Cái gọi là nâng cao mức sống của người lao động Việt Nam, đa phần xuất thân từ những nông dân nghèo khó, chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc đưa họ từ tình trạng nghèo khổ ở quê sang cuộc sống thành thị, nơi họ phải lao động tại những xưởng gia công với giờ giấc làm việc dài trong điều kiện khắc nghiệt. Tuyên bố rằng người lao động "làm việc cho chúng ta" cho thấy thực tế rằng giới doanh nhân đã trở thành những ông chủ thật sự của cái tên gọi sai lạc "Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
10.02.2011
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCS) đang cầm quyền, được tổ chức từ ngày 12 - 19 tháng Giêng tại Hà Nội đã quyết định chính thức cho phép các chủ doanh nghiệp tham gia vào đảng. Hành động này nhằm mục đích nâng cao hình ảnh ủng hộ kinh doanh của đất nước, đi theo những bước tương tự của những đồng nghiệp Stalinist Trung Quốc trong năm 2002.
Có khoảng 1.377 đại biểu được đảng lựa chọn, đại diện cho quyền lợi của các cơ cấu nhà nước và giới doanh nhân tinh tuyển đầy tham vọng, đã có mặt tại đại hội. Họ đã biểu quyết cho việc mở rộng chính sách trên, từng được thông qua tại đại hội năm 2006, trong đó cho phép những đảng viên hiện hữu trong ĐCS được quyền mở doanh nghiệ riêng. Bằng việc cho phép các doanh nhân tham gia ĐCS, đảng đang công khai đón nhận tầng lớp giàu có trong xã hội, được tạo ra bởi chính sách "đổi mới thị trường" của Hà Nội từ năm 1986.
Cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc, giới lãnh đạo ĐCS Việt Nam đã từ bỏ cái mặt nạ xã hội chủ nghĩa còn vương vấn. Nguyễn Đức Kiên, một đại biểu từ Sóc Trăng đã nói với các phóng viên rằng ĐCS 'không nhất thiết chỉ dành riêng cho giai cấp lao động". Ông giải thích: "Chúng ta cần trân trọng doanh nhân nào có thể vừa kiếm tiền hợp pháp và vừa tạo công ăn việc làm cho người dân." Một đại biểu khác từ Đồng Nai, một khu công nghiệp gần Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố: "Việc này sẽ giúp tăng cường lòng tin của giới đầu tư nước ngoài vì họ sẽ thấy chúng ta xem trọng lĩnh vực tư nhân ra sao."
Lĩnh vực tư nhân chiếm 81,5% sản lượng công nghiệp của Việt Nam trong năm 2008, tăng từ 50,4% trong năm 1996. Cái gọi là cổ đông hoá đã được áp dụng rộng rãi trong những công ty nhà nước còn lại, biến chúng thành những bộ phận sinh lợi nhuận cho các cổ đông và các giám đốc do ĐCS bổ nhiệm.
Giới đứng đầu doanh nghiệp Việt Nam đã đón nhận chính sách mới này của ĐCS. Vũ Duy Hải, chủ tịch công ty giao dịch Vinacam Joint-Stock tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng là một đảng viên, nói với báo Bloomberg rằng chính sách mới này sẽ minh giải cho việc bóc lột lợi nhuận của công nhân. "Gọi đây là bóc lột thì không đúng," Vũ nhấn mạnh, "Khi họ làm việc cho chúng tôi, đời sống của họ được nâng cao."
Cái gọi là nâng cao mức sống của người lao động Việt Nam, đa phần xuất thân từ những nông dân nghèo khó, chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc đưa họ từ tình trạng nghèo khổ ở quê sang cuộc sống thành thị, nơi họ phải lao động tại những xưởng gia công với giờ giấc làm việc dài trong điều kiện khắc nghiệt. Tuyên bố rằng người lao động "làm việc cho chúng ta" cho thấy thực tế rằng giới doanh nhân đã trở thành những ông chủ thật sự của cái tên gọi sai lạc "Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Vị thế của công nhân Việt Nam trong danh sách theo thứ tự mức lương ở châu Á đã nói lên được rất nhiều về vị thế thực sự của giai cấp lao động trên đất nước này. Mức lương lao động công xưởng trung bình tại Việt Nam chỉ có 101 đô la mỗi tháng, ít hơn phân nửa so với Trung Quốc với 217 đô la và Thái Lan với 231 đô la, hai quốc gia chính với nguồn lao động rẻ tiền.
Tuy nhiên, thái độ vui mừng trong việc ĐCS mở rộng vòng tay với giới tinh tuyển tư bản đã bị giảm đi bởi những quan ngại ngày càng cao về chủ nghĩa tư bản Việt Nam đang hướng đến những khủng hoảng kinh tế và xã hội.
Hệ quả của chính sách đổi mới kinh tế, theo nghị quyết của đại hội ĐCS, đã tạo ra một "khoảng cách ngày càng tăng giữa giàu và nghèo". Nghị quyết cảnh báo về "những yếu tố dẫn đến bất ổn về chính trị xã hội". Nó thừa nhận rằng "quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội ác xã hội, suy giảm đạo đức và lối sống vẫn chưa được ngăn chặn."
Để ngăn chặn những cuộc biểu tình trước đại hội, ĐCS đã phát động một cuộc đàn áp đối với giới blogger và những nhà hoạt động nhân quyền, bỏ tù 17 người kể từ tháng Mười 2009. Năm ngoái, Hà Nội cũng đã ngăn chặn những mạng xã hội như Facebook, sợ rằng chúng có thể được dùng để "truyền tải thông tin" chống lại chính quyền.
Đại hội đảng đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng hằng năm từ 7-7,5% trong giai đoạn 2011-15, tăng hơn so với 6,78% vào năm ngoái. Tuy nhiên, mặc dù có một nền kinh tế với xuất khẩu chủ đạo, Việt Nam lại có một tỉ lệ nhập siêu ở mức 13,24 tỉ đô la vào năm ngoái. Điều này đã làm tổn hại trầm trọng niềm tin vào đồng nội tệ. Hà Nội đã giảm giá tiền đồng ba lần kể từ tháng Mười một 2009 nhằm giảm bớt ảnh hưởng của cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với lĩnh vực xuất khẩu.
Tỉ lệ nhập siêu ngày càng cao đã dẫn đến sự suy giảm quỹ dự trữ ngoại tệ từ 24,2 tỉ trong năm 2008 xuống còn 16,8 tỉ trong năm 2009. Thâm thủng ngân sách tăng lên đến 7,4% tổng sảng lượng nội địa của năm 2010, vượt qua giới hạn 6,2% do chính phủ đề ra. Mục tiêu của ĐCS nhằm giảm mức thâm thủng xuống còn 4,5% vào năm 2015 sẽ liên quan đến việc phá huỷ thêm ngành công nghiệp và phục vụ trực thuộc nhà nước.
Nợ công của Việt Nam được dự tính vào khoảng 56,7% tổng sản lượng nội địa của năm 2010, tăng 6,78% trong vòng một năm. Hệ quả của việc đổ vỡ này là các cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu đã giảm điểm xếp hạng của quốc gia. Fitch đã giảm điểm tín dụng Việt Nam từ BB- xuống B+ vào tháng Tám 2010. Điểm xếp hạng tín dụng ngoại tệ dài hạn của việt Nam hiện nay của Moody là B1 - thấp hơn điểm đầu tư 4 bậc.
Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Trong năm 2008, đầu tư nước ngoài đã bơm một kỷ lục 11,5 tỉ đô la vào Việt Nam. Nhưng khi cơn khủng hoảng toàn cầu xảy ra, đầu tư nước ngoài trực tiếp đã tuột dốc đến 70% trong quí đầu của năm 2009 so với cùng kỳ của năm 2008.
Cũng như mọi nơi khác trên thế giới, giá cả tăng hiện đang gây nguy cơ bùng nổ đấu tranh của công nhân và nông dân tại Việt Nam và cũng đã làm tăng thêm áp lực lên ngân hàng nhà nước để tăng lãi suất, một hành động làm giảm sức tăng trưởng kinh tế. Vào tháng Giêng, chỉ số giá chính thức cao hơn 12,17% so với cùng tháng năm ngoái, vượt qua mức 11,75% lạm phát được ghi nhận vào tháng Mười hai.
Bằng cách công khai cho phép giới tư bản tham gia đảng, ĐCS đã đạt đến kết luận hợp lý trong quan điểm Stalinist của Hồ Chí Minh về con đường đi đến xã hội chủ nghĩa của đất nước. Năm 1986, chỉ một thập niên sau chiến thắng quân sự trước đế quốc Mỹ vào năm 1975, ĐCS đã đi theo con đường của hậu duệ của Mao ở Trung Quốc bằng cách tạo ra một chính sách "đổi mới kinh tế" nhằm biến đất nước trở thành một nguồn cung cấp lao động rẻ tiền cho những tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt là những tập đoàn của Mỹ.
Giới lãnh đạo ĐCS đã bình thường hoá quan hệ với Washington vào năm 1995. Họ càng thân cận hơn với Hoa Kỳ trong những năm qua, trở thành đồng minh Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc, đặc biệt là trong khu vực biển Nam Hải. Tháng Tám trước, lần đầu tiên Việt Nam đã tổ chức đối thoại quân sự cao cấp với Hoa Kỳ và mời chiến hạm với động cơ hạt nhân USS George Washington đến thăm nước mình.
Chỉ hơn 35 năm sau cuộc chiến Việt Nam, đất nước này lại một lần nữa đối diện với việc trở thành quân cờ trong cuộc tranh chấp giữa hai cường quốc. Nghị quyết đại hội ĐCS đã dự báo sự rối loạn trong quan hệ giữa các "cường quốc" trong giai đoạn tới. "Cạnh tranh trao đổi kinh tế và việc tranh giành tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, thị trường, kỹ thuật, nguồn vốn, nhân lực chất lượng cao giữa các quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng hơn," nghị quyết cảnh báo. Đặc biệt, sự đối đầu giữa các cường quốc trong khu vực Đông nam Á chứa đựng "nhiều yếu tố có khả năng dẫn đến bất ổn. Nhiều tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và quần đảo sẽ xảy ra. Những thế hực mới và những quyền lợi chồng chéo sẽ nảy sinh."
Đại hội đã tái bổ nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bất chấp sai phạm của ông trong việc quản lý công ty đóng tàu lớn của nhà nước, đã gần phá sản vì món nợ tương đương với 5% GDP của Việt Nam. Việc Dũng phê chuẩn một mỏ khai thác bauxite của Trung Quốc vào năm ngoái đã dẫn đến những chỉ trích từ Quốc Hội là đã "bán đứng" đất nước. Tuy nhiên ông chắc chắn sẽ làm việc chặt chẽ với tổng bí thư mới, Nguyễn Phú Trong, 67 tuổi, người được xem là thân thiết với Trung Quốc.
Trong khi đó, Bí thư thường trực ĐCS là Trương Tấn Sang, 61 tuổi, thay thế Nguyễn Minh Triết đang bị bệnh trong vị trí chủ tịch nước, lại tạo ra mối quan hệ gần gũi với quốc gia đối đầu với Trung Quốc là Nhật Bản. Hơn nữa, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vẫn tại nhiệm. Ông đã thành công trong việc vận động việc mua vũ khí từ nga, bao gồm sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo để bảo vệ các quần đảo ở biển Nam Hải do Việt Nam kiểm soát chống lại Trung Quốc.
Để chuẩn bị cho việc chính quyền đàn áp những bùng nổ của giai cấp lao động, đại diện của ngành công an trong Bộ Chính trị đầy quyền lực đã tăng thêm một người. Việc mở cửa đảng cho giới tinh tuyển tư bản, càng tách xa việc tiến tới thời kỳ ổn định mới cho giới thống trị Việt Nam, sẽ càng làm tăng thêm những căng thẳng xã hội và chính trị trong nước.