Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một người kêu gọi biểu tình tại Thượng Hải, 27/02/2011 -Reuters
-
Nhưng đã có những dấu hiệu báo trước. Trong điều kiện thiếu những tự do chính trị, tính chất chính thống của chánh quyền Trung Quốc dựa vào khả năng cải thiện mức sống và tạo cơ hội kinh tế cho đại quần chúng. Cho đến nay, đại đa số quần chúng này có ít chuyện để than phiền. Nhưng điều này có thể thay đổi bất ngờ.
Giới trẻ chủ động trong cuộc nổi dậy ở Tunisia, Ai Cập, và các nơi khác ở Bắc Phi và Trung Đông. Những phương tiện truyền thông đại chúng (Internet, Twitter, Facebook) được sử dụng tối đa để thông tin, liên lạc và tổ chức biểu tình. Cách giải thích thuần túy kinh tế về những biến cố tại Tunisia và Ai Cập sẽ quá đơn giản – tuy nhiên một kinh tế gia cũng có thể toan tính làm chuyện đó. Những biến động tại hai nước này – và những nơi khác trong thế giới Ả Rập – phần lớn phản ảnh sự thất bại của chánh quyền trong việc phân chia lợi tức.
Thiếu khả năng phát triển kinh tế không phải là một vấn đề. Tại cả hai nước Tunisia và Ai Cập, chánh quyền đã tăng cường chính sách vĩ mô và đã thi hành những biện pháp nới rộng nền kinh tế. Những cải tổ của hai nước này đã đem lại những kết quả tốt. Kể từ năm 1999, kinh tế đã tăng trưởng trung bình 5.1% hàng năm tại Ai Cập và 4.6% tại Tunisia – chắc chắn không phải là mức tăng trưởng như của Trung Quốc, tuy nhiên có thể so sánh với những nước đang nổi lên và thành công về mặt kinh tế như Brazil và Nam Dương.
Vấn đề là giới trẻ không được hưởng lợi ích gì từ sự phát triển. Tỉ lệ của những công nhân dưới 30 ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông cao hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Triển vọng kinh tế của lớp người này bị giới hạn. Bất cứ ai đến thăm vùng này sẽ nghiệm thấy rằng những hướng dẫn viên du lịch có trình độ học quá cao.
Với khu vực công nghệ tân tiến thiếu mở mang, những công nhân trẻ với ít kỹ năng và ít học bị xô đẩy vào khu vực tự làm những việc tay chân để nuôi sống mình và gia đình. Tham nhũng lan rộng. Mọi người tiến thân bằng những quen biết cá nhân như con cái của những sĩ quan và chánh khách, ngoại trừ một thiểu số khác.
Người ta có thể nhẹ da cả tin rằng một nền kinh tế phát triển cao độ như Trung Quốc sẽ có thể phải đương đầu với những vấn đề tương tự. Nhưng đã có những dấu hiệu báo trước. Trong điều kiện thiếu những tự do chính trị, tính chất chính thống của chánh quyền Trung Quốc dựa vào khả năng cải thiện mức sống và tạo cơ hội kinh tế cho đại quần chúng. Cho đến nay, đại đa số quần chúng này có ít chuyện để than phiền. Nhưng điều này có thể thay đổi bất ngờ.
Trước hết, vấn đề thất nghiệp và khiếm dụng ngày càng trở nên nghiêm trọng trong giới thanh niên tốt nghiệp đại học. Kể từ 1999, khi chánh quyền Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh giáo dục đại học, số sinh viên tốt nghiệp đã gia tăng bẩy lần, nhưng số việc làm đòi hỏi kỹ năng cao và trả lương cao không theo kịp.
Thật vậy, Trung Quốc có đầy rẫy những bài tường thuật về những sinh viên đã tốt nghiệp tuyệt vọng vì không kiếm được việc làm tốt. Báo chí và “blog” viết về những đám sinh viên đông như kiến vừa tốt nghiệp sống chen chúc trong những căn hầm tại những thành phố lớn, trong khi tìm kiếm việc làm một cách vô vọng.
Hậu quả này một phần phản ảnh chế độ giáo dục thiếu uyển chuyển tại Trung Quốc. Sinh viên học một môn duy nhất trong bốn năm ở đại học, như kế toán hay điện toán. Hậu quả là sinh viên ra trường có ít kỹ năng để có thể xin việc làm ở những nơi khác trong trường hợp việc làm mong ước không có. Ở Trung Quốc có khuynh hướng đẩy sinh viên học những ngành như kỹ sư, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc bây giờ bắt đầu chuyển từ biến chế sang dịch vụ.
Như vậy, Trung Quốc cần cải tổ nhanh chóng nền giáo dục. Sinh viên cần có những kỹ năng uyển chuyển, chương trình huấn luyện tổng quát, và được khuyến khích có óc phán xét và suy nghĩ một cách sáng tạo.
Ngoài ra, những dân quê thiếu nghề chuyên môn, ít học, di dân đến các thành phố bị giới hạn vào những việc làm thứ yếu. Không có giấy phép cư trú tại các khu vực thành thị, nên những người dân quê này không được bảo đảm việc làm tối thiểu và quyền lợi như những công nhân khác. Và vì nay đây mai đó, những người dân quê này không được huấn luyện trong nghề.
Tình trạng khó khăn của người dân di cư ra thành phố nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thay đổi hệ thống giấy phép cư trú ở Trung Quốc gọi là “hukou”. Một vài tỉnh và thành phố đã bãi bỏ hệ thống này mà không gặp hậu quả to lớn nào. Những nơi khác có thể làm theo.
Sau cùng, Trung Quốc cần phải nghiêm chỉnh đối với vấn đề tham nhũng. Quen biết cá nhân hay còn gọi là “guanxi” vẫn còn là một yếu tố cần thiết để tiến thân. Những người di dân từ miền quê ra tỉnh và những sinh viên tốt nghiệp với văn bằng của những trường đại học thứ yếu không có những quen biết cá nhân như thế. Những lớp người bị thiệt thòi này sẽ bất mãn nếu họ tiếp tục thấy con cái của những viên chức cao cấp trong chính quyền làm ăn khá hơn.
Khả năng của giới trẻ bất mãn – đặc biệt là giới trẻ được giáo dục ở đại học – sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng để tổ chức đã được phơi bầy rõ ràng mới đây ở Tunisia, Ai Cập, và những nơi khác. Vào tháng trước, chính phủ Ai Cập còn có thể đóng hệ thống Internet và nhà cầm quyền Trung Quốc còn có thể cấm cản chữ “Egypt” của tiếng Trung Quốc trên hệ thống Twitter Sina. Nhưng trong các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như trong khu vực ngân hàng, những người bị quy luật chi phối thường đi trước những người làm ra quy luật một bước. Những việc cấm đoán như trên sẽ ngày càng khó khăn để thi hành.
Nếu các nhà cầm quyền ở Trung Quốc không nhanh chóng tìm cách giải tỏa những nỗi bất bình của dân chúng và để ngăn ngừa những nguồn gốc gây ra bất mãn, họ sẽ phải đương đầu với sự nổi dậy ở ngay đất nước của họ – một cuộc nổi dậy sẽ rộng lớn hơn và cương quyết hơn là cuộc biểu tình phản đối của sinh viên mà họ đã đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
oo0oo
Barry Eichengreen là giáo sư kinh tế và chính trị học của University of California tại Berkeley.
Thiếu khả năng phát triển kinh tế không phải là một vấn đề. Tại cả hai nước Tunisia và Ai Cập, chánh quyền đã tăng cường chính sách vĩ mô và đã thi hành những biện pháp nới rộng nền kinh tế. Những cải tổ của hai nước này đã đem lại những kết quả tốt. Kể từ năm 1999, kinh tế đã tăng trưởng trung bình 5.1% hàng năm tại Ai Cập và 4.6% tại Tunisia – chắc chắn không phải là mức tăng trưởng như của Trung Quốc, tuy nhiên có thể so sánh với những nước đang nổi lên và thành công về mặt kinh tế như Brazil và Nam Dương.
Vấn đề là giới trẻ không được hưởng lợi ích gì từ sự phát triển. Tỉ lệ của những công nhân dưới 30 ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông cao hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Triển vọng kinh tế của lớp người này bị giới hạn. Bất cứ ai đến thăm vùng này sẽ nghiệm thấy rằng những hướng dẫn viên du lịch có trình độ học quá cao.
Với khu vực công nghệ tân tiến thiếu mở mang, những công nhân trẻ với ít kỹ năng và ít học bị xô đẩy vào khu vực tự làm những việc tay chân để nuôi sống mình và gia đình. Tham nhũng lan rộng. Mọi người tiến thân bằng những quen biết cá nhân như con cái của những sĩ quan và chánh khách, ngoại trừ một thiểu số khác.
Người ta có thể nhẹ da cả tin rằng một nền kinh tế phát triển cao độ như Trung Quốc sẽ có thể phải đương đầu với những vấn đề tương tự. Nhưng đã có những dấu hiệu báo trước. Trong điều kiện thiếu những tự do chính trị, tính chất chính thống của chánh quyền Trung Quốc dựa vào khả năng cải thiện mức sống và tạo cơ hội kinh tế cho đại quần chúng. Cho đến nay, đại đa số quần chúng này có ít chuyện để than phiền. Nhưng điều này có thể thay đổi bất ngờ.
Trước hết, vấn đề thất nghiệp và khiếm dụng ngày càng trở nên nghiêm trọng trong giới thanh niên tốt nghiệp đại học. Kể từ 1999, khi chánh quyền Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh giáo dục đại học, số sinh viên tốt nghiệp đã gia tăng bẩy lần, nhưng số việc làm đòi hỏi kỹ năng cao và trả lương cao không theo kịp.
Thật vậy, Trung Quốc có đầy rẫy những bài tường thuật về những sinh viên đã tốt nghiệp tuyệt vọng vì không kiếm được việc làm tốt. Báo chí và “blog” viết về những đám sinh viên đông như kiến vừa tốt nghiệp sống chen chúc trong những căn hầm tại những thành phố lớn, trong khi tìm kiếm việc làm một cách vô vọng.
Hậu quả này một phần phản ảnh chế độ giáo dục thiếu uyển chuyển tại Trung Quốc. Sinh viên học một môn duy nhất trong bốn năm ở đại học, như kế toán hay điện toán. Hậu quả là sinh viên ra trường có ít kỹ năng để có thể xin việc làm ở những nơi khác trong trường hợp việc làm mong ước không có. Ở Trung Quốc có khuynh hướng đẩy sinh viên học những ngành như kỹ sư, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc bây giờ bắt đầu chuyển từ biến chế sang dịch vụ.
Như vậy, Trung Quốc cần cải tổ nhanh chóng nền giáo dục. Sinh viên cần có những kỹ năng uyển chuyển, chương trình huấn luyện tổng quát, và được khuyến khích có óc phán xét và suy nghĩ một cách sáng tạo.
Ngoài ra, những dân quê thiếu nghề chuyên môn, ít học, di dân đến các thành phố bị giới hạn vào những việc làm thứ yếu. Không có giấy phép cư trú tại các khu vực thành thị, nên những người dân quê này không được bảo đảm việc làm tối thiểu và quyền lợi như những công nhân khác. Và vì nay đây mai đó, những người dân quê này không được huấn luyện trong nghề.
Tình trạng khó khăn của người dân di cư ra thành phố nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thay đổi hệ thống giấy phép cư trú ở Trung Quốc gọi là “hukou”. Một vài tỉnh và thành phố đã bãi bỏ hệ thống này mà không gặp hậu quả to lớn nào. Những nơi khác có thể làm theo.
Sau cùng, Trung Quốc cần phải nghiêm chỉnh đối với vấn đề tham nhũng. Quen biết cá nhân hay còn gọi là “guanxi” vẫn còn là một yếu tố cần thiết để tiến thân. Những người di dân từ miền quê ra tỉnh và những sinh viên tốt nghiệp với văn bằng của những trường đại học thứ yếu không có những quen biết cá nhân như thế. Những lớp người bị thiệt thòi này sẽ bất mãn nếu họ tiếp tục thấy con cái của những viên chức cao cấp trong chính quyền làm ăn khá hơn.
Khả năng của giới trẻ bất mãn – đặc biệt là giới trẻ được giáo dục ở đại học – sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng để tổ chức đã được phơi bầy rõ ràng mới đây ở Tunisia, Ai Cập, và những nơi khác. Vào tháng trước, chính phủ Ai Cập còn có thể đóng hệ thống Internet và nhà cầm quyền Trung Quốc còn có thể cấm cản chữ “Egypt” của tiếng Trung Quốc trên hệ thống Twitter Sina. Nhưng trong các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như trong khu vực ngân hàng, những người bị quy luật chi phối thường đi trước những người làm ra quy luật một bước. Những việc cấm đoán như trên sẽ ngày càng khó khăn để thi hành.
Nếu các nhà cầm quyền ở Trung Quốc không nhanh chóng tìm cách giải tỏa những nỗi bất bình của dân chúng và để ngăn ngừa những nguồn gốc gây ra bất mãn, họ sẽ phải đương đầu với sự nổi dậy ở ngay đất nước của họ – một cuộc nổi dậy sẽ rộng lớn hơn và cương quyết hơn là cuộc biểu tình phản đối của sinh viên mà họ đã đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
oo0oo
Barry Eichengreen là giáo sư kinh tế và chính trị học của University of California tại Berkeley.
Trung Quốc hành xử thô bạo với các phóng viên nước ngoài và vây bắt một số người dân vì lo ngại "Cách mạng Hoa Nhài" lan truyền.
Hôm thứ Bảy tuần qua, một nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại Quảng Châu đã bị công an Trung Quốc bắt đi vì "kích động lật đổ chính quyền", sau khi tiếp tục có lời kêu gọi tuần hành theo hình thức cách mạng dân chủ kiểu Trung Đông.Ông Trịnh Sáng Thiêm, 34 tuổi, là nhà hoạt động thứ năm bị bắt tại Trung Quốc.
Lời kêu gọi lại được nhân vật bí ẩn, có vẻ như ở hải ngoại, tung lên mạng Internet, mời người dân Trung Quốc xuống đường vào Chủ Nhật tuần tới ở 35 thành phố.
Thô bạo với nhà báo
Chính quyền Trung Quốc cũng có hành động thô bạo ngăn cản một loạt nhà báo nước ngoài, từ các hãng tin AFP, Bloomberg, BBC, Reuters không cho họ quay phim biểu tình phản đối nhà nước hôm cuối tuần rồi thả ra.
Lúc chiều Chủ Nhật tuần qua, một nhóm đàn ông mặc thường phục đã tấn công các nhà báo của BBC tại Bắc Kinh.
Phóng viên BBC, Damian Grammaticas, thường trú tại Bắc Kinh cho hay anh bị "túm tóc, giật kéo" và "quăng lên xe", còn người quay phim cho anh bị xổ đẩy và ngã xuống đất.
Sau khi bị kéo lên xe, Grammaticas bị công an Trung Quốc dùng cửa dập vào chân và đưa về một cơ quan chính quyền.
Tại đó, theo anh kể, rất nhiều phóng viên nước ngoài khác là người Phương Tây và cả nhà báo Đài Loan, Hong Kong bị kéo đến.
Họ nhận được lời cảnh cáo "không phỏng vấn trong khu vực vì lý do đặc biệt".
Trong số các nhà báo bị tấn công, có người bị năm công an Trung Quốc mặc thường phục dẫm lên, có người bị đấm vào mặt và phải vào bệnh viện chữa trị thương tích.
Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài
Damian Grammaticas từ Bắc Kinh
Damian Grammaticas cho rằng "Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài".
Hãng Bloomberg cho hay một phóng viên của họ bị công an mặc thường phục tịch thu camera và tạm giữ trong cửa hàng trước khi bị cảnh sát mặc quân phục đến đưa đi.
Tại Thượng Hải, tin tức nói chừng 200 người bị công an đi theo huýt còi khi họ tụ tập và tuần hành.
Công an đã bắt một số người Trung Quốc, ít nhất hai người tại Bắc Kinh và bốn ở Thượng Hải.
Người ta cũng nói chính quyền Trung Quốc dùng "chiến thuật mới" ra lấy xe dọn rửa đường phố để "quét nghi phạm biểu tình" khỏi nơi công cộng.
Tuy nhiên, các thành phố Thiên Tân, Thẩm Quyến, Quảng Châu, Vũ Hán, Thẩm Dương và Cáp Nhĩ Tân không có dấu hiệu biểu tình.
Hôm 27/2, công an Trung Quốc ngăn các nhà báo nước ngoài vào khu Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh.
Lo ngại chính trị
Ngay sau khi Cách mạng Hoa Nhài lan từ Ai Cập sang Libya, và tại Trung Quốc cũng có lời kêu gọi biểu tình, chính quyền Trung Quốc đã tỏ ra hết sức lo ngại.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cho triệu tập cuộc họp ở trường Đảng toàn quốc để nêu ra chủ đề ổn định xã hội.
Báo chí của Đảng tại Trung Quốc thì cáo buộc "các nước Phương Tây thổi lên bạo động" trên thế giới.
Ông Trần Kí Bình, phó bí thư thuộc ủy ban chính pháp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trên tờ Liễu Vọng rằng các nền dân chủ Phương Tây phải chịu trách nhiệm về những bất ổn trên thế giới:
"Các thế lực thù địch từ Phương Tây lập ra mưu đồ chia rẽ, gương cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền để nhúng tay vào các xung đột nội địa, và nhằm tìm cách tạo ra các vụ việc xấu xa."
Hôm 20/2, công an Bắc Kinh và Thượng Hải đã vây bắt một số người xuống đường vì nghe thông điệp lan tỏa trên mạng Internet kêu gọi một cuộc "Cách mạng Hoa Nhài".
Chừng 100 người đã bị bắt, theo một hội nhân quyền tại Hong Kong, trong lúc chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho các cán bộ chủ chốt bàn về các cách thức "quản trị xã hội" nhằm ngăn ngừa và diệt trừ "bất ổn".
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên mạng Internet để trao đổi trực tuyến với người dân.
Ông Ôn thừa nhận lạm phát và tăng giá đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của dân nhưng cam kết chính quyền sẽ giải quyết và đề cao chủ đề "ổn định xã hội".
Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.
-Trung Quốc ồ ạt huy động công an đối phó với kêu gọi biểu tình Nguoi-Viet Online Lời kêu gọi một “cuộc tản bộ hoa lài” được phổ biến trên mạng, về việc biểu tình chống chính quyền khắp nơi ở Trung Quốc hôm Chủ Nhật, đã gặp phải sự đàn áp quy mô và quyết liệt của công an nhằm diệt ngay từ gốc rễ mọi mầm mống nổi dậy như đang xảy ra ở Trung Ðông.
Các hàng dài công an kiểm soát người qua đường và ngăn cản hoạt động của các nhiếp ảnh gia báo chí ngoại quốc ở trung tâm thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải sau khi một trang web tiếng Hoa đặt ở Mỹ phổ biến lời kêu gọi người dân Trung Quốc hãy bắt chước cuộc “Cách Mạng Hoa Nhài” đang lan ra khắp vùng Trung Ðông để mở ra các cuộc biểu tình đòi thay đổi dân chủ.
Giới chức đảng Cộng Sản cầm quyền bác bỏ ý tưởng cho rằng một cuộc nổi dậy tương tự có thể xảy ra ở Trung Quốc nhưng một loạt các vụ bắt bớ và gia tăng kiểm duyệt trên mạng đối với tin tức liên quan đến tình hình Trung Ðông cho thấy Bắc Kinh vô cùng lo sợ về bất cứ chỉ dấu nào về sự chống đối tình trạng độc đảng ở Trung Quốc.
Lời kêu gọi biểu tình này đã trở thành cơ hội để chính quyền Trung Quốc biểu dương sức mạnh của lực lượng công an đông đảo và tinh nhuệ, được tài trợ bởi sự phát triển kinh tế nhanh chóng.
Tại Thượng Hải, công an chụp lấy và mang đi ít nhất bảy người đàn ông, một trong số này khi đang chụp hình. Phái viên truyền hình Reuters TV thu được hình ảnh một số công an đẩy một người đàn ông mặc áo khoác màu nâu vào một xe thùng của công an, trong khi một công an khác dùng dù để che quang cảnh này.
Tại Bắc Kinh, công an mặc sắc phục cùng với công an thường phục thúc đẩy người mua sắm và các nhà báo phải tiếp tục di chuyển, không được đứng tại chỗ. Người ta cũng thấy nhiều người đàn ông với bộ đồng phục của nhân viên sở vệ sinh, tay mang băng vải với hàng chữ “an ninh tình nguyện” dùng chổi đẩy người bộ hành.
Một nhà quay video tin tức người Mỹ bị đá và bị những người này dùng chổi đánh liên tiếp vào mặt, sau đó bị công an bắt giữ, theo các nhân chứng. Các nhà báo khác bị công an chặn lại hỏi giấy, một số bị xô đẩy thô bạo khiến ít nhất một nhà báo Ðài Loan bị thương ở tay.
Một phát ngôn viên tòa đại sứ Mỹ, Richard Buangan, cho hay ông lo ngại về các nguồn tin nói rằng nhà báo ngoại quốc bị ngăn cản thô bạo khi đang hành nghề. Ông Buangan kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng quyền hành nghề của các nhà báo ngoại quốc và giới chức công an có biện pháp bảo vệ an toàn cho họ.
Qua hình ảnh trên đường phố, người ta không thể nào biết rằng ai là người đi mua sắm và ai là người đến để ủng hộ cuộc biểu tình một cách thầm lặng.
Tuy nhiên sự tăng cường an ninh được nhìn thấy rõ ràng trong khắp khu vực thương mại Wanfujing ở Bắc Kinh, một nơi được đề cập đến trong lời kêu gọi biểu tình trên mạng Boxun.com.
Người mua sắm vẫn đi lại trên đường nhưng có ít nhất 40 xe công an đậu ở phía Nam con đường chỉ dành cho người đi bộ này.
Con đường cũng bị gián đoạn vì hàng rào vừa được dựng lên phía ngoài một tiệm McDonald's, nơi được lời kêu gọi cho hay là địa điểm tập trung. Tiệm McDonald's này bị đóng cửa khoảng 1 giờ đồng hồ vào trưa ngày Chủ Nhật.
Có ít nhất một nữ phóng viên chụp hình bị công an ra lệnh phải vào trong xe của họ và bị buộc phải xóa hết hình ảnh trong máy hình.
Công an sau đó cũng buộc các nhiếp ảnh gia báo chí, các toán thu hình và ký giả của các cơ quan truyền thông quốc tế, kể cả Reuters, AP, BBC, VOA, ARD và ZDF của Ðức, về một văn phòng để thông báo là nếu muốn đến hoạt động ở khu Wangfujing thì phải xin phép trước. (V.Giang)
-Call for Demonstrations in China Draws More Police than Protesters NYT -Công an chìm, nổi bu vào bắt một người dân ở một khu thương mại giao hẹn làm chỗ tụ tập cho “cuộc tản bộ hoa lài” tại Thượng Hải hôm Chủ Nhật. (Hình: AP Photo/Eugene Hoshiko) |
Giới chức đảng Cộng Sản cầm quyền bác bỏ ý tưởng cho rằng một cuộc nổi dậy tương tự có thể xảy ra ở Trung Quốc nhưng một loạt các vụ bắt bớ và gia tăng kiểm duyệt trên mạng đối với tin tức liên quan đến tình hình Trung Ðông cho thấy Bắc Kinh vô cùng lo sợ về bất cứ chỉ dấu nào về sự chống đối tình trạng độc đảng ở Trung Quốc.
Lời kêu gọi biểu tình này đã trở thành cơ hội để chính quyền Trung Quốc biểu dương sức mạnh của lực lượng công an đông đảo và tinh nhuệ, được tài trợ bởi sự phát triển kinh tế nhanh chóng.
Tại Thượng Hải, công an chụp lấy và mang đi ít nhất bảy người đàn ông, một trong số này khi đang chụp hình. Phái viên truyền hình Reuters TV thu được hình ảnh một số công an đẩy một người đàn ông mặc áo khoác màu nâu vào một xe thùng của công an, trong khi một công an khác dùng dù để che quang cảnh này.
Tại Bắc Kinh, công an mặc sắc phục cùng với công an thường phục thúc đẩy người mua sắm và các nhà báo phải tiếp tục di chuyển, không được đứng tại chỗ. Người ta cũng thấy nhiều người đàn ông với bộ đồng phục của nhân viên sở vệ sinh, tay mang băng vải với hàng chữ “an ninh tình nguyện” dùng chổi đẩy người bộ hành.
Công an Trung Quốc ồ ạt đi tuần quanh khu thương mại nơi dự trù biểu tình tại Thượng Hải. Con số khổng lồ nhân viên an ninh có mục đích ngăn ngừa một cuộc biểu tình ở Trung Quốc sau khi có lời kêu gọi xuống đường dựa theo kiểu của phong trào dân chủ Trung Ðông. (Hình: AP Photo/Eugene Hoshiko) |
Một phát ngôn viên tòa đại sứ Mỹ, Richard Buangan, cho hay ông lo ngại về các nguồn tin nói rằng nhà báo ngoại quốc bị ngăn cản thô bạo khi đang hành nghề. Ông Buangan kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng quyền hành nghề của các nhà báo ngoại quốc và giới chức công an có biện pháp bảo vệ an toàn cho họ.
Qua hình ảnh trên đường phố, người ta không thể nào biết rằng ai là người đi mua sắm và ai là người đến để ủng hộ cuộc biểu tình một cách thầm lặng.
Tuy nhiên sự tăng cường an ninh được nhìn thấy rõ ràng trong khắp khu vực thương mại Wanfujing ở Bắc Kinh, một nơi được đề cập đến trong lời kêu gọi biểu tình trên mạng Boxun.com.
Người mua sắm vẫn đi lại trên đường nhưng có ít nhất 40 xe công an đậu ở phía Nam con đường chỉ dành cho người đi bộ này.
Con đường cũng bị gián đoạn vì hàng rào vừa được dựng lên phía ngoài một tiệm McDonald's, nơi được lời kêu gọi cho hay là địa điểm tập trung. Tiệm McDonald's này bị đóng cửa khoảng 1 giờ đồng hồ vào trưa ngày Chủ Nhật.
Có ít nhất một nữ phóng viên chụp hình bị công an ra lệnh phải vào trong xe của họ và bị buộc phải xóa hết hình ảnh trong máy hình.
Công an sau đó cũng buộc các nhiếp ảnh gia báo chí, các toán thu hình và ký giả của các cơ quan truyền thông quốc tế, kể cả Reuters, AP, BBC, VOA, ARD và ZDF của Ðức, về một văn phòng để thông báo là nếu muốn đến hoạt động ở khu Wangfujing thì phải xin phép trước. (V.Giang)
Công an Trung Quốc muốn giải tán đám đông đứng ở khu thương mại bị người dân cãi lại, hôm Chủ Nhật. Ðịa điểm này, gần một tiệm KFC ở Thượng Hải, là một nơi lời kêu gọi biểu tình ‘Cuộc tản bộ hoa lài’ giao hẹn làm chỗ tụ tập. (Hình: Peter Parks/AFP/Getty Images) |
A call for protests in 27 Chinese cities Sunday resulted in a tiny turnout but an enormous police presence and clashes with foreign journalists.
The appeal asked people to walk slowly or stop in front of downtown landmarks at 2 p.m. local time. The idea was to emulate the spirit of the “Jasmine Revolution” in North Africa — but in a country where a strong security apparatus makes full-blown demonstrations almost impossible to organize.
But like a similar appeal last week, the call Sunday had little resonance, in part because it was made on Internet sites like Twitter and Boxun, which are banned in China. Efforts to repost the calls on Chinese social networking sites were immediately blocked by censors. In addition, there is little evidence of a groundswell of popular anger against the Chinese government, which boasts three decades of strong economic growth.
In central Beijing, few seemed aware that a protest was supposed to be going on. Uniformed and plain-clothes police officers dominated the Wangfujing shopping street, where the demonstration was supposed to take place in the capital, but several shopkeepers attributed the presence to the start of the annual session of the Chinese parliament next week.
“I don’t know,” said a noodle shop owner who asked not to be identified because of the sensitivity of the topic. “Why is there a protest? I never heard of it.”
According to reports by witnesses in Beijing, three men were detained in front of the Wangfujing Bookstore.
The police tried to turn back some foreign journalists approaching the street in Beijing by making them register, a requirement contrary to Chinese government regulations on foreign journalists that were put in place for the 2008 Olympics. Police officers also forced people loitering in front of stores at one end of Wangfujing to move along.
Later, they used water trucks to flood the sidewalk and had sanitation employees with long brooms sweep the water along the sidewalk toward the journalists gathered there. “We have to keep Beijing clean,” one worker said.
The police also assaulted at least two foreign journalists trying to take images of the heavy security presence.
A photographer with The New York Times was forcibly carried from the scene when she tried to shoot pictures. A videographer with a wire service was wrestled to the ground and kicked and punched in the face, according to journalists who saw the scene.
Beijing police did not return calls seeking comment.
-Several arrested at Shanghai "Jasmine" protest site DPA -TRUNG QUỐC - DÂN CHỦ - NHÂN QUYỀN: Trấn an dân và bịt thông tin: Hai biện pháp của Trung Quốc ngăn chặn Cách mạng Hoa Nhài (RFI)- Vào hôm nay, 27/02/2011, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lại lên tiếng hứa hẹn là chính quyền sẽ giải quyết các vấn đề nhức nhối trong xã hội như lạm phát, tham nhũng, lạm quyền… Đây được coi là một động thái nhằm trấn an dân tình vào lúc trên mạng Internet đang loan truyền một lời kêu gọi biểu tình mỗi chủ nhật tại 13 thành phố, đòi quyền tự do ngôn luận và chống bất công.