt, với thiện ý ( như cụ Phó bảng Nguyễn Can Mộng viết: Tan tác kiến kiều an đất nước, Xác sơ cổ thụ sạch am mây..) hoặc với dụng ý tuyên truyền phe phái, mơ hồ ( như câu Mèo non chi chí tìm về cố hương, hoặc Thái nguyên một giải làm nơi trú đình, Đàn Nam bò đái thất thanh…). Trạng Trình chỉ tiên tri một chủ đề : Bảo sơn Thiên Tử Xuất…Mọi chuyện lặt vặt khác không phải là lời Sấm của bậc quân sư cao nhân hiền triết, và cũng không có một cuốn Sấm bài bản nào do cụ Trạng viết, dù chữ Nho hay Nôm. Tất cả là truyền khẩu ghi nhặt lại. Cụ Ba La xưa ngồi xem Tử Vi ở chợ Ba La,Hà Đông trước 1954, từng xem số nhiều lần cho các nhân vật, kể cả Nguyễn, Võ…vào Nam cụ xem số tại đường Nguyễn Phi Khanh, Sàigòn. Trước kia Mèo hoá Cáo nay thời vận mới Cáo bị giáng trở về cốt Mèo ngoan ngoãn chăng ?

Tham khảo : Web.site alamongordo.com, các websites về Hopi trong Google,
Việt Sử Siêu Linh xb 1999 LVV (với Thư mục về Tiên tri Sấm ký )
Dictionnaire de l’Astrologie-Larousse.
www.halongvandan.wordpress.com chuyên mục Sấm Ký Tiên Tri.

-Miền Nam: Đầu Máy Tăng Trưởng
Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA ngày 20050504

Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Download story audio

Đánh dấu 30 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, tờ "The Economist" có bài viết với tựa đề là "Hoa Kỳ thua, Tư bản thắng". Qua phần trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế xin đi sâu hơn bài báo để nói về một động lực tăng trưởng là miền Nam, vùng đất bại trận trong cuộc chiến. Tiết mục chuyên đề này sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.

Việt Long: Lật qua trang sử ba mươi năm sau chiến tranh và nói về tương lai trước mắt, kỳ này, chúng ta hãy cùng đề cập đến bài báo ra mắt hôm 30 tháng Tư  năm 2005 của tờ The Economist liên hệ đến Việt Nam. Trước hết, xin ông cho thính giả biết sơ qua về tờ tuần báo này… 

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đây là tờ báo thuộc loại kỳ cựu nhất thế giới vì xuất hiện tại nước Anh vào năm 1843 - từ đời Thiệu Trị của triều Nguyễn Sơ nước ta. Vừa rồi, tuần báo Economist mới ăn mừng vì đạt số bán một triệu, trong đó 60% độc giả lại ở Bắc Mỹ, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ. Bản thân tôi vẫn gọi tuần báo xuất sắc này là một "túi khôn loài người" và thấy là dù xuất bản tại Anh, tờ báo phân tách về xã hội hay chính trị Mỹ còn chính xác hơn nhiều tuần báo nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. 

- Việt Nam hết là đề tài đáng quan tâm nên một năm tờ Economist mới có vài bài về Việt Nam và bài viết tuần qua do đặc phái viên có mặt tại cả Hà Nôi và Saigon đáng chú ý về kết luận bất ngờ nhưng lại dễ gây hiểu lầm vì tựa đề "Hoa Kỳ thất trận nhưng chủ nghĩa tư bản đã thắng". 


"Mỹ thua, chủ nghĩa tư bản thắng" 


Việt Long: Trước khi nói qua về nội dung bài viết, xin ông giải thích vì sao tựa đề dễ gây hiểu lầm.  

"Bài viết hơn 1.360 chữ, đăng trên trang 37 với hai tấm hình và một bảng số, 
có tựa đề là "Mỹ thua, chủ nghĩa tư bản thắng"  
nên gây ấn tượng rằng sau cùng Mỹ cũng có một cơ hội trả lời lý thú."

 
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Bài viết hơn 1.360 chữ, đăng trên trang 37 với hai tấm hình và một bảng số, có tựa đề là "Mỹ thua, chủ nghĩa tư bản thắng" nên gây ấn tượng rằng sau cùng Mỹ cũng có một cơ hội trả lời lý thú. Tôi dùng chữ "ấn tượng" theo ý nghĩa Việt Nam là cảm quan, chứ không theo ý nghĩa thông dụng và kỳ lạ ngày nay ở trong nước. Thực ra, bài viết không nói gì nhiều về Hoa Kỳ nhưng trình bày những dị biệt giữa hai miền Nam Bắc, như tiểu tựa có ghi, rằng "ba mươi năm sau chiến tranh, miền Nam đã thịnh vượng hơn trong khi miền Bắc vẫn lẹt đẹt chạy sau."

- Nói cho gọn thì miền Nam thua mà thắng, vì rất nhiều lý do và dữ kiện tờ báo có đề cập tới. Miền Nam thực sự là đầu máy tăng trưởng cho cả nước, điều này thì mình biết, kể cả những người miền Bắc đang vào kiếm sống trong Nam, nhưng ngoại quốc thì còn mơ hồ.

- Có thể vì thiếu am hiểu lịch sử Việt Nam họ còn bị mê hoặc bởi một số thành kiến. Qua tới đoạn sáu, sau hơn 450 chữ về nhiều giai thoại, bài báo mới đề cập sơ qua một số yếu tố lịch sử ấy để giải thích dị biệt giữa hai miền và nhất là vì sao miền Nam lại thịnh vượng hơn.


Chi tiết đáng chú ý


Việt Long: Nói về sự thịnh vượng so sánh này, thưa ông, bài viết có những chi tiết gì đáng chú ý?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nhiều lắm và họ tổng hợp trong một bảng số đáng chú ý. Như dân số tại bảy tỉnh quanh Hà Nội là 10 triệu và bốn tỉnh quanh Sàigon là năm triệu, nhưng tính bình quân theo đầu người thì năm 2003, một người miền Bắc xuất khẩu được 50 đồng, miền Nam 785 đồng, gấp 16 lần; trong ba năm từ 2001 đến 2003, một người miền Bắc tiếp nhận và thực hiện được 60 đô la đầu tư nước ngoài, miền Nam gần gấp 10 là 570 đồng.


                                    "Thực ra, miền Nam thắng trận kinh tế vì có tinh thần tự do và thực tiễn hơn, 
nhưng bảo đó là chủ nghĩa tư bản cũng được."


- Về đầu tư theo Luật Doanh nghiệp thì từ 2000 đến 2003, một người miền Bắc đầu tư được 84 đô la so với 103 tại miền Nam. Về tiêu chuẩn tạo thêm việc làm cũng vậy, miền Nam hơn gấp năm. Một con số tổng hợp là Sàigon và bốn tỉnh lân cận đóng góp tới 40% sản lượng quốc gia và xuất cảng 70% số toàn quốc.

- Dân số Sàigòn chỉ bằng 9% dân số toàn quốc mà đóng góp một sản lượng gần gấp đôi là 17%, thu hút 30% tổng số đầu tư nước ngoài và bán ra 40% tổng số xuất khẩu. Loại dữ kiện ấy được Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP đúc kết trong một công trình nghiên cứu mà ta đã đề cập tới trên diễn đàn này vào năm ngoái. Thực ra, miền Nam thắng trận kinh tế vì có tinh thần tự do và thực tiễn hơn, nhưng bảo đó là chủ nghĩa tư bản cũng được.


Khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc


Việt Long: Bây giờ, nói đến yếu tố giải thích sự khác biệt này, nhiều người tất đồng ý là dù sao thì miền Nam cũng có hơn 20 năm tiếp cận với kinh tế thị trường, từ 1954 đến 1975, điều đó có đúng không? Và như vậy, miền Nam bị thua mà cuối cùng lại thắng trên mặt trận kinh tế?

Nguyễn Xuân Nghĩa:
- Thưa đúng, nhưng chưa đủ và vì vậy mà lại dễ gây ấn tượng sai lầm và cả cách đánh giá sai về cuộc chiến thời xưa lẫn tình hình kinh tế thời nay. Trước hết, các tỉnh Cao nguyên Trung phần mà nay gọi là "Tây nguyên" - vốn cũng được coi là miền Nam vì một phân ranh chính trị - thì hiện vẫn nghèo túng y như các tỉnh trung du hay thượng du miền Bắc, cho nên bức tranh Nam-Bắc không chỉ có hai màu trắng đen. Thứ hai, và nhìn trên viễn cảnh trường kỳ thì ta thấy một số khác biệt về địa dư tài nguyên và văn hóa nên dẫn tới hậu quả kinh tế chính trị khác nhau.

Việt Long: Xin ông giải thích luôn về những khác biệt này. 

                                "Về tài nguyên, hai vùng đều có khoáng sản, dù mỗi nơi mỗi khác, 
nhưng miền Nam có ưu thế là đất đai màu mỡ hơn,
được khai thác trễ hơn nên nông nghiệp miền Nam vẫn thường nuôi sống miền Bắc.
Về  văn hóa và lịch sử, thì miền Nam là đất mới, 
quy tụ di dân đi từ miền Bắc và miền Trung xuống nên có tinh thần cởi mở và bao dung hơn."



Nguyễn Xuân Nghĩa: - Về tài nguyên, hai vùng đều có khoáng sản, dù mỗi nơi mỗi khác, nhưng miền Nam có ưu thế là đất đai màu mỡ hơn, được khai thác trễ hơn nên nông nghiệp miền Nam vẫn thường nuôi sống miền Bắc. Về văn hóa và lịch sử, thì miền Nam là đất mới, quy tụ di dân đi từ miền Bắc và miền Trung xuống nên có tinh thần cởi mở và bao dung hơn.

- Ngược lại, dù trực tiếp bị ách ngoại thuộc Trung Hoa, miền Bắc thực sự có tinh thần vừa chống Tầu vừa phục Tầu và cũng bị tiêm nhiễm tinh thần phong kiến nặng hơn miền Bắc. Đặc tính ấy ngày nay vẫn còn, được phản ảnh qua cách xử thế với Trung Quốc. Nhân đây, xin nói là miền Nam tiếp cận với di dân Trung Hoa nhiều hơn và ưa thích văn hóa  phổ thông của Trung Hoa hơn cả dân miền Bắc nhưng vẫn coi người Tầu là đối tác, bình đẳng, chẳng kỳ thị nhưng cũng chẳng sợ hãi.

- Đi xa hơn thế, ta còn thấy dân miền Nam thực dụng hơn nên cũng tháo vát hơn trong kinh doanh, ngược lại, dân miền Bắc trọng kỷ cương hình thức và sợ rủi ro hơn. Đó là về đại thể của tâm lý đa số, nói chung vì là đất mới, miền Nam hay đi tiên phong trong rất nhiều lãnh vực mà thiên hạ lại ít thấy.


Miền Nam đi tiên phong


Việt Long: Thế nào là đi tiên phong, xin ông định nghĩa cho chi tiết hơn.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Khi Đào Duy Từ không chịu nổi tinh thần phong kiến nghiệt ngã của Đằng Ngoài mà trốn vào Nam rồi được các Chúa Nguyễn trọng dụng, tôn làm thầy, chúng ta đã có một thí dụ đầu tiên về nhân quyền và bình đẳng. Ngày nay, nhiều người khôn ngoan từ miền Bắc đã tìm cách vào Nam và thành công nhanh thì cũng do tinh thần ấy ở trong Nam. Miền Nam thực tế cho đất nước ta cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa một chiều của Trung Hoa.

- Một thí dụ khác là miền Nam sớm tiếp nhận tư tưởng mới và có báo chí trước miền Bắc rất lâu, từ cuối thế kỷ 19, mà dư luận và nhất là dư luận nông cạn của ngoại quốc vẫn cứ cho rằng Hà Nội mới là đất văn hóa, văn vật. Và còn lầm tưởng rằng miền Nam mất truyền thống, không bằng miền Bắc.    


Tinh thần Dân tộc


Việt Long: Về địa hạt ấy, một số dư luận cho là miền Bắc có tinh thần dân tộc thuần nhất trong khi miền Nam có tinh thần quốc tế hơn, điều đó đúng hay sai và ảnh hưởng gì đến kinh tế?   


                                    "Nói về tinh thần dân tộc và yêu nước thì người dân hai miền
đều như nhau, 
dù miền Nam từng là thuộc địa Pháp. 
Phong trào kháng Pháp nổi lên đầu tiên từ miền Nam 
khi Pháp đánh ba tỉnh miền Đông và từ đó không hề giảm sút."


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nói về tinh thần dân tộc và yêu nước thì người hai miền đều như nhau, dù miền Nam từng là thuộc địa Pháp. Phong trào kháng Pháp nổi lên đầu tiên từ miền Nam khi Pháp đánh ba tỉnh miền Đông và từ đó không hề giảm sút. Nhưng khi có giác độ rộng hơn thì ta dễ nhìn ra nhiều giải pháp linh động hơn để đạt cùng mục tiêu. Ngược lại, khi chỉ thấy một góc của vấn đề, như kẻ có cái búa trong tay, thì vấn đề nào cũng chỉ là cái đinh, mọi giải pháp đều chỉ là đập cho mạnh.

- Nếu Trung Quốc không rơi vào chế độ cộng sản năm 1949 thì cục diện Việt Nam tất đã khác, chưa chắc đất nước đã chia đôi. Và nếu chủ nghĩa cộng sản thống trị miền Nam ngay từ đầu thì cũng sớm biến dạng nhờ tinh thần cởi mở và phải nói thêm là thực thà, không thèm chấp, của người dân miền Nam. Vì vậy, dân miền Nam mới dễ buông tất cả đi tìm nơi sinh sống dễ dàng và tự do hơn, trong khi miền Bắc lại gắn bó với tập quán và an phận hơn nên có thể thắng trong chiến tranh mà vẫn chậm lụt trong đổi mới.

- Lý do ấy mới giải thích sự thành tựu kinh tế của miền Nam, vì nếu so sánh, miền Nam tiếp cận với tư bản Mỹ trong có mươi năm lại sống dưới chế độ cộng sản trong thời gian gấp ba mà vẫn tiến nhanh hơn miền Bắc. Động lực chính không phải là công lao của Hoa Kỳ hay tư bản chủ nghĩa, mà là tâm lý và văn hóa miền Nam. Sau đó mới là sức yểm trợ tiền bạc của dân tỵ nạn, đa số xuất phát từ miền Nam, nên 60% tiền gửi về là dồn vào cư dân Sàigòn.


Việt Long: Ông kết luận thế nào về sự khác biệt này?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Như mọi khi, từ Nghị quyết Hội nghị VI năm 1979 đến đổi mới năm 1986, nhiều tư tưởng thay đổi sẽ lại xuất phát từ miền Nam. Đảng viên và dân miền Nam nhường miền Bắc cái tiếng là lãnh đạo chính trị mà giữ cái miếng là kinh tế.


- Ngày nay khả năng và quyền lực kinh tế ở trong Nam đang đe dọa ấn tín chính trị của miền Bắc và đấy là điều bất ổn. Thắng bại ra sao thì chưa rõ, nhưng nguy nhất là sẽ có chuyện tranh thắng giữa hai miền và một số người sẽ lại nghĩ tới "giải pháp Lê Chiêu Thống" của đất Hà Nội ngàn năm văn vật, là điều cực tai hại cho đất nước.



Một bài đã xưa về một vấn đề còn... xưa hơn. Mà vẫn như mới. NXN
-Việt Nam trong Trật Tự Trung Quốc
Nguyễn Xuân Nghĩa- RFA ngày 20051101
Mất chủ quyền như thế nào?

Văn phòng của ngân hàng Bank of America ở Hà Nội. AFP PHOTO 
 
 
Trước khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm viếng Việt Nam, dư luận trong nước đã được nghe nói đến việc Ngân hàng Giao thông Trung Quốc phát hành cổ phiếu lần đầu với số lượng kỷ lục, được coi như “một cơn địa chấn” trên các thị trường tài chính quốc tế. Trong khi ấy, tại Việt Nam, ba phòng thương mại Âu, Mỹ, Úc đã chính thức yêu cầu Quốc hội Việt Nam đừng thông qua dự thảo Luật đầu tư mới, sau khi giới hữu trách Việt Nam than phiền là Hoa Kỳ gây khó khăn cho việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO.  

Một số nhà quan sát cho là dưới con mắt của lãnh đạo Việt Nam, việc tăng cường quan hệ với Bắc Kinh là điều có lợi, thậm chí người ta còn tin rằng chuyến đi của ông Hồ Cẩm Đào sẽ trực tiếp chi phối việc tuyển chọn nhân sự lãnh đạo trong Đại hội khóa 10 của đảng Cộng sản vào năm tới. Diễn đàn Kinh tế có cuộc trao đổi sau đây với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về các đề tài trên, và quan trọng nhất, về câu hỏi là Việt Nam có lợi gì khi học theo mẫu mực Trung Quốc?
 

Việt Long: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, kỳ này tôi xin đề nghị chúng ta sẽ trao đổi về một số vấn đề liên hệ đến quan hệ đối chiếu về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc và với các nước Tây phương như một bối cảnh của chuyến thăm viếng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Nhưng, trước hết, xin ông trình bày cho thính giả rõ về việc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc vừa phát hành cổ phiếu lần đầu với con số kỷ lục và được giới đầu tư đáp ứng mạnh mẽ…   


Nguyễn Xuân Nghĩa: -  Nhìn từ bên ngoài, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy dư luận trong nước ít chú ý đến một việc mà đài Á châu Tự do này đã trình bày trong nhiều kỳ liên tiếp, là việc cải cách và giải tỏa hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng đây là một quyết định can đảm và sáng suốt từ phía Việt Nam để chuẩn bị việc gia nhập tổ chức WTO vào năm tới, dù hy vọng gia nhập nội trong năm nay sẽ không thành, như chúng ta đã dự đoán trên diễn đàn này. Sở dĩ ta đề cập đến việc ấy trước vì một năm trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc không có nỗ lực giải tỏa như thế.

"Tôi nghĩ rằng đây là một quyết định can đảm và sáng suốt từ phía Việt Nam để chuẩn bị việc gia nhập tổ chức WTO vào năm tới, dù hy vọng gia nhập nội trong năm nay sẽ không thành, như chúng ta đã dự đoán trên diễn đàn này. Sở dĩ ta đề cập đến việc ấy trước vì một năm trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc không có nỗ lực giải tỏa như thế."

 

Bán cổ phiếu ngân hàng quốc doanh

 
Việt Long: Vậy mà bây giờ, họ bán cổ phiếu của một ngân hàng quốc doanh trên thị trường quốc tế và đã huy động được nhiều tiền hơn là những dự đoán của họ lúc đầu. Vì sao lại như vậy?



Nguyễn Xuân Nghĩa: -  Tôi có câu trả lời ngắn là “đừng vì thiên hạ sai lầm mà mình nên bắt chước!” Câu trả lời dài hơn là "ta phải xét vào nội dung và khung cảnh của việc ấy". Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã phát hành cổ phiếu lần đầu, gọi tắt là IPO, một số lượng là 12% tổng số cổ phiếu và được giới đầu tư chiếu cố nên thu được tám tỷ Mỹ kim.

- Như vậy, tính theo trị giá trên thị trường thì kết toán tài sản chứng khoán của ngân hàng này là 66 tỷ Mỹ kim, nghĩa là còn lớn hơn nhiều tổ hợp tài chính lớn của thế giới, như American Express của Mỹ hay Deutshce Bank của Đức. Nhìn từ Việt Nam thì các giới chức ngân hàng có thể thấy thèm thuồng và dư luận cũng phải thán phục. Một tin tức như vậy tất nhiên được truyền thông quốc tế nói tới như đã hồ hởi sảng loan tin Bắc Kinh đã thả nổi đồng nhân dân tệ vào tháng Bảy vừa qua.

- Nhưng, nhìn sâu hơn vào hồ sơ này ta thấy nhiều điều bất thường. Hai năm trước, ngân hàng thương mại quốc doanh này bị nguy cơ phá sản, năm tháng trước viên chủ tịch bị tống giam vì tội hối lộ và ngân hàng nay vẫn còn một núi nợ xấu rất lớn!

- Trước khi phát hành cổ phiếu, họ đã bán 9% cổ phần cho ngân hàng Bank of America của Mỹ và hơn 5% cho tập đoàn đầu tư Temasek của Singapore lấy bốn tỷ đô la. Giới phân tích tài chính cho là việc Bank of America bỏ tiền vào ngân hàng này như một cách chồng tiền giữ cửa một khi Hoa lục giải tỏa những cấm đoán về đầu tư tài chính, chứ phân lời của việc đầu tư ấy thật không đáng.

 

Rủi ro thường trực 

 

Một ngân hàng địa phương ở Hà Nội. AFP PHOTO
 

Việt Long: Nhưng khi một tổ hợp ngân hàng như Bank of America dám bỏ tiền vào chỗ không lời thì liệu có điều gì bí ẩn không?
 
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Có thể là có, nếu mình hiểu rằng ngân hàng này muốn nuôi dưỡng một quan hệ tốt với chính quyền sở tại, tốt cho việc kinh doanh sau này trong thị trường ấy. Và họ cũng có thể lầm khi thấy là việc đầu tư không mang lại lợi ích như dự tính ban đầu.  

Việt Long: Còn các công ty khác thì tại sao đầu tư không đáng lời mà thiên hạ vẫn dồn tiền vào mua?  

Nguyễn Xuân Nghĩa: -  Sau vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á, từ năm 1998 Bắc Kinh đã bơm vào hệ thống ngân hàng 260 tỷ chỉ để bù lỗ vì các ngân hàng này cho vay theo diện chính sách và lời thì ít mà mất nợ thì nhiều. Tình trạng ấy chưa có cải tiến sau khi họ lập ra cơ chế cải cách và thanh tra vào năm 2003.  

- Trong năm 2005, số nợ xấu ấy vẫn còn tăng và bình quân cho các ngân hàng thì phân lời tính theo trị giá tài sản chỉ ở khoảng 0,50%. Riêng Ngân hàng Xây dựng thì tỷ lệ sinh lời của vốn bỏ ra sau khi tính phần miễn thuế thì cũng chỉ ở khoảng 5%. 

- Mà các ngân hàng ấy của Trung Quốc còn gặp rủi ro thường trực là thiếu vốn . Và cổ đông nước ngoài chưa có thẩm quyền gì về quản lý các ngân hàng dù sao vẫn là quốc doanh. Vì vậy ta phải “trừ bì” phản ứng hồ hởi của giới đầu tư khi nhớ đến sự lạc quan tương tự của họ trước khi bùng nổ vụ khủng hoảng Đông Á.

 

Luật đầu tư sắp ban hành

 
Việt Long: Theo chỗ chúng tôi hiểu thì ông muốn khuyên Việt Nam nên thực sự cải tổ ngân hàng chứ không nên đem bán cổ phần ra như Trung Quốc. Bây giờ xin mời ông chuyển qua vụ các phòng thương mại Âu, Mỹ, Úc vừa gửi thư yêu cầu Quốc hội Việt Nam không nên thông qua dự luật Đầu tư mới vì bất lợi cho nhà đầu tư. Việc này tốt hay không tốt cho Việt Nam?
 
Nguyễn Xuân Nghĩa: -  Ta có thể thấy nhiều điều lạc quan trong tiến trình học bài đáng mừng khi giới hữu trách phải tổng hợp hàng loạt quyết định phân tán trong quá khứ vào một số khuôn khổ chung. Đây là dự thảo thứ 16, và từ ba tháng nay, trước khi giới đầu tư quốc tế ngã ngửa lên tiếng thì báo chí và một vài chuyên gia trong nước đã có ý kiến dè dặt không chỉ về Luật đầu tư mà còn về Luật doanh nghiệp chung và cả Luật đấu thầu nữa. Ta đừng nên coi thường các chuyên gia ở trong nước, có thể là họ không có quyền nhưng không thiếu kiến thức đâu.

- Trước đây, khi còn thiếu hiểu biết, người ta có nhiều loại doanh nghiệp, mỗi loại lại có một số ưu đãi riêng, được quy định trong luật lệ riêng, với thủ tục rườm rà, mâu thuẫn, diễn giải tùy tiện. Nay thì người ta đang cố gom làm một và tạo ra “một sân chơi bình đẳng”, phản ứng dễ hiểu là chọn sân chơi thấp nhất làm nền. Kết quả thì tư doanh nội địa lẫn nước ngoài đều thấy là có điểm chưa được và có phản ứng, là điều khó thấy cách đây mươi năm. 

- Sau vài lần như vậy, giới đầu tư sẽ đánh giá chính xác hơn khả năng và thiện chí của một nhà nước xưa nay chưa từng có thói quen kiểm soát chính khả năng quản lý của mình mà chỉ làm luật hay lập ra thủ tục kiểm soát người dân và thị trường. Và trong bối cảnh Việt Nam không kịp vào WTO nội năm nay, phản ứng này là một điều đáng mừng vì về dài điều ấy có lợi cho kinh tế.

 

Vấn đề WTO

 
Việt Long: Nói đến hồ sơ WTO, thì theo một số nguồn tin khá gần gũi với những người dự phần vào việc quyết định chính sách ở Việt Nam, các giới chức Hà Nội cho là Hoa Kỳ thiếu thiện chí, vì Tổng thống Bush đã lên tiếng hứa ủng hộ Việt Nam khi gặp Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải tại Mỹ để rồi phía Mỹ lại gây khó khăn cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Ông nhận xét ra sao về chuyện này?
 
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đây là vấn đề văn hóa vì là một ngộ nhận lớn của giới lãnh đạo lẫn nhiều người Việt ở nhà. Hoa Kỳ là xứ tư bản và dân Mỹ muốn làm ăn buôn bán với mọi người theo nguyên tắc tự do, nên ai cũng muốn mở rộng phạm vi hợp tác của WTO.

- Tuy nhiên, đây cũng là xứ dân chủ, dù có thiện cảm với việc Việt Nam gia nhập WTO, ông tổng thống không thể ra lệnh thuộc cấp và doanh nghiệp phải đón Việt Nam vào nếu ta chưa hội đủ điều kiện. Phải nói thêm là nếu ông đại sứ Mỹ quá chiều lòng chính quyền Hà Nội mà không bảo vệ được quyền lợi của tư doanh cho xác đáng thì chính ông ta có khi mất chức; chứ không có chuyện ngược lại là ông ta sẽ cấm phòng thương mại hay doanh nghiệp Mỹ làm khó chính phủ Hà Nội!

- Ngược lại, nếu tính sai trong đầu tư thì doanh nghiệp có thể lỗ lã hay phá sản và rút khỏi thị trường Việt Nam. Đấy là quy luật vận hành của một xứ tự do về kinh tế và dân chủ về chính trị, chứ không là sự thiếu thiện chí của chính quyền để mình hiểu lầm và oán thán người ta!

- Phải nói thêm, lần nữa, rằng WTO là một câu lạc bộ bình đẳng, muốn là hội viên thì phải thỏa mãn mọi hội viên chứ không chỉ vuốt ve mua chuộc viên công chức quốc tế phụ trách hồ sơ Việt Nam là đủ. Thay vì bực bội thì Việt Nam nên lợi dụng thời gian chờ đợi này để thông tin và chuẩn bị cho tư doanh biết luật chơi kinh doanh sau này, hầu cạnh tranh thắng lợi và dự trù trước những biện pháp trợ giúp cần thiết khi mình hội nhập vào luồng trao đổi quốc tế.

 

Lợi hay không lợi? 

 

"Nếu tính sai trong đầu tư thì doanh nghiệp có thể lỗ lã phá sản và rút khỏi thị trường Việt Nam. Đấy là quy luật vận hành của một xứ tự do về kinh tế và dân chủ về chính trị, chứ không là sự thiếu thiện chí của chính quyền để mình hiểu lầm và oán thán người ta!"


Việt Long: Bây giờ chỉ còn ít thì giờ, ta bước qua chuyến thăm viếng chính thức của ông Hồ Cẩm Đào. Không như Hoa Kỳ, Trung Quốc đã mau chóng đón nhận Việt Nam vào WTO. Không thấy lãnh đạo Bắc Kinh phê phán gì về những vấn đề dân chủ hay nhân quyền tại Việt Nam, mà các doanh gia của họ cũng chả than phiền gì về việc đầu tư vào Việt Nam như doanh gia của các nước Tây phương, qua việc ba phòng thương mại vừa lên tiếng tuần trước.

Trong khung cảnh ấy, thưa ông, liệu giới lãnh đạo Việt Nam có thấy là hợp tác với Trung Quốc là có lợi hơn hay không?
 
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Có thể lắm và như trong mọi vấn đề kinh tế, ta phải hỏi thêm là “có lợi cho ai?” Và nếu người Việt ta thấy bị thiệt thòi bất công khi làm ăn với Trung Quốc thì họ có quyền lên tiếng không?

- Trung Quốc không là xứ dân chủ nên có thể vì lý do chính trị đón nhận Việt Nam vào WTO dễ dàng hơn. Nhưng để làm gì? Ta cần nêu câu hỏi vì xét trên lãnh vực thuần túy kinh tế, mối lợi của Việt Nam, của người dân và kinh tế Việt Nam, trong quan hệ với Trung Quốc là những gì?

- Xứ này không là một nhà đầu tư lớn, ở hàng thứ hai chục trở xuống với loại dự án rất nhỏ, lại bán nhiều hơn mua với Việt Nam, chưa kể đến bán lậu thuế qua biên giới. Về chuyển giao công nghệ, tức là cho ta học hỏi thêm về khoa học kỹ thuật và tổ chức hiện đại, thì họ cũng chẳng có gì.

- Nếu có thì chỉ có chuyển giao công nghệ về kỹ thuật bảo vệ chế độ, là điều có thể có lợi cho giới lãnh đạo ở Hà Nội chứ không chắc là có lợi cho người dân.

 

Ngả theo Trung Quốc hay Hoa Kỳ?

 
Việt Long: Ông nói vậy với hàm ý là Việt Nam không nên ngả theo Trung Quốc mà có thể là nên ngả theo Hoa Kỳ?
 
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi hiểu là sự đắn đo ấy đang ám ảnh nhiều người trong nước. Có người thừa uyên bác còn ngầm khuyên dân ta là “bán anh em xa mua láng giềng gần”, huống hồ chắc gì Mỹ đã là anh em, lại ở xa! Tôi e rằng câu trả lời không đơn giản vì một thực tế lịch sử hơn là kinh tế.

- Đó là từ ngàn năm nay cứ đánh thắng một đợt xâm lăng từ phương Bắc thì lãnh đạo Việt Nam lại học theo Bắc phương về cả văn hóa lẫn chính trị để củng cố chế độ. Lâu dần rồi, thì chẳng cần có Tiết độ sứ người Hán ngồi ở Hà Nội mà Việt Nam vẫn khó bước ra khỏi trật tự Trung Hoa. Ngày nay, thế giới đã đổi thay mà nếp tư duy ấy vẫn còn, và còn được củng cố bởi “xã hội chủ nghĩa”. Ta không gửi người đi xin cầu phong thì vẫn có lãnh đạo của họ sang tận nơi đề bạt lãnh đạo của mình.

- Vấn đề không phải là mình nên ngả theo Mỹ hay theo Tầu mà phải ngả về dân. Phải làm sao để đa số người Việt Nam có thể quyết định lấy về cuộc sống của mình về tương lai của xứ sở thay vì bị chi phối bởi lãnh đạo xứ khác.

- Nói đến văn hóa Trung Hoa, tôi xin kết thúc bằng một truyện ngụ ngôn của Trang tử trong cuốn Nam Hoa Kinh: "Ông nhà giàu kia sợ kẻ trộm nên cất tài sản cho kỹ trong hòm, bên ngoài đóng đai cho chặt. Khi kẻ trộm vào là cứ ôm hòm mà chạy và mừng là đai không bung!" Ngày nay, cái đai ấy là cái đảng đang cầm quyền. 

Việt Long: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.



Một chuyện đã xưa - tháng 11 năm 2005 -  mà than ôi, vẫn cứ là hiện đại... NXN
- Cô Đơn Dưới Đáy Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 20061214


Hoa Kỳ là siêu cường cô đơn - bị cô lập...  




"Hội chứng Tiêu Bán Sơn" là tâm lý trống vắng của một người hết còn kẻ thù truyền kiếp nên thấy là hết cả lẽ sống. Hiện tượng ấy được Kim Dung minh diễn trong bộ truyện võ hiệp "Thiên Long Bát Bộ", qua mối cừu thù trải dài mấy chục năm giữa hai nhân vật Mộ Dung Bác và Tiêu Bán Sơn, phụ thân của Tiêu Phong (hay Kiều Phong).

Khi một nhà sư không tên áo xám tung chưởng giết chết Mộ Dung Bác, Tiêu Bán Sơn bỗng nhẹ người, nhưng lại  cảm thấy thê lương trống trải. Và tự hỏi là từ nay mình sống để làm gì…. Cứ như thơ Vũ Hoàng Chương: "Ta sẽ làm chi đời ta?"

Đó là truyện lãng mạn trong văn chương hư cấu.

Chuyện thực tế trong chính trị toàn cầu thì Hoa Kỳ không kịp thấy mình cô đơn trống vắng sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào cuối năm 1991. Thê thảm hơn, dường như chính người Mỹ ưu tú cũng không biết!

Thời ấy, Cố vấn An ninh của Tổng thống George H. Bush (ông Bush 41) là Brent Scowcroft đã chợt nghĩ ra nhãn hiệu "Trật tự mới của Thế giới" (New World Order) dán lên một cái chai rỗng mà thực ra chưa biết trong chai sẽ chứa những gì. Ông cựu Thiếu tướng Không quân này thuộc trường phái thực tiễn - và chống chủ trương hữu vi hiện nay của Tổng thống George W. Bush - nhưng thiếu viễn kiến và chẳng biết cái trật tự mới đó là thế nào.

Học giả Francis Fukuyama, một giáo sư Đại học, thì vẽ ra một viễn ảnh hào hùng hơn: "Lịch sử Cáo chung" (the End of History). Lấy cảm hứng từ lý luận Hegel sau khi triều đại Napoléon sụp đổ và các cuộc chiến Âu châu kết thúc, Fukuyama nói đến sự thắng thế tất yếu của chủ nghĩa tư bản và tư tưởng dân chủ trên toàn cầu. Từ đấy, thiên hạ thái bình và chẳng còn cuộc tranh luận nào là đáng kể nữa.

Là một trí thức siêu hạng và chính khách đại tài, Tổng thống Bill Clinton lên nhậm chức từ năm 1993 thì không lý gì đến những khái niệm trừu tượng hay phạm trù uyên áo như vậy. Chẳng khác gì chàng Xuân tóc đỏ đú đởn với bà Phó Đoan hay dợt banh với cô Tuyết trong truyện Vũ Trọng Phụng, ông Clinton rong chơi trong lịch sử.

Khi thì vụt banh qua Bosnia, khi ngỏn ngoẻn hòa giải Israel với Palestine, khi rót đạn vào Kosovo, vì lý do nhân đạo hơn là quyền lợi, ông Clinton đã có tám năm bình an.

Thế giới tưởng như vậy. Dân Mỹ cũng nghĩ như thế. Từ nay Hoa Kỳ là một siêu cường không đối thủ, có thể ban phát đây đó cho nhân lại vài ba cử chỉ hào hiệp và hiếu hòa…

Thật ra, 10 năm sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, thế giới đã có những thay đổi mãnh liệt hơn nửa thế kỷ chiến tranh nóng lạnh trước đó. Và George W. Bush đang lãnh di sản này, mà không biết. Hoặc chưa biết làm sao…

Sau khi Thế chiến II kết thúc năm 1945, thế giới không bị thế chiến hay đại chiến, điều hãn hữu nếu ta nhớ lại chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 rồi Thế chiến I năm 1914 qua Thế chiến II năm 1939. Trong giai đoạn gọi là Chiến tranh lạnh ấy, chỉ có vài ngoặc đơn không đáng kể cho các sử gia và trí thức Tây phương, là Cách mạng tại Liên Xô, Trung Quốc hay chiến tranh tại Cao Ly, tại Việt Nam, hoặc đàn áp tại Đông Âu... ngần ấy biến động khiến mấy chục triệu người mất mạng.

Ít ra thì không có bom nguyên tử và kinh tế thị trường cùng chính trị dân chủ bành trướng khắp nơi. Thiên hạ quả là thái bình và thịnh vượng hơn trước, với tốc độ chưa hề thấy trong lịch sử. Francis Fukuyama có lạc quan kết luận như trên thì cũng hiểu được, cho nên người ta tạm quên những ngoặc đơn u ám đã thấy trong thế giới cộng sản hay vùng tiếp cận với cuộc cách mạng vô sản hoang tưởng và điên khùng đó - như tại miền Nam Việt Nam.

Suốt nửa thế kỷ "hoà bình" này, Hoa Kỳ là siêu cường có khả năng đối đầu và đối thoại với Liên xô trong khi mở rộng ảnh hưởng gọi là "ổn định" trên thế giới.

Những quốc gia áp dụng quy luật kinh tế tự do thì phát đạt rất nhanh và chuyển dần qua chính trị dân chủ. Họ làm nên phép lạ kinh tế dưới cái dù nguyên tử của Mỹ. Khi Liên xô tự sụp đổ dưới sức nặng tai hại của chủ nghĩa cộng sản, Hoa Kỳ và các nhà lý luận lạc quan của Tây phương bèn kết luận là "chủ nghĩa tư bản đã đại thắng!"

Kể từ nay, cứ làm như Mỹ là sẽ thành công, những dị biệt trong cách thi hành chỉ là tiểu tiết.

Người ta, từ Scowcroft tới Fukuyama hay Clinton và rất nhiều chiến lược gia uyên bác khác đã không lường ra một sự thể bi đát hơn kể từ khi "lịch sử cáo chung".

Ấn Độ, Pakistan rồi Bắc Hàn và Iran nay đã hoặc sắp có võ khí nguyên tử, chưa kể Israel, qua lời tiết lộ cố tình vụng về của Thủ tướng Ehud Olmert vào tuần qua. Võ khí tàn sát ấy đang được phổ biến khắp nơi và sẽ có ngày rơi vào tay quân khủng bố. Mà Hoa Kỳ không thể làm gì được để ngăn ngừa.

Võ khí ấy càng dễ phổ biến khi hai nước cừu thù của Hoa Kỳ, là Trung Quốc và Liên bang Nga, góp phần quảng bá hoặc cản trở nỗ lực gián chỉ của Hoa Kỳ. Hiện tượng ấy bị chìm trong một trào lưu khác: được giải phóng khỏi nỗi lo đại chiến sau khi Liên xô tan rã, các đồng minh cố hữu của Hoa Kỳ đi tìm lấy một định mệnh riêng của mình, trên lưng nước Mỹ.

Từ Pháp tới Nam Hàn, Nhật Bản, từ Đức, Ý tới Mexico hay Brazil, xứ nào cũng sẵn sàng gióng lên tiếng nói khác và ngược với Mỹ. Liên hiệp quốc trở thành một diễn đàn chống Mỹ gay gắt nhất, với sự cổ võ của truyền thông Mỹ, ở dòng chính lưu.

Sau 15 năm suy sụp, Liên bang Nga đang tự khẳng định lại tư thế đại cường bằng cách gây rối cho Hoa Kỳ trên từng hồ sơ quốc tế, từ Georgia qua Ukraine tới Iran. Sau 25 năm được Hoa Kỳ giải vây và nâng đỡ, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế và mở rộng ảnh hưởng qua Phi châu và Nam Mỹ. Cường quốc này còn muốn trở thành đại cường hải dương có khả năng thách thức Hoa Kỳ trên Thái bình dương. Con con như Venezuela cũng ngồi trên giếng dầu quảng bá tư tưởng chống Mỹ tại Tây bán cầu, có khi còn kín đáo giúp cho quân khủng bố có giấy tờ giả để cùng đoàn di dân nhập lậu vào Mỹ

Trong lịch sử rất mỏng của mình, chưa khi nào Hoa Kỳ thấy ảnh hưởng toàn cầu của mình lại gặp nhiều trở lực như ngày nay. Thậm chí, chưa khi nào khuynh hướng tự cô lập của Hoa Kỳ lại thắng thế như vậy ở trong nước.

Bên trong, nước Mỹ lạc quan và phóng túng không cần nhìn vào sổ sách kế toán và nhân khẩu của mình: ngân sách bị bội chi, ngoại thương bị nhập siêu, quỹ An sinh Xã hội có ngày phá sản, chế độ bảo hiểm y tế sẽ bị khủng hoảng. Trong khi ấy, dân Mỹ tranh luận về chuyện hôn nhân đồng tính hoặc phá thai và không nên can thiệp quá nhiều vào chuyện thế giới.

Giới trẻ tại Mỹ, thế hệ 18-25 tuổi đang nhìn qua hướng khác. Đa số chỉ quan tâm đến sở thích phù du hay lý tưởng của mình và không muốn nước Mỹ lý vào chuyện thiên hạ.

Vụ khủng bố 9-11 năm 2001 là biến cố đánh thức nước Mỹ. Rằng thời "lịch sử cáo chung" cũng mở ra một kỷ nguyên mới, một không gian chưa định hình, một đại dương không có hải đồ. Chính quyền Bush và giới lãnh đạo tư tưởng của Hoa Kỳ có thể thấy đó là cơ hội vạch ra những lý luận hay tư tưởng giải thích cho "một trật tự mới", một "thiên hạ đại thế" khác. Hoặc những lý do hợp tình để Hoa Kỳ đảm nhiệm vai trò của một đế quốc có từ tâm. Nhưng cuối cùng thì Chính quyền Bush tuột xích và đổ dốc.

Chỉ năm năm sau đó thôi, Hoa Kỳ đã thấy mình cô đơn, không phải trên đỉnh mà dưới đáy.

Ảnh hưởng quốc tế của đệ nhất siêu cường này bị ngăn chặn hay thách thức ở khắp nơi. Kinh hãi hơn vậy, thế giới dễ dàng thông cảm với quân khủng bố, Sunni hay Shia, Hezbollah hay Hamas, Iran hay Syria. Mà sẵn sàng kết tội Hoa Kỳ về mọi tai họa của nhân loại, từ chuyện khủng bố đến nhiệt hoá địa cầu. Cử tri Mỹ cũng phản ứng như vậy trong cuộc bầu cử vừa qua. Dân chủ chính trị và tự do mậu dịch cho thế giới nghèo đói chỉ là chuyện hão huyền, không đáng kể. Mối nguy bị khủng bố cũng vậy!

Ông Bush còn hai năm để tìm ra một hướng khác cho nước Mỹ - là điều rất khó, sau 15 năm ngủ quên trên đỉnh....
 

Tổng số lượt xem trang