Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

'Khui' nhiều vấn đề tài chính 'khó nói' ở PVN

-PVN “phản pháo” về sai phạm tài chính (VOV).  – Phát hiện nhập nhèm đất đai tại Tập đoàn Dầu khí (Nguoiduatin.vn) – Nối tiếp những sai phạm, mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) lại phát hiện thêm những nhập nhèm trong việc kê khai đất đai của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN).
Kết quả mới nhất từ KTNN cho thấy, có nhiều dấu hiệu vi phạm trong kê khai đất đai, sai lệch trong chi phí đầu tư dự án chênh cao hàng tỷ đồng so với thực tế tại PVN. Theo đó, khoản chênh lệch thiếu diện tích đất 4.198m2 so với phê duyệt (22.315m2 so với 26.514m2) và khoản chênh lệch tương ứng của dự án xây dựng Trung tâm phân tích thí nghiệm và văn phòng Viện Dầu khí TP.HCM do công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí VN thực hiện.

Lại thêm chuyện nhập nhèm đất đai tại PVN 
Tại dự án đầu tư xây dựng công trình văn phòng Viện Dầu khí, KTNN cũng phát hiện sai lệch chi phí đầu tư lên tới 4,6 tỷ đồng; dự án trung tâm tài chính dầu khí cũng chênh 2,1 tỷ đồng, dự án Khách sạn dầu khí Vũng Tàu dự toán chênh với thực tế 2,2 tỷ đồng. Tổng số tiền chênh lệch KTNN phát hiện tại các dự án này đã lên tới hơn 8,9 tỷ đồng. KTNN đã yêu cầu PVN phải giảm trừ khi thanh quyết toán các dự án trên.
Năm 2010, PVN đã vướng phải những sai phạm trong kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên... Theo kết quả kiểm tra, KTNN đã kiến nghị tập đoàn và các đơn vị thành viên phải nộp lại cho ngân sách Nhà nước 79,3 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp; 61,1 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân; 2,5 tỷ đồng thuế tài nguyên và các khoản thuế khác 14,6 tỷ đồng… tổng cộng các khoản PVN phải nộp lên tới 185,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, như tin các báo đã đưa, cuối năm 2011 (tức là gần 1 năm sau kết luận kiểm toán), PVN mới hoàn lại ngân sách 91,3 tỷ đồng, bằng 49% số tiền theo kiến nghị của KTNN. Tập đoàn này vẫn còn 94,3 tỷ đồng chưa nộp lại vào ngân sách (bằng 51% số tiền kiến nghị) do tổng công ty điện lực dầu khí (PV Power) chưa nộp.
KTNN cũng yêu cầu PVN phải chỉ đạo PV Oil báo cáo với Bộ Tài chính về việc trích lập quỹ bình ổn xăng dầu tại PV Oil và Petro Mekong. KTNN cũng phát hiện nhiều sai phạm tại hai đơn vị này. Theo đó, kết luận từ kiểm toán quỹ bình ổn xăng dầu của KTNN năm 2011 cho thấy, năm 2009 Petro Mekong đã trích thừa quỹ tới 52,3 tỷ đồng, còn PV Oil năm 2010 lại trích thiếu 3,8 tỷ đồng.
Những sai phạm liên tiếp tại PVN cho thấy công tác quản lý của tập đoàn này còn nhiều lỏng lẻo, nhiều kế hoạch còn mập mờ, thiếu minh bạch.
Phan An.
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Đó là khẳng định của ông Demetrios Marantis, Phó đại diện Thương mại Mỹ đưa ra trong buổi họp báo sáng 24/2, tại Hà Nội. Đặc biệt, các cuộc thảo luận cũng đề cập đến những tác động của TPP đối với công cuộc cải cách mà Việt Nam đang tiến hành.
Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy việc nâng tầm hợp tácVietnam Plus

-Ngành than muốn mua mỏ ở nước ngoài -(TBKTSG Online) - Việc mua mỏ ở nước ngoài của ngành than đang đến gần khi nhu cầu nhập khẩu than cho sử dụng trong nước ngày càng tăng, đặc biệt là từ năm 2015.--
14:41 ngày 24.02.2012
SGTT.VN - Thời gian qua, liên tục xảy ra hiện tượng xe máy bị cháy, chất lượng xăng dầu không đảm bảo tại một số cửa hàng, dư luận không thể không đặt câu hỏi về hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu hiện nay.
(TBKTSG) - Sau BIDV đến lượt Vietinbank lên tiếng sẵn sàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng nếu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu. Vietcombank chưa có tuyên bố chính thức, nhưng một quan chức của ngân hàng này cho biết cơ quan quản lý cũng đã có những gợi ý với họ về việc hỗ ..Trên 1.800 tỉ đồng đổ vào chứng khoán
-(TBKTSG Online) - Trong phiên giao dịch cuối tuần, ngày 24-2, lực bán chốt lời tăng mạnh đã hãm đà đi lên của các chỉ số chứng khoán, nhưng thanh khoản tiếp tục được cải thiện. Giá trị giao dịch của cả 2 sàn đã vượt 1.800 tỉ đồng.


Giá vàng trong nước đang cao nhất kể từ đầu tháng (VnEconomy).- Ôtô ế ẩm vì thuế, phí tăng cao (VNE).- Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước (VnEconomy).- CPI tháng 2 tăng 1,37%: Lo hay không lo?  (VnEconomy).- Năm 2012: quan trọng nhất là bình ổn hệ thống ngân hàng (SGTT).  Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát– Phân loại ngân hàng: Thon thót giữa “biển” tin đồn (DT). – Ngân hàng kéo khách bằng lãi suất (TP).  – Các ngân hàng đang lần lượt công bố hạ lãi suất (SGTT).- “Ông lớn” tiết kiệm: Cắt giảm cũng phải hoành tráng! (VnEconomy).- ‘Việt Nam thiếu ngân hàng trụ cột quốc gia’ (VNE).  - Ngân hàng lo ‘ế’ chỉ tiêu tín dụng (Ebank).  - Chấm dứt hoạt động 2 văn phòng ngân hàng ngoại (TTXVN).- Giải ngân 1 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm (TTXVN).--- Bật đèn xanh cho dự án tổ hợp giải trí lớn tại Quảng Ninh (VnEconomy).- Viết Lê Quân: “Đổi đời” casino: Quảng Ninh có trở thành …? (Tầm nhìn).

Bù giá vào lương: ‘tư tưởng chính trị’ bí thư Chín Cần (TVN).
Con trai út cựu lãnh đạo FSB Nikolai Patrushev có thể đứng đầu liên doanh “Vietsovpetro” (Tiếng nói nước Nga).Con trai trùm an ninh 'dẫn dắt Vietsovpetro' bbc -SACHS: A World Bank for a New World Project Syndicate - The world is at a crossroads: Either the global community will join together to fight poverty, resource depletion, and climate change, or it will face a generation of resource wars, political instability, and environmental ruin. The World Bank, if properly led, can play a key role in averting these threats and the risks that they imply – but only with the right leader.Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng hay mềm? (VnEconomy).


-
-'Khui' nhiều vấn đề tài chính 'khó nói' ở PVN (ĐV 22-2-12) Theo kết quả kiểm toán tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN), đoàn kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện một số vấn đề về tài chính của doanh nghiệp này.
>> Tiết kiệm chi tiêu với tập đoàn, tổng công ty là mệnh lệnh
>> ‘Năm 2012, giám sát chặt các ngành nhạy cảm’

Tuy nhiên, việc khắc phục sai phạm tại PVN lại rất chậm. Tập đoàn mới chỉ nộp ngân sách Nhà nước khoảng một nửa số tiền mà kiểm toán kiến nghị từ năm 2010.


Cụ thể, theo Kiểm toán Nhà nước, cơ quan này kiến nghị PVN cần chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, trong đó một số đơn vị còn tồn tại trong xử lý nợ cần rà soát, xác định nợ khó đòi và thành lập hội đồng xử lý; kiến nghị tăng thu cho ngân sách một số khoản thu chênh lệch.

Tổng số tiền mà kiểm toán kiến nghị PVN phải nộp ngân sách Nhà nước lên tới trên 185,76 tỷ đồng. Tuy nhiên, PVN và các đơn vị thành viên mới chỉ thực hiện nghĩa vụ và nộp 91,388 tỷ đồng, bằng 49% so kiến nghị của KTNN. Tính đến ngày 25/1/2011, kiểm toán kiến nghị PVN chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) nộp ngân sách nhà nước số tiền chưa nộp lên tới 94,3 tỷ đồng.

Trong số này, đáng chú ý là khoản thuế giá trị gia tăng doanh thu hồi tố của nhà máy điện Cà Mau lên tới 81,5 tỷ đồng do chưa thu được nợ của EVN. Tính đến thời điểm 8/11/2011, số tiền EVN còn nợ PV Power lên tới 11.981 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước vì thế đề nghị PVN chỉ đạo Tổng công ty điện lực Dầu khí sớm thu nợ EVN khoản này, đồng thời nộp ngân sách Nhà nước khoản thuế giá trị gia tăng theo kiến nghị kiểm toán vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, cũng theo nguồn tin từ kiểm toán Nhà nước thì trong quá trình làm việc với PVN, cơ quan này đã phát hiện việc Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam thực hiện hỗ trợ lãi suất sai quy định, sai đối tượng gần 6 tỷ đồng. Khoản này đã được Tổng công ty thu hồi.

PVN còn mắc nhiều sai phạm trong việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng cơ bản tại 3 dự án Văn phòng Viện Dầu khí, Trung tâm Tài chính Dầu khí và Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu. PVN đã phải giảm trừ khi thanh, quyết toán các dự án này. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm trừ 8,9 tỉ đồng khi thanh quyết toán 3 dự án này, trong đó dự án văn phòng Viện Dầu khí giảm trừ 4,6 tỷ đồng; Trung tâm Tài chính Dầu khí giảm trừ 2,1 tỷ đồng và dự án Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu giảm trừ 2,2 tỷ đồng.

Đối với các dự án này, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu tập đoàn phải chú trọng đến tiến độ, nghiệm thu một số hạng mục chưa hoàn thành, đồng thời, PVN cần xác định chính xác giá thị trường với giá trị đầu tư, xác định lợi thế quyền thuê đất và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, PVN cần kiểm tra đánh giá các khoản đầu tư liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn không hiệu quả và có biện pháp khắc phục, phòng tránh khả năng mất vốn trong các công ty làm ăn thua lỗ.
Cẩm Thư (tổng hợp)
--  Vietnam Outperforms, Time to Re-Invest? (WSJ’s blog). – Why Vietnam should be back on your radar (Finance Asia).
‘Thâu tóm’ ngân hàng sẽ rộn ràng? (ĐV).   – Từ việc xếp hạng ngân hàng: Cơ hội giảm lãi suất (SGTT).  – Ngân hàng cổ phần đầu tiên giảm lãi suất (VnEconomy).Kết quả phân nhóm tín dụng và những dấu hỏi (VnEconomy). - TPHCM hỗ trợ 200 doanh nghiệp lớn tái cấu trúc (TBKTSG). - Vì sao DN xăng dầu không được tăng giá bán? (ĐV).- Quản lý chất lượng xăng dầu: Lỗ hổng lớn chưa được xử lý (CAND).
-Việt Nam loay hoay tìm công nghiệp mũi nhọn (VEF 22-2-12) -- Sờ sờ trước mắt mà không thấy!  Ấy là "công nghiệp công an"!
Sai số thống kê FDI lên tới... 10 tỷ USD (VnE 21-2-12) Giao dịch 100 USD bị phạt 50 triệu đồng
(Dân trí) - Ngân hàng Nhà nước tỉnh Trà Vinh vừa quyết định xử phạt Công ty TNHH một thành viên Nam Sanh 50 triệu đồng vì giao dịch trái phép cho khách hàng 100 USD.
 >> Phạt 200 triệu đồng vì giao dịch trái phép vài trăm USD
 >> Hai hãng taxi bị phạt 1 tỷ đồng do niêm yết giá bằng "đô"
 >> Thêm 3 doanh nghiệp bị phạt vì niêm yết bằng ngoại tệ
-Văn minh du lịch: Trông người mà ngẫm đến ta (ND 22-2-12) Du lịch Việt: Lúng túng trước "đặc sản chặt chém” (VN+ 22-2-12)

'Bộ GTVT cần nghiên cứu kỹ tác động của thu phí' (VNN 22-2-12) -- Sau khi "nghiên cứu", ông Đinh La Thăng cho biết là giao thông ùn tắc vì có quá nhiều xe cộ!
 - Bộ Lao Ðộng Việt Nam bị tố ‘báo cáo láo’   –   (NV). - Tai nạn lao động cao gấp nhiều lần báo cáo (DV).  Cả nước xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động-(NLĐ) - Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH tại hội nghị ngày 21-2, trong năm 2011, cả nước đã xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động làm 574 người chết và 1.314 người bị thương nặng.  Cách nào cắt giảm 40% công chức ? (TP).
Vụ tai nạn lao động kinh hoàng: Chủ thầu đổ lỗi cho công nhân (TN 22-2-12)
“Năm 2012, cần phấn đấu giảm 50% số vụ đình công… ” (LĐ 22-2-12)  -- Phấn đấu = đàn áp?Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phấn đấu giảm 50% số vụ đình công ttBảy người lãnh án vì đưa người qua Hàn Quốc trái phép (PLTP).  -Lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc: Hại mình, hại nhiều người (DV 21-2-12)

Tuyển công nhân Việt Nam đi đào vàng lương 2.100 USD Một tập đoàn khai thác vàng có trụ sở tại Canada thông qua môi giới tại Thái Lan có thư tuyển dụng 1.000 công nhân xây dựng của Việt Nam đi làm việc tại Mauritania với mức lương “khủng”: 800 - 2.100 USD. 
Câu chuyện cacao “made in VietNam” (TT 21-2-12)
Tản mạn về golf (HV 17-2-12)


-Vụ Sacombank: Thâu tóm hay cơ hội thay đổi quản trị vnn
NHNN: Sacombank vẫn hoạt động bình thường(TBKTSG Online) - Ngày 22-2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố thông tin cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có hoạt động ổn định, tình hình tài chính lành mạnh, tuân thủ đầy đủ các tỷ lệ bảo ...



-Công bố PCI 2011 -(TBKTSG) - Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 (PCI 2011) cho thấy có sự cải thiện trong công tác điều hành của chính quyền các địa phương. Tuy nhiên, những lĩnh vực dễ cải cách đã cạn trong khi những vấn đề lớn chưa xoay chuyển được lại đòi hỏi cân bằng các nhóm lợi ích của địa phương như tính minh bạch và mối quan hệ cá nhân giữa doanh nghiệp và chính quyền.



- Viện sĩ Kornai János, nhà kinh tế học người Hungari, giáo sư danh dự của Đại học Harvard: Tập trung hóa và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (Phần 2) (Tia Sáng). - (Phần 1), - K.Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu,  - Bằng Sức Mạnh Tư Duy – Kornai János (Thư viện số). --- Quốc hội VN muốn lập quan hệ với Quốc hội Litva (PLTP). --- Kế hoạch kinh tế và môi trường trong Tiểu vùng sông Mekong   –   (RFA).
--Playboy và Paul Krugman (NVP)
Tạp chí Playboy thì có lẽ ai cũng từng nghe danh, dù chỉ xem một hai hình “mát mẻ” cắt ra từ thuở nào. Paul Krugman là nhân vật nổi tiếng nhưng ở hướng hoàn toàn khác, ông là nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2008 và là cây bút bình luận ăn khách của tờ New York Times. Vậy mà Playboy, tờ báo chuyên đăng hình các cô ăn mặc kiểu Eva lại đi phỏng vấn Paul Krugman về những vấn đề kinh tế của Mỹ và thế giới!
Thật ra, bởi hình ảnh trên Playboy bắt mắt quá nên nhiều người không biết chứ tờ tạp chí này vẫn đăng những tác phẩm rất nghiêm túc của những nhà văn tên tuổi, những bài phỏng vấn nhiều nhân vật “mũ cao, áo rộng”, kể cả Jimmy Carter lúc ông này ra tranh cử tổng thống Mỹ.
Tuy vậy, cách Playboy dẫn dắt câu chuyện và lối Paul Krugman trả lời một tờ báo không chuyên về kinh tế rất đáng để nghiên cứu, học hỏi. Tác giả bài phỏng vấn là Jonathan Tasini, cũng là một nhân vật đặc biệt, chuyên viết về các vấn đề lao động, kinh tế, từng ra tranh cử ghế Thượng nghị sĩ, từng làm chủ tịch Liên đoàn Nhà văn quốc gia. Từ nhiều giờ trò chuyện với Krugman ở nhiều địa điểm, Tasini mới viết lại thành bài phỏng vấn với văn phong cố ý đơn giản, dùng từ phổ thông, lập luận dễ hiểu để phù hợp với độc giả rất đa dạng của Playboy.
Chẳng hạn, mở đầu, người phỏng vấn “giả vờ” hỏi: “Dường như tháng nào cũng có người tranh cãi nhau chúng ta đang ở trong cơn suy thoái (recession) hay cuộc khủng hoảng (depression). Thế chúng ta đang suy thoái hay khủng hoảng? Hay là một thứ gì khác?
Hỏi như thế là để chẩn đoán tình hình thực tế của kinh tế Mỹ, chứ không phải nhằm đi vào thêm một cuộc tranh cãi khác về hai từ “suy thoái” (GDP sụt giảm hai quý liên tục hay thất nghiệp tăng 1,5% trong vòng 12 tháng) hay “khủng hoảng” (GDP giảm trên 10% hay suy thoái quá 3 năm). Cho nên Krugman trả lời, bất kể những loại định nghĩa nói trên, rằng suy thoái đã chính thức chấm dứt vào tháng 6-2009 lúc nhiều thứ như sản xuất công nghiệp, GDP bắt đầu hồi phục nhưng nước Mỹ vẫn đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Lý do ông đưa ra cũng là những hình ảnh người đọc Playboy có thể kiểm chứng: đã bốn năm nay nước Mỹ chịu cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao, khó kiếm việc làm, tính ra cứ 7 người thì có 1 người thất nghiệp, sinh viên giỏi mới ra trường không kiếm được việc làm...
Dễ thấy là sau phần này, cả người hỏi lẫn người trả lời ắt phải đi tới kết luận, dân Mỹ đang gánh chịu cảnh khổ mà lẽ ra không cần phải gánh nếu nhà làm chính sách chịu làm đúng theo bài bản. Bài bản đó, theo cách ví von dễ hiểu của Krugman, là giả thử có người ngoài hành tinh xuống tấn công nước Mỹ, dân Mỹ phải tập trung chống cự, thì chỉ trong vòng 18 tháng, nạn thất nghiệp sẽ biến mất. Chủ trương của Krugman là chính quyền đổ tiền vào các công trình hạ tầng để kích cầu việc làm, những việc còn lại tự chúng sẽ được giải quyết.
Cũng vì để phục vụ một loại độc giả đa dạng, người hỏi nhảy từ đề tài này sang đề tài khác miễn sao các câu hỏi cũng là thắc mắc của nhiều độc giả Playboy. Từ câu: “Có phải nước Mỹ đang trở thành một nền cộng hòa chuối?” (để nói về tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập, sự bất lực của hệ thống chính trị khi đi tìm sự đồng thuận trong chính sách kinh tế…) đến câu “Thế còn vai trò của Wall Street?” (để nói về lòng tham, sự lừa dối của giới tài chính). Ở đây, Krugman cũng là bậc thầy dùng hình ảnh ví von để thuyết phục người đọc. Ông nói, tình hình cũng tương tự chuyện cá cược theo kiểu dân tài chính thuyết phục người dân, ngửa tôi ăn, còn sấp thì người khác thua nhé. Cách ví von đó xuất hiện khá thường xuyên, chẳng hạn, khi được hỏi về vai trò của phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” vì nhiều người chê trách rằng phong trào này không có một thông điệp rõ ràng, Paul Krugman nói ngắn gọn, “Chiếm lấy Phố Wall” đã đóng đẹp vai trò của nó vì chúng ta không cần những bản đề xuất gồm 10 điểm, chúng ta cần có ai đó tuyên bố hoàng đế đang ở truồng!
Nổi tiếng là người tấn công Bush liên tục trên báo New York Times, ngày nay Krugman lại xoay qua tấn công Obama. Với Playboy, ông nhận xét thẳng: “Obama là loại người phò chính thống”. Tức là nếu loại bỏ phong cách nói chuyện rất hấp dẫn của Obama, nếu không bị chinh phục bởi logich hình thức của Obama, cái đọng lại là những quan điểm rất ôn hòa, cẩn trọng, theo lối khôn ngoan của một chính khách lão luyện. Đó là bởi Krugman cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng, cần chi tiêu nhiều hơn nữa: “Chúng ta đang có những công nhân ngồi không, có kỹ năng và sẵn sàng làm việc, chúng ta có nhà máy đang để không”. Cho nên không cần kêu gọi thắt lưng buộc bụng, chia sẻ sự hy sinh một cách hình thức. Krugman chủ trương chuyện bất bình đẳng trong thu nhập, cứ để đó giải quyết sau, bây giờ là lúc kích cầu bằng mọi cách để thoát khủng hoảng trước đã.
Rõ ràng những vấn đề kinh tế phức tạp vẫn có thể diễn đạt bằng từ ngữ đơn giản, những khái niệm dắt dây như công đoàn, lương thưởng giám đốc, thuế má vẫn có thể giải thích bằng những minh họa ai cũng có thể nhận ra. Chẳng lạ gì nhiều người cho rằng Paul Krugman là một trí thức công khi ra sức làm cho công chúng hiểu điều ông tin vào và muốn nói ra. Còn người ta có nghe theo ông hay không lại là điều khác nữa. Ví dụ, đối với Hy Lạp, Ý, ông cho rằng các nước này phải in thật nhiều tiền để giải quyết vấn đề trong ngắn hạn cho nên sự tan vỡ của khối sử dụng đồng euro, những nước như Hy Lạp phải chia tay với đồng euro là có khả năng xảy ra.
Góc nhìn của Krugman làm người phỏng vấn cuối cùng phải thốt lên: “Chẳng lạ gì người ta gạt ông sang bên là loại người quá bi quan”. Dù sao tháng Ba này sẽ có nhiều người mua Playboy mà không ngại ngùng che giấu vì họ sẽ bảo, tôi mua để đọc bài phỏng vấn Paul Krugman!

Tổng số lượt xem trang