Trong những năm gần đây, kinh tế của Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng, ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á ngày càng to lớn.
Dư luận quốc tế ngày càng chú ý hơn tới “nhất cử nhất động” của Bắc Kinh trong các mối quan hệ quốc tế. Trong đó có cuộc xung đột vũ trang giữa Thái Lan và Campuchia.
Dù Mỹ và Trung Quốc đều kêu gọi Thái Lan và Campuchia ngừng bắn, tránh leo thang xung đột. Tuy nhiên, xét theo mối quan hệ Thái Lan - Mỹ và Trung Quốc - Campuchia, rất có khả năng, cuộc xung đột này chính là biểu hiện đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Dù Mỹ và Trung Quốc đều kêu gọi Thái Lan và Campuchia ngừng bắn, tránh leo thang xung đột. Tuy nhiên, xét theo mối quan hệ Thái Lan - Mỹ và Trung Quốc - Campuchia, rất có khả năng, cuộc xung đột này chính là biểu hiện đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Xung đột Thái Lan và Campuchia phải chăng là một "mặt trận" của cuộc đối đầu quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc? |
Các nhà phân tích cho rằng, sự trợ giúp về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc với Campuchia giúp nước này “mạnh dạn” hơn trong cuộc xung đột với quốc gia láng giềng.
Một số chuyên gia quân sự lại cho rằng, chính sự giúp đỡ một cách mật thiết về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc đối với Campuchia đã làm cho cuộc xung đột này trở nên căng thẳng.
Thời gian gần đây, Trung Quốc là nước hỗ trợ Campuchia nhiều nhất. Năm 2007 và 2008, Bắc Kinh lần lượt hỗ trợ cho Campuchia 600 triệu USD và 260 triệu USD. Cách đây không lâu, Trung Quốc thừa nhận hỗ trợ cho Campuchia 300 triệu USD để chi trả các khoản vay nhà nước và xây dựng các công trình tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp.
Ngoài ra, Trung Quốc còn hỗ trợ cho Campuchia về mặt quân sự, các loại vũ khí được Campuchia sử dụng trong cuộc xung đột với Thái Lan phần lớn là do Trung Quốc cung cấp.
Một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nói rằng, Thủ tướng Hun Sen nhận ra rằng, mối quan hệ chặt chẽ và đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc, Thái Lan không còn là láng giềng cần thiết nữa.
Từ năm 2008, Thái Lan luôn bị đánh bại về ngoại giao và chính trị trong khu vực. Cụ thể, năm 2008, UNESCO chính thức công nhận ngôi đền Preah Vihear là di sản thế giới. Trước đó, Tòa án quốc tế ra phán quyết công nhận ngôi đền Preah Vihear thuộc về Campuchia. Kể từ đó, quân đội Campuchia tại khu vực biên giới gần đền Preah Vihear đã nhiều lần xung đột với quân đội Thái Lan.
Giáo sư Dean Forbes, làm việc tại ĐH Flinders (Australia) cho rằng: Sở dĩ xảy ra xung đột nhiều lần như vậy là bởi Phnompenh sử dụng mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh để lấn lướt Thái Lan theo phương pháp “ăn miếng trả miếng”.
Còn Tạp chí Forbes phân tích, có thể dễ dàng nhận thấy rằng Trung Quốc có quan hệ mật thiết với Campuchia giúp Phompenh thể hiện thái độ, bị gọi là “ngông cuồng” với Thái Lan.
Bên cạnh đó, cũng cần xét đến mối quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên. Sự căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc với đồng minh của Seoul, phải chăng cũng nhận được sự “khích lệ” của Trung Quốc như trong quan hệ với Campuchia?
Một số chuyên gia quân sự lại cho rằng, chính sự giúp đỡ một cách mật thiết về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc đối với Campuchia đã làm cho cuộc xung đột này trở nên căng thẳng.
Thời gian gần đây, Trung Quốc là nước hỗ trợ Campuchia nhiều nhất. Năm 2007 và 2008, Bắc Kinh lần lượt hỗ trợ cho Campuchia 600 triệu USD và 260 triệu USD. Cách đây không lâu, Trung Quốc thừa nhận hỗ trợ cho Campuchia 300 triệu USD để chi trả các khoản vay nhà nước và xây dựng các công trình tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp.
Ngoài ra, Trung Quốc còn hỗ trợ cho Campuchia về mặt quân sự, các loại vũ khí được Campuchia sử dụng trong cuộc xung đột với Thái Lan phần lớn là do Trung Quốc cung cấp.
Một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nói rằng, Thủ tướng Hun Sen nhận ra rằng, mối quan hệ chặt chẽ và đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc, Thái Lan không còn là láng giềng cần thiết nữa.
Từ năm 2008, Thái Lan luôn bị đánh bại về ngoại giao và chính trị trong khu vực. Cụ thể, năm 2008, UNESCO chính thức công nhận ngôi đền Preah Vihear là di sản thế giới. Trước đó, Tòa án quốc tế ra phán quyết công nhận ngôi đền Preah Vihear thuộc về Campuchia. Kể từ đó, quân đội Campuchia tại khu vực biên giới gần đền Preah Vihear đã nhiều lần xung đột với quân đội Thái Lan.
Giáo sư Dean Forbes, làm việc tại ĐH Flinders (Australia) cho rằng: Sở dĩ xảy ra xung đột nhiều lần như vậy là bởi Phnompenh sử dụng mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh để lấn lướt Thái Lan theo phương pháp “ăn miếng trả miếng”.
Còn Tạp chí Forbes phân tích, có thể dễ dàng nhận thấy rằng Trung Quốc có quan hệ mật thiết với Campuchia giúp Phompenh thể hiện thái độ, bị gọi là “ngông cuồng” với Thái Lan.
Bên cạnh đó, cũng cần xét đến mối quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên. Sự căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc với đồng minh của Seoul, phải chăng cũng nhận được sự “khích lệ” của Trung Quốc như trong quan hệ với Campuchia?
Không cần biết vai trò của Trung Quốc là gì, trước mắt những nguời dân phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc xung đột này. |
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia nhận định, việc xung đột giữa Thái lan và Campuchia không phải là ý muốn của Trung Quốc.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết, Thái Lan và Campuchia đều là láng giềng tốt của Trung Quốc. Sau khi xảy ra xung đột, Trung Quốc kêu gọi Thái Lan và Campuchia giải quyết các xung đột thông qua đàm phán hòa bình.
Nhà nghiên cứu Lê Lương Phúc, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) lại cho rằng, sở dĩ Campuchia dám áp dụng lập trường cứng rắn trong cuộc xung đột với Thái Lan là bởi Thủ tướng Hunsen (Campuchia) không bộc lộ sự yếu nhược của mình trước nhân dân, tuyệt đối không phải là do có Trung Quốc đứng sau.
Ông Lê Lương Phúc nói: “Trong xã hội Campuchia, Hunsen không bao giờ bộc lộ yếu điểm của mình, đặc biệt là đối với vấn đề Preah Vihear. Ngôi đền này không chỉ là một vấn đề tôn giáo, mà còn là di tích lịch sử lâu dài của sự xung đột sắc tộc giữa người Khmer (người Campuchia) và người Xiêm (người Thái Lan)...".
Sự xung đột giữa Thái Lan và Campuchia không phù hợp với lợi ích lâu dài của Trung Quốc tại Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ không bao giờ khích lệ Campuchia xung đột với Thái Lan.
Một lý do nữa là Campuchia và Thái Lan nằm trong nhóm những nước tiểu vùng sông Mê Kông, khu vực mà Trung Quốc có rất nhiều chiến lược quan trọng đối kháng với Mỹ và Ấn Độ. Một khi Thái Lan và Campuchia xảy ra xung đột, việc thực hiện các kế hoạch chiến lược của Trung Quốc trên con sông này “đã khó lại càng khó hơn”.
Học giả Tony Kevin, Viện Thái Bình Dương và châu Á (Australia) cũng có cùng quan điểm với Lê Phúc Lương. Ông nói: “Trung Quốc hy vọng có thể nhìn thấy sự phát triển ổn định và tôn trọng Trung Quốc như là một “người anh cả” trong khu vực". Đối với cuộc xung đột giữa Thái Lan và Campuchia Trung Quốc sẽ không thu được bất kì lợi ích nào.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết, Thái Lan và Campuchia đều là láng giềng tốt của Trung Quốc. Sau khi xảy ra xung đột, Trung Quốc kêu gọi Thái Lan và Campuchia giải quyết các xung đột thông qua đàm phán hòa bình.
Nhà nghiên cứu Lê Lương Phúc, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) lại cho rằng, sở dĩ Campuchia dám áp dụng lập trường cứng rắn trong cuộc xung đột với Thái Lan là bởi Thủ tướng Hunsen (Campuchia) không bộc lộ sự yếu nhược của mình trước nhân dân, tuyệt đối không phải là do có Trung Quốc đứng sau.
Ông Lê Lương Phúc nói: “Trong xã hội Campuchia, Hunsen không bao giờ bộc lộ yếu điểm của mình, đặc biệt là đối với vấn đề Preah Vihear. Ngôi đền này không chỉ là một vấn đề tôn giáo, mà còn là di tích lịch sử lâu dài của sự xung đột sắc tộc giữa người Khmer (người Campuchia) và người Xiêm (người Thái Lan)...".
Sự xung đột giữa Thái Lan và Campuchia không phù hợp với lợi ích lâu dài của Trung Quốc tại Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ không bao giờ khích lệ Campuchia xung đột với Thái Lan.
Một lý do nữa là Campuchia và Thái Lan nằm trong nhóm những nước tiểu vùng sông Mê Kông, khu vực mà Trung Quốc có rất nhiều chiến lược quan trọng đối kháng với Mỹ và Ấn Độ. Một khi Thái Lan và Campuchia xảy ra xung đột, việc thực hiện các kế hoạch chiến lược của Trung Quốc trên con sông này “đã khó lại càng khó hơn”.
Học giả Tony Kevin, Viện Thái Bình Dương và châu Á (Australia) cũng có cùng quan điểm với Lê Phúc Lương. Ông nói: “Trung Quốc hy vọng có thể nhìn thấy sự phát triển ổn định và tôn trọng Trung Quốc như là một “người anh cả” trong khu vực". Đối với cuộc xung đột giữa Thái Lan và Campuchia Trung Quốc sẽ không thu được bất kì lợi ích nào.