Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Triều Tiên dọa bắn sang Hàn Quốc - Liệu kế tiếp là Bắc Hàn?

-Liệu kế tiếp là Bắc Hàn?
Trong bối cảnh ấy, sự sụp đổ đầy kịch tính của chính quyền tham nhũng của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mbarak chắc hẳn đã gây bất ngờ đối với giới lãnh đạo Bắc Hàn, đặc biệt là Kim Jong-il, người đang thống trị dân chúng đang chết đói của mình với nắm đấm sắt. Nhưng Kim không phải là kẻ duy nhất có lý do để lo lắng -- toàn bộ chính quyền của ông, được liên hệ chặt chẽ với sự bảo trợ và quan hệ gia đình, cũng cùng hội cùng thuyền.
Nguồn: Lee Byong-Chul, The Diplomat

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
26.02.2011
Một báo cáo trong tuần này về việc chính quyền Bắc Hàn đang trong tình trạng cảnh giác cao độ là lời nhắc nhở rằng sự bất ổn đang diễn ra tại thế giới A Rập, khởi đầu bởi cuộc Cách mạng Hoa Nhài của Tunisia đã có ảnh hưởng xa hơn khu vực Trung Đông.
Thời điểm của những sự kiện vừa qua thật vô cùng bất lợi cho giới lãnh đạo Bắc Hàn. Quốc gia này được biết là đang ở trong một cuộc khủng hoảng lương thực bắt đầu từ năm ngoái và được cho là đã có một biện pháp bất thường khi ra lệnh cho các đại sứ quán của mình kêu gọi viện trợ lương thực.
Trong bối cảnh ấy, sự sụp đổ đầy kịch tính của chính quyền tham nhũng của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mbarak chắc hẳn đã gây bất ngờ đối với giới lãnh đạo Bắc Hàn, đặc biệt là Kim Jong-il, người đang thống trị dân chúng đang chết đói của mình với nắm đấm sắt. Nhưng Kim không phải là kẻ duy nhất có lý do để lo lắng -- toàn bộ chính quyền của ông, được liên hệ chặt chẽ với sự bảo trợ và quan hệ gia đình, cũng cùng hội cùng thuyền.
Nhưng trong khi Mubarak và gia đình của ông đã có thể vội vã bỏ chạy ra khỏi thủ đô Ai Cập với sự giúp đỡ của một số người trung thành, chắc chắn là Kim sẽ cảm thấy cách ly hơn khi đất nước này ngày càng trở nên không an toàn đối với ông.
Đương nhiên đây không phải là lần đầu tiên bàn tay quyền lực của Kim có vẻ bị trôi tuột -- giả thuyết âm mưu đang đồn đãi chung quanh Bình Nhưỡng trong nhiều năm qua. Thật thế, trong tháng Tư 2004, thảm hoạ của chuyến tàu Ryongchon được nhiều người xem là một kế hoạch ám sát nhắm vào Kim, vốn vừa đi qua nhà ga này vài giờ trước đấy trong chặng về từ cuộc họp bí mật tại Trung Quốc. Cuối cùng Hội Chữ Thập Đỏ báo cáo rằng có 160 người bị chết và hàng trăm người khác bị thương.
Sự sụp đổ đầy ô nhục của Mubarak vào tay của người dân Ai Cập, và việc chính quyền quân sự thay thế ông, chắc chắn sẽ là những hạt giống nghi ngờ được gieo vào trí óc của Kim về việc quân đội của ông thật sự trung thành đến độ nào. Với nỗi lo này, có thể trông đợi Kim nhanh chóng chỉnh đốn quân đội của đất nước vào lúc này, dựng dậy chiến dịch tư tưởng vốn đã bị quên lãng từ lâu, và nhấn mạnh vào juche, tức là tự túc, để chống lại ảnh hưởng của "đế quốc" Mỹ. Tin tức về việc Bắc hàn đang chuẩn bị cho khả năng thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba vào năm nay cũng chắc chắn xảy ra khi Kim tìm cách củng cố vị thế của mình, với việc chủ nghĩa dân tộc sẽ được nhấn mạnh để tạo ra sự đoàn kết trong dân chúng Bắc Hàn.
Kim sẽ không dễ dàng trong việc tạo ra hình ảnh đồng chí lãnh đạo tối cao của một quốc gia hùng mạnh và phú cường, nhưng nỗi lo sợ chính quyền của mình bị sụp đổ liên tục làm ông phải lựa chọn cơ hội tốt nhất để bảo đảm sự sống còn của mình.
Ví dụ như vào tháng Sáu năm ngoái, Ri Je-gang, một quan chức cao cấp của Đảng Công nhân Triều Tiên, đã bị thiệt mạng trong một vụ đụng xe bí ẩn, khiến ông trở thành người mới nhất trong hàng ngũ chính trị gia -- có thể là đối thủ -- bị giết trong những hoàn cảnh như thế.
Sự bất ổn chung quanh tương lai của Kim xảy ra khi ông được xem là đang tìm cách dọn đưòong cho người con trai út của mình, Kim Jong-un, nối nghiệp. Trở ngại đối với Kim bố là tình trạng này tương tự một cách đầy khó chịu với trường hợp mà Mubarak đã lâm vào.
Gamal Mubarak, con trai út của Hosni Mubarak, được đa số xem là người thừa kế cha mình. Nhưng cũng như việc nổi loạn chống lại thể chế chính trị và bất công đã phá hỏng cơ hội làm lãnh đạo của Mubarak con, Kim Jong-un cũng có thể thấy cơ hội thừa kế của mình trở nên phức tạp hơn dự tính.
Trên bề mặt, Kim Jong-un được dự tính có được những ưu tiên về chức vụ và gia đình để nắm quyền lãnh đạo như cha và ông nội - người sáng lập Bắc Hàn và Chủ tịch Bất diệt King Sung-il. Vị thế của anh ta được tăng cường thêm vào mùa thu trước với việc chính thức xuất hiện trước công chúng tại một hội nghị của Đảng Công nhân đang cầm quyền. Tiếp theo đó, anh được phong chức đại tướng và hai vị trí chính trị quan trọng: thành viên của Ban Chấp hành Trung ương đảng và phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương gồm 15 thành viên (mặc dù vị trí này chưa được chính quyền Nam Hàn xác nhận).
Nhưng vẫn thực sự không rõ là liệu quân đội Bắc Hàn, vẫn là cơ quan quan trọng nhất của quốc gia, sẽ trung thành với một người lãnh đạo trẻ thiếu kinh nghiệm như thế. Có rất nhiều cách để giới lãnh đạo quân đội có thể ảnh hưởng hoặc thậm chí làm suy yếu việc đối ngoại của giới lãnh đạo, đặc biệt là vai trò ngày càng lớn của họ trong chương trình phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt và tên lửa. Thực tế là giới quân đội, hơn ai hết, thường là những kẻ trung thành hết mình với tư tưởng juche, và có tin đồn là họ không hài lòng với lối sống xa hoa của "Lãnh tụ Kính yêu".
Nếu Kim bố qua đời sớm, và nếu người con trai 28 tuổi muốn có cơ hội bảo toàn quyền lực, anh ta sẽ phải cần sớm thể hiện khả năng lèo lái nền kinh tế tự túc nghèo đói trở thành một hệ thống phát triển hơn vào năm tới. Tại sao năm 2012 lại quan trọng? Vì chính quyền Kim Jong-il đã tuyên bố rằng 2012 đánh dấu sự khởi đầu việc mở ra một quốc gia hùng mạnh và phú cường với tinh thần và đạo đức cách mạng cùng phong cách chiến đấu của Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Đương nhiên, để thực sự đạt được điều này thì khó hơn là nói suông. Không ai, chắc chắn là không bất cứ ai ở Bắc Hàn tin rằng sẽ đạt được mục tiêu 2012. Thực tế về việc chính quyền thất bại khi thực hiện lời hứa của mình đã quá rõ ràng, khiến cho cơ hội sống còn của nó càng thêm lung lay.
Trong một nỗ lực nhằm bảo đảm sự thất vọng này không dẫn đến việc lặp lại những gì vừa xảy ra ở Ai Cập, chính quyền đã mạnh mẽ kiểm duyệt tin tức về những cuộc nổi dậy ở thế giới A Rập, nhấn mạnh mối lo sợ dân chúng đang theo dõi những sự kiện này. Nhưng cũng như tương lai kinh tế ảm đạm và sự kích động từ bên ngoài đã nhanh chóng thay đổi tình thế ở Ai Cập và làm lay chuyển chính quyền, giới lãnh đạo Bắc Hàn sẽ nhận thức được tiềm năng nổi loạn bắt nguồn từ thảm hoạ kinh tế đang diễn ra trong nước.
Người ta thường nói rằng những nhà độc tài thường ít chết trên giường bệnh. Nhưng nếu Kim nhanh chóng qua đời -- dù là nguyên nhân tự nhiên hoặc là kết quả của chống đối -- thật sự khó đoán được sự tình sẽ diễn tiến ra sao. Vì thế, trong lúc này, những quốc gia khác nên tiếp tục tìm cách thu thập một cách hiệu quảt hông tin về những gì đang xảy ra trong chính quyền nổi tiếng là khó phán đoán này.
Và nếu sóng gió có nổi lên, hãy hi vọng rằng nó sẽ giống như là Quảng trường Tahrir hơn là Thiên An Môn.


 -Quân đội Triều Tiên hôm nay tuyên bố sẽ nổ súng về phía Hàn Quốc trong lúc miền nam chuẩn bị cho một cuộc tập trận chung quy mô lớn với quân đội Mỹ - điều mà miền bắc gọi là bước chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng.
Bình Nhưỡng cảnh báo rằng họ sẽ bắn về biên giới nếu Seoul tiếp tục cho phép việc rải truyền đơn về phía bắc, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho hay. Lời cảnh báo cũng đã được chuyển đến phái bộ quân sự Hàn Quốc sáng hôm nay.
"Chế độ bù nhìn phản bội ở Hàn Quốc phải nhận thức được sự nghiêm trọng của tình hình và lập tức chấm dứt cuộc chiến tâm lý chống Triều Tiên", AP trích dẫn tuyên bố của KCNA.
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc trong một cuộc diễn tập quân sự trên sông Hàn hôm 25/2. Ảnh: AP.
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc trong một cuộc diễn tập quân sự trên sông Hàn hôm 25/2. Ảnh: AP.
Triều Tiên tố cáo các nhà hoạt động và nghị sĩ Hàn Quốc đã thả nhiều khinh khí cầu mang theo hàng trăm nghìn tờ truyền đơn chỉ trích chính phủ Triều Tiên, vào đúng dịp lễ quan trọng bậc nhất ở nước này - sin nhật chủ tịch Kim Jong-il lần thứ 69 vào giữa tháng hai.
Lời cảnh báo được đưa ra chỉ một ngày trước khi cuộc diễn tập quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu. Triều Tiên cho rằng hoạt động này là bước chuẩn bị cho một cuộc xâm lược, cho dù Seoul và Washington khẳng định cuộc tập trận chỉ có tính chất phòng vệ và hai nước không có ý định tấn công Bình Nhưỡng.
Cuộc tập trận mang tên Key Resolve/Foal Eagle bắt đầu vào ngày 28/2 và có sự tham gia của 12.800 lính Mỹ. Khoảng 200.000 lính Hàn Quốc cũng sẽ tham dự.
Theo AFP, tướng Mỹ Walter Sharp, đứng đầu lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, trước đó cho biết cuộc tập trận nhằm tập luyện các phản ứng "trước một loạt viễn cảnh thực tế, không chỉ là đánh bại một cuộc tấn công thông thường".
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao nhất trong nhiều năm vào năm ngoái, sau vụ tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm khiến 46 quân nhân thiệt mạng; và việc pháo kích vào một đảo của Hàn Quốc làm 4 người chết. Quan chức quân sự của hai miền đã gặp nhau cuối tháng trước nhưng đàm phán đổ vỡ. Triều Tiên tuyên bố sẽ không trở lại bất kỳ cuộc đối thoại nào với Hàn Quốc nữa.
Thanh Mai

-Triều Tiên tuyên bố sẽ nổ súng (Bee)-Theo KCNA, Hàn Quốc đang đẩy bán đảo Triều Tiên lâm vào cuộc đối đầu toàn diện bằng việc gia tăng những âm mưu chống phá-North Korea threatens South over balloon propaganda DPA-

Tổng số lượt xem trang