Tổng thống Tunisia
Ben Ali
Reuters
Người ta thấy, nguyên nhân của sự chạy trốn này, tất nhiên trước hết là sức ép của phong trào quần chúng, của quyết tâm thay đổi chế độ của mọi tầng lớp dân chúng, bắt đầu từ ngọn lửa tự thiêu của một sinh viên thất nghiệp, trước tệ tham nhũng và bất công của hệ thống cầm quyền, nhưng áp lực trực tiếp đe dọa tính mạng nhà độc tài Ben Ali chính là thái độ bất hợp tác của quân đội.
Nước Pháp từ chối tiếp nhận Tổng thống chạy trốn của Tunisie.
Trái với mong muốn, tổng thống trốn chạy của Tunisie không được Pháp chấp nhận. Paris đã từ chối cho phép máy bay của ông hạ cánh xuống đất Pháp. Theo nguồn tin từ chính phủ, nước Pháp « không muốn tổng thống Tunisie Zine el Abidine Ben Ali đang chạy trốn, đến đất Pháp ». Chính quyền Pháp không muốn làm mất lòng cộng đồng người dân Tunisie đang sống tại đây.
Bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp, tối hôm trước đã cho biết « không hề nhận được đề nghị nào » của vị tổng thống đã bị hất ra vỉa hè. Về mặt chính thức, cả tổng thống Nicolas Sarkozy, lẫn thủ tướng François Fillon đều không nhận được telephone của Ben Ali .
Ben Ali cùng với gia đình đã tị nạn tại Arabie Saoudite, thông báo của hoàng cung SPA cho biết như vậy. Một nguồn tin của AFP cho biết, máy bay của tổng thống Tunisie đã đến Jeddah vào đêm thứ sáu , rạng ngày thứ bảy.
Ông ta buộc phải rời Tunisie trong thời gian một tháng do áp lực cuộc biểu tình của dân chúng, mà chính người dân gọi là « Cuộc cách mạng hoa nhài » và bị đàn áp trong máu với giá của nhiều chục mạng sống.
Gần như cùng một lúc với việc ra đi của tổng thống, vị Thủ tướng đương quyền, Mohammed Ghannouchi, tuyên bố trên TiVi rằng ông ta được quyền thay chức tổng thống cho đến khi thiết lập trật tự mới, theo một đạo luật mà chính Ben Ali đã ký trước đó. Bằng một giọng quan trọng, ông ta kêu gọi đoàn kết : « Tôi kêu gọi toàn dân Tunisie tất cả dù có động chạm chính trị hay không , hãy biểu lộ tinh thần yêu nước và đoàn kết ». Ông cũng cam kết sẽ tôn trọng hiến pháp.
Hai lãnh đạo của đảng đối lập hợp pháp - Mustapha Ben Jaafar, Diễn đàn dân chủ vì lao động và tự doFDTL, và Néjib Chebbi, đảng Dân chủ tiến bộ PDP, hôm thứ sáu tuyên bố sẵn sàng cộng tác với Mohammed Ghannouchi.
Ngay ngày hôm sau của cuộc bỏ chạy sang Ả rập xê út của vị tổng thống đã cai trị Tunisie bằng bàn tay sắt suốt 23 năm, Hội đồng lập hiến đã nhận thấy ghế tổng thống bị bỏ trống và tính rằng theo các đạo luật cơ bản của Tunisie, chủ tịch Nghị viện là người thay thế tạm thời, chứ không phải là thủ tướng. Vì vậy, chủ tịch Quốc hội Tunisie Fouad Mebazaa đã làm lễ tuyên thệ nhân chưc tổng thống lâm thời đầu giờ chiều ngày thứ bảy.
Hội đồng lập hiến cũng chỉ định một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 ngày.
Tuy nhiên, tình hình còn trong tình trạng rất mong manh. « Cần phải hết sức cảnh giác », Selim Ben Hassen, chuyên gia về Tunisie của Đại Euro 1 nhấn mạnh - « Nhân dân Tunisie đã viết những dòng lịch sử mới đầu tiên, họ cần phải viết viết những dòng cuối »., « những gì đang xảy ra là chính phủ đương quyền đang cố viết giành lấy quyền viết thay nhân dân những dòng cuối này », vị chuyên gia này cảnh giác.
Claude Bartolon nghị sĩ vùng Seine-Saint-Denis gốc Tunisie cũng chia sẻ nhận định này : « Mọi chuyện chưa ổn định, những người Pháp cần sát cánh cùng nhân dân Tunisie. Nhưng tôi hoàn toàn khâm phục nhân dân Tunisie ».
Như vậy, chỉ trong khoảng chưa đầy một tháng, một chế độ gần như độc đảng, cai trị suốt 23 năm, có cả một hệ thống chân rết và bè cánh ở khắp cả nước, từ trên tột đỉnh quyền lực xuống tận dưới cùng, đã sụp đổ. Một chế độ độc tài nhưng che đậy bằng bề ngoài giả dân chủ và chống Hồi giáo. Nhưng sụp đổ vì tham nhũng và bóp nghẹt dân chủ. Tổng thống của nó đã phải trốn chạy. Dân chúng không một tấc sắt trong tay.
Tất cả đã bắt đầu từ một thị trấn nhỏ cách thủ đô Tunis 265 km, do một vụ kiểm tra trật tự của cảnh sát đường phố. Mohamed Bouazizi một thanh niên bán rau quả trên vỉa hè bị cảnh sát tịch thu toàn bộ hàng hóa, với lý do « không có giấy phép ». Người nhà và những người chứng kiến tại chỗ kể lại rằng, Bouazizi đã van nài viên cảnh sát, nhưng vì không chịu « xì tiền ra » nên cuối cùng, hàng hóa của cậu ta đã bị viên cảnh sát này tịch thu, đưa về trụ sở thị trấn. Bouazizi là sinh viên đã tốt nghiệp đại học, nhưng bằng mọi cách, cậu ta vẫn không xin được việc làm, buộc phải bán vặt rau quả trên vỉa hè kiếm sống.
Bouazizi sau đó đã theo về trụ sở hành chính của Thị trấn, xin gặp Trưởng công an tỉnh và đệ đơn xin lại số hàng hóa ít ỏi. Nhưng không một ai chịu tiếp và đơn của cậu ta không có người nhận. Uất ức, Bouazizi đã tưới xăng lên người và tự thiêu ngay trước cửa dinh Tỉnh trưởng. Bị bỏng nặng, người ta đưa cậu ta vào bệnh viện Sfax, sau đó được chuyển lên cấp cứu tại thủ đô Tunis, nhưng đã chết sau đó vài ngày.
Người ta thấy, nguyên nhân của sự chạy trốn này, tất nhiên trước hết là sức ép của phong trào quần chúng, của quyết tâm thay đổi chế độ của mọi tầng lớp dân chúng, bắt đầu từ ngọn lửa tự thiêu của một sinh viên thất nghiệp, trước tệ tham nhũng và bất công của hệ thống cầm quyền, nhưng áp lực trực tiếp đe dọa tính mạng nhà độc tài Ben Ali chính là thái độ bất hợp tác của quân đội. Trong nhiều năm, nhiều lần trước đó, mọi cuộc bạo động của dân chúng đều nhanh chóng bị dập tắt bởi lực lượng quân đội. Lần này, mệnh lệnh từ Cung điện phủ tổng thống không được quân đội chấp hành, họ tuyên bố chỉ bảo vệ các khu vực liên quan tới an ninh quốc gia, tới tài sản và trật tự công cộng, không liên quan tới an toàn của cá nhân hay gia đình của riêng tổng thống. Vì sợ một cuộc đảo chính quân sự, đe dọa tính mạng, mà Ben Ali đã vội vã đưa cả gia đình trốn chạy. Mọi việc đã được thỏa thuận vội vã với thủ tướng vây cánh Mohammed Ghannouchi, và các đảng đối lập giả tạo. Nhưng đã không qua được mắt phong trào và Hội đồng lập hiến.
Kinh nghiệm của Tunisie chắc chắn sẽ có ích cho mỗi dân tộc đang bị tước đoạt quyền dân chủ trên cả địa cầu.
-Tổng thống Ben Ali trốn sang Ảrập Xêút dưới áp lực của đường phố (RFI)-Sau 23 năm cầm quyền liên tục, chiều hôm qua tổng thống Tunisia, ông Ben Ali và gia đình đã lên máy bay trốn ra nước ngoài. Nhà độc tài Tunisia như vậy là lãnh đạo đầu tiên của một nước Ảrập bị sức ép của đường phố lật đổ. Cuối cùng, chỉ có Ảrập Xêút chấp nhận đón tiếp sau khi Pháp, Ý và Qatar từ chối. Nhà độc tài Tunisia như vậy là lãnh đạo đầu tiên của một nước Ảrập bị sức ép của đường phố lật đổ. Chủ tịch Quốc hội Tunisia Foued Mebazaa giữ chức quyền tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp. Liên Hiệp Quốc và các thủ đô Tây phương kêu gọi chính quyền lâm thời tôn trọng nhân quyền, tổ chức bầu cử tự do.Nước Pháp từ chối tiếp nhận Tổng thống chạy trốn của Tunisie.
Trái với mong muốn, tổng thống trốn chạy của Tunisie không được Pháp chấp nhận. Paris đã từ chối cho phép máy bay của ông hạ cánh xuống đất Pháp. Theo nguồn tin từ chính phủ, nước Pháp « không muốn tổng thống Tunisie Zine el Abidine Ben Ali đang chạy trốn, đến đất Pháp ». Chính quyền Pháp không muốn làm mất lòng cộng đồng người dân Tunisie đang sống tại đây.
Bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp, tối hôm trước đã cho biết « không hề nhận được đề nghị nào » của vị tổng thống đã bị hất ra vỉa hè. Về mặt chính thức, cả tổng thống Nicolas Sarkozy, lẫn thủ tướng François Fillon đều không nhận được telephone của Ben Ali .
Ben Ali cùng với gia đình đã tị nạn tại Arabie Saoudite, thông báo của hoàng cung SPA cho biết như vậy. Một nguồn tin của AFP cho biết, máy bay của tổng thống Tunisie đã đến Jeddah vào đêm thứ sáu , rạng ngày thứ bảy.
Ông ta buộc phải rời Tunisie trong thời gian một tháng do áp lực cuộc biểu tình của dân chúng, mà chính người dân gọi là « Cuộc cách mạng hoa nhài » và bị đàn áp trong máu với giá của nhiều chục mạng sống.
Gần như cùng một lúc với việc ra đi của tổng thống, vị Thủ tướng đương quyền, Mohammed Ghannouchi, tuyên bố trên TiVi rằng ông ta được quyền thay chức tổng thống cho đến khi thiết lập trật tự mới, theo một đạo luật mà chính Ben Ali đã ký trước đó. Bằng một giọng quan trọng, ông ta kêu gọi đoàn kết : « Tôi kêu gọi toàn dân Tunisie tất cả dù có động chạm chính trị hay không , hãy biểu lộ tinh thần yêu nước và đoàn kết ». Ông cũng cam kết sẽ tôn trọng hiến pháp.
Hai lãnh đạo của đảng đối lập hợp pháp - Mustapha Ben Jaafar, Diễn đàn dân chủ vì lao động và tự doFDTL, và Néjib Chebbi, đảng Dân chủ tiến bộ PDP, hôm thứ sáu tuyên bố sẵn sàng cộng tác với Mohammed Ghannouchi.
Ngay ngày hôm sau của cuộc bỏ chạy sang Ả rập xê út của vị tổng thống đã cai trị Tunisie bằng bàn tay sắt suốt 23 năm, Hội đồng lập hiến đã nhận thấy ghế tổng thống bị bỏ trống và tính rằng theo các đạo luật cơ bản của Tunisie, chủ tịch Nghị viện là người thay thế tạm thời, chứ không phải là thủ tướng. Vì vậy, chủ tịch Quốc hội Tunisie Fouad Mebazaa đã làm lễ tuyên thệ nhân chưc tổng thống lâm thời đầu giờ chiều ngày thứ bảy.
Hội đồng lập hiến cũng chỉ định một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 ngày.
Tuy nhiên, tình hình còn trong tình trạng rất mong manh. « Cần phải hết sức cảnh giác », Selim Ben Hassen, chuyên gia về Tunisie của Đại Euro 1 nhấn mạnh - « Nhân dân Tunisie đã viết những dòng lịch sử mới đầu tiên, họ cần phải viết viết những dòng cuối »., « những gì đang xảy ra là chính phủ đương quyền đang cố viết giành lấy quyền viết thay nhân dân những dòng cuối này », vị chuyên gia này cảnh giác.
Claude Bartolon nghị sĩ vùng Seine-Saint-Denis gốc Tunisie cũng chia sẻ nhận định này : « Mọi chuyện chưa ổn định, những người Pháp cần sát cánh cùng nhân dân Tunisie. Nhưng tôi hoàn toàn khâm phục nhân dân Tunisie ».
Như vậy, chỉ trong khoảng chưa đầy một tháng, một chế độ gần như độc đảng, cai trị suốt 23 năm, có cả một hệ thống chân rết và bè cánh ở khắp cả nước, từ trên tột đỉnh quyền lực xuống tận dưới cùng, đã sụp đổ. Một chế độ độc tài nhưng che đậy bằng bề ngoài giả dân chủ và chống Hồi giáo. Nhưng sụp đổ vì tham nhũng và bóp nghẹt dân chủ. Tổng thống của nó đã phải trốn chạy. Dân chúng không một tấc sắt trong tay.
Tất cả đã bắt đầu từ một thị trấn nhỏ cách thủ đô Tunis 265 km, do một vụ kiểm tra trật tự của cảnh sát đường phố. Mohamed Bouazizi một thanh niên bán rau quả trên vỉa hè bị cảnh sát tịch thu toàn bộ hàng hóa, với lý do « không có giấy phép ». Người nhà và những người chứng kiến tại chỗ kể lại rằng, Bouazizi đã van nài viên cảnh sát, nhưng vì không chịu « xì tiền ra » nên cuối cùng, hàng hóa của cậu ta đã bị viên cảnh sát này tịch thu, đưa về trụ sở thị trấn. Bouazizi là sinh viên đã tốt nghiệp đại học, nhưng bằng mọi cách, cậu ta vẫn không xin được việc làm, buộc phải bán vặt rau quả trên vỉa hè kiếm sống.
Bouazizi sau đó đã theo về trụ sở hành chính của Thị trấn, xin gặp Trưởng công an tỉnh và đệ đơn xin lại số hàng hóa ít ỏi. Nhưng không một ai chịu tiếp và đơn của cậu ta không có người nhận. Uất ức, Bouazizi đã tưới xăng lên người và tự thiêu ngay trước cửa dinh Tỉnh trưởng. Bị bỏng nặng, người ta đưa cậu ta vào bệnh viện Sfax, sau đó được chuyển lên cấp cứu tại thủ đô Tunis, nhưng đã chết sau đó vài ngày.
Người ta thấy, nguyên nhân của sự chạy trốn này, tất nhiên trước hết là sức ép của phong trào quần chúng, của quyết tâm thay đổi chế độ của mọi tầng lớp dân chúng, bắt đầu từ ngọn lửa tự thiêu của một sinh viên thất nghiệp, trước tệ tham nhũng và bất công của hệ thống cầm quyền, nhưng áp lực trực tiếp đe dọa tính mạng nhà độc tài Ben Ali chính là thái độ bất hợp tác của quân đội. Trong nhiều năm, nhiều lần trước đó, mọi cuộc bạo động của dân chúng đều nhanh chóng bị dập tắt bởi lực lượng quân đội. Lần này, mệnh lệnh từ Cung điện phủ tổng thống không được quân đội chấp hành, họ tuyên bố chỉ bảo vệ các khu vực liên quan tới an ninh quốc gia, tới tài sản và trật tự công cộng, không liên quan tới an toàn của cá nhân hay gia đình của riêng tổng thống. Vì sợ một cuộc đảo chính quân sự, đe dọa tính mạng, mà Ben Ali đã vội vã đưa cả gia đình trốn chạy. Mọi việc đã được thỏa thuận vội vã với thủ tướng vây cánh Mohammed Ghannouchi, và các đảng đối lập giả tạo. Nhưng đã không qua được mắt phong trào và Hội đồng lập hiến.
Kinh nghiệm của Tunisie chắc chắn sẽ có ích cho mỗi dân tộc đang bị tước đoạt quyền dân chủ trên cả địa cầu.
Từ Ryad, thông tín viên Clarence Rodriguez cho biêt thêm chi tiết :
« Sau nhiều thông tin trái ngược nhau về quốc gia mà ông sẽ sống lưu vong, tổng thống Ben Ali đêm qua cuối cùng đã đáp xuống Djeddah, Ảrập Xêút và sẽ ở đây không biết đến bao giờ. Ông đã được chính quyền Ảrập Xêút tiếp đón tại phòng danh dự của sân bay. Qua cử chỉ này, chính quyền Ryad muốn giúp đỡ tổng thống một nước Ảrập, lãnh đạo đầu tiên của khối Ảrập buộc phải từ bỏ quyền hành dưới áp lực của đường phố. Ảrập Xêút cũng đón tiếp phu nhân tổng thống bị lật đổ Leila Ben Ali, mà lúc đầu người ta nghĩ là chạy trốn sang Dubai.
Chính quyền Ảrập Xêút cũng xác nhận sự ủng hộ nhân dân Tunisia và hy vọng là người dân nước này sẽ « đoàn kết để vượt qua giai đoạn khó khăn này của lịch sử ». Họ nói thêm rằng « quyết định đón tiếp Ben Ali là do những hoàn cảnh đặc biệt hiện nay ở Tunisia ».
Đây không phải là lần đầu tiên vương quốc vùng Vịnh này đón tiếp một nguyên thủ quốc gia chạy trốn. Tổng thống Uganda Idi Amin Dada đã từng tỵ nạn ở Ảrập Xêút, sau khi bị lật đổ và ông đã qua đời tại đây năm 2003.
Từ khi vội vã rời khỏi Tunisia đêm thứ sáu, Ben Ali rõ ràng là đã cố tìm một quốc gia đón tiếp. Trên một chiếc máy bay của hãng hàng không Tunisia Cartago Airlines, dường như ban đầu ông ta định tỵ nạn ở Sardaigna, Ý. Phi công lấy cớ là cần tiếp thêm nhiên liệu để đáp xuống đây. Nhưng chính phủ Ý đã cho tổng thống Tunisia hiểu là ông ta không được hoan nghênh ở đây.
Đáng ngạc nhiên hơn cả là nước Pháp cũng không muốn đón tiếp người bạn thân 23 năm, vì sợ gây bất bình cộng đồng người Tunisia ở Pháp, theo một nguồn tin thân cận chính phủ. Bộ Ngoại giao Pháp cho biết không hề nhận được yêu cầu đón tiếp nào từ ông Ben Ali."
Sức ép của đường phố
Tổng thống Tunisia phải ra đi vì không còn cách nào đối phó với diễn biến quá nhanh chóng. Chiều thứ năm 13/01/2011, ông lên truyền hình tuyên bố là đã hiểu nguyện vọng của dân, ông đổ lỗi cho giới thân cận đánh lừa lãnh đạo và thông báo cách chức hai cố vấn. Ông cam kết thêm là tôn trọng các quyền tự do và không ra tranh cử nhiệm kỳ mới năm 2014.
Những lời « thú tội » này không xoa dịu được dân chúng mà còn gây phản ứng trái ngược. Hôm sau, thủ đô Tunis tràn ngập hàng chục ngàn người biểu tình với những khẩu hiệu đòi tổng thống từ chức.
Trưa thứ sáu 14/01/2011, thủ tướng Mohamed Ghanouchi thông báo lệnh của tổng thống cách chức toàn bộ chính phủ. Nhưng ngoài đường phố , đoàn biểu tình đáp lại bằng khẩu hiệu « tiếp tục nổi dậy ».
Chuyện gì phải đến đã đến. Vào khoảng 17 giờ, có tin gia đình nhà độc tài lên máy bay tẩu thoát sang Pháp. Pháp không cho, máy bay đáp xuống Ý tiếp liệu xăng, rồi bay về hướng đảo Malta. Cuối cùng thì ông Ben Ali không đáp xuống Qatar như nhiều tin đồn, mà bay sang Ả rạp Xê-Út.
Sáng hôm nay, theo nguyên tắc ghi trong Hiến pháp, chủ tịch Quốc hội Tunisia Foued Mebazaa giữ chức quyền tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp, sau khi chức vụ này được thủ tướng Tunisa, một người thân cận với cựu tổng thống Ben Ali, tạm thời nắm giữ, ngay sau khi ông chạy trốn sang Ả Rập Xê Út. Việc chủ tịch Quốc hội nắm quyền tổng thống, như vậy, đã loại trừ khả năng ông Ben Ali quay trở lại chính trường Tunisia.
Báo chí Tunisia hôm nay nhiệt liệt đón chào sự sụp đổ của tổng thống Ben Ali dưới sức ép đường phố và hy vọng rằng cuộc nổi dậy thành công của người Tunisia sẽ là một tấm gương cho nhiều nước Ảrập khác.
Tuy vậy, nhiều khu phố tại vùng ngoại ô thủ đô Tunis đã trải qua một đêm hoảng sợ ngày hôm qua, vì nạn phá phách, cướp bóc, do các băng đảng bịt mặt gây ra. Theo một nguồn tin ngoại giao Pháp, những người ủng hộ tổng thống thất sủng Ben Ali là các cảnh sát có trang bị vũ khí thô sơ, mặc thường phục hoặc sắc phục, có thể đã tham gia vào các cuộc tấn công chống lại thường dân tại thủ đô Tunis. Quân đội đã phải dùng trực thăng tuần tiễu để bảo vệ dân cư trong thành phố.
Mặc dù lệnh thiết quân luật được bãi bỏ vào lúc 7h giờ địa phương, gần đến 8h vẫn ít người dám đi ra đường. Sáng hôm nay, cảnh sát đã ngăn đường vào trung tâm thành phố để ngăn chận các cuộc tập trung đông người.
Phản ứng quốc tế
Liên Hiệp Quốc và các thủ đô Tây phương kêu gọi chính quyền lâm thời tôn trọng nhân quyền, tổ chức bầu cử tự do. Tổng thống Mỹ Obama khen ngợi « lòng dũng cảm và phẩm cách » của người dân Tunisia. Hoa Kỳ xem Tunisia là một đồng minh chống khủng bố, nhưng thường xuyên lên tiếng chỉ trích chế độ thiếu tôn trọng nhân nhân quyền. Tổng thống Mỹ khuyến khích các bên giữ thái độ ôn hòa và kêu gọi chính quyền lâm thời nhanh chóng tổ chức bầu cử theo nguyện vọng của người dân.
Về phần Pháp, mẫu quốc cũ và gắn bó với chế độ của Ben Ali, Paris tỏ thái độ thận trọng và kêu gọi các bên đối thoại tìm một giải pháp dân chủ giải quyết khủng hoảng.Chính phủ Pháp khẳng định là « luôn luôn ủng hộ nhân dân Tunisia ». Theo tin mới nhất, Paris đã ra lệnh « phong tỏa các nguồn chuyển ngân đáng nghi ngờ của Tunisia ». Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon kêu gọi phải có một « giải pháp dân chủ ».
Chế độ gia đình trị
Sinh năm 1936 trong một gia đình khiêm tốn, được học tập tại Pháp, tướng Ben Ali, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong ngành an ninh và quân đội, đã giành được chức tổng thống vào năm 1987, với việc phế truất cựu tổng thống Habib Bourguiba, bị coi là quá “ốm yếu”.
Năm 1999, cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên trong lịch sử Tunisa về vấn đề nâng tuổi của ứng cử viên tổng thống, đã mở đường cho ông Ben Ali ra ứng cử thêm hai lần nữa.
Vào năm 2009, ông Ben Ali đã tái đắc cử đến lần thứ 5, với gần 90% phiếu bầu. Trong suốt thời kỳ nắm quyền của ông Ben Ali, đây là kỳ bỏ phiếu mà ông nhận được ít phiếu bầu nhất.
Ông Ben Ali lên nắm quyền vào thời điểm nước Tunisia bị xâu xé vì các cuộc tranh giành quyền kế vị xâu xé, và vào thời điểm các phong trào Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nhiều người Tunisia đã tin tưởng ông Ben Ali là một vị cứu tinh của đất nước.
Thực tế đúng là cựu tổng thống Ben Ali đã thiết lập được các nền tảng cho một nền kinh tế tự do, và theo đuổi các chính sách hỗ trợ giáo dục và giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, đi liền với các cải cách này là thái độ ngày càng cứng rắn đối với đối lập, bất kể là cánh tả Hay hồi giáo. Báo chí và nghiệp đoàn bị kiểm soát chặt chẽ.
Trong khi được nhiều nước Phương Tây ca ngợi vì sự ổn định và thành trì chống Hồi giáo cực đoan, chế độ của cựu tổng thống Ben Ali đã bị các nhà hoạt động nhân quyền kịch liệt chỉ trích vì các vi phạm trầm trọng, với các vụ bắt bớ đối lập chính trị và tra tấn tràn lan.
Cùng với gia đình của người vợ thứ hai Leila Trabelsi, ông Ben Ali đã áp đặt một chế độ gia đình trị, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của quốc gia này.
-Tunisia: Tổng thống "bỏ trốn" bị mãn nhiệm(Bee) -Sau khi bỏ trốn sang nước láng giềng để lánh nạn, Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã chính thức bị bãi nhiệm. -Tunisia plans unity government to quell violenceTUNIS (Reuters) - Tunisia's new leadership moved to form a coalition government to gain the upper hand over violent looters and quell arson and shooting that broke out after President Zine al-Abidine Ben Ali was ousted by protests.
-TUNISIA : Thêm một nhà độc tài bị nhân dân lật đổ (RFI)-Lịch sử vừa sang trang tại Bắc Phi với cuộc cách mạng « hoa lài », đóa hoa biểu tượng của Tunisia. Chỉ sau một tháng biểu tình đòi công ăn việc làm và phản đối đời sống đắt đỏ, phong trào xã hội tại Tunisia đã nhanh chóng biến thành phản kháng chính trị buộc Tổng thống Ben Ali và gia đình phải chạy trốn. Tình trạng tham ô gây phẩn nộ trong mọi tầng lớp dân chúng khiến cho ngay quân đội, thành trì bảo vệ chế độ, đã bỏ rơi nhà độc tài vào giờ phút gay go nhất.
Sau năm lần « đắc cử và tái đắc cử » với những tỷ lệ phiếu từ 90% đến 99%, Tổng thống Zine el-Abidine ben Ali, 74 tuổi đã cùng vợ con chạy sang Ảrập Xêút lưu vong sau khi bị Pháp, Ý và Qatar từ chối nhập cảnh.
Vì những nguyên nhân nào mà một nhà độc tài nắm hết quyền lực chính trị, kinh tế suốt 23 năm và có một lực lượng an ninh, quân đội hùng hậu trong tay lại một sớm một chiều đầu hàng trước một làn sóng thanh niên không vũ khí ?
Từ phản ứng bộc phát đầu tiên tỏ tình liên đới với một thanh niên có học thức nhưng phải đi bán hàng rong bị cảnh sát hà hiếp đến tẩm xăng tự tử hôm 17/12/2011 ở một tỉnh xa xôi , phong trào tranh đấu của giới trẻ Tunisia lan khắp nước. Chính quyền huy động cảnh sát chống bạo động đàn áp bằng lựu đạn cay và đạn thật làm chết 66 người, nhưng phong trào biểu tình không suy giảm và lan đến tận thủ đô chỉ trong vòng không đầy một tháng.
Trong những ngày cuối cùng, nhà độc tài phải ba lần lên truyền hình hứa hẹn trấn an. Nhưng dù hứa hẹn tái lập tự do báo chí, bãi bỏ kiểm duyệt internet, và cách chức một số nhân vật thân cận, các « động thái giờ chót » này chỉ làm cho người dân Tunisia cảm thấy hết sợ hải và càng tin tưởng hơn vào chiến thắng tất yếu của xu thế dân chủ.
Thanh niên chống đối, doanh nhân bất bình, quân đội bỏ rơi
Theo giới phân tích thì đằng sau lớp sơn vững chắc bên ngoài, chế độ của Ben Ali đã mục rữa từ bên trong. Người dân Tunisia có học vấn cao, nhưng đa số lại bị đặt bên lề xã hội. Họ không chấp nhận bị một gia đình thiếu học thức và tham ô lãnh đạo.
Theo báo cánh tả Libération của Pháp, bản thân tổng thống Ben Ali là một tay võ biền, tiến thân bằng vũ khí như Saddam Husein của Irak hay Boumediene của Algérie. Sau khi Tunisia độc lập, ông hoạt động trong ngành tình báo và chức vụ này cho ông điều kiện thuận lợi để lật đổ lãnh đạo đầu tiên là ông Bourguiba.
Đối lập cho biết thêm bà vợ thứ hai của ông là một thợ hớt tóc, nhưng nhờ vào quyền lực, hai người đã xây dựng một đế chế kinh tài. Từ hãng hàng không quốc gia đến khách sạng sang trọng , từ xăng dầu đến xe taxi và công ty khai thác thủy sản , từ hũ sửa chua của người lớn cho đến hộp sữa của trẻ con đều có bàn tay chia phần của gia đình nhà lãnh đạo hoặc của vợ ông.
Gia đình này bị dư luận nói lén là « kẻ cắp và vô văn hóa ». Cho đến hôm qua ai cũng phải nói lén, vì tất cả dân chúng đều bị theo dõi chặt chẽ. Bộ nội vụ có trong tay 100 ngàn cảnh sát. Trong bình mỗi 100 thường dân thì có một cảnh sát đứng sau lưng.
Mọi đòi hỏi dân chủ và tự do đều bị chính quyền từ khước với lý do là “dân trí không cao”.
Nhà nước mafia và cách mạng hoa lài
Mặc dù có tin đồn là ông bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng Ben Ali sửa đổi Hiến pháp để có thể ra tranh cử cho đến mãn đời như Hugo Chavez của Venezuela. Tuy nhiên lòng tham không đáy của bà vợ thứ hai Leila Trabelsi và các người con rễ đã làm cho người dân bình thường và thành phần doanh nhân cũng ngán ngẫm. Trong các bức điện ngoại giao mà Wikileaks tiết lộ, giới ngoại giao Mỹ tại Tunis gọi Tunisia “gần như”là một “nhà nước xã hội đen”.
Do tình trạng thối nát này mà quân đội đã bỏ rơi Tổng thống Ben Ali vào giờ phút nguy ngập. Binh sĩ không nổ súng vào người biểu tình, mà còn tỏ cử chỉ liên đới. Hình ảnh một thanh niên và một binh sĩ ôm nhau hay cảnh một sĩ quan nghiêm chào băng ca đưa xác một nạn nhân bị cảnh sát bắn chết lan truyền trên các mạng thông tin điện tử đã đánh hồi chuông báo tử chế độ.
Sau 28 ngày bị đàn áp đẩm máu với 66 người hy sinh , phong trào tranh đấu mà người dân Tunisia gọi là “cách mạng hoa lài” đã lật qua một trang sử độc tài như đã từng xảy ra tại Rumani, Indonesia, Nam Tư cũ, Kirghizstan… và theo nhiều nhà phân tích sẽ không dừng lại ở đây.