Báo chí VN đang đưa tin về vụ án theo cái cách thông thường nhất chứ chưa vào cuộc bảo vệ quyền lợi cho Lý Hương mà theo lẽ thường cô cần được nhận từ phía truyền thông nước nhà.
LTS: Xung quanh sự việc diễn viên Lý Hương bị kiện với tội danh bắt cóc con ruột, Tuần Việt Nam đã nhận được bài viết của tác giả Chu Mạnh Quân bàn về vai trò của báo chí VN trong vụ án này. Nhận thấy đây là chủ đề đáng bàn và để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin trân trọng đăng tải. Rất mong nhận được nhiều bài viết, ý kiến của các quý bạn đọc.
Vụ án diễn viên Lý Hương bị cáo buộc tội bắt cóc con ruột đang chờ tuyên án từ phía Toà án Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vai trò của báo chí trong nước ở đâu, đến mức độ nào trong vụ án này. Đưa tin hay nhập cuộc đứng về phía Lý Hương, một công dân Việt Nam?
Những thông tin vừa qua cho thấy giới báo chí đang đưa tin về vụ án theo cái cách thông thường nhất, chứ chưa vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho Lý Hương mà theo lẽ thường cô cần được nhận từ phía truyền thông nước nhà.
Nước Mỹ bênh công dân Mỹ, Cu Ba bảo vệ công dân Cu Ba
Mỗi quốc gia đều có những hệ thống pháp luật khác nhau, cùng một hành vi thì ở quốc gia này là phạm tội nhưng quốc gia khác thì không, hoặc có những hình phạt khác nhau. Điều này dẫn đến việc các quốc gia thường bảo vệ công dân của mình khi vi phạm pháp luật của nước khác, nhất là khi có sự "vênh" về pháp luật.
Năm 1993, Singapore phạt đánh roi một sinh viên người Mỹ tên Michael Fay vì hành vi vẽ bậy lên xe hơi người khác, Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton đã trực tiếp can thiệp, kết quả là Fay được giảm 2 roi.
Một vụ án nổi tiếng khác xảy ra vào năm 1999, cậu bé Elian Gonzalez mới 5 tuổi được tìm thấy lênh đênh một mình trên chiếc phao tại eo biển Florida. Cậu là một trong 3 người sống sót trong một nhóm 14 người Cu Ba vượt biên sang Mỹ vào cuối tháng 11/1999.
Họ hàng của Elian tại Miami (Mỹ) nói rằng mẹ Elian đã chết khi cố tìm tự do cho con trai và khẳng định tấn thảm kịch sẽ càng trầm trọng hơn nếu cậu bé được đưa trở lại Cu Ba. Truyền thông Cu Ba đã mở chiến dịch đòi chính phủ Mỹ trả cậu bé về nhà. Kết quả, Toà án Mỹ đã buộc người thân Gonzalez ở Mỹ phải trả cậu về Cu Ba.
Vụ án Lý Hương có một công dân Việt Nam bị buộc tội và đã bị quản thúc 3 năm. Nếu hỏi bất kỳ người Việt nào về hành vi của Lý Hương, hẳn chúng ta đều nhận được câu trả lời là vô tội. Và Lý Hương sẽ bị lên án nếu bỏ mặc con tại Mỹ để về Việt Nam một mình.
Việc gia đình Lý Hương cũng như Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Hậu có văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng và Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt pháp lý là cần thiết. Theo lời luật sư Nguyễn Văn Hậu, "là một công dân Việt Nam, diễn viên Lý Hương cần được hỗ trợ từ chính phủ để tránh khỏi án tù tại Mỹ. Lý Hương đã có trong tay bản án ly hôn do pháp luật Việt Nam công nhận nhưng giữa Mỹ và Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên mới xảy ra tình huống như thế này".
Vì thế, khi yếu tố pháp luật là thế yếu của Lý Hương thì yếu tố đạo đức là thế mạnh của cô và báo chí trong nước là phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho một công dân Việt Nam.
Báo chí mới hoàn thành nhiệm vụ đưa tin...
Báo chí trong nước mới chỉ khai thác vụ án Lý Hương theo... luật pháp Mỹ, những bản tin thể hiện mong chờ một phán quyết công bằng từ Toà án Mỹ. Dù cậu bé Princess Lam có mang quốc Mỹ chăng nữa thì trong vụ án này người đau khổ nhất là một công dân Việt Nam và hành vi đưa con về Việt Nam của Lý Hương thể hiện trách nhiệm của người mẹ.
Lý Hương đang bị quản thúc ở Mỹ vì một tội danh rất xa lạ, trái ngược với truyền thống của người Việt Nam. Luật pháp và xã hội Việt Nam sẽ xét xử, lên án những người mẹ hành hạ, thiếu trách nhiệm với con cái nhưng không bao giờ có cảnh tượng một người hành động vì tình cảm thiêng liêng đó lại trở thành bị cáo.
Vụ án này có nhiều khía cạnh để báo chí khai thác, không chỉ yếu tố văn hóa, đạo đức mà còn có yếu tố pháp luật; không thể vì chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp mà đành nhìn Tòa án Mỹ xét xử mà bỏ qua những chứng cứ từ phía Lý Hương. Dù không "tương trợ" thì bản án của Tòa án Việt Nam là một chứng cứ quan trọng để làm rõ sự thật. Nhiệm vụ của báo chí là tuyên truyền pháp luật, kể cả pháp luật của nước khác.
Nhưng không chỉ như vậy, báo chí còn phải tuyên truyền đạo đức của người Việt Nam. Phiên tòa này sẽ cho người Mỹ thấy truyền thông đạo đức của người Việt Nam. Trách nhiệm của báo chí là lựa chọn tuyên truyền như thế nào, đến mức độ nào giữa pháp luật Mỹ và đạo đức của người Việt Nam.
Chúng ta không có hình thức quản thúc bằng cách đeo vòng điện tử báo động ở chân nên nghĩ hình thức đó là văn minh. Bản thân chiếc vòng báo động không thể hiện sự văn minh mà là cách nó được áp dụng như thế nào. Nó có văn minh không khi áp dụng cho người mẹ muốn được nuôi con?
Không bị giam giữ nhưng phải đeo vòng báo động, chịu quản thúc trong 3 năm trời là một bản án nặng nề đối với một người mẹ như Lý Hương. Cô đã suy sụp tinh thần như thế nào khi phải chịu hình phạt đó.
"Trong suốt những ngày tháng bị quản thúc, Lý Hương rất ít khi khóc trước người khác. Mỗi khi gọi điện về nhà cho bố mẹ, cô cũng hạn chế tối đa việc khóc hay kể nỗi khổ tâm của mình. Nhưng ngày ra tòa, những dồn nén, chịu đựng của nữ diễn viên như vỡ òa. Trước những câu hỏi của tòa, cô kể về nỗi khổ của cuộc hôn nhân bị cưỡng bức, lạm dụng, về tình trạng gần 3 năm chỉ biết quanh quẩn ở căn phòng trọ chật hẹp tại khu Little Sai Gon (New York), sống với vòng gắn chip điện tử ở chân." (VnExpress)
Trong vụ án này, báo chí trong nước đã tự đặt một hòn đá chặn giữa đường, đó là cái Hiệp định tương trợ tư pháp (chưa có) giữa Việt Nam và Mỹ. Đáng ra vì chưa có cái hiệp định này thì báo chí phải vào cuộc mạnh mẽ hơn thay vì hài lòng với những bản tin đứng ngoài vụ án.
Ngược lại, Lý Hương cũng gặp một hòn đá chặn giữa đường, đó là pháp luật Mỹ và Lý Hương đã hành xử theo lẽ tự nhiên, theo thiên chức của một người mẹ. Hành xử theo cách mà cả cộng đồng lựa chọn là cái cách mà cuộc sống vẫn tiếp diễn dù lúc nào cũng thiếu luật.
Vụ án diễn viên Lý Hương bị cáo buộc tội bắt cóc con ruột đang chờ tuyên án từ phía Toà án Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vai trò của báo chí trong nước ở đâu, đến mức độ nào trong vụ án này. Đưa tin hay nhập cuộc đứng về phía Lý Hương, một công dân Việt Nam?
Những thông tin vừa qua cho thấy giới báo chí đang đưa tin về vụ án theo cái cách thông thường nhất, chứ chưa vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho Lý Hương mà theo lẽ thường cô cần được nhận từ phía truyền thông nước nhà.
Nước Mỹ bênh công dân Mỹ, Cu Ba bảo vệ công dân Cu Ba
Mỗi quốc gia đều có những hệ thống pháp luật khác nhau, cùng một hành vi thì ở quốc gia này là phạm tội nhưng quốc gia khác thì không, hoặc có những hình phạt khác nhau. Điều này dẫn đến việc các quốc gia thường bảo vệ công dân của mình khi vi phạm pháp luật của nước khác, nhất là khi có sự "vênh" về pháp luật.
Năm 1993, Singapore phạt đánh roi một sinh viên người Mỹ tên Michael Fay vì hành vi vẽ bậy lên xe hơi người khác, Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton đã trực tiếp can thiệp, kết quả là Fay được giảm 2 roi.
Một vụ án nổi tiếng khác xảy ra vào năm 1999, cậu bé Elian Gonzalez mới 5 tuổi được tìm thấy lênh đênh một mình trên chiếc phao tại eo biển Florida. Cậu là một trong 3 người sống sót trong một nhóm 14 người Cu Ba vượt biên sang Mỹ vào cuối tháng 11/1999.
Họ hàng của Elian tại Miami (Mỹ) nói rằng mẹ Elian đã chết khi cố tìm tự do cho con trai và khẳng định tấn thảm kịch sẽ càng trầm trọng hơn nếu cậu bé được đưa trở lại Cu Ba. Truyền thông Cu Ba đã mở chiến dịch đòi chính phủ Mỹ trả cậu bé về nhà. Kết quả, Toà án Mỹ đã buộc người thân Gonzalez ở Mỹ phải trả cậu về Cu Ba.
Vụ án Lý Hương có một công dân Việt Nam bị buộc tội và đã bị quản thúc 3 năm. Nếu hỏi bất kỳ người Việt nào về hành vi của Lý Hương, hẳn chúng ta đều nhận được câu trả lời là vô tội. Và Lý Hương sẽ bị lên án nếu bỏ mặc con tại Mỹ để về Việt Nam một mình.
Việc gia đình Lý Hương cũng như Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Hậu có văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng và Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt pháp lý là cần thiết. Theo lời luật sư Nguyễn Văn Hậu, "là một công dân Việt Nam, diễn viên Lý Hương cần được hỗ trợ từ chính phủ để tránh khỏi án tù tại Mỹ. Lý Hương đã có trong tay bản án ly hôn do pháp luật Việt Nam công nhận nhưng giữa Mỹ và Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên mới xảy ra tình huống như thế này".
Vì thế, khi yếu tố pháp luật là thế yếu của Lý Hương thì yếu tố đạo đức là thế mạnh của cô và báo chí trong nước là phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho một công dân Việt Nam.
Lý Hương (phải) khi ra tòa ở Brooklyn (New York) hôm 13/12. Ảnh: nydaily. |
Báo chí trong nước mới chỉ khai thác vụ án Lý Hương theo... luật pháp Mỹ, những bản tin thể hiện mong chờ một phán quyết công bằng từ Toà án Mỹ. Dù cậu bé Princess Lam có mang quốc Mỹ chăng nữa thì trong vụ án này người đau khổ nhất là một công dân Việt Nam và hành vi đưa con về Việt Nam của Lý Hương thể hiện trách nhiệm của người mẹ.
Lý Hương đang bị quản thúc ở Mỹ vì một tội danh rất xa lạ, trái ngược với truyền thống của người Việt Nam. Luật pháp và xã hội Việt Nam sẽ xét xử, lên án những người mẹ hành hạ, thiếu trách nhiệm với con cái nhưng không bao giờ có cảnh tượng một người hành động vì tình cảm thiêng liêng đó lại trở thành bị cáo.
Vụ án này có nhiều khía cạnh để báo chí khai thác, không chỉ yếu tố văn hóa, đạo đức mà còn có yếu tố pháp luật; không thể vì chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp mà đành nhìn Tòa án Mỹ xét xử mà bỏ qua những chứng cứ từ phía Lý Hương. Dù không "tương trợ" thì bản án của Tòa án Việt Nam là một chứng cứ quan trọng để làm rõ sự thật. Nhiệm vụ của báo chí là tuyên truyền pháp luật, kể cả pháp luật của nước khác.
Nhưng không chỉ như vậy, báo chí còn phải tuyên truyền đạo đức của người Việt Nam. Phiên tòa này sẽ cho người Mỹ thấy truyền thông đạo đức của người Việt Nam. Trách nhiệm của báo chí là lựa chọn tuyên truyền như thế nào, đến mức độ nào giữa pháp luật Mỹ và đạo đức của người Việt Nam.
Chúng ta không có hình thức quản thúc bằng cách đeo vòng điện tử báo động ở chân nên nghĩ hình thức đó là văn minh. Bản thân chiếc vòng báo động không thể hiện sự văn minh mà là cách nó được áp dụng như thế nào. Nó có văn minh không khi áp dụng cho người mẹ muốn được nuôi con?
Không bị giam giữ nhưng phải đeo vòng báo động, chịu quản thúc trong 3 năm trời là một bản án nặng nề đối với một người mẹ như Lý Hương. Cô đã suy sụp tinh thần như thế nào khi phải chịu hình phạt đó.
"Trong suốt những ngày tháng bị quản thúc, Lý Hương rất ít khi khóc trước người khác. Mỗi khi gọi điện về nhà cho bố mẹ, cô cũng hạn chế tối đa việc khóc hay kể nỗi khổ tâm của mình. Nhưng ngày ra tòa, những dồn nén, chịu đựng của nữ diễn viên như vỡ òa. Trước những câu hỏi của tòa, cô kể về nỗi khổ của cuộc hôn nhân bị cưỡng bức, lạm dụng, về tình trạng gần 3 năm chỉ biết quanh quẩn ở căn phòng trọ chật hẹp tại khu Little Sai Gon (New York), sống với vòng gắn chip điện tử ở chân." (VnExpress)
Trong vụ án này, báo chí trong nước đã tự đặt một hòn đá chặn giữa đường, đó là cái Hiệp định tương trợ tư pháp (chưa có) giữa Việt Nam và Mỹ. Đáng ra vì chưa có cái hiệp định này thì báo chí phải vào cuộc mạnh mẽ hơn thay vì hài lòng với những bản tin đứng ngoài vụ án.
Ngược lại, Lý Hương cũng gặp một hòn đá chặn giữa đường, đó là pháp luật Mỹ và Lý Hương đã hành xử theo lẽ tự nhiên, theo thiên chức của một người mẹ. Hành xử theo cách mà cả cộng đồng lựa chọn là cái cách mà cuộc sống vẫn tiếp diễn dù lúc nào cũng thiếu luật.