Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

VN đứng thứ 61 trong các nước thịnh vượng (hạnh phúc) trên 110 nước

Thế giới đầy mâu thuẫn, haha... đúng là chuyện cười..
 Học viện Legatum - Chỉ số thịnh vượng của Việt Nam: 61/110
Chính quyền và doanh nghiệp không bị xem là tham nhũng, và Việt Nam đứng thứ 29 trong hạng mục này, mặc dù vấn đề qui định cho lĩnh vực thương mại đặt quốc gia này vào một trong 20 quốc gia thấp nhất trên thế giới. Tỉ lệ thực thi pháp luật nằm dưới mức trung bình, nhưng lòng tin tưởng vào hệ thống pháp lý lại đặt quốc gia này ở vị trí thứ 7, trong khi chỉ có duy nhất một quốc gia trên thế giới có tỉ lệ công chúng ủng hộ quân đội cao hơn Việt Nam. Khoảng 84% người dân Việt Nam tin rằng các cuộc bầu cử là trung thực. Các quyền tự do chính trị không được bảo vệ, điều này có thể giải thích những chỉ số đặc biệt cao ở trên.


Nguồn: Học viện Legatum
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Những thông số nhanh:
Mức độ Trung bình Thoả mãn Cuộc sống: 5,3/10 (ước tính 2009)
Dân số: 88,3 triệu (ước tính 2010)
GDP bình quân đầu người (PPP): 3.104 (ước tính 2010)
GDP (PPP): 274 (ước tính 2010)
Hệ thống chính trị: Cộng sản (2010)
Xếp hạng của Freedom House: Không Tự do (2010)
Tỉ lệ biết đọc biết viết: 93% (2008)
Tuổi thọ (% dân số trưởng thành): 74 năm (2008)
Chi phí khởi nghiệp kinh doanh (% Tổng Thu nhập Quốc gia): 13,3% (2008)
Tỉ lệ người dân tin rằng xã hội trọng dụng nhân tài: 80,9% (2009)
Tỉ lệ người dân cảm thấy an toàn cá nhân*: 81,6% (2009)
Tỉ lệ người dân tin tưởng người khác*: 31,2% (2009)
Các chỉ số hạng mục
So sánh với các chỉ số khác(Xếp hạng/tổng số các quốc gia)
Chỉ số thịnh vượng Legatum 60/110
Xếp hạng trung bình mức thoả mãn cuộc sống 66/100
Xếp hạng GDP bình quân đầu người 87/110
Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu WEF 59/139
Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc 116/182
Chỉ số Tự do Kinh tế Heritage/WSJ 144/179
Chỉ số Nhận định Tham nhũng TI 120/180
Chỉ số của tổ chức Viễn cảnh Hoà bình Nhân loại Toàn cầu 38/149
Chỉ số xếp hạng tổng quát: 61/110
Vị trí các hạng mục trong tổng số 110 quốc gia:
Kinh tế - Xếp hạng 62
Việt nam có tỉ lệ lạm phát cao, nhưng cũng có một tỉ lệ công ăn việc làm cao và người dân rất lạc quan
Việt Nam vẫn nằm ở mức phát triển tương đối thấp. Chỉ có 6 trên 10* người Việt thoả mãn với tiêu chuẩn sống của mình, đứng hạng thấp nhất thứ ba trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Quốc gia này có chỉ số tài sản bình quân mỗi lao động dưới trung bình ở mức 14.500 đô la, và các công ty bán vào thị trường với hạng dưới trung bình, trị giá 46 tỉ đô la. Sản phẩm công nghệ cao chiếm 9% tổng số hàng hoá xuất khẩu, nằm trên hạng trung bình toàn cầu**, nhưng lại nằm ở mức thấp nhất thứ ba trong vùng. Với thứ hạng 74 trong Chỉ số xếp hạng, tỉ lệ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nằm dưới mức trung bình. Tuy nhiên vẫn có cơ sở cho sự tăng trưởng. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam tương đối thấp ở mức 4,3% và một thăm dò năm 2009 cho thấy hai phần ba người dân tham gia lao động có lương hoặc không lương, đứng hạng thứ 8 trên toàn cầu. Quốc gia này nằm thứ 39 trong Chỉ số xếp hạng, với tỉ lệ thành phần người dân cho là họ có đủ tiền để chu cấp đủ thức ăn và nhà ở cho gia đình mình nằm ở mức trên trung bình. Mức độ tổng tiết kiệm nội địa nằm trên mức trung bình với 24,6%. Người dân Việt Nam lạc quan* về thị trường lao động trong nước, và quốc gia này đứng hạng 5 trên thế giới - và thứ 2 trong khu vực - về những thước đo khác nhau về dự đoán kinh tế. Trong một số mức độ, điều này phản ánh thực tế kinh tế, như trong thời kỳ 2004 - 2008, tỉ lệ tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa trung bình hàng năm tăng cao ở mức 6,5%. Tuy nhiên tỉ lệ tăng trưởng nhanh chóng này có thể tạo ra những căng thẳng xã hội, và có những dấu hiệu quá nóng khi quốc gia này đang nằm ở vị trí cao thứ 9 về lạm phát trong Chỉ số xếp hạng, chiếm tỉ lệ 23%. Sự tin tưởng vào các cơ quan tài chính nằm ở mức cao thứ 2 trên thế giới*, nhưng không có số liệu về những món nợ xấu, vì thế không rõ điều này có phản ánh uy tín của các cơ quan tài chính này hay không.
Kinh doanh và Cơ hội - Xếp hạng 77
Người dân Việt Nam lạc quan về cơ hội kinh doanh, nhưng bi quan về thành quả lao động
Ở mức 0,7%, chi phí Nghiên cứu & Phát triển của Việt Nam nằm dưới mức trung bình toàn cầu, mặc dù mức xuất khẩu về Công nghệ Thông tin Truyền thông (ITC) xếp hạng cao ở mức thứ 29 trong Chỉ số xếp hạng. Cơ sở hạ tầng công nghệ nói chung là nghèo nàn: tỉ lệ sử dụng điện thoại di động nằm ở dưới mức trung bình, chỉ trên 80/100 người, và mặt dù băng thông mạng nằm trên mức trung bình, mức độ truy cập vào các máy chủ an toàn lại là một trong 30 quốc gia thấp nhất, tất cả điều này cho thấy một cơ sở hạ tầng kinh doanh tương đối nghèo nàn. Chi phi khởi nghiệp kinh doanh chiếm 13% mức Tổng Thu nhập Quốc gia, thấp hơn mức trung bình, cho thấy những cản trở trầm trọng trong kinh doanh, tuy nhiên, hiện đang có sự phát triển kinh tế trên toàn khắp các nhóm kinh tế xã hội, đặt quốc gia này nằm trên mức trung bình toàn cầu trong hạng mục này. Các chỉ số thăm dò cũng cho thấy một bức tranh hỗn hợp tương tự. Người dân lạc quan về vận hội của mình, và quốc gia này xếp thứ 6 trên toàn cầu với 83% người dân tin rằng khu vực địa phương của mình thì tốt cho kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ có 81%* dân số tin rằng lao động cần cù sẽ giúp họ tiến bộ hơn trong cuộc sống, đặt Việt Nam ở hạng 58 trên thế giới trong hạng mục này. Không có dữ liệu về thu nhập bản quyền.
Chính quyền - Xếp hạng 62
Việt Nam không là một quốc gia dân chủ, và quyền tự do chính trị bị hạn chế nghiêm trọng
Việt Nam có một quốc gia độc đảng theo phong cách xã hội chủ nghĩa tương đối ổn định, mặc dù tính hiệu quả của chính quyền nằm dưới mức trung bình trong khía cạnh chất lượng quản lý và tính hiệu quả trong việc triển khai chính sách. Quốc gia này nằm ở mức thấp, xếp hạng 60 vì tương đối thiếu vắng những ràng buộc chính trị nhằm ngăn cản các nhân vật chính trị một mình thay đổi chính sách. Chính quyền hiện tại đã trị vì trong suốt 54 năm qua. Là một quốc gia độc đảng, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là một trong 10 quốc gia thấp nhất về mức độ cạnh tranh và giám sát thành phần hành pháp, nhưng lại đứng thứ 3 trong mức độ ủng hộ chung* của hầu hết công chúng đối với chính quyền. Bất chấp sự ủng hộ chung cao, các vấn đề môi trường lại có dấu hiệu khó khăn. Tỉ lệ cao ở mức 64% tổng số người dân ủng hộ chính sách của quốc gia đối với người nghèo, nhưng chỉ có phân nửa* ủng hộ chính sách môi trường, đặt Việt Nam ở mức 64 về chính sách cho người nghèo và 59 về chính sách môi trường. Chính quyền và doanh nghiệp không bị xem là tham nhũng, và Việt Nam đứng thứ 29* trong hạng mục này, mặc dù vấn đề qui định cho lĩnh vực thương mại đặt quốc gia này vào một trong 20 quốc gia thấp nhất trên thế giới. Tỉ lệ thực thi pháp luật nằm dưới mức trung bình, nhưng lòng tin tưởng vào hệ thống pháp lý lại đặt quốc gia này ở vị trí thứ 7*, trong khi chỉ có duy nhất một quốc gia trên thế giới có tỉ lệ công chúng ủng hộ quân đội cao hơn Việt Nam*. Khoảng 84% người dân Việt Nam tin rằng các cuộc bầu cử là trung thực. Các quyền tự do chính trị không được bảo vệ, điều này có thể giải thích những chỉ số đặc biệt cao ở trên. Chỉ có 16% dân số - đứng 66 trong Chỉ số xếp hạng - từng lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình với một quan chức chính quyền một năm trước cuộc thăm dò 2009.
Giáo dục - Xếp hạng 81
Mặc dù có tỉ lệ đến trường thấp, người Việt cho rằng họ hài lòng với hệ thống giáo dục
Tỉ lệ học sinh đến trường tương đối thấp, xếp Việt Nam ở hạng 61 trong tổng số thực học sinh tiểu học, 79 trong tỉ lệ tổng học sinh trung học và 84 tổng học sinh đại học. Với tỉ lệ 97 nữ trên 100 nam tại các trường tiểu học và trung học, Việt Nam có tỉ lệ học sinh nữ hơi thấp trong hệ thống giáo dục tiểu học và trung học. Tỉ lệ học sinh trong mỗi lớp học cũng nằm dưới mức trung bình với 20 học sinh tiểu học cho mỗi giáo viên. Điều ngạc nhiên là Việt Nam nằm ở mức thứ 6 toàn cầu với tỉ lệ cao 88% người dân hài lòng với chất lượng giáo dục. Điều nghịch lý là có 81%* người dân tin rằng con cái họ có cơ hội học hỏi và phát triển hàng ngày, khiến quốc gia này chỉ được xếp hạng 43 trong hạng mục này. Cho đến nay, giáo dục có đóng góp giới hạn đối với giá trị thật về vốn con người, với trung bình mỗi người lao động chỉ có hơn 1,5 năm giáo dục trung học, và khoảng 5 tháng đại học, đặt Việt Nam ở hạng 72 và 84 trong hai hạng mục trên.
Y tế - Xếp hạng 74
Việt Nam nằm dưới mức trung bình toàn cầu trong hầu hết các hạng mục chủ quan và khách quan liên quan đến sức khoẻ
Tuổi thọ trung bình của Việt Nam, khi điều chỉnh với số năm sống mạnh khoẻ, thì nằm dưới mức trung bình ở tuổi 61, đặt quốc gia này ở thứ 59 trong Chỉ số xếp hạng về hạng mục này. Tỉ lệ trẻ tử vong chiếm 1,3% đối với trẻ sơ sinh trước 3 tuổi - đặt Việt Nam ở vị trí 46. Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, với 16% dân số thường xuyên có tỉ lệ calories thấp so với tiêu chuẩn tối thiểu hằng ngày, đặt Việt Nam nằm trong một phần tư cuối của Chỉ số xếp hạng. Việc chích ngừa cũng yếu kém tương tự, với chỉ 92% trẻ em được bảo vệ tránh những bệnh truyền nhiễm thông thường, nằm ở hạng 64, và chỉ có 83% được tiêm chủng bệnh sởi, nằm ở hạng 83. Chi phí y tế bình quân mỗi đầu người ở mức 270 đô la(PPP), thấp nhất hàng thứ 5 trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương và thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu với tỉ lệ giường bệnh chỉ dưới 27 giường cho mỗi 10 nghìn người. Chỉ có 65% tổng số người dân có phương tiện sử dụng các cơ sở vệ sinh, xếp hạng 79, mặc dù tỉ lệ trên trung bình với 80%* người dân thoả mãn chất lượng nước uống ở địa phương mình, xếp hạng 40. Việt Nam xếp thứ 73 về tỉ lệ người chết vì đường hô hấp, và thứ 84 vì tỉ lệ tử vong vì bệnh lao cao. Các hạng mục chủ quan cũng vẽ ra một bức tranh đáng lo ngại: bị xếp hạng dưới trung bình với 79%* dân số hài lòng với tình trạng sức khoẻ của mình, có một tỉ lệ cao ở mức 34% người dân lo lắng về sức khoẻ trước ngày thăm dò 2009, trong khi chỉ có hai phần ba* đã cảm thấy được nghỉ ngơi thoải mái; tất cả những nhân tố này xếp Việt Nam nằm ở nửa dưới của Chỉ số xếp hạng. Gần một phần tư* người dân tin rằng họ có vấn đề về sức khoẻ khiến học không thực hiện được những hoạt động tiêu chuẩn trong độ tuổi của mình. Trong một khía cạnh tương đối khả quan hơn, Việt Nam xếp hạng 74 trên thế giới vơi 78%* người dân hài lòng với vẻ đẹp của môi trường.
An toàn và An ninh - Xếp hạng 46
Việt Nam có những nhân tố khác nhau về an ninh quốc gia, nhưng có một thành tích tốt về an toàn cá nhân
Việt Nam nằm thứ 68 trong Chỉ số xếp hạng, trên mức trung bình về số người tị nạn và những người bị di chuyển trong nước, và ở thứ 58 về khiếu nại tập thể trong xã hội, dựa trên những bất công hiện nay hay trong quá khứ. Có những vấn đề tương đối đối với bạo lực chính trị do chính quyền bảo trợ, xếp hạng 63, một mức độ tương đối trung bình về người dân phải chạy trốn, xếp hạng 57. Việt Nam không có bạo lực chính trị trong nước trong năm 2008, nhưng xếp thứ 64, trên trung bình về bất ổn nhân khẩu, là hệ quả của tranh chấp biên giới, chủ quyền hoặc chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng phương tiện giao thông, việc kiểm soát các khu lịch sử hoặc tôn giáo, hoặc độ tiếp cận với những nguy hiểm môi trường. Việt Nam nằm trong 20 nước đứng đầu toàn cầu về tỉ lệ thấp 2,2% số người trình báo bị tấn công, cũng như tỉ lệ thấp 8,3% số người trình báo bị cướp giật trong năm trước cuộc thăm dò 2009. Tiếp tục với tình trạng tích cực này, 82% người dân Việt Nam cảm thấy an toàn khi đi bộ về nhà một mình vào ban đêm, đặt nước này ở hạng 12 trên toàn thế giới và thứ 4 trong khu vực về hạng mục này. Vì hệ thống kiểm soát chính trị gắt gao, không ngạc nhiên khi Việt Nam bị xếp hạng 55* về mức độ người dân cảm thấy an toàn khi bộc lộ quan điểm chính trị của mình.
Quyền Tự do Cá nhân - Xếp hạng 66
Một bộ phận lớn người dân Việt Nam hài lòng với quyền tự chủ của mình
Trong khi quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và lập hội nằm dưới mức trung bình tại Việt Nam, xếp thứ 77*, một tỉ lệ cao 83% dân số hài lòng với mức độ về quyền lựa chọn làm những gì mình muốn trong cuộc sống của họ, xếp thứ 27 trên toàn cầu. Với 66% người dân cho rằng khu vực của họ là địa điểm tốt cho dân nhập cư và 61% cho rằng khu vực họ tốt với dân sắc tộc và chủng tộc thiểu số, Việt Nam nằm ở mức trung bình trên toàn cầu, mặc dù người dân Việt Nam có rất ít quyền tự do dân sự.
Vốn Xã hội - Xếp hạng 68
Mức độ về lòng tin ở Việt Nam cao, mặc dù hoạt động từ thiện thì không phổ biến
Trong khi có tỉ lệ cao 31% người Việt tin rằng họ có thể tin vào người khác, tỉ lệ 82%* người dân cảm thấy họ có thể trông cậy vào ai đấy trong hoàn cảnh cần thiết thì thấp hơn mức trung bình toàn cầu. Các hoạt động từ thiện thì giới hạn: trong tháng trước đợt thăm dò 2009, một tỉ lệ thấp 17%* người dân đã đóng góp tiền bạc cho từ thiện, và chỉ có 6%* người dân tình nguyện bỏ thời gian cho công việc này, cả hai con số đều nằm trong nhóm 25 quốc gia thấp nhất trên thế giới. Tương tự cũng có tỉ lệ thấp 32% người dân từng giúp đỡ kẻ lạ trong cùng kỳ. Những tiềm năng truy cập những mạng lưới gia đình có thể mạnh, nhưng không mạnh đối với mạng lưới tôn giáo: Việt Nam đứng thứ 8 với 68%* người dân lập gia đình, theo thăm dò 2009, nhưng trong bảy ngày cùng thời gian thăm dò, chỉ có 19%* người dân tham gia nơi hành lễ tôn giáo.
--------------------------------
* Dữ liệu lấy từ Gallup World Poll
** Các khái niệm "quốc tế", "toàn cầu", "thế giới" được dùng để nói đến 110 quốc gia trong Chỉ số Thịnh vượng, chiếm 93% tổng dân số trên toàn thế giới và 97% GPD toàn cầu.

The 10 most prosperous countries in the world - in pictures Telegraph-
Five years ago researchers at the Legatum Institute, a London think tank, set out to rank the happiest countries in the world. To avoid the touchy-feely connotation of the word "happy", they use the term "prosperity".
Legatum last week published its 2010 Prosperity Index, which ranks 110 countries – covering 90pc of the world's population. Each nation was evaluated according to 89 variables sorted into eight subsections: economy, entrepreneurship, governance, education, health, safety, personal freedom and social capital. The UK ranked 13th.
Here are the top ten, along with their rankings in each category:
Researchers at the Legatum Institute have released their 2010 index of the happiest countries. Here are the top 10 - or the best places to live in the world-
61 Vietnam 62 77 62 81 74 46 66 68
-Ba mẹ con ăn xin ôm túi rách có... 100 triệu đồng (Bee)-Hơn 72 triệu đồng, 1 đồng hồ, 1 dây chuyền, 3 chiếc nhẫn và 2 bông tai vàng- tổng trị giá ước tính trên 100 triệu đồng

Tổng số lượt xem trang