Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Việt Nam - TQ sắp tiến hành đàm phán về tranh chấp trên biển

- VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: Đàm phán Việt Trung về biển Đông : quan điểm của Bắc Kinh đã thắng thế ? (RFI)- Vào hôm qua 28/01/2011, một đoạn tin ngắn trên nhật báo Mỹ The New York Times cho biết : Trung Quốc và Việt Nam sẽ tổ chức một vòng đàm phán mới về tranh chấp lãnh thổ trong biển Đông trong năm nay. Nhưng  giới quan sát tự hỏi là phải chăng quan điểm của Trung Quốc đang thắng thế.



Tin này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh cho đến nay vẫn chủ trương đàm phán tay đôi với từng nước có tranh chấp với họ tại Biển Đông thay vì mở đàm phán đa phương như mong muốn của Hà Nội và một vài đồng minh Đông Nam Á, nguồn tin này đã khiến giới quan sát tự hỏi là phải chăng quan điểm của Trung Quốc đang thắng thế.
Theo Edward Wong, thông tín viên New York Times tại Bắc Kinh, thì nguồn tin về vòng thương thảo đã được chính ông Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, tiết lộ với các phóng viên Trung Quốc hôm thứ năm 27/01, và được báo chí nước này loan tải một hôm sau. Đại sứ Việt Nam, tuy nhiên không cho biết thời điểm cụ thể của vòng đàm phán, chỉ xác định rằng ông "lạc quan về vấn đề này".
Nhật báo Mỹ nhắc lại rằng Biển Đông, một khu vực được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí, hiện đang có nhiều nước tranh chấp. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, một số nước châu Á khác cũng đòi chủ quyền trên một phần của vùng này. Riêng đối với Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp biển Đông là một trong những vấn đề gai góc nhất trong bang giao giữa hai bên.
Cho đến nay, Việt Nam chủ trương các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp, với tất cả các nước cùng ngồi vào bàn thương thảo. Trong khi đó thì Trung Quốc lại đòi hỏi đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp với họ, cụ thể là với Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei. Giới phân tích từng thẩm định là sở dĩ Bắc Kinh chủ trương như vậy, đó là vì giải pháp này sẽ giúp một nước lớn như họ phát huy được sức ép trên các nước Đông Nam Á nhỏ hơn.
Mặc dù đã ký kết vào năm 2002 với khối ASEAN một bản tuyên bố về các quy tắc ứng xử tại Biển Đông, gọi tắt theo tiếng Anh là DOC, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không áp dụng những gì đã hứa. Không những thế, mọi nỗ lực của Hiệp hội Đông Nam Á nhằm thúc đẩy Bắc Kinh thực thi lời cam kết đều bị gạt bỏ, đúng theo lập trường không thương thuyết đa phương của mình.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng uy thế của mình để tạo ra tình trạng chia rẽ trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông, giữa các nước có tranh chấp với Trung Quốc và các nước không dính dáng gì đến hồ sơ này. Nhóm nước thứ hai này được coi là dễ dàng chiều ý Bắc Kinh hơn vì không muốn mất quyền lợi kinh tế thương mại.
Thí dụ mới nhất cho thấy điều này là thất bại gần đây của cuộc họp ASEAN-Trung Quốc tại Côn Minh cho dù mục tiêu đề ra được cho là rất khiêm tốn : thông qua dự thảo bản hướng dẫn thực hiện Bản Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông DOC.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo ngày 22/01 vừa qua, thì nhân một cuộc họp kín của các Ngoại trưởng ASEAN trên đảo Lombok của Indonesia vào trung tuần tháng này, ba nước Việt Nam, Malaysia và Philippines đã bày tỏ thái độ quan ngại trước việc không được hậu thuẫn của nhiều nước khác trong khối trong đàm phán với Trung Quốc.
Theo một nhà ngoại giao ASEAN được Kyodo trích dẫn, Việt Nam, Malaysia và Philippines đều muốn áp dụng một điều khoản thiết yếu trong dự thảo bản hướng dẫn thực hiện DOC. Điều khoản này quy đinh rằng ASEAN “sẽ tiếp tục thông lệ hiện hành là họp lại tham khảo ý kiến lẫn nhau trước khi họp với Trung Quốc”.
Phía Bắc Kinh đã chống lại lập trường của ASEAN, và có dấu hiệu chỉ muốn đàm phán song phương vì điều này giúp họ có ưu thế nhiều hơn. Theo nhận định của nhà ngoại giao ASEAN : “Bất đồng trên điều khoản đó đã khiến cho thương thuyết về bản hướng dẫn thực hiện COC bị bế tấc trong nhiều năm nữa.
Đối với nhân vật này, nguyên nhân khiến cho đàm phán ASEAN-Trung Quốc thất bại nằm ở chỗ cho dù Bắc Kinh đã công nhận Hiệp Hội Đông Nam Á là một tác nhân trong vấn đề Biển Đông, nhưng họ vẫn không muốn là khối này họp lại với nhau trước các hội nghị với các đối tác, trong đó có Trung Quốc.
Đàm phán biên giới biển Việt - Trung


Biển Đông là khu vực 
được cho là giàu trữ 
lượng dầu khí.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thơ nói Trung Quốc và Việt Nam sẽ tổ chức một vòng đàm phán mới về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông trong năm nay.
Hôm thứ Sáu, truyền thông Trung Quốc trích lời ông đại sứ nói: "Tôi lạc quan về vấn đề này", tuy nhiên ông từ chối nêu thời gian cụ thể.
Theo trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam, ông đại sứ đã có buổi tiếp tân tại Bắc Kinh hôm 28/1 nhằm kỷ niệm 61 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, còn có các nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nơi được cho là có tiềm năng lớn về dầu và khí đốt tự nhiên.
Tranh chấp lãnh thổ là một trong những chủ đề gai góc nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hai nước cũng có cách tiếp cận khác nhau trong nỗ lực giải quyết tranh chấp. Việt Nam muốn có các cuộc đàm phán đa phương với sự tham gia của tất cả các nước liên quan, trong lúc Trung Quốc muốn theo đuổi các cuộc đàm phán song phương.
Một quan chức cao cấp Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân nhận xét hai bên đã có những tiến bộ đáng kể trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tạo nền tảng xây dựng đường biên giới chung thành "cầu nối của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước", truyền thông Việt Nam đưa tin.
Hồi tháng Bảy năm ngoái, Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc ngạc nhiên khi tuyên bố Washington có "quyền lợi quốc gia" ở nơi này và muốn Trung Quốc tuân thủ quy tắc ứng xử mà Bắc Kinh đã tham gia hồi năm 2002 cùng các quốc gia khác trong khu vực.


World Briefing | ASIA: China and Vietnam to Talk on Sea Dispute NYT -Nguyen Van Tho, the Vietnamese ambassador to China, told Chinese reporters on Thursday that China and Vietnam would hold a new round of talks on their territorial dispute in the South China Sea this year, Chinese news organizations reported Friday. He declined to name a specific date, but said, “I am optimistic about this issue,” the reports said. Both countries and other Asian nations claim parts of the South China Sea, which has potentially large oil and natural gas deposits.
The territorial dispute is one of the thorniest diplomatic issues between China and Vietnam. They also take different approaches to trying to resolve the dispute: Vietnam prefers multilateral negotiations, with all the countries at the table, while China prefers bilateral talks. Last July, the United States surprised China when it said it had “national interests” in the area and wanted China to abide by a declaration of conduct that China had reached in 2002 with other Asian nations.

Tổng số lượt xem trang