Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Hỏi thêm vài câu nữa


Ông Lê Đức Thúy: 'Tỷ giá không tác động mạnh tới lạm phát' (VnEx 14-2-11) -- Did he really say that? -- Nguyễn Vạn Phú muốn Hỏi thêm vài câu nữa (14-2-11)
VnExpress hôm nay có bài phỏng vấn ông Lê Đức Thúy với cái tít rất ấn tượng: Ông Lê Đức Thúy: 'Tỷ giá không tác động mạnh tới lạm phát'.
Ông Thúy là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nên phát biểu của ông thuộc loại có thẩm quyền, ông nói tỷ giá không tác động mạnh đến lạm phát thì chúng ta phải tin thôi. Với lại VnExpress cũng ghi giải thích của ông khá đầy đủ và rõ ràng: “Tác động trong lần này không nhiều bởi mức tỷ giá được điều chỉnh thực chất đã tồn tại cách đây khá lâu rồi. Và mức tỷ giá đó đã được tính vào các yếu tố kinh doanh nên nó không gây đột biến gì về lạm phát. Sự điều chỉnh này chỉ là thừa nhận một thực tế của tỷ giá đã tồn tại trước đây mấy tháng”.

Nhưng tiếc là để liền cái mạch đó lẽ ra phóng viên hỏi thêm vài câu nữa thì hay biết mấy.
Ví dụ, hỏi ông Thúy ngay sau khi ông giải thích như trên, rằng hóa ra bấy lâu nay tỷ giá chính thức mà Ngân hàng Nhà nước công bố chỉ là hình thức hay sao? Hóa ra hiện tượng hai giá trong hệ thống ngân hàng là có thật? Vậy cái tỷ giá chính thức đó để làm gì?
Sau đó hỏi thêm, không lẽ toàn bộ giao dịch ngoại tệ trong thời gian qua tính theo giá chợ đen? Trong khi sổ sách chính thức vẫn ghi theo tỷ giá liên ngân hàng, thế thì hàng đống tiền chênh lệch vào túi ai? Không lẽ không có ai mua được đô-la theo tỷ giá chính thức? Họ được lợi như thế nào? Vì sao họ được lợi như thế? Không lẽ những tuyên bố trước đây là có đủ ngoại tệ (chắc chắn theo nghĩa đúng theo tỷ giá chính thức) cho các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu là không chính xác?
Còn nếu phóng viên có chuẩn bị kỹ, có thể hỏi, dù sao khi tính thuế nhập khẩu thì lúc nào cũng tính theo tỷ giá chính thức. Nay tỷ giá điều chỉnh lên 9,3% vậy ít nhất toàn bộ tiền thuế nhập khẩu, thuế VAT nộp bằng tiền đồng cũng tăng chừng đó, vì sao ông nói không ảnh hưởng đến giá cả?
Và cuối cùng nếu còn thì giờ, hỏi thêm ông Thúy, liệu trong thời gian tới lại tái diễn tình trạng hai giá không? Và nếu có thì mức tỷ giá “được tính vào các yếu tố kinh doanh” là tỷ giá nào vậy, thưa ông? Để coi ông Thúy trả lời như thế nào về tác động của tỷ giá vào lạm phát – trong thời gian tới chứ không phải ngay bây giờ.
-- THD cũng muốn hỏi thêm on Thuý: Cái vụ Securency thực hư thế nào? ◄-Việt Nam: Lạm phát gia tăng(StockBiz) Các nhà phân tích cho rằng phá giá tiền đồng sẽ gia tăng lạm phát ở Việt Nam bên cạnh việc chỉ xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn mới ...-Tiền đồng xuống giá kỷ lục (VOA)-Tiền đồng của Việt Nam đã sụt giá xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đôla sau khi Ngân hàng Nhà Nước phá giá tiền đồng khoảng 7% hôm 11 tháng Hai, tỷ lệ cao nhất tính từ năm 1993. Hãng tin tài chính Bloomberg tường trình rằng vào lúc 4 giờ chiều giờ Hà nội, khi đóng cửa giao dịch, một đôla đổi được 20.900 đồng. - -Áp lực lạm phát tăng(TBKTSG Online) - Cùng với việc điều chỉnh tỷ giá mới đây, việc giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, và than đang có kế hoạch tăng đặt ra một áp lực khá lớn lên lạm phát trong năm 2011, mà theo các chuyên gia, mục tiêu lạm phát một con số sẽ rất khó để thực hiện.

Giảm lạm phát để giảm lãi suất (TT 14-2-11) -- P/v ông Cao Sỹ Kiêm. (Did he also really say that?)
Phá giá và vấn đề kinh tế Việt Nam: The trouble with a heated Vietnam (SCMP 14-2-11) -- "the trade imbalance is just a symptom of a deeper problem resulting from the government's own economic mismanagement" EXACTLY!!! "What's worse, with Vietnam's burgeoning consumer demand directed largely towards imported goods, the country's trade deficit has worsened sharply, hitting an estimated 10 per cent of GDP last year."  But promoting wild consumerism is the Chinese way to maintain authoritarianism, isn't it? (Consult Tyler Cowen on this)
Đồng bạc rớt giá nữa! Vietnamese Dong Slips to Record Low, Tumbles in Black Market (Bloomberg 14-2-11)
Tác động đa chiều của việc điều chỉnh tỷ giá (SGGP 14-2-11)-Tránh sức ép tỷ giá: "Cần thay đổi cơ cấu dự trữ" (Bee)-VN không nên neo toàn bộ dự trữ ngoại tệ vào USD mà nên giảm rủi ro quá mức vào USD, dựa vào rổ tiền tệ để trung hòa tác động của USD
- Đừng để phải nhiều lần điều chỉnh tỷ giá (VEF).- Chặn “ăn theo” tỉ giá (Người LĐ).  – Có thể giảm lãi suất, ổn định tỉ giá (Tuổi trẻ). – Tránh sức ép tỷ giá: “Cần thay đổi cơ cấu dự trữ” (Bee/Saga). – Sau điều chỉnh tỷ giá – Thị trường ngoại hối vận hành tích cực (SGGP). – Tỷ giá liên ngân hàng tăng, doanh nghiệp ngậm ngùi (TTXVN). – IMF nói gì khi Việt Nam chỉnh tỷ giá ! (Tầm nhìn).- Mua USD phải trả phí (Tuổi trẻ).- “Bão” giá chực chờ (Thanh niên).-- Doanh nghiệp trước khó khăn (TBKTSG).- Trái chiều tín dụng, huy động VND và USD (VnEconomy).
- The trouble with a heated Vietnam — (South China Morning Post/V-S).-Thái lan đối phó việc VN phá giá tiền đồng

Tổng số lượt xem trang