Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Libya: Một vấn đề hóc búa mới tại Trung Đông của Trung Quốc

 -Libya: Một vấn đề hóc búa mới tại Trung Đông của Trung Quốc
Giờ đây Bắc Kinh đang phải đối diện với một dạng thử thách mới. Muammar al-Qaddafi đã vực dậy bóng ma của tháng Sáu 1989 khi ông ta nói đến việc chống trả đến "giọt máu cuối cùng" và sử dụng quân đội để đập nát những người biểu tình như chính phủ Trung Quốc từng làm tại Quảng trường Thiên An Môn. Thật không dễ chịu tí nào khi được người khác liên hệ đến lịch sử đẫm máu của mình, đặt biệt là khi mình phải đối diện nó.
Nguồn: Elizabeth Economy, Council on Foreign Relations
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
23.02.2011
Thật hứng khởi khi theo dõi Bắc Kinh tìm cách vượt qua khu vực lắt léo của cuộc cách mạng tại Trung Đông. Thậm chí cả Hoa Kỳ rõ ràng cũng đã chật vật đi tìm tiếng nói của mình trước sự thay đổi đầy kịch tính đang diễn ra, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thấy mình bị kẹt giữa những tiềm năng thuận lợi có thể đưa đến cho đất nước mình và những thử thách mà nó cũng có thể phải đối diện.
Trong những ngày đầu của cuộc biểu tình, một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng thiệt hại của Hoa Kỳ sẽ là thắng lợi của Trung Quốc. Như nhà bình luận Mei Xinyu lưu ý trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo rằng "Rõ ràng là có những hỗ tương giữa các quốc gia này và Trung Quốc. Trung Quốc không những đang có nhu cầu ngày càng tăng với thị trường và nguồn tài nguyên nước ngoài mà còn xuất khẩu những dịch vụ kỹ thuật cao. Sau những thiệt hại từ bất ổn chính trị, thực tế là chúng ta có thể trông đợi những quốc gia này tìm kiếm mối hợp tác rộng rãi hơn với Trung Quốc để giảm bớt sự nương tựa của họ đối với phương Tây."
Đương nhiên là những người khác cũng có quan điểm khác. Một bài xã luận trên tờ Tài Tân nhận xét rằng "Độc quyền tạo ra bất ổn; dân chủ thận trọng dẫn đến hoà bình. Việc ủng hộ sự thay thế một chế độ độc tài chỉ mang lại lợi ích trước mắt. Chỉ qua việc thiết lập các thể chế dân chủ tại Trung Đông mới tạo ra một nền tảng cơ bản cho sự ổn định lâu dài."
Nhưng giai đoạn đầu đã qua. Giờ đây Bắc Kinh đang phải đối diện với một dạng thử thách mới. Muammar al-Qaddafi đã vực dậy bóng ma của tháng Sáu 1989 khi ông ta nói đến việc chống trả đến "giọt máu cuối cùng" và sử dụng quân đội để đập nát những người biểu tình như chính phủ Trung Quốc từng làm tại Quảng trường Thiên An Môn. Thật không dễ chịu tí nào khi được người khác liên hệ đến lịch sử đẫm máu của mình, đặt biệt là khi mình phải đối diện nó.
Trong khi đó, một số nhà ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc đang bắt đầu kêu gọi hàng loạt những cuộc biểu tình hoà bình vào mỗi Chủ Nhật tại một số thành phố trên toàn Trung Quốc - một cuộc cách mạng hoa nhài. Cuộc biểu tình trong Chủ Nhật đầu tiên đã bị dập tắt, nhưng phản ứng của chính phủ Trung Quốc rõ ràng là có bài bản - hàng nghìn cảnh sát vũ trang đã đổ đến những địa điểm dự định biểu tình, các sinh viên đại học được kêu gọi ở lại trong khuôn viên trường, và các nhà chống đối chính trị nổi tiếng bị bắt giữ.
Cho đến nay, Bắc Kinh không làm ai ngạc nhiên khi ngăn chặn việc công khai đề cập đến phát biểu của Qaddafi. Tuy nhiên, họ đã làm nhiều người ngạc nhiên với việc đồng ý tham gia ký tên vào bản tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong đó đòi hỏi Lybia cần phải tôn trọng "quyền tự do hội họp và ngôn luận, bao gồm quyền tự do báo chí." Dĩ nhiên, điều mỉa mai ở đây thật quá rõ ràng, nhưng cũng không rõ bằng những gì ông Mei viết trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo: "Dưới áp lực của dân chúng trong nước đang phẫn nộ vì những câu chuyện tham nhũng và đàn áp được tiết lộ sau khi chính quyền bị lật đổ, các cường quốc phương Tây bắt buộc phải từ bỏ quan điểm ủng hộ độc tài đầy tự mãn của họ." Có phải ông ta cố tình nói mỉa?

-
Chặn bạo lực ở Libya: Thế giới nói suông?
Đồng loạt lên án Tổng thống Libya thẳng tay trấn áp người biểu tình song các nhà lãnh đạo thế giới gần như chưa có hành động gì để ngăn chặn tình trạng đổ máu ở đây.  Trong những bình luận công khai đầu tiên về bạo lực ở Libya, Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ trích các vụ tấn công nhằm vào người biểu tình ở quốc gia Bắc Phi là "không thể chấp nhận được" và "vô nhân đạo".

Những gì xảy ra ở Libya đã cướp đi hàng trăm nhân mạng trong vòng 10 ngày qua và đẩy giá dầu lên tới mức đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu. 

Tuy nhiên, dường như có rất ít sự đoàn kết và cấp bách trong phản ứng của thế giới, ngay cả khi Washington và Brussels tuyên bố khả năng áp đặt cấm vận chống lại nhà lãnh đạo cầm quyền hơn 40 năm ở Libya. 



"Điều cấp thiết là các nước và dân chúng trên thế giới phải cùng một tiếng nói", Obama nói với các phóng viên ở Nhà Trắng trong lời bình luận công khai đầu tiên của ông về Libya sau 10 ngày bất ổn. "Nỗi đau và cảnh máu đổ rất khủng khiếp", ông nói.

Các hoạt động xuất khẩu dầu mà Gaddafi sử dụng nhằm tránh sự cô lập của thế giới trong những năm qua đã giúp ông có sức mạnh chống lại số phận của lãnh đạo hai nước láng giềng Tunisia và Ai Cập. 

Ngoại trưởng Italy nói rằng, khoảng 1.000 người có thể đã thiệt mạng ở Libya. Các thông tin chưa xác nhận nói binh sĩ và lính đánh thuê đang bắn thẳng vào người biểu tình ở đất nước đóng góp 2% vào sản lượng dầu thế giới này.

Giống như ở nhiều khu vực khác thuộc thế giới Ảrập, động cơ chính khiến người biểu tình Libya đổ ra đường là tâm trạng thất vọng trước sự đàn áp về chính trị và nghèo khó về kinh tế.

Gaddafi đã lãnh đạo Libya bằng sự kết hợp giữa chủ nghĩa dân túy và kiểm soát gắt gao kể từ khi lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự năm 1969.

Trước sức ép hiện nay, ông vẫn kiên quyết bám trụ và các lực lượng dưới quyền ông dường như vẫn kiểm soát được khu vực phía tây nhiều sa mạc của đất nước. Các vùng phía đông, nơi tập trung phần lớn dầu mỏ, giờ đã về tay phe đối lập, với lực lượng an ninh đào ngũ để tham gia cùng người biểu tình.

Chưa rõ Gaddafi sẽ trụ được bao lâu.



Hàng nghìn người nước ngoài, từ bác sĩ cho tới nhà thầu dầu mỏ, đã bỏ chạy khỏi Libya qua các cảng và biên giới. Một lao động Anh đang kêu gọi chính phủ nước mình cứu hàng chục công dân đang mắc kẹt trong các trại trên sa mạc, nói rằng người dân có vũ trang đã cướp mất xe và đồ dự trữ của họ.

Ở các thành phố khác như Benghazi và Tobruk, quân đội và cảnh sát hoặc rút lui hoặc tham gia các nhóm đối lập đảm bảo an ninh và cung cấp một số dịch vụ.

Ở Tripoli, người dân địa phương mô tả đường phố vẫn yên tĩnh. Tuy nhiên, họ không dám đi ra ngoài vì sợ trúng đạn của những người ủng hộ chính phủ.

"Tôi không nghe thấy tiếng súng, không như mấy ngày qua", một người sống cạnh Quảng trường Xanh ở trung tâm thành phố, cho biết. Ông này nói rằng, những người trung thành với Gaddafi đã tập trung ở quảng trường. "Đa số là thanh niên trẻ, nhưng cũng có một số phụ nữ lớn tuổi hơn". 

Sức mạnh dầu mỏ đã biến Libya trở thành một nhà đầu tư quan trọng vào các nền kinh tế phương Tây và mang về cho Gaddafi nhiều đồng minh tiềm năng trong các diễn đàn như Liên Hợp Quốc. Sự khác biệt giữa các nước lớn về cách thức "dấn tiếp" khiến cho triển vọng về một hành động quốc tế tức thời nhằm vào chính phủ Libya bị hạn chế. 

Pháp và Đức thúc ép các nước EU xem xét cấm vận và họ đã đạt được sự đồng thuận sẽ xem xét vấn đề. Một số chính phủ, trong đó có Italy, cảnh báo về nhiều vấn đề kinh tế nếu như các nguồn cung dầu và khí đốt bị phá vỡ.

Trong một thông báo, Hội đồng Bảo an nhất trí kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Libya. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho rằng chưa thể có ngay một nghị quyết chính thức đòi Liên Hợp Quốc hành động.

Thanh Hảo (Theo Reuters)

Tổng số lượt xem trang