VOA: Hãng tin Pháp, AFP, dẫn lời ông nói rằng các tổ chức xã hội dân sự xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam so với một thập kỷ trước. Vì sao lại như vậy, thưa ông?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Đúng vậy. Một loạt các tổ chức phát triển dựa trên quyền lợi của người dân về tôn giáo, thể chất cũng như tham gia giúp đỡ những người trong cộng đồng bị nhiễm HIV/AIDS, bị tàn tật hay các nhóm hoạt động nhằm thúc đẩy việc triển khai các chính sách về bảo vệ môi trường và sử dụng nước đã phát triển rộng rãi trên khắp Việt Nam.
Theo quan điểm của tôi, xã hội dân sự có ý nghĩa rất rộng lớn, và không chỉ gói gọn trong các hoạt động chính trị như kiểu ủng hộ các ứng viên ra tranh cử hay lobby các giới chức chính phủ. Các nhóm tôi vừa kể là những thành phần của xã hội dân sự.
Ngoài ra, còn có các nhóm vận động và tìm cách gây ảnh hưởng tới các đại biểu quốc hội, các bộ trưởng và những người phụ trách tư pháp trong các bộ khác nhau. Những nhóm này cũng là các thành phần của xã hội dân sự mà một thập kỷ trước rất hiếm thấy.
VOA: Ông cũng cho rằng, xin trích, ‘tôi thấy nhiều thay đổi chính trị ở Việt Nam trong 20 năm qua hơn là tôi nhận thấy ở Philippines’. Theo ông, cụ thể những thay đổi đó là gì?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Tôi theo dõi tình hình ở cả hai nước, nhưng nghiên cứu các vấn đề ở Philippines lâu hơn so với Việt Nam. Những thay đổi về xã hội dân sự đang diễn ra ở Việt Nam là một trong số các thay đổi chính trị đó. Ngoài ra còn là sự thay đổi của các thể chế chính trị.
Tôi cho rằng Quốc hội Việt Nam hiện giờ đóng vai trò quan trọng hơn so với 10 hay 20 năm trước đây. Theo hiến pháp của Việt Nam, Quốc hội Việt Nam là một cơ quan ưu việt, nhưng chưa từng thể hiện điều đó. Hiện giờ cơ quan này tiến gần hơn tới việc đáp ứng kỳ vọng được nêu ra trong hiến pháp so với trước đây.
Thêm nữa, theo tôi, hiện có một sự cân bằng hơn giữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước, tức chính phủ. Trước đây, Đảng thống trị hoặc gần như thống trị quan điểm về những gì chính phủ có thể thực hiện.
Một điều nữa là chiến dịch chống tham nhũng, một vấn nạn của Việt Nam, đang ngày càng hiệu quả hơn, và đã có những biện pháp trừng phạt đối với các giới chức cấp cao như thứ trưởng cũng như các giới chức cấp tỉnh.
Ngược lại, tại Philippines, nước có thể chế chính trị dân chủ, thì kể từ khi chính phủ Marcos sụp đổ vào giữa những năm 80, quốc gia này có nhiều hình thức dân chủ, nhưng trên thực tế, lại không mấy dân chủ, nhất là trong hơn 10 năm qua. Tình trạng tham nhũng tồi tệ hơn so với hồi giữa những năm 80 và đầu những năm 90.
Một vấn đề khác là tình trạng bạo lực chính trị tiếp diễn ở Philippines mà thủ phạm không bị trừng trị. Rất nhiều các nhà hoạt động, hay nhà báo đã bị sát hại, nhất là ở cấp tỉnh. Theo tôi có hàng trăm nạn nhân kể từ cuối những năm 90. Những vụ giết hại và đe dọa khác nhau đã khiến người ta phải cân nhắc khi công khai nói tới một vấn đề gì đó.
VOA: Ông đề cập tới thay đổi chính trị tại Việt Nam, nhưng thưa ông, gần đây, một ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Ông nghĩ sao về phát biểu này?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Tôi không ngạc nhiên khi thấy các giới chức Đảng không công khai ủng hộ đa nguyên, đa đảng. Giai đoạn đó có xảy ra trong tương lai hay không, tôi không muốn phán đoán. Nhưng điều tôi nghe được là, có những người trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có lẽ không phải là các vị trí hàng đầu, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải suy xét nghiêm túc việc tạo điều kiện cho các đảng phải chính trị thay thế hay đối lập.
Môi trường chính trị ở Singapore là một mô hình mà một số giới chức trong Đảng Cộng sản cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam nên xem xét để cho phép các hoạt động đối lập, nhưng vẫn giữ vững quyền kiểm soát đối với phe này. Một số khác thì đề cập tới việc thử nghiệm đảng phái đối lập tại một số vùng hay tại một số cuộc bầu cử nhất định.
Những ý kiến như vậy vẫn tiếp tục, mà theo tôi, một phần là bởi áp lực từ ngay chính xã hội Việt Nam, nhất là từ các nhóm bất đồng chính kiến vốn ủng hộ một hệ thống chính trị cởi mở hơn. Tôi cho rằng trong khi những người bất đồng bị trấn áp, thì thông điệp mà họ nêu lên cũng đã được chú ý tới và thảo luận giữa các giới chức, cho dù không công khai.
VOA: Ông từng cùng biên tập một cuốn sách có tựa đề: ‘Cải tổ chủ nghĩa xã hội châu Á: So sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc’. Theo đánh giá của ông, tiến trình cải tổ nào nhanh hơn?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Xét về mặt kinh tế, Trung Quốc rõ ràng đi trước Việt Nam nếu xét về tỷ lệ tăng trưởng, sự đa dạng thị trường cũng như nguồn dự trữ ngoại hối. Nhưng xét về mức độ cởi mở chính trị, tôi nghĩ Việt Nam vượt lên trước.
Trong cuốn sách đó có một chương nói về nói về vai trò của công đoàn nhà nước ở Việt Nam và Trung Quốc. Các cuộc nghiên cứu cho thấy công nhân và liên đoàn lao động ở Việt Nam có quyền hành và tác động lớn hơn đối với ban lãnh đạo nhà máy cũng như giới chức chính quyền hơn là ở Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam khoan dung hơn đối với các cuộc đình công cũng như các hoạt động đẩy mạnh quyền của công nhân so với chính quyền Trung Quốc.
Cũng có một số ý kiến, mà tôi không chắc là có đúng không, đó là cơ quan lập pháp của Việt Nam là Quốc hội đóng vai trò lớn hơn trong hệ thống chính trị Việt Nam so với Trung Quốc. Trong lĩnh vực học thuật, Trung Quốc cởi mở hơn. Các nhà nghiên cứu có thể viết cũng như đưa ra các ý kiến trái chiều với chính phủ một cách công khai hơn về những vấn đề như chính sách đối ngoại cũng như đối nội.
VOA: Ông ‘quan tâm nghiên cứu tới các liện hệ và trao đổi giữa dân thường và giới chức chính quyền tại một số quốc gia Đông Nam Á’. Ông có phát hiện ra điều gì thú vị trong khi nghiên cứu về Việt Nam không?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Điều thú vị nhất là khi tôi nghiên cứu về sự sụp đổ và biến mất của hợp tác xã ở Việt Nam. Tôi cho rằng một trong những lý cho chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ này là bản thân các nông dân đôi khi đã bị đặt ra ngoài lề trong toàn bộ tiến trình. Các cá nhân cũng như các nhóm nhỏ tự đảm nhận các hoạt động canh tác riêng, làm suy yếu hình thức canh tác theo kiểu hợp tác xã.
Họ làm điều đó không phải bằng hình thức phản đối, làm sai, mà bằng chính hoạt động hàng ngày của họ. Bất chấp nỗ lực sửa sai của chính quyền địa phương cũng như giới chức trên toàn quốc rốt cuộc đã chịu thua trước sức ép không chính thức, không mang tính tổ chức và công khai về việc cải tổ hình thức canh tác hợp tác xã sang hình thức gia đình. Thông qua quá trình nghiên cứu tiến trình đó, một trong những điều tôi hiểu ra rằng sự trao đổi và thảo luận hàng ngày giữa các dân thường và các giới chức là điều hết sức quan trọng nhằm hiểu rõ hơn về động lực và hoạt động của đất nước.
Cám ơn ông Ben Kerkvliet. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Giáo sư Ben Kerkvliet: Đúng vậy. Một loạt các tổ chức phát triển dựa trên quyền lợi của người dân về tôn giáo, thể chất cũng như tham gia giúp đỡ những người trong cộng đồng bị nhiễm HIV/AIDS, bị tàn tật hay các nhóm hoạt động nhằm thúc đẩy việc triển khai các chính sách về bảo vệ môi trường và sử dụng nước đã phát triển rộng rãi trên khắp Việt Nam.
Theo quan điểm của tôi, xã hội dân sự có ý nghĩa rất rộng lớn, và không chỉ gói gọn trong các hoạt động chính trị như kiểu ủng hộ các ứng viên ra tranh cử hay lobby các giới chức chính phủ. Các nhóm tôi vừa kể là những thành phần của xã hội dân sự.
Ngoài ra, còn có các nhóm vận động và tìm cách gây ảnh hưởng tới các đại biểu quốc hội, các bộ trưởng và những người phụ trách tư pháp trong các bộ khác nhau. Những nhóm này cũng là các thành phần của xã hội dân sự mà một thập kỷ trước rất hiếm thấy.
VOA: Ông cũng cho rằng, xin trích, ‘tôi thấy nhiều thay đổi chính trị ở Việt Nam trong 20 năm qua hơn là tôi nhận thấy ở Philippines’. Theo ông, cụ thể những thay đổi đó là gì?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Tôi theo dõi tình hình ở cả hai nước, nhưng nghiên cứu các vấn đề ở Philippines lâu hơn so với Việt Nam. Những thay đổi về xã hội dân sự đang diễn ra ở Việt Nam là một trong số các thay đổi chính trị đó. Ngoài ra còn là sự thay đổi của các thể chế chính trị.
Tôi cho rằng Quốc hội Việt Nam hiện giờ đóng vai trò quan trọng hơn so với 10 hay 20 năm trước đây. Theo hiến pháp của Việt Nam, Quốc hội Việt Nam là một cơ quan ưu việt, nhưng chưa từng thể hiện điều đó. Hiện giờ cơ quan này tiến gần hơn tới việc đáp ứng kỳ vọng được nêu ra trong hiến pháp so với trước đây.
Thêm nữa, theo tôi, hiện có một sự cân bằng hơn giữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước, tức chính phủ. Trước đây, Đảng thống trị hoặc gần như thống trị quan điểm về những gì chính phủ có thể thực hiện.
Một điều nữa là chiến dịch chống tham nhũng, một vấn nạn của Việt Nam, đang ngày càng hiệu quả hơn, và đã có những biện pháp trừng phạt đối với các giới chức cấp cao như thứ trưởng cũng như các giới chức cấp tỉnh.
Ngược lại, tại Philippines, nước có thể chế chính trị dân chủ, thì kể từ khi chính phủ Marcos sụp đổ vào giữa những năm 80, quốc gia này có nhiều hình thức dân chủ, nhưng trên thực tế, lại không mấy dân chủ, nhất là trong hơn 10 năm qua. Tình trạng tham nhũng tồi tệ hơn so với hồi giữa những năm 80 và đầu những năm 90.
Một vấn đề khác là tình trạng bạo lực chính trị tiếp diễn ở Philippines mà thủ phạm không bị trừng trị. Rất nhiều các nhà hoạt động, hay nhà báo đã bị sát hại, nhất là ở cấp tỉnh. Theo tôi có hàng trăm nạn nhân kể từ cuối những năm 90. Những vụ giết hại và đe dọa khác nhau đã khiến người ta phải cân nhắc khi công khai nói tới một vấn đề gì đó.
VOA: Ông đề cập tới thay đổi chính trị tại Việt Nam, nhưng thưa ông, gần đây, một ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Ông nghĩ sao về phát biểu này?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Tôi không ngạc nhiên khi thấy các giới chức Đảng không công khai ủng hộ đa nguyên, đa đảng. Giai đoạn đó có xảy ra trong tương lai hay không, tôi không muốn phán đoán. Nhưng điều tôi nghe được là, có những người trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có lẽ không phải là các vị trí hàng đầu, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải suy xét nghiêm túc việc tạo điều kiện cho các đảng phải chính trị thay thế hay đối lập.
Môi trường chính trị ở Singapore là một mô hình mà một số giới chức trong Đảng Cộng sản cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam nên xem xét để cho phép các hoạt động đối lập, nhưng vẫn giữ vững quyền kiểm soát đối với phe này. Một số khác thì đề cập tới việc thử nghiệm đảng phái đối lập tại một số vùng hay tại một số cuộc bầu cử nhất định.
Những ý kiến như vậy vẫn tiếp tục, mà theo tôi, một phần là bởi áp lực từ ngay chính xã hội Việt Nam, nhất là từ các nhóm bất đồng chính kiến vốn ủng hộ một hệ thống chính trị cởi mở hơn. Tôi cho rằng trong khi những người bất đồng bị trấn áp, thì thông điệp mà họ nêu lên cũng đã được chú ý tới và thảo luận giữa các giới chức, cho dù không công khai.
VOA: Ông từng cùng biên tập một cuốn sách có tựa đề: ‘Cải tổ chủ nghĩa xã hội châu Á: So sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc’. Theo đánh giá của ông, tiến trình cải tổ nào nhanh hơn?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Xét về mặt kinh tế, Trung Quốc rõ ràng đi trước Việt Nam nếu xét về tỷ lệ tăng trưởng, sự đa dạng thị trường cũng như nguồn dự trữ ngoại hối. Nhưng xét về mức độ cởi mở chính trị, tôi nghĩ Việt Nam vượt lên trước.
Trong cuốn sách đó có một chương nói về nói về vai trò của công đoàn nhà nước ở Việt Nam và Trung Quốc. Các cuộc nghiên cứu cho thấy công nhân và liên đoàn lao động ở Việt Nam có quyền hành và tác động lớn hơn đối với ban lãnh đạo nhà máy cũng như giới chức chính quyền hơn là ở Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam khoan dung hơn đối với các cuộc đình công cũng như các hoạt động đẩy mạnh quyền của công nhân so với chính quyền Trung Quốc.
Cũng có một số ý kiến, mà tôi không chắc là có đúng không, đó là cơ quan lập pháp của Việt Nam là Quốc hội đóng vai trò lớn hơn trong hệ thống chính trị Việt Nam so với Trung Quốc. Trong lĩnh vực học thuật, Trung Quốc cởi mở hơn. Các nhà nghiên cứu có thể viết cũng như đưa ra các ý kiến trái chiều với chính phủ một cách công khai hơn về những vấn đề như chính sách đối ngoại cũng như đối nội.
VOA: Ông ‘quan tâm nghiên cứu tới các liện hệ và trao đổi giữa dân thường và giới chức chính quyền tại một số quốc gia Đông Nam Á’. Ông có phát hiện ra điều gì thú vị trong khi nghiên cứu về Việt Nam không?
Giáo sư Ben Kerkvliet: Điều thú vị nhất là khi tôi nghiên cứu về sự sụp đổ và biến mất của hợp tác xã ở Việt Nam. Tôi cho rằng một trong những lý cho chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ này là bản thân các nông dân đôi khi đã bị đặt ra ngoài lề trong toàn bộ tiến trình. Các cá nhân cũng như các nhóm nhỏ tự đảm nhận các hoạt động canh tác riêng, làm suy yếu hình thức canh tác theo kiểu hợp tác xã.
Họ làm điều đó không phải bằng hình thức phản đối, làm sai, mà bằng chính hoạt động hàng ngày của họ. Bất chấp nỗ lực sửa sai của chính quyền địa phương cũng như giới chức trên toàn quốc rốt cuộc đã chịu thua trước sức ép không chính thức, không mang tính tổ chức và công khai về việc cải tổ hình thức canh tác hợp tác xã sang hình thức gia đình. Thông qua quá trình nghiên cứu tiến trình đó, một trong những điều tôi hiểu ra rằng sự trao đổi và thảo luận hàng ngày giữa các dân thường và các giới chức là điều hết sức quan trọng nhằm hiểu rõ hơn về động lực và hoạt động của đất nước.
Cám ơn ông Ben Kerkvliet. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
-Chế độ cộng sản sẽ còn kéo dài tới bao giờ? (Nguyễn Gia Kiểng)
“…Đấu tranh chính bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả, và chúng ta đã quá chậm trễ…”
Không phải chỉ những người đối lập mà ngay các trí thức có danh phận hàng đầu của chế độ họp để góp ý cho đại hội đảng cũng khẳng định từ Đại Hội XI, Đảng và chế độ cộng sản sẽ bắt đầu giai đoạn sụp đổ. Đại Hội XI của Đảng Cộng Sàn Việt Nam vừa qua đã xác nhận điều đó.
Đại Hội XI đã không đạt tới được đồng thuận về một định hướng hay một dự án nào, mà chỉ nhắc lại một cách ngược ngạo là tiếp tục "phát triển Cương lĩnh năm 1991 để làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Ðảng và Nhà nước". Nhưng cương lĩnh năm 1991 là gì? Đó là quyết định của Đại Hội 7 chặn đứng đà đổi mới chính trị khởi đầu từ Đại Hội 6 cuối năm 1986 để cầu hòa với Trung Quốc và rập khuôn theo Trung Quốc với hy vọng có thể cố thủ và tồn tại. Nhưng làm sao có thể tiếp tục một chính sách đã được quyết định cách đây 20 năm trong một thế giới thay đổi dồn dập hàng ngày? Không một chính đảng nào trên thế giới, dù là đảng cầm quyền hay đảng đối lập, có thể tuyên bố như thế mà không sợ biến thành trò cười, Đảng Cộng Sản Việt Nam đúng là một ngoại lệ. Đồng thuận duy nhất của đại hội, và được nhắc lại trong mọi phát biểu, là phẩm chất cán bộ của đảng đã sa sút nghiêm trọng. Trong một tình trạng như vậy dĩ nhiên vấn đề nhân sự lãnh đạo không thể giải quyết. Việc chỉ định Tổng Bí Thư và Bộ Chính Trị vừa qua không phải là giải đáp mà chỉ chứng tỏ sự thiếu vắng giải đáp, hay tệ hơn nữa một bế tắc không lối thoát. Liên minh Đỗ Mười – Lê Đức Anh, đã bảo đảm sự ổn định chính trị trong đảng trong hai thập niên qua, không còn nữa. Hai ông này đã chia rẽ nhau và đều đã bất lực. Ông Lê Đức Anh không đưa được ông Nguyễn Tấn Dũng vào chức Tổng Bí Thư, cũng như ông Đỗ Mười không áp đặt được ông Trương Tấn Sang, và cả hai ông đều không ngăn cản được ông Nguyễn Phú Trọng.
Nguyễn Phú Trọng một Tổng Bí Thư hình thức bởi vì không ai đủ hậu thuẫn và uy tín để giữ chức vụ này |
Tình trạng xuống cấp của ĐCSVN là hậu quả tự nhiên của chính sách mở cửa kinh tế. Một chế độ độc tài mở cửa về kinh tế bắt buộc phải bị đào thải. Đào thải sớm hay muộn và nhường chỗ cho cái gì là một câu hỏi khác nhưng bắt buộc phải bị đào thải. Tại sao? Bởi vì nó áp đặt lên một xã hội ngày càng có sức mạnh và được thông tin đầy đủ những chịu đựng ngày càng không thể chấp nhận. Mất tự do thực ra đồng nghĩa với mất phẩm giá và tư cách con người, đó là những điều mà người ta chỉ có thể quên đi trong một hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực. Chế độ độc tài áp đặt sự nhục nhằn đó nhân danh mục tiêu phát triển kinh tế, trong nhiều trường hợp chỉ có nghĩa là ra khỏi tình trạng nghèo khổ mà chính nó là nguyên nhân. Vì thế nó phải bị đào thải dù thành công hay thất bại trong mục tiêu này. Nếu thất bại nó không có lý do gì để tiếp tục tồn tại, nếu thành công nó đã làm xong sứ mệnh và cũng phải chấm dứt vì xã hội đã thay đổi trong quá trình mở cửa. Kinh tế càng tăng trưởng, cuộc sống càng thoải mái hơn thì sự tước đoạt tự do càng khó chấp nhận; những nhu cầu vật chất ngày càng nhường chỗ đứng ưu tiên cho những đòi hỏi tinh thần, con người càng bớt lệ thuộc vào chính quyền và càng có khả năng đòi hỏi hơn. Họ cũng được thông tin đầy đủ hơn để nhận ra sự tầm thường của những người cầm quyền. Người ta cũng ngày càng rời nông thôn về thành thị, mội trường tự nhiên của dân chủ. Chính sách mở của kinh tế đã được thực hiện từ gần ba mươi năm rồi, trong hầu hết mọi quốc gia thời gian đó đủ để chế độ độc tài bị đào thải nhường chỗ cho một chế độ dân chủ. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của tổ chức Freedom House, mà chúng ta chỉ có thể đồng ý, Việt Nam đã không hề có tiến bộ nào đáng kể về mặt dân chủ trong hai mươi năm qua. Chúng ta quả là một ngoại lệ, và một ngoại lệ đáng buồn. Tại sao?
Cần gạt ngay một lập luận hoàn toàn sai theo đó Việt Nam chưa có dân chủ vì dân trí Việt Nam kém. Tất cả các nước dân chủ đều đã có dân chủ vào lúc dân trí của họ còn rất thấp so với Việt Nam hiện nay. Mỹ và các nước Châu Âu đã thiết lập chế độ dân chủ vào lúc mà đa số dân chúng là những nông dân không biết đọc biết viết, chưa có radio, tivi, điện thoại di động, internet, cũng chưa có ngay cả xe đạp, xe máy. Dân chủ là một bước tiến trí tuệ do các trí thức đề xướng và thiết lập. Các nước dân chủ đã có dân chủ nhờ có được một đội ngũ trí thức xứng đáng. Thay vì biện luận một cách xúc phạm là dân trí Việt Nam thấp, trí thức Việt Nam nên lương thiện nhìn nhận là chính mình kém. Trí thức Việt Nam quả là một ngoại lệ. Và một ngoại lệ lớn đến nỗi cần phải đặt lại câu hỏi chúng ta có những trí thức đúng nghĩa hay không.
Suy nghĩ độc lập, bằng cái đầu của chính mình, không phải là sở trường của trí thức Việt Nam |
Di sản lịch sử còn để lại cho trí thúc Việt Nam một tật nguyền nghiêm trọng khác: nguỵ biện. Do tập quán trong hàng nghìn năm phải phục tùng tuyệt đối và không điều kiện các vua chúa, sau đó là Đảng, không những phải chấp hành mà còn phải ca tụng những mệnh lệnh bất nhân bất nghĩa, kẻ sĩ, rồi trí thức, Việt Nam có thể vì những lý do hoàn toàn cá nhân, như quyền lợi hoặc khiếp sợ, chấp nhận những chọn lựa mà trong thâm tâm mình cũng biết là sai rồi biện luận để bào chữa cho chúng như là những chọn lựa đúng. Tập quán tệ hại này ngăn cản mọi thảo luận nghiêm chỉnh.
Một thí dụ điển hình về sự hụt hẫng của trí thức Việt Nam là có rất nhiều người cho rằng con đường đúng nhất để dân chủ hóa đất nước là phục tùng chế độ, hợp tác với nó và cải tiến nó từ bên trong. Lập trường này lôi kéo được đa số trí thức Việt Nam vì sự tiện nghi của nó, nhưng nó sai hoàn toàn. Thay đổi xã hội là một vấn đề đã được nghiên cứu rất đầy đủ và mọi nghiên cứu đều kết luận ngược lại. Muốn thay đổi một chính quyền xấu thì phải phản kháng nó, phản kháng một cách ôn hòa và xây dựng nếu có thể được nhưng phải phản kháng. Phục tùng và hợp tác với một chế độ bạo ngược và tham nhũng chỉ củng cố nó chứ không thay đổi được nó, trái lại người ta sẽ đánh mất chính mình và bị lưu manh hóa. Hàng triệu kẻ sĩ Trung Quốc và Việt Nam trong hàng ngàn năm đã quỳ mọp trước các vua chúa để tâu đạo lý thánh hiền nhưng đã không thay đổi được các chế độ quân chủ mà chỉ khiến chúng trở thành khắc nghiệt hơn với thời gian. Nếu trí thức Việt Nam chịu bỏ ra một chút thời giờ, chỉ một chút thời giờ thôi, để học hỏi và suy nghĩ thì cái lập luận "hợp tác để cải tiến từ bên trong" đã không thể có.
Một thí dụ khác là lập luận cho rằng cứ gác lại những đòi hỏi chính trị và tập trung cố gắng vào phát triển kinh tế (và như vậy nên hợp tác với chính quyền hoặc ít nhất không phản đối) rồi tăng trưởng kinh tế tự nó sẽ đưa đến dân chủ. Lập luận này có vẻ có bài bản vì quả nhiên trong nhiều trường hợp người ta đã thấy dân chủ và phát triển đi song song với nhau và mọi nghiên cứu đều ghi nhân điều này. Nhưng chỉ cần nhìn sâu hơn một chút thôi thì ta cũng thấy đây hoặc là một nguỵ biện hoặc là một ngộ nhận. Dân chủ đưa đến phát triển kinh tế là điều chắc chắn không ai chối cãi và mọi nghiên cứu đều xác nhận, nhưng điều ngược lại không đúng; nói rằng tăng trưởng kinh tế đưa đến dân chủ là lẫn lộn nguyên nhân với hậu quả. Điều chắc chắn là mở cửa kinh tế, và tăng trưởng kinh tế sau đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành dân chủ, như phần trên của bài này đã trình bày, với điều kiện là có tranh đấu. Nếu không có đấu tranh chính trị đủ mạnh thì cũng không có gì thay đổi cả. Có nhiều triển vọng là những người sử dụng lập luận này không thành thực mà chỉ ngụy biện bởi vì trong hơn hai mươi năm qua mặc dù kinh tế đã tăng trưởng nhiều nhưng chế độ độc tài vẫn không thay đổi và sự kiện này không hề làm họ phiền lòng. Sự lố bịch của lập luận "tăng trưởng kinh tế tự nó đưa đến dân chủ" thể hiện rõ ràng trong trường hợp mà các nhà nghiên cứu chính trị gọi là "tai họa dầu lửa" (the oil curse) các nước có dầu lửa tăng trưởng kinh tế rất nhanh chóng nhưng đều là những nước không dân chủ, đôi khi, như tại Nga và Venezuela, ngân khố dồi dào còn cho phép chính quyền bóp nghẹt dân chủ. Một lần nữa, nếu trí thức Việt Nam chịu bỏ chút thời giờ để đọc những nghiên cứu về dân chủ, lập luận này đã bị gạt bỏ từ lâu rồi.
Các nghiên cứu về dân chủ và tiến trình dân chủ hóa rất nhiều. Điều này dễ hiểu vì dân chủ và dân chủ hóa là những vấn đề quan trọng nhất trên thế giới từ một nửa thế kỷ qua, đồng thời cũng là những vấn đề quyết định tương lai của mỗi quốc gia. Không thể và cũng không cần đọc hết những nghiên cứu này bởi vì tựu chung, qua những cách tiếp cận và lý luận khác nhau, chúng đều đi đến những kết luận giống nhau. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt vì chứng tỏ những kết luận này đáng được coi là chắc chắn. Những kết luận này chúng ta đều có thể cảm nhận hoặc dự đoán, đóng góp của những nghiên cứu này là chúng được thực hiện một cách qui mô và khoa học, dựa trên những dữ kiện cụ thể trong rất nhiều quốc gia thuộc những văn hóa rất khác nhau cho nên những kết luận của chúng không phải chỉ là những suy luận mà phải được coi là những sự thực đàng sau các sự kiện và số liệu.
Các nghiên cứu khác nhau ở mục tiêu và cách tiếp cận. Thí dụ như cuốn Dân chủ và Dân chủ hóa (Democracy and Democratization) của Georg Sorensen (1) nhằm trình bày và giải thích khái niệm dân chủ, những lý do đưa đến những thăng trầm của trào lưu dân chủ trên thế giới và ảnh hưởng của dân chủ trên kinh tế, văn hóa và quan hệ quốc tế. Kết luận là dân chủ đưa đến phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và cũng rất cần thiết cho hòa bình trên thế giới.
Nghiên cứu nổi tiếng của Seymour Martin Lipset (2) đã cho thấy có một quan hệ mật thiết giữa phát triển và dân chủ, theo đó tăng trưởng kinh tế tuy không phải là điều kiện cần, cũng không phải là điều kiện đủ, để có dân chủ nhưng là một yếu tố rất thuận lợi cho tiến trình dân chủ hóa.
Nghiên cứu rất qui mô của tổ chức Values Survey về sự chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ do Ronald Inglehart và Christian Welzel (3) hướng dẫn đã tổng hợp một khối lượng dữ kiện khổng lồ trên hơn 80 quốc gia để đi tới một kết luận chắc chắn là sự khá giả vật chất luôn luôn có tác dụng đẩy mọi xã hội, trong tất cả mọi nền văn minh, về cùng một hướng là tăng cường tự do cá nhân, kích thích sự hình thành của các tổ chức trong xã hội dân sự, giải phóng quần chúng khỏi sự chi phối của chính quyền và thúc đẩy họ kết hợp với nhau đòi dân chủ.
Một nghiên cứu lớn khác của O'Donnell và Schmitter (4), đặt trọng tâm vào giới cầm quyền, cho thấy là tăng trưởng kinh tế không những chỉ tăng sức mạnh và ảnh hưởng của xã hội dân sự mà còn làm tan vỡ tập đoàn cầm quyền do xung đột giữa khuynh hướng cởi và khuynh hướng thủ cựu. Cả hai phe đều muốn cứu chế độ nhưng sự xung đột của họ đưa tới hậu quả là khiến chế độ bị phân hóa và sụp đổ nhanh hơn. Điều cần được nhấn mạnh ở đây là hiện tượng tự tách hay tự vỡ của đảng cầm quyền là hậu quả của những áp lực đến từ xã hội chứ không phải tự nhiên mà có. Như vậy không thể chờ đợi đảng cộng sản tự vỡ hay tự tách nếu không có chống đối từ bên ngoài.
Cũng có rất nhiều những nghiên cứu, ít quy mô và nặng tính lý luận hơn, về phương thức đấu tranh cho dân chủ. Một thí dụ là cuốn Từ Độc Tài Đến Dân Chủ (From Dictatorship to Democracy) của Gene Sharp đã được Thông Luận dịch ra tiếng Việt. Cũng nên kể cuốn sách rất nên đọc của Larry Diamond, The Spirit of Democracy (5), tóm lược một cách khá đầy đủ những công trình nghiên cứu lớn về cuộc đấu tranh xây dựng dân chủ trên thế giới.
Một người bạn sau khi miệt mài nghiên cứu nhiều tác phẩm về đấu tranh xây dựng dân chủ, kể cả những tác phẩm kể trên, nói với tôi: "Những cuốn sách này không dùng được cho Việt Nam, chúng đều dựa trên tiền đề là đã có sẵn một xã hội dân sự gồm những tổ chức không lệ thuộc nhà nước độc tài, đó không phải là trường hợp của Việt Nam, chúng ta chưa có những tổ chức không lệ thuộc chính quyền, chúng ta chưa có xã hội dân sự". Quá đúng! Các nhà nghiên cứu này đều cho rằng trong bất cứ một xã hội nào cũng, dù dưới một chế độ độc tài khắc nghiệt như thế nào, cũng vẫn có những tổ chức không lệ thuộc chính quyền. Họ không thể tưởng tượng được là có thể có một quốc gia như Việt Nam.
Chúng ta là một ngoại lệ, và một ngoại lệ quá lớn. Kết hợp thành tổ chức, trừ những liên kết nghề nghiệp nhỏ và có mục tiêu rất cụ thể, luôn luôn do các trí thức chủ xướng. Trí thức Việt Nam không bình thường.
Đến đây chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi "Chế độ cộng sản sẽ còn kéo dài tới bao giờ?". Nó sẽ còn kéo dài chừng nào Việt Nam vẫn còn là một ngoại lệ, trí thức Việt Nam vẫn không bình thường. Nó có thể phân hóa, ruỗng nát, thậm chí ngã gục trên chính quyền nhưng nó vẫn còn đó nếu không có một sức mạnh nào để kéo thi thể nó đi chỗ khác.
quyền tự do kết hợp là quyền mà mọi tập đoàn toàn trị đều muốn cấm tuyệt đối |
Một lời sau cùng: trình độ tiến hóa của một dân tộc được đánh giá theo mức độ phát triển của xã hội dân sự, nghĩa là số lượng và phẩm chất của các tổ chức ngoài chính quyền. Về điểm này thì dân tộc ta, nhất là lớp trí thức của chúng ta, dù đã đạt tới một trình độ kiến thức cao hơn cả một số dân tộc đã có dân chủ, vẫn còn quá tụt hậu. Đây là một điều rất không bình thường mà chúng ta phải khắc phục. Phải chấm dứt ngoại lệ Việt Nam để trở thành một dân tộc văn minh, xứng đáng có tự do và dân chủ.
Nguyễn Gia Kiểng
Ghi chú:
Các nghiên cứu nên đọc:
1. Georg Sorensen, Democracy and Democratization.
2. Seymour Martin Lipset, Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy.
3. Inglehart and Welzel, Modernization, Cultural change and Democracy.
4. O'Donnell and Schmitter, Transitions from Authoritarian Rule.
5. Larry Diamond, The Spirit of Democracy, the Struggle to build Free Societies throughout the Word.
© Thông Luận 2011