3 công ty xuất khẩu lao động xác nhận danh tính 12 thuyền viên Việt Nam trên tàu cá Đài Loan bị cướp biển Somalia bắt giữ. Chính quyền Đài Loan và các công ty đang chờ nhóm cướp biển đưa ra tối hậu thư.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cụ thể, ông Vũ Đình Tuân - Trường phòng Đài Loan, Cty Cung ứng Lao động Quốc tế và Dịch vụ (Inmasco) thuộc Tổng Cty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco 1) cho biết, Cty này có 4 thuyền viên làm việc trên tàu đánh cá FV Shiuh Fu-1 (Đài Loan). Những người bị bắt giữ chủ yếu là lao động trẻ đến từ các tỉnh miền Trung.
Ông Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu lao động, Cty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) cho biết, có 8 thuyền viên làm việc trên tàu Shiuh Fu-1 (nhưng một thuyền viên về nước trước khi bị bắt giữ) nên chỉ còn 7 thuyền viên hiện đang bị bắt giữ.
Ông Nguyễn Hồng Hà - Giám đốc Cty TNHH một thành viên Vạn Xuân xác nhận, Cty này có một thuyền viên là Bùi Văn Hóa, quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh), xuất cảnh năm 2009.
Một chiếc tàu đánh cá của Đài Loan đang hoạt động trên biển |
Đại diện các Cty trên cho biết đã có công văn gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đề nghị các cơ quan chức năng theo dõi tình hình, sớm có biện pháp phối hợp để giải cứu các thuyền viên.
Theo ông Nguyễn Mạnh Tường, ngay sau khi vụ việc xảy ra, đối tác phía Đài Loan của Servico là Cty Jason Global Emterprise Co. Ltd đã có thư thông báo cho biết cướp biển Somalia vẫn chưa đưa ra tối hậu thư hay yêu cầu cụ thể.
Đối tác này đã xác nhận với Hiệp hội Ngư nghiệp và Chủ tàu về việc mất liên lạc với tàu Shiuh Fu -1 khi đánh bắt tại Ấn Độ Dương. Bức thư cho biết: “Tàu đang đánh bắt tại vùng biển quốc tế Madagasca (EE2) thì mất liên lạc vào ngày 25/12/2010. Các đơn vị hoài nghi tàu bị cướp biển bắt giữ nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Chính quyền Đài Loan đang hợp tác chặt chẽ với các đơn vị để xác định hành trình của tàu”.
“Nếu tình huống xấu xảy ra, Cty chúng tôi sẽ có nghĩa vụ đại diện cho các Cty Việt Nam đấu tranh với chủ tàu để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho các thuyền viên” - đại diện Cty Jason Global Emterprise Co. Ltd khẳng định.
Danh sách 12 thuyền viên Việt Nam bị bắt giữ |
4 thuyền viên của Imasco: Trần Văn Toàn (SN 1991, xuất cảnh ngày 7/12/2009, Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An); Lưu Đình Sơn (SN 1991, xuất cảnh ngày 7/12/2009, Thạch Ngân, Con Cuông, Nghệ An); Trần Văn Hùng (SN 1987, xuất cảnh ngày 7/12/2009, Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An); Nguyễn Văn Tâm (SN 1990, xuất cảnh ngày 17/12/2009, Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh). 7 thuyền viên của Servico Hà Nội: Nguyễn Văn Hải (SN 1992, số hộ chiếu B3498166, xuất cảnh ngày 7/12/2009, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An); Trần Huy Bình (SN 1987, số hộ chiếu B1373831, xuất cảnh ngày 7/12/2009, Diễn Thịnh, Diễn Châu, Nghệ An); Hồ Xuân Hương (SN 1989, số hộ chiếu B3253696, xuất cảnh ngày 7/12/2009, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An); Lưu Đình Hùng (SN 1990, số hộ chiếu B3427067, Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An); Trần Minh Trí (SN 1991, số hộ chiếu B2882238, xuất cảnh ngày 14/12/2009, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An); Nguyễn Thanh Tú (SN 1986, số hộ chiếu B3219089, xuất cảnh ngày 17/12/2009, Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An); Vũ Văn Ba (SN 1991, số hộ chiếu B3578369, xuất cảnh ngày 17/12/2009, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An). 1 thuyền viên của Cty TNHH một thành viên Vạn Xuân: Bùi Văn Hóa (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh, xuất cảnh năm 2009). |
(Theo Tiền phong)
-Vụ cướp biển Somalia bắt giữ tàu cá Đài Loan:Chưa có thông tin về thuyền viên Việt Nam (02/01)
TT - Đến trưa 1-1, hai ngày sau khi có thông tin tàu cá FV Shiuh Fu-1 của Đài Loan (với 26 thuyền viên Việt Nam và Trung Quốc) bị cướp biển Somalia bắt giữ trên biển Madagascar (Ấn Độ Dương), cơ quan chức năng Việt Nam vẫn chưa kiểm tra được thông tin về các công dân Việt Nam trên tàu này.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết đã chỉ đạo các bộ phận liên quan liên lạc với Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan kiểm tra thông tin, cập nhật tình hình.
Ông Lê Thanh Hà, phó giám đốc Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ (Inmasco - thuộc Cienco 1) - một trong những đơn vị cung cấp nhiều thuyền viên cho các đại lý, chủ tàu Đài Loan, cho biết công ty đã chỉ đạo cán bộ Ban quản lý lao động của mình ở Đài Loan liên lạc với các đại lý và chủ tàu để nắm thông tin.
Theo ông Hà, có thể do phía Đài Loan đang nghỉ Tết dương lịch nên việc liên lạc, nắm bắt thông tin vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, ông Hà nhận định nhiều khả năng tàu cá FV Shiuh Fu-1 có thuyền viên của Inmasco. Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động thương mại và du lịch khẳng định đơn vị này không cung cấp thuyền viên cho chủ tàu FV Shiuh Fu-1.
--Thủy thủ Việt Nam làm việc như người nô lệ
DCVOnline – Tin Stuff New Zealand
Báo chí tường thuật điều kiện làm việc của thủy thủ Việt Nam trên những tàu đánh cá Nam Hàn và Đài Loan không khác gì những người nô lệ.
DCVOnline – Tin Stuff New Zealand
Báo chí tường thuật điều kiện làm việc của thủy thủ Việt Nam trên những tàu đánh cá Nam Hàn và Đài Loan không khác gì những người nô lệ.
Một số hình vừa xuất hiện trên mạng cho thấy cảnh cứu vớt thủy thủ từ một chiếc tàu đánh cá Nam Hàn bị chìm hôm đầu tháng ở vùng biển nam cực rất lạnh nằm về phía nam Tân Tây Lan làm 21 người thiệt mạng.
Báo chí Việt Nam cho đăng những tấm hình này hôm nay trong lúc sự giận dữ ở Việt Nam ngày càng tăng vì báo chí tường thuật điều kiện làm việc của thủy thủ Việt Nam trên những tàu đánh cá Nam Hàn không khác gì những người nô lệ.
Chiếc tàu đánh cá Nam Hàn này chìm ở vùng biển Ross gần Bluff của Tân Tây Lan hôm 13 tháng Mười Hai. Trong tổng số 42 thủy thủ đoàn, năm xác đã được vớt xác, trong lúc 17 người khác bị mất tích và được xem là thiệt mạng. Bốn trong những người thiệt mạng này là người Việt Nam.
Những người sống sót đã được đưa về lại Bluff tuần rồi để được trở về nguyên quán.
Báo VietnamNet đã đăng một số hình được thủy thủ Lê Quang Rúc chụp khi anh đang ở trên một trong những thuyền cấp cứu được đưa vào vùng cứu cấp.
Mới hôm đầu tuần báo VietNamNet dưới tựa đề “Hằng ngàn thuỷ thủ xa nhà đang đối diện với nguy hiểm và khó khăn” tường thuật là công chúng đang “đặc biệt để ý đến chiếc tàu Nam Hàn bị chìm ở Nam cực.”
Bài báo nói hơn 1.000 thủy thủ Việt Nam hiện đang làm việc trên những tàu đánh cá Nam Hàn, và cũng khoảng 1.000 người khgác đang làm việc trên tàu đánh cá Đài Loan.
Thủy thủ nới vào nghề lãnh 180 đô-la một tháng và thủy thủ có kinh nghiệm lãnh 210 đô-la/tháng. Trong lúc công nhân hãng xưởng có thể làm gấp năm lần như thế.
“Thủy thủ cũng nằm trong nhóm lao động phải đối diện với nguy hiểm của sự ngược đãi và tình trạng bị nô dịch,” theo bài báo.
© DCVOnline
Báo chí Việt Nam cho đăng những tấm hình này hôm nay trong lúc sự giận dữ ở Việt Nam ngày càng tăng vì báo chí tường thuật điều kiện làm việc của thủy thủ Việt Nam trên những tàu đánh cá Nam Hàn không khác gì những người nô lệ.
Chiếc tàu đánh cá Nam Hàn này chìm ở vùng biển Ross gần Bluff của Tân Tây Lan hôm 13 tháng Mười Hai. Trong tổng số 42 thủy thủ đoàn, năm xác đã được vớt xác, trong lúc 17 người khác bị mất tích và được xem là thiệt mạng. Bốn trong những người thiệt mạng này là người Việt Nam.
Những người sống sót đã được đưa về lại Bluff tuần rồi để được trở về nguyên quán.
Hình thủy thủ đang ở trong biển nam cực chờ cấp cứu, bên trái là Trần Đình Khánh và Trần Mậu Hiền, người thứ ba không rõ tên. Hình do thủy thủ Lê Quang Rúc chụp. Nguồn: VietNamNet |
Mới hôm đầu tuần báo VietNamNet dưới tựa đề “Hằng ngàn thuỷ thủ xa nhà đang đối diện với nguy hiểm và khó khăn” tường thuật là công chúng đang “đặc biệt để ý đến chiếc tàu Nam Hàn bị chìm ở Nam cực.”
Bài báo nói hơn 1.000 thủy thủ Việt Nam hiện đang làm việc trên những tàu đánh cá Nam Hàn, và cũng khoảng 1.000 người khgác đang làm việc trên tàu đánh cá Đài Loan.
Thủy thủ nới vào nghề lãnh 180 đô-la một tháng và thủy thủ có kinh nghiệm lãnh 210 đô-la/tháng. Trong lúc công nhân hãng xưởng có thể làm gấp năm lần như thế.
“Thủy thủ cũng nằm trong nhóm lao động phải đối diện với nguy hiểm của sự ngược đãi và tình trạng bị nô dịch,” theo bài báo.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Photos show sailors battling for lives. Stuff New Zealand, by Michael Field, 29 December 2010
(1) Photos show sailors battling for lives. Stuff New Zealand, by Michael Field, 29 December 2010
-