Bloomberg Ngày 22-2-2011
Ngân hàng Trung ương của Việt Nam đã tăng lãi suất tái chiết khấu, lần tăng thứ hai trong vòng không đầy một tuần, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuẩn bị ban hành chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt hơn.
Hôm nay (22-2), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất mà họ áp dụng đối với các ngân hàng thương mại trong nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày, từ 11% lên mức 12% trong không đầy bảy ngày. Phó Thống đốc Nguyễn Toàn Thắng trả lời như vậy tại một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, từ Hà Nội. Cố vấn Thủ tướng, ông Lê Xuân Nghĩa, cho hay, vào ngày mai 23-2, Thủ tướng Dũng sẽ ký một quyết định hướng dẫn ngân hàng trung ương và các bộ kiềm chế lạm phát bằng chính sách tiền tệ thắt chặt.
Việt Nam đang chịu áp lực phải kiềm chế lạm phát, mà theo dự kiến sẽ tăng tốc thêm từ một mức cao kéo dài suốt 23 tháng qua, khi mà giá điện tăng và bốn lần phá giá tiền tệ trong vòng 15 tháng đã đẩy chi phí nhập khẩu lên cao. Tuần trước, Việt Nam đã tăng tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn thêm 2 điểm phần trăm, để lên mức 11%, hòa cùng Thái Lan và Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
“Nếu áp lực lạm phát không sớm được kiềm chế, cuối cùng nó sẽ rót cả vào tiền lương, tiền công, và vào giá cả hàng hóa, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh tổng thể của hàng xuất khẩu Việt Nam” – Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Hà Nội, hôm qua. “Chúng tôi vẫn lo ngại rằng tỷ lệ lạm phát nói chung là cao”.
Qua điện thoại, ông Nghĩa cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phê chuẩn việc hạ thấp mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay, từ mức 23% xuống còn 20%. Theo ông Nghĩa, sẽ có một loạt chỉ thị lớn; hy vọng các bộ và ngân hàng trung ương sẽ thực hiện được các biện pháp chi tiết để triển khai những chỉ thị đó. Ông Nghĩa hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Chứng khoán suy sụp
“Mặc dù các quy định liên quan tới luật mới về Ngân hàng Nhà nước chưa được ban hành, nhưng chúng tôi biết rằng lãi suất cơ bản sẽ bớt dần vai trò làm điểm chuẩn cho chính sách tiền tệ, mà sự chú ý sẽ chuyển sang tập trung vào một trong những loại lãi suất chính sách khác, nhiều khả năng nhất là lãi suất repo, hoặc có lẽ là lãi suất tái cấp vốn” –Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam, phát biểu hôm qua.
Hôm nay cổ phiếu trên thị trường đã sụt giá, với chỉ số chuẩn VN Index trong vòng hai ngày rơi xuống tới mức thấp nhất suốt 15 tháng qua; trong khi đó, do lo sợ lạm phát gia tăng, ngân hàng trung ương sẽ buộc phải tiếp tục tăng lãi suất.
“Việc tăng đột ngột lãi suất tái cấp vốn, giá điện, và có thể tăng cả giá xăng nữa, sẽ làm tăng thêm chi phí đối với các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới sản xuất” – Hoang Thach Lan, một nhà phân tích ở TP.HCM, lãnh đạo một đơn vị môi giới ở công ty chứng khoán MHB trực thuộc Ngân hàng Nhà đất Mekong, cho biết. “Tất cả những điều này cho thấy chính phủ đã bắt đầu theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt và do đó sẽ làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại”.
Hỗn hợp độc tố
Chỉ số VN Index trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM giảm 2,8% xuống còn 470,02 điểm vào phiên đóng cửa lúc 11 giờ trưa. Hôm qua, mức giảm là 4%. Cộng hai lần giảm này lại thì, kể từ tháng 11/2009, đây là lần sụt điểm nặng nề nhất trong vòng hai ngày. Giá cổ phiếu của công ty cổ phần HAGL – công ty lớn thứ hai trong nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán – giảm 2% trong khi Bảo Việt – đơn vị kinh doanh bảo hiểm lớn nhất tính theo giá trị – giảm 5%, là mức giới hạn của ngày.
Thị trường xuống dốc mau chóng “vì một hỗn hợp độc tố bao gồm phá giá tiền tệ, lạm phát cao, và sức ì của chính phủ, cái mà ai cũng cảm nhận thấy” – Michel Tosto, giám đốc bán hàng và môi giới ở công ty chứng khoán Viet Capital (TP.HCM), viết trong email. “Thị trường cần những phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng chúng ta lại không có được điều này vào thời điểm hiện nay”.
Năm 2010, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại 12,4 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước vào ngày 11/2 đã phá giá tiền tệ 7%, một mức cao kỷ lục, ít nhất là từ năm 1993 tới nay, để ngăn chặn lỗ hổng thương mại của đất nước và thu hẹp chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa thị trường chính thức và chợ đen.
Ảnh hưởng của phá giá
Hôm qua, bộ phận Dịch vụ Đầu tư của Moody’s cho biết, việc Việt Nam phá giá tiền tệ chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng tài sản và vốn của ngân hàng, bởi chi phí nhập khẩu cao hơn sẽ hạ thấp khả năng thanh toán nợ của người đi vay.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chạm mức 12,17% hồi tháng trước, cao nhất kể từ tháng 2/2009. Mục tiêu của chính phủ – giữ lạm phát ở mức 7% hoặc thấp hơn trong năm nay – sẽ khó thực hiện. Tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra hôm nay viết như vậy, trích dẫn lời ông Nguyễn Tiến Thỏa, người phụ trách bộ phận quản lý giá cả tại Bộ Tài chính. Còn theo mạng VnEconomy, suốt tháng 2, lạm phát tăng tốc trên cả hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Giá điện sẽ tăng trung bình 15,3%, bắt đầu từ ngày 1/3 tới, theo lời Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nói hôm qua.
Bất ổn kinh tế
“Các nhà đầu tư đang bán cổ phiếu do lo sợ lạm phát tăng tốc rồi sẽ dẫn đến bất ổn vĩ mô” – ông Giang Trung Kiên, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ở công ty cổ phần chứng khoán FPT, nói qua điện thoại. Theo ông Kiên, Chính phủ có thể tăng lãi suất để rút tiền khỏi lưu thông, và điều đó ảnh hưởng xấu đến dòng tiền mặt chảy vào thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cũng có thể sẽ thấy việc mượn tiền từ ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán là không còn hấp dẫn nữa.
IMF đã kêu gọi Việt Nam “tập trung một cách quyết liệt hơn” vào kiềm chế lạm phát, và bộ phận Dịch vụ Đầu tư của Moody’s cũng như Standard & Poor’s đã hạ điểm tín dụng quốc gia của Việt Nam hồi tháng 12 vừa qua.
Ông Lê Xuân Nghĩa cho hay nội dung căn bản của các chỉ thị của Thủ tướng đã được thảo luận từ hồi tháng 12 tại các cuộc họp tìm giải pháp đối phó với nỗi lo ngại của giới đầu tư quốc tế về ổn định vĩ mô.
Theo một quan chức cao cấp của Ngân hàng Trung ương (từ chối nêu tên vì thông tin chưa được công bố), Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục đưa ra các bước cụ thể để thực hiện nghị quyết của Thủ tướng trong “những ngày tới”, sau khi chỉ thị được ban hành vào tuần này. Vị quan chức cho biết, kế hoạch sẽ bao gồm các biện pháp nhằm quản lý lãi suất và tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt hơn, phù hợp với lãi suất thị trường.
Người dịch: Thủy Trúc
Ngân hàng Trung ương của Việt Nam đã tăng lãi suất tái chiết khấu, lần tăng thứ hai trong vòng không đầy một tuần, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuẩn bị ban hành chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt hơn.
Hôm nay (22-2), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất mà họ áp dụng đối với các ngân hàng thương mại trong nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày, từ 11% lên mức 12% trong không đầy bảy ngày. Phó Thống đốc Nguyễn Toàn Thắng trả lời như vậy tại một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, từ Hà Nội. Cố vấn Thủ tướng, ông Lê Xuân Nghĩa, cho hay, vào ngày mai 23-2, Thủ tướng Dũng sẽ ký một quyết định hướng dẫn ngân hàng trung ương và các bộ kiềm chế lạm phát bằng chính sách tiền tệ thắt chặt.
Việt Nam đang chịu áp lực phải kiềm chế lạm phát, mà theo dự kiến sẽ tăng tốc thêm từ một mức cao kéo dài suốt 23 tháng qua, khi mà giá điện tăng và bốn lần phá giá tiền tệ trong vòng 15 tháng đã đẩy chi phí nhập khẩu lên cao. Tuần trước, Việt Nam đã tăng tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn thêm 2 điểm phần trăm, để lên mức 11%, hòa cùng Thái Lan và Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
“Nếu áp lực lạm phát không sớm được kiềm chế, cuối cùng nó sẽ rót cả vào tiền lương, tiền công, và vào giá cả hàng hóa, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh tổng thể của hàng xuất khẩu Việt Nam” – Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Hà Nội, hôm qua. “Chúng tôi vẫn lo ngại rằng tỷ lệ lạm phát nói chung là cao”.
Qua điện thoại, ông Nghĩa cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phê chuẩn việc hạ thấp mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay, từ mức 23% xuống còn 20%. Theo ông Nghĩa, sẽ có một loạt chỉ thị lớn; hy vọng các bộ và ngân hàng trung ương sẽ thực hiện được các biện pháp chi tiết để triển khai những chỉ thị đó. Ông Nghĩa hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Chứng khoán suy sụp
“Mặc dù các quy định liên quan tới luật mới về Ngân hàng Nhà nước chưa được ban hành, nhưng chúng tôi biết rằng lãi suất cơ bản sẽ bớt dần vai trò làm điểm chuẩn cho chính sách tiền tệ, mà sự chú ý sẽ chuyển sang tập trung vào một trong những loại lãi suất chính sách khác, nhiều khả năng nhất là lãi suất repo, hoặc có lẽ là lãi suất tái cấp vốn” –Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam, phát biểu hôm qua.
Hôm nay cổ phiếu trên thị trường đã sụt giá, với chỉ số chuẩn VN Index trong vòng hai ngày rơi xuống tới mức thấp nhất suốt 15 tháng qua; trong khi đó, do lo sợ lạm phát gia tăng, ngân hàng trung ương sẽ buộc phải tiếp tục tăng lãi suất.
“Việc tăng đột ngột lãi suất tái cấp vốn, giá điện, và có thể tăng cả giá xăng nữa, sẽ làm tăng thêm chi phí đối với các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới sản xuất” – Hoang Thach Lan, một nhà phân tích ở TP.HCM, lãnh đạo một đơn vị môi giới ở công ty chứng khoán MHB trực thuộc Ngân hàng Nhà đất Mekong, cho biết. “Tất cả những điều này cho thấy chính phủ đã bắt đầu theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt và do đó sẽ làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại”.
Hỗn hợp độc tố
Chỉ số VN Index trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM giảm 2,8% xuống còn 470,02 điểm vào phiên đóng cửa lúc 11 giờ trưa. Hôm qua, mức giảm là 4%. Cộng hai lần giảm này lại thì, kể từ tháng 11/2009, đây là lần sụt điểm nặng nề nhất trong vòng hai ngày. Giá cổ phiếu của công ty cổ phần HAGL – công ty lớn thứ hai trong nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán – giảm 2% trong khi Bảo Việt – đơn vị kinh doanh bảo hiểm lớn nhất tính theo giá trị – giảm 5%, là mức giới hạn của ngày.
Thị trường xuống dốc mau chóng “vì một hỗn hợp độc tố bao gồm phá giá tiền tệ, lạm phát cao, và sức ì của chính phủ, cái mà ai cũng cảm nhận thấy” – Michel Tosto, giám đốc bán hàng và môi giới ở công ty chứng khoán Viet Capital (TP.HCM), viết trong email. “Thị trường cần những phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng chúng ta lại không có được điều này vào thời điểm hiện nay”.
Năm 2010, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại 12,4 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước vào ngày 11/2 đã phá giá tiền tệ 7%, một mức cao kỷ lục, ít nhất là từ năm 1993 tới nay, để ngăn chặn lỗ hổng thương mại của đất nước và thu hẹp chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa thị trường chính thức và chợ đen.
Ảnh hưởng của phá giá
Hôm qua, bộ phận Dịch vụ Đầu tư của Moody’s cho biết, việc Việt Nam phá giá tiền tệ chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng tài sản và vốn của ngân hàng, bởi chi phí nhập khẩu cao hơn sẽ hạ thấp khả năng thanh toán nợ của người đi vay.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chạm mức 12,17% hồi tháng trước, cao nhất kể từ tháng 2/2009. Mục tiêu của chính phủ – giữ lạm phát ở mức 7% hoặc thấp hơn trong năm nay – sẽ khó thực hiện. Tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra hôm nay viết như vậy, trích dẫn lời ông Nguyễn Tiến Thỏa, người phụ trách bộ phận quản lý giá cả tại Bộ Tài chính. Còn theo mạng VnEconomy, suốt tháng 2, lạm phát tăng tốc trên cả hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Giá điện sẽ tăng trung bình 15,3%, bắt đầu từ ngày 1/3 tới, theo lời Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nói hôm qua.
Bất ổn kinh tế
“Các nhà đầu tư đang bán cổ phiếu do lo sợ lạm phát tăng tốc rồi sẽ dẫn đến bất ổn vĩ mô” – ông Giang Trung Kiên, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ở công ty cổ phần chứng khoán FPT, nói qua điện thoại. Theo ông Kiên, Chính phủ có thể tăng lãi suất để rút tiền khỏi lưu thông, và điều đó ảnh hưởng xấu đến dòng tiền mặt chảy vào thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cũng có thể sẽ thấy việc mượn tiền từ ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán là không còn hấp dẫn nữa.
IMF đã kêu gọi Việt Nam “tập trung một cách quyết liệt hơn” vào kiềm chế lạm phát, và bộ phận Dịch vụ Đầu tư của Moody’s cũng như Standard & Poor’s đã hạ điểm tín dụng quốc gia của Việt Nam hồi tháng 12 vừa qua.
Ông Lê Xuân Nghĩa cho hay nội dung căn bản của các chỉ thị của Thủ tướng đã được thảo luận từ hồi tháng 12 tại các cuộc họp tìm giải pháp đối phó với nỗi lo ngại của giới đầu tư quốc tế về ổn định vĩ mô.
Theo một quan chức cao cấp của Ngân hàng Trung ương (từ chối nêu tên vì thông tin chưa được công bố), Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục đưa ra các bước cụ thể để thực hiện nghị quyết của Thủ tướng trong “những ngày tới”, sau khi chỉ thị được ban hành vào tuần này. Vị quan chức cho biết, kế hoạch sẽ bao gồm các biện pháp nhằm quản lý lãi suất và tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt hơn, phù hợp với lãi suất thị trường.
Người dịch: Thủy Trúc