Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Nhập siêu từ Tàu: Buôn lậu kinh tế ngầm với Trung Quốc quá lớn


-Son Tran
-Buôn lậu kinh tế ngầm với Trung Quốc quá lớn


Dư luận dậy sóng khi Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng hôm 12/6/2015 thừa nhận trước Quốc hội là chắc chắn có buôn lậu và kinh tế ngầm trong giao thương với Trung Quốc. Chuyên gia nói gì về tình trạng hàng chục tỷ USD hàng hóa Trung Quốc được nhập lậu vào Việt Nam mỗi năm.


Tình trạng nhập siêu lớn với Trung Quốc và buôn lậu hàng hóa qua biên giới Việt-Trung thì báo chí đã nói rất nhiều, nhưng lần đầu tiên có những số liệu cụ thể được nêu lên trong một phiên họp toàn thể của Quốc hội và gây sôi nổi công luận báo chí.
Buôn lậu hai chiều
Theo đó hôm 8/6/2015 TS Mai Hữu Tín, đại biểu Quốc hội đơn vị Bình Dương đã dẫn số liệu thống kê xuất nhập khẩu năm 2014 của Trung Quốc cũng như Việt Nam cho thấy có sự chênh lệch rất lớn, qua đó thể hiện nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc không phải 29 tỷ USD như công bố mà lên đến 43,8 tỷ USD. Năm 2014 theo số liệu thống kê Việt Nam thì Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lượng hàng hóa 14,9 tỷ USD nhưng số liệu của Trung Quốc công bố là 19,9 tỷ USD. Số liệu Việt Nam ghi nhận nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 43,8 tỷ USD trong khi số liệu của Trung Quốc công bố là 63,7 tỷ USD.
Đại biểu Mai Hữu Tín đặt vấn đề là có khoảng 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam bằng buôn lậu, ngược lại cũng có khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam mà Đại biểu Tín nghi ngờ là khoáng sản đã được xuất khẩu lậu qua Trung Quốc. Với trị giá buôn lậu hai chiều lên tới 24 tỷ USD thì phải là buôn lậu có tổ chức rất lớn, hoặc gọi là kinh tế ngầm như lời ông Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Tuy rằng các giới chức chính phủ đưa ra nhiều biện giải về việc chênh lệch số liệu giữa cách tính của các quốc gia. Nhưng các chỉ số kỹ thuật không thể lý giải con số chênh lệch lên tới 20 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc và 4 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam.
Số liệu hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch quá lớn là tình trạng báo động cực kỳ nguy hiểm. Cái nguy hiểm thứ nhất là nói lên thực trạng buôn lậu kinh tế ngầm rất là mạnh, mà đã là buôn lậu kinh tế ngầm thì nó gây nhiều tác hại cho nền kinh tế
PGSTS Ngô Trí Long
Phó Giáo sư Tiến sĩ (PGSTS) Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Số liệu hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch quá lớn là tình trạng báo động cực kỳ nguy hiểm. Cái nguy hiểm thứ nhất là nói lên thực trạng buôn lậu kinh tế ngầm rất là mạnh, mà đã là buôn lậu kinh tế ngầm thì nó gây nhiều tác hại cho nền kinh tế. Thứ nhất Nhà nước thất thu một nguồn thu thuế rất lớn. Vấn đề thứ hai đã buôn lậu thì có nghĩa những mặt hàng đó không được thông quan, không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng, về vệ sinh, an toàn… Tất cả những hàng rào kỹ thuật là không được kiểm tra, nó ảnh hưởng đối với Việt Nam là một thị trường tiêu thụ hàng kém phẩm chất cho Trung Quốc. Vấn đề quan trọng nhất là ảnh hưởng nền sản xuất trong nước…Cho nên nếu tình trạng này để xảy ra thì nó gây hậu quả rất lớn đến nền kinh tế.”
Tác hại khôn lường việc thiếu kiểm soát
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện sống và làm việc ở Hà Nội cho rằng, việc không kiểm soát được hàng lậu từ Trung Quốc làm Việt Nam chịu nhiều thiệt hại. Nhưng điều quan trọng nhất là ảnh hưởng sức khỏe người dân. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
Thực phẩm như trái cây Trung Quốc tràn qua cử khẩu vào Việt Nam
Thực phẩm như trái cây Trung Quốc tràn qua cử khẩu vào Việt Nam
Ngoài vấn đề kinh tế mình mất thu thuế, hay cạnh tranh một cách không bình đẳng với các nhà sản xuất trong nước, còn vấn đề sức khỏe của nhân dân là không kiểm soát được
Ông Bùi Kiến Thành
“Ở Việt Nam hiện giờ tràn lan hàng Trung Quốc độc hại, thậm chí trái cây rau từ Trung Quốc qua là cực kỳ độc hại mà người dân không biết ra chợ vẫn mua. Hay là những sản phẩm khác các loại gà vịt, các loại thịt khác Trung Quốc gởi qua cũng vậy, mình không kiểm soát được. Vì vậy ngoài vấn đề kinh tế mình mất thu thuế, hay cạnh tranh một cách không bình đẳng với các nhà sản xuất trong nước, còn vấn đề sức khỏe của nhân dân là không kiểm soát được, việc đấy nhà nước chưa có một động thái nào thực sự giải quyết được vấn đề hàng nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.”
Tuy Chính phủ Việt Nam không thừa nhận con số hàng lậu Trung Quốc vào Việt Nam năm 2014 lên tới 20 tỷ USD. Nhưng số liệu của Liên Hiệp Quốc lại tương đồng với số liệu của Trung Quốc. 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam đa phần là hàng hóa tiêu dùng quần áo giày dép, nông sản, thực phẩm, các dụng cụ làm từ kim loại…
Theo VnExpress, TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Saigon đã tổng hợp và tính toán từ cơ sở dữ liệu của thống kê thương mại Liên Hiệp Quốc ghi nhận, khoảng 10,2 tỷ USD hàng dệt may, Da giày, kể cả nguyên vật liệu, xơ sợi từ Trung Quốc vào Việt Nam nhưng không nằm trong số liệu thống kê của Việt Nam. Trong đó có 6,6 tỷ USD là quần áo may sẵn, giày dép.
Riêng về nông sản nhập từ Trung Quốc, số liệu Việt Nam là 500 triệu USD trong khi số liệu Trung Quốc là 2,4 tỷ USD. Ngoài ra còn 3 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc làm từ kim loại và hợp kim mà Việt Nam không thống kê được.
Trung Quốc thành công trong việc kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu và thống kê được số liệu xuất nhập khẩu qua biên giới không chính thức. Trong khi phía Việt Nam không thống kê được các số liệu trao đổi hàng hóa này. Tại sao không thống kê được?
TS Lê Đăng Doanh
Đáp câu hỏi của chúng tôi là Việt Nam phải có những biện pháp gì để cải thiện tình hình hàng hóa Trung Quốc nhập lậu lên tới 20 tỷ USD trong một năm. Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận định:
“Tôi thấy đây là minh chứng tình trạng kinh tế ngầm giữa Việt Nam và Trung Quốc nó đã phát triển rất mạnh thể hiện sự buôn lậu. Như vậy vấn đề chống buôn lậu hoạt động kém hiệu quả. Trước thực trạng đó, không có cách nào khác Việt Nam phải cải cách cải tổ lại, phải có đề án chống buôn lậu thực sự có hiệu quả.”
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhận định trên báo mạng Pháp luật Thành phố (PLO) một cách đầy ý nghĩa về vấn đề chênh lệch số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi xin trích: “…Trung Quốc thành công trong việc kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu và thống kê được số liệu xuất nhập khẩu qua biên giới không chính thức. Trong khi phía Việt Nam không thống kê được các số liệu trao đổi hàng hóa này. Tại sao không thống kê được? Đây là dấu hỏi lớn cho các cơ quan chức năng của Việt Nam. Nếu cơ quan thống kê Việt Nam không lý giải được thì đó cũng là câu trả lời.”


-Son Tran
-Nhập siêu từ Tàu: Con voi “lạ” dạo chơi trong Cuốc hội
Phan Châu Thành (Danlambao) - ...Sau nhiều năm thắc mắc và mầy mò tìm hiểu (gần chục năm nay), ra Bắc vào Nam, lên rừng xuống biển, tôi mới hiểu ra “con voi lạ” khổng lồ là nhập siêu hàng Tàu, nay đã to đến hàng mấy chục tỷ đôla mỗi năm, chui vào nước ta bằng đường nào mà sao không ai nhìn thấy nó? Thì ra nó đi chủ yếu bằng “đường mòn Hồ chí Minh trên biển”! Con đường tàu biển “Hồ -Tập bơi” đó dẫn hàng Tàu đến trực tiếp tới 28 tỉnh thành từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, rồi “lên bờ đánh bộ” bằng hàng vạn “doanh nhân” Tàu đang tung hoành vô luật lệ trên đất Việt...

*

Những “con voi lạ” của Cuốc hội

Hôm qua có thằng bạn học đến chơi, nó mở kênh Cuốc hội và chỉ mặt “người quen” của nó đang nghệt ra trong đó rồi cười hô hố: “Ngồi đó thì ngu ngơ và chỉ biết “gật”, chớ dám nói câu nào, nhưng về nhà là thét lác lắm đó!...” Thế là tôi cũng ngồi xem Cuốc hội họp (việc tôi hầu như chả bao giờ làm, vì khó chịu lắm), xem bạn học của mình mặt có nghệt ra thế không. Chỉ hơn nửa tiếng làm công dân tích cực đã thấy mấy “con voi lạ” lững lững bước vào rồi bước ra khỏi phòng họp ỉa vào mặt 500 nghị gật Cuốc hội rồi “bước ra” trong tiếng nín thở của 500 kẻ “sợ voi lạ” - không ai dám “cuốc” câu nào vào chúng cả. Tôi lại tự trách mình: biết vậy mà còn ngu, ngồi xem để chuốc lấy cái bực vào mình.

Tôi chỉ xin đơn cử ba “con voi lạ” đã “bĩnh ra” ba bãi vào mặt Cuộc hội 13 đó, hôm qua, rồi đi, như sau:

Con voi “lạ” đầu tiên là một đại biểu nữ trẻ miền Trung “dắt vào”, tiếc là tôi không kịp nhớ tên chị đó, vì tôi chỉ quan tâm khi câu hỏi được đặt ra cho bộ trưởng Cao Đức Phát là: “bộ trưởng nghĩ gì khi ngư dân ta ra biển đánh bắt ở ngư trường của mình mà lại bị cấm, bị bắt, đánh đập, cướp ngư cụ... bởi “nước lạ” và ngư dân không hề có sự hỗ trợ, bảo vệ, giúp đỡ của chỉnh quyền?” Tôi tò mò muốn nghe câu trả lời của bộ trưởng NN&PTNN, nhưng CĐP sắp trả lời đến câu đó thì bị Hùng hói cắt ngang và cho một đại biểu tay trong Đỗ Văn Đương nêu ra câu hỏi giời ơi khác. Thế là “con voi lạ” ngư dân Việt ở biển Việt bị chủ tịt Cuốc hội cho tịt vòi, đi qua. CĐP mất cơ hội phát biểu suy nghĩ của mình (chỉ là suy nghĩ của bộ trưởng thôi nhé!), hay là CĐP may quá không phải “sờ voi lạ”.

Con voi thứ hai là khi các đại biểu Cuộc hội (bên Lập pháp “cuốc ra”) chất vấn hai ông Nguyễn và Trương, đều là Hòa Bình, Viện trưởng Kiểm sát Tối cao và Chánh án Tòa án Tối cao - đang ôm trọn Tư pháp “cuốc ra” (tôi bớt hai chữ “Nhân dân” đi cho nhân dân đỡ nhục, nhưng để nguyên hai chữ “tối” và “cao” ưa thích của CSVN) về tình trạng xét xử oan sai. Con voi ở đây không “lạ”, là bên Hành pháp (Chính phủ và cụ thể là Bộ công an) mới phải là những kẻ chịu trách nhiệm chính về các án oan sai, thì những kẻ “Lập pháp cuốc ra” lại không dám gọi chúng ra “chất vấn”, mà lôi hai kẻ “Hòa Bình” ra làm hòa với nhau. Hề hơn nữa, dù thủ phạm là Bộ công an không bị lôi ra chất vấn thì một kẻ “Hòa Bình” họ Nguyễn lại cứ khăng khăng bênh vực cho “anh em điều tra tích cực làm án quá mà thôi”, không nói đến chuyện sư cộng sản Thích Hành quyết còn coi oan sai thế là quá ít. Và “con voi” này cũng lừng lững đi qua khi chỉ phần phát biểu của Trương Hòa Bình “tự nhiên bị nhiễu hoàn toàn” - tôi không biết ông này có phát biểu điều gì “phạm lông voi”?

Con voi thứ ba lại là “con voi lạ” và “không lạ”, đi vào Cuốc hội khi bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tuyên bố sở dĩ có nhập siêu khủng từ Tàu cộng, năm 2014 là trên 43,8 tỷ đôla do Tàu công bố thay vì 29 tỷ đôla do VN thống kê, là do có “buôn lậu và kinh tế ngầm giữa Trung quốc và Việt Nam”! Con voi “buôn lậu và kinh tế ngầm TQ-VN 14,8 tỷ đôla” này có tên tuổi, có địa chỉ “lạ” và “quên” (“lạ” là Tàu, “quên” là Việt - vì bán cho Tàu rồi đảng nhớ làm chi), có cân nặng gần 15 tỷ đôla thế là lững thững bước vào Cuốc hội. Nó có uy lực vô song vì nó “lạ” nên cả 500 nghị đang sôi nổi gật đều nín như thóc, im như hến, chả ai dám “sờ long voi” - vặn bộ trưởng Hoàng câu nào, nên nó lại lững thững “bước qua” Ba đình, sau khi bĩnh ra một bãi lên mặt 500 vị...

“Sờ vào” con voi “lạ” mà quen: Nhập siêu từ Tàu cộng

Đó là lý do tôi viết bài này. Bởi vì tôi quan tâm điều này từ mấy năm nay, cố lý giải sự nhập siêu “chính thức” và “không chính thức” là gì và tại sao?

Tôi hỏi “thằng em” (nó tự xưng em vì thấy tôi “già dơ” quá?) là giám đốc Hải quan cửa khẩu biên giới lớn nhất với Tàu, thì nó phán: “Nhập siêu “chính thức” là con số nhập nhiều hơn xuất với Tàu do nhà nước theo dõi, thồng kê và công bố. Còn “nhập siêu không chính thức” là con số bao gồm thêm phần XNK “biên mậu” giữa hai nước.” Tôi vặn: “Nếu đã có tên là “XNK biên mậu” thì cũng phải có theo dõi và thống kê chứ?” Nó cười: “Anh không biết đó thôi, hàng “biên mậu” thì chủ yếu chỉ là hàng nhập, không theo dõi và thống kê được, vì nó xảy ra mọi lúc mọi nơi gần biên giới và không cần thủ tục Hải quan, vào VN là chúng bốc hơi ngay! Còn Hải quan Tàu thì họ luôn cho thông quan...” 

Không trả lời được thắc mắc của mình, dù những năm qua tôi đã ra cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái... để “nghiên cứu thực địa” XNK biên mậu. Ở đâu tôi cũng sang phía bên kia biên giới, vào những trung tâm thương mại cực lớn mà Tàu cộng mở tự do cho người Việt sang “nhập biên mậu” về. Thậm chí, tôi đến một số của khẩu phụ mới mở ở các tỉnh đó như của khẩu Hoành Mô (đường 18C, Bình Liêu, Quảng Ninh) để xem hàng Tàu dồn về VN thế nào? Nhưng tôi không thấy cảnh “nhập hàng tắc đường” như lẽ ra phải thế nếu nhìn/xét số hàng Tàu đầy ắp trong mọi miền VN? Vậy thực chất của “hàng biên mậu Tàu” là gì? Làm sao chúng tràn ngập được VN?

Và tôi vô tình tìm thấy câu trả lời trong những chuyến đi ra biển, ra các hải đảo VN, từ Hạ Long đến khu vực nam Trung Bộ, rồi đến cả Kiên giang...

Ở các làng quê ven biển khắp cả nước chúng ta cũng thấy hàng Tàu tràn ngập. Tôi hỏi dân là hàng này chở từ đâu về, họ chỉ ra biển - thay vì chỉ về các thị trấn thành phố dọc Quốc lộ 1 như tôi nghĩ! Họ nói: người ta chở đến bằng thuyền ghe nhỏ, như buôn chuyến dọc biển vậy, rồi từ đó xe tải, xe máy mới phân hàng Tàu vào bờ đến những nơi không có cảng, đến các chợ đầu mối...

Câu hỏi tiếp của tôi là: ai là người chở hàng Tàu đến các chợ? Là những người Việt “đại lý”, họ nói họ lấy hàng từ người Tàu chở đến tận nơi, đôi khi người Tàu cũng theo họ ra các chợ kiểm tra. Nói chung, người Tàu xuất hiện khắp mọi nơi cùng với hàng Tàu.

Họ đưa vào VN thế nào? Dọc các bờ biển, các cảng cá nhỏ không có biên phòng. Việc đổ hàng và bốc hàng đi luôn rất nhanh và thay đổi linh động tùy theo địa hình nơi nhận hàng, nhưng chủ yếu là bãi cát hay thuyền cặp mạn nhau sang hàng trong vịnh, vũng biển kín hay thậm chí ngoài hải phận (12 hải lý hay 22 kms cách bờ). Tàu có hàng Tàu chạy dọc bờ biển và thả hàng mọi nơi - có sự làm ngơ và bảo kê ăn tiền của chính quyền, hải quan, thị trường và cảnh sát biển, biên phòng địa phương, từ Hạ Long đến Kiên Giang...

Kết: Vẫn là con voi “lạ” Biển Đông!

Thì ra thế! “Biên mậu” là buôn lậu và kinh tế ngầm của CSVN với CS tàu dọc bờ biển VN!

Sau nhiều năm thắc mắc và mầy mò tìm hiểu (gần chục năm nay), ra Bắc vào Nam, lên rừng xuống biển, tôi mới hiểu ra “con voi lạ” khổng lồ là nhập siêu hàng Tàu, nay đã to đến hàng mấy chục tỷ đôla mỗi năm, chui vào nước ta bằng đường nào mà sao không ai nhìn thấy nó? Thì ra nó đi chủ yếu bằng “đường mòn Hồ chí Minh trên biển”!

Con đường tàu biển “Hồ -Tập bơi” đó dẫn hàng Tàu đến trực tiếp tới 28 tỉnh thành từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, rồi “lên bờ đánh bộ” bằng hàng vạn “doanh nhân” Tàu đang tung hoành vô luật lệ trên đất Việt.

Nhưng hơn “đường mòn Hồ chó trên biển”, ở các điểm cuối, bọn Tàu còn được chính quyền, biên phòng và hải quan địa phương của CSVN hỗ trợ nhiệt tình theo tinh thần “4 vốn 16 lời”, bằng cách bán bãi, bán chuyến, bán biển kèm canh gác cho Tàu cặp mạn sang hàng trên biển lặng.

Nếu mấy chục năm trước CSVN có chính sách bán bãi bán thuyền cho cho dân muốn bỏ chạy tha hương để kiếm vàng và giết dân giấu tay, thì hàng chục năm nay CSVN lại tiếp tục bán bãi, bán biển để Tàu cộng đem hàng Tàu dổm vào mọi ngóc ngách nước Việt để giết dân Việt, giết cả nền kinh tế Việt từ từ, mà nhập siêu “lậu” chỉ là cái đuôi con voi thò ra mà Cuốc hội 13 của CS mới nhìn thấy đã sợ chết khiếp...

13.07.2015



PS: Đây không phải bài phóng sự điều tra của tôi. Đây chỉ là “câu cảm thán” của tôi về “con voi lạ” vừa đi qua mồm bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hôm qua 12/6/2015 trước Cuốc hội 13 và biến mất: “có buôn lậu và kinh tế ngầm giữa TQ và VN”. Câu cảm thán đó nói theo cách của ông Lech Walesa (Tổng thống dân chủ đầu tiên của Ba Lan, Chủ tịch Công đoàn Đoàn kết - Solidarnosc) là: “Việt cộng đã biến Biển Đông thành tô súp dâng Tàu rồi, dân Việt ta có biến tô súp đó thành lại Biển Đông như Tổ tiên ta để lại được không?!”

-Có không “kinh tế ngầm” trong giao thương Việt - Trung?
Chênh lệch số liệu trong giao thương Việt - Trung được Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lý giải tại nghị trường...

-NGUYỄN LÊ
Sáng 12/6, khi thời gian chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ còn lại 35 phút, bất lợi của Việt Nam trong giao thương Việt - Trung với hình ảnh “áo giáp đang rách” được đại biểu Mai Hữu Tín ví von từ phiên thảo luận ngày 8/6 đã trở lại trong chất vấn của một vị đại biểu khác.


Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh cho rằng trong chênh lệch số liệu giữa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng có vấn đề quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, làm cho đại biểu Quốc hội và cử tri trong cả nước hết sức lo lắng, không yên tâm.

“Không biết có tình trạng "kinh tế ngầm" hay không, và việc này có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của đất nước? Xin Bộ trưởng làm rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục, trách nhiệm của Bộ trưởng trong vấn đề này như thế nào?”, ông Minh chất vấn.

“Sự chênh lệch số liệu thống kê về xuất, nhập khẩu giữa các nước với nhau là một thực tế tồn tại, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc mà kể cả các nước với nhau, kim ngạch giữa hai quốc gia càng lớn thì dẫn tới chênh lệch càng nhiều”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh.

Cụ thể, ngoài Trung Quốc, năm 2014 số liệu xuất khẩu Nhật Bản thống kê là 14 tỷ 180 triệu USD, Việt Nam thống kê là 14 tỷ 693 triệu USD, cao hơn 513 triệu USD.

Hay Hàn Quốc thống kê Việt Nam xuất khẩu 7 tỷ 990 triệu, còn Việt Nam thống kê chỉ có 7 tỷ 144 triệu, chênh lệch 847 triệu.

Đối với Singapore, họ thống kê ta xuất sang họ 3 tỷ 200 triệu, trong khi đó ta thống kê ta xuất chỉ có 2 tỷ 900 triệu, chênh lệch 260 triệu, Bộ trưởng cho biết chi tiết hơn.

Với xuất khẩu, Bộ trưởng cũng nêu con số chi tiết để chứng minh sự chênh lệch trong con số thống kê giữa Việt Nam và ba nước nói trên.

“Tôi xin khẳng định rằng, số liệu thống kê của hải quan Việt Nam là số liệu chính thức và số liệu đã thống kê qua sổ sách bởi vì đều thông quan qua các cửa khẩu”, Bộ trưởng Hoàng nói.

Tuy nhiên, đứng dậy lần thứ hai, đại biểu Ngô Văn Minh nói, ông không hỏi về số liệu, mà chỉ hỏi về tình trạng quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, có hoạt động “kinh tế ngầm” ở đây không? Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác xuất nhập khẩu, trong đó có việc quản lý thị trường và tác hại của việc này đến nền kinh tế của nước ta như thế nào?.

“Chúng tôi không có ý viện dẫn quá nhiều con số, nhưng chúng tôi nêu một số ví dụ để minh họa thực trạng về chênh lệch số liệu thống kê là có giữa các nước trong quan hệ xuất, nhập khẩu với nhau”, Bộ trưởng Hoàng “thanh minh”.

Và theo Bộ trưởng, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch số liệu thống kê giao thương Việt -  Trung chắc chắn có buôn lậu và có “kinh tế ngầm”. Song, đánh giá một cách thật chính xác, thì chưa đầy đủ cơ sở.

Về phần trách nhiệm liên quan đến lực lượng quản lý thị trường, Bộ trưởng nhắc lại các giải pháp đã báo cáo với Quốc hội là làm trong sạch đội ngũ, tăng cường năng lực và thực hiện quy định về luân chuyển, thay đổi vị trí công tác, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm.

Chưa đồng ý với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Ngô Văn Minh trao đổi với báo chí rằng ông sẽ tiếp tục gửi văn bản chất vấn về vấn đề nêu trên, bởi điều quan trọng đại biểu Minh muốn có từ phần trả lời của Bộ trưởng là có khắc phục được tình trạng nói trên hay không.

“Tôi chất vấn về trách nhiệm, nhưng câu trả lời của Bộ trưởng không rõ trách nhiệm. Xuất và nhập đều chênh lệch số liệu, có nghĩa là buôn lậu, buôn lậu từ thiết bị cho sản xuất đến hàng tiêu dùng thì ảnh hưởng đến đời sống xã hội, chứ tại sao lại nói một cách bình thường như thế được”, ông Minh bày tỏ.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhận xét, qua con số Bộ trưởng nêu thì các nước không có chung biên giới với Việt Nam chênh lệch số liệu xuất khẩu rất là ít. Còn với Trung Quốc, thì sự chênh lệch lớn đến mức khó có thể chấp nhận.

Cho rằng bất cập trong giao thương Việt - Trung không chỉ liên quan đến một mình Bộ Công Thương, song ngành này cũng có trách nhiệm rất quan trọng, Chủ tịch VCCI nhận xét: “kinh tế ngầm” trong giao thương Việt - Trung là khá lớn, trả lời như Bộ trưởng thì trách nhiệm của các cơ quan liên quan khá nhẹ nhàng.

-Son Tran
Hơn 20 tỷ USD hàng Trung Quốc lọt vào Việt Nam không chịu thuế09/06/2015
Chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã lọt vào lãnh thổ Việt Nam mà không hề chịu thuế, tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác.
Con số trên được ĐB Mai Hữu Tín (Bình Dương) đưa ra khi thảo luận về tình hình KT-XH tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII diễn ra sáng qua (8/6).

Chênh lệch bất lợi cho Việt Nam

Dẫn số liệu cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng: Từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên 16,3 tỷ năm 2012, tăng nhanh đến 29 tỷ USD trong năm 2014; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ USD năm 2010 lên 41 tỷ USD năm 2012, gần 59 tỷ năm 2014, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam..., ĐB Mai Hữu Tín cho rằng, con số thống kê về số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc luôn có chênh lệch theo xu hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam.
“Năm 2014, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì nước này nhập khẩu từ Việt Nam 19,9 tỷ USD, cao hơn 30% so với con số công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Trung Quốc lại xuất khẩu vào Việt Nam 63,7 tỷ USD, cao hơn đến 45% so với thống kê của Việt Nam. Có nghĩa là riêng năm 2014 thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 43,8 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 28,9 tỷ mà chúng ta công bố. Một khoảng chênh lệch gần 15 tỷ USD, có nghĩa là nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, không chỉ là 30% theo con số công bố của ta”, ĐB Tín nhận xét.
Theo ĐB Tín, chỉ riêng năm 2014, khoảng hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Con số nhập siêu không chính thức này tiếp tục tăng rất nhanh trong những tháng đầu năm 2015, không chỉ gây khó khăn, thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Việt Nam mà còn gây áp lực lớn lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam mà chúng ta đang hết sức cố gắng giữ ổn định. Ông Tín cho rằng, một nền kinh tế quốc gia dù mở hay hội nhập đến mức nào vẫn cần có một áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc, bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ được người tiêu dùng của quốc gia đó. “Tuy nhiên, có vẻ với Việt Nam chiếc “áo giáp” này đang “rách” trong giao dịch thương mại với Trung Quốc” - ông Tín nói.
Cách lý giải chưa thống nhất
Chiều cùng ngày, tại phiên thảo luận tại hội trường, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh khẳng định, những con số của ĐB Mai Hữu Tín đưa ra là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, cách lý giải về vấn đề này chưa thống nhất mặc dù có nhiều phần đúng khi có chênh lệch số liệu do quản lý hải quan chưa tốt về buôn lậu và gian lận thương mại. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định, có hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mại hàng Trung Quốc vào Việt Nam nhưng không thể suy luận đây là nguyên nhân khiến chênh lệch số lượng thống kê lớn như vậy. Số liệu xuất nhập khẩu hàng năm được Tổng cục Thống kê lấy từ số liệu của Tổng cục Hải quan thông qua tổ công tác hoạt động từ 20 năm nay để xử lý số liệu.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, hiện nay hầu hết các số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước đều có hiện tượng chênh lệch như với Trung Quốc. Và hiện các nước trên thế giới đều có sự chênh lệch này là do cách thống kê của các nước khác nhau. Bên cạnh đó, Trung Quốc không tính số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua đường tiểu ngạch kể cả có hải quan làm thủ tục ví như mặt hàng gạo, nông sản…. cho nên con số xuất khẩu của Việt Nam có thể là lớn hơn. Chính vì vậy, con số xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc bị tính thấp đi và con số thống kê hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên.
Dưa hấu, hành tím ê ẩm, các Bộ, ngành ở đâu?
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại phiên thảo luận sáng qua vẫn là những bất cập trong việc sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đánh giá trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt để kinh tế tăng trưởng so với nhiều năm trước, song ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng, những khó khăn hạn chế cơ bản vẫn còn kéo dài nhiều năm. “Chẳng hạn, vì sao sản xuất nông nghiệp tăng trưởng thấp, có phải do thị trường tiêu thụ hạn chế, hay chất lượng nông sản thấp? Các cụ dạy rằng ,“trăm người bán, vạn người mua”, cứ sản xuất nhiều, nhưng thiếu thị trường tiêu thụ, có thị trường tiêu thụ, nhưng chất lượng hàng hóa thấp, hỏi rằng có bán được không? Nông dân làm theo phong trào, tạo ra nhiều sản phẩm, dẫn đến hàng hóa, nông sản ế ẩm. Vai trò định hướng của các bộ, ngành, chính quyền địa phương ở đâu mà để lúc thì khoai lang, khi thì hành tím, dưa hấu bị ế ẩm? Gần như năm nào Chính phủ cũng ứng tiền ra để thu mua tạm trữ lúa, gạo. Nhưng đến nay chúng ta đã đánh giá hiệu quả, tác động của giải pháp tình thế này đến đâu? Bà con nông dân được hưởng lợi như thế nào?”, ông Đương đặt vấn đề.
ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cũng cho rằng, riêng với lĩnh vực nông nghiệp, câu hỏi càng nhức nhối hơn khi yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân, ổn định nông thôn ngày càng khó khăn. Tái cơ cấu nông nghiệp còn rất mờ nhạt. "Cây lúa, con cá, cao su, cà phê Việt Nam vẫn ở tầm thấp của thế giới, vẫn đa số là hàng chất lượng thấp và lấy giá rẻ cạnh tranh, chơi với thế giới kiểu cầu may, nơm nớp bị ép giá trả về hay đổ bỏ”, ĐB Đồng nêu ý kiến.
Kể câu chuyện một người nông dân trồng hành tím gọi điện than thở mấy chục cân hành tím không đổi được một bát phở, ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cho biết: “Tôi trả lời là không giúp gì được bác nhưng sẽ chuyển câu hỏi của bác lên Quốc hội. Đã đến lúc Quốc hội có câu trả lời để trả nợ người nông dân”.
Cần tiếng nói mạnh mẽ hơn về biển Đông
Đề cập vấn đề chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc đơn phương thực hiện các hành động gây nguy hại đến an toàn lãnh hải và hòa bình trên biển Đông. Quan ngại nhất là thời gian gần đây Trung Quốc đã cho cải tạo các đảo: Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên, Huy Ghơ, Chữ Thập..., là những bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. “Hành động này của Trung Quốc là ngang ngược, thách thức các cường quốc khác trên thế giới, cố tình đặt các nước vào chuyện đã rồi để Trung Quốc thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông theo đường lưỡi bò tự mình vẽ ra và buộc các nước khác phải công nhận”, ĐB Tuấn bày tỏ và cho rằng, cử tri và nhân dân cả nước mong muốn Đảng, Quốc hội, Chính phủ có những quyết sách, trước mắt, cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, tương tự như những phát ngôn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công duy xuyên ba châu lục tại bốn quốc gia: Kazakhstan, Algeria, Bồ Đào Nha và Bulgaria vừa qua.

-20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc ‘bốc hơi’ ở Việt Nam?
-

Việt Nam nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc
Quần áo Trung Quốc
Hàng hóa Trung Quốc đang 
tràn ngập thị trường Việt Nam
Tin cho hay năm 2010 Việt Nam nhập tới trên 20 tỷ đôla hàng hóa từ Trung Quốc, khiến cán cân thương mại càng chênh lệch.
Hiện chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một số nguồn tin ước tính lượng nhập siêu từ Trung Quốc sang Việt Nam năm vừa qua có thể lên tới 12,6 tỷ đôla.
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn Tổng cục Hải quan cho hay kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc năm 2010 là 20,01 tỷ đôla Mỹ.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị (5,47 tỷ đôla), sắt thép (gần 5,12 tỷ), vải may mặc (2,13 tỷ), máy vi tính và sản phẩm điện tử (1,68 tỷ); và xă ng dầu (khoảng 1,06 tỷ đôla).
Cũng theo tờ báo này, Việt Nam nhập nhiều mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng với kim ngạch cao như thủy hải sản, nông sản, quần áo và giày dép…
Trong khi đó, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dù đã hết sức cố gắng vẫn chỉ đạt chừng 6,5 tỷ đôla.
Theo thống kê đăng trên trang Diễn đàn Kinh tế Việt Nam của báo điện tử VietnamNet, sự mất thăng bằng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trầm trọng và gia tăng với tốc độ "chóng mặt".
Báo này cho hay năm 2000, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam mới ở mức 135 triệu đôla, tăng lên 200 triệu vào năm 2001.
Năm 2007, lượng nhập siêu là 9,1 tỷ đôla nhưng năm 2009 đã là 11,5 tỷ đôla.

Quá phụ thuộc

Các nhà kinh tế tỏ ra quan ngại về điều mà họ gọi là "phụ thuộc quá lớn" vào một thị trường Trung Quốc.
Tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu toàn năm ngoái của Việt Nam đã vượt qua các thị trường lớn khác như EU và Asean.
Đó là còn chưa tính tới lượng hàng hóa vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch.
Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu và khoáng sản sơ chế.
Báo VietnamNet dẫn nguồn Bộ Công thương nói danh sách các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2011-2012 bao gồm cả alumin khai thác và sơ chế tại các dự án bauxite ở Tây Nguyên.
Tuy nhiên, với chính sách giảm xuất khẩu than đá và dầu thô để bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam, theo VietnamNet, việc cân bằng lại cán cân thương mại với nước láng giềng khổng lồ khó mà thực hiện được.

Tổng số lượt xem trang